PDA

View Full Version : Những sự thật về vụ tấn công bằng bom nguyên tử đầu tiên



Cốm
03-11-2007, 02:11 PM
Nguồn: Tạp chí Tri thức Trẻ số 225 (20/10/2007)

Lý do Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.
“Đồng minh phương Tây không hề có ý định sử dụng bom nguyên tử trong cuộc chiến chống lại Hitle, ngay từ đầu họ đã nhằm vào người Nhật. Bởi trong mắt họ người Đức có giá hơn…” – Sử gia người Anh Mick Hume viết.

Tại sao tháng 8 năm 1945 chính phủ Mỹ ra lệnh ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki? Suốt nửa thế kỷ qua bộ máy tuyên truyền Mỹ - Anh kiên trì bảo vệ quan điểm: Việc sử dụng vũ khí đó là xác đáng, bởi nó cho phép kết thúc sớm hơn cuộc chiế, tức “tiết kiệm” vô số mạng sống người Mỹ và Nhật Bản trường hợp quân đồng minh buộc phải tiến hành cuộc đổ bộ tốn kém vào đất Nhật. Thậm chí họ còn khẳng định rằng, việc hủy diệt hai thành phố đó là hành động nhân đạo (?!).

Người Nhật đã sẵn sàng đầu hàng

Năm 1993, nhà sử học Mỹ Gar Alperovitz đã tìm thấy hàng trăm trang thông tin mật của Nhật từ thời chiến tranh do người Mỹ lấy được. Theo đó cho thấy, tình báo Mỹ đã biết rõ sự việc chỉ huy cấp cao nhất của Nhật đã sẵn sàng đầu hàng 3 tháng trước ngày Mỹ ném bom xuống Hiroshima. “Nhật ký của tổng thống mới tìm được – Alperovitz nhấn mạnh – cho thấy rõ ràng là, tổng thống Truman đã biết rõ là chiến tranh sẽ kết thúc sớm hơn một năm, và không cần đổ quân vào nước Nhật”.

Mặc dù vậy chính quyền Mỹ vẫn ra lệnh tấn công bằng bom nguyên tử không chỉ xuống Hiroshima, mà cả Nagasaki chỉ 3 ngày sau, trước khi người Nhật kịp ước tính thiệt hại lại thành phố đầu tiên và chính thức công bố quyết định đầu hàng. Thậm chí Dwight David Eisenhower, chỉ huy trưởng lực lượng đồng minh lúc đó tại châu Âu, sau này là tổng thống Mỹ, cùng với thời gian đã thừa nhận rằng, “người Nhật đã sẵn sàng đầu hàng và chúng ta không cần phải đánh họ bằng vũ khí khủng khiếp ấy”. Thế nhưng tại sao họ vẫn làm?

Vị thế cường quốc thế giới đòi hỏi Mỹ sử dụng bom nguyên tử ở đâu đó – bất chấp diễn biến cuộc chiến. Thứ hai, chính sách ưu thế sắc tộc đòi hỏi mục tiêu “ở đâu đó” thời ấy là Nhật Bản. Tổng thống Harry Truman và người tiền nhiệm của ông ta là Franklin Delano Roosevelt đã đầu tư cho dự án Manhattan hai tỷ USD – số tiền khổng lồ vào thời gian đó. Dưới sức ép của Quốc hội, chính phủ mong muốn chứng kiến, người ta đã chi số tiền kỷ lục đó vào mục đích gì.

Đến cuối chiến tranh thế giới II, Mỹ đã vượt lên tất cả quốc gia khác như một siêu cường kinh tếm chính trị và quân sự. Thế nhưng để vũ khí mới trở thành công cụ hữu hiệu trong chính sách quốc tế, cần phải biêu dương sức mạn huỷ diệt của nó. Những nghiên cứu của uỷ ban xác định thiệt hại do bom nguyên tử gây ra của Nhật đã chỉ ra mục tiêu hai cuộc tấn công của Mỹ với chính sách đối ngoại của quốc gia này: “Hai đòn đánh hoàn toàn không cần thiết trong cuộc chiến với Nhật Bản – quốc gia khi ấy đã mấp mẽ quyết định đầu hàng và không còn khả năng phản công. Chúng được thực hiện nhằm củng cố vị thế của Mỹ sau cuộc chiến và thế mạnh chiến lược trong cuộc chiến tranh lạnh đã được dự báo trước. Tấn thảm kịch Hiroshima và Nagasaki cho thấy hành động huỷ diệt chủng tộc dã man chỉ là kết quả của những toan tính chính trị”. Ngày 23/4/1945, tướng Leslie Groves, sếp dự án Manhattan gửi báo cáo cho Henry Lewis Stimson, bộ trưởng quốc phòng Mỹ, trong đó có đoạn: “Nhật Bản hiện và mãi mãi là mục đích của dự án”. Sau khi phát hiện ra báo cáo trên trong kho lưu trữ, cuối thập kỷ 90, nhà vật lý Nhật Bản, GS, Arjun Makhijani đã đối thoại với các nhà khoa học hàng đầu từng tham gia thực hiện dự án Manhattan. Tất cả đều ngạc nhiên khi được biết quan điểm trên của Groves. Đa số thành viên dự án là người nhập cư Đông Âu, đối tượng chấp nhận làm việc với lòng tin là mục đích và kẻ thù của dự án là nước Đức Hitle. Nhà bác học người Ba Lan Jozef Rotblat khẳng định với GS. Makhijani rằng, thời ấy thậm chí không nhà khoa học nào nghĩ rằng bom nguyên tử có thể sử dụng chống lại nước Nhật: thời ấy ai cũng lo lắng, không biết Heisenberg và các nhà khoa học Đức đồng hương của ông ta làm gì. Toàn bộ mối quan tâm của mọi người đều tập trung vào nước Đức. Không ai biết, toàn bộ mối quan tâm của các chính trị gia và các nhà chiến lược Mỹ lại tập trung vào người Nhật.

Cốm
03-11-2007, 02:11 PM
Uy tín bị đánh mất

Cuộc tranh luận đầu tiên về chủ đề mục tiêu có thể của bom nguyên tử diễn ra tháng 3/1943 tại phiên họp Uỷ ban vấn đề Chính sách quân sự của Quốc hội Mỹ. Trong thời gian đó, một năm trước cuộc đổ bộ của quân đồng minh lên Nooc-man-đi và hai năm trước khi kết thúc chiến tranh, nước Đức vẫn là diễn viên chính trên sàn diễn chiến tranh. Thế nhưng tất cả chính giới Mỹ đều cho rằng, Nhật Bản phải là mục tiêu chính.

Sự khẳng định như vậy còn diễn ra cùng năm, khi người Mỹ chọn máy bay B-29 làm phương tiện vận chuyển bom nguyên tử. Như nhận xét của một chuyên gia: “Nếu như nước Đức là mục tiêu, người ta sẽ không chọn máy bay chưa từng được sử dụng tại chiến trường châu Âu”. Bằng chứng tiếp theo được khẳng định tháng 9/1944 trong cuộc gặp giữa thủ tướng Anh Winston Churchill và tổng thống Mỹ Roosevelt. Trong bản tường trình về cuộc gặp này không có lời nào đề cập đến khả năng có thể sử dụng bom nguyên tử chống lại người Đức. Trái lại, người ta khẳng định rằng “sẽ có thể được sử dụng trong trường hợp người Nhật không đầu hàng”.

Thực tế ngay từ đầu người ta đã chọn Nhật Bản thay vì nước Đức chứng minh tính chất đạo đức giả trong chính sách đạo đức giả của Mỹ và Anh. Nền tảng của chính sách hai mặt đó là vấn đề sắc tộc. Đối với các quốc gia đồng minh, người Đức cũng là cường quốc da trắng giống như họ, chỉ có điều khác biệt: họ tạm thời lầm lỗi, trong khi Nhật Bản là quốc gia xa lạ, thù nghịch. Chính vì thế, không bao giờ các kiến trúc sư lại chiến dịch tàn sát người Do Thái được coi là mục tiêu “ném bom nhân đạo” như người ta đã thực hiện với Hiroshima và Nagasaki. Chính người Nhật bị coi là mục tiêu tấn công, bởi phương Tây coi họ là chủng tộc thấp kém hơn.

Nhật Bản bị các nước phương Tây coi là mối đe doạ từ năm 1905, khi chiến thắng của Nhật trong cuộc chiến với nước Nga đã đưa họ lên ngang tầm các cường quốc thế giới. Nhật Bản đã trở thành một các quốc gia tư bản, nhưng chưa bao giờ được chính thức thừa nhận. Lý do: Nhật không phải là đất nước của người da trắng. Theo tư tưởng chỉ đạo của các phần tử đế quốc phương Tây, người da trắng là sắc tộc ưu việt nhất. Vì thế không cho phép dân tộc châu Á ngồi cùng bàn với các cường quốc thế giới.

Chính sách đối ngoại đạo đức giả còn thể hiện tại diễn đàn Hội nghị hoà bình diễn ra tại Vecsay năm 1919. Người Mỹ và người Anh khẳng định sự ủng hộ của mình dành cho các phong trào giải phóng dân tộc mới ở châu Âu, thế nhưng lại cản trở nỗ lực của Nhật đòi đưa vấn đề bình đẳng sắc tộc vào hiến chương Liên hợp quốc.

Sự kiện bùng nổ chiến tranh thế giới II diễn ra sau tình trạng căng thẳng gia tăng giữa Mỹ - Anh và Nhật Bản về các khu vực ảnh hưởng ở châu Á và Thái Bình Dương. Các siêu cường phương Tây bao giờ cũng nhìn nhận vấn đề này dưới nhãn quan sắc tộc. Năm 1938 Anthony Eden, quan chức sau này là bộ trưởng ngoại giao và thủ tướng Anh từng nhấn mạnh vai trò “củng cố chính quyền da trắng tại Viễn Đông”. Một năm sau Frederick Maze, quan chức cấp cao của Anh tại Trung Quốc đã mô tả cuộc chiến tranh sẽ xảy ra trong tương lai không chỉ là “mâu thuẫn giữa Nhật Bản và vương quốc Anh”, mà còn là “mâu thuẫn giữa phương Tây và phương Đông, giữa sắc tộc da trắng và da vàng”.

Lòng tin cho rằng người Nhật thuộc sắc tộc thấp kém hơn từng có dấu ấn mạnh đến mức nhiều đại diện của đẳng cấp lãnh đạo phương Tây, trong đó có thủ tướng Anh Churchill – không tin rằng, Nhật Bản có đủ dũng khí đánh nhau với người da trắng. Ngày đầu chiến tranh bùng nổ, khi trại lính của Anh ở HongKong bị máy bay oanh tạc, chính phủ Anh còn cho rằng người Mỹ đã thuê các phi công Đức thực hiện nhiệm vụ đó. Thế nên hàng loạt chiến thắng của Nhật trước người Mỹ, cả với các chế độ thuộc địa Anh, Hà Lan và Pháp đã khiến cho phương Tây thực sự bàng hoàng. Các đế quốc da trắng đã bị siêu cường da vàng chinh phục trước mắt thần dân của các nước thuộc địa.

Sự tự giải phóng của các dân tộc Ấn Độ và phần còn lại của châu Á khỏi “huyền thoại về sự bất bại của người châu Âu” – như là nhận xét của nhà bình luận sắc sảo – là hậu quả của các mâu thuẫn trên. “Cuộc tấn công của người Nhật – Margery Perham, nhà sử học của chủ nghĩa thực dân Anh viết năm 1942 – đã gây ra cuộc cách mạng thực sự trong mối quan hệ sắc tộc”. Sự đầu hàng nhục nhã của Anh ở Singapore và Malaysia đã làm sụp đổ địa vị các siêu cường phương Tây tại châu Á.

Cốm
03-11-2007, 02:12 PM
Chính quyền Mỹ ý thức được rằng, sau cuộc chiến với Nhật sẽ không có sự trở lại các mối quan hệ thuộc địa xưa kia ở châu Á. Vấn đề là làm sao để đi đến sự thoả hiệp với các phong trào chống thực dân và vớt vát tối đa ảnh hưởng của địa vị siêu cường xa xưa. Năm 1942 Washington miễn cưỡng tuyên bố rằng, các thuộc địa châu Á ở Viễn Đông cần phải “được giải phóng” và chịu sự bảo trợ quốc tế - tức phương Tây, “sự bảo trợ khả dĩ giúp các dân tộc vươn tới sự trưởng thành về chính trị”. Như vậy, theo quan điểm của nước Mỹ, trật tự mới sẽ buộc phải dựa trên cơ sở: các siêu cường phương Tây dưới sự chỉ đạp của Mỹ vẫn tiếp tục cầm roi điều khiển “các quốc gia châu Á chưa trưởng thành”.

Các siêu cường phương Tây đều tin rằng, điều kiện tiên quyết xác lập trật tự thế giới mới là chinh phục Nhật Bản. Đô đốc hải quân Leahy, cố vấn tổng thống Roosevelt từng công khai bày tỏ mối lo ngại rằng “cho đến khi chúng ta chưa đánh bại Nhật Bản, dân tộc này sẽ huy động có hiệu quả đa số các dân tộc châu Á chống lại người da trắng”. Trong phiên họp Quốc hội Mỹ, tháng 5/1943 bàn về chính sách đối với Nhật Bản sau cuộc chiến, đại diện Hải quân, thuyền trưởng H.L.Pence khẳng định: “Cần phải ném bom nước Nhật, để người Nhật không thể ngóc đầu trong nửa thế kỷ”. Pence còn nói thêm rằng, chiến tranh diễn ra nhằm phân định sắc tộc nào còn tồn tại, vậy nên chúng ta phải tiêu diệt họ, bởi không họ sẽ tiêu diệt chúng ta.

Lập luận cho rằng ném bom nguyên tử xuống Hiroshima nhằm cứu vãn sự tồn tại của nhân loại là hoàn toàn sai với sự thật. Thông tin từ những cuộc họp diễn ra trước đòn đánh trên cho thấy rằng, mục đích của chiến dịch là “tiêu diệt số người lớn nhất” nhằm gây tác động mạnh nhất đến toàn thế giới. Ngày 31/5/1945, Uỷ ban lâm thời (do tổng thống lập ra như cơ quan cố vấn về vấn đề sử dụng bom nguyên tử) được triệu tập. Thành phần của tổ chức bao gồm các nhà quân sự, các chính trị gia và một số nhà khoa học thuộc dự án Manhattan. Thành viên quan trọng nhất là nhà hoá học James Bryan Conant và bộ trưởng chiến tranh Henry Lewis Stimson. Trong biên bản cuộc họp quan trọng có đoạn: “sau ý kiến của tiến sỹ Conant, bộ trưởng chiến tranh nhất trí coi mục tiêu thích hợp nhất là các xí nghiệp sản xuất của quân đội có đông công nhân và các khu dân cư đông đúc bao quanh các xí nghiệp đó”.

Hiroshima đáp ứng tuyệt vời các quan điểm trên. Người Mỹ huỷ diệt nó ngày 6/8/1945 và ba ngày sau Nagasaki chịu chung số phận. Rõ ràng cả hai phía tham chiến đều thấy rõ khía cạnh sắc tộc của đòn đánh hiểm. Ngay sau sự kiện, thủ tướng Canada McKenzie là một trong nhiều chính khách công khai bày tỏ tình cảm sung sướng vì bom nguyên tử đã không ném xuống đầu người da trắng. Trong tiểu thuyết “Bệnh nhân người Anh” của Michael Ondaatje, phản ứng giận dữ của Kop, một binh sĩ người Sích đã phản ánh quan điểm của đa số người dân thuộc địa: “Một khi bắt đầu oanh tạc sắc tộc da vàng, mày đã trở thành công dân nước Anh”. Tiếc rằng, khi đưa tiểu thuyết này lên màn ảnh, người Mỹ đã cố ý cắt câu nói đầy ý nghĩa hiện thực đó.

Vinh Thu (theo báo chí nước ngoài)

Kasumi
03-11-2007, 07:31 PM
http://img524.imageshack.us/img524/1984/01wj3.gif (http://imageshack.us)

Chiến tranh Thế giới II đã kết thúc từ lâu. Nhưng những người dân Nhật Bản và trên toàn thế giới sẽ không bao giờ quên được thời khắc kinh hoàng khi chiếc máy bay ném bom của Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki.

Hồi 8h15 ngày 06/8/1945, chiếc máy bay ném bom B-29 của Mỹ đã ném một quả bom nguyên tử xuống Hiroshima, thiêu trụi cả thành phố và giết chết 140.000 người trong vụ tấn công hạt nhân trên thế giới.

Trung tá Paul Tibbets - người qua đời ở tuổi 92 ở Ohio vào ngày hôm qua (01/11), là phi công - người lái chiếc máy bay ném bom mang tên “Enola Gay” bay qua thành phố của Nhật Bản (một trung tâm quân sự trong Thế chiến II).

Quả bom với sức công phá 13 - 16 kiloton - mang tên “Little Boy” (chàng trai bé nhỏ) đã phát nổ khi cách mặt đất khoảng 600 m. Vụ nổ tương đương với 15.000 tấn thuốc nổ đã phá hủy cả thành phố.


http://img413.imageshack.us/img413/9282/02kh7.jpg (http://imageshack.us)

Khoảng 80% số người sống trong khu vực có bán kính khoảng 1 km đã thiệt mạng.

Khoảng ½ số dân thoát nạn, hầu hết là nạn nhân của bom nguyên tử, cuối cùng không chống nổi tình trạng cơ thể bị thương tổn và hậu quả của phóng xạ.

Các quan chức thành phố Hiroshima ước tính rằng quả bom và hậu quả của nó đã giết chết khoảng 220.000 người, và khoảng 266.000 người sống sót.


http://img248.imageshack.us/img248/2885/03le5.jpg (http://imageshack.us)

Ba ngày sau khi thành phố Hiroshima bị đổ nát, Mỹ đã ném quả bom thứ hai - mang tên “Fat Man” (Thằng béo) - xuống thành phố cảng Nagasaki. Khoảng 150.000 trong số 240.000 cư dân sinh sống ở thành phố này đã thiệt mạng ngay lập tức hoặc không tránh khỏi bị thương hay ốm.

Đây là lần thứ hai và sẽ là lần cuối cùng một quả bom nguyên tử được sử dụng trong chiến tranh.


CK (Theo Spacewar)
(Vitinfo)

makoto
13-11-2007, 10:55 AM
như vậy rõ ràng.. vụ ném bom này chẳng đem lợi ích tốt đẹp gì cho Nhật và cái thằng phi công cũng không đáng được tha thứ.......