PDA

View Full Version : [Giới thiệu] Giới thiệu các tác phẩm về Miyamoto Musashi



Acmagiro
26-11-2006, 08:21 PM
Đề nghị mọi người hạn chế chát chít trong topic này! Arigatou!


MIYAMOTO MUSASHI

Có lẽ không cần phải nói gì nhiều về Miyamoto Musashi. Nhưng thực sự là tôi không biết rằng có bao nhiêu người ở Việt Nam không biết về nhân vật này. Chỉ cần gõ cái tên này vào một công cụ tìm kiếm nào đó lập tức bạn sẽ nhận được hàng ngàn web site khác nhau viết về nhân vật này bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Có lẽ Miyamoto Musashi là kiếm khách vĩ đại nhất Nhật Bản qua mọi thời đại,nếu không muốn nói là trong phạm vi toàn cầu. Có lẽ đây cũng chính là kiếm sĩ của một nước được nhiều người nước khác biết đến nhất.
Miyamoto Musashi sống trong thời Edo,nổi danh vì thiên tài kiếm thuật bất bại của mình. Trong cuộc đời ông đấu hơn 60 trận đấu nổi tiếng từ năm 13 tuổi mà không thất bại một trận nào. Cho đến năm 31 tuổi ông lui về ở ẩn
và nghiên cứu kiếm thuật. Cuối đờii ông viết nên tác phẩm " Gorin no sho" (quyển sách của 5 cái vòng),một quyển sách mà ngày nay người ta đánh giá cao ở phương diện kiếm đạo (dĩ nhiên ), binh pháp, còn các nhà kinh tế thì xem đây là một quyển giáo khoa thư về kinh tế rất có giá trị,trong khi các mỹ thuật gia lại khẳng định đây là một quyển sách hay trong mặt nghệ thuật. Các nhà giáo dục cũng học hỏi được từ quyển sách này. Mặc dù quyển sách chỉ đơn thuần đề cập đến kiếm thuật,nhưng những người đứng ở các lãnh vực khác cũng thấy nó rất có giá trị trong lãnh vực của họ.
Điều đó nói lên cái gì ? Để đạt được mục đích tối thượng trong nhân sinh,có
rất nhiều con đường dẫn đến đích. Nhưng bạn chỉ có thể chọn 1 trong những
con đường đó. Và khi đã đi đến đích con đường đó thì những con đường kia
sẽ tự động khai thông . Giống như Phật Giáo có nhiều tông phái, Tịnh Độ,Thiền,Chân Ngôn (Mật Giáo ), và mỗi người,mỗi dân tộc đều có thể tự chọn riêng cho mình một đường phù hợp,tùy vào cơ duyên của từng loại chúng sanh. Một người lượm rác,khi đã đạt đến điểm cực ý của việc lượm rác, thì sẽ trở nên thông suốt mọi lỹ lẽ trong cuộc sống và có thể đàm luận
với một tu sĩ hoặc một nhà khoa học hay một văn sĩ đã lên đến đỉnh điểm mà không hề kém cạnh. Phàm tất cả mọi việc,dù lớn dù nhỏ,dù rửa chén quét nhà lượm rác hay là bác sĩ cứu người,giáo viên dạy học,kỹ sư máy móc,... thì tất cả những công việc đó đều bình đẳng như nhau và đều khó như nhau. Một khi đã chuyên tâm đi một con đường và đạt cực ý của con đường đó thì sẽ thông hiểu hết mọi vấn đề còn lại.

Không có nghề cao quý,chỉ có con người cao quý. Không có kiếm pháp vô địch,chỉ có con người vô địch.
Đó chính là một phần của những gì người ta có thế nhận ra từ cuộc đời của Miyamoto Musashi. Không chỉ là một kiếm khách bật nhất, Musashi còn ghi tên mình vào những nhà thư pháp nổi tiếng nhất mọi thời đại, một họa sĩ vẽ tranh thủy mặc vĩ đại, và hơn hết là tài tạo hình của ông thuộc hàng hiếm trong lĩnh vực điêu khắc. Đấy là những cái nhìn chung về con người này.
Về kiếm thuật nói riêng,ông là tổ sư của phái song kiếm (Nitoryu , Niten Ichiryu, Shinmen Niten IchiRyu) sử dụng một trường kiếm và đoản kiếm. Không có kiếm pháp vô song,chỉ có kiếm khách vô song. Ngày nay phái NitoRyu vẫn còn được lưu truyền những có lẽ thời kỳ rực rõ nhất của phái này chính là thời kỳ của Musashi. Trước và sau ông không có người thứ hai vĩ đại như thế. Giống như đức Phật Thích Ca. Và trong tất cả những lĩnh vực mà người ta tôn xưng ông là bậc thầy nói trên,ông đều không có thầy. Từ nghệ thuật cho đến kiếm đạo,hết thảy chư nghệ chư năng ông đều tự mình công phu chứ không hề được đào tạo bài bản qua các vị thầy khác.

Mọi chi tiết về cuộc đời nhân vật có một không hai này còn là một điều bí mật,người ta không biết chính xác và rõ ràng vế ông ngoại trừ một điều là ông chưa hề thất bại trong trận đấu nào và được tôn xưng là kiếm thánh,vị thần của võ nghệ, và một nhà nghệ thuật vĩ đại. Và thời gian hành tẩu giang hồ cũng thật ngắn ngủi, từ năm 13 tuổi đánh chết một đối thủ hơn mình,năm 17 tuổi tham gia chiến trường và từ đó lưu lạc giang hồ,đến năm 31 tuổi thì rửa tay gác kiếm chuyên tâm vào đạo học và nghiên cứu kiếm đạo. Và trong tâm tưởng của người dân Nhật bản,Musashi đại diện cho một mẫu nhân vật anh hùng,nếu không biết đến Musashi thì hẳn không phải là người Nhật. Musashi đã trở thành đề tài cho không biết bao tiểu thuyết,phim ảnh và những sản phẩm văn hóa khác.

Miyamoto Musashi trở nên nổi tiếng khắp toàn cầu có lẽ cũng một phần là do công lao của Yoshikawa Eiji tiên sinh, sống vào thời Minh Trị với án văn bất hủ " Miyamoto Musashi" . Đây là một trường thiên tiểu thuyết được đánh giá là " Cuốn Theo Chiều Gió" của Nhật Bản. Và liên tục từ những năm mà bộ tiểu thuyết được đăng trên báo nhiều kỳ cho đến lúc phát hành thành bộ,doanh số bán ra thật vĩ đại. Đây có lẽ là Jidai shosetsu ( tiểu thuyết kiếm hiệp) vĩ đại nhất của mọi thờii đại. Vì sao tác phẩm lại được đánh giá cao như vậy ? Chính là vì những giá trị tư tưởng mà Yoshikawa tiên sinh đề cập đến trong tiểu thuyết xoay quanh nhân vật Musashi. Dựa vào những mẫu nhân vật có thật,những sự kiện được xác nhận trong cuộc đời Musashi, Yoshikawa đã xây dựng nên một câu chuyện về cuộc đời nhân vật này. Nó cho thấy con người không phải là hoàn toàn vô khuyết. Mà để đạt được cái gọi là Thiên Hạ Vô Song, Musashi đã trải qua không biết bao nhiêu rèn luyện gian nan.
Và cũng giống như Kim Dug của Trung Hoa, tác phẩm của Yoshizawa cũng chứa đựng rất nhiều tư tưởng Phật Giáo. . Và để tiếp nhận nó một cách đầy đủ nhất, người ta cần phải đọc một cách cẩn thận và lễ phép, suy nghĩ những gì được tác giả viết ra. Ŀó chính là giá trị thực của tác phẩm. Nó không nằm ở tình tiết hấp dẫn hồi hộp gây cấn,mà chính là những thứ buộc chúng ta phải suy nghĩ.
Trong tác phẩm, có lẽ các bạn sẽ thấy những đoạn trò chuyện hết sức bình
thường mà các nhân vật nói với nhau,nhưng nhiều giá trị nằm ở chỗ đó. Những chi tiết rất nhỏ,rất khó phát hiện nhưng lại đáng nói .


Và để hiểu được tại sao nhân vật Musashi lại có sức lôi cuốn với quần chúng như thế,tại sao bộ tiểu thuyết lại được đón nhận ở nhiều nơi như thế,
mời các bạn đọc tác phẩm qua bản tiếng Việt của dịch giả Cung Vũ. Tuy
vẫn không thể nào truyền tải hết được những gì tinh túy nhất, nhưng có lẽ đây là bản dịch Việt văn hoàn chỉnh nhất cho đến hiện nay và thể hiện khá rõ ràng những gì Yoshikawa muốn nói.




MIYAMOTO MUSASHI

Tác giả : Yoshikawa Eiji
Dịch giả : Cung Vũ


(cám ơn bạn Keno_Veno đã cung cấp)

Để đọc các bạn nhấn vào link sau


Eiyu Goketsu eSnips Folder (http://esnips.com/web/EiyuGoketsu)

Acmagiro
26-11-2006, 08:24 PM
Đọc xong Musashi, người ta thấy mấy tinh thần chính của tác phẩm : tình thương giữa chúng sanh với chúng sanh,sự kiên định tinh tấn dũng mãnh, luật nhân quả, sự vô thường của vạn vật và nổi bật hơn hết là tinh thần cầu đạo,cầu cứu cánh. Đây có lẽ là tinh thần chính của tác phẩm nhưng cũng có lẽ,không dễ gì nhận ra nó. Và các tinh thần này nằm lẫn lộn đan xen vào nhau khó có thể phân biệt rạch ròi.
Bao nhiên danh nhân vĩ nhân của Thế Giới,ta thấy họ như những pho tượng đồng đồ sộ,không thể chạm tay vào. Nhưng với Musashi thì nhân vật anh hùnh xuất hiện ngay trong những cái bình thường nhất. Đọc từng chương,lật từng trang người đọc đều có thể cảm nhận đưọc bản thân mình qua từng giai đoạn từ ấu trĩ đến giác ngộ thông qua hình ảnh Musashi.


Cái dễ nhận thấy nhất có lẽ là lòng kiên định tinh tấn dũng mãnh và sự vô thường của cõi đời. Đọc từng chương,theo từng hồi,người ta thấy được sự trưởng thành về mọi mặt của nhân vật chính,kiếm sĩ vô song Miyamoto Musashi. Ban đầu từ một thằng Takezou hung bạo và ấu trĩ bị nhiều người ruồng ghét, cho đến khi ngộ ra được điều hay lẽ phải sau khi bị thiền sư Takuan treo lên cành cây đại bách, cho đến khi nghiền ngẫm 3 năm đọc sách Thánh Hiền cùng binh thư,kiếm pháp tại lâu đài Himeji . Càng đọc càng thấy những nỗ lực không ngừng nghĩ trong tinh thần con người này, lúc sau cao hơn lúc trước và nhìn ra ngày hôm qua mình ấu trĩ hơn hôm nay. Đi dọc đường đạp phải cái đinh, chỉ chuyện ấy thôi mà Musashi twụ trách mình ấu trĩ, cái đinh nằm sờ sờ trên đường,thế mà vô ý dẫm phải. Mà khi dẫm phải lại không đủ nhạy để rút chân lại khi đinh chỉ vừa xuyên qua dép mà để nó cắm sâu vào thịt. Như thế là một người còn chưa chiến thắng được chính mình,chưa thắng được những cái ngoại cảnh chi phối sự cảnh giác của mình thì làm sao thắng được thiên hạ. Đến chi tiết Musashi lấy giấy ghi lại những hành động vớ vẩn của mình trong quá khứ để tự rèn mình,ban đầu ghi " làm sao để không hối hận", sau thấy chưa đủ ý tứ phải chữa lại" ta không hối hận vì những gì mình đã làm" nhưng cuối cùng lại chữa là '' Không làm gì phải hối hận" . Đây là một chi tiết đắc ý của tác phẩm và buộc phải suy nghĩ nhiều.
Sự trưởng thành,tinh tấn dũng mãnh của Musashi thể hiện ở khá nhiều mặt
không chỉ ở võ nghệ,mà còn thay đổi tự trong thâm tâm,trong cái tinh thần.

Trước và sau Miyamoto Musashi,lịch sử cũng ghi nhận rất nhiều kiếm hào siêu việt khác và có thể coi là kiếm sĩ giác ngộ,như Kamiizumi Isenokami Nobutsuna, Tsukahara Bokuden,Yagyu Sekishusai,........ nhưng tôi đã làm một cuộc khảo sát,ngay giữa thế kỷ 21 này. Cứ 10 người Nhật được hỏi,có
đến 8 người không biết đến ngay cả tên của những vị ấy. Nhưng số người
không biết đến cái tên Miyamoto Musashi là 0%.

Và sau khi đọc xong Musashi,tôi cũng thật ngạc nhiên,là tại sao người ta không trao ngay giải nobel văn học cho Yoshikawa ?



---------------------------------------


So sánh thì thấy bản dịch này với bản dịch tại nhanmonquan.com không khác nhau,chỉ khác tên gọi. Bản này giữ nguyên tên gốc trong khi bản dịch tại nhanmonquan chuyển âm kiểu France---> Pháp Lan Xa.
Nhưng đó có lẽ là tiểu tiết không quan trọng. Có điều bản dịch tại nhonmonquan trong việc chuyển âm tên gọi của nhân vật có lẽ cũng có dụng ý.

Nhân vật Sasaki Kojiro lấy hiệu là Ganryu. Viết là 厳流 ,nhưng có nhiều tài liệu lại ghi những chữ khác,cùng một cách đọc,như 厳竜、岸流、 厳柳、岸竜 . 岸流 hay 厳流 thì theo nhiều nguời nói chỉ là cách hắn biểu dương lưu phái mới. Có bản thì ghi là 岸柳 ,đọc âm Hán Việt là Ngạn Liễu, cây liễu mọc bên bờ sông. Trong bản dịch của nhanmonquan đề tên hiệu của Kojiro là Giang Biên Liễu,cũng cùng một
ý nghĩa. Có lẽ dịch giả cố ý chọn từ.... Trong Ikeda keko thì ghi là 岩流 và cho rằng Ganryu là tên gọi lưu phái mới của Kojiro.

Trong văn bia Ogura thì ghi là 岩流. Văn bia này có giá trị tin cậy rất lớn vì nó do nguời đệ tử thân tín nhất,cũng là con nuôi của Musashi là Miyamoto Iori dựng lên 9 năm sau ngày Musashi mất. Đối với một kiếm sĩ thì việc gọi tên mình bằng tên môn phái là điều không thể chấp nhận. Vì thế mà không gọi Musashi là Miyamoto EnmeiRyu hay Miyamoto Niten Ichi Ryu. Vì thế người ta cho rằng 岩流 là cái hiệu của Kojiro và tên môn phái của hắn phải là Ganryu Ryu 岩流流. Nhưng người tan cũng thấy vô lý khi cho rằng Ganryu là hiệu của Kojiro. Vì sao Iori không khắc tên họ thật của Kojiro lên văn bia? Có thuyết nói rằng việc ghi tên họ của kẻ chiến bại trên đảo Ganryu là không nên. Cũng có nguời nói có lẽ Iori không biết tên họ thật của Kojiro.

Iori sinh ra trong năm Keichou 17,năm xảy ra trận quyết đấu giữa Musashi với Kojiro. Vì vậy để biết được tên họ thật của Kojiro chỉ có cách hỏi Musashi. Nhưng Musashi không nói,vì thế mọi điều về Kojiro không tránh khỏi xảy ra mâu thuẫn. Nên việc dựng văn bia Ogura là điều không thể. Nhưng để tuởng nhớ nguời cha nuôi vĩ đại,Iori không còn cách nào khác là hỏi những nguời địa phương. Trong các tài liệu có giá trị cao như Ikeda keki hay Nitenki thì ghi tên là Kojiro, môn phái là GanRyu.


http://homepage3.nifty.com/ganryu/wakan.JPG

Kiếm thuật của Kojiro : trong nhanmonquan dịch tuyệt chiêu nguy hiểm nhất của Kojiro là trảm nhạn kiếm . Bản gốc là Tsubame gaeshi,én bay. Én là loài chim có thể bay suốt đời không cần nghỉ và luợn rất giỏi. Nghe nói kiếm của Kojiro có thể chém rớt cánh én đang bay. Từ bản gốc và bản trên nhanmonquan đã thấy được sự khác nhau,một đàng là én,một đàng là nhạn. Tuyệt chiêu này hắn học được từ việc quan sát én bay trên cầu Kintai bashi. Không thấy nói về kỹ thuật này được sử dụng như thế nào,nhưng nguời ta cho rằng Tsubame gaeshi tương đồng với 2 tuyệt chiêu Kinshi Cho Oken của phái Ittou Ryu và Ganryū Kosetsu To.
Chiêu này là một đường chém từ trên xuống nhanh như chớp và từ dưới chém ngược trở lên trong sát na,giống như con chim cắt lao xuống bắt mồi rồi vụt lên lại. Kojiro rất thích sử dụng thanh trường kiếm dài quá khổ, hơn 90cm với tên gọi Mono hoshi zao mà bản dịch trên nhanmonquan gọi là cây sào phơi. Tên gọi của thanh kiếm này là đi sát với tên gốc,cái tên ra đời do chiều dài quá khổ của nó.

Bản dịch cũng cho ta thấy được sự lợi hại của Kojiro,có thể chém đứt cánh chim trên biển. Bây giờ thử tìm hiểu kỹ một chút về kiếm thuật của hắn.

Trong Nitenki thì không ghi gì về kiếm phái của Kojiro.
Có tài liệu ghi Kojiro là đệ tử của Toda Seigen,tổ sư phái kiếm Chujou chuyên sử dụng đoản kiếm. Hằng ngày Kojiro đấu tập với Toda Seigen,sử dụng trường kiếm dài hơn 3 thước,trong khi Toda dử dụng đoản kiếm
1 thứơc 5 thốn. ( các đơn vị đo lường chiều dài thời cổ). Nhưng việc Kojiro là đệ tử của Seigen nảy sinh nhiều mâu thuẫn,do đó người ta cho rằng Kojiro chỉ có thể học ai đó trong số học trò của Toda Seigen.
Và trong số đó thì thuyết có uy tín nhất cho rằng đó là Kanemaki Jisai,thầy của Itou Ittosai. Kanemaki Jisai có truyền cho Kojiro "bí kiếp" của phái Chujou ( Chujou Ryu no densho) ,trong đó ghi

Các tuyệt chiêu của phái Chujou

- Ngoài (Omote) : Raikou,Kuruma,Enryu, Ukibune
- Trong (Ura) : Kongou, Kouzan, Mugoku

Tất cả là 7 chiêu thức khẩu truyền,truyền thụ cho Sasaki Kojiro từ Kanemaki Jisai,hậu truyền của Toda Nyudou Seigen.

http://homepage3.nifty.com/ganryu/kanemaki.htm

Chính tài liệu này đã phá vỡ thuyết nói Kojiro học Toda.

Còn trong Heihou Ittoryu,tài liệu Kanemaki Jisai truyền cho Ittousai thì gồm có : Raikou,Meisha,Enryu,Ukimi và haraiguruma. Nếu tài liệu này chính xác thì rõ ràng họ của Kojiro là Sasaki.


Thành Ganseki được xây dựng năm 1157,phục hồi năm 1991, nằm trên đỉnh núi Ganseki ,phía nam Hide Hiko là thánh địa của những người tu khổ hạnh.

http://machi.goo.ne.jp/leisure/img/kanko/40/23240P096_03K_N.JPG

Những người tu khổ hạnh tại đây ngoài việc luyện tập thân thể cứng rắn còn tự biên tập một loại võ thuật riêng và được xem như một loại ninja. Và có thuyết nói rằng kiếm phái của Kojiro chịu ảnh hưởng nặng của loại võ thuật này. Thuyết này xem ra có lý vì nơi Kojiro sinh ra gần thành Ganseki. Có thể phái kiếm Ganryu là do Kojiro thêm bớt phát huy từ những người khổ hạnh này.

Acmagiro
26-11-2006, 08:25 PM
Thế thì Kojiro đã học loại kiếm thuật nào,đến nay vẫn chưa rõ. Trong tài liệu "Ganryu Kenjutsu hisho" (bí kiếp kiếm thuật Ganryu) ở Tottori có một tuyệt chiêu cực ý là Tora Kiri (Chém hổ) chém từ bên phaỉ,trái rồi chém nguợc từ phải. Xét về điểm này thì tương đồng với kiếm thuật của Kojiro. Trong tài liệu khác có ghi đệ tử của Kojiro là Ichikawa cho rằng Torakiri là chiêu kiếm quan trọng của Ganryu. Có lẽ tên tục của nó là Tsubame Gaeshi. Nhưng trong cuốn "Bugei Ryuha Daijiten" (Đại từ điển về các lưu phái võ nghệ) thì ghi rằng người sáng lập ra Ganryu họ Itou và ông ta thường hát câu này khi đạt đến cực ý

Trong gió xuân
Lá liễu
Xuyên vào vách đá
Phá nát

(Nguyên văn : Harukaze ni Nabiku Yanagi no Ito Yumo Iwa wo tsubusaba Kuzurenurubeshi)

Đây là tinh thần đi trái với " Nhu năng chế cương " (Ju yoki Gouwo seisu). Có thể hình dung được đây là chiêu kiếm chí cương và uy lực càng khủng khiếp hơn với thanh kiếm dài hơn 3 thước (90cm). Trong một tài liệu người ta thấy chiêu kiếm của Kojiro đi theo đường thẳng nằm ngang. Trong Kendo ngày nay,khi chém ngang vào phần mình mà nếu không trở tay lại chắc chắn thì không được tính là Ippon. Xét về điểm này thì Tora kiri của phái Ganryu do ITou lập ra rất hợp lý. Nhưng tiếc là không thấy có tên Kojiro trong đó.

Và khi khảo sát về quá trình họ kiếm của Kojiro thì thấy một điều phổ biến là Kojiro đã học qua phái Chujou trước khi tự xưng là Ganryu.

Và một điều khác nảy sinh. Trong phái Niten Ichi Ryu của Musashi có chiêu Tora furi khá tương đồng với chiêu Kobiken (kiếm đuôi cọp) của phái Shinkeitou ryu. Chiêu Tora kiri của phái Ganryu chỉ là chiêu chém trái phải và chém ngược bằng sự trở cố tay thì chiêu Tora Furi (không phải dùng song kiếm mà là đơn kiếm) mô phỏng theo chuyển động của con hổ khi bắt mồi. Chiêu này nguời thủ kiếm hạ đằng phía bên phải,khi địch thủ chém vào vùng mặt thì lập tức búng người sang phải và chém xéo từ phải sang (Hidari Kesagiri).

http://homepage3.nifty.com/ganryu/tora1.jpg
http://homepage3.nifty.com/ganryu/tora2.jpg

Không có gì bảo đảm đây là chiêu Kojiro sử dụng,nhưng nó quả là rất thíc hợp với thanh trường kiếm hơn 3 tất của hắn.