PDA

View Full Version : Ăn chay kiểu nhật



fri_13th
19-12-2007, 10:38 PM
Đậu phụ chùa và Sakura niku - 桜肉

Trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam, có nhiều truyện chế giễu các nhà sư ăn vụng. Nổi tiếng nhất là truyện Đậu phụ cắn nhau, đại ý là một sư cụ đang xơi vụng thịt cầy ở trai phòng:head_robo:, bị chú tiểu biết hỏi:frozesweat:, thì nói đang ăn đậu phụ:crisp:. Ngay lúc đó có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng, sư cụ hỏi có chuyện gì thì chú tiểu đáp lại: Bạch cụ, đậu phụ chùa cắn đậu phụ làng đấy ạ:sadcorner:.

Truyện cười là truyện cười. Còn thực hư thế nào chắc chỉ có các sư cụ biết thôi :give_up:.


Thế rồi một lần trong một giờ học về văn hóa ăn uống. Thầy giáo nói người Nhật, người Việt và người TQ là những người sướng nhất, vì con gì cũng ăn. Từ con chó, con mèo, tới con chuột, con rắn..... Mình gật gù, rồi nói: chỉ có mấy nhà sư là khổ thôi Thầy nhỉ. Thầy lắc đầu quầy quậy: Mấy ông đó cũng ăn như thường thôi. Nào là thịt ngựa, thịt heo gì họ cũng ăn tuốt đó. Cả lớp trố mắt không tin. Thầy lại nói: chỉ có điều là họ gọi bằng tên khác. Nào là thịt ngựa thì gọi là Sakura-hoa Anh đào (桜肉), còn thịt dê thì gọi là Momiji - lá Phong đỏ, thịt heo (rừng) thì lấy tên hoa Mẫu đơn...

Mọi người bán tín bán nghi. Thầy nói không tin thì tra từ điển xem sao. Và đây là kết quả:

桜肉: 馬肉

もみじ:鹿

牡丹:猪


Tìm hiểu thì biết, sở dĩ gọi món thịt ngựa là hoa Anh đào vì phần thịt ngựa dành làm món Sashimi đó khi cắt ra, gặp không khí có màu hồng tươi của hoa Anh đào nên được gắn tên vậy. Thêm vào đó, thịt ngựa ngon nhất vào khoảng tháng 4-5, mùa xuân -mùa hoa Anh đào. Hay nói cách khác, con ngựa ăn cỏ xanh vào mùa hè thịt rất nhão, bọng nước, còn vào mùa đông ngựa ăn các loại cỏ khô, vỏ trái cây, vỏ cây khô nên sang xuân thịt chắc và ngọt.

Còn thịt dê thì cũng được gọi bằng tên lá Phong đỏ. Thịt heo rừng thì được gắn tên hoa Mẫu đơn mĩ miều.

Tấ cả cũng bắt nguồn từ những cấm kỵ nghiêm ngặt của Đạo Phật trong việc sát sinh, nên từ thời Edo đã xuất hiện những từ này kiểu như đậu phụ chùa của Việt Nam vậy.

Nghĩ cũng thấy hay hay. Một sự giao thoa văn hoá thật thú vị!

大学の学特論の授業で、先生が 日本人といい、ベトナム人や、中国 は世界で一番幸せなんだって. 何故ならというと、何でも食べれる らだ、豚とか、犬とか、猫とか、蛇 か... 美味しく食べている. 私たちも賛成した. だが、お寺さんたちは?厳しい規則 守らないといけないのね、肉とかは べてはいけないのね...と言ったら、 先生は:違うのよ. その人たちは肉を食べているよ. ただ,他の呼び方で. 桜とか, 紅葉とか

皆,半信半疑。すると、辞書を調べて らんなさいと言われて、皆必死で調 べた。そしたら、先生が言った通り 、こういう結果が出てきた:

桜肉:馬肉

紅葉:鹿、(紅葉なべという料理も った)

牡丹:猪

どうしてそういう呼び方になったか 私がちょっときになって、調べてき 。

 馬肉は別名「桜肉(さくら肉)」 も呼ばれるが、この由来には諸説あ 。馬刺し肉をカットして空気に触れ た時にきれいなさくら色になるから という説がひとつ。そして桜の咲く ろ、4月から5月にかけてが一番おい いからという説。つまり夏の青草ば かりを食べた馬の肉は水っぽくてう みがなく、逆に冬の間干し草や殻類 沢山食べ、肥えて脂がのった肉は美 味しい!・・という事。また江戸時 の童謡に「咲いた桜になぜ駒つなぐ というのがあり、そこからきている という説もある。


猪を「牡丹」、鹿を「紅葉」と呼ぶ に、動物の肉を隠語で呼ぶのは馬だ ではない。このような呼び方をする 事自体にも訳が有り、これは実は江 時代は仏教の影響で殺生には厳しく 獣肉を公に食べる事ができなかった からなのである。

ベトナムの笑い話の中で、犬の肉を べるお寺さんたちは、豆腐と隠語で んだりして、とても有名の皮肉の言 葉なんだよ。

面白い異文化間のお話しよね!

(nguồn tin: blog của http://blog.360.yahoo.com/blog-C_XEotclc7PEiMJ3DhGVEf0-?cq=1&p=877)

fri_13th
20-12-2007, 12:31 AM
cái nì post lộn box rùi. mod ơi, chuyển nó sang box tìm hiểu nhật bản cho fri được ko?
....................
thank MoD nhá.

đúng là sư nhật sướng thật.sướng hơn cả mình nữa , mấy món đó mà nhậu thì số dzách.