PDA

View Full Version : Người Nhật sợ tụt hậu về công nghệ



Kasumi
22-12-2007, 08:55 AM
http://www.nld.com.vn/img/4185/13-Chot-2.jpg
Thiết bị chơi game Wii của Nintendo, một công ty Nhật đang thành công nhờ khả năng phát minh sáng tạo cao. Ảnh: AFP

Trong năm 2006, Nhật Bản chi 130 tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển. Nhật Bản còn có số lượng bằng sáng chế đăng ký nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới năm ngoái. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu cho rằng Nhật đang rất tự tin vào tương lai công nghệ của mình.

Đắm chìm trong tư duy cũ

Trong những ngày này, các doanh nghiệp lớn, học giả, viện nghiên cứu, chính phủ, giới truyền thông và cả những người làm công ăn lương thông thường ở Nhật không khỏi lo lắng cho tình trạng của nền kinh tế nước này trong thời đại kỹ thuật số. Chất lượng giáo dục có dấu hiệu tụt giảm, trong lúc chính trường rơi vào tình trạng bế tắc khiến các cuộc cải cách kinh tế cần thiết bị đình trệ. Chưa hết, giới quản lý tại nhiều công ty vẫn còn đắm chìm trong lối tư duy cũ. Hội chứng trên có thể được tóm gọn trong một câu hỏi: “Tại sao người Nhật chúng ta không phải là người tạo ra máy nghe nhạc iPod?”.


Từng một thời là nước đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, Nhật Bản hiện đang phải vật lộn để lấy lại vị thế trong kỷ nguyên số

Máy nghe nhạc iPod và cả chiếc điện thoại di động iPhone của hãng Apple (Mỹ) đang được xem là những biểu tượng siêu thành công của một cách thức kinh doanh mới khiến người Nhật lo lắng. Trong lúc các công ty Nhật như DoCoMo, NEC gặp khó khăn trong việc cải tiến sáng tạo thì những đối thủ như Google hay Apple lại đang kết hợp công nghệ tiên tiến với chiến lược tiếp thị, phân phối và kiểu thiết kế để tạo ra các dòng sản phẩm hoàn toàn mới. Nhiều blogger và nhà bình luận Nhật Bản thường viện dẫn sự thành công của Apple như một lời kêu gọi thức tỉnh đất nước từng thống trị thị trường thiết bị điện tử tiêu dùng trên thế giới.

Masamitsu Sakurai, chủ tịch hãng thiết bị văn phòng Ricoh và là người đứng đầu một trong những hiệp hội công nghiệp hàng đầu Nhật Bản, khiến các thành viên khác bị sốc với bài diễn văn gần đây, trong đó nhận định iPod là ví dụ của một sản phẩm sáng tạo của phương Tây mà nước Nhật khó có thể bắt chước vì cách thức quản lý lỗi thời của mình. Một lý do khiến hãng Apple trở thành cái gai trong mắt người Nhật là hãng này đã lật đổ Sony để trở thành nhà sáng tạo hàng đầu trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng. Máy nghe nhạc Walkman chính là thiết bị lớn gần đây nhất của Sony và nhiều người hiện thậm chí còn không biết là Walkman vẫn còn tồn tại dưới dạng máy nghe nhạc số và cạnh tranh yếu ớt với iPod.

Chưa coi trọng nhân tài

Cuộc khủng hoảng sáng tạo nói trên phần lớn xuất phát từ văn hóa doanh nghiệp đặc biệt ở Nhật. Hệ thống cấp bậc nghiêm ngặt trong các công ty được cho là nguyên nhân làm nản lòng những người có ý tưởng quá mới hay táo bạo. Ngoài ra, ranh giới giữa các nhóm (ngay cả trong cùng một công ty) cũng được xác định rõ ràng và khó vượt qua. Một số nguyên nhân sâu xa được nhắc đến là sự thăng tiến dựa vào thâm niên (dẫn đến sự xuất hiện của nhiều quan chức điều hành ít được đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin), sự gắn kết kém giữa các trường đại học và doanh nghiệp, nhất là sự tách biệt giữa các công ty trong nước với thế giới bên ngoài.

Một câu chuyện được tờ báo kinh tế hàng đầu The Nikkei đăng vào đầu năm nay cho thấy tác hại của vấn đề tách biệt nói trên. Theo bài báo, một quan chức cấp cao ở Sanyo Electric đã có một ý tưởng tương tự như máy iPod vào năm 1997 và tìm cách thành lập liên minh với Apple để nghiên cứu công nghệ. Tuy nhiên, nỗ lực này đã bị vị chủ tịch của Sanyo khi đó bác bỏ. Điều trớ trêu là Sanyo electric hiện phải vật lộn để tồn tại trong lúc Apple ngày càng lớn mạnh.

Mặt khác, việc trọng dụng nhân tài vẫn chưa được chú ý ở Nhật. James Mok, một chuyên gia tại công ty tư vấn phần mềm Apriso ở Tokyo, gần đây có viết một nghiên cứu tựa đề “Ngành công nghiệp công nghệ thông tin Nhật Bản triệt tiêu người tài như thế nào”. Một trường hợp tiêu biểu được nhắc đến trong cuộc nghiên cứu là Shuji Nakamura, nhà khoa học tài ba đã phát minh ra nguồn ánh sáng đi-ốt xanh tiết kiệm năng lượng. Sau nhiều năm kiện tụng để đòi công ty hưởng lợi từ phát minh trên trả tiền bản quyền, ông Nakamura cuối cùng đã rời Nhật để đến sống và làm việc ở California (Mỹ). Một số nhà khoa học tại Đại học Tokyo khi đó nhận định rằng việc ông Nakamura ra đi không gây tổn thất gì nhiều, vì “những người bình thường hơn có thể sẽ tốt hơn ở đây”.

Điểm sáng Nintendo

Trong bối cảnh u ám nói trên, công ty game Nintendo được xem là một ngoại lệ lý thú. Công ty này thành công lớn với Wii – một thiết bị game đầy sáng tạo và dễ sử dụng hơn so với các thiết bị truyền thống của đối thủ Microsoft hay Sony. Thành công này còn xuất phát từ chiến lược kinh doanh độc đáo: Đối tượng chính của Wii là những nhóm khách hàng thường ít quan tâm đến game. Không phải ngẫu nhiên mà Nintendo - và vài công ty nhiều sáng tạo hơn – có trụ sở ở cố đô Kyoto, cách xa Toyko náo nhiệt.

Trong thế kỷ tới, các phát minh sáng tạo không chỉ đến từ những nước như Mỹ mà còn từ những nền kinh tế đang nổi, năng động và đầy khao khát vốn dành nhiều chỗ cho sự mạo hiểm, vượt rào và trí tưởng tượng. Theo một số chuyên gia, nếu người Nhật muốn là một phần của câu lạc bộ đó, họ sẽ không chỉ phải thay đổi cách thức suy nghĩ về công nghệ mà còn về bản thân mình.

PHƯƠNG Võ (theo Newsweek)
NLĐ

fri_13th
22-12-2007, 06:00 PM
tương lai sẽ sắm 1 bộ Wii về nghịc thử.cái Play 2 của mình lỗi thời rùi.wa nhà thằng bạn thấy nó ôm con play 3 mới cứng mà ....thèm, dạo nì kủng hoảng kinh tế wa'.