PDA

View Full Version : Lễ hội rước cây



Taichi
04-11-2005, 09:16 AM
Lễ hội "rước cây" ở Nhật Bản


Ngồi trên một khúc gỗ lớn, những người đàn ông mặc y phục truyền thống chuẩn bị tư thế sẵn sàng trượt dốc. Khi cờ hiệu phất lên, họ cùng bám chặt lấy khúc gỗ và lao xuống con dốc dài (ảnh). Họ vừa trượt vừa hát những bài dân ca Nhật Bản. Đây là lễ rước cây về làng. Gần đến ngày hội, người dân sẽ đi vào núi gần nhất, đốn những cây cổ thụ và chuẩn bị làm lễ mang cây về đặt ở đền thờ của làng. Theo truyền thống của người Nhật, các vị thần thường trú ngụ trong thân cây và sẽ giúp tái sinh tâm hồn cho ngôi đền thờ.

Đây là lễ hội đã có từ 1.200 năm ở Nhật Bản, được tổ chức 6 năm 1 lần ở các địa phương dọc theo hồ Suwa, miền Trung Nhật Bản. Lễ hội nhằm kết hợp giữa sự thiêng liêng của đất trời với lòng dũng cảm của con người.

Taichi
04-11-2005, 09:19 AM
Lễ hội Nagoya - Nhật Bản
http://www.saigonnet.vn/dulich/quocte/nhat/lh-nagoya.jpg
Nhât Bản là một đất nước rất tự hào về những giá trị truyền thống lịch sử.Một trong những lễ hội đầy màu sắc mà dân Nhật trông ngóng hằng năm là lễ hội Nagoya được tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 10. Lễ hội bắt đầu bằng cuộc diễu hành của những toán thanh thiếu niên mặc trang phục của các chiến binh Nhật thời cổ; những chiếc thuyền hoa trang trí các hình chạm khắc và thêu tay đặc sắc.

Rồi đến những chiếc xe kết hoa tươi ,những tốp vũ công và các thanh niên cáng Mikoshi-ngai vàng di động của thần Shinto.Ngự trên một trong những Mikoshi là con voi vàng Shachihoko-tượng trưng cho thành trì Nagoya.700 nam nữ hóa thân thành những nhân vật lịch sử,với sự góp sức từ các câu lạc bộ địa phương, trường học, ủy ban và các tổ chức Xã hội. Cuộc trình diễn vĩ đại nhất trong lễ hội là sự tái hiện hình ảnh những vị anh hùng dân tộc lịch sử. Hideyoshi,Nolunaga và Ieyasu là những danh nhân có công đưa những vị lãnh chúa phong kiến hiếu chiến vào tổ chức hợp nhất dưới tinh thần võ sĩ đạo Tokugawa Shogunate vào cuối thế kỷ XVI. Hơn 2 triệu du khách,chủ yếu đến từ các vùng phụ cận Nagoya tham dự lễ hội này,tạo thành một cuộc biểu dương văn hóa dài 6 km.
to be continued....

Taichi
04-11-2005, 09:20 AM
Lễ hội Dosojin
http://www.saigonnet.vn/dulich/quocte/nhat/lh-dojosin.jpg
Mỗi một nền văn hóa có một số tập tục khác nhau để xua đuổi những điều không may.. Ở Mỹ, người ta ném một nhúm muối qua vai của mình hoặc là xoa lên một cái chân thỏ để xua đi những điều xui xẻo. Nhưng tại một thành phố ở nước Nhật, việc xua đuổi những linh hồn quỷ dữ lại bao gồm nhiều nghi thức phức tạp có từ thời xưa với những trận hỗn chiến và các ngọn đuốc cháy sáng. Họ đánh nhau như những chiến binh thực sự trong các trận chiến thời xưa. Những người tấn công vung các ngọn đuốc đang cháy sáng lên và đánh vào một ngôi đền được coi là linh thiêng. Nó được canh giữ bởi những người giữ đền với vũ khí tự vệ chỉ là các cành cây phong. Ðây là một phần trong một lễ hội diễn ra hằng năm ở làng Zonawa, trên một vùng cao nguyên của nước Nhật, lễ hội Dosojin. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, lễ hội kỳ lạ này đã được tổ chức để bày tỏ lòng tôn kính vời các thần Dosojin, vốn được tin là có khả năng bảo vệ dân làng khỏi các thế lực quỷ dữ như thiên tai và bệnh dịch.
to be continued....

Taichi
04-11-2005, 09:23 AM
Mùa lễ hội Nhật Bản
http://www.saigonnet.vn/dulich/quocte/nhat/lhden-yasukunishrine.jpg
Hạ tuần tháng 4 (Dương lịch) là bắt đầu những ngày Lễ hội mùa Xuân thường năm ở Nhật Bản. Trong ảnh là các nhà sư Thần đạo tiến hành nghi lễ cầu siêu Chiến sĩ trận vong tại đền Yasukuni Shrine ở Tokyo vào ngày 22. 4. Đền Shrine được xây dựng từ năm 1853, là ngôi đền thờ các chiến sĩ chết trận qua nhiều thời đại, ước lượng khoảng 2, 5 triệu người.
Lễ hội Nebuta ở Nhật Bản
Lễ hội này diễn ra vào đầu tháng 8 hàng năm và là lễ hội tưng bừng nhất của Nhật Bản. Trong lễ hội, người ta làm những chiếc đèn ***g khổng lồ mang đủ hình thú vật, chủ yếu là hình rồng - Phượng. Những chiếc đèn này được rước đi trên đường phố cùng với các vũ công ăn mặc rực rỡ biểu diễn âm nhạc. Sau lễ hội, họ cũng chọn ra chiếc đèn ***g đẹp nhất để lưu lại tại chùa Nebuta - Nosato.
***tin từ saigonnet.vn***

Kasumi
14-11-2005, 11:00 AM
Lễ hội truyền thống Uesugi

Ngày 05/5, tại thành phố Yonezawa, tỉnh Yamagata, Nhật Bản đã diễn ra lễ hội truyền thống tại đền Uesugi và Matsugasaki. Nét đặc sắc của lễ hội là hàng ngàn người tình nguyện đã hóa trang và diễn lại cảnh đánh trận giữa các lãnh chúa thời phong kiến. Cảnh đánh trận giả này được coi là một nét văn hóa giúp thế hệ hôm nay hiểu được nếp sinh hoạt, bối cảnh xã hội xưa.

Kasumi
19-12-2005, 09:08 PM
Lễ hội Tanabata

Một trong số những lễ hội đẹp được tổ chức tại Nhật Bản, có một lễ hội lãng mạn nhất đó là Lễ hội Tanabata, hay còn gọi là Lễ hội sao (Star Festival) kể chuyện về người con gái đã dệt nên dải Ngân Hà, được tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng 7 dương lịch.

Theo truyền thuyết Trung Hoa, trong ngày này, hai ngôi sao Altair và Vega ở hai đầu của dải Ngân Hà sẽ được trùng phùng.

Truyện kể lại rằng, Ngọc Hoàng Thượng Đế có một người con gái được Người rất yêu chiều tên là Tanabata-tsume (Orihime) chuyên dệt lụa. Một ngày kia, khi nhìn thấy một gã chăn bò rất đẹp trai tên là Hikoboshi đi ngang qua, nàng đem lòng si mê gã điên cuồng. Cha nàng bèn gả nàng cho chàng trai chăn bò. Hai người quá say mê nhau nên suốt ngày chỉ rong chơi và chẳng chịu làm gì cả, người con gái bỏ quên cả khung cửi còn con bò của chàng trai thì lang thang khắp nơi ở trên trời.

Các vị thần rất bất bình và bắt phạt họ phải sống tận hai đầu của dòng sông Ngân. Mỗi năm một lần, họ chỉ được phép gặp nhau vào ngày bảy tháng bảy hàng năm, cho bầu trời trở nên quang đãng. Nếu trời mưa, thì có nghĩa là dòng sông trên bầu trời dâng nước quá cao và những con chim không thể cùng nhau bắc cầu cho chàng trai và cô gái gặp nhau được.

Vào ngày này hàng năm, rất nhiều những cành tre tươi được trang trí bằng những mảnh giấy nhiều màu sắc có ghi những điều nguyện ước của mọi người được treo khắp nơi ở Nhật Bản. Nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ (Shrine) để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.

Lễ hội Tanabata ở Nhật cũng có nguồn gốc gần giống như “Tết Trung Nguyên” - rằm tháng bảy ở Việt Nam mà gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ.


http://img353.imageshack.us/img353/2050/tanabata1lh.jpg
Theo Tổng cục Du lịch

Kasumi
02-09-2007, 05:46 PM
Lễ hội Hadaka : Hadaka Matsuri

http://img452.imageshack.us/img452/6175/nakedfestival0807jr9.jpg (http://imageshack.us)
(Ảnh: CNN).

Lễ hội Hadaka Matsuri được tổ chức hàng năm tại thành phố Inazawa, Nhật Bản còn có tên gọi dân dã là “Lễ hội cởi truồng”. Lẫn đâu đó trong hàng trăm người đàn ông mặc khố này là một nhân vật “nuy” hoàn toàn - chạm vào được anh ta có nghĩa là sẽ gặp may mắn và hạnh phúc.

dantri

Mizu.K
17-04-2008, 09:11 AM
Các lễ hội thường niên được tổ chức trên toàn nước Nhật


Lễ hội Setsubun (Lễ hội ném đậu)

Lễ hội Sestubun đc diễn ra vào ngày đầu tiên của mùa xuân theo lịch NHẬT BẢN (năm 2008 là vào ngày mùng 3 tháng 2). Vào ngày này, mọi người ném đậu (đỗ) tương ( Mame Maki )trong khj cầu khấn "Oni wa Soto! Fuku wa Uchi!"_ "May mắn tới nhà. Ma quỷ lánh xa" để xua đuổi ma quỷ đến nhà và chào đón may mắn đến. Hiện nay, lễ Setsubun được tổ chức hàng năm trên khắp nước NHật với rất nhiều hoạt động giải trí và tín ngưỡng. CŨng theo quan niệm truyền thống của Nhật Bản. Nếu trong ngày này, bạn ăn số hạt đậu bằng đúng số tuổi của mình thì bạn sẽ mạnh khỏe suốt cả năm.

http://www2.gol.com/users/stever/setsubun.jpg
1 cảnh ném đậu thời EDO
http://www2.gol.com/users/stever/OniBeans.jpg
Fuku Mame (đậu tương hạnh phúc) được bán trong ngày Setsubun
http://img257.imageshack.us/img257/9403/p1014463gg9.jpg
Những kon "quỷ" có vẻ được trẻ em rất yêu thích
http://bp2.blogger.com/_0UspntJS0QU/Rc2qk6OUUlI/AAAAAAAAAF4/iUrY1dKbTO0/s400/gion+higashi+maiko+parade.jpg
Các Maiko của Gion Higashi
http://bp2.blogger.com/_0UspntJS0QU/Rc2qX6OUUkI/AAAAAAAAAFw/kN3eqbEMtrY/s400/taiko+oni.jpg
Cảnh biểu diễn của Gion's Taiko trước buổi lễ
http://bp1.blogger.com/_0UspntJS0QU/RcWqsstoRFI/AAAAAAAAAEw/b5o0Tg3pvK0/s400/yasahii+ne.jpg
Maiko mamemashi


CÒn tiếp
Credit to JNTO, image from Search engine