PDA

View Full Version : Thư pháp Nhật Bản



yUkj_nO_hAnA
15-01-2008, 12:34 PM
Nhật Bản là một quốc gia rất coi trọng nghệ thuật thư pháp, lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn với nền mỹ thuật của nước này. Trong số 127 triệu người, Nhật Bản có đến gần 10 triệu đang tham gia viết thư pháp bao gồm cả những nhà thư pháp nổi tiếng và người đang học viết thư pháp.

http://www.vnn.vn/dataimages/original/images109366_a5.jpg“Thư pháp được coi là một trong những loại hình nghệ thuật độc tôn của xứ sở Hoa Anh Đào. Tuy nhiên, không có bất cứ tiêu chuẩn nào đối với những người muỗn trở thành nhà thư pháp, cũng không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Vấn là là ở chỗ họ có khả năng, đủ kiên trì và cái tâm để theo đuổi loại hình nghệ thuật thanh tao này không? Nhà nữ thư pháp Kanagawa Michico khẳng định: "Không có sự phân biệt nào giữa nam và nữ, điểm khác biệt là ở chỗ mỗi người có cách thể hiện khác nhau”.

http://www.alltheweb.com/r?ck_sm=100034dd&rpos=8&oid=-&rpge=1&ref=100340086&r=http%3A%2F%2Fwww.ajbrustein.com%2FSite%2520Picts %2FShirt%2520Photos%2FIchigoIchie%2520back%2520cop y.jpg“Người đam mê thư pháp có thể tìm thấy ở cuộc triển lãm này những bức thi pháp ấn tượng và có tính nghệ thuật cao. Với những nét bút tài hoa, các nghệ sĩ thư pháp bậc thầy của Nhật Bản đã mang đến cho người xem những cảm xúc độc đáo. Có cảm giác như họ đang vẽ chứ không phải viết. Một trong những điểm gây ấn tượng cho những người tham dự là màn biểu diễn của nhà nữ thư pháp Kanagawa Michiko. Bà đã dùng lại mực của 4 nhà thư pháp trình diễn trước mình với quan niệm sử dụng triệt để những gì đã có, theo đúng tinh thần của người Nhật”.

http://www.alltheweb.com/r?ck_sm=1dad9c1b&rpos=8&oid=-&rpge=1&ref=100340086&r=http%3A%2F%2Fwww.sevenstarssoap.com%2Fimages%2Fg reenlove200.jpg“Dường như các nhà thư pháp Nhật Bản chú ý tới yếu tố tạo hình hơn là để người xem hiểu ý nghĩa của những chữ mình thể hiện. Chính ông Chủ tịch Hội thư pháp Mainichi cũng thừa nhận "có đến 80% những tác phẩm được trưng bày là không đọc được và đây cũng là một trong những mục đích của những nhà thư pháp viết ra nó. Một trong những nét đặc trưng của nghệ thuật thư pháp là mang đến cho người xem những xúc cảm khác nhau. Họ có thể hiểu hoặc không hiểu, có thể thấy đẹp hoặc không đẹp... Đó cũng là chủ ý của các nhà thư pháp”.

“Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản xuất hiện sau Trung Quốc và cũng bị ảnh hưởng bởi thư pháp nước này rất nhiều. Có thể nhận thấy điều này qua phần lớn những tác phẩm được trưng bày trong triển lãm lần này. Nếu như thư pháp Trung Quốc có lịch sử hình thành và phát triển hơn 2000 năm thì thư pháp Nhật Bản mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ 6 tức là cách đây khoảng 1500 năm. Mặc dù đã có nhiều sự cách tân nhưng về cơ bản thư pháp Nhật Bản vẫn chịu ảnh hưởng tương đối lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, người Nhật vẫn có sự sáng tạo riêng mà bằng chứng rõ ràng nhất là hệ thống chữ Ca-na, chữ đặc trưng chỉ xuất hiện trong thư pháp Nhật Bản. Nếu như chữ Hán được viết trên giấy trắng thì chữ Ca-na được thể hiện trên nền giấy nhiều màu để phân biệt nét đặc trưng của nghệ thuật thư pháp Nhật Bản. Các nhà thư pháp có cách thể hiện trên các chất liệu khác nhau, dùng mực viết trên giấy và khắc chữ trên gỗ và đá sau đó phủ nhũ lên... Hiện tại có một số tên tuổi nổi tiếng về thư pháp của Nhật Bản như: Mashiko Tetsushu, Miyake Soshu, Nagamori Soshu, Tanagi Hekien và Kanagawa Michiko....”. http://www.alltheweb.com/r?ck_sm=a7258a28&rpos=10&oid=-&rpge=1&ref=100340086&r=http%3A%2F%2Fwww.fromdragon.com%2Ffromdragon%2Fd ragon_character.jpg“Chữ Lưu biểu tượng cho sức mạnh”.

“Thư pháp là một môn nghệ thuật có xuất xứ từ Trung Hoa, du nhập vào các nước Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam... rồi được các nước này phát triển theo những cách riêng. Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt... Với cây bút lông, mực và giấy, người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học và nghệ thuật cao. Thư pháp cũng giống như hội họa của Trung Quốc, đều là bộ phận quan trọng nhất của nghệ thuật truyền thống Trung Hoa. Có thể phân ra làm 3 thời kỳ phát triển của thư pháp: Thời kỳ Tiên Tần (trước năm 221 TCN) - giai đoạn sơ kỳ của nghệ thuật thư pháp; Từ nhà Tây Hán đến cuối nhà Đường (từ 206 TCN - 907 SCN) - giai đoạn chín muồi của thư pháp; Từ thời Ngũ Đại đến cuối nhà Thanh (907-1911) - giai đoạn phát triển độc đáo”.

(Nguồn:VNN Net)

fri_13th
15-01-2008, 12:46 PM
http://www.alltheweb.com/r?ck_sm=a7258a28&rpos=10&oid=-&rpge=1&ref=100340086&r=http%3A%2F%2Fwww.fromdragon.com%2Ffromdragon%2Fd ragon_character.jpg“Chữ Lưu biểu tượng cho sức mạnh”.



chữ này là chữ long, ta có thể thấy được nét chữ uyển chuyển như vẽ lên 1 con rồng đang uốn lượn, uy nghi, ngạo nghễ.




Thư pháp được coi là một trong những loại hình nghệ thuật độc tôn của xứ sở Hoa Anh Đào

nhầm rùi, thư pháp là do người nhật học từ người trung quốc. hiện nay các nước có phong trào viết thư pháp là TQ,VN,Nhật và Hàn Quốc
Trong đó mỗi nước có 1 đặc trưng riêng.

sushisashimi
10-02-2008, 10:53 PM
VN đáng nhẽ phải viết thư pháp bằng chữ Nôm, đúng là thích học đòi, bon chen ^^

†_JustForYou_†
11-02-2008, 12:06 PM
tui rất thích dziet' chu~ thu fap' :D

đến nỗi dziet' bài c~ bắt trc' chữ tf lun :)) lên trả bài pà cô hỏi "này ko bik em dziet' hay em dze~ day" =))

Kasumi
05-01-2012, 09:44 PM
Khái niệm Thư pháp hiện đại Nhật Bản xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, từ cuộc Triển lãm thư pháp đầu tiên do Hãng báo Mainichi và Hội Thư pháp Mainichi tổ chức vào năm 1948. Thư pháp Nhật Bản có một lịch sử hình thành lâu đời và khá độc đáo.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b0/Calligraphies_of_Bakumatsu_Sanshu.jpg/410px-Calligraphies_of_Bakumatsu_Sanshu.jpg

Theo ông Saito Akira, Giám đốc báo Mainichi, Chủ tịch hội Thư pháp Mainichi, chữ Hán được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản vào khoảng 2.000 năm trước. Đến thế kỉ V, VI, chữ Hán được sử dụng phổ biến ở Nhật và không lâu sau đó dựa trên cơ sở chữ Hán, kiểu chữ Hiragana và Katakana độc đáo của Nhật Bản đã ra đời. Thư pháp Nhật Bản được hình thành từ hai kiểu
chữ chính là chữ Hán – kiểu chữ biểu ý (tượng hình) và chữ Hiragana – kiểu chữ biểu âm (tượng thanh) và đã được phát triển như là một môn nghệ thuật.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b0/Calligraphies_of_Bakumatsu_Sanshu.jpg/410px-Calligraphies_of_Bakumatsu_Sanshu.jpg
Thư pháp viết bởi Takahashi Deishu (1835 – 1903) 高橋泥舟, Katsu Kaishu (1867 – 1899) 勝海舟 và Yamaoka Tesshu (1836 – 1888) 山岡鉄舟, thời Meiji

Cũng như thư pháp của các nước á Đông (Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Hàn Quốc), thư pháp Nhật Bản là “nghệ thuật biểu hiện chữ mang tính mĩ học” thông qua mực tàu và bút lông. Trong các tác phẩm thư pháp, tính nhân văn được biểu hiện một cách thuần tuý, nguyên vẹn và cách sống, cách suy nghĩ của tác giả cũng được phản ánh trong đó. Thư pháp đòi hỏi người viết cũng như người xem một lối sống nhân bản. Theo Akahira Taisho (một trong những đại diện xuất sắc của Thư pháp hiện đại Nhật Bản), đối với thư pháp, yếu tố chính để nó trở thành một loại hình nghệ thuật là do cấu trúc chữ. Từ việc dùng chữ làm chất liệu, thư pháp đã “tạo hình hoá”, gây ấn tượng cho người xem. Thư pháp cũng được coi là nghệ thuật của đường nét. Từ những đường nét khác nhau như đậm – nhạt, lớn – mảnh, mạnh – yếu, nặng – nhẹ, thong thả – cấp tốc, thư pháp vừa hiển hiện, lộ phát, vừa ẩn giấu tâm trạng và những rung động trong tâm hồn con người. Như vậy, ở một khía cạnh nào đó, thư pháp còn là nghệ thuật của tâm linh.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1e/Soukou_Shujitsu.jpg/254px-Soukou_Shujitsu.jpg
Thư pháp thời Nara

Một trong những đặc điểm của thư pháp là tính nhất hồi. Khi viết chữ, câu từ, bài thơ, người ta viết theo một trình tự trôi chảy từ đầu đến cuối, và chỉ viết một lần. Do đó, thư pháp đòi hỏi người viết năng lực tập trung và sự căng thẳng thần kinh cao độ. Người Nhật cho rằng thư pháp “thể hiện nhân cách của người viết” và là “trường phái vẽ tâm hồn”. Tác phẩm thư pháp là “dấu vết” của chính đời sống tác giả. Vì vậy, khi ta tiếp xúc với tác phẩm là ta đã tiếp xúc với chính tâm linh của người viết.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/15/Calligraphy_by_Honda_Tadamune.jpg/163px-Calligraphy_by_Honda_Tadamune.jpg
Thư pháp viết bởi Honda Tadamune (1691 – 1757) 本多忠統

Có nhiều cách đọc, xem thư pháp. Bằng trực giác, bằng cách phân tích tác phẩm, hoặc nắm bắt những yếu tố cơ bản hình thành nên thư pháp đều là những cách xem. Trước tiên hãy tìm hiểu những cái đẹp của hình thái, của đường nét, cảm nhận những rung động về sức mạnh của ngòi bút và của những khoảng trống. Sự cân bằng giữa màu đen và màu trắng, sự điều hoà giữa chữ và những khoảng không gian, khoảng cách nét trong một chữ, mức độ nặng nhẹ của chữ. Sau đó hãy nhìn các đường nét từ lớn đến mảnh, phương hướng của chúng, cách chấm mực, động thái của ngòi bút v.v… Việc nắm bắt tâm trạng của tác giả thể hiện qua tác phẩm của họ là điều cần thiết.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/15/3gyo_Gyosho_by_Yamamoto_Hokuzan.jpg/153px-3gyo_Gyosho_by_Yamamoto_Hokuzan.jpg
Thư pháp viết bởi Yamamoto Hokuzan thời kỳ Edo


Ở Nhật Bản, cùng với sự phát triển của xã hội, gần đây chất liệu và kĩ thuật của thư pháp được mở rộng, nội dung và hình thức cũng trở nên phong phú, việc triển khai nghệ thuật thư pháp mới đang được thử nghiệm. Trong điều kiện thư pháp hiện đại như vậy, việc tiến hành tìm tòi tính nghệ thuật, tính hiện đại của thư pháp và nâng cao văn hoá thư pháp, giới thiệu cái đẹp của thư pháp không chỉ ở trong nước mà còn đưa ra thế giới chính là công lao của Hội Thư pháp Mainichi (năm nay, 2005 là năm kỉ niệm 57 năm ngày thành lập Hội). Hội này đã phân chia từ Thư pháp truyền thống đến Thư pháp hiện đại theo 7 bộ môn như sau:

1. Bộ môn thư pháp chữ Hán

Được tạo nên nhờ dựa vào thơ, văn xuôi cổ điển viết bằng chữ Hán, dựa vào cảm nhận nghệ thuật và phương pháp học thư pháp của từng người thông qua các tác phẩm từ nhiều chữ đến ít chữ, và các thể loại thư pháp như Ten (Triện thư), Rei (Lệ thư), Kai (Khảo thư), Gyo (Hành thư), So (Thảo thư), tìm kiếm thể loại thư pháp vốn có. Bộ môn thư pháp chữ Hán thể hiện tính hiện đại hoà quyện trong tính truyền thống.

2. Bộ môn thư pháp chữ Kana

Được tạo ra để viết những từ ngữ đẹp của Nhật Bản thông qua việc cải biên, phát triển những bài hát Waka và thơ Haiku. Từ chí hướng khác nhau của các tác giả về những bài ca cổ mà thư pháp Kana có sự biểu hiện phong phú khác nhau. Vẻ đẹp của chữ Kana hiện đại hoà trộn với cảm giác mới của Kana chữ lớn (Lưu ý: nguồn gốc của chữ Kana là chữ nhỏ).

3. Bộ môn thư pháp thơ văn cận đại (Cận đại thi văn thư)

Là những tác phẩm lấy văn và thơ hiện đại làm đề tài, điều hoà giữa chữ Hán và chữ Kana tạo ra một thư pháp mới. Đây là bộ môn đã được triển khai, mở rộng ở các kì triển lãm Thư pháp Mainichi. Do tính chất dễ đọc và rất gần gũi nên nó nhận được sự ủng hộ của nhiều người.

4. Bộ môn thư pháp viết chữ lớn (Đại tự thư)

Là những tác phẩm thư pháp viết chữ lớn mà số lượng chỉ từ 1 đến 2 chữ. Việc định hướng tạo hình, tôi luyện đường nét và sáng tạo về màu đen đã tạo ra một thế giới thư pháp mới.

5. Bộ môn thư pháp chữ in bằng khuôn khắc đá – Tenkoku (Triện khắc)

Bộ môn này được cho là tinh hoa của phương Đông và giới thư pháp. Chữ in bằng khuôn hình vuông 3 phân. Người ta khắc trên đá những bản thư pháp và chữ viết thời cổ đại của Trung Quốc sau đó in trên giấy trắng, tạo nên sự tương phản rất đẹp giữa mực (đỏ) và giấy. Tekuko là cảm giác tạo hình mới dựa trên nền tảng truyền thống được hoà quyện trong một không
gian nhỏ.

6. Bộ môn thư pháp chữ khắc (Khắc tự)

Dùng nguyên liệu là gỗ khắc chữ thật đẹp lên đó. Chữ viết ở đây khác với chữ viết bằng bút. Nó mang tính lập thể, được tô bằng nhiều màu sắc và có mối quan hệ sâu sắc với các môn nghệ thuật khác như mĩ thuật công nghiệp, điêu khắc. Khắc tự là một bộ môn thư pháp đang gây được sự chú ý.

7. Bộ môn thư pháp Zenei (Tiền vệ thư)

Bộ môn này biến đổi nhận thức trước kia về thư pháp (coi thư pháp là biểu hiện của nhân cách con người). Thư pháp Tiền vệ thư chịu ảnh hưởng của 2 trường phái: hội họa trừu trượng phương Tây và triết học phương Đông. Không bị giới hạn bởi việc lấy chữ làm nguyên liệu chính, người viết có thể tự do thể hiện tâm hồn và tình cảm thông qua các tác phẩm nghệ thuật mang tính trừu tượng.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8e/Saishi_gyokuza_yumei.jpg/800px-Saishi_gyokuza_yumei.jpg
Thư pháp viết bởi Kukai thời Heian

Ở Nhật, việc xác lập thư pháp coi như là một bộ môn nghệ thuật hiện đại cũng đang được tiến hành theo tinh thần cách tân. Sức sống của thư pháp trong đời sống hiện đại Nhật Bản biểu hiện ở lịch triển lãm định kì vào đầu tháng 7 hằng năm tại Tokyo cùng 9 thành phố khác ở Nhật cũng như tại gần 20 quốc gia trên thế giới. Ngoài ngày mồng 2 tháng một hằng năm là ngày hội viết chữ của cả nước, thư pháp còn được trọng dụng vào những dịp hiếu, hỉ, mừng tân gia hay mừng nhập môn, nhập trường… Hiện nay, thư pháp đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ cập cho học sinh phổ thông.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5a/Haruichiban.JPG/424px-Haruichiban.JPG
Thư pháp viết bởi Ishizaki Keisui


Theo Viet-SSE & wikimedia

Kasumi
05-01-2012, 09:47 PM
Trong các tác phẩm thư pháp, tính nhân văn được biểu hiện một cách thuần túy, nguyên vẹn và cách sống, cách suy nghĩ của tác giả cũng được phản ánh trong đó. Thư pháp đòi hỏi người viết cũng như người xem một lối sống nhân bản. Thư pháp Nhật Bản có 3 phong cách viết chính.

Kaisho

Kaisho có nghĩa là “viết thư pháp kiểu vuông”. Nói cách khác, đây là phong cách viết thư pháp mà mỗi nét chữ được viết ra trong sự cẩn thận và rõ ràng, tạo được kiểu thư pháp theo lối chữ in mà chúng ta có thể nhìn thấy trên các tờ báo. Đó cũng là kiểu viết thư pháp mà tất cả các học viên của thư pháp phải học đầu tiên, và họ trở nên quen dần khi luyện viết kiểu thư pháp này hàng ngày và chính điều đó tạo nên cơ hội tốt cho các học viên trong việc sử dụng bút lông để viết chính xác kiểu thư pháp này.

Dưới đây các bạn có thể nhìn thấy chữ “giấc mơ” được viết theo phong cách Kaisho bên trái và bên phải là font chữ trên máy. Chú ý rằng hai chữ viết bên dưới là một.


http://www.svcsaigon.com/uploads/fckeditor/image/Thuphap/TPNhat1.jpghttp://www.svcsaigon.com/uploads/fckeditor/image/Thuphap/TPNhat4.jpg

Gyousho

Gyousho nghĩa đen là “viết thư pháp kiểu nhanh” muốn nói đến phong cách viết chữ thảo trong thư pháp Nhật. Cũng như cách viết chữ thảo bằng tay trong tiếng Hoa, cách viết mà hầu hết mọi người hay sử dụng nhiều trong ghi chú. Hơn thế nữa, tương ứng với cách viết chữ thảo trong tiếng Hoa, thì trong phong cách Gyousho những nét chữ được viết rời rạc theo phong cách Kaisho được kết hợp với nhau tạo thành phong cách viết trôi chảy và lưu loát hơn. Chữ viết theo kiểu này thường phổ thông và dễ đọc hơn cho đại đa số tầng lớp tri thức ở Nhật.

Hai chữ giống nhau được viết theo phong cách Gyousho để tiện cho việc so sánh một lần nữa. Xét thấy nét chữ mềm mại và nghệ thuật hơn.


http://www.svcsaigon.com/uploads/fckeditor/image/Thuphap/TPNhat3.jpghttp://www.svcsaigon.com/uploads/fckeditor/image/Thuphap/TPNhat4.jpg

Sousho

Sousho là “kiểu thư pháp nhiều nét”, nói đến phong cách viết chữ thảo trôi chảy trong thư pháp Nhật. Với kiểu thư pháp này, người đọc rất khó đọc vì các nhà thư pháp hiếm khi cho phép bút lông của mình rời khỏi giấy, để có được nét chữ thanh nhã và nhanh hơn. Chỉ duy nhất những người nào học viết kiểu thư pháp này mới có thể dễ dàng đọc được nguyên bản thể thư của nó.

Hai kiểu chữ bên dưới lúc này hoàn toàn khó có thể nhận ra. Kiểu viết này chứng tỏ kỳ công làm nghệ thuật hơn là truyền đạt thông tin.


http://www.svcsaigon.com/uploads/fckeditor/image/Thuphap/TPNhat5.jpghttp://www.svcsaigon.com/uploads/fckeditor/image/Thuphap/TPNhat6.jpg


Theo svcsaigon

teenwitch
05-01-2012, 09:55 PM
ss ơi số 7 nhìn giống "rồng đất" ghê, em ko đọc ra lấy 1 nét. Còn mấy cái kia ít nhất còn đọc sơ sơ. Trc giờ em toàn nghĩ chữ xấu thì viết thư pháp chắc là đẹp:mms002:

Kasumi
05-01-2012, 09:59 PM
Em đọc ra là em siêu hơn khối người rồi ;)) (trong đó có ss :">)

teenwitch
05-01-2012, 10:01 PM
Tại nhà em gần cái chùa đó ss, em lên đó chơi hoài, thấy mấy cái cột cũng viết kiểu này:mms002:

lynkloo
07-01-2012, 09:34 PM
CUỘC THI THƯ PHÁP ĐẦU NĂM TẠI NHẬT BẢN

Người dân Nhật Bản đang tìm lại những giá trị truyền thống của nghệ thuật thư pháp vào thời đại mọi người thường dùng máy tính thay vì viết tay. Và như một thông lệ, vào những ngày đầu năm mới Nhật Bản lại tổ chức một cuộc thi thư pháp dành cho tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi tham gia.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/image0016.jpg

Cứ vào mỗi dịp đầu năm mới, những người yêu thích nghệ thuật viết chữ đẹp trên khắp Nhật Bản lại đổ về thủ đô Tokyo để tham dự cuộc thi viết chữ đẹp được tổ chức hàng năm tại đây. Theo truyền thống của người Nhật, chữ đầu tiên mà mỗi người Nhật viết bằng bút lông trên giấy được gọi là kakizome và việc khai bút đầu năm mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó sẽ đem lại may mắn cho cả năm mới.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/image0022.jpg

Bà Yasuko Ikeda – 60 tuổi cho biết: “Những lần đầu tôi chỉ đưa cháu của tôi đến đây tham gia, giờ thì tôi tham dự cuộc thi này rất đều đặn hàng năm. Đây thực sự là một nét đẹp trong văn hóa của người dân Nhật Bản”.

Các thí sinh sẽ sử dụng cọ làm từ lông ngựa và mực làm từ muội than để hoàn thành tác phẩm của mình bằng Hán tự trong thời gian 24 phút. Trong những ngày đầu năm mới này, hầu hết các thí sinh sẽ viết những câu chúc đầy ý nghĩa dành cho mình cũng như bạn bè và người thân.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/image0033.jpg

Em Yuki Oogane – 12 tuổi cho biết: “Đến với cuộc thi này, em đã viết chữ “khỏe mạnh” với hy vọng năm mới tới em sẽ không còn bị đau ốm nữa”.

Thư pháp vốn được xem là một bộ môn nghệ thuật rèn chữ viết tại nhiều nước Châu Á. Môn nghệ thuật này được tin là sẽ giúp rèn luyện trí óc trở nên sắc bén và tập trung cao. Những bức thư pháp trong cuộc thi sẽ được tập hợp lại và trải qua các vòng thẩm định nghiêm ngặt trước khi công bố kết quả vào ngày 23/1 tới đây.


Việt-SSE (theo thuphap)

joele
10-01-2012, 02:23 AM
Có lẽ VN ta là nước duy nhất và mạnh nhất phát triển viết thư pháp chữ latinh. Quả là độc đáo :D VN cũng có những nét độc không thua gì NB.