PDA

View Full Version : Hồ sơ Tình nguyện viên Nhật Bản tại Việt Nam



Ren Shuyamaru
16-01-2008, 07:57 PM
Khi manga, anime, drama và những thành phố hiện đại không bao giờ ngủ ở nước Nhật xa xôi trở thành niềm ước mơ, khát khao của bao bạn trẻ Việt Nam thì lại có những chàng trai, cô gái ở xứ sở đó dám từ bỏ mọi thứ tiện nghi, hiện đại để đặt chân lên mảnh đất hình chữ S, ko phải để tham quan, ko phải để Du lịch. Họ đến Việt Nam để giúp đỡ những người khó khăn, nghèo khổ, những người bệnh tật, khuyết tật, và để khám phá những màu sắc của Văn hóa Việt Nam . Tìm hiểu về họ, ta càng hiểu hơn về Nhật Bản, về con người Nhật, về tính cách Nhật. Họ có thể ko đẹp và nổi tiếng như những ca sĩ, diễn viên, cùng không nhiều tiền và lắm của, họ chỉ có 2 bàn tay và hơn hết là một tấm lòng, một trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ chân chính cho chúng ta ngưỡng mộ và học tập.

Cảm ơn các bạn Nhật Bản!!

Ren Shuyamaru
16-01-2008, 07:59 PM
Dịu dàng, nhỏ nhẹ, đôi chút rụt rè, ít ai biết được cô gái trẻ người Nhật Noguchi Yukari là một kỹ sư vật lý trị liệu, mới đặt chân đến VN từ hơn 2 tháng nay để làm tình nguyện viên.


http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=204360
Noguchi Yukari đang luyện tập cho một bệnh nhi


Noguchi Yukari đang làm việc tại bệnh viện huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, nhằm giúp đỡ các bệnh nhân điều trị chứng tai biến mạch máu não. Tuy chưa nghe, nói tốt tiếng Việt, nhưng Yukari rất cố gắng để giao tiếp.

Rào cản ngôn ngữ

“Khó khăn lớn nhất của tôi khi đến đây là nói tiếng Việt không được” - Yukari tâm sự. Không có phiên dịch, lại ở nơi đất khách quê người, cô phải nỗ lực rất nhiều để giao tiếp với bệnh nhân và đồng nghiệp. Trong vai trò kỹ sư vật lý trị liệu ở Bệnh viện huyện Tân Châu, Yukari có nhiệm vụ hướng dẫn bệnh nhân cách tập luyện.

Mỗi ngày cô tập cho 6-7 bệnh nhân, mỗi người từ 20 đến 30 phút. Công việc hoàn toàn không đơn giản và khá nặng nhọc khi bệnh nhân của cô thường bị liệt nửa người. Thật vất vả để giúp họ cử động tay chân theo mong muốn của người hướng dẫn.

Đó là chưa kể những hạn chế về ngôn ngữ khiến cô khó chuyển tải điều mình muốn nói đến người bệnh. Không thể dùng ngôn ngữ, Yukari đã có sáng kiến vẽ hình và chú thích số lần tập cho mỗi động tác, để mọi người có thể theo đó tự tập, dù là đang được điều trị tại bệnh viện hay đã về nhà.

Phương pháp vật lý trị liệu do cô phụ trách, theo bác sĩ Hà Văn Tâm, Giám đốc Bệnh viện Tân Châu, là những tinh hoa trong phương pháp điều trị của Nhật Bản, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn nhiều so với cách châm cứu cũ của bệnh viện. Tuy vẫn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng các bệnh nhân sau một thời gian điều trị cũng có thể cử động chân tay, đi lại hay làm việc nhẹ.

Bên cạnh thời gian luyện tập cho bệnh nhân, Yukari còn một nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng là hướng dẫn, đào tạo lại cho đội ngũ y - bác sĩ ở các xã và các huyện lân cận về chuyên môn này. Quá trình đào tạo sẽ kéo dài 2 năm, trong suốt thời gian cô công tác tại đây. Ngôn ngữ hạn chế là một thách thức khá lớn, đòi hỏi ở cô gái trẻ tính kiên nhẫn cũng như nỗ lực hòa nhập vào cuộc sống mới.

Tình nguyện để học hỏi

Điều gì đã khiến một kỹ sư trẻ quyết định rời xa cuộc sống sung túc ở Nhật để trở thành một tình nguyện viên? Yukari kể rằng ban đầu chỉ là ý thích được làm việc ở nước ngoài và VN là lựa chọn số 1 vì có môi trường an toàn nhất. Nhờ tổ chức phi chính phủ Jica giới thiệu, cô cùng hơn 50 bạn trẻ Nhật khác đã trở thành những tình nguyện viên tại khắp mọi vùng ở VN.

Làm tình nguyện viên có nghĩa là không hề có thu nhập, nhưng bù lại, Yukari rất vui vì biết thêm nhiều điều. Đó là cơ hội để được đi đó đây, được làm quen với cuộc sống mới và những con người mới, được sử dụng kiến thức vào những việc có ích và cũng học hỏi được nhiều tinh hoa từ cách điều trị tại VN. Yukari mong muốn những vốn sống đó sẽ giúp nhiều cho công việc của mình sau này.

Không nản chí

Cuộc sống tuy không tiện nghi như ở Nhật Bản nhưng Yukari cũng được trang bị một căn phòng có máy lạnh ngay tại bệnh viện. Và quan trọng hơn, cô được các đồng nghiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ, được các bệnh nhân rất tôn trọng. Sang VN chưa lâu, chưa có nhiều bạn bè để chia sẻ nên cô rất nhớ nhà.

Không những thế, Yukari còn phải tập ăn uống theo kiểu VN. Nhiều lúc nhớ những món ăn thuần túy kiểu Nhật nhưng đành chịu thèm vì chỗ cô ở không có nhà bếp, còn nhà hàng Nhật ở một huyện nhỏ như Tân Châu thì hiển nhiên là không có rồi. Sách báo Nhật cũng thiếu. Mọi tin tức thời sự, Yukari đều tìm trên Internet.

Lúc rảnh rỗi, Yukari thường lên mạng viết thư về cho bố mẹ hay lấy xe đạp lang thang vài vòng quanh huyện, vừa tập thể dục vừa thư giãn và cũng để làm quen với môi trường và người dân ở đây. Tuy điều kiện sống còn thiếu thốn nhiều, nhưng Yukari không hề nản lòng. Cô chỉ mong muốn làm sao nói tốt tiếng Việt hơn nữa để hiểu mọi người xung quanh và hòa nhập nhanh hơn với cuộc sống mới.

Theo Kim Vân, Người lao động

Ren Shuyamaru
16-01-2008, 08:02 PM
Có 46 tình nguyện viên thuộc chương trình Tình nguyện viên hợp tác hải ngoại Nhật Bản hiện đang hoạt động tại nhiều tỉnh, thành phố của VN ở nhiều lĩnh vực.


http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ImageID=79418
Các tình nguyện viên Nhật Bản (giữa) và bạn trẻ VN thư giãn với nghệ thuật gấp giấy origami (Nhật)

Trước khi sang VN hầu hết đều không thông thạo tiếng Việt, và tất nhiên chưa hiểu nhiều về văn hóa, phong tục người Việt.

Nhưng chỉ sau một thời gian cùng sống và hoạt động tình nguyện tại các địa phương, các tình nguyện viên đã thật sự hòa mình với cuộc sống của người dân nơi họ tìm đến.

Từng học chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Nhật Bản, Mori Shizuko, 29 tuổi, đã đăng ký tham gia tình nguyện trong dự án phát triển nông thôn mới tại xã Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Sau hơn một năm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với bà con nơi đây, Shizuko đã nói tiếng Việt rất thành thạo.

Cùng với cán bộ UBND xã Bố Hạ, Shizuko đã tham gia xây dựng nhiều dự án của Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, giúp bà con nông dân phát triển kinh tế chăn nuôi. Shizuko khoe: “Mỗi lần giúp bà con, họ thường mời mình ăn cơm đấy”.

Kose Megumi (30 tuổi) đang tham gia dự án phát triển nông thôn mới tại xã Dĩnh Kế, thị xã Bắc Giang trong lĩnh vực phát triển tiểu thủ công nghiệp, lương thực, thực phẩm. Megumi cho biết: “Bánh đa kế là đặc sản của địa phương nhưng chỉ được bán nhỏ, lẻ ven đường. Chúng tôi đang hướng dẫn bà con mở cửa hàng và nghĩ cách thu hút người mua”.

Từng tham gia nhiều hoạt động tình nguyện ở Anh, Nhật Bản, Megumi thú thật “tình nguyện ở VN là khó nhất” vì ngoài ngôn ngữ, diện tích đất nông nghiệp ở các xã ngày càng bị thu hẹp, thanh niên nông thôn không có việc làm. Do vậy, dự án phát triển nông thôn mới gặp nhiều khó khăn trong việc tạo thêm nhiều việc làm cho lao động ở các làng, xã.

Tuy nhiên, những khó khăn ấy chưa hề khiến họ chùn chân. Được biết, sáu tháng nữa nhóm tình nguyện viên này sẽ kết thúc thời gian hoạt động của mình tại VN. Một đợt tình nguyện viên mới (được tuyển chọn rất kỹ ở Nhật Bản) đang rất háo hức chờ lên đường sang VN tiếp tục thực hiện những dự án tình nguyện mới.

(Theo Tuổi Trẻ)

Ren Shuyamaru
16-01-2008, 08:03 PM
Đó là lời tự giới thiệu của Takahashi khi vừa đặt chân xuống sân bay Nội Bài. Cùng với 28 tình nguyện viên xứ hoa anh đào, chàng trai trẻ đang giảng dạy tại trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật TP HCM.

Trước khi sang Việt Nam, Takahashi đã có thâm niên 3 năm làm hướng dẫn viên du lịch. Mỗi khi hướng dẫn cho người Việt, anh lại làm giàu thêm vốn hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.

Tạm biệt xứ Phù Tang xinh đẹp, anh tình nguyện giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu hơn về văn hoá, truyền thống, cách sinh hoạt của người Nhật. Takahashi kể: "Tiếng Việt khó lắm. Tôi phải học miệt mài ngày đêm trong suốt 3 tháng ở Hà Nội. Khi vào TP HCM, cách sử dụng từ lại khác, thế là phải học tiếp". Trong lúc nói chuyện, Takahashi vấp phải một từ Việt nào đó chưa tìm được, lập tức anh chuyển sang tiếng Anh rất lưu loát. Anh phát âm tiếng Việt khá chuẩn và luôn chăm chút học từng dấu sắc, hỏi, ngã, nặng... Trên lớp, anh thường sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh để sinh viên hiểu kỹ bài giảng.

Takahashi cũng rất khoái món ăn Việt Nam. Chỉ có duy nhất một món là anh cố gắng lắm nhưng không làm sao tiêu thụ nổi, đó là "mắm tôm". Còn anh không từ chối bất cứ món nào trên bàn ăn.

Một ngày của Tanahashi bắt đầu lúc 7h. Anh đến trường dạy học và cũng ăn cơm bụi như các bạn. Những buổi chiều cuối tuần, nhóm tình nguyện lại cùng nhau đến các quán nhậu bình dân hô "1-2-3- dzô!" rất rôm rả.

Tanahashi thấy văn hoá Nhật và Việt Nam có nhiều nét tương đồng, vì vậy anh bớt nhớ nhà hơn. Anh nhận xét: "Người Việt rất tình cảm". Ngày sinh nhật chính anh còn quên khuấy mất thế mà các thày cô giáo, đồng nghiệp, sinh viên lại nhớ. Khi bánh sinh nhật được mang đến, Takahashi cảm động vô cùng. Những chuyến cùng sinh viên đi thực tế, tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh khiến anh rất say mê thiên nhiên Việt Nam.

(Theo Thế Giới Mới)

Ren Shuyamaru
16-01-2008, 08:05 PM
Với những kinh nghiệm về phát triển y tế cộng đồng, từ hai năm nay, cô gái tình nguyện viên người Nhật Bản Matsugawa Norie đã trở thành cô giáo về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho các em nhỏ tại trường tiểu học và mầm non thuộc 15 xã và thị trấn ở tỉnh Thanh Hoá.


http://www.nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/chinhtri/nt_vt/141206/Image/i43_154323.jpg
Norie (bên trái) và Moriyama cùng các em nhỏ Trường mầm non xã Hoằng Xuân.


Nếu không được giới thiệu trước thì khó nhận ra cô gái xinh xắn ấy đến từ Nhật Bản. Cô là Matsugawa Norie, tình nguyện viên của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), hiện đang làm việc với Hội Chữ thập đỏ huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Nói tiếng Việt khá rõ, Norie giới thiệu với chúng tôi những người đồng nghiệp của mình ở Hội Chữ thập đỏ, những người bạn Việt Nam luôn đồng hành cùng cô trong các hoạt động phát triển y tế cộng đồng.

Ðây là lần đầu tiên Norie đến Việt Nam, nhưng câu chuyện và hình ảnh về đất nước hình chữ S ấy từ nhỏ cô đã được nghe và thấy. Quê cô ở đảo Okinawa xa xôi. Cô tự học tiếng Việt và mong ước được đến Việt Nam. Cô chọn lĩnh vực phát triển y tế cộng đồng tại Trường cao đẳng y tế Okinawa để làm việc cho JICA tại Việt Nam.

Norie đến Thanh Hóa vào cuối năm 2004. Trong những tháng đầu, ban ngày cô làm việc còn buổi tối học tiếng Việt. Cô mượn nhiều loại sách về đọc để tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và con người xứ Thanh. Nhờ vốn tiếng Việt kha khá, cô nhanh chóng làm quen với môi trường làm việc của Hội Chữ thập đỏ huyện Hoằng Hóa.

Norie thuê nhà trọ trong một thị trấn nhỏ, cách trụ sở Hội chừng tám cây số. Cô gái người Nhật Bản này được coi như một thành viên của Hội Chữ thập đỏ. Hằng ngày, cô cùng các cán bộ Hội lên kế hoạch hoạt động cho mỗi tuần, mỗi tháng. Anh Phạm Hùng Mạnh, Chủ tịch Hội cho biết: "Với kinh nghiệm và kiến thức về phát triển y tế cộng đồng, những bài giảng của Norie đều rất thuyết phục chúng tôi. Ngay từ ngày đầu, cô đã có những sáng kiến đóng góp cho các hoạt động cộng đồng trong địa bàn huyện".

Norie biên soạn tài liệu giảng dạy bằng tiếng Việt về giáo dục y tế dành cho trẻ em. Lịch công tác của cô thường là những chuyến đi xuống xã, giảng dạy ở các trường tiểu học và mầm non. Theo chân các cán bộ Hội Chữ thập đỏ và các y, bác sĩ, Norie tới các xã, thị trấn tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho hàng nghìn lượt bà mẹ và trẻ em, kiểm tra sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho nhiều người tàn tật, người cao tuổi.

Trao đổi về công tác y tế ở địa phương, cô chia sẻ: "Ở các xã tôi đến, thiết bị y tế còn nhiều thiếu thốn. Nếu được trang bị thêm các thiết bị y tế, chắc chắn công tác chăm sóc sức khỏe sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, điều làm tôi ghi nhớ nhất là người dân địa phương rất có ý thức phòng tránh bệnh dịch...". Nhiệt tình và trách nhiệm, cô gái Nhật Bản ấy đã trở thành người thân của nhiều gia đình xứ Thanh.

Trong trụ sở của Hội Chữ thập đỏ huyện Hoằng Hóa, nhiều tờ rơi, áp-phích tuyên truyền khá ấn tượng treo trên tường. Thấy tôi chú ý, chị Nguyễn Thị Mạnh, cán bộ của Hội giới thiệu: Ðó là những "tác phẩm" của Norie, từ những tờ rơi tuyên truyền về cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong nhân dân đến những tấm pa-nô, áp-phích tuyên truyền về bệnh cao huyết áp và cách phòng ngừa, tuyên truyền hiến máu nhân đạo. Dường như Norie có duyên trong việc thiết kế các sản phẩm tuyên truyền bởi những sản phẩm ấy dễ đọc, dễ nhớ và gần gũi với cuộc sống của người dân.

Sau cơn bão vào tháng 7 năm ngoái ảnh hưởng nặng nề tới đời sống và công việc sản xuất của các xã ven biển như Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh. Nhiều người dân nơi đây vẫn còn nhớ hình ảnh cô gái Nhật Bản trong đoàn Hội Chữ thập đỏ bận rộn với công tác y tế và khắc phục hậu quả, thiệt hại sau cơn bão. Norie lập kế hoạch kêu gọi sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài huyện Hoằng Hóa để sửa chữa nhà, nơi làm việc của người tàn tật, hỗ trợ nhiều hộ dân với tổng trị giá gần 25 triệu đồng.

Hai năm ở xứ Thanh, Norie đặt chân đến 15 xã và thị trấn của huyện Hoằng Hóa. Cô thích được tự lái xe máy đến với trẻ em nhiều trường mầm non, có trường cách xa trung tâm huyện tới hai, ba chục cây số. Tỏ ra khá thạo nấu món ăn Việt Nam, Norie xắn tay cùng các cô vào bếp nấu bữa trưa cho các em. Lần nào đi, cô cũng mang theo rất nhiều quà tặng các em, khi thì gói kẹo, hộp bánh, khi lại hộp bút mầu hay những đồ chơi hình bông hoa, hình con vật ngộ nghĩnh. Những đồ chơi bằng giấy mầu sặc sỡ này do chính Norie tự tay làm, góp thêm vào "bộ sưu tập" đồ chơi khiêm tốn của nhiều trường mầm non. Chương trình "Nụ cười thế giới" mà cô tổ chức cũng quyên góp được 15 triệu đồng mua đồ chơi cung cấp cho các trường mầm non khó khăn trong huyện.

Với những kinh nghiệm phát triển y tế cộng đồng, Norie còn trở thành cô giáo về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho các em nhỏ tại các trường tiểu học và mầm non. Cuối tháng 11 này, cô cùng đoàn công tác của JICA chở nhiều thùng sữa tươi đến tặng trẻ em Trường mầm non xã Hoằng Thanh, một trong những xã khó khăn nhất của huyện Hoằng Hóa.

Ông Moriyama, chuyên gia của JICA cho biết: "Ðây là toàn bộ phần thưởng mà Norie vừa nhận được trong cuộc thi "Ðặt khẩu hiệu cho ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam", cuộc thi nằm trong khuôn khổ dự án Nâng cao Kỹ thuật Chăn nuôi Bò sữa tại các trang trại vừa và nhỏ ở Việt Nam của JICA". Nằm bề bộn trong công trình xây dựng, lẫn với các phòng học của trường tiểu học, trường mầm non xã cho dù chỉ mới hoàn thành một dãy nhà khang trang với bốn phòng học nhưng đó là sự giúp đỡ của các tổ chức, nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương. Xã Hoằng Thanh có tới 600 trẻ ở độ tuổi mầm non nhưng mới có hơn 200 em được đi học. Tuy nhiên, theo ông Lê Phú Tưởng, Chủ tịch UBND xã, con số này cũng gấp hai, ba lần so với các năm trước.

Tham dự buổi dạy cùng mẹ Tơ, mẹ Oanh và các mẹ, Norie không quên dùng bài giảng với nhiều hình vẽ sinh động hướng dẫn các em đọc, học thuộc nhiều câu như rửa tay trước mỗi bữa ăn, rửa chân trước khi đi ngủ và đánh răng, súc họng, rửa mặt sau mỗi buổi sáng thức dậy. Cô dặn dò các em nhớ thực hành đúng như vậy.

Cô Phùng Thị Hạnh, Hiệu trưởng trường mầm non nói: "Mỗi lần về sinh hoạt với trẻ em, Norie đều chia sẻ với chúng tôi về cách dạy các em nhỏ phương pháp chăm sóc sức khỏe, công việc tưởng chừng đơn giản, nhưng với các em nhỏ, đòi hỏi lòng nhiệt tình và sự kiên nhẫn". Norie muốn truyền cho trẻ em kiến thức đời thường bắt đầu từ những việc nhỏ nhoi ấy nhằm giúp các em hình thành dần ý thức và tạo thói quen thực hiện trong cuộc sống.

Norie hẹn lần sau sẽ mang đến cho các em nhiều điều bất ngờ nữa. Những điều mang lại cho các em niềm vui và tiếng cười. Cuối năm nay là kết thúc thời gian hai năm làm tình nguyện viên của cô. Trước mắt cô, còn nhiều dự định mới về phát triển y tế cộng đồng cũng như nhiều kế hoạch hợp tác với Hội Chữ thập đỏ Hoằng Hóa. Tạm biệt Norie, cô cười tươi và nắm chặt tay tôi: "Mình sẽ trở lại xứ Thanh, trở lại Việt Nam".

TRÀ MY (nhandan.com.vn)

Ren Shuyamaru
16-01-2008, 08:07 PM
Ngày càng có nhiều người nước ngoài tìm đến Việt Nam như tìm về một vùng đất chứa đựng nhiều điều hấp dẫn. Câu chuyện về các tình nguyện viên từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Jica có mặt tại Việt Nam, đón chào năm mới cùng người dân Việt Nam sẽ thêm một lần nữa cho thấy, tiềm năng Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.


http://www.vtv.vn/HTML/Data/resources/Original/Image/2007/01/02/20070102104350_21ve.jpg

Căn phòng nhỏ tại thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên là nơi dừng chân 6 tháng qua của Shozo Tsukada trong hành trình đến Việt Nam. Anh là một trong số những tình nguyện viên của Nhật Bản, và đây là lần đầu tiên anh đón năm mới xa nhà.

Bàn làm việc của anh hôm nay trở nên ấm áp hơn khi ngay trên bàn là bức ảnh về những người thân trên đất nước Nhật Bản. Cha mẹ, em gái, bạn bè - họ vẫn như ở bên anh, ngay trên đất nước Việt Nam này. Bức thư mừng năm mới gửi đi và những bức thư đón nhận. Những hình ảnh về hoa đào rực rỡ như đưa anh về với quê hương. Ngày đầu năm mới được Shozo đón chào theo cách riêng như vậy - cách của những tình nguyện viên luôn mong muốn thắt chặt mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.

Anh Shozo Tsukada cho biết, nếu ai đó được nhìn tập giáo án của Shozo mới thấu hiểu Việt Nam lôi cuốn anh đến mức nào. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật ở Nhật Bản với anh không khó bằng phải học tiếng Việt trong vòng 3 tháng, để rồi có thể đến giảng dạy mỹ thuật tại Nhà thiếu nhi Phú Yên. Mỗi bài giảng là mỗi lần anh chuẩn bị kỹ vốn tiếng Việt mà theo anh là khó và đẹp tựa như bông hồng có gai…

6 tháng Shozo có mặt tại Việt Nam - cũng là từng ấy thời gian anh đã khẳng định quyết định của mình là đúng đắn: Việt Nam thực sự là nơi cần đến. Ở đây, mọi đứa trẻ luôn gọi anh là thầy Shozo. Thầy Shozo đã hướng dẫn các em bằng cả tâm huyết, thắp trong các em tình yêu hội họa.

(VTV)

Ren Shuyamaru
16-01-2008, 08:13 PM
Hơn 1 năm nay, bác sĩ và bệnh nhân ở khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, rất quen thuộc với cô bác sĩ trẻ Yoko Nishimura - kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Cô đã giúp nhiều bệnh nhân bị tàn tật được lành lặn trở về cộng đồng bằng những bài tập đơn giản mà hiệu quả.

Khi mới sang Việt Nam, Yoko Nishimura thật bất ngờ khi biết số người bị chấn thương sọ não, cột sống, tay chân... ở Việt Nam cao gấp nhiều lần ở Nhật Bản. Công việc của cô vì thế cũng vất vả, khó khăn hơn nhiều so với thời gian ở quê hương.


http://www2.vietbao.vn/images/vn1/xa-hoi/10915537-a1.jpg
Yoko Nishimura bên bệnh nhân VN

Mỗi ngày, riêng cô chăm sóc, giúp hồi phục cho 6-7 bệnh nhân. Bằng vốn tiếng Việt ít ỏi, bác sĩ trẻ người Nhật này cố gắng thể hiện những thao tác hướng dẫn điều trị thật đơn giản đến người bệnh. Cô xoa bóp những cánh tay bị gẫy xương để giảm phù nề và uốn nắn từng cử động nhỏ. Khi tay phải của người bệnh khó cử động, cô còn dạy cho họ dần quen sử dụng tay trái.

Theo Yoko, nhiều bệnh nhân ở Việt Nam không có điều kiện luỵện tập hoặc cách phục hồi chưa đúng cách. Họ không biết rằng càng luyện tập sớm thì khả năng phục hồi càng cao. Yoko cũng mong muốn, với số bệnh nhân nhiều như hiện nay thì ngành vật lý trị liệu cần được quan tâm phát triển hơn nữa.

Còn một năm hết thời gian tình nguyện song Yoko Nishimura cho biết, rất muốn ở Việt Nam thêm nữa bởi cô yêu mến đất nước này, muốn được phục vụ người bệnh. "Tôi nghĩ rằng phải giúp người bệnh phục hồi, để trở thành người sống có ích. Tôi là bác sĩ nên hiểu được nỗi đau của người bệnh" - Yoko nói.


Cũng là một bác sĩ tình nguyện, Kadono Makoto, 34 tuổi, đang hoạt động tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Hằng ngày, anh giúp các bác sĩ chụp X quang cho người bệnh, chẩn đoán bệnh.


http://www2.vietbao.vn/images/vn1/xa-hoi/10915537-a3.jpg
Anh Kadono Makoto

Kadono cho biết, rất thích làm tình nguyện ở các nước đang phát triển vì các nước này còn khó khăn. "Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về văn hoá với Nhật Bản nên khi được mời đi làm tình nguyện, tôi nhận lời ngay" - Kadono nói.

Tuy nhiên, theo Kadono, chế độ y tế của Việt Nam chưa bằng Nhật Bản. Ở Nhật, tất cả mọi người đều có bảo hiểm y tế, nên Việt Nam khi phát triển kinh tế cần quan tâm hơn đến sức khoẻ cộng đồng hơn nữa.


Từ khi là sinh viên, Kose Megumio, 29 tuổi, đã thường làm công tác tình nguyện viên như nhặt rác, giúp người già ở viện dưỡng lão, chăm sóc trẻ em... Do vậy, cô đến với vùng nông thôn thị xã Bắc Giang, Việt Nam với đầy lòng nhiệt tình, tận tâm. Công việc của cô là phụ trách dự án phát triển nông thôn mới ở xã Dĩnh Kế - một xã điểm của thị xã.


http://www2.vietbao.vn/images/vn1/xa-hoi/10915537-a5.jpg
Chị Kose Megumio

Cùng sống với người nông dân, Kose hướng dẫn họ cách bán loại bánh đa đặc sản của địa phương theo phương pháp mới. Không còn thụ động đợi khách hàng đến mua mà phải giới thiệu sản phẩm, mở cửa hàng để thu hút khách. "Tôi thấy người nông dân nhìn nhận sự việc còn hạn hẹp, họ chỉ biết trong làng mình thôi, nên cần phải thay đổi. Đất nông nghiệp dần bị thu hẹp song người dân rất lúng túng khi chuyển sang làm nghề khác" - Kose nói.

Kose hướng dẫn cho người dân cách tiếp thị sản phẩm, nhờ thế, những sản phẩm bánh đa, đồ gỗ, đồ gia dụng của xã này đã có mặt trên khắp đất nước. Trong các siêu thị lớn ở Hà Nội, món bánh đa Kế được nhiều người tiêu dùng đón nhận.

Kose cho biết, chỉ mấy ngày đầu đến Việt Nam còn buồn bã, song cô đã cảm thấy ấm áp, vui vẻ khi sống với bà con nông dân, cô nhận được rất nhiều tình cảm của người dân dành cho cô. "Thời gian ở Việt Nam sẽ là đáng nhớ nhất trong những lần đi làm tình nguyện của tôi", Kose nói.


Trong 10 năm qua, 135 tình nguyện viên Nhật Bản đã được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản cử đến làm việc tại Việt Nam, theo chương trình Hợp tác hải ngoại Nhật Bản. Hiện nay, 46 tình nguyện viên vẫn đang tiếp tục hoạt động trên nhiều tỉnh thành trong cả nước trong nhiều lĩnh vực như phát triển cộng đồng, y tế, giáo dục và thể thao.
2005 sẽ là năm kỷ niệm 10 năm chương trình hợp tác này tại Việt Nam. Đây là cơ hội để nhìn lại và đánh giá những khó khăn cũng như những nỗ lực của các tình nguyện viên trong thời gian qua.

(Vnexpress)

Ren Shuyamaru
16-01-2008, 08:17 PM
Trong 2 ngày 16 và 17/9/07, 22 đoàn viên của Đoàn thanh niên thành phố Beppu đã đến giao lưu và hoạt động tình nguyện tại xã Hương Sơn huyện Lạng Giang (Bắc Giang).


http://www2.vietbao.vn/images/vn7/the-gioi-tre/70097802-116378sm.jpg
Các tình nguyện viên hướng dẫn cách làm đồ chơi cho thiếu nhi xã Hương Sơn

Tại đây, Đoàn thanh niên Beppu đã giao lưu với đoàn thanh niên xã Hương Sơn, hướng dẫn cách làm đồ chơi cho các em thiếu nhi; tặng máy tính, 1 tủ sách và 50 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã.

Ngoài 22 đoàn viên thanh niên của thành phố Beppu, 5 tình nguyện viên Nhật Bản đang công tác tại tỉnh Bắc Giang cũng tham dự hoạt động này.

(Laodong)

Ren Shuyamaru
16-01-2008, 08:19 PM
"Ăn cơm như thế có ngon không?” là một trong rất nhiều chú thích tỉ mỉ bằng tiếng Việt của những tấm hình mà Seiji Naito chụp và in trong bản báo cáo của mình. Anh ghi nhớ kỹ chi tiết này vì cái bàn ăn không vừa tầm với trẻ khuyết tật khiến thức ăn cứ đổ ra ngoài khi em cố đưa vào miệng.


http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/huongnt/seiji250605.jpg
Seiji đang luyện tập cho trẻ khuyết tật.

Anh tâm tư, tìm tòi để thiết kế cái bàn ăn cá nhân bằng giấy cactông cho phù hợp với thể trạng các em khuyết tật. Nói tới cái bàn "độc quyền kiểu dáng" của mình, Seiji kể đó là do anh đi tới mấy công ty Nhật Bản ở Khu công nghiệp Biên Hòa xin cactông về tự làm. "Bàn ăn làm bằng giấy vậy cho nhẹ, bé nào cũng có thể tự dọn bàn ăn được".

Seiji Naito là một tình nguyện viên đang làm việc tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật Đồng Nai với tư cách là kỹ thuật viên về vật lý trị liệu cho trẻ khuyết tật, hỗ trợ trung tâm nâng cao kỹ thuật chăm sóc trẻ khuyết tật và tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội.

Anh chàng người Nhật với mái tóc hoe vàng nhìn rất tài tử hóa ra là một “thầy lang”, theo một khía cạnh nào đó, rất tận tụy và đầy nhiệt tình trong công việc. Mớ tiếng Việt mới học ba tháng ở Nhật và thêm một tháng ở Việt Nam để chỉnh sửa từ giọng Bắc qua giọng Nam vậy mà đủ để anh nói chuyện với các bệnh nhân bé con của mình luôn miệng và tiếng cười thì đầy ắp phòng.


Các cô giáo, các xơ ở trung tâm ai cũng quí Seiji. Họ kể Seiji làm việc liên tục; thời gian rảnh lại nghiên cứu sách vở thêm về môn vật lý trị liệu. Seiji chỉ đặt lưng ngủ lúc 2-3 giờ sáng.


Họ nói anh không sợ dơ (trẻ khuyết tật thường không làm chủ được một số cơ quan trên cơ thể), không bao giờ ngại khó khi tập luyện và chăm sóc các em. Các bé liên tục dụi đầu vào người Seiji khi anh xoa bóp cho chúng. Đó là một cách rất riêng của trẻ khuyết tật khi tỏ ý yêu thương ai.


Rồi cũng anh nhờ vị giám đốc người Nhật dán thông báo “tuyển dụng” nhân viên đến chơi với các bé ở trung tâm. “Vấn đề không phải là quyên góp tiền mà là sự quan tâm của xã hội dành cho các trẻ khuyết tật. Một trong những cách giúp trẻ mau hồi phục chính là giúp các bé giao tiếp với xã hội bên ngoài nhiều hơn” - Seiji nói. Seiji còn viết rất nhiều tài liệu bằng tiếng Việt cho trung tâm để sau này khi anh về nước, trung tâm sẽ có cái để nghiên cứu và phát triển thêm.


"Chúng tôi rất trân trọng những đóng góp của các tình nguyện viên Nhật Bản, có những thứ quan trọng hơn tiền rất nhiều, đó chính là con người” - giám đốc Trung tâm Phạm Văn Huề nhận xét. Nhưng hẳn ông cũng rất tin rằng Seiji rồi sẽ quay lại. Như anh đã hứa rất chân thành.



Theo Tuổi trẻ

Ren Shuyamaru
16-01-2008, 08:26 PM
Hiromi - cô bạn người Nhật đang làm việc tại Nghệ An với vai trò một nữ hộ sinh tình nguyện đã dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi của mình cho những người bạn khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam. Hai năm có mặt tại Việt Nam là khoảng thời gian Hiromi đã sống và làm việc hết mình.


http://images.timnhanh.com/tintuc/20070831/big/bao6b_1188521145.jpg
Hiromi và Nhung


Từ tình bạn với Nhung...

Dù đã yên ổn với vai trò một nữ hộ sinh ở đất nước phát triển, nhưng Hiromi quyết định "đăng ký đi làm tình nguyện, giúp đỡ người nghèo" trước sự can ngăn của bạn bè và người thân. Đặt chân tới Nghệ An, bắt đầu công việc trong một tổ chức tình nguyện với nhiệm vụ nữ hộ sinh, Hiromi ngỡ ngàng khi "vốn liếng" tiếng Việt học gần nửa năm trời hầu như sử dụng không phù hợp, bởi tiếng nói của người địa phương rất khác so với câu chữ mà Hiromi đã học. Một buổi chiều, đang lang thang trên đường phố của Nghệ An, bỗng cô bạn Nhật bắt gặp một cô gái Việt Nam đang ngồi vắt ngang trên chiếc xe đạp, miệng mỉm cười thật tươi tắn, vẫy tay với Hiromi "Hello!". Hiromi rất đỗi kinh ngạc, vì "một cô gái chân chỉ ngắn bằng nửa chân người bình thường và ngồi vắt ngang xe bất động, nhưng lại có một nụ cười và thái độ thân thiện đến bất ngờ". Vài ngày sau, Hiromi gặp lại cô gái đó đến bệnh viện khám sức khỏe theo chương trình dành cho nạn nhân chất độc da cam, và từ giây phút đó, cả hai trở thành một đôi bạn thân thiết. Cô bạn gái khuyết tật tên là Nguyễn Cẩm Nhung - hiện đang đảm trách nhiệm vụ hướng dẫn tin học cho Trung tâm tin học Công Hùng (Nghệ An), một trung tâm đặc biệt dành riêng cho người khuyết tật. Vậy là "chất Nghệ" từ đó "xâm nhập" vào Hiromi. Cô bạn Nhật cười khoe: "Chị Nhung tâm lý lắm. Ở cạnh chị ấy, mình học được rất nhiều thứ. Chị truyền cho mình sự tự tin, cái mà lý ra, thật khó tìm ở một người khuyết tật". Có lần, Hiromi hỏi Nhung tại sao lúc nào cũng thấy Nhung vui vẻ, nụ cười lúc nào cũng bừng sáng, Nhung đã hồn hậu trả lời: "Mình buồn, những người xung quanh cũng sẽ buồn theo, nhất là những người thân của mình, vì vậy cũng chẳng hạnh phúc gì. Nghĩ vậy nên lúc nào mình cũng sống thật vui vẻ!".

...Đến những chiếc xe lăn "xuyên biên giới"

Một hôm, khi Nhung đang ngồi miệt mài bên chiếc máy tính, bỗng thấy Hiromi bước vào, khệ nệ khiêng trên tay chiếc xe lăn. Nhung nói vui: "Giá mà Nhung cũng có một chiếc xe lăn đẹp như vậy, sẽ đỡ phiền hà cho những người xung quanh biết bao". Lâu nay, gia đình khó khăn, nên Nhung không dám mơ đến một chiếc xe lăn để sử dụng. Không ngờ, Hiromi cười thật tươi: "Thì đây là món quà Hiromi dành cho chị đấy!". Nhung cảm động đến rơi nước mắt. Càng cảm động hơn khi nghe Hiromi kể về hành trình của chiếc xe lăn này. Nhờ là một tình nguyện viên nên Hiromi xin được của một tổ chức từ thiện ở Nhật Bản chiếc xe lăn, và qua e-mail, cô thuyết phục một người bạn của mình khi đi du lịch sang Việt Nam, xách tay mang theo, sẽ tránh được những phí tổn không cần thiết. Chiếc xe lăn mất 10 kg, nghĩa là người bạn đó phải bỏ lại một số quà cáp, vật dụng sinh hoạt... Và cũng bằng cách này, Hiromi đã thuyết phục những người bạn ở Nhật mang sang 10 chiếc xe lăn cho các bạn khuyết tật Nghệ An. Hết "nguồn" bạn bè, Hiromi nghĩ thêm phương pháp mới. Cô vào mạng và tìm kiếm những người Nhật chuẩn bị sang Việt Nam du lịch, với lời hứa sẽ làm hướng dẫn viên du lịch tình nguyện nếu họ đến Nghệ An, cô bạn đã thuyết phục khách du lịch mang thêm 5 chiếc xe lăn khác cho các bạn... Những chiếc xe lăn này là "hàng độc" không phải do hiếm, mà bởi lộ trình của nó từ đất nước Nhật đến với những người bạn khuyết tật Việt Nam. Mỗi khi một chiếc xe lăn xuất hiện, lại có nước mắt xen lẫn niềm hạnh phúc vô bờ của những người bạn kém may mắn trong cuộc sống, giờ đã có thêm một vật dụng hỗ trợ đắc lực cho những bước tiến về phía trước...

Theo TNO

Ren Shuyamaru
16-01-2008, 08:29 PM
“Xin chào, tui là Hoa, nữ hộ sinh của Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc, Nghệ An…”. Chất giọng xứ Nghệ đậm đà, có phần khó nghe và gương mặt hơi thuần Việt khiến nhiều người nghĩ cô gái trẻ này là dân xứ Nghệ thứ thiệt.


http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=108276
Hiromi đang khám cho trẻ sơ sinh

Đó là tình nguyện viên Takahashi Hiromi, đến từ Hokkaido, một hòn đảo phía Bắc Nhật Bản.

Hiromi được “tuyển dụng” làm nữ hộ sinh tại Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc theo Chương trình Hợp tác tình nguyện viên hải ngoại Nhật Bản (JOCV) của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cách đây hai năm.

Trước khi đến Việt Nam, Hiromi đã có kinh nghiệm bốn năm làm hộ lý tại Trung tâm Y tế Quốc tế Nhật Bản, sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng, y tế và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em của trường ĐH Tổng hợp Ryukyus.

Hiromi kể, ban đầu khi sang Việt Nam được “tuyển” vào Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc, cách thủ đô Hà Nội trên 300 km, cô rất lo lắng. Vậy nhưng, dẫu sinh ra và lớn lên ở một đất nước tiên tiến, hiện đại, khi sang Việt Nam sống và làm việc ở một vùng đất nghèo như Nghi Lộc, Hiromi đã thích nghi rất nhanh, mọi lo lắng dần tan biến. Mọi thứ xung quanh đều mới lạ và bản thân Hiromi lại thích khám phá.

Làm việc ở khoa sản, từ lau rửa buồng bệnh, vệ sinh cho sản phụ, tắm rửa cho trẻ sơ sinh, đến lau cho bé trong ***g ấp, chăm sóc cho trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, giúp cho bé bú, Hiromi đều tận tụy thái độ luôn ân cần, không nề hà, né tránh một bệnh nhân nào.

Có những bệnh nhân chuyển dạ đẻ, Hiromi đã thức suốt đêm để xoa bóp cho sản phụ giúp làm dịu cơn đau… Hiromi vẫn thường đạp xe đến nhà thăm khám cho sản phụ và cháu bé mà cô đã đỡ đẻ. Hiromi còn lăn lộn đến các trạm y tế xã tham gia khám phụ khoa, đặt vòng.

Nhiều bà mẹ ở Nghi Lộc từng được Hiromi đỡ đẻ, nay con lớn biết nói, gặp lại cô họ luôn dạy con mình gọi cô là “Mẹ”. Hai năm làm tình nguyện viên tại khoa Sản Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc, Hiromi nhớ lại, cô đã đỡ đẻ cho trên 50 em bé chào đời.

Theo bác sỹ - Trưởng khoa Lê Kế Tú: “Hiromi là người không ngại khó, ngại khổ. Đã có không ít gia đình đặt tên cho con là Nhật (Nhật Bản), để nhớ đến “mẹ” Hiromi.

Hiromi từng rất ngạc nhiên khi chứng kiến một bà mẹ trẻ sinh em bé chỉ nặng 1,5kg, vậy mà người mẹ ấy vẫn cho con bú, nuôi con theo điều kiện bình thường, không phải nuôi trong ***g ấp như ở Nhật.

Để giúp phục vụ tốt các sản phụ, Hiromi đã cất công làm cuộc “Điều tra suy nghĩ bệnh nhân” trong nhiều tháng, với những câu hỏi đặt ra, là chị em phụ nữ khi mang bầu, sinh con, họ kỳ vọng gì đối với những y, bác sỹ ở bệnh viện.

Trước khi sang Việt Nam, Hiromi đã có 3 tháng học tiếng Việt tại Nhật và thêm 1 tháng tại trường ĐHKH Xã hội - Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Về làm tình nguyện viên tại Nghi Lộc, Hiromi nhận xét là tiếng nói rất nặng, khó nghe, lại có nhiều từ ngữ địa phương khiến cô không hiểu.

Tuy nhiên, với tính cách cởi mở, gần gũi với nhiều bệnh nhân, Hiromi dần hiểu được tiếng địa phương, công việc của cô thuận lợi hơn. Hiromi không chỉ sử dụng tiếng Nghệ với những “mô, tê, răng, rứa” thành thạo, mà còn phân biệt được những từ khó, như “cà có cuống”, “cá có đuôi”. “Tui rất vui sướng, vì cảm thấy các đồng nghiệp ở khoa sản đã coi mình như một thành viên trong gia đình” - Hiromi nói.

Từ lâu Hiromi đã có tên tiếng Việt là Hoa. Hoa rất thích các món ăn của người xứ Nghệ, như cá sông kho tương, nhút làm từ quả mít, hay cơm chan canh ăn với vài quả cà muối. Tại Nghi Lộc, Hiromi có 1 người bạn gái rất thân.

Cô kể: “Bắt đầu làm việc ở đây, tôi gặp một người khuyết tật tên Nhung khi chị đang trên đường ra chợ. Chị ngồi đằng sau một chiếc xe máy và chào tôi: Hello, hello. Chân chị rất ngắn, chỉ bằng một nửa chân người bình thường và được vắt ngang xe bất động. Nửa tháng sau, tôi tình cờ gặp lại chị ở bệnh viện, do hôm đó có rất nhiều người khuyết tật đến khám sức khỏe và chúng tôi trở thành bạn thân. Chị dạy tôi học tiếng Việt, đưa tôi đến một nơi có rất nhiều trẻ em khuyết tật đang ngồi học vi tính….”.

Hiromi đã làm các thủ tục xin một tổ chức phi chính phủ của Nhật tặng Nhung một chiếc xe lăn. Từ đó, Hiromi bắt đầu thực hiện công việc xin xe lăn cho người khuyết tật. “Tôi đã xin được 20 chiếc từ Nhật Bản và chúng đã được sử dụng cho những người thực sự đang cần chúng.”- Hiromi cho biết.

Theo Tienphong

fri_13th
16-01-2008, 10:19 PM
感動させていただきました !!!
những câu chuyện làm fri nhớ đến những thầy cô giáo người nhật đã dạy fri hồi ở VN .thầy Fukunaga Tatsushi (thầy fuku) và cô Ito Rie. tuy họ ko phải tình nguyện viên nhưng họ cũng rất yêu VN, chấp nhận rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở nhật để đến làm việc tại VN với đồng lương ít ỏi.họ rất vui vẻ, hòa đồng, tận tụy với công việc.
本当に ありがとうございます!

rei_kiwi
21-01-2008, 11:01 PM
những tình nguyện viên trẻ ấy thật đáng khâm phục, con người và đất nước Việt Nam phải cám ơn những con người như thế.

bel_tigon
09-04-2008, 12:16 PM
Tôi yêu tất cả các thành viên Jica,họ thật đáng nể phục và cao cả

Ren Shuyamaru
31-07-2008, 11:16 PM
Chị không phải là 1 tình nguyện viên. Chị không thuộc 1 tổ chức chính phủ hay phi lợi nhuận nào. Chỉ với tư cách cá nhân, nhưng chị đã đến, đã nhìn, đã hiểu ở những miền đất nghèo khó của Việt Nam. "Trèo đèo, leo núi, lội sông, cũng ăn những món ăn thường ngày của bà con dân tộc" như chị, bạn có dám không ? Hay những ồn ào của thành phố, ánh đèn và internet nơi đô thị đã giữ chân bạn rồi. Có lẽ, chị không đem đến tiền bạc, hay những ánh sáng văn minh từ nước Nhật xa xôi, nhưng trái tim và tình cảm của chị dành cho con người, văn hóa Việt Nam không khỏi khiến người khác cảm phục và mến mộ. Với Shuya, đó luôn là những "Tình nguyện viên không biên giới" bởi ít nhất có 1 điều chắc chắn rằng, họ đã khai phá trái tim ta để ta biết rằng : Việt Nam thật đẹp và tình người thật đáng quý biết nhường nào :)


================================



Những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã “níu chân” nhà nghiên cứu văn hóa Á-Phi người Nhật Bản Ysuda Masako.



http://www.japanest.com/forum/../images/news/2008/7/31/jg.jpg


Dạy tiếng Nhật cho trẻ em châu Phi


“Tôi rất thú vị khi được nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, càng tìm hiểu tôi càng thấy tuyệt vời,” Masako nói.

Thoạt nhìn, ít ai nghĩ Masako là người Nhật lại càng không nghĩ chị có thể trèo đèo, leo núi, lội sông, cũng ăn những món ăn thường ngày của bà con dân tộc. Ây vậy mà, Masako đã có mặt ở những vùng núi cao, hiểm trở, để tìm hiểu, nghiên cứu về đồng bào dân tộc thiểu số như một niềm đam mê cháy bỏng.

Theo lời của anh Nguyễn Tiến Dũng, giáo viên trường tiểu học Hợp Thành, Nghệ An, một người bạn của Masako, điều đã chinh phục Masako là những mái nhà sàn nơi núi non hùng vĩ với điệu lăm, điệu xuối của người Thái, âm thanh đàn tính, điệu Then của của người Tày cùng những bộ trang phục độc đáo và lạ mắt.

Niềm đam mê ấy khởi nguồn từ năm 1989 trong một chuyến du lịch Việt Nam 37 ngày, ba năm sau khi chị tốt nghiệp trường Đại học Tokyo và được giữ lại làm giảng viên khoa Nghiên cứu văn hóa châu Á và châu Phi.

Trở về nước, những ký ức từ chuyến du lịch đó đã khiến Masako quyết định sang Việt Nam để nghiên cứu. Với vốn tiếng Việt đã khá tốt, chị một mình lặn lội khắp các tỉnh Tây Nguyên rồi Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái và Nghệ An. Kết quả là Masako đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về văn hóa Tày-Nùng năm 2002 tại Nhật Bản.

“Tôi trở lại đây thứ nhất là đam mê nghiên cứu, thứ hai là như một duyên nợ, tôi yêu đất nước con người của các bạn như quê hương thứ hai của tôi,” Masako tâm sự.

Masako đã đến Nghệ An để nghiên cứu về tộc người Ơ Đu ở huyện miền núi rẻo cao Tương Dương, hiện chỉ còn 22 hộ và 64 nhân khẩu sống quây quần bên dòng sông Nậm Nơn.

Với nỗi trăn trở rằng nếu không có biện pháp bảo tồn bản sắc, tộc người Ơ Đu sẽ biến mất, Masako đã gửi kiến nghị lên các cấp chính quyền địa phương và cuối tháng 6 vừa rồi, khi trở lại Tương Dương, chị vui mừng khi thấy huyện đã làm được nhiều điều cho tộc người Ơ Đu.

“Lễ hội truyền thống, nhà ở, lớp dạy tiếng Ơ Đu cho con em, đều đã được thực hiện. Tôi nghĩ làm đươc như vậy thật tuyệt vời,” Masako nói.

Lý giải về những việc làm của mình, Tiến sỹ văn hóa Tày-Nùng bộc bạch rằng chị muốn giữ gìn nét đẹp truyền thống, vun đắp cho lối sống, nếp sống ngày một trí tuệ và phát triển hơn./.

( Theo TTXVN )

Ren Shuyamaru
17-08-2008, 11:56 PM
Trích : Nâng tầm hợp tác qua hoạt động giao lưu văn hoá Nhật - Việt | Văn hoá | www.japanest.com (http://japanest.com/?cmd=act:news|newsid:2668)

Ngoài những hoạt động văn hóa, thể thao thu hút đông đảo du khách, đại diện phía Nhật Bản đã trao đổi phương thức đào tạo khoa tiếng Nhật tại Đại học Phan Châu Trinh ở Hội An; hay JICA giúp Hội an triển khai dự án 3R nhằm phân loại, tái chế tái sử dụng nguồn rác thải sinh hoạt trong cộng đồng cũng như làm sạch môi trường nước nơi đây. Thêm nữa, các tình nguyện viên Nhật Bản phối hợp với ngành y tế Quảng Nam tổ chức khám sức khỏe, cấp phát thuốc chữa bệnh cho người dân hoàn cảnh khó khăn ở Hội An.


http://www.japanest.com/forum/../images/news/2008/8/17/vh4.Jpg
Hai tình nguyện viên Hedeco (trái) và Eko

Chị Hideko, tình nguyện viên Nhật Bản cho biết: Hội An là nơi tổ chức thường niên “Những ngày giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản”- đây là sự kiện quan trọng trong quan hệ của 2 dân tộc chúng ta. Hiện tại tôi đang là giảng viên dạy tiếng Nhật ở tỉnh Vĩnh Phúc. Được tham gia vào sự kiện này, tôi sẽ cố hết sức mình để giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của chúng tôi đến các bạn. Hy vọng, năm sau tôi sẽ tiếp tục được tham gia công việc này.


Còn với Eko, tình nguyện viên của Đại học Sakai chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi tham dự sự kiện này. Tôi thật ngạc nhiên và thích thú khi thấy đông đảo người dân Hội An và du khách cùng tham gia các hoạt động ngay trong đêm khai mạc. Tôi nghĩ, mối giao lưu giữa 2 dân tộc, nhân dân 2 nước việt Nam- Nhật bản đã thắt chặt thêm qua những hoạt động như thế này. Tôi đã có một kỳ nghỉ đầy ý nghĩa”.



http://www.japanest.com/forum/../images/news/2008/8/17/vh5.Jpg

Phố cổ lung linh đèn ***g truyền thống



Đến hẹn lại lên, “Những ngày giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản” càng thắt chặt hơn tình hữu nghị giữa 2 dân tộc, nó đã vượt xa ý nghĩa tổ chức ban đầu của đô thị cổ Hội An của Quảng Nam và thành phố Sakai ohias, Nhật Bản. Sự kiện còn có ý nghĩa hơn bao giờ hết trong dịp kỷ niệm 35 Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản./.



( Theo VOV )


.....................................

Ren Shuyamaru
25-09-2008, 12:16 AM
Ăn quen cơm Việt, nói thạo tiếng Việt, đi khắp "hang cùng ngõ hẻm" của đất nước suốt 13 năm liền. Cô từng nhiều lần cưỡi "ngựa sắt" tung hoành đây đó khắp nơi trên đất Việt. Nhất là chuyến viễn du xuyên Việt Hà Nội - TP HCM tháng 8 vừa qua bằng xe đạp để một lần nữa khẳng định tình yêu và niềm đam mê Việt Nam của mình. Đó là cô gái Akikubo Mine. Theo tiếng Nhật, Akikubo Mine có nghĩa là "Núi rừng mãi xanh tươi".

Ngay từ thời còn là sinh viên, Akikubo Mine đã chú ý nghe đài, xem tivi những chương trình du lịch quốc tế. Đặc biệt, cô rất chú ý tới chuyên đề nói về đất nước và con người Việt Nam.


http://www.cand.com.vn/Uploaded_CAND/thanhbinh/4_mine1150.jpg
Mine trong chuyến công tác qua đèo Hải Vân.


“Em thấy Việt Nam có nhiều nét giống Nhật Bản của em. Đặc biệt là nhân dân Việt Nam đã đứng vững sau bao cuộc chiến tranh tàn khốc và giờ đây đang ra sức lao động sáng tạo để xây dựng cuộc sống mới. Người Việt Nam nhân hậu, cởi mở và thân thiện mến khách quốc tế… Đó là lý do thôi thúc em tới đất nước này để chứng kiến những điều đã được nghe thấy trên các phương tiện truyền thông ở nước em…" - Lời bộc bạch cởi mở như vậy của Mine khi trả lời câu hỏi: "Vì sao Mine sang Việt Nam học rồi ở lại làm việc suốt 13 năm liền?".

Năm 1995, sau khi tốt nghiệp đại học, Mine đã xin phép bố mẹ sang Việt Nam du học tự túc. Để biết được hai ngoại ngữ, Mine xin học chuyên ngành tiếng Việt ở Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Khi đã biết được tiếng Việt, Mine sẽ học thêm tiếng Anh qua ngôn ngữ này. Ý định đó của cô đã đạt được nhờ lòng quyết tâm và sự cố gắng tận lực của mình. Được bố mẹ cung cấp đầy đủ vật chất, Mine chỉ dồn sức cho học tập, không hề nghĩ tới chuyện "vui vẻ đàn đúm" như một số người khác.



http://www.cand.com.vn/Uploaded_CAND/thanhbinh/4_tren1150-to.jpg
Trên đường thiên lý Hà Nội - TP HCM (tháng 8/2008).

Từ ngày khách sạn Daewoo khai trương, Mine xin vào làm việc ở ban lễ tân tại đây. Ngày làm việc nhưng hằng tuần cô có 3 buổi tối đi học thêm để nâng cao trình độ ngoại ngữ Việt, Anh. Mine rất nhiệt tình tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển mối quan hệ giữa hai nước Nhật - Việt.

Hoạt động nổi bật đầu tiên là Mine đã tham gia một phái đoàn phi chính phủ Nhật Bản lên hai tỉnh Yên Bái, Lào Cai với việc chăm sóc sức khỏe người dân. Mine theo đoàn trợ giúp tới các trạm y tế của các xã vùng sâu, vùng xa với vai trò phiên dịch và "người góp ý khuyên bảo" cho người dân tộc vùng này về giữ gìn vệ sinh, phòng tránh bệnh tật...

Từ ngày các cơ quan kinh tế - xã hội Nhật Bản, nhất là ngành Du lịch, bắt đầu nói nhiều về đất nước và lịch sử Việt Nam, Akikubo Mine là một trong những người đầu tiên nhiệt tâm tham gia công việc này. Từ Hà Nội, cô viết nhiều bài giới thiệu phong tục tập quán, đất nước và con người Việt Nam gửi về cho các cơ quan truyền thông Nhật như Đài TV Nipon, các báo và tạp chí khác. Đặc biệt, Mine là một cộng tác viên nhiệt thành của Tạp chí du lịch "Chikyuno - Arukikata". Nhờ tạp chí này mà người dân Nhật Bản hiểu nhiều về Việt Nam và sang tham quan du lịch ngày một nhiều hơn. Mine chỉ nhận tiền đi lại bằng máy bay của tạp chí mà không nhận bất kỳ một khoản "nhuận bút", "nhuận khẩu" nào...

Một công việc khá công phu và tỉ mẩn mà Mine giúp Bưu chính - Viễn thông Nhật thử nghiệm xác định thời gian và hiệu quả của ngành dịch vụ này trên đất nước Việt Nam: Cô đóng vai "người nhận" điện, thư, chuyển phát nhanh, bưu phẩm... đi bằng hàng hải, hàng không từ Nhật sang các vùng khác nhau ở Việt Nam xem mất bao nhiêu thời gian, có đảm bảo an toàn, hiệu quả thế nào. Và cô đã mang lại cho họ kết quả như ý. Trong giao lưu quan hệ hợp tác giữa các tổ chức kinh tế - văn hóa - xã hội giữa hai nước, Akikubo Mine quả là đã góp công xứng đáng.

Khi sang Hà Nội học, Mine đã đi tìm nhà trọ ở ngoại trú cho thuận tiện sinh hoạt và học tập. Thật là may mắn cho cô sinh viên chân ướt chân ráo mới tới này đã tìm được một chỗ ở như ý. Chủ nhà là một phụ nữ nhân hậu, luôn tạo mọi điều kiện giúp cô trong sinh hoạt và học tập hằng ngày. Bà coi Mine như con gái, đáp lại, cô coi bà chủ nhà này như người mẹ, người cô ruột của mình.

Không những dành riêng cho Mine nơi yên tĩnh, đủ tiện nghi để học tập và sinh hoạt, bà "cô ruột" này còn hướng dẫn "cháu gái" cách sống, sinh hoạt hằng ngày cho phù hợp với hoàn cảnh và khí hậu Việt Nam. Nay thì Mine đã biết thành thạo làm nem, thịt kho tàu, kể cả rau muống luộc và canh cua đồng...

Những năm tháng làm việc ở ngân hàng Nhật Mizuho (chi nhánh Hà Nội của một ngân hàng lớn Nhật), Mine là "thủ trưởng" - hay đúng hơn là "cậu thủ trưởng" của các nữ nhân viên Việt ở ngân hàng đó. Có lẽ việc này đã khiến cô càng gần gũi, gắn bó hơn trong những lần "ba cùng" với người Việt Nam.

Trả lời câu hỏi "Vì sao Mine yêu Việt Nam, sống và làm việc ở đây lâu đến thế?", cô chân thật tỏ bày nỗi lòng mình: "Giá như không gặp được bà chủ nhà trọ đầu tiên đã coi em như con đẻ thì có lẽ em không ở Việt Nam lâu đến thế. Bây giờ em coi đây là quê hương thứ hai của em...". Trong ngần ấy năm sống và làm việc ở Hà Nội, Mine đã mời bố mẹ và em trai sang thăm ba lần, ở với cô nhiều ngày, cùng cô đi du ngoạn nhiều nơi trên quê hương thứ hai này. Tình yêu và niềm đam mê Việt Nam, cô đã truyền sang cho bố mẹ, em trai và một số bà con ruột thịt trên đất nước hoa anh đào. Nhiều người theo lời khuyên của Mine đã sang chu du nhiều nơi, thưởng ngoạn nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam.

Trong 13 năm sống, học tập và làm việc ở Việt Nam, Akikubo Mine đã chu du nhiều nơi. Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, rồi Quảng Ninh, Hải Phòng phía Bắc cho tới suốt dải đất miền Trung và tận các tỉnh Nam Bộ, ra đảo Phú Quốc, thăm các địa đạo Vịnh Mốc, Củ Chi... Có lẽ chỉ Tây Nguyên là cô chưa có dịp tới.

Có người lại hỏi vui mà thật: "Sao Mine cứ để "băm" mãi mà chưa chịu lấy chồng? Chắc kén lắm nhỉ?". Mine cười trả lời: "Chắc cái duyên cái số nó chưa tới thôi mà!".

Có lẽ "nội dung" của cái tên Akikubo Mine quả thật đúng với cụm từ trong ngôn ngữ Nhật Bản "Núi rừng mãi xanh tươi" cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng



(Theo CAND)

Ren Shuyamaru
08-03-2009, 04:21 PM
Hơn 10 năm qua, số tiền và hiện vật mà ông bà Hajime Kitamura cùng các bạn người Nhật của mình làm từ thiện giúp đỡ trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và những người có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam là trên 300.000 USD, số tiền chưa phải là nhiều, nhưng tấm lòng của họ thì không thể đong đếm được.

Cách đây hai năm, tôi được nữ nhà báo Cao Tân Hòa, nguyên phóng viên Thông tấn xã Giải phóng Khu V, mời dự buổi tiếp vợ chồng nhà báo Nhật Bản Hajime Kitamura nhân một chuyến ông bà trở lại Việt Nam.

Ông Hajime Kitamura, nguyên là Trưởng văn phòng đại diện Hãng Truyền hình ASHAHI, Nhật Bản tại Hà Nội từ năm 1994 đến năm 1997, một người bạn thân thiết của nhiều gia đình Việt Nam. Sang Việt Nam lần này, ngoài công việc từ hơn 10 năm nay là giúp đỡ trẻ em và nạn nhân chất độc da cam, ông muốn tìm gặp nhà báo Cao Tân Hòa để tặng bà một tờ báo của Nhật đã có bài viết về bà.

Bà Cao Tân Hòa là một trong số những nữ phóng viên từng tốt nghiệp đại học ở miền Bắc, sau đó xung phong vào chiến trường miền Nam, như Hoàng Tuyết Trinh, Triệu Thị Thùy, Lê Kim Thoa, Nguyễn Phương Thảo… và nhiều phóng viên nữ khác của Thông tấn xã Việt Nam. Năm 2001, bà Christire Martin, Chủ nhiệm Khoa Báo chí Trường đại học Tây Virginia, Mỹ, và bà Maryane Reed, Phó giáo sư báo chí của trường này sang Việt Nam gặp các nữ phóng viên nói trên của Việt Nam để tìm hiểu thông tin, phục vụ việc làm phim và viết giáo trình về các nữ nhà báo của cả hai phía trong chiến tranh Việt Nam.

Trở về Mỹ, hai bà đã viết bài, đăng ảnh, trả lời phỏng vấn của truyền hình về cuộc gặp các nữ phóng viên chiến trường của Việt Nam. Sau đó, một số nhà báo nước ngoài, trong đó có nhà báo Nhật Bản đã gặp bà Cao Tân Hòa và các nữ nhà báo khác viết bài về họ. Ông Hajime Kitamura cũng muốn nhân dịp này hỏi chuyện bà Hòa về hoạt động của những nữ nhà báo "Việt Cộng" trong chiến tranh chống Mỹ trên chiến trường miền Nam trước đây, bổ sung tài liệu chuẩn bị xuất bản cuốn sách thứ ba của ông về Việt Nam.


http://www.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/linhchi1/20_bai09x-to.jpg
Bài viết về nữ nhà báo Cao Tân Hòa trên báo Nhật.


Sau cuộc gặp đầu tiên ấy, nhờ sự giúp đỡ của anh Lê Đức Thanh, cán bộ của Trung tâm Báo chí, Bộ Ngoại giao, người từng nhiều năm làm việc ở Văn phòng đại diện Hãng Truyền hình ASHAHI, Nhật Bản tại Hà Nội, tôi được biết ông bà Hajime Kitamura là một trong hàng nghìn, hàng vạn người dân Nhật Bản lâu nay luôn nặng lòng với Việt Nam.

Ông Hajime Kitamura sinh năm 1941 tại thành phố Osaka, Nhật Bản. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp Trường đại học Kikon, ông vào làm việc cho Hãng Truyền hình ASHAHI. Từ năm 1977 đến năm 1989, ông sang làm việc cho Hãng BBC của Anh. Năm 1989, ông quay lại làm việc cho ASHAHI, sau đó được hãng cử phụ trách Văn phòng đại diện của Hãng tại Bangkok, Thái Lan tới năm 1994.

Năm 1991, từ Bangkok, lần đầu tiên ông Hajime Kitamura đặt chân đến Việt Nam. Thời kỳ đó, Việt Nam và Trung Quốc vừa bắt đầu bình thường hóa quan hệ ngoại giao trở lại, Việt Nam trở thành tiêu điểm tin tức của báo chí, truyền hình Nhật Bản. Ông là một trong số ít phóng viên nước ngoài hồi ấy đã được lên vùng biên giới quay phim về cuộc sống của người dân nơi đây sau hơn 10 năm chiến tranh.

Những thước phim ông quay về cảnh tiếp tục rà phá mìn dọc biên giới, cảnh cuộc sống hồi sinh trở lại ở thị xã Lạng Sơn… đã đem đến cho người xem truyền hình Nhật Bản cái nhìn thiện cảm đối với nhân dân và đất nước Việt Nam đang đổi mới. Cũng chính năm đó, ông là người được Hãng Truyền hình ASHAHI giao cho việc thăm dò và đàm phán để xin lập Văn phòng đại diện của Hãng ở Hà Nội. Năm 1992, Hãng Truyền hình ASHAHI được phép mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Năm 1994, ông Hajime Kitamura được cử làm Trưởng Văn phòng của Hãng tại Việt Nam.

Thời gian làm việc ở Việt Nam, ông Hajime Kitamura khám phá thêm nhiều điều về đất nước và con người Việt Nam. Đó cũng chính là thời gian ông tự khám phá mình, bồi đắp tình cảm đối với Việt Nam ngày càng sâu đậm. Ông đã đi nhiều nơi, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người dân Việt Nam là nạn nhân chiến tranh, bị mất mát, thiệt thòi trong cuộc sống, nhất là trẻ em và những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.


http://www.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/linhchi1/20_vochong09x-to.jpg
Vợ chồng ông Kitamura và vợ chồng nhà báo Cao Tân Hòa.


Ngay từ những ngày còn làm Trưởng Văn phòng Hãng Truyền hình ASHAHI tại Hà Nội, ông đã cùng bạn bè Nhật Bản tìm đến Làng Hòa Bình, các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em tàn tật và trẻ em nhiễm chất độc da cam ở Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tây, Bắc Giang, Thái Bình, Phú Thọ… để tìm cách giúp đỡ họ.

Ông đứng ra vận động việc quyên góp tiền để mua xe lăn, máy trợ thính, máy vi tính… gửi cho các trung tâm này. Ông cùng bạn bè Nhật Bản giúp Làng Hòa Bình ở Hà Nội làm "bể bơi lý liệu pháp", kết hợp bơi lội với chữa bệnh; mời cả chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn dạy âm nhạc kết hợp tập vật lý trị liệu cho các cháu.

Năm 1997, sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam, ông Hajime Kitamura được cử sang phụ trách Văn phòng đại diện của Hãng Truyền hình ASHAHI tại Sydney, Australia. Năm 2001, ông nghỉ hưu. Ông là nghiên cứu sinh danh dự của Trường đại học Tây Sydney, hiện là nhà báo tự do, tiếp tục các công việc làm từ thiện để giúp đỡ trẻ em tàn tật và nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

Ông là một trong những người sáng lập tổ chức từ thiện giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, đặc biệt là trẻ em, của tỉnh SHIZUOKA quê hương ông. Từ năm 1995, ông đã vận động và hàng năm đều giúp đưa nhiều bạn bè của ông từ Nhật Bản sang Việt Nam, đến các cơ sở nuôi trẻ em khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam để giúp đỡ các em, các cháu.

Những người trong Hội từ thiện SHIZUOKA phần đông là giáo viên, công nhân, viên chức, một số là các ông bà già đã về hưu và có cả các cháu học sinh. Thu nhập của họ không cao nhưng năm nào họ cũng dành tiền để giúp đỡ trẻ em khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Nhiều người, trong các chuyến sang Việt Nam làm từ thiện, trước khi về đã mua cà phê, chè, đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mang theo, về nước bán để có thêm tiền góp vào quỹ từ thiện. Họ chính là hạt nhân của nhiều tổ chức ở Nhật Bản trong nhiều năm nay liên tục ủng hộ Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam kiện đòi các công ty hóa chất Mỹ phải bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân.

Từ năm 2001, sau khi về hưu và sinh sống tại Australia, năm nào ông Hajime Kitamura cũng cùng vợ sang Việt Nam một, hai lần, để làm từ thiện và tiếp tục tìm kiếm, thu thập tài liệu về hậu quả chiến tranh Việt Nam, nhất là về các nạn nhân chất độc da cam để viết sách về Việt Nam. Những khi ông không có mặt ở Việt Nam, ông nhờ anh Lê Đức Thanh và các bạn Việt Nam giúp ông làm các công việc từ thiện.

Ông Hajime Kitamura là tác giả của nhiều tác phẩm báo chí và truyền hình có tiếng ở Nhật Bản và các nước trong khu vực Đông Nam Á, như các chương trình truyền hình: Căn bệnh sau 20 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc; Cuộc chiến Campuchia; Bầu cử tổng thống ở Hàn Quốc; Sự đổ vỡ của thể chế Shuharto, Indonesia; Con sóng thần Papuanyaginia (nói về con sóng thần xảy ra tại quốc đảo Papua ở Thái Bình Dương năm 1989)...

Ông đã viết 2 cuốn sách về Việt Nam và cuối năm nay sẽ xuất bản cuốn sách thứ ba cũng về Việt Nam. Một trong hai cuốn sách của ông về Việt Nam có tên: "Buộc tội chiến tranh hóa học của Mỹ", dày 397 trang, xuất bản lần đầu tháng 8/2005, lên án sự tàn ác của chiến tranh hóa học của Mỹ đối với con người và môi trường ở Việt Nam, có tiếng vang không những ở Nhật Bản mà còn ở một số nước khác.

Hơn 10 năm qua, số tiền và hiện vật mà ông bà Hajime Kitamura cùng các bạn người Nhật của mình làm từ thiện giúp đỡ trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và những người có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam là trên 300.000 USD, số tiền chưa phải là nhiều, nhưng tấm lòng của họ thì không thể đong đếm được.

Tháng 8/2008, vợ chồng ông Hajime Kitamura trở lại Việt Nam và tôi lại có dịp được gặp ông bà. Lần trở lại Việt Nam này ông bà lên Bắc Giang, Thái Bình, Ninh Bình, Làng Hữu Nghị, Hà Nội, thăm các cháu ở các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em tàn tật và nạn nhân chất độc da cam, nơi nhiều lần đã đến trước đây, để tổ chức những "bữa cơm liên hoan" cùng các cô, các cháu.

Vợ chồng ông cũng đến thăm, giúp đỡ một số gia đình các tỉnh nói trên có vốn mua lợn giống để chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo. Từ mấy năm nay, theo đề xuất của anh Lê Đức Thanh, ông Hajime Kitamura đã chuyển hướng dần việc giúp đỡ các nạn nhân, chuyển từ gửi máy khiếm thính, xe lăn… sang giúp đỡ, tài trợ học bổng cho các cháu ở các trung tâm này có điều kiện học lên đại học, giúp vốn cho một số gia đình có con nhiễm chất độc da cam chăn nuôi, trồng trọt, xóa đói giảm nghèo…

Năm 2006, trong lần gặp nữ nhà báo Cao Tân Hòa và tôi, được chúng tôi kể chuyện về cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, ông Hajime Kitamura đã nhờ mua cho bằng được cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” bằng tiếng Việt, sau đó nhờ một lưu học sinh Việt Nam đang học ở Nhật dịch sang tiếng Nhật với ý định giới thiệu với bạn đọc Nhật Bản câu chuyện như cổ tích về cuốn nhật ký lưu lạc hơn 35 năm trên đất Mỹ trước khi trở về với gia đình, nhất là về tấm gương chiến đấu dũng cảm của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

Năm 2007, vợ chồng ông Hajime Kitamura sang Việt Nam, đến tận Quảng Ngãi, về Đức Phổ thăm Bệnh xá Đặng Thùy Trâm, ra Hà Nội gặp gia đình liệt sĩ để xin in cuốn nhật ký của chị đã được dịch sang tiếng Nhật.

Rất tiếc vì lý do bản quyền, do đã có người nhận dịch và in cuốn sách bằng tiếng Nhật trước đó nên đề nghị của ông Hajime Kitamura không thành. Gặp ông lần này, tôi thấy ông Hajime Kitamura không hề tiếc công sức, tiền bạc mình đã bỏ ra khi lo dịch cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” mà không được in, trái lại ông rất vui vì thấy cuốn sách gần đây đã được dịch, in và phát hành tại Nhật. Ông nói với tôi, miễn là có nhiều người ở Nhật đọc được cuốn nhật ký của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm là vui rồi!

Từ Việt Nam trở lại Australia, nơi ông bà Hajime Kitamura đang định cư, ông gửi e-mail và gửi ảnh cho tôi, hy vọng một ngày gần đây sẽ gặp lại tôi tại Hà Nội. Mới đây, qua anh Lê Đức Thanh tôi được biết, từ mấy năm nay vợ chồng ông Hajime Kitamura có nguyện vọng là được sống ở Việt Nam. Ông đang tìm hiểu thủ tục để có thể xin Nhà nước Việt Nam cho phép gia đình ông sinh sống lâu dài ở mảnh đất này. Mong rằng ý nguyện của ông bà Hajime Kitamura sớm được thực hiện.



(Theo An ninh thế giới)

carotdangiu
11-03-2009, 01:46 PM
các tình nguyện viên bạn nêu trên đây thật đáng khâm phục quá.ở trường mình cũng có 1 một giáo viên tiếng Nhật tình nguyện cô cũng rời nước Nhật đầy tiện nghi để đi qua các nước và Việt Nam đã là quốc gia thứ 10 cô đến,nhìn thấy cô ngày nào cũng đi một quãng đường 5km từ đừong NTMK đến trường mình ở Hàng xanh bằng 1 chiếc xe đạp nhỏ xíu như của con nít và dưới cái nắng oi bức của Sài Gòn mới thấy sức lực của những con người ấy thật mạnh mẽ và càng khâm phục hơn khi đích đến của họ lại là cho những người xa lạ mà họ chưa bao h gặp một lần

Ren Shuyamaru
11-05-2009, 01:22 AM
Trong cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc Việt Nam, không chỉ có sự hy sinh của quân dân ta mà còn có sự đóng góp bằng xương máu của những người lính từng ở bên kia chiến tuyến. Chuyện của người lính Nhật Khưnưmôtô là một trong những trường hợp như thế.


http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=207175
Ông Vũ Mạnh Hùng, con của ông Khưnưmôtô (bên trái) và ông Mai Văn Huy

Tôi về xóm Mỗ Thượng, xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nơi ông Khưnưmôtô đã cùng vợ con sinh sống trong thời gian ông bỏ hàng ngũ quân Nhật đến khi gia nhập quân đội Việt Nam, chiến đấu và hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Ông Vũ Mạnh Hùng- con trai ông Khưnưmôtô đưa tôi đến mảnh đất mà gia đình ông đã sống lúc ông còn nhỏ.

Trên mảnh đất này trước đây có hai ngôi nhà. Một ngôi của ông Khưnưmôtô và vợ là bà Mai Thị Tuyết. Ngôi bên cạnh là nhà ông Mai Văn Đảng - anh ruột bà Tuyết. Gần 50 năm trôi qua, nhà bà Tuyết không có người ở nên đã hư hỏng. Ông Đảng đã trồng lên mảnh đất đó nhiều loại cây ăn quả, cây nào cũng xanh tốt.

Ông Hùng đứng lặng im rất lâu, nhớ lại những kỷ niệm thời thơ ấu và kể cho tôi nghe về mẹ ông, bà Mai Thị Tuyết. Qua lời kể đầy xúc cảm của ông, tôi hình dung ra quãng đường dài từ những ngày mẹ ông rời quê lên Hà Nội, sống một thời gian ở 64 phố Nhà Chung. Lúc đó bà đang là một thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Gia đình bà mở một cửa hàng ăn nhỏ tại phố Đường Thành. Trong số lính Nhật thường tới ăn ở quán, bà mến ông Khưnưmôtô, một người lính hiền lành, vui vẻ. Trong câu chuyện hàng ngày ông tỏ thái độ thông cảm với nỗi khổ của những người dân Việt và bất bình trước những việc làm của quân Nhật.

Ông quý mến bà, hai người yêu nhau và gia đình bà đồng ý cho ông bà cưới nhau năm 1943. Sau đám cưới, ông lấy tên Việt Nam là Vũ Chí Thành. Cả nhà vui mừng khôn xiết khi cậu con trai đầu lòng Vũ Mạnh Hùng ra đời. Năm 1945, ông bỏ hàng ngũ quân đội Nhật đưa vợ con về quê vợ sinh sống. Sau một thời gian, ông tham gia quân đội Việt Nam, vinh dự khi trở thành anh bộ đội cụ Hồ nên ông lấy tên mới là Hồ Mai Thanh, chiến đấu tại Sư đoàn 354. Ông lập được nhiều chiến công nên được đề bạt chức vụ đại đội phó. Ông hy sinh ngày 15/2/1950 sau một trận đánh đồn tại Hưng Yên. Năm 1958, ông được truy tặng Huân chương Chiến thắng.


http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=207176
Đám cưới của Vũ Anh Phong - cháu nội của ông Khưnưmôtô. Người thứ 2 từ phải sang là ông Vũ Mạnh Hùng (Ảnh gia đình cung cấp)

Biết chúng tôi về thăm, ông Mai Văn Đạt, một người bạn của ông Khưnưmôtô chống gậy sang chơi. Ông Đạt năm nay đã 89 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ông say sưa kể cho chúng tôi nghe về những đêm ông Khưnưmôtô huấn luyện quân sự cho du kích trong xã, những buổi diễn tập tiếp cận đồn địch lấy lá cờ treo trên chòi canh. Ông kể về những buổi kiểm tra quân sự khắt khe và cả về thanh gươm dài mà ông Khưnưmôtô thường đeo bên mình.

Anh Mai Văn Huy, con trai ông Đảng, nguyên là sĩ quan quân đội kể lại lúc bố anh còn sống, ông thường nhắc tên người em rể Khưnưmôtô với niềm kính phục và chuyện cả xã Yên Khang đau buồn khi biết tin ông Khưnưmôtô hy sinh. Bố anh kể rằng: Hôm ấy, đánh xong đồn giặc ở Hưng Yên, ông Khưnưmôtô cùng đơn vị bơi qua sông về căn cứ. Chiến sĩ liên lạc của đơn vị bị cuốn vào dòng nước xoáy. Ông bơi đến cứu, nhưng vì đuối sức nên cả hai cùng hy sinh. Nhân dân tìm thấy thi thể hai người đồng đội ấy, một người Nhật, một người Việt, vẫn ôm lấy nhau ở bến đò Tân Đệ, Thái Bình.

Chia tay chúng tôi, ông Vũ Mạnh Hùng và những người thân trong gia đình đều nói lên nỗi niềm day dứt đã bao năm nay, đó là đến bây giờ vẫn chưa biết quê hương của ông Khưnưmôtô ở đâu trên đất nước Nhật Bản để tìm về cội nguồn. Trong chiến tranh, gia đình di chuyển nhiều nơi nên các giấy tờ liên quan đến thân thế ông Khưnưmôtô đã bị thất lạc.


Hy vọng qua bài viết này, những ai biết về ông Khưnưmôtô sẽ cung cấp thêm thông tin để gia đình ông Vũ Mạnh Hùng có thể tìm được quê hương của ông trên đất nước Mặt Trời mọc.

Địa chỉ của ông Hùng:
188 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
ĐT: 0934550710

Nguyễn Đình Lâm
Tiến sĩ - nhà văn
(Tiền Phong)