PDA

View Full Version : なつかしい 日本語



Acmagiro
11-02-2008, 08:38 AM
Một vài vấn đề lặt vặt góp vui khi trà dư tửu hậu.... Một vài từ ngữ nay chẳng còn đâu...

Mới dọn đến nhà mới một ngày mà bà lão hàng xóm đã sang nhờ… lôi con chuột ra khỏi miếng keo. Nhà toàn đàn bà nên chẳng ai dám làm. Khi vừa nói tiếng “Chuột!” đẫ bị chỉnh ngay.


-Ấy cháu đừng gọi tên. Phải gọi là anh tí đấy.


Không ngờ lại có nhiều người kiêng kỵ không dám gọi thẳng tên con chuột mà phải vòng vo tam quốc như “bác”, “cậu”, “anh tí”…..


Ở Nhật cũng thế. Ở những địa phương nuôi tằm người ta rất ghét chuột vì chúng phá tằm nên tránh tên Nezumi mà gọi thành “Yome ga Kimi”.( 嫁が君 )

Từ này chỉ dùng trong ngày Tết như một thứ Engi kotoba.

Nhà thơ Haiku Masaoka Shiki cũng từng viết


  あんどんの 油なめ けり嫁が 君

Ando no

Abura namekeri

Yome ga Kimi


Con chuột

Trộm đèn dầu


Vì vậy Yome ga Kimi được dùng như Kigo (từ chỉ mùa trong thơ Haiku) chỉ mùa xuân.

fri_13th
11-02-2008, 04:19 PM
Thanks pac Acma, ki nay h moi bit. ^^
Mà cái này ngôn ngữ nào cũng có, đặc biệt với người nhật trong những dịp quan trọng như lễ tết hay đám cưới thì việc dùng những từ ngữ ko may là điều cấm kị.
Nhưng cái topic này có lẽ nên đặt tên là 面白い日本語 hay 楽しい日本語 chứ sao lại là なつかしい日本語 ?

Acmagiro
13-02-2008, 10:48 AM
Ơ... thì hiển nhiên nó là natukasii rồi mà. Bây giờ không còn người sử dụng và cũng ít người biết.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Train, từ tiếng Anh có nghĩa là xe lửa, tàu lửa, hỏa xa. Từ “hỏa xa” nếu viết sang Hán tự sẽ là  火車. Trong tiếng Nhật cũng có chữ Hán này, đọc là “kasha” nhưng lại hoàn toàn không mang nghĩa “xe lửa” như trong tiếng Việt và tiếng Tàu. Xe lửa trường hợp này là Ressha (列車).


Thế còn Kasha (火車) thì như thế nào?

Đó là một từ phát tích từ Phật Giáo. Kasha là chuyến xe (có lửa) chở người lúc sống làm nhiều chuyện ác xuống địa ngục. Vì thế mà phái sinh thêm một từ rủa người: Kasha baba (火車婆). Đây là tiếng rủa bà già ác độc, mụ già ác, trong kiếp sau sẽ bị Kasha đưa xuống địa ngục. Từ này tương tợ với Oni baba (鬼婆).


Tiếng Nhật và tiếng Việt đều sử dụng chung một lượng lớn từ gốc Hán. đây là thành phần không thể thiếu trong cả hai ngôn ngữ. Người Việt có thuận lợi khi học tiếng Nhật, theo nhiều người nói, là kho từ gốc Hán. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp viết cùng chữ Hán nhưng nghĩa của nó trong tiếng Việt và tiếng Nhật hoàn toàn khác nhau. Trường hợp “Kasha” chỉ là một ví dụ.


Như vậy người Việt học tiếng Nhật cần phải chú ý, đừng quá lạm dụng vốn từ gốc Hán trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để áp dụng vào trong tiếng Nhật. Còn người Nhật học tiếng Việt cũng không nên “áp đặt” nghĩa của chữ Hán trong tiếng Nhật vào trong cùng chữ Hán của tiếng Việt.