PDA

View Full Version : [Giới thiệu] Nhật Bản - Kinh đô ẩm thực mới của thế giới



Kasumi
23-02-2008, 09:04 PM
Lâu nay thế giới biết đến Nhật Bản như xứ sở của hoa anh đào và những lễ nghi truyền thống, của tinh thần thượng võ Samurai. Giờ đây đất nước mặt trời mọc lại đang được tôn vinh như một kinh đô mới của ẩm thực thế giới.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot6/diemden7a.jpg

Biểu hiện rõ rệt nhất của bước tiến này chính là số lượng của các nhà hàng tiêu chuẩn sao ở Nhật đang ngày một tăng theo đánh giá của Paris-based Michelin, một nhà xuất bản có uy tín hàng đầu thế giới về sách giới thiệu ẩm thực. Cuốn giới thiệu đầu tiên của Michelin về thủ đô của Nhật Bản – cũng là cuốn sách đầu tiên viết về một quốc gia châu Á – được coi là tuyên ngôn cho một điều mà trước đó không ít người còn nghi ngại, rằng trung tâm văn hóa ẩm thực của thế giới đã dịch chuyển về đất nước mặt trời mọc. Nhật Bản là một quốc gia sùng bái văn hóa ẩm thực, và cuối cùng quốc gia này cũng đã nhận được sự chú ý thích đáng.

Tuy nhiên, tốc độ nổi lên của Tokyo trong làng ẩm thực cũng khiến không ít người kinh ngạc. Một số bài báo trước đây từng liệt kê các thành phố ẩm thực nối tiếng nhất thế giới như Quảng Châu (Trung Quốc), Bologna (Italia), Lyon (Pháp), Cape Town (Nam Phi), New York (Mỹ), …, không hề có tên Tokyo. Nhưng năm ngoái, Jean-Luc Naret, nhà quản lý của Michelin Guide, đã thấy có một điều phi thường đang diễn ra khi ông cùng nhóm nghiên cứu của mình xem xét những thẩm định bước đầu và thấy rằng “lần đầu tiên trong lịch sử”, Tokyo đã đạt số lượng nhà hàng tiêu chuẩn sao lớn tới mức đủ để chiếm trọn một tập sách giới thiệu. Theo đó, tổng cộng các nhà hàng tại Tokyo đạt được 191 sao, bỏ xa Pháp ở vị trí thứ hai với 97 sao và vị trí thứ ba là New York với 54 sao. Trên thực tế, Tokyo vượt trội hơn hẳn các quốc gia khác chính ở truyền thống văn hóa ẩm thực lâu đời có sự pha trộn của văn hóa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Cuốn sách giới thiệu này đã thổi bùng lên một cuộc tranh cãi lớn. Sau khi cuốn sách được xuất bản, nhiều nhà phê bình người Nhật đã lên tiếng cho rằng các nhà thẩm định Âu châu đã không thấu hiểu được hết phong vị truyền thống rất riêng, vừa tinh tế lại vừa giản đơn trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, do đó mà còn bỏ sót rất nhiều nhà hàng tuyệt vời cũng như không thấy được lòng tôn kính của những người đi sau đối với các bậc thầy của mình.

Khả năng vươn xa của phong cách ẩm thực Nhật Bản

Tờ Le Figaro từng đưa tin với tiêu đề “Tokyo, kinh đô mới của nghệ thuật ẩm thực,” và cảnh báo: “Paris đã bị vượt mặt, hãy cảnh giác.” Song, cũng không ai có thể ngờ nổi cuộc tranh cãi bùng nổ mà cuốn sách giới thiệu về Tokyo của Michelin có thể gây ra.

Nhiều nhà bình luận chỉ ra rằng Paris vẫn đứng đầu về số lượng các nhà hàng 3 sao, với 10 nhà hàng trong khi Tokyo chỉ có 8 (và New York là 3). Thêm nữa, dân số ở Paris chỉ bằng một phần ba so với ở Tokyo, do đó nếu tính số sao trên đầu người thì hẳn nhiên là Paris vẫn thắng.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot6/Japanese-Food-300x300.jpg
Món ăn của Nhật nổi tiếng về sự "tinh": không cần nhiều, nhưng nhất thiết phải ngon

Trong khi người Pháp có vẻ khó chấp nhận bị "xuống hạng", thì chuyên gia ẩm thực người Anh, Giles Coren, đã gọi cuốn sách của Michelin là một cuốn sách hay cho thấy sự xuống dốc của nền văn hoá ẩm thực Pháp.

Một lẽ tự nhiên, chính những tranh cãi này lại càng khiến cuốn sách gây được nhiều chú ý. 90.000 ấn bản tiếng Nhật đầu tiên đã được bán hết sạch chỉ trong 24 giờ, và dù mới được xuất bản trong tháng 11 nhưng nó đã trở thành đầu sách bán chạy nhất trong năm 2007.

Điều này cũng chẳng có gì khó hiểu, bởi lẽ nếu nói người Nhật là những người cuồng bái chuyện ăn uống thì cũng chẳng phải quá lời. Khoảng một phần ba các chương trình truyền hình ở Nhật là xoay quanh chủ đề ăn uống – từ những chương trình nấu ăn đơn giản đến những trò chơi đoán hương vị có nhiều người nổi tiếng tham gia. Và nếu bạn hỏi người Nhật về sở thích của họ, chắc chắn không ít người sẽ trả lời bạn rằng đó là tabearuki, nghĩa là dạo quanh để khám phá những tiệm ăn. Tokyo có tới 160.000 nhà hàng, một con số khổng lồ nếu đem đặt cạnh con số 13.000 nhà hàng của Paris. Thực khách Nhật sẵn sàng đứng xếp hàng hàng tiếng đồng hồ để được thưởng thức những món ngon hay có một chỗ ngồi tại nhà hàng mình ưa thích. Cộng đồng blogger ở Nhật thì thể hiện điều này qua hàng loạt bài viết, hàng loạt các câu chuyện hết sức tỉ mỉ về các bữa ăn của họ (không quên có ảnh đính kèm chụp từ điện thoại). Thậm chí một bà nội trợ người Nhật còn tự hào kể về hành trình qua 384 tiệm bánh mì ở Kobe của mình để đi tìm loại bánh mà người phụ nữ này cho là hảo hạng nhất.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot6/japanese_food_by_ribonread127.jpg


Nếu ghé thăm bất cứ tiệm ăn nào ở Nhật, thực khách cũng đều có thể cảm nhận được tinh thần này. Thử lấy Sukiyabashi Jiro làm ví dụ, đây là một trong những tiệm ăn chuyên phục vụ món sushi nổi tiếng nhất ở Tokyo ngay cả từ trước khi được Michelin xếp vào danh mục nhà hàng 3 sao. Người chủ cửa tiệm đã 82 tuổi, ông Jiro Ono, đã dành suốt 50 năm cuộc đời mình để rèn luyện các kĩ thuật nấu ăn đến độ hoàn hảo. “Tuy mới chỉ đến đó một lần nhưng tôi đã thực sự bị choáng ngợp”, chuyên gia ẩm thực Jun Yokokawa nhận xét. “Đó mới là sushi đích thực.” Bếp trưởng Ono luôn cẩn trọng điều chỉnh mức nhiệt độ thích hợp đối với từng loài cá một để “mang lại hương vị tuyệt hảo nhất của từng loại cá”. Ông cũng nổi tiếng bởi thói quen đeo găng tay bất cứ khi nào rời khỏi tiệm ăn, thậm chí cả vào mùa hè, để chắc chắn rằng mình không đánh mất cảm giác đối với cá. Nếu bạn cần đến không gian, tiện nghi hay sự giải trí thì có lẽ sẽ phải tìm đến một nhà hàng khác. “Ono cũng sẽ chẳng vì chất lượng ba sao mà làm thêm toilet, trải thảm trên sàn hay đầu tư thêm các chụp đèn mà chỉ tập trung vào các món ăn hảo hạng nhất, sơ chế cá theo cái cách mà bạn sẽ chẳng thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác”.

Người Nhật hết sức lạc quan vào khả năng vươn xa của văn hóa ẩm thực đất nước họ, đặc biệt sau cú huých của “ảnh hưởng Michelin” theo cách gọi của một số chuyên gia ẩm thực Tokyo. Mối nguy của Paris thậm chí sẽ còn lớn hơn khi Michelin sắp sửa tung ra cuốn sách giới thiệu về Kyoto. Bởi vì nhiều chuyên gia Nhật còn xếp Kyoto cao hơn Tokyo một bậc về văn hóa ẩm thực, và khi đó liệu Paris có còn giữ nổi vị trí thứ hai nữa hay không. Không ai có thể nói trước được.


Trần Thanh Thuỷ (Theo Newsweek)
TQuoc