PDA

View Full Version : Quyển sách và đồng tiền



Kasumi
02-05-2008, 12:48 PM
Tôi đang du học tại Nhật Bản, quốc gia có chi phí sinh hoạt cao nhất thế giới. Những ai là du học sinh (DHS) tại đây đều biết nỗi ám ảnh chuyện kiếm tiền ăn học ở vùng đất chi phí đắt đỏ này.


http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=257341
Tác giả (giữa) làm thêm tại một cửa hàng - Ảnh: Hưng Lê

Lúc mới sang, khả năng giao tiếp của tôi còn khá yếu nên các thầy cô trong trường khuyên chưa nên đi làm việc ngay. Hai tháng sau giao tiếp tiến bộ hơn, tôi tới Cục Xuất nhập cảnh (XNC) để xin giấy phép làm thêm (DHS buộc phải xin phép nếu muốn làm thêm). Tùy dạng visa mà SV sẽ được Cục XNC cấp giấy phép làm thêm thích hợp. SV chính thức, thời gian làm việc tối đa là 28g/tuần; với nghiên cứu sinh chỉ được tối đa 14g/tuần (các kỳ nghỉ dài thời gian được tăng lên là 8g/ ngày). Chỉ duy nhất dự bị đại học bị giới hạn thời gian làm việc tối đa 4g/ngày dẫu ngày lễ hay không.

Qui định thế nhưng nhiều DHS các nước tại đây luôn tìm cách làm thêm giờ nhằm kiếm thêm chi phí hỗ trợ việc học. Đây là một quyết định hết sức nguy hiểm vì dẫu lý do chính đáng cỡ nào, khi bị phát hiện chắc chắn sẽ bị đuổi học và trục xuất về nước ngay lập tức. Những đàn anh đi trước thường khuyên nhủ lứa đàn em "chân ướt chân ráo" mới qua việc "đừng để đồng tiền đi trước quyển sách", điều tưởng dễ nhưng không phải ai cũng làm được.


Không nên đi muộn hoặc vắng mặt không xin phép trước - đó là điều DHS luôn phải tâm niệm khi làm việc với người Nhật. Người Nhật rất nghiêm túc và có trách nhiệm trong công việc, thường rất khó chịu và không tin tưởng ai làm việc trễ nải, chây lười hoặc vô nguyên tắc.

Có nhiều cách kiếm việc, thông dụng nhất vẫn là thông qua các tạp chí chuyên giới thiệu việc làm như: Townwork, Arpa, Working Free, Yellow Book... phát không tại các nhà ga, siêu thị, cửa hàng hoặc thậm chí tại… nhà vệ sinh công cộng! Thông dụng hơn, chỉ cần lên www.google.jp.co và đánh chữ "work" (công việc). Cách nào cũng đòi hỏi phải có một vốn tiếng Nhật nhất định. SV cũng có thể nhờ chính ngôi trường mình đang theo học giới thiệu việc làm thêm (tuy nhiên không phải trường lúc nào cũng có đủ chỗ làm thêm để cung cấp cho bạn) với điều kiện phải có kết quả học tập tốt và chứng minh mình là một SV chăm chỉ (tham dự ít nhất 90% số tiết học); hoặc người quen, SV khóa trên giới thiệu, giúp đỡ (nếu là người Việt thì càng tốt vì ai cũng rất sẵn lòng giúp đỡ người đồng hương).

Ở những nước phát triển như Nhật Bản, việc làm cho SV thường rất đa dạng. Dẫu vậy những công việc phổ biến thường là các lao động đơn giản như phục vụ, khuân vác hoặc thậm chí là… dọn nhà vệ sinh tại nhà hàng, siêu thị và các cửa hàng tiện lợi…

Nếu rành ngoại ngữ, cơ hội có việc làm tốt sẽ dễ dàng hơn với nhiều công việc: phiên dịch (Việt - Nhật), dạy tiếng Việt hay tiếp tân, thu ngân… SV kỹ thuật có các cơ hội việc làm không đòi hỏi kỹ năng ngôn ngữ cao; chỉ cần chuyên môn kỹ thuật như: vẽ autocard, lập trình, đánh máy…

Thời gian làm việc và tiền lương cần phải thương thảo công khai trước khi chính thức làm việc để tránh tranh cãi sau này. Hiện tôi đang làm nhân viên bán hàng tại tiệm Mister Donut (đường Omote, TP Okayama) với mức lương 740 yen/giờ sau nhiều lần chuyển chỗ làm. Tùy vùng, mức lương của SV sẽ dao động trong khoảng 600-800 yen/giờ (1 yen tương đương 140 VND). SV cũng nên biết nơi nào DHS được phép làm vì có những công việc DHS không được phép làm (thường là những việc ảnh hưởng tới đạo đức, tư cách của DHS hoặc danh tiếng của nhà trường). Một điểm nữa: do đây là những công việc làm thêm bán thời gian hoặc theo thời vụ nên sẽ không có hợp đồng nào được ký kết với bạn; tất cả chỉ dựa vào sự thỏa thuận miệng giữa bạn và người chủ.

HƯNG LÊ (SV Học viện Ngôn ngữ Okayama, TP Okayama, Nhật Bản)
Tuoitre