PDA

View Full Version : Câu chuyện về Gloomy Sunday



Cốm
11-05-2008, 02:12 PM
Dịch từ internet :D

Tháng 12 năm 1932, một nhạc sĩ người Hungary - Reszo Seress đang cố gắng một cách chật vật để kiếm sống bằng những bản nhạc của mình tại Paris nhưng ông chỉ luôn gặp những thất bại liên tiếp. Mọi cố gắng của ông nhằm gây ấn tượng với những nhà sản xuất âm nhạc tại Pháp đều không thành công nhưng Seress vẫn tiếp tục đeo đuổi giấc mơ của mình. Ông quyết tâm trở thành một nhạc sĩ nổi tiểng khắp thế giới. Người bạn gái luôn cằn nhằn về sự bấp bênh trong cuộc sống đầy tham vọng của ông. Cô thúc giục ông nhận đến gần chục các công việc khác nhau nhưng Seress vẫn cương quyết không đồng ý. Ông nói với cô ấy rằng ông ấy sẽ là một nhạc sĩ hoặc một kẻ lông bông, chỉ vậy thôi.

Một buổi chiều, khi mọi thứ đều đi tới hồi kết thúc. Seress và người vợ chưa cưới của mình tranh cãi về thất bại của ông trong việc trở thành một nhạc sĩ. Cuối cùng họ chia tay nhau trong những lời cãi vã giận giữ.

Một ngày sau đó, một ngày chủ nhật, Seress ngồi bên chiếc đàn piano của mình, buồn rầu ủ rũ nhìn đường chân trời qua ô cửa sổ. Bên ngoài, những đám mây màu xám nặng nề báo hiệu một cơn giông lớn sắp tới.

“Thật là một ngày chủ nhật u ám!” Seress tự nhủ trong khi đưa tay vu vơ trên những phím đàn và đột nhiên ông bắt đầu chơi một giai điệu u sầu đến kỳ lạ, thứ dường như đã hàm chứa được những cảm xúc của ông sau trận cãi vã với người vợ chưa cưới, trong khung cảnh thời tiết khiến con người ta cảm thấy chán nản.

“Đúng vậy, Gloomy Sunday! Đó sẽ là tựa của bài hát mới” – Seress lẩm bẩm, một cách đầy hào hứng, ông chộp lấy một tấm bưu thiếp cũ và viết bài hát lên đó. 30 ph sau ông đã hoàn thành bài hát.

Seress gửi tác phẩm của mình tới công ty đĩa hát và chờ đợi trong niềm hi vọng cháy bỏng. Một vài ngày sau, bản thảo của ông đã bị gửi trả lại với lời từ chối “Gloomy Sunday khá kỳ lạ nhưng lại mang một giai điệu quá u ám, chúng tôi rất xin lỗi rằng không thể sử dụng bài hát này.”

Bài hát tiếp tục được gửi tới nhà sản xuất khác, và lần này nó được chấp nhận. Nhà sản xuất nói với Seress rằng bài hát của ông sẽ sớm được phổ biến trên thế giới. Người nhạc sĩ trẻ đã vô cùng hạnh phúc.

Nhưng chỉ một vài tháng sau khi Gloomy Sunday được phát hành, đã xảy ra một loạt những sự kiện kỳ lạ được cho là do bài hát mới khơi nguồn gây ra. Ở Berlin, một người đàn ông trẻ yêu cầu ban nhạc chơi bài Gloomy Sunday, và sau khi nghe bài hát đó người đàn ông ấy đã trở về nhà và tử tự bằng một khẩu súng lục với lời trăn trối rằng anh ta đã cảm thấy vô cùng thất vọng bởi giai điệu của bài hát đó mà không thể dứt nó ra khỏi tâm trí mình.

Một tuần sau, ở cùng thành phố đó, một người phụ nữ trẻ là nhân viên bán hàng đã được phát hiện ra treo cổ tự tử tại nhà riêng. Cảnh sát đã phát hiện ra bản copy của bài hát Gloomy Sunday trên giường của cô gái xấu số.

Hai ngày sau bi kịch đó, một thư ký trẻ ở New York đã tự tử bằng khí độc, và cô có để lại lời trăn trối rằng muốn chơi bản Gloomy Sunday trong đám tang của mình. Vài tuần sau, một người New York khác, 82 tuổi đã nhảy khỏi cửa sổ sau khi chơi bản nhạc chết chóc. Cùng khoảng thời gian đó, một thiếu niên ở Rome người đã nghe được giai điệu không may mắn đó đã nhảy cầu để kết thúc cuộc sống của mình.

Những tờ báo trên thế giới nhanh chóng đưa tin về những cái chết khác nhau có liên quan tới bài hát của Seress. Một trong những tờ báo đó đã đăng tít về trường hợp của một người phụ nữ ở Nam Luân Đôn, người đã mở bài hát Gloomy Sunday ở mức volume lớn nhất, khiến những người hàng xóm – những người đã được đọc về bài hát định mệnh ấy - vừa sợ hãi vừa tức giận. Cái kim của máy hát cuối cùng bị kẹt lại trên những đường rãnh và bài hát bị lặp lại hết lần này đến lần khác. Những người hàng xóm gõ cửa nhà người phụ nữ kia nhưng không có ai trả lời nên họ đã phá cửa để xông vào. Họ chỉ tìm thấy xác người phụ nữ đó trên ghế, chết vì sử dụng thuốc an thần quá liều. Liên tiếp những tháng sau đó, hàng loạt những cái chết được nghi ngờ có liên quan tới Gloomy Sunday đã thuyết phục tổng giám đốc BBC ban hành lệnh cấm phát bài hát đó trên hệ thống hàng không. Trở lại Pháp, Rizzo Seress cũng đã được trải nghiệm những hậu quả gây ra bởi tác phẩm của mình. Ông viết thư cho người vợ chưa cưới cũ và cầu xin sự tha thứ. Nhưng vài ngày sau ông nhận được một tin khủng khiếp rằng vợ chưa cưới của ông đã tự đầu độc mình. Bên cạnh xác của cô người ta tìm thấy bản nhạc Gloomy Sunday.

Cuối thập niên 1930, khi cả thế giới đang lao vào cuộc chiến tranh chống lại Hitler, bài hát bất hạnh của Seress nhanh chóng chìm vào quên lãng. Nhưng bản nhạc chết chóc ấy vẫn tồn tại và được lưu truyền tới những ai tò mò muốn biết về bài hát ấy cũng như những ảnh hưởng khủng khiếp của nó…

Lời bài hát:

Sunday is gloomy
My hours are slumberless
Dearest the shadows
I live with are numberless

Little white flowers
Will never awaken you
Not where the black coach
Of sorrow has taken you

Angels have no thoughts
Of ever returning you
Would they be angry
If I thought of joining you?
Gloomy Sunday

Gloomy is Sunday
With shadows I spend it all
My heart and I
Have decided to end it all

Soon there'll be candles
And prayers that are said I know
But let them not weep
Let them know that I'm glad to go

Death is no dream
For in death I’m caressing you
With the last breath of my soul
I'll be blessing you

Gloomy Sunday

Dreaming, I was only dreaming
I wake and I find you asleep
In the deep of my heart here

Darling I hope That my dream
never haunted you
My heart is telling you
How much I wanted you

Gloomy Sunday
Gloomy sunday
Gloomy sunday

Sunday
Sunday
Sunday
..........

--> kishi đã nghe 12 bản phối khác nhau của bài hát này, do nhiều nghệ sĩ khác nhau thể hiện. Theo ý kiến chủ quan của kishi thì Bjork có vẻ thể hiện rất thành công được cái chất… u sầu đáng sợ của bài hát này. Thực sự là lần đầu tiên kishi không nghe hết được cả bài hát. Híc, dù gì thì thấy gan mình cũng hơi bị nhỏ, nửa đêm, ngồi một mình trong phòng, nghe giai điệu da diết buồn rũ rượi của cái bài này quả thực là… :frozesweat:


Nghe thử (http://clip.vn/watch/Diamanda-Galas-Gloomy-Sunday/2U-,vn), khuyến cáo bà kon ko nên nghe lúc nửa đêm :sadcorner:

JILchan
11-05-2008, 02:57 PM
bài này em nghe lâu rồi, xém suýt nữa đi tự tử thật =o=(hình như trong bài hoa hướng dương cũng có nhắc đến vụ này:D)

†_JustForYou_†
11-05-2008, 07:52 PM
cái nì J c~ nghe lâu rồi nhưng mà có thấy j` đâu nhỉ bài nì hay đó chớ :)):)):))

†3N†
11-05-2008, 07:59 PM
nghe hồi đầu không có j, có mấy lần buồn quá, nghịch dại mang ra nghe, may mà nhận thức tốt, tắt kịp, không là đi jisatsu rồi. May thế, đừng ai có đùa với bài này J ạh

†_JustForYou_†
11-05-2008, 08:07 PM
luc bùn J nghe c~ có thấy j` để tự tử đâu nhỉ

FuchSia
11-05-2008, 08:30 PM
ai có link bài này o tớ nge với :|

Cốm
11-05-2008, 09:19 PM
híc, có để link ở trên rồi mà! ^^"

tử uyển
11-05-2008, 11:28 PM
Cả chiều nay ngồi nghe bài này.Hôm nay lại là chủ nhật nữa chứ.
Chẳng cảm thấy gì cả.Buồn thì có buồn ,u ám thì có u ám nhưng không đến nỗi để đi chết.Có lẽ tại mình vẫn còn hưng phấn .

rei_kiwi
12-05-2008, 02:14 AM
bản thân mình thix nhạc thảm but bài này thì....ma quái quá :frozesweat:
nghe giai điệu đã thấy ko bt (cứ rờn rợn), vừa nghe vừa đọc mấy cái giai thoại và hồ sơ n~ ng` tự tử còn thấy ghê hơn >"<

sweetpumpkin
22-05-2008, 12:34 PM
Gloomy Sunday là một bản nhạc ra đời vào những thập niên đầu thế kỷ 20 , cách đây một khoảng thời gian rất dài . Bản nhạc là một câu chuyên có thật về một nhạc sĩ người Hungary viết về một ngày ảm đạm của mình sau khi ông bị người yêu khước từ . Điều đáng sợ là sau khi bản nhạc ra đời có rất nhiều người vì nó đã tìm đến cái chết . Chính cô gái đã khước từ tình yêu ông cũng tìm đến cái chết ...
" Gloomy Sunday " là một bài hát kể về một tình yêu đã mất . Đúng với tựa đề của nó bài hát được viết vào một ngày chủ nhật thật ảm đạm của tháng 12 năm 1932 bởi một nhà soạn nhạc tên là Reszo Seress .
Reszo thường nằm nguyên ngày trong căn phòng của mình ở thủ đô Paris . Người phụ nữ ông yêu đã cự tuyệt tình yêu cao thượng của ông . Reszo là người luôn tôn thờ tình yêu của mình nên vì vậy ông đã đau khổ rất nhiều khi tình yêu của mình bị từ chối . Trong lúc tuyệt vọng ông đã sáng tác bài hát sầu thảm nhất đời , khi bài hát hoàn thành Reszo cảm thấy trong lòng nhẹ nhàng hơn . Tuy bài hát không thể bù đắp hết nỗi đau trong lòng nhưng bài hát đó rất hay .
Reszo cố gắng bán bài hát , ban đầu ông gặp khó khăn khi tìm người tiêu thụ , các nhà sản xuất điều cho rằng bài hát nghe rất lạ và quá buồn thảm khó đưa vào đĩa nhạc để phát hành . Có một nh` sản xuất đã viết rằng : " có cả một nổi tuyệt vọng cưỡng ép thật kinh khủng trong bài hát ấy . Tôi không nghĩ rằng nó mang lại điều gì hay ho cho người nghe bài hát đấy . " (There's a sort of terrible compelling despair about it. I don't think it would do anyone anyone any good to hear a song like that.)
Nhưng không vì thế mà Reszo ngừng cố gắng tìm mối tiêu thụ , cuối cùng ông đã tìm được một nhà sản xuất chịu phát hành bản nhạc và khi bài hát được tung ra thị trường thì đã có nhiều chuyện kì lạ xảy ra .
Một người đàn ông đang ngồi trong 1 quán café đông đúc tại Budapest đòi ban nhạc chơi bản "Gloomy Sundaỵ" Người đàn ông ngồi tại bàn ông ta vừa nhấp rượu champagne vừa lắng nghe bài nhạc. Khi bản nhạc chấm dứt, người đàn ông trả tiền, rời khỏi quán, và vẫy 1 chiếc xe taxi. Vừa ngồi vào trong xe, ông ta liền lôi ra 1 khẩu súng và tự kết liễu đời mình.
Vài ngày sau đó, một cô gái bán hàng thật trẻ đã tự treo cổ tại Berlin. Nằm phía dưới chân của cô gái là tờ nhạc của bài "Gloomy Sunday" .
Một cô thư ký xinh đẹp tại New York tự tử trong căn apartment bằng hơi ga đã để lại một mẩu giấy nhỏ xin yêu cầu bản nhạc "Gloomy Sunday" được chơi vào buổi lễ an táng cô.
Khắp thế giới, có nhiều bài tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ây. Ca sĩ chết trong lúc hát. Người ta chết trong lúc nghe.
Cuối cùng thì công ty truyền thông Anh Quốc phải cấm hẳn bài "Gloomy Sunday" vào những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng. Công ty này không thể làm ngơ trước những lời phiền hà đến từ bài hát ấy.
Nhiều hệ thống viễn thông Hoa Kỳ cũng nhanh chóng làm giống vậy. Mười lăm quốc gia khác đã đâm đơn kiện bài hát. Các luật sư quanh thế giới đã tranh luận rằng người soạn nhạc của bài hát có nên chịu trách nhiệm cho hàng loạt cái chết là hậu quả của sự sáng tạo của anh ta hay không. Nhưng khi các đài radio cố gắng hủy bỏ bài hát thì nó càng trở nên phổ biến hơn. Người ta còn cảm thấy hào hứng hơn khi nghe bài hát "tự tử" này (suicide song).
Bài hát dường như ảnh hưởng mọi người không phân biệt gì đến tuổi tác hay tầng lớp. Một người đàn ông 80 tuổi tự hủy diệt đời mình bằng cách nhảy từ cánh cửa sổ lầu bảy xuống trong khi bài nhạc đang hát. Một cô gái 14 tuổi chết đuối khi trong tay còn cầm một bản copy của bài "Gloomy Sunday".
Một nạn nhân trẻ tuổi khác, một cậu bé sai vặt người Ý, đang đi ngang một người ăn xin trên lề đường đang hát bản nhạc "Gloomy Sunday" đột nhiên dừng lại, để chiếc xe đạp của cậu sang một bên, tiến dần đến chỗ người ăn xin và cho ông ta hết số tiền mà cậu đang có. Sau đó chẳng một lời nào, cậu bé đi đến một cây cầu gần đấy và tự nhảy xuống tìm lấy cái chết.
Báo chí lượm lặt hết tất cả những câu chuyện và gửi phóng viên đến phỏng vấn Reszo và hỏi ông ta nghĩ gì về điều ấy. Nhưng Reszo cũng bàng hoàng như bao người khác. Ông ta cũng chẳng hiểu vì sao bài hát của mình đã gây ra nhiều điều bất thường đến vậy.
Từ đó, người soạn nhạc dường như bị truyền nhiễm những điều bất lành theo sau bài nhạc bất cứ khi nào và nơi đâu khi bản nhạc được chơi lên. Khi bài "Gloomy Sunday" trở thành một "top hit" trong tuần, Reszo đã viết một lá thư gửi cho người yêu cũ của ông và xin thêm một cơ hội nữa để nối lại mối duyên xưa.
Ngày hôm sau, người ta tìm thấy thi hài của cô gái trẻ đã chết vì uống thuốc quá liều lượng. Bên cạnh cô ta là một tờ giấy với nét chữ nghệch ngoạc trên ấy nhưng còn có thể đọc được. Đó là tên của bài nhạc "Gloomy Sunday".
Đến lúc này thì Reszo chẳng còn nghi ngờ gì về bài hát mang đầy tính nguyền rủa của chính mình. Lần đầu tiên trong đời, Reszo cố gắng thu hồi lại bài nhạc để nó khỏi bị lan ra nhiều thêm. Nhưng tất cả mọi nỗ lực của ông đều không thành. Bài hát càng bị cấm, nó lại càng trở nên phổ biến hơn. Những bản copy lậu được bày bán trên đường phố như một loại trái cấm.
Trong mỗi quốc gia, số người chết lại càng gia tăng. Bài hát đã đem lại nhiều lời đồn đại chết người đến nỗi các nhạc sĩ không dám chơi bài ấy hay thậm chí các ca sĩ cũng sợ không dám hát.
Thời gian trôi quạ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ và người ta cũng bắt đầu quên đi bài hát ấy. Dần dần, cơn sốt bài hát được lắng dịu xuống.
Vào thời điểm này Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc quyết định nới lỏng lệnh cấm bài hát. Đài BBC cho phát thanh "Gloomy Sunday" trên làn sóng điện, nhưng bấy giờ bài nhạc chỉ còn là một hợp tấu khúc (orchestral piece). Từ ấy bài hát được sửa lại theo lối hoà âm hợp khúc nàỵ
Cũng bài nhạc được sửa lại theo kiểu version mới này được phát ra và cứ lập đi lập lại hàng giờ trong một căn apartment nhỏ. Người cảnh sát đi tuần gần đấy cứ phải nghe mãi một bài hát và lấy làm lạ. Tiếng âm nhạc phát ra từ cánh cửa sổ của một hộ apartment trên con phố mà người cảnh sát tuần tiễu. Cảm thấy lạ vì người nào có thể nghe mãi một bài hát cứ hát đi hát lại mãi thật nhiều lần mà không ngừng nghỉ, người cảnh sát cuối cùng quyết định điều tra. Khi viên cảnh sát bước vào căn nhà, "Gloomy Sunday" đang được hát trên dàn máy hát xoay tròn tự động. Thân thể của một thiếu phụ đang nằm cạnh chiếc bàn nơi để chiếc máy hát đang chạỵ .Người thiếu phụ đã chết với một liều thuốc ngủ cực mạnh.
Đây mới chỉ là một bắt đầu của hàng loạt cuộc tự tử khác nối tiếp. Một lần nữa, Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc phải ra cấm lệnh đối với bài hát.
Giờ đây thì Reszo Seress đã trở thành một người luôn bị ám ảnh bởi những cái chết do bài hát của anh ta gây nên.
Có hơn 100 người chết sau khi nghe bài hát "Gloomy Sunday". Bài hát vẫn có thể được nghe từ thời này sang thời khác. Gần đây, số tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấy không còn nữa. Có lẽ lời nguyền năm xưa đã hết linh nghiệm chăng? Có thể là vậy. Nhưng nếu bạn đang ở trong một quán bar nào đó và khi nghe người disc jockey bảo rằng bài nhạc cũ kỳ lạ "Gloomy Sunday" sắp được chơi, tôi thành thật khuyên bạn nên bước ra ngoài và tham gia những trò chơi khác thì tốt hơn
Còn một vấn đề mà bạn cũng nên biết là ông Rezso Seress, người viết ra bài nhạc nầy tự tử vào năm 1968 .

bí st

Onion Club
26-05-2008, 02:51 PM
Theo ý kiến chủ quan của ki
bài này chả có ji là bi thảm, cũng chả có ji là ma quai cả
chỉ là buồn thì có
theo ki đây là một bản tình ca đẹp
nó nói về một tình yêu đẹp, một tình yêu thủy chung
bản thân nó rất ngọt ngào đấy chứ

born2share
11-09-2008, 11:52 PM
Có những câu chuyện hoàn toàn dựa trên sự thật, cũng có những chuyện chỉ là tin đồn. Thế nhưng phía sau mỗi lời đồn đại ấy có khi là những giai thoại lạ lùng!


http://tintuconline.com.vn/Library/myImages/6/2006/05/Thu%20muc%20moi/ybudapest.jpg

Thành phố Budapest



Giai thoại

Gloomy Sunday còn được gọi là Bài hát giết người ở thập niên 30 bởi hàng loạt vụ tự sát diễn ra liên tục từ khi nó ra đời. Tháng 2.1936, cảnh sát Budapest (Hungary) điều tra vụ tự sát của một người làm giày - Joseph Keller với lá thư tuyệt mệnh, trên đó có lời bài hát đang thịnh hành lúc ấy: Gloomy Sunday.

Việc một người ghi lại lời bài hát trong thư tuyệt mệnh cũng không có gì lạ. Thế nhưng, trong nhiều năm sau đó, bài hát ấy đã trực tiếp liên quan đến cái chết của hàng trăm người! Một người đàn ông đang ngồi trong quán cafe đông đúc tại Budapest đợi ban nhạc chơi bài Gloomy Sunday.

Vừa nhấp rượu champagne, ông vừa lắng nghe bài hát. Bản nhạc chấm dứt, ông rời khỏi quán vẫy một chiếc xe taxi và khi vào xe, ông lôi ra khẩu súng và tự kết liễu đời mình. Vài ngày sau đó, một cô gái bán hàng trẻ treo cổ tại Berlin (Đức), dưới chân cô là bài Gloomy Sunday.

Một thư ký xinh đẹp tại New York (Mỹ) tự tử trong căn hộ bằng hơi gas, để lại một mẩu giấy yêu cầu Gloomy Sunday sẽ được chơi vào lễ an táng cô. Rất nhiều người trầm mình xuống sông Danube, trong tay còn nắm chặt bản kỳ án bài Gloomy Sunday.


http://tintuconline.com.vn/Library/myImages/6/2006/05/Thu%20muc%20moi/yholiday.jpghttp://tintuconline.com.vn/Library/myImages/6/2006/05/Thu%20muc%20moi/yDiamandaGalas.jpg

Billie Holiday


Diamanda Galas




Sở cảnh sát Budapest quyết định cấm phổ biến ca khúc này. Thế nhưng, bài hát "giết người" đã lan rộng khắp châu Âu và cả Mỹ.

Nhiều người cho rằng lời ca khúc quá buồn nói về một mối tình tuyệt vọng là nguyên nhân khiến những người thất tình thêm đau khổ dẫn đến tự sát. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng. Chẳng hạn một ông già 80 tuổi đã nhảy lầu tự sát khi nghe bản nhạc này, hay một bé gái 14 tuổi đã trầm mình với Gloomy Sunday nắm trong tay.

Đỉnh điểm có lẽ thuộc về cái chết của một cậu bé ở Rome (Ý), khi nghe một người ăn xin ngâm nga giai điệu của Gloomy Sunday, cậu bé dựng xe đạp tiến đến chỗ ông ta đưa hết số tiền mình có rồi gieo mình xuống dòng sông gần đấy.

Tám tuần sau ngày Gloomy Sunday được phát sóng lần đầu tiên, đã có đến 157 người tự sát. Một số tài liệu khác cho rằng đã có 17 vụ tự tử liên quan đến Gloomy Sunday trước khi bài hát này bị cấm ở Hungary. Một nguồn tin khác cho biết có gần 200 vụ tự tử trên khắp thế giới liên quan đến Gloomy Sunday. Kết quả là bài hát này bị cấm phát trên radio. Các kênh phát thanh sau đó cũng tự nguyện không phát bài này.

Khi số người chết ngày một tăng đến mức báo động, đài BBC (London - Anh) quyết định ngừng phát sóng bài hát, các đài phát thanh Mỹ cũng lần lượt theo gót. Riêng đài phát thanh Pháp thuê một chuyên gia tâm thần học nghiên cứu ca khúc này nhưng vẫn không khám phá ra bí ẩn nào.

Người ta cho rằng bài hát có "sức mạnh" giết chóc như thế bởi nó được tác giả Rezso Seress sáng tác cho người bạn gái đã tự tử chết. Và khi bài hát được phát hành cũng chính là lúc ông qua đời vì tự tử. Có thể những câu chuyện kể trên chỉ là những lời đồn đại, nhưng cũng có những chi tiết rất thực về bản nhạc kỳ bí này.


http://tintuconline.com.vn/Library/myImages/6/2006/05/Thu%20muc%20moi/yrezso-seress.jpghttp://tintuconline.com.vn/Library/myImages/6/2006/05/Thu%20muc%20moi/ySergeGainsbourg.jpg

Rezso Seress


Serge Gainsbourg




Gloomy Sunday chào đời như thế nào?

Gloomy Sunday (bản tiếng Anh) hay Somber Dimanche (bản tiếng Pháp của Serge Gainsbourg) có bản gốc từ tiếng Hungary: Szomoru Vasarnap, được sáng tác vào tháng 12 năm 1932 bởi 2 người gốc Hung là Rezso Seress (phần nhạc) và Laszlo Javor (phần lời). Khi đó, Rezso Seress đang sống tại Paris, và theo các giai thoại thì bản nhạc được sáng tác vào một ngày Chủ nhật mùa đông ảm đạm, sau khi người bạn gái cự tuyệt tình yêu của anh.

Từ 1932 cho đến 1936, Gloomy Sunday được đưa vào Mỹ, do dàn nhạc của HalKemp trình bày. Từ đó nó đã được hát lại khá nhiều lần với các nữ ca sĩ tên tuổi như Billie Holiday, Sarah Vaughan, Carmen McRae... Về sau có Sinead O"Connor, Sarah Brightman, Sarah McLachlan, Bjork...

Ca khúc được chuyển sang nhiều ngôn ngữ khác nhau: Anh, Pháp, Thụy Điển, ngôn ngữ quốc tế Esperanto, Nhật, Hoa, Hàn và cả Việt Nam (bài Chủ nhật buồn - Phạm Duy viết lời). Để bớt đi vẻ bi quan, ảm đạm, khi Billie Holiday hát, một phiên bản mới bắt đầu bằng "Dreaming, I was only dreaming..." - Tôi chỉ đang mơ đã được thêm vào khiến bài hát bớt nặng nề.

Bên cạnh phần lời tiếng Anh quen thuộc được Sam M.Lewis và Desmond Carter viết, bản tiếng Anh còn có một phần lời được viết và trình bày bởi ca sĩ gốc Hy Lạp Diamanda Galas vào năm 1992. Các giọng nam trình bày ca khúc này cũng rất ấn tượng, từ Mel Torme cho đến Elvis Costello...

Sự thật


http://tintuconline.com.vn/Library/myImages/6/2006/05/Thu%20muc%20moi/ybjork.jpghttp://tintuconline.com.vn/Library/myImages/6/2006/05/Thu%20muc%20moi/yCostello.jpg

Bjork


Elvis Costello




Hungary là quốc gia có tỷ lệ người tự tử thuộc hàng cao nhất châu Âu (năm 1984 lên đến 45,9/100.000 người). Một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Hungary đều chấm dứt cuộc đời bằng tự tử. Cảnh vật ở Hungary cũng rất gần với nghĩa của từ "gloomy", tức buồn bã, ảm đạm.

Không quá lạ lùng nếu gắn cái chết với một bài hát, hay một bộ phim nào đó ở xứ sở này, và có thể là sự trùng hợp đã được báo chí thổi phồng lên. Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu xác đáng về việc Gloomy Sunday bị cấm ở Hungary và Mỹ.

Tương tự, chi tiết người bạn gái của tác giả tự tử cũng không có chứng cứ cụ thể (chỉ là sự thêu dệt khiến giai thoại ly kỳ hơn?). Điều duy nhất đã được xác minh là tác giả bài hát - Rezso Seress đã nhảy lầu tự vẫn vào năm 1968 với kết luận: "Tác giả quá trầm uất vì không sáng tác được bài hát nào thành công bằng Gloomy Sunday"!

Thông tin thêm

Việc ca khúc gắn với giai thoại "Bài hát chết người" được xem như một chiêu thức tiếp thị của giới sản xuất âm nhạc. Vài năm gần đây Internet phát triển càng khiến bài hát cùng những giai thoại lan rộng.

Câu chuyện đã xuất hiện trên khá nhiều diễn đàn, kèm theo lời bài hát và có thể nghe trực tuyến (thường là version của Bjork) với các tiêu đề rất ấn tượng như "Nếu không muốn chết thì đừng nghe!"... Thực tế vẫn còn có rất nhiều người nghe bản nhạc tuyệt vời này, và tin vào các giai thoại (Nhiều người sợ lỡ nghe sẽ chết nên chẳng dám download! Huhu!!!).

Câu chuyện về ca khúc Gloomy Sunday cũng đã được Đức và Hungary hợp tác dựng thành phim có tựa đề: Ein Lied von Liebe und Tod (Khúc ca về tình yêu và cái chết) vào năm 1999.

Lời bài hát:

Song: Gloomy Sunday
Artist: Diamanda galas

Sadly one Sunday I waited and waited
With flowers in my arms for the dream I'd created
I waited 'til dreams, like my heart, were all broken
The flowers were all dead and the words were unspoken
The grief that I knew was beyond all consoling
The beat of my heart was a bell that was tolling
Saddest of Sundays
Then came a Sunday when you came to find me
They bore me to church and I left you behind me
My eyes could not see one I wanted to love me
The earth and the flowers are forever above me
The bell tolled for me and the wind whispered, "Never!"
But you I have loved and I bless you forever
Last of all Sundays...

Lược dịch: Ngày Chủ Nhật u ám

Một chủ nhật thật ảm đạm.Tôi vẫn mãi đợi và đợi.
Với những bông hoa trên tay cho những ảo tưởng mà tôi đã tạo ra.
Tôi chờ cho đến giất mơ, giống như trái tim tôi,tất cả đã vỡ tan.
Những bông hoa đã chết và thế giới đều lặng thinh.
Ngày buồn nhất của những ngày Chủ Nhật.
Và một ngày Chủ Nhật đến khi em tìm tôi.
Họ đưa tôi đến nhà thờ và tôi đã bỏ em lại đằng sau.
Đôi mắt tôi không thể nhìn thấy một điều nào đó để tôi tự yêu bản thân mình.
Trái đất và những bông hoa đã vượt qua tôi.
Tiếng chuông nói với tôi và cơn gió khẽ thầm "Không bao giờ!"
Nhưng tôi vẫn yêu và vẫn sẽ mãi cầu phúc cho em.
Ngày cuối cùng của những ngày chủ nhật

Tin tức online

motozen
12-09-2008, 12:06 AM
bài này tớ thử nghe mấy ngày liền rồi. ban đêm nghe hơi rùng rợn nhưng chưa có ý định tự sát:D

born2share
12-09-2008, 12:18 AM
tớ cũng vậy... tớ chưa cảm được bài này, nếu cảm rồi thì không biết có còn ngồi đây nữa ko nhỉ! :D
Còn một bức ảnh gây chết người nữa... tớ mới nhìn sơ wa, đúng là rất hấp dẫn ở đôi mắt, nhưng người ta khuyên là ko nên ngồi xem một mình (tớ sợ ma lắm! <~ nên...) nhưng quả thật là rất hấp dẫn ở đôi mắt người phụ nữ!

motozen
12-09-2008, 12:41 AM
born2share share cho mình bức ảnh đó đi . nghe hấp dẫn thế mà .....:P

tử uyển
12-09-2008, 12:51 AM
Oái, bài này Kishi đã từng post rồi ^ ^.

born2share
12-09-2008, 01:21 AM
http://www.phongsuvietnam.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=145 <~ nó đó!

motozen
12-09-2008, 11:17 PM
http://www.phongsuvietnam.com/uploads/News/pic/1199015573.nv.jpg
Đẹp thật đạc biệt đôi mắt . có cái gì đó rất lôi cuốn .

born2share
12-09-2008, 11:40 PM
Motozen định giết tui hay sao á... cái gì tui nghe bằng tai thì ko sợ lắm nhưng nhìn bằng mắt thì ám ảnh lắm nhá! :erk:

Nói về bài hát, tớ nghĩ là do tâm lý thôi, đối với những người bi quan thì bài hát có sức kích thích họ tìm đến cái chết hơn! Những lúc bi quan tốt hơn đừng nên nghe bài này hoặc các bài thể loại Gothic Rock! Tuy nhiên vì ko là người từng trải trong chuyện này nên tớ cũng ko dám chắc, nghĩ là mọi người nên tránh thì hơn! Và bài hát này cũng ko thuộc thể loại nhạc yêu thích của tớ, nghe nhức đầu thì đúng hơn!

motozen
14-09-2008, 02:26 PM
Tuy nhiên vì ko là người từng trải trong chuyện này nên tớ cũng ko dám chắc,
hơ trải qua rồi thì còn ngồi post bài được à :D .

Onion Club
15-09-2008, 07:32 PM
bài này cực hay :D