PDA

View Full Version : Các hiệp hội ngành nghề ở Nhật Bản



Kasumi
14-05-2008, 08:13 AM
Ở Nhật Bản, các hiệp hội ngành nghề có cơ cấu tổ chức khá hoàn chỉnh và trở thành một tổ chức quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế xã hội của đất nước.

Theo tài liệu của cơ quan nghiên cứu hiệp hội ngành, hiện nay, Nhật Bản có khoảng hơn 2.000 hiệp hội ngành và hội liên hiệp, cộng với các tổ chức nhỏ khác, tổng cộng, Nhật Bản có tất cả hơn 53.000 hiệp hội các loại, phân bố trong 32 ngành công nghiệp.

Đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp:

Các hiệp hội ở Nhật Bản là những tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân. Hiệp hôi jlà tổ chức xã hội của một ngành, hoạt động vì lợi ích của ngành là chủ yếu. Các hiệp hội trong ngành Công nghiệp của Nhật Bản chủ yếu do các doanh nghiệp nòng cốt, có giá trị tổng sản lượng chiếm trên 90% giá trị tổng sản lượng của ngành đứng ra thành lập. Lãnh đạo hiệp hội đều do chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc của các doanh nghiệp lớn trong ngành đó đảm nhiệm với nhiệm kỳ 2 năm. Cơ quan thường trực của các hiệp hội có khoảng 10 người làm nhiệm vụ xử lý công việc hàng ngày.

Kinh phí của các hiệp hội do doanh nghiệp đóng góp. Ngoài ra, còn có những trường hợp đặc biệt được Chính phủ cung cấp một phần kinh phí cho một số hạng mục. Còn lại, toàn bộ nguồn kinh phí của các hiệp hội đều dựa vào hội phí của các hội viên. Các đơn vị tham gia hoạt động của hiệp hội nhưng không phải là hội viên chính thức thì phải đóng hội phí cao hơn các hội viên chính thức. Các hội viên chính thức có quyền xem xét các dự toán và quyết toán kinh phí của hiệp hội. Các hiệp hội ở Nhật Bản cũng áp dụng chế độ đại hội toàn thể hội viên. Trong đại hội này, các hội viên của hiệp hội có quyền nêu ra các yêu cầu trong mọi lĩnh vực công tác của hiệp hội, đồng thời được quyền biểu quyết đối với kế hoạch hoạt động của hiệp hội. Các hiệp hội trong ngành Công nghiệp Nhật Bản có nguồn thông tin kinh tế kỹ thuật và các thành tựu mới nhất của ngành, hiệp hội giao lưu với các ngành Công nghiệp nước ngoài khác để thu được các thông tin tình báo kinh tế, kỹ thuật của ngành đó ở nước ngoài mà các doanh nghiệp trong nước đang có nhu cầu.

Gắn bó mật thiết với chính phủ

Hiệp hội là tổ chức đại diện cho lợi ích của các doanh nghiệp trong sự phối hợp và hợp tác với chính phủ để tìm hiểu thông tin về chính sách, kinh tế, tài chính, thế và cho vay của chính phủ nước đó. Các hiệp hội ở Nhật Bản đã cùng hiệp thương với cơ quan chủ quản và cơ quan tổng hợp của Chính phủ Nhật Bản đẻ xây dựng các chính sách công nghiệp của các ngành. Cơ chế này đã giúp các giới công nghiệp Nhật Bản thông qua hiệp hội để trong quá trình hiệp thương với Chính phủ sẽ xác định rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của hiệp hội và của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu theo kế hoạch.

Các hiệp hội trong ngành công nghiệp Nhật Bản đóng vai trò hỗ trợ Chính phủ hoạch định chính sách ngành. Chẳng hạn như Hội chấn hưng ngành công nghiệp Ôtô Nhật Bản là tổ chức đã tích cực tham gia nghiên cứu chính sách phát triển ngành ôtô với các cơ quan liên quan của Chính phủ, kịp thời chuyển các thông tin có liên quan cho các doanh nghiệp thành viên.

Ở Nhật Bản cho phép các hiệp hội hoạt động doanh lợi theo ngành nghề có gắn liền với tôn chỉ, mục đích sự nghiệp của hiệp hội. Đặc biệt, Nhà nước còn có những chính sách ưu đãi thuế nhất định. Nhưng các hiệp hội đều phải tuân thủ nguyên tắc lấy phục vụ là trung tâm, phi doanh lợi là mục đích. Cơ chế phi doanh lợi đã làm cho mối quan hệ giữa hiệp hội và doanh nghiệp trở nên khá hài hoà, không tạo ra sự ép buộc đối với các đơn vị thành viên. Một mặt, hiệp hội thông qua các phương thức quy hoạch ngành, tư vấn, điều hoà phối hợp... để nâng cao dịch vụ chất lượng tốt cho các doanh nghiệp. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên, ở mức độ nhất định, quyết định mức độ hợp tác của ngành và sự chỉ đạo, hiệp đồng, gắn bó và dịch vụ của hiệp hội. Các hiệp hội này đã triển khai các hoạt động độc lập, phát huy được tác dụng quan trọng trong mối quan hệ hiệp đồng của chính phủ với các ngành trong nền kinh tế thị trường.

CN
KinhTe