PDA

View Full Version : Tiếng Việt



Acmagiro
01-06-2008, 09:39 AM
Mở đầu:
Người ta nói con người không ai thấy được gương mặt của mình. Người ở Tokyo chả khi nào trèo lên tháp Tokyo cả mà chỉ có người từ nơi khác đến hiếu kỳ mới trèo lên mà thôi. Điều này ở mặt nào đó thì rất đúng, nó thể hiện rõ qua nhiều khía cạnh như văn hóa, tập quán và đặc biệt là ngôn ngữ.

Nhiều dân tộc không có thói quen tự ý thức về tiếng nói của mình. Phần lớn người ta vẫn nói theo thói quen, đời trước dạy thế nào thì đời sau bắt chước chứ ít bỏ công ra mà suy sét cái mình đang dùng.

Hẳn là người Việt cũng thế, nhiều khi họ nói mà không để ý xem mình đang nói điều gì. Trong tiếng Việt cũng có khá nhiều điểm lý thú nhưng nếu không dụng tâm quan sát thì không thấy được. Nhưng người ngoại quốc khi học tiếng Việt thì họ lại chú ý tới những điểm lạ của tiếng Việt mà người bản xứ chả mấy ai ngờ.

Một người Nhật khi học tiếng Việt đã tự hỏi, tại sao bố tương đương với ba, cha, mẹ tương đương với má. Thế tại sao nói "ba mẹ", "ba má", "cha mẹ", "bố mẹ" mà không nói "bố má" hay "cha má" ?

Lại nữa, "ba" , "má" là yếu tố miền Nam, "bố", "mẹ" là yếu tố miền Bắc. Vậy tại sao một từ Nam lại đi chung với một từ Bắc được như trong "ba mẹ" nhỉ?

Khi đựoc hỏi thế này, nhiều người Việt không biết đáp làm sao, bởi bản thân họ cũng chưa từng nghĩ đến điều này.

+ Có thể nhiều người sẽ cho đây là chuyện tầm phào, nhưng có một thắc mắc thế này.

"The pig" trong tiếng Anh thường được người miền Bắc dịch là con lợn, và con heo đối với người miền Nam. Lợn hay heo thì cũng chỉ là hai cách gọi khác nhau của hai miền chỉ cùng một con vật. Nhưng người Bắc (chính thống) thì không chấp nhận có từ "heo" trong từ điển tiếng Việt và người Nam cũng thế, không biết có từ "lợn" trong tiếng Việt.

Nhưng mâu thuẫn là.....khi dịch từ "dolphin" sang tiếng Việt thì cả hai đều cho rằng đó là...cá heo, chứ không phải cá lợn.

Vâng, có con lợn, không có con heo nhưng lại có cá heo chứ không có cá lợn hay cá nhợn hay cá lợn nhợn.

Buồn cười là bây giờ bật TV lên, thấy rất nhiều phim Bắc kỳ sản xuất, toàn diễn viên xinh đẹp đất thủ đô, phát âm đặc chất giọng đất ngàn năm văn hiến nhưng thỉnh thoảng lại chen vào một số từ miền Nam. Nghe người Bắc, phát âm giọng Bắc nhưng lại cứ hay nói "ba má", "con heo" thấy nó sao sao ấy. Bối cảnh bộ phim chẳng liên quan gì đến miền Nam cả, thế mà diễn viên (chắc là vô ý thức) lại nói theo kiểu miền Nam trong khi chất giọng đặc Bắc kỳ. Có lẽ đây là hiện tượng xâm thực văn hóa, xâm thực ngôn ngữ bắt nguồn từ lý do kinh tế?
Ai cũng thấy mảnh đất Sài Gòn là đầu tàu kinh tế của cả nước, vì thế nên ảnh hưởng của nó đến những vùng miền khác quá lớn. Thành ra người Bắc tự trong ý thức họ cũng đã điều chỉnh theo lối nói của người miền Nam mà không hề hay biết. Giống như hiện tượng tiếng Anh đang xâm lược địa cầu hiện nay?

Nhưng dù gì thì chất giọng Bắc kỳ cũng vẫn cứ là đáng yêu nhất, chuẩn nhất và dễ nghe nhất. Còn gì bằng khi nghe giọng nói của "cô Bắc kỳ nho nhỏ".... Giọng con gái miền Bắc tuyệt vời!!

+ Hôm nọ khi đang đọc vài thứ linh tinh thì bất ngờ thấy đọc điều này. Lại là bất ngờ.
Có câu tiếng Anh như thế này "he suddenly attacked me"
Nhiều người dịch là "hắn bất ngờ tấn công tôi"
Người khác lại cho là "hắn thình lình đánh tôi"
Một số khác lại dịch "hắn bất thình lình đánh tôi"

Đến đây tự dưng lại thấy lạ. Không hiểu mình có hiểu sai hay không mà từ thình lình ở đây được dùng với nghĩa là bất ngờ, bất ý, không báo trước mà làm. Thế nhưng ở câu dưới người ta lại dùng với tiếp đầu ngữ "bất" mang nghĩa phủ định lại từ "thình lình". Nhưng thực sự thì "thình lình" và "bất thình lình" lại đồng nghĩa với nhau.

Thường thì tiếp đầu ngữ "bất" đi liền với từ nào thì nó phủ định lại từ ấy, chẳng hạn
hiếu -bất hiếu
trung- bất trung

Thế nhưng ở đây lại thấy quan hệ không tương phản giữa
thình lình - bất thình lình

Vậy là sao nhỉ ?

Bàn thêm, trong tiếng Việt thì tiếp đầu ngữ "bất" và "vô" (yếu tố Hán Việt) đi trước từ ngữ mang ý nghĩa phản lại từ đấy, phủ định nó. Chẳng hạn như

Vô minh, vô ngã, vô tâm, vô thần, vô giáo dục,...
Bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, bất tài,........

Khi hỏi nhiều người, trong đó có cả sinh viên đại học, nhiều người có học vị rằng khi nào thì dùng "bất" và khi nào thì dùng "vô" thì phần lớn họ không trả lời được. Quả là con người không ai thấy mặt mình thật.
Đồng ý là những điều này sách vở nhà trường không hề dạy, và nhiều điều khác nữa nhưng chỉ cần để tâm một chút thôi thì sẽ không khó thấy.

+ Thức khuya đọc sách thánh hiền cũng là một cái thú của nhân sinh. Nhưng nếu có mẹ thì thật là phiền vì bà thường hay lo lắng cho sức khỏe của con cái. Ngẫm lại thì thấy "khuya" cũng là một từ độc đáo trong tiếng Việt vì phát âm của nó. Hình như nó là từ duy nhất có phụ âm với "uya". Con nít thường quen với "ia" vì nó dễ phát âm hơn. Mà về mặt ý nghĩa thì từ này cũng có điểm đáng nói

- Đã mười hai giờ rồi đấy. Khuya rồi đấy con đi ngủ đi.
- Vâng ạ.

Rõ ràng trong hội thoại này thì từ "khuya" mang nghĩa muộn rồi, không còn sớm nữa. Khuya = muộn (A)

Thế nhưng hai võ sĩ đánh nhau, võ sĩ A thua mất mạng nên con trai đi tìm võ sĩ B để báo thù. Võ sĩ A gườm mắt nhìn cậu thiếu niên

- Hừ muốn báo thù à. Với trình độ của mày thì còn khuya nhé. (Một phần lớn dân chúng Việt Nam nói như thế này)

Ở đây lại xuất hiện từ "khuya". Nó mang nghĩa còn rất sớm, còn lâu mày mới bằng tao. Khuya = rất sớm, còn sớm, còn lâu (B)

Từ (A) và (B), thêm một chút lý sự cùn thì ta có

Khuya = muộn
Khuya = rất sớm

Từ đó đưa đến muộn = rất sớm.

Một phương trình độc đáo của tiếng Việt dưới góc nhìn của một kẻ gàn dở

+ Ngày xưa nghe một người nói rằng trong các văn kiện ký kết giữa các quốc gia thì người ta dùng tiếng Pháp. Ở Việt Nam vẫn thế vì tiếng Pháp có độ chính xác cao còn tiếng Việt thì không. Không biết tiếng Pháp nên không rõ thế nào nhưng về phần tiếng Việt thì khi ngẫm lại không phải là không có những điểm làm người ta khó hiểu. Một trong những điểm này chính là cách sử dụng trợ từ của tiếng Việt. Nó làm cho người ngoại quốc, điển hình là người Nhật cảm thấy rất khó nắm bắt được.

Khi một sự gì đó xảy ra ở đâu đó thì trong tiếng Anh dùng trợ từ "at", "in",...đứng trước danh từ chỉ nơi chốn đó. Chẳng hạn

There's a dog in the garden

(có con chó trong vườn)

Trong tiếng Nhật thì đó là trợ từ "ni" và "de". Còn trong tiếng Việt?

Không cứ gì cả. Như câu trên, trợ từ nơi chốn ở đây là "trong". (trợ từ tùy theo cá nhân mà có thể có những tên gọi khác, chẳng hạn như giới từ). Nhưng cũng có người nói rằng

"Có con chó ngoài vườn"

Vậy hóa ra trong = ngoài? Thực ra đây chỉ là một cách diễn đạt phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người nói. Nói một cách chính xác thì là "ở trong vườn".

Thế nhưng thường thì người Nhật sẽ hiểu câu "có con chó (ở) ngoài vườn" là có một cái vườn được bao bọc bởi bốn bức tường, và con chó nằm bên ngoài cái vườn đó. Vì nếu học không đến chốn thì rất dễ đánh đồng từ "ngoài" ở đây với "soto" trong tiếng Nhật.

Đây cũng là một vấn đề đối với người ngoại quốc học tiếng Nhật vì những ảo tưởng đồng nghĩa như thế nếu không có sự định nghĩa một cách từ điển về từ ngữ đó.

Tương tự câu "trên trời có đám mây đen" thì nhiều người sẽ hiểu rằng phía 'trên" của trời có đám mây. Không hiểu bên "trên" của trời còn có gì nữa nhỉ, tò mò quá ().

"Trong nhà" thì được hiểu chính xác là bên trong căn nhà, nhưng "dưới đất" hay "ngoài đường" thì lại được hiểu với ý rằng bên dưới, bên ngoài của cái danh từ được nói ở đây.

Đấy, đâu phải chỉ có người Việt mới thấy khó khi học ngoại ngữ, mà người ngoại quốc cũng rất khó khăn khi học tiếng Việt. Có lẽ phải mất một thời gian dài mới quen được.

+ Trong việc giáo dục tiếng Việt có một điều vô lý mà đa phần người dân Việt đều mặc nhiên chấp nhận, không nghĩ ngợi gì.

Thế hệ của tôi, thuở mới bắt đầu đi học được cô giáo dạy cho những chữ cái đầu tiên, bắt đầu là a (a), b (bờ), c (cờ), d (dờ),......
Bảng chữ cái này đã ăn sâu vào trong đầu óc non nớt của lũ trẻ như nét mực tàu chảy trên tấm lụa trắng. Thế nhưng khi vào cấp hai, môn toán hình học được đưa vào giảng dạy và cũng từ đó mà chúng tôi được biết đến một khái niệm mới, nhưng vô cùng quen thuộc tuy chưa từng được dạy dỗ về nó bao giờ cả. Đó là những tam giác ABC (a bê xê), những đoạn thẳng A Bê, Xê Dê,....
Không một đứa học trò nào thắc mắc, trừ một đứa là tại sao lại tồn tại đến hai cách đọc khác nhau của cùng một hệ thống chữ. Người ta chỉ dạy A Bờ Cờ nhưng cớ sao sau này thầy dậy (tất cả giáo viên của môn này) toán hình lại cho đó là A Bê Xê? Phải chăng thế hệ thầy được giáo dục như thế?
Nếu điều này là đúng thì toàn bộ họ đã đi ngược lại với chủ trương giáo dục của bộ, vì bộ dạy cho học trò là Bờ Cờ Dờ Đờ chứ không phải Bê Xê Dê Đê. Nhưng tại sao không ai hỏi gì đến họ? Không biết trẻ con bây giờ thế nào chứ sách giáo khoa của thế hệ tôi, tìm nát cả cũng chẳng thấy chỗ nào ghi là A Bê Xê. Chỉ có A Bờ Cờ mà thôi.

Nhưng phải nói là A Bê Xê nghe lọt tai hơn A Bờ Cờ, và có vẻ trí thức hơn. Nghe đâu lối đọc A Bê Xê đã có từ thời Pháp thuộc, sau này người ta mới bỏ nó đi và phổ cập cái thứ chữ A Bờ Cờ. Đến bây giờ họ lại quay về với A Bê Xê. Đúng là đi dăm bước lại trở về chốn cũ. Nhưng chỉ là sự quay lại trong ý thức, vì hình như đến bây giờ trẻ con cũng phải học A Bờ Cờ thì phải.
Không một văn bản chính thức nào công bố là bỏ lối đọc A Bờ Cờ, sử dụng lại A Bê Xê cả. Đây là điều khác nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ngày xưa ở Nhật người ta sử dụng hệ thống chữ Hán phức tạp, sau này chính phủ ra lệnh cải cách bỏ đi rất nhiều thứ cũ kỹ mà thay bằng chữ đơn giản, dễ viết dễ đọc hơn. Tất cả đều được thông báo chính thức cho mọi người dân làm theo.

Nhưng cũng không thể phủ nhận ưu điểm của hệ thống A Bờ Cờ. Nó tránh được một số lỗi chí mạng của A Bê Xê.
Chẳng hạn, nếu C đọc là "cờ" thì CA được đọc là "cờ a ca", có lý vô cùng.
Nhưng nếu C được đọc là "xê" thì CA lại đọc là "xê a ca", rất vô lý vì "xê a xa" mới hợp!

Nhiều ý kiến cho rằng hệ thống A Bờ Cờ dân dã hơn, phù hợp với đại đa số người dân ít được học hành vào giai đoạn lịch sử đó, kéo dài đến cả chục năm sau này. Khi đã giàu có lên, thông thái hơn thì người ta thầm quay lại với A Bê Xê cũng là điều dễ hiểu!

loneliness
01-06-2008, 01:49 PM
Loneliness xin được mạn phép nói thêm vài điều mà cá nhân mình gặp phải:

Đa số bạn bè của mình đều cho rằng tiếng miền Bắc là chuẩn, nghe rõ và hay nhất; nhưng thật ra không phải vậy. Nói cho đúng phải là giọng Hà Nội chính gốc được cho là chuẩn và rõ nhất. Đến đây, mình sực nhớ ra một điều thú vị. Đa số các ca sĩ đều dùng giọng Bắc để hát, không kể người ấy đến từ miền Trung hay miền Nam. Ở đây không nói đến phần âm nhạc dân tộc, mà chỉ nói đến phần nhạc trẻ. Chắc là ít người để ý đến điều này nhỉ?

Còn việc học tiếng Việt, đối với người nước ngoài thì thật sự rất khó vì mình không có một chuẩn nào cả. Đã vậy từ thuần Việt lại đa dạng, thêm nhiều từ vay mượn bên tiếng Hán nữa, khó lòng phân biệt được. Các bạn nước ngoài của mình nhiều khi hỏi những câu cắc cớ làm mình cứng họng. Như, làm sao phân biệt được các cấp độ của màu. Màu đỏ thì mình có: đỏ tía, đo đỏ, đỏ lè, đỏ loẹt, đỏ lòm, đỏ sậm, đỏ tươi, đỏ ối, etc. Màu trắng thì mình có: trắng nõn trắng nà, trắng toát, trắng ởn, trắng, trắng tươi, trắng bệch, etc. Hoặc, tại sao cùng là màu đen, nhưng ngựa đen thì gọi là ngựa ô, mèo đen thì là mèo mun, chó đen thì là chó mực. Lúc có bài tập của thầy cho, bảo phải liệt kê ít nhất 100 từ chỉ hành động của tay, của chân, của miệng, của mắt, các bạn ấy phải một phen hú vía. Hoặc những lúc liệt kê những từ khác nhau của các miền để chỉ cùng một vật, như cái rương ở miền Bắc thì miền Nam nói là cái hòm, và con lợn ở miền Bắc thì lại là con heo ở miền Nam chẳng hạn. Hoặc những lần liệt kê từ láy, từ đồng âm dị nghĩa, và từ đối, mình học được nhiều điều bổ ích. Cùng làm bài chung với họ, mình chợt nhận ra rằng mình còn hiểu quá ít về tiếng Việt.

Cốm
02-06-2008, 02:30 PM
hú hú cái này hay quá! :D

Nhưng thiết nghĩ nên để sang box văn học thì hợp hơn chứ nhờ? :D

Hayami S Chick
02-06-2008, 03:57 PM
Tiếng Việt mình thì kinh hoàng lắm, ng Việt nhiều khi còn ko hiểu hết, nói chi ng nước ngoài

Kid A
02-06-2008, 06:09 PM
cái nì hay xiệt, :"> thanks nhát, Còn 1 cái nửa mà hùi đó mình théc méc:

"D" -> phát âm lúc là "đê" lúc là "dê"

Sau nì ngẫm wa phát âm "dê" để tránh lộn với chữ "Đ" của Tiếng Việt, chậc...

sarasa
03-06-2008, 12:53 AM
Vâng, có con lợn, không có con heo nhưng lại có cá heo chứ không có cá lợn hay cá nhợn hay cá lợn nhợn.
đúng là ko có con cá lợn nhợn (lần đầu tiên nghe nói đến con này, thú vị wá :haha_hammer:), nhưng nếu đọc 1 câu này thôi mà không đọc câu trước thì cũng pó tay, ko hiểu :give_up: ( ôi! tiếng việt)
Bài viết chỉ đề cập đến hình thức, cách phát âm thôi, còn nếu nói về nội dung thì người VN còn có biệt tài nói 1 lời mà mang nhiều ý nữa.

KHA
03-06-2008, 09:53 AM
+ Thức khuya đọc sách thánh hiền cũng là một cái thú của nhân sinh. Nhưng nếu có mẹ thì thật là phiền vì bà thường hay lo lắng cho sức khỏe của con cái. Ngẫm lại thì thấy "khuya" cũng là một từ độc đáo trong tiếng Việt vì phát âm của nó. Hình như nó là từ duy nhất có phụ âm với "uya". Con nít thường quen với "ia" vì nó dễ phát âm hơn. Mà về mặt ý nghĩa thì từ này cũng có điểm đáng nói

- Đã mười hai giờ rồi đấy. Khuya rồi đấy con đi ngủ đi.
- Vâng ạ.

Rõ ràng trong hội thoại này thì từ "khuya" mang nghĩa muộn rồi, không còn sớm nữa. Khuya = muộn (A)

Thế nhưng hai võ sĩ đánh nhau, võ sĩ A thua mất mạng nên con trai đi tìm võ sĩ B để báo thù. Võ sĩ A gườm mắt nhìn cậu thiếu niên

- Hừ muốn báo thù à. Với trình độ của mày thì còn khuya nhé. (Một phần lớn dân chúng Việt Nam nói như thế này)

Ở đây lại xuất hiện từ "khuya". Nó mang nghĩa còn rất sớm, còn lâu mày mới bằng tao. Khuya = rất sớm, còn sớm, còn lâu (B)

Từ (A) và (B), thêm một chút lý sự cùn thì ta có

Khuya = muộn
Khuya = rất sớm

Từ đó đưa đến muộn = rất sớm.

Một phương trình độc đáo của tiếng Việt dưới góc nhìn của một kẻ gàn dở

Thực ra thì K chưa nghe người ta nói "còn khuya" = "rất sớm" bao giờ cả. Thực ra nếu một người thách như vậy có nghĩa là "phải còn rất lâu" "cần thêm thời gian". Nếu mang nghĩa "còn sớm" có chăng chỉ nghĩa là phải qua "khuya" thì mới sang "sớm" được --> Như vậy nó còn mang nghĩa lâu hơn cả "khuya" nữa.



+ Ngày xưa nghe một người nói rằng trong các văn kiện ký kết giữa các quốc gia thì người ta dùng tiếng Pháp. Ở Việt Nam vẫn thế vì tiếng Pháp có độ chính xác cao còn tiếng Việt thì không. Không biết tiếng Pháp nên không rõ thế nào nhưng về phần tiếng Việt thì khi ngẫm lại không phải là không có những điểm làm người ta khó hiểu. Một trong những điểm này chính là cách sử dụng trợ từ của tiếng Việt. Nó làm cho người ngoại quốc, điển hình là người Nhật cảm thấy rất khó nắm bắt được.

Khi một sự gì đó xảy ra ở đâu đó thì trong tiếng Anh dùng trợ từ "at", "in",...đứng trước danh từ chỉ nơi chốn đó. Chẳng hạn

There's a dog in the garden

(có con chó trong vườn)

Trong tiếng Nhật thì đó là trợ từ "ni" và "de". Còn trong tiếng Việt?

Không cứ gì cả. Như câu trên, trợ từ nơi chốn ở đây là "trong". (trợ từ tùy theo cá nhân mà có thể có những tên gọi khác, chẳng hạn như giới từ). Nhưng cũng có người nói rằng

"Có con chó ngoài vườn"

Vậy hóa ra trong = ngoài? Thực ra đây chỉ là một cách diễn đạt phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người nói. Nói một cách chính xác thì là "ở trong vườn".

Thế nhưng thường thì người Nhật sẽ hiểu câu "có con chó (ở) ngoài vườn" là có một cái vườn được bao bọc bởi bốn bức tường, và con chó nằm bên ngoài cái vườn đó. Vì nếu học không đến chốn thì rất dễ đánh đồng từ "ngoài" ở đây với "soto" trong tiếng Nhật.

Đây cũng là một vấn đề đối với người ngoại quốc học tiếng Nhật vì những ảo tưởng đồng nghĩa như thế nếu không có sự định nghĩa một cách từ điển về từ ngữ đó.

Tương tự câu "trên trời có đám mây đen" thì nhiều người sẽ hiểu rằng phía 'trên" của trời có đám mây. Không hiểu bên "trên" của trời còn có gì nữa nhỉ, tò mò quá ().

"Trong nhà" thì được hiểu chính xác là bên trong căn nhà, nhưng "dưới đất" hay "ngoài đường" thì lại được hiểu với ý rằng bên dưới, bên ngoài của cái danh từ được nói ở đây.

Đấy, đâu phải chỉ có người Việt mới thấy khó khi học ngoại ngữ, mà người ngoại quốc cũng rất khó khăn khi học tiếng Việt. Có lẽ phải mất một thời gian dài mới quen được.



Thực ra người Việt hay dùng như vậy cũng khá dễ hiểu bởi họ có thói quen lấy con người là nhân vật trung tâm còn người nước ngoài thì lại lấy chính bản thân vật được chỉ làm nhân vật trung tâm nên mới có sự khác biệt như vậy. Nếu như nói "Có con chó ngoài vườn" thì tức là nó ở "ngoài" so với người đang "ở trong nhà" hoặc ở một đâu đó phía bên trong. Cũng như vậy "trên trời có đám mây đen" nghĩa là nó ở phía trên đầu của con người.

Hayami S Chick
04-06-2008, 11:33 PM
Anh Kha quả là cao siêu, bái phục, bái phục

Azuma Sawada
04-06-2008, 11:52 PM
người ta có câu: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam " mà
còn về giọng Bắc mới là chuẩn thì cái này chả phải là tuyệt đối
chỉ là do quan niệm của từng người thôi
mỗi người sống một vùng thì sẽ nói theo cách nói ở vùng đó
nhưng giọng Bắc thường được mặc đinh là chuẩn vì âm tiết có phần bằng ko lên cao mà cũng ko xuống quá thấp

Hayami S Chick
05-06-2008, 10:24 AM
Ở nước nào cũng vậy, giọng thủ đô thường được lấy làm giọng chuẩn, nên ta cứ coi giọng Hà Nội là giọng chuẩn đi, giọng đc đưa vào giáo trình dạy tiếng Việt :))

Kasumi Nguen
05-06-2008, 09:10 PM
mình cũng nghĩ giọng bắc là hay nhất, srry nha , mình gần như không nghe được người miền nam nói gì đâu, ahf còn giọng nghệ tĩnh hay thanh hóa ji ji ấy nữa chứ :give_up:

Azuma Sawada
05-06-2008, 09:27 PM
đó là do we sống ở đâu thì sẽ nghe quen tiếng ở đó....
cái đó là điều dễ hiểu
nhưng người miền Nam nghe người bắc nói cũng có hiểu hết nghĩa đâu....
người bắc mà nghe người nam thì chậc....như nghe ngoại ngữ ấy
còn tiếng các miền khác thì Azu chỉ nghe được tiếng Huế vì bà là người Húê...nên nghe hiểu chút ít còn để nghe hoàn toàn thì pó tay

cicile
05-06-2008, 10:10 PM
chuẩn thì ko phải giọng bắc mà HN mới chuẩn, chứ giọng Hà Tây & Hải Phòng thì chịu chết :give_up:

khó nghe nhất là giọng miền trung, nhất là Đà Nẵng.

một lí do quan trọng khiên ng` bắc nghe ng` nam nói lại khó hơn ng` nam nghe ng` bắc nói là tốc độ nói, hình như càng gần xích đạo ng` Việt mình nói càng nhanh, cứ như bắn nhau trong phim hành động ý :nosey:

Azuma Sawada
05-06-2008, 10:30 PM
à tình hình là tớ hơi spam một chút là
cái vấn đề này rất nhạy cảm
nó thuộc về tính dân tộc
we thảo luận tránh gây nên war không đáng có nhé.....

Acmagiro
08-06-2008, 04:14 PM
Tuy là yếu tố ngoại lai nhưng từ Hán Việt lại đóng một vai trò rất lớn trong tiếng Việt. Nếu bỏ yếu tố này đi thì rất rất nhiều từ trong tiếng Việt sẽ không biết phải diễn đạt làm sao nữa hoặc rất dài dòng. Hơn một nửa số từ trong ngôn ngữ này đều có nguồn gốc Hán, nhất là những khái niệm trừu tượng hoặc ít nhiều liên quan đến triết học. Ảnh hưởng của chữ Hán đối với tiếng Đại Hàn và tiếng Nhật cũng quan trọng như thế. Nhưng sau này cả Việt Nam lẫn Đại Hàn đều bỏ chữ Hán đi mà biểu thị âm đọc của chúng bằng hệ thống chữ viết của riêng mình. Điều này có thuận lợi là làm người học dễ tiếp thu những khái niệm trừu tượng này hơn vì chỉ việc học qua mặt âm thanh và ký tự chữ La Tinh (như VN) hay Hangul (Đại Hàn) đơn giản hơn việc nhớ Hán tự rất nhiều. Thành ra việc phổ cập chữ nghĩa dễ dàng tiến hành hơn những nước còn sử dụng Hán tự như Tàu và Nhật. Nhưng việc này cũng có một khuyết điểm chí mạng là khiến người học không còn hiểu sâu sắc về con chữ mình học nữa.

Học sinh Tàu, Nhật học hết lớp 12, thậm chí là bậc Đại học nhiều khi đọc tờ báo hay quyển sách còn không thông. Nhiều người khi đi đường phải mang theo kim từ điển tiếng quốc ngữ. Nhưng phàm chữ gì đã học qua thì hiểu rất kỹ. Còn tình hình ở Việt Nam (và có lẽ Đại Hàn cũng thế) thì không như vậy. Học sinh lớp 1 chỉ cần học qua nguyên tắc ghép âm là có thể đọc được hết mọi chữ mình gặp nhưng về ý nghĩa thì không hiểu gì. Việc này không tạo được phản xạ tương quan giữa âm và nghĩa như trong tiếng Tàu hay tiếng Nhật, khiến học sinh lắm khi đọc từ Hán Việt lên mà chẳng hiểu mình đang đọc cái gì. Đấy là chưa kể trường hợp đồng âm dị nghĩa vốn có số lượng hằng hà sa số của chữ Hán. Điều này dẫn đến nhiều cách sử dụng từ Hán Việt sai mà nhiều người không hề hay biết, thế là nó được truyền từ đời này sang đời khác và điều sai mặc nhiên trở thành đúng.

Chẳng hạn như trên sách báo, hay qua hội thoại người ta thường nhắc đến từ "nhân tài". Hiểu thế nào về từ này? Nhiều người cho rằng nó có nghĩa là người tài (giỏi). Nhưng kỳ thực chữ "tài" ở đây không có nghĩa là tài năng mà là tài như trong tài nguyên, tài liệu. Thành ra "nhân tài" mang nghĩa là nguồn lực con người. Nên cách nói "anh ta là một nhân tài của đất nước" là sai. Đúng ra nó phải được dùng như thế này "đây là một (nguồn) nhân tài quý giá". Tôi nghĩ là thế.

Nhưng dù thế nào đi nữa thì người sử dụng thành thạo vốn từ Hán Việt cũng được xem là "trí thức" hơn. Có người thích lạm dụng nó nên đã phát sinh ra nhiều tiêu cực. Có lẽ vì đó mà đã nảy sinh ra đề xướng "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", hạn chế từ ngoại lai, dùng từ thuần Việt đến mức tối đa có thể. Đây là một hướng tốt nhưng không dễ gì thực hiện bởi phần lớn khái niệm quan trọng mà tiếng Việt cần có thì chữ Hán đã nắm giữ cả rồi. Sách giáo khoa ở Nhật dạy rằng chữ Hán tuy là thứ chữ ngoại lai nhưng từ lâu dân Nhật đã xem nó là một bộ phận của chữ quốc ngữ và không thể tách rời. Chính nó đã và đang nâng đỡ cho sự phong phú của tâm hồn Nhật Bản.

Biến cái hay của người thành cái hay của mình thế mới tài.

Trong tiếng Việt có một chữ cái khá đặc biệt. Đặc biệt bởi cách phát âm của nó mà sau này người ta vì một sự gì đấy mà cố tình đọc trại đi. Nó là chữ "Q". Khi ghép với "U" thành "Qu" người ta đọc là âm "quờ" (lại dùng chính nó định nghĩa về nó . Nếu không biết "qu" đọc là gì thì làm sao đọc được "quờ" nhỉ? ). Nhưng khi đứng một mình thì nó lại khá nhiễu sự. Nghe các cụ dạy ngày xưa chữ này đọc là "Ku" (Koo như trong tiếng Anh) hay "Cu" nhưng không hiểu vì sợ phạm húy cái gì đấy trong tiếng Việt mà người ta lại cố tình đọc lệch đi, sau thành "qui" hay "quy". Thực ra cách đọc "quy" là đọc theo tiếng Pháp của chữ cái "Q" này. Hình như sau này người ta dạy học trò trong sách vở rằng "Q" đọc là "quy" nhưng ngày xưa các cụ lại học rằng "Q" = "Ku". Lộn xộn, trong một hệ thống phát âm của người Việt lại lẫn cách đọc của tiếng Pháp vào là sao nhỉ. "Quy" mặc nhiên đứng giữa A Bờ Cờ như một thằng Tây xâm lược đứng giữa các anh bộ đội cụ hồ.


Hệ thống phát âm của tiếng Việt cũng có nhiều điểm khó hiểu. Chữ "Ă" đọc là "Á" thì tại sao "Con cá" không được ghi là "Con că"??? "Bắt bớ" không được ghi là "bắt bấ" ? Lạ quá nhỉ. Trong tiếng Nhật, chữ nào ghi ra được là người ta đọc được hết, nhưng tiếng Việt thì chưa hẳn thế. Đố ai đọc được những từ như "hểt" , "chềt", "cẳ",.... Vậy mà người ta cứ hay so sánh giữa tiếng Việt và những thứ tiếng khác là chỉ cần ghép chữ lại là đọc được. Như đã thấy trên, điều này không đúng hoàn toàn.

PS: Một số không nhỏ người Việt không hề biết Alexander Rhode là ông nào, một bộ phận trong số đó là sinh viên Đh.

bel_tigon
08-06-2008, 10:46 PM
mình cũng một lần cười tức cả bụng vì một người bạn Nhật học tiếng Việt,một lần về wê mình chơi,đi ngang một cho ghi "BIA ĐÁ",với vốn tiếng Việt mới học chị ấy nghĩ ngay đến bia ướp lạnh,ngay cả mình mếu so8 xuất một tí cũng nghĩ thế,nhưng sau đó chị hỏi mình sao cái quán đó ngộ quá,ko có bàn ghế j mà sao toàn nhưng thảng đá,mà cũng hơi ác một chút là chổ khắc bia đó ko có mấy tấm mẫu mà chỉ dể bừa ra nhưng tấm đá phía bên ngoài thôi,chắc cũng một phần chạy phớt qa chăng nên ko nhìn kỷ
Qua ngày hôm sau khi chở chị ấy ra bến xe để về Sg,chị ấy bảo muốn đến xem thử quán bia ngộ nghĩnh ấy,tớ đồng ý và rồi một trận cười đến xỉu,sau khi hiểu ra,mình mới đùa vơi chỉ là còn muốn thử nữa ko?

Mizu.K
10-06-2008, 06:45 PM
May mắn thay mình vẫn biết A Rhode là ông nào.
Từ Hán Việt rất hay và đáng để tìm hiểu và hiểu.
Ý Tại Ngôn Ngoại!
Tiếng Việt rất giàu và đẹp. Người nước ngoài còn ham tìm hiểu ngôn ngữ nhà mình mà 1 bộ phận không nhỏ những người Việt lại có phần không để tâm mấy.
Dạo này cũng ít đọc Blog, lần trước vừa nhảy lung tung vào, đọc đc mấy Blog của các em 9X : ngôn từ mới được các em phát triển rất nhiều, mình đọc xong cũng thấy đầu quay quay, số không hiểu không phải là ít.
Một số nữa thấy viết Blog bằng Tiếng Anh, cũng đáng hoan nghênh, nhưng để làm gì khj nhìn sang 1 entry của em viết bằng tiếng Việt lỗi chính tả + lỗi dấu không kể hết đc. À, cũng do học tiếng Anh khá lâu nên nhìn cái E Entry của em, lỗi cũng không hẳn là ít. Cần cố gắng.Ngoại ngữ, tốt, rất tốt nhưng có nên học tốt ngôn ngữ của chính đất nước mình đi đã.

pisco
12-06-2008, 08:00 PM
Ngôn ngữ là 1 phạm trù rất rộng , phải có thời gian nghiên cứu khá lâu dài mới có thể hiểu được 1 phần trong nó .

Hãy so sánh khi bạn có thành quả và đã chịu khó nghiên cứu 1 thời gian. Đừng so sánh khi đó chỉ là những nhận định , những ý kiến cá nhân. ^^

A&A
14-06-2008, 01:50 AM
Cá nhân tớ rất thích tiếng Việt bởi cách dùng từ đa dạng và sáng tạo của nó. Yêu nhất đặc điểm toàn từ 1 âm tiết :x Chú ý quan sát cách dùng từ dùng câu, dấu chấm phẩy trong các văn bản đã thấy rất hay rồi. Nghiên cứu thói quen sử dụng tiếng Việt của người Việt trong giao tiếp và so sánh với cách sử dụng tiếng Việt của những người nước ngoài đang học tiếng Việt còn vui nữa :D
Tớ thấy việc cố gắng hết mức có thể để đảm bảo mình đang nói và viết đúng tiếng Việt là một việc quan trọng và có ý nghĩa lớn. Thế nên khi vào những blog được viết theo kiểu kí hiệu mà các em thuộc thế hệ 9x mới hiểu, tớ thực sự thấy rất mệt. Sao phải tạo ra những kiểu soạn thảo cầu kì lắm chi tiết thừa như thế? Chỉ dùng cách soạn thảo như bình thường thôi là đã có thể truyền tải đủ những gì mình muốn nói rồi. Nói theo câu hay thấy ở HBO là Simply the best :D

oladu
15-06-2008, 05:47 PM
tiếng Việt đôi lúc dễ thương,đôi lúc gây thù hận !

Giọng Hải Phòng hình như là thể hiện đúng tính cách của người Thành Phố này

Acmagiro
16-06-2008, 11:05 AM
Nói về yếu tố Hán Việt thì không thể không nhắc tới hiện tượng đồng âm dị nghĩa của nó. Có rất nhiều chữ khác nhau, ý nghĩa khác nhau nhưng lại đọc giống nhau. Nghe đâu ngày xưa cụ Lê Quý Đôn tự phụ mình là người hay chữ nhất thiên hạ, ai có chữ gì không rõ thì đến mà hỏi cụ. Vì thế mà có nhiều người không ưa. Hôm nọ có cụ già đến nhừ cụ Lê Quý Đôn viết cho chữ "chi". Thế là cụ Đôn tịt ngòi vì chẳng biết chữ chi nào để mà viết, từ đó bớt kiêu căng hơn. Tuy chuyện bắt bẻ của cụ già kia cũng chẳng hay ho gì nhưng đó là việc lợi dụng tính chất đồng âm dị nghĩa của chữ Hán. Một âm Hán có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như "vũ" có rất nhiều nghĩa khác nhau mà người Việt ngày nay không cần học chữ Hán cũng biết được: vũ biền; lông vũ, mưa, nhảy múa,...

Tương tợ như thế, vì Nhật Bản là nước chịu ảnh hưởng của chữ Hán nên trong tiếng Nhật cũng có rất nhiều yếu tố gốc Hán như thế. Thành ra tiếng Nhật có rất nhiều từ đồng âm dị nghĩa mà chỉ có thể phân biệt được khi viết chữ Hán ra hay sự lên xuống của ngữ điệu khi nói. Vì vậy mà dù rất muốn nhưng người Nhật không thể nào bỏ chữ Hán để dùng chữ La Tinh như Việt Nam được. Đó là đặc thù của ngôn ngữ, không thể nói là sự hay dở của một quốc gia. Tiếng Việt có cái may mắn là rất phù hợp với ký tự La Tinh. Nếu tiếng Nhật bỏ chữ Hán đi thì cũng giống như tiếng Việt không có dấu. Về mặt ý nghĩa rất dễ nhầm lẫn.

Người Việt hay có thói quen "sẽ hậu tạ" khi người làm ơn gì đó cho ta. Nhưng kỳ thực từ "hậu tạ" ở đây rất mơ hồ vì không rõ nó nằm ở nghĩa nào cả. Có thể đó là "tạ sau", "trả ơn sau" nhưng "hậu" cũng có thể như trong "hậu hĩnh" hay "hậu đãi" lắm chứ. Thế nên khi làm ơn cho ai ta chỉ mong được "tạ hậu hĩnh" thôi chứ không cần "tạ sau" làm gì.

Một hiện tượng khác cũng hay thấy trong tiếng Việt và ít hơn ở tiếng Nhật là sự biến âm của cùng chữ Hán. Có lắm từ bình thường đọc là thế này nhưng trường hợp khác lại đọc thế khác. Dĩ nhiên ở đây không đề cập đến sự biến âm do thói quen như "vũ-võ", "nhân-nhơn", "huỳnh-hoàng",....mà là sự biến âm làm thay đổi ý nghĩa của từ. Chẳng hạn khi lật từ điển Hán Việt của sư Thiều Chửu thì thấy

上 đọc là thượng (phía trên), một âm khác đọc là thướng (nhìn từ trên xuống).

将 đọc là tương (những gì chưa xảy đến như tương lai), nhưng lại có âm khác là tướng (người dẫn đầu quân đội chỉ huy sĩ tốt).

相 đọc là tương (tác động qua lại lẫn nhau như tương hỗ, tương giao) nhưng một âm khác là tướng (hình tướng, tướng mạo).

Những trường hợp thế này không thiếu trong tiếng Việt mà có lẽ người ngày nay cũng ít ai để tâm làm gì vì không có mục đích thực dụng với nó.


tiếng Việt đôi lúc dễ thương,đôi lúc gây thù hận !

Giọng Hải Phòng hình như là thể hiện đúng tính cách của người Thành Phố này

Bạn thử nói xem tính cách của người HP như thế nào? Tớ đang ở thành phố này và gọi nó là thành phố Hạnh Phúc (Hap Py) .

TAXU
18-07-2008, 01:42 AM
Mở đầu:
Hẳn là người Việt cũng thế, nhiều khi họ nói mà không để ý xem mình đang nói điều gì. Trong tiếng Việt cũng có khá nhiều điểm lý thú nhưng nếu không dụng tâm quan sát thì không thấy được. Nhưng người ngoại quốc khi học tiếng Việt thì họ lại chú ý tới những điểm lạ của tiếng Việt mà người bản xứ chả mấy ai ngờ........
"The pig" trong tiếng Anh thường được người miền Bắc dịch là con lợn, và con heo đối với người miền Nam. Lợn hay heo thì cũng chỉ là hai cách gọi khác nhau của hai miền chỉ cùng một con vật. Nhưng người Bắc (chính thống) thì không chấp nhận có từ "heo" trong từ điển tiếng Việt và người Nam cũng thế, không biết có từ "lợn" trong tiếng Việt.
Nhưng mâu thuẫn là.....khi dịch từ "dolphin" sang tiếng Việt thì cả hai đều cho rằng đó là...cá heo, chứ không phải cá lợn.
Vâng, có con lợn, không có con heo nhưng lại có cá heo chứ không có cá lợn hay cá nhợn hay cá lợn nhợn.
Buồn cười là bây giờ bật TV lên, thấy rất nhiều phim Bắc kỳ sản xuất, toàn diễn viên xinh đẹp đất thủ đô, phát âm đặc chất giọng đất ngàn năm văn hiến nhưng thỉnh thoảng lại chen vào một số từ miền Nam. Nghe người Bắc, phát âm giọng Bắc nhưng lại cứ hay nói "ba má", "con heo" thấy nó sao sao ấy. Bối cảnh bộ phim chẳng liên quan gì đến miền Nam cả, thế mà diễn viên (chắc là vô ý thức) lại nói theo kiểu miền Nam trong khi chất giọng đặc Bắc kỳ. Có lẽ đây là hiện tượng xâm thực văn hóa, xâm thực ngôn ngữ bắt nguồn từ lý do kinh tế?
Ai cũng thấy mảnh đất Sài Gòn là đầu tàu kinh tế của cả nước, vì thế nên ảnh hưởng của nó đến những vùng miền khác quá lớn. Thành ra người Bắc tự trong ý thức họ cũng đã điều chỉnh theo lối nói của người miền Nam mà không hề hay biết. Giống như hiện tượng tiếng Anh đang xâm lược địa cầu hiện nay?
Nhưng dù gì thì chất giọng Bắc kỳ cũng vẫn cứ là đáng yêu nhất, chuẩn nhất và dễ nghe nhất. Còn gì bằng khi nghe giọng nói của "cô Bắc kỳ nho nhỏ".... Giọng con gái miền Bắc tuyệt vời!!
Một phương trình độc đáo của tiếng Việt dưới góc nhìn của một kẻ gàn dở
+ Ngày xưa nghe một người nói rằng trong các văn kiện ký kết giữa các quốc gia thì người ta dùng tiếng Pháp. Ở Việt Nam vẫn thế vì tiếng Pháp có độ chính xác cao còn tiếng Việt thì không. Không biết tiếng Pháp nên không rõ thế nào nhưng về phần tiếng Việt thì khi ngẫm lại không phải là không có những điểm làm người ta khó hiểu. Một trong những điểm này chính là cách sử dụng trợ từ của tiếng Việt. Nó làm cho người ngoại quốc, điển hình là người Nhật cảm thấy rất khó nắm bắt được.
Khi một sự gì đó xảy ra ở đâu đó thì trong tiếng Anh dùng trợ từ "at", "in",...đứng trước danh từ chỉ nơi chốn đó. Chẳng hạn
There's a dog in the garden (có con chó trong vườn)
Trong tiếng Nhật thì đó là trợ từ "ni" và "de". Còn trong tiếng Việt?
Không cứ gì cả. Như câu trên, trợ từ nơi chốn ở đây là "trong". (trợ từ tùy theo cá nhân mà có thể có những tên gọi khác, chẳng hạn như giới từ). Nhưng cũng có người nói rằng
"Có con chó ngoài vườn"
Vậy hóa ra trong = ngoài? Thực ra đây chỉ là một cách diễn đạt phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người nói. Nói một cách chính xác thì là "ở trong vườn".
Thế nhưng thường thì người Nhật sẽ hiểu câu "có con chó (ở) ngoài vườn" là có một cái vườn được bao bọc bởi bốn bức tường, và con chó nằm bên ngoài cái vườn đó. Vì nếu học không đến chốn thì rất dễ đánh đồng từ "ngoài" ở đây với "soto" trong tiếng Nhật.
Đây cũng là một vấn đề đối với người ngoại quốc học tiếng Nhật vì những ảo tưởng đồng nghĩa như thế nếu không có sự định nghĩa một cách từ điển về từ ngữ đó.
Tương tự câu "trên trời có đám mây đen" thì nhiều người sẽ hiểu rằng phía 'trên" của trời có đám mây. Không hiểu bên "trên" của trời còn có gì nữa nhỉ, tò mò quá ().
"Trong nhà" thì được hiểu chính xác là bên trong căn nhà, nhưng "dưới đất" hay "ngoài đường" thì lại được hiểu với ý rằng bên dưới, bên ngoài của cái danh từ được nói ở đây.
Đấy, đâu phải chỉ có người Việt mới thấy khó khi học ngoại ngữ, mà người ngoại quốc cũng rất khó khăn khi học tiếng Việt. Có lẽ phải mất một thời gian dài mới quen được.
+ Trong việc giáo dục tiếng Việt có một điều vô lý mà đa phần người dân Việt đều mặc nhiên chấp nhận, không nghĩ ngợi gì.
Thế hệ của tôi, thuở mới bắt đầu đi học được cô giáo dạy cho những chữ cái đầu tiên, bắt đầu là a (a), b (bờ), c (cờ), d (dờ),......
Bảng chữ cái này đã ăn sâu vào trong đầu óc non nớt của lũ trẻ như nét mực tàu chảy trên tấm lụa trắng. Thế nhưng khi vào cấp hai, môn toán hình học được đưa vào giảng dạy và cũng từ đó mà chúng tôi được biết đến một khái niệm mới, nhưng vô cùng quen thuộc tuy chưa từng được dạy dỗ về nó bao giờ cả. Đó là những tam giác ABC (a bê xê), những đoạn thẳng A Bê, Xê Dê,....
Không một đứa học trò nào thắc mắc, trừ một đứa là tại sao lại tồn tại đến hai cách đọc khác nhau của cùng một hệ thống chữ. Người ta chỉ dạy A Bờ Cờ nhưng cớ sao sau này thầy dậy (tất cả giáo viên của môn này) toán hình lại cho đó là A Bê Xê? Phải chăng thế hệ thầy được giáo dục như thế?
Nếu điều này là đúng thì toàn bộ họ đã đi ngược lại với chủ trương giáo dục của bộ, vì bộ dạy cho học trò là Bờ Cờ Dờ Đờ chứ không phải Bê Xê Dê Đê. Nhưng tại sao không ai hỏi gì đến họ? Không biết trẻ con bây giờ thế nào chứ sách giáo khoa của thế hệ tôi, tìm nát cả cũng chẳng thấy chỗ nào ghi là A Bê Xê. Chỉ có A Bờ Cờ mà thôi.
Nhưng phải nói là A Bê Xê nghe lọt tai hơn A Bờ Cờ, và có vẻ trí thức hơn. Nghe đâu lối đọc A Bê Xê đã có từ thời Pháp thuộc, sau này người ta mới bỏ nó đi và phổ cập cái thứ chữ A Bờ Cờ. Đến bây giờ họ lại quay về với A Bê Xê. Đúng là đi dăm bước lại trở về chốn cũ. Nhưng chỉ là sự quay lại trong ý thức, vì hình như đến bây giờ trẻ con cũng phải học A Bờ Cờ thì phải.
Không một văn bản chính thức nào công bố là bỏ lối đọc A Bờ Cờ, sử dụng lại A Bê Xê cả. Đây là điều khác nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ngày xưa ở Nhật người ta sử dụng hệ thống chữ Hán phức tạp, sau này chính phủ ra lệnh cải cách bỏ đi rất nhiều thứ cũ kỹ mà thay bằng chữ đơn giản, dễ viết dễ đọc hơn. Tất cả đều được thông báo chính thức cho mọi người dân làm theo.
Nhưng cũng không thể phủ nhận ưu điểm của hệ thống A Bờ Cờ. Nó tránh được một số lỗi chí mạng của A Bê Xê.
Chẳng hạn, nếu C đọc là "cờ" thì CA được đọc là "cờ a ca", có lý vô cùng.
Nhưng nếu C được đọc là "xê" thì CA lại đọc là "xê a ca", rất vô lý vì "xê a xa" mới hợp!
Nhiều ý kiến cho rằng hệ thống A Bờ Cờ dân dã hơn, phù hợp với đại đa số người dân ít được học hành vào giai đoạn lịch sử đó, kéo dài đến cả chục năm sau này. Khi đã giàu có lên, thông thái hơn thì người ta thầm quay lại với A Bê Xê cũng là điều dễ hiểu!
Èo... cách đọc a bê xê là theo tiếng Pháp mà lị... đọc thế cho nó mang tính chất quốc tế một chút ấy mà! Cách đọc đó được áp dụng phổ biến trong Toán học là lẽ đương nhiên và do thói quen nên mọi người mới áp dụng nhầm wa các lĩnh vực khác ấy chứ. Ko cần phải bắt bẽ gay gắt thế đâu... Toán học do ai sáng tạo ra? người nước nào? Cách đọc a bê xê theo đúng nghĩa cách phát âm của chữ Latin rồi còn gì!
Hơn nữa, xưa nước ta là thuộc địa của Pháp mừ, so, cách đọc bị ảnh hưởng cũng là điều đương nhiên.
Cũng có những từ mừ tiếng Việt mình có đâu... vd như: film (phim), café (cà-phê), savon (xà phòng), fromage (phô-mai), mouchoir (khăn mùi xoa),... nên phải đọc theo thằng Pháp thui. Vấn đề ở đây là ai sáng tạo ra cái gì trước thì tất nhiên ưu tiên cách đọc của họ rồi.
Hay như từ "chip" trong tiếng Anh ấy, người Việt mình đọc là gì nhở... :give_up:
Tớ đã học qua môn Tiếng Việt thực hành nên tớ có thể hiểu được những điều nêu ở trên.
Đồng ý là tiếng Việt mình mơ hồ... nhưng ngôn ngữ nào mà chẳng có cái khó, cái mơ hồ của nó... Tiếng Nhật cũng có những điểm mơ hồ ấy chứ. Vấn đề ở đây là do có nhiều cách sử dụng, có nhiều từ để thay thế... mình cứ chọn học những từ ngữ hợp lý là ok. Còn trong văn nói của người bản địa, nước nào cũng như nước nào, tiếp xúc nhiều mình sẽ quen dần thôi. Mình sống trong cộng đồng xã hội mừ, chứ đâu chỉ sống trong đống sách vở ko thôi!
Về cách đọc khác nhau hay cách sử dụng từ địa phương của từng vùng miền, đó là quyền tự do của mỗi người và chúng ta ko có quyền phán xét cái nào đúng, sai, hoặc cái nào hay, dở,... Nếu cả thảy dân miền Nam đều chê bai giọng người miền Bắc hoặc ngược lại... vậy hóa ra nước mình đã phân chia thành hai quốc gia riêng biệt tự bao giờ?
Hầu hết cái gì cũng dừng ở mức tương đối chứ hiếm khi nào tuyệt đối lắm. Con người có ai là hoàn hảo?
Những điều tớ post ở trên chỉ đơn giản tớ muốn nói lên một điều rằng: mình là người VN cớ sao ko dành thời gian đó ngẫm cho ra cách giải thích những vấn đề nêu trên mà cứ chê bai dân tộc mình mãi thế! Mình ko tôn trọng bản thân mình thì ai tôn trọng mình đây! :nosey:

KHA
18-07-2008, 11:15 AM
Chắc Taxu ko hiểu. Bài viết trên không phải mục đích chê bai mà chỉ là một cách so sánh việc sử dụng ngôn từ, và những bất cập của nó thôi. Đó là một cách nhìn mà.

Acmagiro
01-09-2008, 02:26 PM
Tôi nghe như vầy, một thuở nọ có ông tiến sĩ khả kính gì đó phát biểu trên sóng phát thanh của đài Khánh Hòa rằng nguồn gốc của tên gọi trái "khổ qua" đại khái như sau:

- Trái này ăn đắng, khó chịu, rất khổ nhưng cũng phải ăn cho qua.

Không biết vị này đọc từ đâu ra cái định nghĩa về trái khổ qua như thế. Nhưng chỉ cần hiểu rõ một tí về tiếng Việt hơn thì có lẽ ông ta đã không nói hùng hồn trên đài như vậy. Về mặt chiết tự, "khổ" trong âm Hán Việt mang nghĩa là "đắng" và "qua" mang nghĩa là "dưa". Như vậy "khổ qua" chỉ là cách gọi Hán Việt của "dưa đắng" mà thôi. Quả này người miền Bắc gọi là mướp đắng.
Khổ qua là loại trái cây nguyên sản của những nước Á nhiệt đới, truyền sang Nhật từ Trung Hoa. Người Nhật gọi quả này là "Nigauri" (nghĩa là dưa đắng) hoặc là "Reishi".

http://blog.so-net.ne.jp/_images/blog/_8e2/shirakawanouen/5464006.jpg
http://blog.eigyo.co.jp/mod/brblog/user_images/whoophoop/original/2752/whoophoop_1183532611_1.jpg
http://kururinpa.air-nifty.com/blog/images/goya0814.JPG

Người Tây phương biết tới loại quả này qua cái tên Gooyaa, Gouyaa hay chỉ đơn giản là Goya. Đó là phát âm theo tiếng Okinawa (ゴーヤー). Okinawa là nơi có khí hậu gần như Việt Nam nên trồng được nhiều loại cây nhiệt đới, trong đó có "khổ qua".

Một số người còn suy luận khá vui về tên của loại quả này. Họ cho rằng dân miền Nam ưa phát âm ngọng, từ "hoa" hay biến thành "qua" nên mặc nhiên cho rằng "khổ qua" vốn là phát âm trệch của "ổ hoa".



Nhưng đối với bọn trẻ con, quả này có tên là "Khổ quá!!" và không một đứa nào thích ăn :d

Acmagiro
03-09-2008, 01:10 AM
Nếu ai đã từng đến Nha Trang, thành phố biển được xem là thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa thì không thể không biết tới Tháp Bà. Đây là một ngọn tháp cổ của người Chăm, được xây dựng mà không hề có bất cứ một vật liệu kết dính nào mà con người biết được. Tháp này có tên chính thức là "Tháp Thiên Y Thánh Mẫu Y-ANA" hay còn được biết đến với cái tên khác là "Tháp Ponagar". Nhưng người dân địa phương vẫn quen gọi đây là "Tháp Bà" hơn.

http://i3.photobucket.com/albums/y80/tat03/bai%20viet%20ve%20Nha%20Trang/thapcham02.jpg

Vì sao lại có cách gọi là "Tháp Bà"? Tôi đã nghe và đọc qua nhiều tư liệu lịch sử, du lịch và tựu trung người ta cho rằng trong tháp này thờ "bà YAna", nữ thần của người Chăm.
Điều này nói lên tính dễ dãi trong chuyện tiếp nhận tôn giáo của người Việt, nhưng cũng có thể là chính xác trong cách giải thích cho cái tên gọi "Tháp Bà".

Nhưng tình cờ tôi phát hiện được một điều lý thú trong khi đọc những tài liệu Phật giáo bằng tiếng Nhật. Có thể đây cũng là một cách giải thích cho tên gọi "Tháp Bà" chăng? Dù rằng để kiểm chứng nó có đúng hay không thì cần phải có sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc.

Ở Nhật có một loại tháp gỗ thờ người chết, thường thấy ở nghĩa địa gọi là Sotoba. Viết chữ Hán là 卒塔婆/率塔婆/卒都婆. Cả ba chữ này đều có cùng một cách đọc là Sotoba và theo âm Hán Việt đọc là "Tốt Tháp Bà", "Xuất Tháp Bà" và "Tốt Đô Bà". Người Nhật thường hay lược bỏ mà gọi ngắn thành 塔婆 (Tháp Bà). Chữ Hán này vốn là phiên âm từ chữ Phạn stûpa nghĩa là nắm tóc hay phần đầu.

Nguyên lai, đây là loại tháp phát tích từ Phật giáo ở Ấn Độ, được xây dựng để chứa di cốt, tàn tro của các vị cao tăng sau khi viên tịch và hỏa thiêu. Loại tháp này truyền đến Trung Quốc vào thời Hán (theo Ja.Wikipedia) rồi sang Nhật. Về hình dạng thì tháp ở Ấn và Hoa được xây dựng bằng đất đá, ở Nhật bằng gỗ (đôi khi thấy những cái bằng đá, còn được gọi là "ngũ luân tháp" (Gorintou) hay "Ngũ luân Tốt Tháp Bà" (Gorin Sotoba). Vì sao gọi là "ngũ luân"? Vì nó được cấu thành từ năm tượng đá có dáng hình học khác nhau tượng trưng cho năm yếu tố (ngũ đại) là: địa, thủy, hỏa, phong và không.

( Theo như cách giải thích của các học giả nghiên cứu cuốn Gorin no sho của Miyamoto Musashi)

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b4/Mimizuka-M1773.jpg/160px-Mimizuka-M1773.jpg
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b4/Mimizuka-M1773.jpg/160px-Mimizuka-M1773.jpg

"Tháp Bà" hay "Tốt Tháp Bà" mặc dù có sự biến đổi về vật liệu hay hình dáng khi đến Nhật nhưng về ý nghĩa thì vẫn giữ nguyên. Và từ "tháp" (Tou) trong tiếng Nhật vốn dùng để chỉ những loại tháp Phật giáo này. Sau này còn phát sinh thêm nghĩa khác nữa là chỉ những công trình cao và dài như tháp Tokyo.

Stûpa bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng thịnh hành ở các nước Đông Nam Á.
Tiếng Nhật và tiếng Việt vốn cũng chịu ảnh hưởng nặng của tiếng Hán. Như vậy, từ hiện tượng như đã giải thích trong tiếng Nhật ở bên trên, có thể nào rút ra kết luận rằng:

- Từ "Tháp Bà" của người dân Nha Trang cũng bắt nguồn từ chữ Hán 卒塔婆 được giản lược đi thành 塔婆 và đọc trực tiếp qua âm Hán Việt mà thành?

Tôi chưa thấy tài liệu khoa học nào đề cập đến vấn đề này. Nhưng điều mà tôi nhận ra cũng ít nhiều có cơ sở của nó. Rất mong những ai quan tâm tiếp tục cùng tìm hiểu vấn đề này.

Ren Shuyamaru
03-09-2008, 02:00 AM
Lúc đầu liên tưởng tới chuyện dễ dãi trong cách gọi tên, phát âm của người Việt, ví dụ như người Hà Nội gọi "Bờ Hồ" thay cho "Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm" (cứ thử giả vờ lạc đường rùi hỏi đường tới Hồ Gươm xem, họ sẽ cho bạn là người nước ngoài hoặc từ .. quê lên :p) ... nhưng hóa ra pác đang "truy" nguồn lịch sử của việc phát âm chữ "Tháp Bà" :D

Vùng này trước thuộc người Chăm, mang dấu ấn văn hóa Chăm rõ rệt, ko như Hội An nên suy luận của pác khó đúng lắm. Ngẫu nhiên, nếu đúng thì điều này vô cùng thú vị, phải ko pác :D

Acmagiro
03-09-2008, 09:45 PM
@ Shuya: điều nói trên đây nghe rất có lý đó chứ, nhưng còn đúng sai thế nào thì một cá nhân không thể trả lời được và phải đợi thời gian....

Chăm là nước có văn hóa chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Do đó giả thiết cái tháp kia được truyền từ Ấn sang Chăm là điều không vô lý. Còn người Chăm gọi nó là cái gì thì ta không cần biết, nhưng hẳn nó cũng sẽ gần với âm Stupa trong tiếng Phạn (tiếng Ấn cổ) , còn người Việt thì chịu ảnh hưởng của Hán nên cái chữ Hán (phiên âm từ Stupa) kia ra sẽ ảnh hưởng tới người VN và họ đọc là "Đô Tháp Bà".

Còn chuyện lôi thôi ở Nhật không nhằm mục đích gì khác ngoài việc đề ra một khả năng là có thể người VN cũng lược bỏ bớt từ đầu tiên để trở thành "Tháp Bà" như ở Nhật thôi.

Ren Shuyamaru
04-09-2008, 08:13 PM
Đứng xa mới thấy dốc dài, có chăng đây chỉ là sự trùng hợp. Để ý thấy người Việt có xu hướng giản lược tên gọi những địa danh, sự vật, sự việc quen thuộc hay được nhắc đến nên việc thay vì nói một cách chính tắc "Tháp Thiên Y Thánh Mẫu Y-ANA", dân địa phương nói "Tháp Bà" cũng là điều dễ hiểu.

Ví dụ như ở Bắc Ninh có đền Bà Chúa Kho nổi tiếng, thực ra đền có tên là Đền Cổ Mễ (vì đền thuộc làng Cổ Mễ) và người phụ nữ lịch sử đó nếu được gọi đúng danh sau khi chết là Phúc Thần. Nhưng nhân dân địa phương đã tôn kính mà gọi bà là Bà Chúa Kho, như thế vừa dễ gọi, lại thân quen. Những ai chưa biết khi nghe tới cũng có thể đoán là đền thờ 1 bà nào đó trông coi kho lương...

Không biết người dân Nha Trang có mường tượng j không khi nghe tới cái tên Tháp Thánh Mẫu Y-ANA , nếu ko phải là người hiểu biết Phật giáo, hay văn hóa Chăm thì có lẽ người ta sẽ gọi tắt là : Tháp Bà :p, bác cũng biết rõ là người Việt khá tùy tiện trong ngôn ngữ nói mà ;)

Acmagiro
21-09-2008, 10:23 PM
Trong ngôn ngữ nhiều nước,không ít những từ chỉ tính chất bắt nguồn từ danh từ và không ít danh từ bắt nguồn từ danh từ riêng trong truyện cổ tích,,các tác phẩm văn học.
Có thể thấy rõ điều này trong tác phảm Truyện Kiều của Nguyễn Du,nhiều tên riêng của nhân vật ngày nay đã trở thành một từ chỉ tính chất của con người,như Sở Khanh, Hoạn Thư,...
Tuy nhiên trong tiếng Việt lại có những từ điển hình loại này có nguồn gốc ngoại lai trong thời gian gần đây.

Nhớ đâu vào khoảng năm 1990, đài truyền hình VN có công chiếu bộ phim dài tập Nhật Bản là Oshin,không nói chắc ai cũng rõ. Bộ phim gây dược tiếng vang lớn đến nỗi từ Oshin hiển nhiên đã có một chỗ đứng trong "từ điển Tiếng Việt" của mỗi người VN. Trong đầu óc của người VN, từ Oshin có nghĩa là kẻ làm người ở không ra gì.

Cũng quanh quẩn đâu mốc thời gian đó, tình hình xe máy ở VN còn rất hiếm, và hãng xe Nhật Bản đầu tiên nhập vào VN là Honda. Sau thành quen miệng, người dân dù nhìn thấy bất kỳ xe gắn máy hiệu gì,cũng đều gọi là Honda.
Như vậy Honda có nghĩa là " xe 2 bánh có gắn động cơ".

fri_13th
22-09-2008, 06:05 PM
Tuy đó chỉ là 1 giả thuyết nhưng xin lỗi bác acma , nó hơi vô lý.
Thứ nhất chuyện thap bà bị ảnh hưởng từ Phật giáo Ấn độ và xét 1 khía cạnh nào đó thì nó có cùng nguồn gốc với Sotoba đi chăng nữa thì sự liên hệ về cách gọi là quá mong manh.
Vì sao thì có 1 số nguyên nhân như thế này:
-Người chăm tiếp thu văn hóa Phật giáo theo con đường từ Ân độ --> Thái Lan,có thể nói họ tiếp thu trực tiếp tín ngưỡng và chữ viết của Phật giáo chứ ko thông qua Trung quốc nên ảnh hưởng của văn hóa Trung hoa hay chữa viết trung hoa là không hợp lý.

-Người Trung hoa khi tiếp nhận Phật giáo đã dùng chữ viết của mình để làm cho Phật giáo dễ phổ cập hơn , và cách làm đó là "phiên âm ko phiên nghĩa" nên các từ ngữ Phật giáo khi đi vào Trung quốc theo thời gian đều bị biến đổi ít nhiều về cách đọc là ý nghĩa .

-tuy có thể cùng nguồn gốc từ Sotoba của Phật giáo nhưng theo thời gian , kết cấu và ngoại hình của tháp bà cunngx khac rất nhiều so với các loại tháp Phật gáo thường thấy ở Trung Quốc và Việt nam .cac loại thap ở Vn thường có như là : Đền , miếu, am,tháp,....thường xây bằng gạch hay quét vôi vàng và mái gói đỏ. Nếu nhìn từ ngaòi vào thì tháp Bà và các loại tháp Phật giáp dường như ít có điểm chung nên việc dùng tên của Sotoba gán cho tên của tháp bà là không hợp lí.

-Tháp bà là tên gọi dân gian trong khi đó những từ ngữ phật giáo thời đầu du nhập sang nước ta viết bằng chữ hán và chỉ các tăng lữ có học cùng giới học thức biết cách đọc những văn bản này nên khó có thể cho là từ sotoba đã được sử dụng phổ biến để gán chỉ cho các kiến trúc khác ngoài những thứ đã được đặt tên.

-
.....................................

ngược lại, việc giả thích rằng Tháp Bà chỉ là cách gọi dân gian của "Tháp Thiên Y Thánh Mẫu Y-ANA" lại khá hợp lý . vì cách gọi dân gian như vậy là 1 hiện tượng cực kỳ phổ biến mà người dân hay dùng giống như 1 kiểu viết tắt của học sinh bây giờ. Nó không phải là cách gọi tùy tiện mà là 1 cách dân giân hóa, cũng gióng như cách ng ta biên Đưc Phật uy nghiêm thành ông Bụt hiền lành trong cac câu chuyện cổ tích vậy.

Bây giờ , trong các tài liệu du lịch , tên "Tháp Bà Ponaga" được sử dụng phổ biến nhất để chỉ địa danh này.

Acmagiro
22-09-2008, 06:18 PM
.:try::try::try::try::try::try::try::try:

Acmagiro
04-10-2008, 09:45 AM
Trong ngôn ngữ nhiều nước, không ít những từ chỉ tính chất bắt nguồn từ danh từ và không ít danh từ bắt nguồn từ danh từ riêng trong truyện cổ tích, các tác phẩm văn học.
Có thể thấy rõ điều này trong tác phảm Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhiều tên riêng của nhân vật ngày nay đã trở thành một từ chỉ tính chất của con người, như Sở Khanh, Hoạn Thư,...
Tuy nhiên trong tiếng Việt lại có những từ điển hình loại này có nguồn gốc ngoại lai trong thời gian gần đây.

Nhớ đâu vào khoảng năm 1990, đài truyền hình VN có công chiếu bộ phim dài tập Nhật Bản là Oshin, không nói chắc ai cũng rõ. Bộ phim gây dược tiếng vang lớn đến nỗi từ Oshin hiển nhiên đã có một chỗ đứng trong "từ điển Tiếng Việt" của mỗi người VN. Trong đầu óc của người VN, từ Oshin có nghĩa là kẻ làm người ở .

Cũng quanh quẩn đâu mốc thời gian đó, tình hình xe máy ở VN còn rất hiếm, và hãng xe Nhật Bản đầu tiên nhập vào VN là Honda. Sau thành quen miệng, người dân dù nhìn thấy bất kỳ xe gắn máy hiệu gì,cũng đều gọi là Honda.
Như vậy Honda có nghĩa là " xe 2 bánh có gắn động cơ".

Ren Shuyamaru
04-10-2008, 10:05 AM
Điều này cũng tương tự với các sản phẩm Walkman chiếm lĩnh thị trường máy nghe nhạc cá nhân ở VN cuối thế kỉ trước. Walkman là thương hiệu của Sony và sau đó đã được các hãng điện tử Nhật Bản khác dựa vào để sản xuất các mẫu "walkman" cho riêng mình. Mỗi hãng đều có tên gọi khác nhau, nhưng người VN cứ thấy máy chạy băng từ cầm tay thì gọi là Walkman :p

Acmagiro
10-10-2008, 10:30 PM
Trong tiếng Việt có từ "tri âm", "tri kỷ". Là từ Hán Việt chỉ người rất thân có thể hiểu rõ mình. Phân tách các yếu tố Hán thì đối với "tri kỷ" thật rõ ràng: tri là hiểu biết, kỷ là bản thân. Vậy tri kỷ là hiểu rõ mình. Hoàn toàn không có gì khó hiểu.

Thế còn "tri âm" thì sao? Nếu phân tách ra thì có thể hiểu sát sao là "hiểu rõ âm thanh". Vậy hiểu rõ âm thanh nghĩa là sao? Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc không hiểu tại sao hàng ngày vẫn sử dụng tiếng Việt mà không hề ý thức về điều này.

"Tri âm" bắt nguồn từ tích Bá Nha, Tử Kỳ ngày xưa bên Tàu. Thời Chiến Quốc có Bá Nha chơi đàn giỏi song cô đơn vì không ai hiểu tiếng đàn của mình. Một hôm nhân duyên đưa đẩy gặp được Tử Kỳ là người hiểu rõ tiếng đàn, tâm trạng của mình nên kết làm huynh đệ thân thiết. Khi Tử Kỳ mất thì Bá Nha thương tiếc, đập đàn mà thề chẳng bao giờ đàn nữa. Vì kẻ hiểu tiếng đàn của mình đã chẳng còn.

Vậy, hóa ra "tri âm" có nguồn gốc từ đó.

toroki2003
04-11-2008, 01:41 AM
cho mình hỏi chút: CHỢ BÚA
Mình thấy mọi người hay nói Chợ búa(mình cũng hay nói) nhưng tại sao lại là Chợ búa mà ko phải là Chợ đinh, chợ dao,....
Bởi vì theo mình hiểu, khi nói Chợ búa nghĩa là một sự việc gì đó mang tính chất của con buôn ngoài chợ, hoặc chỉ sự đanh đá của một người nào đó, có khi chỉ nói đến việc buôn bán ở chợ,...
Khi mình hỏi mọi người thì ko ai rõ cả ???

pichipichi87
09-12-2008, 12:18 AM
mình đang dạy tiếng Việt cho một bác người Nhật, phải công nhận mình là người Việt mà còn thấy tiếng Việt khó nữa là ngươi nước ngoài, bác này ko thể nào phân biệt được cách phát âm mấy chữ cái a, ă, â, u, ư, o ,ô...nghe bác ấy phát âm mà mình cũng đau hết cả đầu, hik:(được cái bác này thích ứng với cuộc sống ở VN khá nhanh, cứ nằng nặc nhờ mình đi mua hồ sơ thi bằng lái xe máy cho bằng đc, dù mình đã khuyên ngăn hết nhời là đi xe máy ở VN nguy hiểm lắm, chỉ khổ cái thân mình, mấy lần đi mua hồ sơ và hỏi thăm cho ông ấy toàn gặp phải mấy bà bác nhân viên hành chính ghê gớm, quát mắng mình hok ra gì lun, hu:((

makoto
09-12-2008, 01:44 PM
Chạy vài lần thì biết, mà cậu đi lấy hồ sơ cũng tốt, để bác ấy đi rồi lại thấy được cái nhục của dân Việt nam mình! mà nếu bạn là dân miền Nam chắc cũng khó nghe được mấy chứ trên, nhất là tr và ch, gi và d :))
Hôm trước, vừa đạp xe, xe xẹp bánh trước, tớ nghĩ thế nên tưng bánh đầu hai cái, một "chú" công an từ đâu chạy xe đến quát vào mặt tớ mà như đúng rồi:" Đu. Me, chạy xe mất dạy zậy, có tin tao hốt mày không thằng chó ?!", Lúc đấy đang đi học gấp chứ không tớ thí mẹ chiếc xe cho thằng đấy! Tớ bị chửi bất ngờ đến mức thờ thẫn một lúc không biết gì! Thế nên bảo sao hôm trước, một ông công an bị té xe bên lề đường mà người dân vẫn ông ta nằm đấy :))

veevee
09-12-2008, 02:50 PM
em chưa bao giờ nghĩ "khuya" trong "còn khuya" lại có nghĩa là sớm! :-s

"Thực ra người Việt hay dùng như vậy cũng khá dễ hiểu bởi họ có thói quen lấy con người là nhân vật trung tâm còn người nước ngoài thì lại lấy chính bản thân vật được chỉ làm nhân vật trung tâm nên mới có sự khác biệt như vậy."
--> đây có phải lý do tiếng Anh hay dùng thể bị động còn tiếng Việt lại hay dùng thể chủ động ko?

Thích con "cá lợn nhợn" nhất! :))

pichipichi87
09-12-2008, 03:05 PM
có lần ( mới tháng trước thôi), mình dẫn bác người Nhật ra chỗ Sở Giao thông công chính Hà Nội để làm thủ tục đổi giấy phép lái xe( từ giấy phép lái xe của Nhật sang của VN), khổ nỗi mình hỏi không kĩ, hóa ra giấy phép lái xe máy ở bên Nhật của ông ấy chỉ dành cho hạng 50CC, trong khi đó mún chạy được xe bên mình thì phải là hạng 75CC trở lên, thế là coi như ra đấy mất công toi, hỏi thăm một hồi, xin cả đơn đăng kí, cuối cùng lúc bà bác nhân viên biết bằng của ông ấy chỉ là hạng 50CC, bà ấy phát cáu lên quay ra mắng mình ko thương tiếc ( bác kia đứng ngay sau lưng mình chắc cũng biết mình bị quát nhưng ko hiểu bà ấy nói gì:(( mình thì lúc đấy cũng ức lắm ( có phải lỗi của mình đâu cơ chứ), nhưng vẫn cố nhỏ nhẹ hỏi bà ấy : " vậy là nếu bây giờ bác ấy muốn đi được xe máy thì phải thi bằng lái như người VN ạ?", bà ấy rất thản nhiên trả lời " thi như người VN, mà nếu ko thì cứ lấy xe mà chạy ngoài đường, rồi gặp tai nạn chết mất xác ra đấy cũng được.." Ôi, thật may là bác người Nhật này chưa hiểu đc mấy tiếng Việt, ko chắc mình cũng chết vì ngượng với bác ấy mất:huwet: đấy là chưa kể đến vụ tớ đến Trung tâm đào tạo và cấp bằng lái xe ( số 1 Cao Bá Quát- ai ở Hà Nội chắc biết chỗ này) để hỏi mua hồ sơ thi bằng lái, vì chỉ có chỗ này là cho người nước ngoài thi mừ, khỏi nói tớ đã shock như thế nào trước thái độ của bà nhân viên tiếp nhận hồ sơ ở đấy. đối với mình thì khỏi nói rồi ( cùng là dân VN với nhau nên bị đối xử vậy tớ vẫn cắn răng chịu đc:nosey:) nhưng ngay cả với một anh người nước ngoài hum đấy đến nộp hồ sơ cũng thế,bà ấy mặt mũi hằm hằm rất khó chịu và nói với anh ấy bằg những từ ngữ rất bất lịch sự (anh này thì giỏi tiếng Việt nhưng mặt mũi cứ ngơ ngác ko hiểu gì, chắc chưa đc học mấy ngôn từ đó bao h mừ..)..:stress: giờ thì mình đang lo vì tuần sau lại phải dẫn ông bác Nhật này đến chỗ đó để nộp hồ sơ và hoàn tất mấy thủ tục đăng kí, đến khổ mình, lại chuẩn bị ăn mắng tiếp đây:be_beated2:

LeeTongWook
07-01-2009, 09:01 PM
Ở nước nào cũng vậy, giọng thủ đô thường được lấy làm giọng chuẩn, nên ta cứ coi giọng Hà Nội là giọng chuẩn đi, giọng đc đưa vào giáo trình dạy tiếng Việt :))

Ơ thế giả sử hồi trước Quân Ngụy thắng cộng sản,thế là thủ đô giờ chắc là Sài Gòn rồi.Thế thì sách giáo khoa bây giờ dạy thế nào nhỉ.Hèm........ xem nào.
Hôm qua -------> hôm wa (thế chắc là bảng chữ cái tiếng việt phải thêm chữ "w" vào roài.)
và chắc là sẽ không có chữ "C" chữ "Q" trong bảng chữ cái.chữ "C" và"Q" được thay bằng chữ "w".
Mày xem cái này đẹp hông .Thế là chữ "kh" sẽ lại không có trong bảng chữ cái,thay bằng chữ "h"
"mày làm sao dzậy"
chữ "d" cũng không có thay bằng chữ ghép "dz"

" Con nhó kia trông xưn nhĩ "

dấu hỏi"?" cũng biến mất,và các từ đáng lẽ là dùng dấu hỏi thì chuyển sang dùng chung với dấu " sắc " và dấu " ngã "

Giả sử hồi trước France sang Việt Nam xâm chiếm bị triều Nguyễn oánh cho thua te tua.Thế là Huế thành thủ đô thì sao nhỉ.Lúc đấy thì đứa nào gọi là Huế có khi mình lại bảo là thằng nói ngong,phải là "Huệ" mới chuẩn,viết cũng thế mà đọc cũng thế."Huệ là nhật".

Acmagiro
13-01-2009, 02:09 PM
Thời điểm cuối năm đã cận kề, nhà nhà đều tất bật với việc trang hoàng, mua sắm chuẩn bị cho cái Tết đến. Đây cũng là thời điểm những kẻ tha phương cầu thực nơi xứ xa bỗng dưng nhớ về quê cũ, lòng bỗng thấy chạnh lại khi nghe tiếng nhạc văng vẳng phương xa:

“Tết con không về chắc mẹ buồn lắm, mái tranh nghèo không người sửa sang”

Không một bà mẹ nào lại không trông ngóng đứa con trở về sum họp với gia đình trong ba ngày Tết. “Về quê ăn Tết” là cụm từ cửa miệng của các bà mẹ trong thời gian này, nhắc nhở đứa con luôn nhớ về truyền thống của dân tộc. Tôi nghe bỗng thấy mỉm cười trong lòng. Hóa ra truyền thống đã “ăn” sâu vào tiềm thức của dân mình đấy chứ nhỉ. Tại sao lại phải “ăn” Tết? Trong khi thật tế là ngày nay, người ta chơi nhiều hơn là ăn uống trong ba ngày nay. Ấy thế mà từ “ăn Tết” đã trở thành cố hữu trong tâm trí mỗi người, và có lẽ không ai nghĩ đến chuyện thay nó bằng từ khác như “chơi Tết”, “hưởng Tết”,....
Tương tự, tiếng Việt cũng có rất nhiều từ đi với “ăn” khác, như “ăn cưới”, “ăn hỏi”, “ăn cỗ”, “ăn tiệc”, “ăn chận”, “ăn cướp”,....(và thậm chí là trong miền Nam còn có từ “ăn đám ma”, “ăn đám giỗ” nữa). Không phải là nhà nghiên cứu ngôn ngữ nhưng người viết nhận thấy từ “ăn” trong tiếng Việt không đơn thuần chỉ hành động đưa thức ăn vào mồm, bắt đầu một quy trình tiêu hóa và hấp thụ mà còn chỉ sự, hành động liên quan đến sự hưởng thụ nữa. Chẳng hạn, nếu như “ăn cưới” ít nhiều liên quan trực tiếp đến hành động ăn thì “ăn hối lộ” lại liên quan đến sự hưởng thụ. Ngoài ra, người viết còn nghe được từ “ăn hiếp” (bắt nạt) ở một số địa phương phía Nam nữa. Có lẽ từ “ăn” trong trường hợp này chỉ là ghép vào để thuận miệng mà nói, giống như trường hợp “chợ búa”.
Người ta nói ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu lề thói sinh hoạt, cá tánh hay lối suy nghĩ của một dân tộc rõ nét nhất. Như vậy có thể thấy ông cha ta ngày xưa đã bị chuyện ăn uống ám ảnh như thế nào. Miền Bắc không được thiên nhiên ưu đãi, canh tác trồng trọt khó khăn nên có lẽ lịch sử dân tộc Việt Nam là một chuỗi đói nghèo khốn khổ triền miên. Con người lao động quần quật quanh năm mà không đủ ăn, lúc nào cũng mong ngóng đến một dịp nào đó để ăn uống cho thỏa thê. Có lẽ vì vậy mà “ăn Tết”, “ăn cỗ” đã mọc rễ vững chắc trong tâm trí người Việt, dù cho sau này ông cha ta khai phá miền Nam, vùng đất màu mỡ nhưng cũng không bỏ được nếp nghĩ này. Trong dân gian cũng có lưu truyền câu chuyện con cá gỗ, và theo tìm hiểu của người viết thì người Việt Nam có thói quen ăn mặn hơn so với các dân tộc khác. Người viết còn nghe được câu chuyện ngày xưa, khi Tết nhất đến thì những gia đình nghèo đông con nấu món “thịt kho Tàu” cho rất nhiều muối để chỉ cần một ít thức ăn cũng đủ cho cả buổi cơm gia đình. Những chi tiết này cho biết ngày xưa dân tộc ta đã phải lao khổ như thế nào.
Ngày nay, kinh tế nước nhà phát triển theo đà tiến của Thế giới, người dân không còn nghĩ đến chuyện ăn no mặc ấm nữa mà hướng đến chuyện ăn ngon mặc đẹp. Những thế hệ sinh sau đẻ muộn có lẽ không biết đến đói rét là gì, nhưng dân tộc Việt Nam không được phép quên lịch sử của bản thân mình. Rằng ngày xưa chúng ta đã phải khổ cực như thế nào, rằng thậm chí đến bây giờ, ở đâu đó trên mảnh đất quê hương vẫn còn có những người chật vật với mưu sinh hàng ngày....

Vương Trí Như

Fuji Yakumo
14-01-2009, 11:12 AM
Thực ra không hẳn đã là do cuộc sống quá khó khăn, lao động vất vả mà người xưa thường chỉ nghĩ tới miếng ăn, thành ra cái gì cũng ghép với từ ăn. Đúng là "Có thực mới vực được đạo", nhưng theo tôi nghĩ, một phần không nhỏ nguyên nhân ở đây là do người VN ảnh hưởng khá nhiều bởi người TQ sau cả ngàn năm Bắc thuộc. Người TQ rất xem trọng chuyện ăn uống, với họ ăn uống là cách hưởng thụ và còn là một thú vui tao nhã, thể hiện đẳng cấp của mình. Bạn nào đọc và xem nhiều film của TQ vào thởi phong kiến sẽ rõ chuyện người TQ cầu kì chuyện ăn uống thế nào, như "Hồng Lâu Mộng" - một trong Tứ Đại Kì Thư của TQ, chỉ để lấy hơi của gà luộc xông lên cho mấy cọng cải phơi khô mà nhà họ Giả đã dùng mất 7x7=49 con gà, điều đó đủ thấy sự xa hoa và coi trọng chuyện ăn uống thế nào của người TQ.
Một số từ "Ăn đám ma", "Ăn đám giỗ" có lẽ là do người Việt nói tắt đi, nguyên văn của nó có thể hiểu là :"Ăn ở đám ma" hay "Ăn ở đám giỗ".

Acmagiro
01-02-2009, 10:00 PM
Đồng tiền ngày càng trượt giá. Nhớ chục năm trước, thiên hạ còn dùng tờ 100đ. Thêm chục năm trở về trước nữa thì 50đ là tờ cơ bản. Ấy vậy mà giờ đây tờ 500đ đã sắp phải bỏ xó. Nghe nói có nhiều nơi người ta còn không nhận tờ tiền này nữa cơ.

Bây giờ, muốn làm gì, muốn mua gì thì đơn vị tính không còn là "trăm" nữa, mà là "nghìn" trở lên, hay nói theo ngôn ngữ của thế hệ mới là k. Hai trăm nghìn thì nói, viết là 200k. Mười nghìn là 10k. Quá đơn giản.

OK. Nhưng từ "k" này xuất phát từ đâu ra? Người viết chưa từng nghe ai đề cập đến vấn đề này, cũng như chưa từng thấy ai thắc mắc. Có lẽ nó quá nhỏ nhặt để bận tâm. Nhưng theo suy đoán của người viết thì ngôn từ này xuất phát từ dân IT (đọc là "ai ti", hay "i tờ" theo cách của e-chip). Trong tin học, ta có đơn vị kb (đọc là "ký lô bai") = 1024 byte(s). Nhưng có nhu liệu hay trong Windows quy định 1kb=1000 byte(s). Dân trong nghề thường nói tắt

1000b = 1k

24000b= 24k

.....

Có lẽ vì thế mà thuật ngữ "k" được dân IT Việt dùng để chỉ đơn vị nghìn trong tiền tệ. Tương tự, dân ăn nhậu thì gọi đơn vị trăm nghìn là "xị" và đơn vị hàng triệu là "chai".

Chẳng hạn: "Tao mới chuyển về làm chỗ mới, lương tháng bốn chai hai (xị)".

Sự biến đổi của ngôn ngữ thật thú vị. Giá như Nguyễn Huệ có sống dậy cũng không thể hiểu nỗi con cháu ông ta đang nói gì, nghĩ gì.