PDA

View Full Version : Cách Học Chữ Kanji



MyDyingDoom
07-11-2005, 06:27 PM
Kanji (漢字, Hán tự) là chữ Hán dùng trong tiếng Nhật. Kanji là một trong 5 bộ kí tự được dùng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật hiện nay; 4 bộ kí tự kia là hiragana, katakana, bảng chữ cái La Tinh (rōmaji)), và chữ số Ả-rập.

Bài này tập trung nói về cách dùng chữ Hán trong tiếng Nhật.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/d/d7/Japanese_word_'Kanji'_(Mincho_typeface).png

Lịch sử

Có một số bất đồng về cách thức chữ Hán du nhập vào Nhật Bản, nhưng ý kiến được chấp nhận rộng rãi nhất là các tu sĩ Phật giáo đã mang các văn bản chữ Hán vào Nhật vào khoảng thế kỉ thứ 5. Các văn bản này được viết bằng chữ Hán vào và lúc đầu cũng được đọc bằng âm Hán. Tuy nhiên qua thời gian, hệ thống kanbun (漢文, Hán văn) xuất hiện - nó dùng văn bản chữ Hán với dấu thanh cho phép người Nhật đọc nó theo quy tắc ngữ pháp tiếng Nhật.

Lúc bấy giờ tiếng Nhật chưa có dạng chữ viết. Ngay cả hệ thống chữ viết man'yōgana (万葉仮名, vạn diệp giả danh, được dùng trong tuyển tập thơ cổ Man'yōshū) cũng dùng bộ chữ Hán với số kí tự hạn chế nhằm ký âm, chứ không nhằm diễn đạt ngữ nghĩa. Man'yōgana viết ở dạng đường cong trở thành hiragana (ひらがな, 平仮名, bình giả danh), một hệ thống chữ viết dành cho phụ nữ (không được phép tham gia vào nền giáo dục cao). Hầu hết văn chương của phụ nữ vào thời đại Heian được viết bằng hiragana. Song song đó, katakana (カタカナ, 片仮名, phiến giả danh) xuất hiện do được các tu sinh giản lược manyogana thành một thành tố đơn. Hiragana và katakana được gọi chung là kana.

Khi hệ thống chữ viết tiếng Nhật trưởng thành và mở rộng, kanji được dùng để viết một số phần trong câu, như danh từ, tính từ và động từ, còn hiragana được dùng để viết đuôi của động từ (okurigana), từ chỉ có ở tiếng Nhật và từ khó đọc hay nhớ bằng Kanji. Hiragana cũng được dùng trong sách dùng cho trẻ em và khi muốn giảm nhẹ mức độ của từ hoặc lời yêu cầu, thí dụ như từ kudasai (ください, xin vui lòng) và kodomo (子供, trẻ em). Ngược lại, vì có hình dạng góc cạnh, katakana được dùng để biểu thị từ tượng thanh, các âm thô và đột ngột, âm thanh của động vật và từ vay mượn của nước ngoài. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc dùng katakana để viết từ vay mượn chỉ xuất hiện sau này. Lúc đầu, các từ này được viết bằng kanji, dựa theo nghĩa (煙草 tabako, thuốc lá) hay theo phát âm (tempura 天婦羅 hay 天麩羅, tên một món ăn). Ngày nay thì ngược lại. Từ vay mượn, đặc biệt là gốc tiếng Anh, đang nhanh chóng thay thế cả những từ thường dùng có sẵn dạng tương đương trong tiếng Nhật thay vì được dùng để lấp khoảng trống từ vựng. Một giáo sư ngôn ngữ học ước tính đến 1/3 tiếng Nhật văn nói dùng từ vay mượn hay wasei-eigo, từ tiếng Anh được phát minh bởi người Nhật và từ kết hợp như パソコン pasokon (personal computer, máy tính cá nhân).


Phân loại kanji theo lịch sử

Kokuji

Trong khi một số từ kanji và Hán tự của người Hoa có thể đọc qua lại lẫn nhau, một số từ kanji lại không có Hán tự tương đương. Ngoài những từ được dùng với nghĩa khác, những từ có cùng nghĩa nhưng viết khác, cũng có những từ riêng của tiếng Nhật được gọi là kokuji (国字, quốc tự), còn được gọi là wasei kanji (和製漢字, Hán tự được chế ra tại Nhật). Có hàng trăm chữ kokuji (xem danh sách ở sci.lang.japan AFAQ), và mặc dù một số từ này ít được dùng, những từ còn lại đã góp phần quan trọng và ngôn ngữ viết tiếng Nhật. Chúng bao gồm:
峠 tōge (đỉnh đèo)
榊 sakaki (cây sakaki, giống Camellia)
畑 hatake (cánh đồng)
辻 tsuji (ngã tư đường)
働 dō, hatara(ku) (làm việc)

Kokkun

Kokkun (国訓, quốc huấn) là những chữ kanji có nghĩa trong tiếng Nhật khác với nghĩa nguyên thuỷ trong tiếng Hán. Thí dụ:
沖 oki (ngoài khơi; tiếng Hoa: chōng rửa)
椿 tsubaki (Camellia japonicus, cây hoa trà; tiếng Hoa: chūn cây Ailantus)

Từ cũ và từ mới

Một số chữ kanji có thể được viết theo 2 cách khác nhau 旧字体 (kyūjitai; cổ tự thể hay cách viết cũ) và 新字体 (shinjitai; tân tự thể hay cách viết mới). Dưới đây là một số thí dụ về kyūjitai theo sau bởi shinjitai:
國 国 kuni (quốc gia)
號 号 gō (số)
變 変 hen, ka(waru) (thay đổi)

Kyūjitai được dùng trước khi Đệ nhị thế chiến kết thúc; sau chiến tranh chính phủ Nhật đưa ra shin-jitai với lối viết đơn giản hoá. Một số chữ mới này tương tự với tiếng Hoa giản thể được dùng tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Cũng có những chữ Hán được dùng trong tiếng Nhật chỉ với mục đích phát âm (当て字 ateji). và nhiều chữ Hán không được dùng trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, về mặt lí thuyết, bất cứ chữ Hán nào cũng có thể là chữ Nhật — Morohashi Daikanwa Jiten, từ điển kanji lớn nhất cho đến nay, có gần 50.000 mục từ, gồm cả những mục từ chưa từng được dùng trong tiếng Nhật.

BioShock
08-11-2005, 12:22 PM
Kanji thật là khó >< . Có thể nói là thử thách của người học tiếng Nhật, ngay cả người Nhật đôi khi cũng không biết một số từ Kanji.
Cấp độ đầu khi học tiếng Nhật là phải biết 20 từ Kanji thường dùng thì phải, càng lên cao số lượng Kanji phải học càng nhiều.
Một số từ Kanji khi dùng vào những trường hợp khác nhau có cách đọc khác nhau.
Cho nên học Kanji nhức đầu lắm ><

Taichi
08-11-2005, 06:39 PM
ko khó lắm nếu bạn là ng` Trung Quốc đi học tiếng Nhật.Chữ này cũng dễ thôi,bạn ra nhà sách tìm bộ sách nguyên tắc Kanji trong tiếng Nhật.Cái đó bày cho từ a->z luôn!

MyDyingDoom
08-11-2005, 07:56 PM
Trong tiếng Nhật có khoảng 2000 chữ Kanji, và đúng là ngay cả người Nhật cũng không biết hết được các chữ Kanji, trừ phi là những nhà nghiên cứu về ngôn ngữ, chữ viết.

Cái gì cũng có hai mặt của nó thôi. ^_______^ Kanji rất khó, rất loằng ngoằng, nhưng học đúng cách và nhất là nên có một thày dạy kinh nghiệm, chắc chắc người đó sẽ khiến bạn thấy hứng thú trong việc học, vì dù sao nó cũng là chữ tượng hình mà.

Khi học đến chữ Nữ, tôi đã hỏi cô giáo vì sao trong chữ Hảo (suki) lại có chữ Nữ. Cô nói hình tượng người phụ nữ ôm con là thể hiện sự yêu thương, quan tâm một cách đặc biệt (nhưng ko theo cách của Aishimasu - Ái). ^_______^ Nghe đến đó là mê luôn Kanji.

Lesshair
09-11-2005, 12:56 PM
Trong tiếng Nhật có khoảng 2000 chữ Kanji
2000 ? Hình như là đã tính cả kanji viết tên rồi phải ko ? Một ng` Nhật nếu học xong Trung học thì mới có vốn tầm 1000 kanji thôi . Tôi học miệt mài suốt 2 tuần nay cũng được gần 50 chữ . Càng viết càng thấy sướng .

Nếu nhắc đến cái hay của Kanji , thì đúng là phải khâm phục ng` Trung . Kanji cũng có một số bộ căn bản , ng` ta cũng đã thống kê, nhưng mà ^^;;;

**@ Doom : Cô ! Cô có biết cách đếm nét Kanji ko ? Chứ như tôi đếm bây h , muốn tra 1 chữ phải dò từ 9 nét đến 13-14 nét . Chết mất TT__TT

KHA
09-11-2005, 11:10 PM
Theo LCK thì cách nhớ tốt nhất là nhớ theo bộ. Bộ nào có mấy nét, khi đi với các bộ khác thì sẽ ra số nét thôi.

Golden Bear
11-11-2005, 07:54 AM
ko khó lắm nếu bạn là ng` Trung Quốc đi học tiếng Nhật.Chữ này cũng dễ thôi,bạn ra nhà sách tìm bộ sách nguyên tắc Kanji trong tiếng Nhật.Cái đó bày cho từ a->z luôn!

vấn đề là tui là người Việt học tiếng Nhật :D
Kanji khó như quỷ, học điên luôn mà cứ tháng là quên. Chắc đến tết này vốn 150 từ K của tui trở lại thành zero quá.
Nhưng, như một ý kiến ở trên, nếu hiểu được thì Kanji rất thú vị. Âu muốn tìm hiểu Tiếng Nhật, một phần của nền văn hóa nhật (dù hơi vay mượn, hehe) thì chịu khó một tí cũng không uổng.

BioShock
11-11-2005, 12:12 PM
làm cách nào viết Kanji (Hiragana, Katakana nữa) trên máy tính nếu có sẵn font??
Có phải mình viết rồi nhấn nút translate ko ??? Em cũng ko bít nữa ><

Kid_Jp
11-11-2005, 12:12 PM
Một ng` Nhật nếu học xong Trung học thì mới có vốn tầm 1000 kanji thôi .
Mình ko nghĩ như vậy đâu....:cool: Với người Nhật chỉ học khỏang năm thứ 4,5 của cấp 1 là có thể đọc gần hết các chữ Kanji thường dụng rồi (Khỏang 1845 đến gần 2000....Kanji của tiếng Nhật nếu tính tất cả khỏang 2500 chữ hơn 1 chút)..Còn chuyện học Kanji mình có vài kinh nghiệm....Kanji khá nhiều nhìn vào ban đầu thật rối rắm....(Dễ nản...:D )Nhưng nếu biết cách học thì không quá khó. Học Kanji trong tiếng Nhật đầu tiên nên học âm Hán Việt...Hầu hết Kanji trong tiếng Nhật đều có thể đọc theo âm Hán Việt...Bằng cách đọc này khi bạn nhìn vào chữ Kanji trong tiếng Nhật dù không đọc được nhưng có thể hiểu ngay được nghĩa. Chẳng hạn như chữ `denwa` tiếng Nhật có nghĩa là điện thọai....Kanji của chữ denwa khi đọc sang âm Hán Việt cũng là Điện thọai....Còn cách đọc Kanji bằng tiếng Nhật thì học dần dần sẽ biết. Cách học Kanji bằng Hán việt thì bạn nên thuộc các bộ ..nhớ được các bộ thì sẽ học nhanh hơn. Và điều cuối cùng rất quan trọng khi học Kanji là phải kiên trì (Học Kaji buồn ngủ lắm:@ )....Đó là những kinh nghiệm về cách học Kanji của mình...:eek:

hakimei
28-12-2005, 05:17 PM
muốn giỏi kanji thì lôi những báo chí nhật ra mà xem, ngày nào cũng xem kanji, viết nhiều, với công cụ hổ trợ dò kanji trong winXP thì sợ gì mà mò ko ra cách đọc và ý nghĩa của nó.
Học kanji ko thể học như tiếng Eng được

Werewolf
31-12-2005, 06:24 AM
Ông alarm kia, sao lôi nguyên bộ Kanji cấp 5 ra vậy, nhìn muốn chóng mặt @_@?
Vô duyên vừa vừa thôi "mụ" Squall kia ^^'. Ai là "ông" hả??
Mới đọc 1 bài về kanji, khó qua trời. Mình học Katakana và Hiragana thui được hôn ta??

sakuranokuni
18-01-2006, 09:11 PM
trong tieng nhat phai co hon 2000 chu kại co day
tui o nhat tui biet

Olive
09-02-2006, 09:07 PM
Có thể giới thiệu cho mình một số sách , tài liệu .... để học kanji được không ?? và một số địa chỉ chuyên phục vụ về các tài liệu đó nhé ! cảm ơn các bạn nhiều !!!

Mitsuto
10-02-2006, 12:17 AM
Có thể giới thiệu cho mình một số sách , tài liệu .... để học kanji được không ?? và một số địa chỉ chuyên phục vụ về các tài liệu đó nhé ! cảm ơn các bạn nhiều !!!

Mới học thì bạn chỉ cần bảng Hán tự 300 chữ rồi ôm nó tập đọc tập viết cho nhuyễn rồi tính típ. Hình như ở nhà sách cũng có bán cuốn Hán tự cho ngừơi mới bắt đầu đấy bạn kiếm thử xem sao. Mới học không cần nhiều sách đâu.

Burin
04-07-2006, 04:02 PM
Hihi, Kanji, vấn đề nhức đầu nhỉ.
Bản thân Bu đang học cũng thấy nhức đầu với nó lắm (chủ yếu là do mình lười học bài thôi). Chứ nếu chịu khó học đi học lại từ đó, chịu khó viết, thì sẽ mau thuộc và lâu quên lắm.
Bản thân Bu khi mới học Kanji, bên Đông Du lúc đầu họ bắt học thuộc từ nhưng lại chưa dạy cách viết, Bu rất bực mình vì theo mình nghĩ, nếu ko viết đc thì rất khó học thuộc. Thế nhưng, đến giờ thì Bu thấy mình hơi bị sai lầm. Vì quả thật, việc đọc nhiều và nhìn từ đó nhiều lần trong các câu văn sẽ giúp mình rât nhiều trong việc học thuộc nó.
Nói vậy chứ, Bu hiện giờ, đọc tiếng Nhật fải có kanji kèm theo mới hiệu, ko thì po tay, nhiều khi ko hiểu tiếng Nhật đó có nghĩa gì, chỉ khi nhìn kanji thì mới hiểu đc.
Nên, học tiếng Nhật thì bắt buộc fải biết kanji và thật sự việc học kanji rất lý thú, nó có thể giúp mình hiểu thêm tiếng Việt nữa đấy ^_^

Acmagiro
11-09-2006, 07:32 PM
Kanji là một trong những bộ phận phiền phức nhất trong tiếng Nhật. Nhiều lần tôi chứng kiến những nguời Nhật phải lúng túng như thế nào để đọc đúng một từ hoặc viết một chữ. Khi nào có dịp
nữa sẽ bàn thêm một số chuyện xoay quanh thứ văn tự rối rắm này.
Kanji vốn đã khó nhớ,khó đọc,khó viết nhưng lại càng gây khốn đốn hơn cho nguời đọc khi chúng không nằm trong quỹ đạo thông thường.

Chẳng hạn,các bạn thử đọc đúng các từ sau xem

Một số ví dụ


睦月
 
如月

水無月

陽炎

山車

神主

店子

神酒

師走

海原


Vâng vâng và vâng vâng. Những từ đi trật quỹ đạo này chiếm rất nhiều trong tiếng Nhật. Cách hình thành chúng đều có liên quan đến những điển tích từ xưa mà ngày nay chắc cũng ít người quan tâm. Có khi chúng được hình thành tự do ngay trong ý thức của nguời sử dụng.
Chẳng hạn ở Sài Gòn tôi thấy một hiệu ăn tên Wasabi, thông thường sẽ viết là 山葵 Hay わさび nhưng họ lại viết một cách đầy ẩn ý là 和さび。Chữ này cũng đọc là wasabi nhưng lại gợi lên
trong tâm người đọc một vẻ đẹp u nhàn thanh tịch cổ điển của Nhật Bản. Tương tự,ngày xưa người Tàu gọi người Nhật một cách miệt thị (Hmmm ngày xưa thì nguời Tàu tự cho mình là cái hoa chính giữa mà khinh nhờn bốn phía,gọi những nước phía Nam như Việt Nam là Nam Man,bọn mọi phía nam,những nước phía Bắc của Tàu là Bắc Địch,phía Đông là Đông Di,phía Tây là Tây Nhung)là Wajin 倭人 nghĩa là những nguời lùn. Nhưng lòng tự trọng của người Nhật đã đọc viết chữ Wajin thành 和人 . Quả là không chút sai sót.
Nói chuyện những cách đọc trật quỹ đạo như thế hình thành từ nhận thức của nguời sử dụng, trong công viên thì chữ thùng rác Gomibako thường được viết là ゴミ箱 hay 塵箱 nhưng có nơi lại viết một cách hoa mỹ và quý tộc là 御美箱。Tuy cũng đọc giống nhau nhưng nhìn chữ sau các bạn sẽ thấy ra được nét khác biệt giữa các cách viết trên. Dĩ nhiên thì đa số trường hợp thì ý nghĩa cơ bản của chúng là giống nhau nhưng những nét tinh tế của con chữ đã biến đổi. Một trường hợp khác là khi nói về cái gọi là Japanese Spirit (yamato damashii 大和魂) người ta hay nói đến chữ Wabi わび hay sabi 寂び. Hình như chữ Wabi không bao giờ được biểu thị bằng Kanji nhưng tui dùng chữ Kanji 和美 để biểu thị cho cách đọc Wabi. Cũng là một cách dùng của cá nhân.
Một trường hợp khác để khiến Kanji bị đọc lệch là trong một ngữ
cảnh của chữ đồng nghĩa. Trường hợp này hay thấy trong các tác phẩm văn học hiện đại hay Manga.

Chẳng hạn câu 私は日本で生まれた。Thì nhiều trường hợp chữ 日本 được đọc thành ジャパン.
Trong câu 妹(幸子)は幸せだ thì nếu như em gái của người nói tên là Sachiko thì chữ 妹 sẽ được đọc là Sachiko 幸子。

Vâng vâng và vâng vâng. Khi các bạn đọc trong sách giáo khoa thì có lẽ ít gặp những trường hợp này. Nhưng sau này nếu có gặp thì cũng chớ có bỡ ngỡ.
Chính chữ Kanji có cách đọc lôi thôi như thế nên kéo theo việc tên họ của người Nhật cũng lôi thôi. Lắm lúc người trong một nước lại gọi sai tên nhau hay tắc lưỡi không biết phải gọi ra sao. Khi nào có dịp sẽ lang mang vài dòng nữa.

Acmagiro
11-09-2006, 07:33 PM
Bây giờ bàn một tí về việc cái tên. Có lẽ Nhật Bản là nước có nhiều tên họ nhất trên Thế Giới,do đó khi viết tên họ vào những
bảng đăng ký,sách báo,maskomi,.. thì ngoài những cái tên thông thường thì đều phải furigana để mọi người đều đọc được.
Đấy là thời hiện đại.
Tiêu chí đặt tên bây giờ là ngắn gọn,dễ nhớ ,dễ đọc và dễ viết.
Có một thời từ cuối Meji cho đến những năm đầu thời Heisei,tôi
nhớ không lầm thì có phong trào đặt tên con trai cuối cùng có chữ Rou,bạn hay thấy Tarou,Jirou,Gorou,... hay Suke. Tên con gái chữ cuối là Ko,bạn hay thấy Hanako,Setsuko,Yukiko,... Nhưng
bây giờ có vẽ trào lưu đó đã lắng xuống và người ta thường thích đặt tên con là những cái tên khác.
Nhưng ngày xưa, ở Nhật Bản nói riêng và Châu Á nói chung (trong
đó có Việt Nam ) thì việc bị một người khác gọi tên là điều xui
xẻo,không may nên rất tránh gọi tên nhau. (Tham khảo một tí,có
lẽ là do ảnh hưởng Trung Hoa,người dân không được gọi tên vua chúa,làm bài thi cũng không được đụng đến húy. Tôi nhớ những người già ở Việt Nam có hay kể rằng thời bố mẹ họ,chỉ gọi nhau là cụ này cụ nọ chứ không dám gọi tên )
Do đó người Nhật ngày xưa khi đặt tên con hay tìm những cái tên
khó đọc,khó gọi,khó viết với tư tưởng điều này sẽ bảo hộ cho cuộc đời của đứa bé không bị trở ngại. Chính vì thế mà khá nhiều cái tên quái dị đã ra đời,một phần trong số đó là ứng dụng cái lắt léo của chữ Kanji để đặt tên.

Chẳng hạn bạn có đọc được cái tên này không ?

小鳥遊さん 

Có lẽ bạn sẽ đọc là Kotori asobi san. Nhưng thực tế nó đuợc đọc
là Takanashi san.

Taka là đại bàng,chim cắt (nói chung là các loài chim ăn thịt.Không rõ trong từ điển Nhật Việt ghi nó là cái gì). Taka nashi nghĩa là không có đại bàng . Mà nơi nào không có đại bàng thì các loài chim nhỏ hay đến chơi.
Cái tên này lấy cách đọc dựa theo ý nghĩa của chữ Kanji.

Tương tự 月見里さん

Có thể bạn sẽ đọc là Tsukimi Sato san.
Nhưng đúng ra là Yamanashi san. Yamanashi nghĩa là không có núi.Mà làng nào không có núi thì rất dễ nhìn thấy trăng do không có vật cản.

八月一日さん
Đừng đọc là Hachigatsu Tsuitachi san ^_^
Mà đọc là Hozumi san. Chữ của nó đây 穂積 (Ho: Lúa, Tsumi:tích trữ)
Đây là phong tục cổ cứ đến ngày 1 tháng 8 hàng năm người ta gặt lúa cúng thần.

Vâng vâng và vâng vâng,những cái tên như vậy rất nhiều và nếu không phải là người đã sống lâu và thấy nhiều nghe lắm thì không thể biết cái tên đó đọc ra sao.

Khi nào rỗi rãi lại lang mang tiếp tại sao ở Nhật lại phát sinh
nhiều tên họ như vậy.[/

vodanghoangphuo
13-08-2007, 08:03 AM
ac...cái topic này sao mà chậm tiến thế?bị bỏ hoang rùi hử?

Okeanide
21-08-2007, 09:46 PM
Kanji ai cũng công nhận là khó, nhưng HAY!! Kanji cũng là một thứ tinh hoa :) Chữ kanji đẹp thế, gợi rất nhiều cảm hứng.

Kanji xuất phát từ chữ tượng hình TQ, nên ẩn chứa nhiều ý nghĩa trong từng nét. Nếu biết một chút bộ thôi, thì học theo kiểu đấy thấy dễ nhớ hơn là học vẹt ;) Chữ An là dưới mái nhà có một ng` phụ nữ, Hảo là người phụ nữ với con, Nhiệm(việc) là nhân đi với thổ (đất).
Thú vị lắm. Tiếng Nhật mà k có kanji thì cũng bớt hấp dẫn bao nhiêu ^^!

Học kanji thì nên chú ý học cả cách đọc âm Hán (onyomi) và cách đọc âm nhật (kunyomi) để sau này sẽ dễ học và dễ đọc hơn. Nhiều từ sau này chỉ là các từ kanji mình đã bít ghép lại thôi, nên nếu 1. Biết nghĩa Hán của từ Kanji (vd: Huynh, Mộc, Minh, Tử...) 2. Biết 2 (thường là vậy) cách đọc >> có thể vừa đoán ra nghĩa đồng thời biết cách đọc luôn
^^!

Hayami S Chick
21-08-2007, 11:27 PM
không chỉ với ngưởi Việt mà người Nhật cũng sợ kanji nữa cơ mà. Cái quyển sách bỏ túi đó Chik có mua rồi nhưng vứt xó vì Chik dùng kim từ điển. Chick thấy học Kanji qua kim từ điển rất hay, có đầy đủ cách đọc, các ví dụ và cả cách viết nữa.
Nhưng mà, có thánh mới nhớ được chi tiết tất cả các chữ Kanji. Nói chung Chick cứ hay làm bài tập, đọc nhiều Kanji mà biết thôi.

pisco
22-08-2007, 01:02 AM
Đây là tài liệu đầy đủ cho việc học chữ Kanji .


Kanji (http://www.uploading.com/files/ILJQBNQF/Kanji.rar.html)


[ Vô đó rùi kéo xuống bên dưới có chữ download thì click chuột vô là ok ]


Mọi người download về rùi học nha...



Có gì thì góp ý nha.



********** thuyha(^-^)! **********

IsaoHK
13-10-2007, 12:50 PM
Từ trước tới giờ bạn học tất cả những thứ khác như thế nào thì cứ học Kanji như thế. Không có phương pháp đặc biệt nào cả. Cứ áp dụng cách nào hiệu quả với bạn.
Bắt đầu từ đâu thì tùy vào giáo trình của bạn định học. THường thì đương nhiên bắt đầu học từ những chữ sơ cấp, đơn giản, dễ.
Đừng hỏi câu kiểu "tại sao có 2 nguyên âm", ko ai trả lời được câu đó hết. Nếu bạn hỏi 2 nguyên âm đó là gì thì :1 cái là âm có nguồn gốc tiếng Hán. 1 cái là âm thuần Nhật.

pisco
14-10-2007, 04:28 PM
Cách đọc ON dùng khi ghép 2 chữ Kanji với nhau. Cách đọc KUN khi chỉ có 1 chữ Kanji. Bạn nên nhớ là thường thì các từ đơn thì dùng KUN, các từ ghép thì dùng ON.
Ví dụ:
_ 新聞: đọc là しんぶん cho cách đọc ON của từ ghép TÂN VĂN(báo). Nhưng nếu 2 chữ đó tách ra, đứng riêng thành 1 độc lập thì lại đọc khác.
_ 新: đọc là あたらし cho cách đọc KUN của từ TÂN
_ 聞: đọc là き。きます cho cách đọc KUN của từ VĂN.
Với ví dụ trên bạn có thể hình dung là 1 chữ Kanji thường sẽ có 2 cách đọc: cách đọc ON (音読み) khi nó là 1 từ của một từ ghép, cách đọc KUN (訓読み)khi nó là 1 từ đơn (như đã nói ở trên).
Bạn cũng nên biết là trong cách đọc ON (音読み) lại chia thành 3 loại là Ngô âm (呉音)、Hán âm (漢音)、Đường âm (唐音). Trong đó, cách đọc Hán âm được sử dụng chính thức, 2 cách đọc còn lại chỉ được dùng trong 1 vài trường hợp đặc biệt.
Nếu bạn mới làm quen với Kanji thì mình nghĩ bạn nên có cách sắp chữ cho dễ nhớ trước, sau đó tách chữ và học riêng từng chữ. Nếu được như vậy thì trong 1 lúc bạn sẽ nhớ được cả cách đọc, nghĩa của cả 3 chữ (nếu bạn luyện tập với chữ ghép 2 chữ).

Chúc bạn học tốt.

pisco
05-12-2007, 10:28 PM
*************bài viết theo trích dẫn của zhenxing (http://www.viethoc.org/phorum/read.php?15,28762) :

- Sau một thời gian tìm tòi sắp xếp, tôi mạo muội diễn nôm 214 bộ thủ chữ Hán như sau, xin ghi ra đây để các bạn mới học chữ Hán dễ hiểu dễ nhớ:

木-水-金
火-土-月-日
川-山-阜
子-父-人-士
宀-厂
广-戶-門-里
谷-穴
夕-辰-羊-虍
瓦-缶
田-邑-尢-老

Đọc như sau :

Mộc-cây, Thuỷ-nước,Kim-vàng
Hoả-lửa,Thổ-đất,Nguyệt-trăng,Nhật-trời
Xuyên-sông,Sơn-núi,Phụ-đồi(1)
Tử-con, Phụ-bố,Nhân-người,Sỹ-quan(2)
Miên-mái nhà,Hán-sườn non(3)
Nghiễm-hiên, Hộ-cửa, cổng-Môn,Lý-Làng
Cốc-thung lũng,Huyệt-cái hang
Tịch-khuya,Thần-sớm(4),dê-Dương,Hổ-hùm
Ngoã-ngói đất,Phẫu-sành nung
ruộng-Điền,thôn-Ấp(5),què-Uông,Lão-già

Ghi chú:
Những chữ viết hoa là âm Hán việt, những chữ viết thường nghĩa .vd: Mộc -cây, tức là chữ Mộc nghĩa là cây cối.(thực ra mộc = gỗ)
a) 2 câu đầu nói đủ thất diệu (mặt trăng, mặt trời và 5 ngôi sao trong hệ mặt trời Kim, mộc , thuỷ , hoả , thổ)-tức là nói về Thiên.
b)2 câu tiếp theo nói về Địa và Nhân (các thứ trên mặt đất, và các dạng người)
c)2 câu tiếp nữa là những khái niệm do con người tạo ra, sử dụng, cư trú.
d)2 câu tiếp nữa nói về thời hồng hoang, ở trong hang núi, bắt đầu có khái niệm về buổi sáng , buổi tối, cũng như thiên địch (hổ) và thức ăn (dê). Người TQ cổ đại nuôi dê rất sớm. thực ra Dương = cừu.
e)2 câu cuối nói về thời kỳ đã tìm ra lửa, biết nung ngói. nung gốm sứ.Làm ruộng, đời sống con người tốt hơn, nâng cao tuổi thọ , nên có chữ Lão = người già.
(1).Phụ nghĩa gốc là quả đồi đất, thường dùng trong các chữ Hán chỉ địa danh.
(2).Sỹ là người có học, ở đây vì bắt vần, nên tôi cho Sỹ = quan lại. Vì chỉ có người có học mới có thể làm quan.
(3)Hán nghĩa gốc là chỗ sườn núi(non) rộng rãi, dùng để làm nơi sản xuất, vì vậy mà người ta mới lấy nó làm chữ Chang3(công xưởng)
(4).Chữ Thần nghĩa là Thìn (1 trong 12 con giáp),cũng có nghĩa là ngày giờ (vd: cát nhật lương thần = ngày lành giờ tốt).Cổ văn dùng giống như chữ 晨 là buổi sớm, ở đây vì bắt vần, tôi cho Thần = buổi sớm.
(5).Chữ Ấp nghĩa là đất vua ban, nhưng người vn ở miền nam thường dùng chữ Ấp với nghĩa là 1 khu vực, 1 thôn làng, vì vậy tôi cho thôn = Ấp.

Bộ diễn ca này gồm 9lần 9 81 câu, tôi sẽ post lên 10 câu 1. Chúc các bạn thành công

pisco
05-12-2007, 10:29 PM
廴-辶
勹-比-廾
鳥-爪-飛
足-面-手-頁
髟-而
牙-犬-牛-角
弋-己
瓜-韭-麻-竹
行-走-車
毛-肉-皮-骨
Đọc là:
Dẫn-đi gần,Sước-đi xa (1)
Bao-ôm,Bỉ-sánh,Củng-là chắp tay(2)
Điểu-chim, Trảo-vuốt,Phi-bay
Túc-chân,Diện-mặt,Thủ-tay,Hiệt-đầu(3)
Tiêu là tóc, Nhi là râu(4)
Nha-nanh,Khuyển-chó,Ngưu-trâu,Giác-sừng
Dực-cọc trâu,Kỷ-dây thừng(5)
Qua-dưa,Cửu-hẹ,Ma-vừng,Trúc-tre(6)
Hành-đi,Tẩu-chạy,Xa-xe
Mao-lông,Nhục-thịt,da-Bì,Cốt-xương.

Chú giải:
1.Hai bộ Dẫn, Sước có ý nghĩa rất rộng, thường chỉ về hành động, đặc biệt là sự đi lại, ở đây tôi tạm dịch Dẫn=đi trong phạm vi gần, Sước= đi trong phạm vi xa. (Cũng là để cho bắt vần)
2.Bao = bao bọc, ôm ấp,bao che. Nên tôi viết Bao = ôm. Bỉ = so sánh. Bộ Củng có nghĩa là 2 tay chắp lại để nâng 1 vật nào đó , hoặc chắp tay lại. (Cổ văn vẽ bộ Củng là hình 2 bàn tay)
3.Bộ Hiệt vẽ cái đầu người . Chú ý phân biệt với bộ Thủ(vẽ đầu con thú, nghĩa gốc Thủ= đầu con thú- Lý Lạc Nghị)
4.Bộ Tiêu nghĩa là tóc dài, các chữ chỉ về râu tóc thường có bộ này. Bộ Nhi vốn là 1 chữ tượng hình, vẽ chòm râu dưới cằm (Lý Lạc Nghị). Sau này người ta giả tá (mượn chữ Nhi này để chỉ 1 nghĩa khác). Cho nên ngày nay bộ Nhi trở thành 1 hư tự trong tiếng Hán.Trong 1 vài chữ Hán có chứa bộ Nhi, bộ Nhi vẫn mang ý nghĩa là râu cằm. 耐(nhẫn nại, bị nhổ râu,đau, phải nhẫn nại),耍(chơi đùa, đàn bà vốn ko có râu, thế mà bộ Nữ lại đi với bộ Nhi(râu).
5.Bộ Dực = cọc buộc mũi tên, hoặc súc vật. Ở đây tôi dịch là cọc buộc trâu, cũng chỉ là để liên tưởng mà thôi.
Bộ Kỷ cũng là vẽ 1 sợi dây thừng(Lý Lạc Nghị) sau đó, người ta cũng giả tá nó làm 1 trong 10 thiên can. (vd: năm Kỷ mùi).Và còn giả tá làm nghĩa Kỷ= tôi, bản thân, mình.Nghĩa gốc của chữ Kỷ己 là chữ Kỷ紀.Người nguyên thủy ghi nhớ bằng cách lấy 1 sợi dây thừng thắt lại nhiều nút. Mỗi nút là 1 sự kiện.
6.芝麻 Nghĩa là Vừng(hoặc Mè trong tiếng miền nam).Người miền nam VN gọi vừng là Mè vì họ bắt chước cách đọc chữ zhima của người Quảng đông.Bộ Ma còn có nghĩa là cây gai v.v

-Hai câu đầu nói về các động tác của con người (chân và tay)
-Câu 3 nói đến loài chim
-Câu 4 có tính biền ngẫu : Túc, Diện, Thủ, Hiệt- Thủ //Túc ; Diện//Hiệt. (chân &tay, đầu & mặt)
-Câu 5 nối tiếp chữ Hiệt = đầu người (nên có tóc , có râu)
-Câu 6 có tính biền ngẫu: Nha,Khuyển, Ngưu, Giác( Chó có răng nanh nhọn, Trâu có sừng cong)Đồng thời Trâu chó, cũng là 2 con vật đi đôi với nhau. (Ngưu thực ra là bò, trâu là shuiniu)
-Câu 7 có tính nối liền: Cọc trâu, Dây thừng (cọc buộc trâu ắt phải có dây thừng)
-Câu 8 nói về thực vật. Qua, Cửu, Ma, Trúc
-Câu 9 nói đến Giao thông, các từ đều nằm trong cùng trường nghĩa (đi lại)
-Câu 10 nói đến các bộ phận trên cơ thể. Mao, Nhục, Bì , Cốt. Đồng thời cũng có tính biền ngẫu. Mao đi với Bì(da & lông) Cốt đi với Nhục (xương & thịt).

pisco
05-12-2007, 10:31 PM
口,齒
甘,鹵,長,高
至,入
匕,臼,刀,皿
曰,立,言
龍,魚,龜
耒,黹
玄,幺,糸,黃
斤,石,寸
二,八,方,十
Đọc là:
Khẩu là miệng,Xỉ là răng
ngọt Cam, mặn Lỗ, dài Trường, kiêu Cao
Chí là đến, Nhập là vào
Bỉ-muôi, Cữu-cối, Đao-dao, Mãnh-bồn
Viết-rằng, Lập-đứng, lời-Ngôn
Long-rồng, Ngư-cá, Quy-con rùa rùa
Lỗi-cày ruộng, Trỉ-thêu thùa
Huyền-đen, Yêu-nhỏ,Mịch-tơ,Hoàng-vàng
Cân-rìu, Thạch-đá, Thốn-gang
Nhị-2, Bát-8, Phương-vuông, Thập-10

Chú giải:

1. Câu 1 nói về miệng và răng(cùng trường nghĩa)
2.Câu 2 nối tiếp câu 1, nói về vị giác , ngọt , mặn, sau đó chuyển tiếp đến sự trưởng thành (cao, dài). Sự trưởng thành có liên quan mật thiết đến răng.
3.Câu 3 tiếp tục nói đến những điều liên quan với miệng. (đến, vào trong miệng)
4.Câu 4 nói về dụng cụ làm bếp.(muôi múc canh(thìa-spoon),cối giã gạo , con dao, cái bát mãnh(tôi tạm dịch là cái bồn cho bắt vần)
5.Được ăn rồi thì phải nói, câu này là những chữ về việc quân tử Lập Ngôn. (viết =nói rằng, và lập ngôn(tạo dựng uy tín, tiếng nói cho riêng mình)
6.câu tiếp theo bắt đầu là con rồng(ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo).Câu này gồm 3 loài thuỷ tộc. trong đó đều là linh vật. (Long, quy) và 1 con có thể hoá rồng( ngư-cá)
7.Câu này là chuyển tiếp, nói sang việc nông tang(cày ruộng, thêu thùa)
8.Thêu thì cần có chỉ , nên câu tiếp theo nói về bộ mịch = tơ và các bộ Huyền , yêu , đều có hình dạng giống bộ Mịch. và bộ Hoàng = màu vàng = >màu sắc, tơ sắc vàng. (đồng thời Huyền , hoàng thường đi với nhau, yêu mịch cũng vậy, và đôi khi dùng với nghĩa như nhau)
9.Câu này nói về cân đo, đong , đếm, Cân =rìu = 1 cân( đơn vị đo trọng lượng) Thạch = đá, = 1 thạch(đơn vị đo khối lượng) =1stone , thốn = 1 tấc, là đơn vị đo chiều dài, ở đây để bắt vần tôi dịch 1 thốn = 1gang tay (sai nhưng dễ liên tưởng).
10.Câu 10 là những bộ thủ dùng để đếm, 2, 8, 10. có thêm bộ Phương = phương hướng. (thập phương).

pisco
05-12-2007, 10:32 PM
女,儿
見,目,彳

癶,厶

气,風,雨,齊
鹿,馬,豕
生,力,隶
网,舟
黑,白,赤

Đọc là :

Nữ-con gái, Nhân- chân người(1)
Kiến-nhìn, Mục-mắt, Xích-dời chân đi(2)
tay cầm que gọi là Chi (3)
dạng chân là Bát,cong thì là Tư(4)
tay cầm búa gọi là Thù(5)
Khí-không, Phong-gió, Vũ-mưa, Tề-đều(6)
Lộc-hươu, Mã-ngựa, Thỉ-heo
sống-Sinh, Lực-khoẻ, Đãi-theo bắt về(7)
Võng là lưới, Châu-thuyền bè
Hắc-đen, Bạch-trắng, Xích thì đỏ au.

Chú thích:

1. bộ Nhân ( vẽ hai chân của loài người) . Có thể thấy điều này trong chữ Kiến (nhìn): trên vẽ mắt, dưới vẽ 2 chân người , ngụ ý: chỉ có loài người thì mới có "kiến giải""kiến thức"
2. Nói đến nữ = phái đẹp, là phái đẹp thì khiến cho người ta fải nhìn ngắm ( bộ kiến) nhìn thì bằng mắt( bộ Mục) và nhìn thấy rồi sẽ theo đuổi( bộ Xích= bước đi)
3.Chữ Chi này nghĩa gốc là "1 cành, 1 que" vẽ bàn tay 又và 1 cành cây nhỏ có 3 cái lá thành ra chữ十. Xin lưu ý rằng bộ Hựu thường có nghĩa là bàn tay trong các chữ ghép (phồn thể). (nguồn: Lý lạc Nghị)
4. Dạng chân là Bát 癶 vẽ 2 bàn chân dạng ra, qua 1 quá trình lịch sử biến đổi tự dạng( hình dáng chữ) lâu dài, nó có hình dạng như ngày nay. vd:
登 bước lên (thường là làm lễ nhận ngôi, tế trời đất quỷ thần): gồm 癶 và 豆(1 loại đồ đựng thức ăn thời xưa làm từ gỗ) ngụ ý chân bước lên, bưng theo đồ đựng thức ăn để tế lễ. (nguồn: Lý Lạc Nghị - như trên)
**Bộ Tư: no idea. (tôi thấy giống 1 cái gì đó cong cong)
5.Bộ Thù: vẽ bàn tay cầm 1 công cụ phá đá (giống như cái búa thời cổ đại) bên trên là búa, bên dưới là bộ Hựu = bàn tay.
6. Bộ Khí : vẽ đám hơi bốc lên. Bộ Phong : gồm chữ phàm chỉ âm đọc, bộ trùng = sâu bọ, ngụ ý gió nổi thì côn trùng sinh ra( theo Nguyễn Khuê). Bộ Vũ : nét 一là bầu trời; nét丨là từ trên xuống; nét冂là chỉ một vùng; bốn chấm 丶丶丶丶là vẽ các hạt mưa. (theo Lý Lạc Nghị). Bộ Tề : vẽ 3 bông lúa trổ đều nhau, cây ở giữa mọc trên đất cao nên cao nhất, 2 cây 2 bên mọc ở đất thấp hơn, nên bông lúa cũng thấp hơn. (theo Lý Lạc Nghị) bộ Tề này biến đổi tự dạng rất lớn, khó nhận ra được.bạn nào có điều kiện, tìm coi chữ Tề viết theo lối tiểu triện sẽ rõ.
Bộ Tề thêm vào cạnh gió mưa, khí hậu, ngụ ý mong muốn thời tiết điều hoà. Tề = tày, đều 1 lượt: vd: tề thiên đại thánh = đại thánh tày trời(to bằng trời). nhất tề : cùng(đều).
7)Tiếp đến nói về loài thú quen thuộc với người TQ: hươu, ngựa , heo. và các đặc tính của chúng: súc Sinh, khoẻ mạnh. cuối cùng là việc đuổi bắt chúng (bộ Đãi)
Cuối cùng nói về sông nước thuyền bè (giang hồ) nên có hắc , có bạch, đồng thời cũng có cả bọn Đỏ( cộng sản)

pisco
05-12-2007, 10:33 PM
食鬥
矢弓矛戈
歹血心
身尸鼎鬲
欠臣
毋非黽
禸舌革
麥禾黍
小大
爿舛片韋
Đọc là
Thực-đồ ăn, Đấu-đánh nhau(1)
Thỉ-tên, Cung-nỏ, Mâu-mâu, Qua-đòng(2)
Đãi-xương, Huyết-máu, Tâm-lòng(3)
Thân-mình, Thi-xác, Đỉnh-chung,Cách-nồi(4)
Khiếm-thiếu thốn,Thần-bầy tôi(5)
Vô-đừng, Phi-chớ, Mãnh thời ba ba(6)
Nhữu-chân, Thiệt-lưỡi, Cách-da(7)
Mạch-mỳ, Hoà-lúa, Thử là cây ngô(8)
Tiểu là nhỏ, Đại là to(9)
Tường-giường, Suyễn-dẫm, Phiến-tờ, Vi-vây(10)

Giải thích:
1. Thực là đồ ăn, bởi vì ăn uống mà con người tranh giành => đánh nhau(đấu). Bộ Thực gồm Nhân và Lương(chữ 良 này nghĩa gốc là lương thực).Bộ Đấu có 2 chữ Vương(王vua), có thể coi như 2 ông vua đi từ xa đến để đánh nhau.
2.Đánh nhau thì phải dùng đến vũ khí nên có : Thỉ = mũi tên, Cung = cái cung( ở đây để bắt vần, tôi gọi là Nỏ), Mâu= cái mâu( vũ khí của Trương Phi là cái Bát xà mâu), Qua = cái đòng, 1 thứ vũ khí cổ xưa( Truyện kiều có câu : Vác Đòng chật sân)
3.Đánh nhau thì rơi xương đổ máu nên có bộ Đãi = xương tàn, Huyết= máu, và Tâm= tim, tấm lòng,(luôn đi cùng với chữ Huyết)
4.Đánh nhau có kẻ còn sống, giữ được Thân, kẻ bỏ xác (bộ Thi), kẻ làm vua thì có Đỉnh( vd: cửu đỉnh ở Huế), có nồi to (Cách = cái nồi rất lớn).
5.Kẻ thua trận phải thần phục làm bề tôi(bộ Thần), bề tôi thì luôn luôn thiếu thốn, thiếu sót(bộ Khiếm)
6. Câu này chuyển ngoặt, khuyên răn bề tôi, chớ làm điều phi pháp (Vô, Phi) và nói về động vật (con Baba)
7. tiếp theo nói về động vật, Nhữu =vết chân thú, Thiệt= lưỡi(loài động vật, loài người), và Cách (da thú đã thuộc , có thể làm giày, quần áo, túi v.v)Đều là những thứ cung cấp cho con người.
8.Tiếp đến là các loài ngũ cốc. Mạch = lúa mạch, gồm chữ Mộc + 2 chữ Nhân(2 bông lúa mạch) và bên dưới vẽ rễ cây lúa mạch. 木+人+人+夂.Bộ Hoà gồm bộ Mộc 木 thêm 1 phết bên trên ngụ ý bông lúa gạo. Bộ Thử gồm bộ Hoà ngụ ý cây lúa禾. Bộ Nhân人 = vỏ trái bắp ngô, bên dưới là vẽ 1 cái lõi bắp ngô, và 4 hạt bắp ngô.(giống bộ Thuỷ nhưng ko có nghĩa là nước水)
9. Tiểu , Đại = nhỏ , to, là nói đến những bộ đối nghĩa
10.Tiếp theo sẽ là Tường>tương đối<Vi. Tường vẽ cái giường (chữ Sàng = giường có bộ tường.牀=床).Quay bộ Tường 90 độ theo chiều ngược kim đồng hồ, sẽ thấy là cái giường. Bộ Phiến ngược với bộ Tường, nghĩa là mỏng ( như tờ giấy, nên tôi tạm dịch Phiến =tờ). Bộ Suyễn vẽ 2 bàn chân dẫm trên mặt đất, nhưng vì tgian dài biến đổi tự dạng, nên khó mà nhận ra 2 bàn chân. (bạn có thể thấy nó trong chữ Vũ = múa.舞)Bộ Vi ở giữa có 1 chữ Khẩu nghĩa là vẽ 1 toà thành. bên trên bên dưới vẽ 2 bàn chân đang đi vòng quanh toà thành (ngụ ý bao vây). Tương tự bộ Suyễn, tự dạng biến đổi nhiều, ta khó nhận ra được. ( nguồn Lý Lạc Nghị - bộ Vi, bộ Suyễn)

pisco
05-12-2007, 10:50 PM
214 bộ thủ.


1 筆
1. 一 nhất
2. 〡 cổn
3. 丶 chủ
4. 丿 phiệt
5. 乙 ất
6. 亅 quyết
2 筆
7. 二 nhị
8. 亠 đầu
9. 人 nhân (亻)
10. 儿 nhân
11. 入 nhập
12. 八 bát
13. 冂 quynh
14. 冖 mịch
15. 冫 băng
16. 几 kỷ
17. 凵 khảm
18. 刀 đao (刂)
19. 力 lực
20. 勹 bao
21. 匕 chủy
22. 匚 phương
23. 匚 hệ
24. 十 thập
25. 卜 bốc
26. 卩 tiết
27. 厂 hán
28. 厶 khư
29. 又 hựu
3 筆
30. 口 khẩu
31. 囗 vi
32. 土 thổ
33. 士 sĩ
34. 夂 trĩ
35. 夊 tuy
36. 夕 tịch
37. 大 đại
38. 女 nữ
39. 子 tử
40. 宀 miên
41. 寸 thốn
42. 小 tiểu
43. 尢 uông
44. 尸 thi
45. 屮 triệt
46. 山 sơn
47. 巛 xuyên
48. 工 công
49. 己 kỷ
50. 巾 cân
51. 干 can
52. 幺yêu
53. 广 nghiễm
54. 廴 dẫn
55. 廾 củng
56. 弋 dặc
57. 弓 cung
58. 彐 kệ
59. 彡 sam 60. 彳 xích
忄 tâm 61
扌 thủ 64
氵 thủy 85
犭 khuyển 94
艹 thảo 140
辶 sước 162
阝+ ấp 163
阝- phụ 170
4 筆
61. 心 tâm (忄)
62. 戈 qua
63. 戶 hộ
64. 手 thủ (扌)
65. 支 chi
66. 攴 phộc (攵)
67. 文 văn
68. 斗 đẩu
69. 斤 cân
70. 方 phương
71. 无 vô
72. 日 nhật
73. 曰 viết
74. 月 nguyệt
75. 木 mộc
76. 欠 khiếm
77. 止 chỉ
78. 歹 đãi
79. 殳 thù
80. 毋 vô
81. 比 tỷ
82. 毛 mao
83. 氏 thị
84. 气 khí
85. 水 thuỷ (氵)
86. 火 hỏa (灬)
87. 爪 trảo
88. 父 phụ
89. 爻 hào
90. 爿 tường
91. 片 phiến
92. 牙 nha
93. 牛 ngưu
94. 犬 khuyển (犭)
王 ngọc 96
匹 thất 103
礻 kỳ 113
月 nhục 130
艹 thảo 140
辶 sước 162
5 筆
95. 玄 huyền
96. 玉 ngọc
97. 瓜 qua
98. 瓦 ngoã
99. 甘 cam
100. 生 sinh
101. 用 dụng
102. 田 điền
103. 疋 thất (匹 )
104. 疒 nạch
105. 癶 bát
106. 白 bạch
107. 皮 bì
108. 皿 mãnh
109. 目 mục
110. 矛 mâu
111. 矢 thỉ
112. 石 thạch
113. 示 thị; kỳ
114. 禸 nhựu
115. 禾 hoà
116. 穴 huyệt
117. 立 lập
衤 y 145
6 筆
118. 竹 trúc
119. 米 mễ
120. 糸 mịch
121. 缶 phẫu
122. 网 võng
123. 羊 dương
124. 羽 vũ
125. 老 lão
126. 而 nhi
127. 耒 lỗi
128. 耳 nhi
129. 聿 duật
130. 肉 nhục (月)
131. 臣 thần
132. 自 tự
133. 至 chí
134. 臼 cữu
135. 舌 thiệt
136. 舛 suyễn
137. 舟 chu
138. 艮 cấn
139. 色 sắc
140. 艸 thảo (艹)
141. 虍 hô
142. 虫 trùng
143. 血 huyết
144. 行 hành
145. 衣 y (衤)
146. 襾 á
7 筆
147. 見 kiến冖冪
148. 角 giác
149. 言 ngôn
150. 谷 cốc
151. 豆 đậu
152. 豕 thỉ
153. 豸 trãi
154. 貝 bối
155. 赤 xích
156. 走 tẩu
157. 足 túc
158. 身 thân
159. 車 xa
160. 辛 tân
161. 辰 thần
162. 辵 sước (辶)
163. 邑 ấp (阝+)
164. 酉 dậu
165. 釆 biện
166. 里 lý
8 筆
167. 金 kim
168. 長 trường
169. 門 môn
170. 阜 phụ (阝-)
171. 隶 đãi
172. 隹 truy
173. 雨 vũ
174. 青 thanh
175. 非 phi
9 筆
176. 面 diện
177. 革 cách
178. 韋 vi
179. 韭 phỉ, cửu
180. 音 âm
181. 頁 hiệt
182. 風 phong
183. 飛 phi
184. 食 thực
185. 首 thủ
186. 香 hương
10 筆
187. 馬 mã
188. 骨 cốt
189. 高 cao
190. 髟 bưu
191. 鬥 đấu
192. 鬯 sưởng
193. 鬲 cách
194. 鬼 quỉ
11 筆
195. 魚 ngư
196. 鳥 điểu
197. 鹵 lỗ
198. 鹿 lộc
199. 麥 mạch
200. 麻 ma
12 筆
201. 黃 hoàng
202. 黍 thử
203. 黑 hắc
204. 黹 chỉ
13 筆
205. 黽 mãnh
206. 鼎 đỉnh
207. 鼓 cổ
208. 鼠 thử
14 筆
209. 鼻 tỵ
210. 齊 tề
15 筆
211. 齒 xỉ
16 筆
212. 龍 long
213. 龜 quy
17 筆
214. 龠 dược

pisco
05-12-2007, 10:55 PM
1.夂-夊
2.自-鼻-耳-首
3.青-艹-色
4.豸-彑
5.鼠
6.香-米-屮-用
7.斗
8.干-工
9.示
10.玉-貝

Đọc là:

1.Trỉ bàn chân, Tuy -rễ cây
2.Tự từ, Tỵ mũi, Nhĩ tai, Thủ đầu
3.Thanh xanh, Thảo cỏ, Sắc màu
4.Trĩ loài hổ báo, Kệ đầu con heo
5.Thử là chuột, rất sợ mèo
6. Hương thơm, Mễ gạo, Triệt rêu, Dụng dùng
7.Đấu là cái đấu để đong
8.chữ Can lá chắn , chữ Công thợ thuyền
9.Thị bàn thờ cúng tổ tiên
10.Ngọc là đá quý, Bối tiền ngày xưa
Giải thích :

1. Bộ Trỉ vẽ hình 1 cái bàn chân đang đi xuống.
Vd:
a) Giáng降=阝(đồi cao)+夂(bàn chân)+phần bên dưới tôi không gõ được, cũng là vẽ hình 1 bàn chân.
Giáng nghĩa là đi xuống, vẽ 1 quả đồi (bộ phụ) và 2 bàn chân đi từ trên đồi xuống.(Hình vẽ 2 bàn chân bên phải đã trải qua hàng nghìn năm biến đổi tự dạng, nên hơi khó nhận ra, bạn nào muốn coi diễn biến của hình vẽ này, xin tìm nguồn tư liệu 汉字演变五百例 -李乐毅)
b) Phùng 逄=辶(Sước)+夂(Trỉ)+丰(Phong).Ban đầu viết như thế này 夆,Phùng nghĩa là gặp gỡ, muốn gặp được thì phải đi tới(bộ Trỉ = bàn chân) bên dưới là chữ Phong chỉ âm đọc, Phong=> Phung=>Phùng. Sau đó người ta thêm bộ Sước vào cho rõ nghĩa hơn.(Sước = đi xa, ngụ ý hành động, v.v)

Bộ Tuy trông rất giống bộ Trỉ, nên đôi khi người học dễ bị nhầm lẫn. Nhưng bạn chỉ cần để ý 1 chút là sẽ phân biệt được.
Vd: Chữ 麥=木+人+人+夊 .Bộ  Mạch là cây lúa mạch, nên vẽ Mộc = cây, hai chữ Nhân là vẽ 2 bông lúa nặng trĩu, bên dưới vẽ rễ cây lúa mạch.

2.Chữ Tự ban đầu chính là vẽ cái mũi.Sau đó người ta mượn chữ "Mũi" này để chỉ nghĩa Tự= Từ đó, Tự mình. Vì vậy cần phải tạo ra 1 chữ khác chỉ cái mũi, chính là chữ Tỵ.(âm đọc cổ của Tự và Tỵ gần giống nhau)
鼻(Tỵ)=自(tự)+畀(tý).Chữ Tỵ = mũi được tạo mới là 1 chữ Hình thanh (bộ Tự bên trên chỉ nghĩa , chữ Tý bên dưới chỉ âm đọc)
畀Tý =田(điền)+廾(Củng). Tý = đem cho .Bên trên vẽ bộ Điền , tượng trưng 1 gói quà, ta có thể coi như 1 chiếc bánh chưng cho dễ nhớ.Bên dưới vẽ hai bàn tay (bộ Củng = hai bàn tay chắp lại nâng một vật). Ngụ ý, đem quà đi tặng.(âm bắc Kinh Bi4)
Bộ Nhĩ vẽ cái tai.Đã bị biến đổi tự dạng rất nhiều
Bộ Thủ vẽ đầu con thú, có 2 sừng phía trên, khá giống đầu 1 con bò. Chú ý phân biệt với bộ Hiệt vẽ đầu người, không có 2 sừng bên trên.

3.Bộ Thanh nghĩa là màu xanh. 青=生+丹 Cổ văn viết bên trên là Sinh(Sanh) chỉ âm đọc (Ghi chú: âm đọc Hán cổ và âm Hán hiện đại khác nhau, có lẽ thời cổ đại , chữ Sinh và chữ Thanh có âm đọc tương đối giống nhau). Bên dưới là Đan = màu đỏ, ngụ ý màu xanh luôn đi đôi với màu đỏ.

Bộ Thảo vẽ 2 ngọn cỏ, cổ văn và hiện nay đều dễ dàng nhìn ra điều đó.

Bộ Sắc = màu sắc, vẽ con Kỳ nhông đuôi dài, 2 nét trên cùng là cái đầu con kỳ nhông, phần ở giữa vẽ cái thân con kỳ nhông, nét cong dưới cùng vẽ cái đuôi con kỳ nhông, vì kỳ nhông thường thay đổi màu rất nhanh, nên người tq lấy nó để chỉ nghĩa màu sắc.

4.Bộ Trĩ (hoặc Sãi, Trãi) vẽ hình 1 con thú đuôi dài, bên trên là cái đầu có mõm nhọn, răng dài. có thể phân ra thành :
- đầu con thú = bộ nguyệt viết nghiêng
-lưng và đuôi con thú là nét cong bao bên ngoài
-4 chân con thú tượng trung = 2 nét cong bên trong(vì đây là hình vẽ con thú nhìn nghiêng)

Những loài thú dữ, xương sống dài thường dùng bộ Trĩ này để chỉ vd: 豹,豺,豼,貇,貅,

Bộ Kệ vẽ cái đầu con heo, có mõm dài, rất khó nhận ra, nhưng ta có thể thấy tàn dư của nó trong các chữ Hán đang dùng ngày nay:彖 vốn là 1 lòai heo rừng, sau mượn dùng làm chữ Sóan trong kinh dịch.

pisco
05-12-2007, 10:59 PM
5.Bộ Thử là con chuột, cổ văn vẽ hình 1 con chuột, sau đó diễn biến thành hình chữ như ngày nay. Nếu bạn lấy chữ Thử tiểu triện quay ngược kim đồng hồ 90 độ, sẽ thấy khá giống 1 con chuột đang bò鼠.
hiện nay, muốn nhớ được chữ này, bạn có thể nhớ theo cách sau: Thử thuộc bộ Cữu= cái cối xay gạo. Con chuột "xay"gạo cũng khá là dữ, cho nên lấy bộ Cữu tượng trưng cho cái đầu của nó.Phần bên dưới vẽ 3 nét dài 4 nét ngắn. 3 nét dài tượng trưng cho mình và đuôi con chuột, 4 nét ngắn = 4 cái chân.

6.Bộ Hương = thơm, bên trên vẽ bộ Hòa = cây lúa, bên dưới vẽ bộ Cam(sau biến thành Viết) nghĩa là ngọt ngào. Gộp 2 ý lại=> mùi bông lúa chín ngọt ngào và thơm tho. 香=禾+甘=禾+曰

Bộ Mễ vẽ hình 1 bông lúa, sau chỉ nghĩa là gạo. trông hình chữ khá giống bông lúa. Những chữ Hán có chứa bộ Mễ thường chỉ về các loại hạt, hạt nhỏ, thậm chí nhỏ đến mức không nhìn thấy vd: 精,氣

Bộ Triệt vẽ 1 ngọn cỏ , tượng trưng cho loài rêu, bộ này ít dùng

Bộ Dụng vẽ hình 1 quả chuông(không có núm).Người xưa đặt nó trên bàn làm việc, khi cần "DÙNG" đến lính hầu, người ở thì dùng tay nắm lấy lắc cho kêu. do vậy mà người TQ vẽ cái chuông này để chỉ nghĩa Dùng, sử dụng.

7.Bộ Ất là 1 trong mười thiên can của TQ, nó rất đơn giản chỉ có 1 nét. Bộ Ất theo ông Lý Lạc Nghị vốn vẽ hình 1 con chim én, sau đó mượn chữ này để chỉ thiên can. Các bạn mới học chữ Hán cũng nên học thuộc Thiên Can gồm 10 chữ khá cơ bản. Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý. Tuy rằng chúng không fải là chữ rất thường dùng nhưng cũng được dùng khá nhiều. Hơn nữa , chúng nằm trong các chữ Hán rất thường dùng.
Thiên can: 甲乙丙丁戊己更辛壬癸 trong đó các chữ 甲乙丁己更là rất thường dùng, ngòai ra các chữ còn lại 丙戊辛壬癸đều nằm trong các chữ rất thường dùng khác như : 病茂宰任葵

Bộ Trùng vẽ hình 1 con rắn hổ mang, chữ Trùng ngày nay vẫn còn giữ lại khá tốt hình dáng con rắn hổ mang. phần trên là chữ Trung giống như cái đầu con rắn hổ mang, 2 nét bên dưới vẽ hình nó đang cuộn tròn. Ngoài ra bạn có thể ghi nhớ được rằng Trung =>Trùng(về âm đọc). Ngày nay bộ Trùng được dùng chung để chỉ các loài không fải chim mà cũng không fải thú, các con vật trong thần thoại. Chú ý, vd như loài dơi, vốn thuộc loài thú, nhưng vì người TQ cổ đại nhầm lẫn nên xếp nó vào loài trùng. Sự fân biệt giữa Chim, Thú, Trùng, Ngư trong hệ thống chữ Hán cũng chỉ là tương đối.

Bộ Đấu vẽ hình 1 cái đấu đong gạo. Người TQ cổ đại đong bằng đấu. Nếu bạn nào là người Vn gốc miền bắc chắc sẽ dễ hiểu hơn, vì người vn ở miền bắc vẫn dùng đơn vị "đấu" để đong gạo cho đến tận nhưng năm 80 của thế kỷ 20.

8. Bộ Can là cái lá chắn, họăc là cái dụng cụ dùng để dựng giáo mác thời xưa. Nay đã biến hình chữ, khó nhận ra, tuy nhiên nó cũng rất đơn giản, chỉ có 3 nét, nên cũng khá dễ nhớ.

Bộ Công vẽ hình cái thước thợ (giống như thước T ngày nay) 1 dụng cụ để lấy góc vuông của người thợ TQ cổ đại. Nếu bạn nào có chuyên môn về xây dựng sẽ dễ dàng hình dung ra hơn.

9.Bộ Thị vẽ hình 1 cái bàn thờ thời tiền sử (họ dùng 1 mặt đá làm mặt bàn, chụm 3 khúc gỗ làm chân, )nên bộ Thị hiện nay viết : nét trên cùng là thức ăn cúng tế, nét ngang thứ 2 là mặt bàn thờ, 3 nét có chiều thẳng là vẽ chân bàn. bộ Thị hiện có 2 cách viết được chấp nhận: 示礻

10. Bộ Ngọc vẽ 1 chuỗi ngọc , cổ văn viết Ngọc玉 và Vương 王giống nhau, sau này người ta mới thêm 1 chấm nhỏ vào bộ Ngọc để phân biệt với chữ Vương, Rất nhiều người học chữ Hán thường nhầm là bộ "Vương" thực ra, không hề có bộ Vương, chỉ có bộ Ngọc, bộ ngọc khi nằm trong các chữ Hán phức tạp, có hình dạng của chữ Vương . VD: 珍珠,琪,瑜,琦,珀,玻璃,

Bộ Bối vẽ hình cái vỏ sò, hai nét dưới cùng là hai cái khớp trên vỏ con sò biển. Người TQ cổ đại trao đổi hàng hóa bằng vỏ sò, họ dùng vỏ sò thay thế tiền. Do vậy, Bối có nghĩa mở rộng là tiền bạc, đồ quý hiếm, của báu, vd trong tiếng việt : Bảo bối,
Qua 1 thời gian dài biến hình, nên bộ Bối khó nhận ra được hình dạng vỏ sò, nhưng nó thường nằm trong các chữ chỉ về tiền bạc, mua bán, trao đổi, bồi thường v.v

Các bạn có thể mở từ điển và tra phần bộ Bối để có thêm các ví dụ.

pisco
05-12-2007, 11:07 PM
1.豆
2.鬯-酉
3.衣-巾
4.又-止
5.乙-虫
6.隹-羽
7.冂-
8.囗-凵
9.攵(攴)-采
10.几-聿-辛

Đọc là :

1. Đậu là bát đựng đồ thờ
2.Sưởng-chung rượu nghệ, Dậu- vò rượu tăm
3.Y-là áo, Cân-là khăn
4.Hựu-bàn tay phải, Chỉ- chân ;tạm dừng
5.Ất chim én, Trùng-côn trùng
6.Chuy -chim đuôi ngắn, Vũ -lông chim trời
7.Quynh -vây 3 phía bên ngòai
8.Vi-vây 4 phía, Khảm-thời hố sâu
9.Phốc-đánh nhẹ, Thái-hái rau
10.Kỷ-bàn, Duật-bút, Tân-dao hành hình

Giải thích :
1. Bộ đậu vẽ hình 1 lọai dụng cụ đựng thức ăn bằng gỗ của người TQ cổ đại , nét ngang bên trên vẽ cái nắp, bộ khẩu là vẽ phần thân đựng, 3 nét dưới cùng vẽ cái chân đế.
Bạn nào muốn xem hinh cai "đậu " thời cổ của người TQ, vào google.com rồi gõ từ khóa 古代的豆.
2. Bộ Sưởng(Xưởng) vẽ hình 1 chung rượu (thường là rượu nghệ) dùng để cúng tế thời cổ đại. Có thể phân bộ Sưởng ra như sau :
鬯Sưởng =凵(phần thân chứa rượu)+乂(2 lá nghệ)+丶丶丶丶(4 chấm tượng trưng gạo/ngũ cốc)+匕(cái muôi để múc rượu)

Bộ Dậu酉 vẽ hình 1 vò rượu (thời cổ) . Nếu ta nhìn vào chữ Dậu酉 tiểu triện, sẽ thấy khá giống 1 vò rượu. Trong văn tự cổ, Dậu酉 có đôi khi chỉ nghĩa rượu, sau này người TQ fát minh ra can chi, họ lấy chữ Dậu酉 này làm chi Dậu (gà) , và tạo mới ra chữ Tửu酒 = rượu bằng cách thêm vào 3 chấm 氵thủy.

3.Bộ Y vẽ hình 1 cái áo, chữ Y cổ văn rất giống 1 chiếc áo có 2 ống tay, 1 vạt, sau quá trình biến đổi tự dạng , nó có hình dáng như ngày nay, hơi khó nhận ra là 1 cái áo. Nếu bạn nhìn vào chữ Y tiểu triện sẽ thấy giống chiếc áo.
Hiện nay bộ Y có 2 cách viết : 衣衤

Bộ Cân vẽ hình 1 cái khăn 冂được treo trên cọc丨.冂+丨=巾
3. Bộ Hựu là 1 bộ khá đơn giản, nhưng ý nghĩa lại rất quan trọng, theo Lý Lạc Nghị, bộ Hựu vẽ hình bàn tay làm việc, bàn tay giỏi lao động. (chú ý, bộ Hựu là chữ viết nên đã được giản lược nhiều , chỉ vẽ bàn tay với 3 ngón, hơn nữa rất khó nhận ra)
Tuy nhiên ngày nay bộ Hựu đã được mượn dùng làm hư tự , nhưng trong các chữ ghép có chứa bộ Hựu, nó vẫn mang ý nghĩa là bàn tay lao động. (Các bạn học chữ giản thể chú ý:bộ Hựu trong chữ giản thể phần lớn đều không có nghĩa là bàn tay lao động, nó chỉ là cách giảm bớt nét của chữ Phồn thể mà thôi)
vd: 叉反取奴,賢(臤=Hiền=người giỏi việc, hiền nhân-chữ cổ)
Nhưng trong các chữ giản thể như : 汉,权,艰难,鸡v.v hựu đều không hề có nghĩa là bàn tay giỏi làm việc

Bộ Chỉ tương tự như bộ Hựu, vẽ 1 bàn chân, nhưng bị biến hình rất nhiều, nên khó lòng nhận ra được . Ngày nay Chỉ cũng được mượn dùng làm hư tự, nghĩa là dừng lại, đình chỉ. Nhưng trong các chữ Hán có chứa bộ Chỉ, nó thường có nghĩa là bàn chân
VD: 正,步,歸,歷
4.Bộ Ất là 1 trong mười thiên can của TQ, nó rất đơn giản chỉ có 1 nét. Bộ Ất theo ông Lý Lạc Nghị vốn vẽ hình 1 con chim én, sau đó mượn chữ này để chỉ thiên can. Các bạn mới học chữ Hán cũng nên học thuộc Thiên Can gồm 10 chữ khá cơ bản. Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý. Tuy rằng chúng không fải là chữ rất thường dùng nhưng cũng được dùng khá nhiều. Hơn nữa , chúng nằm trong các chữ Hán rất thường dùng.
Thiên can: 甲乙丙丁戊己更辛壬癸 trong đó các chữ 甲乙丁己更là rất thường dùng, ngòai ra các chữ còn lại 丙戊辛壬癸đều nằm trong các chữ rất thường dùng khác như : 病茂宰任葵

Bộ Trùng vẽ hình 1 con rắn hổ mang, chữ Trùng ngày nay vẫn còn giữ lại khá tốt hình dáng con rắn hổ mang. phần trên là chữ Trung giống như cái đầu con rắn hổ mang, 2 nét bên dưới vẽ hình nó đang cuộn tròn. Ngoài ra bạn có thể ghi nhớ được rằng Trung =>Trùng(về âm đọc). Ngày nay bộ Trùng được dùng chung để chỉ các loài không fải chim mà cũng không fải thú, các con vật trong thần thoại. Chú ý, vd như loài dơi, vốn thuộc loài thú, nhưng vì người TQ cổ đại nhầm lẫn nên xếp nó vào loài trùng. Sự fân biệt giữa Chim, Thú, Trùng, Ngư trong hệ thống chữ Hán cũng chỉ là tương đối.

5.Chữ Truy (Chuy) là vẽ con chim có đuôi ngắn( theo Lý Lạc Nghị - Tìm về cội nguồn chữ Hán)nếu coi chữ tiểu triện thì hình dáng khá giống 1 con chim (như loài sẻ). Những bộ chỉ chim đuôi tương đối ngắn thường dùng bộ Truy. Trong hệ thống chữ Hán, người ta dùng song song 2 bộ Truy và Điểu để chỉ lòai chim (đuôi ngắn và đuôi dài) Nhưng đôi khi cũng có sự lẫn lộn , sự phân biệt này không fải hòan tòan là chính xác tuyệt đối. Ví dụ như chữ Kê = con gà, có thể viết là bộ Truy, cũng có thể viết là bộ Điểu.雞鸡

Bộ Vũ vẽ hình đôi cánh chim, trông khá giống 1 đôi cánh, miễn bình luận.

pisco
05-12-2007, 11:12 PM
6.Bộ Quynh vẽ 1 cái khung vây 3 phía. Theo 1 số sách có ghi là vùng đất ở xa . Nói chung tôi cảm thấy bộ Quynh có 1 số nghĩa, nên tùy vào nó ở trong chữ nào để giải thích cụ thể.

Bộ Vi có nghĩa là bao vây, vẽ 1 cái khung vây 4 phía. miễn bình luận

7.Bộ Khảm có nghĩa là cái hố sâu. Ta có thể thấy rõ điều này trong chữ Hung = điềm dữ, không tốt lành;

凶(Hung )=凵(Khảm)+乂(Vẽ hình 2 ngọn chông)

Người ta vẽ 1 cái hố chông để ngụ ý rằng rất "hung hiểm", vậy nên Khảm rõ ràng là hình cái hố sâu.

Ngoải ra bạn nên tùy vào trường hợp cụ thể để đóan nghĩa bộ thủ.

8.Bộ Phốc vẽ hình 1 tay cầm que đánh . Ý nghĩa của nó khá đa dạng, nhưng thông thường là nghĩa dùng tay vỗ nhẹ, đánh nhẹ, hoặc động tác diễn ra nhanh chóng.

攵=支=十(que)+又(tay)

vd: 鼓(bên phải vẽ bàn tay cầm que, bên trái vẽ hình cái trống)

牧 (bên trái vẽ con bò= súc vật, bên phải vẽ bàn tay cầm que quất nhẹ để chăn bò) Mục = chăn dắt

變 (Phần bên trên là chỉ cách đọc, bên dưới là bộ phốc ngụ ý rất nhanh chóng ) Biến = biến đổi, biến hóa.

9.Bộ Thái, Sái nghĩa là hái rau, lựa chọn. Bên trên vẽ bộ Trảo ngụ ý bàn tay hái rau, bên dưới vẽ bộ Mộc ngụ ý loài thực vật.
采=爪+木

10.Bộ Kỷ vẽ hình 1 cái bàn thời cổ.

Bộ Duật cổ văn vẽ hình bàn tay đang cầm viết. Nên trong chữ Thư = sách có bộ Duật (tay cầm viết) và bên dưới là vẽ 1 cuốn sách :
書=聿+日

Bộ Tân vẽ hình 1 con dao dùng để thích chữ lên mặt của bọn quý tộc thời xưa dùng để hành hình tội phạm, sau đó nó có nghĩa mở rộng là cay đắng cũng như nghĩa vay mượn là Tân (thiên can trong lịch TQ , vd; năm
Tân dậu)

Các chữ Hán chứa Tân với nghĩa là dao hành hình :
辜=古+辛 Vô tội, hình thanh , Cổ chỉ âm đọc, Tân chỉ nghĩa
辠=罪=自+辛 Tội, cắt mũi, hội ý , Tự = cái mũi, Tân = con dao hành hình
宰=宀+辛 = Quan Tể, cai quản , Bộ miên = cái nhà của quan, bộ Tân = con dao hành quyết thể hiện quyền uy.

pisco
05-12-2007, 11:25 PM
1. 文
2. 艮
3. 鬼-音
4. 鼓-龠
5. 氏
6. 卜-疒
7. 彡-爻
8. 襾-冖-疋-亠
9. 丶-丿-亅-丨
10. 匚-匸-冫-卩
11. 无-一

Đọc là:
1.Văn là chữ viết , văn minh
2.Cấn là quẻ Cấn , giống hình bát cơm
3.Ma là Quỷ , tiếng là Âm
4.Cổ là đánh trống , Dược cầm sáo chơi
5.Thị là họ của con người
6.Bốc là xem bói , Nạch thời ốm đau
7.Bóng là Sam , vạch là Hào
8.Á che , Mịch phủ , Sơ Đầu nghĩa nan
9.Sổ , Phết , Móc , Chủ - nét đơn
10.Hễ Phương Băng Tiết – thì dồn nét đôi
11.Vô là không - Nhất một thôi
12.Mua vui góp nhặt đôi lời diễn Nôm.

Giải thích :

1. Bộ Văn vẽ hình 1 người dang đứng, thể hiện rõ nhất phần thân mình(hình tam giác ở giữa chữ Văn). Theo Lý Lạc Nghị, Văn nghĩa gốc là Xăm mình.Tôi được biết người Việt cổ có tục xăm mình, nên có lẽ chúng ta mới tự nhận là Văn Lang 文郞 chăng?
文=丶(cái đầu)+一(hai tay)+乂(thân mình và 2 chân)
Sau đó Văn mới có nghĩa thêm là văn tự , chữ viết.văn minh v.v
2.Bộ Cấn 艮nghĩa gốc là vẽ hình 1 bát ăn cổ của người TQ. 曰là vẽ hình cái phần đựng thức ăn, nét ngang bên trong chỉ thức ăn. Phần bên dưới chữ Cấn vẽ hình cái chân của dụng cụ này(sau quá trình biến đổi tự dạng lâu dài, nên khó nhận ra)
Đến khi phát minh ra Kinh Dịch, Bát quái, người TQ bèn mượn chữ Cấn này để chỉ 1 thuật ngữ, tức là Quẻ Cấn trong bát quái. Nghĩa là bát đựng thức ăn mất đi.
Chúng ta có thể thấy nghĩa gốc của chữ Cấn trong các chữ : 食(thức ăn cho con người) 粮(bên là Mễ=gạo, bên là bát đựng thức ăn ) 既(ăn xong rồi, quay mặt đi nơi khác = xong , đã)

3. Bộ Quỷ vẽ hình 1 con ma, cái đầu rất to(nét phết + bộ Điền甶)2 chân dài(儿)và cái vũ khí của con ma (giống như kiểu lưỡi hái thần chết厶)
鬼=甶+儿+厶

Bộ Âm đến nay tôi vẫn chưa có tài liệu nào giải thích, nhưng tôi xin đưa ra cách nhớ chữ của tôi, các bạn có thể tham khảo:
音(âm thanh, tiếng )=立(người vừa biết đứng,biết đi)+曰(bắt đầu tập nói ấy thì là Âm)
Bộ Lập = đứng, tôi tạm cho là trẻ con mới chập chững biết đi
Bộ Viết = nói rằng, nói năng, tôi cho đó là trẻ con bắt đầu tập nói.

Chữ Âm trong tiếng việt: âm thanh, âm nhạc, âm vực, âm học, khuyếch âm,tăng âm, ghi âm (ký âm) , âm giai , âm hưởng, v.v












******************************** một lần nữa xin cảm ơn zhinxeng về bài viết ************


Source :

http://www.viethoc.org/px/pic65.gif VIỆN VIỆT - HỌC (http://www.viethoc.org/)

bé sa
05-01-2008, 03:43 PM
^^~ mình coi mấy bộ fim cũng thấy đọc tên khác so với chữ hán lắm,ví dụ như trong Death Note,nhân vật Raito thì viết tên là 夜神月 nhưng lại đọc là Yagami Raito,hay là trong Aishiteruze baby thì tên của pé nhân vật chính là 彼女 nhưng ko đọc là kanojo mà là Yuzuyu.Thật là thú vị.hi`,ng` Nhật nhìn thấy tên của ng` khác cũng fải hỏi lại cách đọc mờ ^^!

rei_kiwi
05-01-2008, 04:24 PM
hix, vừa thú vị , vừa rắc rối, đọc xong càng thấy sợ kanji:frozesweat: :huwet::huwet::sadcorner:

bleach
05-01-2008, 04:55 PM
bài rất hay đó, thanks

pisco
12-01-2008, 09:24 PM
@aishiteru2909: bên dưới có chú thích cách đọc mà .Bạn coi kỹ lại dùm pis nha.

songokun
26-02-2008, 05:43 PM
bạn pis bạn chỉ giúp mình cách đọc chữ Kanji trên bằng tiếng nhật

pisco
28-02-2008, 10:41 PM
@songokun: chữ Kanji nào hả bạn ?

khongtu19bk
27-04-2008, 07:34 PM
Sách của người Việt biên soạn có âm On, âm Kun, nói chung là đầy đủ, số nét, âm hán việt...
http://www.megaupload.com/?d=9F1AEXRQ

mo*hoa
03-10-2008, 05:39 AM
^mo*hoa nhìn thế nào cũng không thấy nó giống hình công ty :p

Quy định về viết Kanji thì nói chung là thế này:
1 - Viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
2 - Nét ngang trước, nét dọc sau.
3 - Nét dọc dài | (trong chữ 車 hay 中) thì viết sau cùng.
4 - Nét cong từ phải sang trái (ノ) thì viết trước nét cong trái sang phải (乀)
5 - Nét dọc ở giữa thì viết trước những nét 2 bên (trong chữ 水)
6 - Nét bên ngoài viết trước nét bên trong (trong chữ 四、同) - nét đóng khung thì viết cuối cùng.
7 - Nét thẳng bên trái viết trước nét vòng quanh (口)
8 - Nét vây ở dưới thì viết sau cùng. (週)
9 - Dấu chấm, phẩy nhỏ viết sau cùng.
-> Nguồn: Wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Stroke_order#Basic_rules) (có flash dạy cách viết :) )

Kanji cơ bản (dạy cả cách viết): http://japanese.about.com/blkanji.htm
Từ điển Kanji có kèm flash: http://www.yamasa.cc/ocjs/kanjidic.nsf/SortedByKanji2THEnglish?OpenView

summerhq2006
14-11-2008, 12:49 PM
Chữ Đại(to lớn)大 thêm nét phẩy ở trên,bên trái thành chữ Khuyển(con chó)、犬、 thêm nét phẩy ở phía dưới thành chữ Thái 太(mập)

親(Oya)Cha mẹ là người đứng、(立、)trên cây(木) nhìn(見)về hướng của con khi con đi xa.

男(Otoko)là người đổ sức lực(力)vào đồng ruộng(田)

刀(かたな) là đao , 心 (こころ) là tâm (tim). Đao chém vào tim là nhẫn (忍)
người xưa muốn nhắn nhủ rằng muốn quuyết tâm chuyện gì cũng phải khắc cốt ghi tâm .
Người Nhật thuờng treo nhữ nhẫn (忍) trong nhà để luôn tự nhắc nhở mình quyết tâm .
Các doujou(đạo trường) thường treo và tôn thờ chữ nhẫn ( 忍 ) để thể hiện lòng kiên trì quyết tâm phấn đấu rèn luyện .

徳「とく」:các cụ có câu:chim chi'ch mà đậu cành tre,thập十 trên tứ四 dưới nhất đè chữ tâm心 là chữ đức.

summerhq2006
14-11-2008, 12:55 PM
-Phú 富 miên + nhất + khẩu : dưới mái nhà mà chỉ có 1 miệng ăn , 1 thửa ruộng thì nhất định phải giàu có.
-Cát 吉 sĩ + khẩu: lời thóat ra từ miệng của người có học thường là lời tốt lành .
-Xuân 春 Tam + nhân+nhật : ngày xuân 3 người cùng di dạo
-Như 如 nữ + khẩu : quan niệm thời xưa bắt con gái mở miệng phải nói y như chồng.
-Giới 介 : người đứng giữa làm mai mối cho 2 kẻ xa lạ.
-Lâm 林 đất có 2 cây thì thành rừng .
-Đông 東 nhật + mộc : sáng sớm nhìn về hướng đông thấy mặt trời lấp ló sau ngọn cây.
-Thiên 天 : nhật + đại : trời là đấng vĩ đại nhất.
-Minh 明 nhật+nguyệt : mặt trăng mặt trời gặp nhau thì nhất định phải sáng .
-Hảo 好 nữ+tử ( quan niệm thời xưa là con trai ) trai gái gặp nhau thì ham thích .
-Cửu 久 phiệt + nhân : người già sống lâu thì lưng còng tóc bạc .
-Tự 字 miên + tử : người con trai ở dưới mái nhà thì đọc chữ.
-Huynh 兄 khẩu + nhân : người anh dùng miệng để khuyên nhủ em.
-Bản 本 : mộc + nhất gạch ngang : để đánh dấu gốc rể của cây
-Phẩm 品 : 3 cái miệng xúm lại đề bình phẩm 1 vấn đề .
-Vị 未 : mộc +nhất gạch ngang ở trên ý nói : cây còn nhỏ chưa thành gỗ , chưa trưởng thành .
-Nguyên 元 : nhị + nhân : con người bắt đầu bằng 2 yếu tố âm dương陰陽
-Gia 家 : miên + thỉ : trong nhà thường nuôi heo để sinh lợi .
-Liễu 了 : khi người con trai ( tử ) buông xuôi cả 2 tay thì cuộc đời đã kết thúc .
-Cổ 古 : thập + khẩu : chuyện kể qua 10 cái miệng thì đã là chuyện xưa.
-An 安 người con gái ở dưới mái nhà thì yên ổn .
-Lai 來 ( phồn thể ) : 2 nhân + mộc : có thể giải thích là 2 người lại gốc cây để hẹn hò. Chữ 来 đang sử dụng hiện nay là chữ giản thể .

redhair
04-12-2008, 08:56 PM
tớ cũng mới học, khi học tớ tự liên tưởng các từ với nhau, có hơi ngớ ngẩn nhưng mờ thấy học vào

Nhật 日 là hình mặt trời cách điệu

Nguyệt 月 là hình mặt trăng cách điệu, trăng thì phải khuyết, nên chữ Nguyệt cũng không liền và có nét vuốt, nét hất.

Hỏa 火 là hình 2 ngọn đuốc chụm vào nhau tạo nên 3 chỏm lửa :))

Thủy 水 là nước rơi xuống, bắn lên tung tóe

Mộc 木 là hình cây cách điệu

Thổ 土 là đất, nói đến đất là nghĩ đến cái chết, có hình giống bia mộ T_T

Sơn 山 là núi, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao

Xuyên 川  là suối, có 3 nhánh tượng trưng

Điền thì như mảnh ruộng, chia làm 4 ô, quá dễ nhớ ^^

Chữ Triều (buổi sáng) 朝 và Vãn (buổi đêm) 晩 thì tớ nhớ theo kiểu con vẹt :)) Buổi sáng thì có mặt trăng, còn buối tối thì lại có mặt trời, ngược đời nên càng dễ nhớ :))

Riêng chữ Trú (buổi trưa) 昼 là hình mặt trời giữa ô cửa sổ => là buổi trưa, nắng chói chang

Hưu (nghỉ ngơi) 休(み) ghép bởi Nhân đứng và Mộc, người làm việc mệt mỏi đứng tựa vào cây để nghỉ ngơi ^^

Hà (cái gì) 何 ở bên trong có chữ Khẩu, giống hình cái mồm hay hỏi nhiều :))

chữ Ái 愛 (yêu) có một phần là chữ Hữu 友 (bạn bè) => tình yêu xuất phát từ tình bạn thì sẽ bền chặt :))

chữ Hảo 好 (thích, yêu) ghép từ chữ Nữ 女 (phụ nữ, con gái, vợ) và Tử 子 (con cái) => ai chả thích lấy vợ đẻ con :))

còn chữ An 安 có một phần là chữ Nữ thì nên hiểu theo nghĩa trong nhà có bàn tay người phụ nữ thì sẽ an lành, chữ An là hiểu theo nghĩa đó đó, chữ không đơn thuần là yasui - rẻ

train
05-12-2008, 12:41 AM
tớ thích chữ 古 =)) nó gồm chữ 士 vs chữ ロ :))
có 2 cách jải thjx =))
• chữ 士 nghĩa là địa, con người thì gắn vs đất, đi trên mặt đất =)) [có bay đc đâu ;))] làm việc trên cũng mặt đất luôn =)) nhưng rồi đến khi chít thì lại cũng về vs đất, lúc đấy cần 1 cái hòm để chôn =)) lại thêm chữ ロ ở fía dưới =)) người cổ chả là người chết =))
• ko thì bản thân cái chữ 古 cũng jống hình cái quan tài rồi =)) thật quá là cổ =.="
cái cách hiểu 1 là cô jáo nói trên lớp í =.= thấy cũng hợp lý, chế lại rồi post bài trên này =))
còn cách hiểu 2 là tớ tự biên tự diễn :">

channhan
05-12-2008, 06:22 PM
tớ thích chữ 古 =)) nó gồm chữ 士 vs chữ ロ :))
có 2 cách jải thjx =))
• chữ 士 nghĩa là địa, con người thì gắn vs đất, đi trên mặt đất =)) [có bay đc đâu ;))] làm việc trên cũng mặt đất luôn =)) nhưng rồi đến khi chít thì lại cũng về vs đất, lúc đấy cần 1 cái hòm để chôn =)) lại thêm chữ ロ ở fía dưới =)) người cổ chả là người chết =))
• ko thì bản thân cái chữ 古 cũng jống hình cái quan tài rồi =)) thật quá là cổ =.="
cái cách hiểu 1 là cô jáo nói trên lớp í =.= thấy cũng hợp lý, chế lại rồi post bài trên này =))
còn cách hiểu 2 là tớ tự biên tự diễn :">

Mình góp ý với bạn mấy điểm:
- Chữ CỔ (古) gồm trên là Thập (十), dưới là Khẩu (口) chứ không phải gồm SỸ (士)và KHẨU (口)như cô giáo bạn đã giải thích.
- Chữ 士 (SỸ) nghĩa là người có học (kẻ sỹ) chứ không có nghĩa là mặt đất. Có thể bạn hoặc cô giáo bạn nhầm với chữ THỔ (土).
Về cách chiết tự, mỗi người một cách để tự mình nhớ trước và nếu được mọi người công nhận thì mới tồn tại lâu được. Mỗi chữ Hán có thể có nhiều cách giải thích.

Có người giải thích về chữ CỔ (古) như thế này, các bạn xem thử có hợp lý không nhé: Việc gì đã truyền qua miệng (口, khẩu) của mười (十, thập) người thì đã là chuyện cũ rồi nên cho là CỔ .
Đôi lời góp ý, nếu không đúng các bạn bỏ qua cho.

(Mỗi ngày học 5 chữ KANJI (http://www.wakaba.edu.vn/diendan//index.php?showforum=17))

channhan
06-12-2008, 06:31 PM
Các bạn cũng có thể học chữ Hán (nhớ là chữ Hán, chưa bàn đến Kanji) qua các câu tục ngữ, thành ngữ Hán Việt thông dụng. Nhớ thật rõ âm, nghĩa của nó rồi đến lúc học Kanji sẽ cần đến

Fri3ng3R
01-02-2009, 10:14 AM
http://img55.imageshack.us/img55/3527/24quytac1encryptnn5.jpg


http://img57.imageshack.us/img57/2962/24quytac2encryptdd6.jpg


Download: Quyển 1 (http://www.mediafire.com/?mommgfvnjvt) - Quyển 2 (http://www.mediafire.com/?eymhmk9nfgy)
Password: japanest

Password Giải Nén: Fri3ng3R

Enjoy & have fun!!!

tipsy
03-02-2009, 04:52 PM
không hiểu sao khi mình tải về rồi, mình unrar nó hỏi password mình đánh japanest nhưng nói là password sai xin cho biết lý do ạ

Fri3ng3R
03-02-2009, 05:05 PM
Àh quên mất, sorry nha, password giải nén là Fri3ng3R !!! >.<

paipai
30-07-2009, 04:53 PM
Chào pàkon. Paipai từ Ngoại Thương lang thang xem anh em học tiếng Nhật thía nào để học hỏi tí. Mình rất thích kanji nên đã nhiều lần trao đổi với PGS.TS Trần Sơn (nguyên trưởng khoa tiếng Nhật trường DHNT với kinh nghiệm 50 năm dạy tiếng Nhật) và thấy có rất nhiều điểm thú vị. Câu chuyện về việc học kanji đó là cả một công trình và hiện nay Nhật Bản đang chuẩn bị tài trợ để thầy xuất bản một cuốn sách khoảng 500 trang nói về các quy tắc học kanji. Sau khi được học và trao đổi nhiều với thầy mình xin chia sẻ với các bạn như sau:
1. Học chữ hán phải biết âm Hán Việt. Điều này đặc biệt có lợi vì:
- Biết âm Hán sẽ biết được cách đọc on tiếng Nhật vì chữ Hán và âm Hán Việt đều có nguồn gốc từ Trung Quốc nên nó có mối liên hệ rất gần gũi về âm. Có tới 90% chữ Hán có âm on tuân theo quy luật này.
- Biết âm Hán Việt sẽ phân biệt được cách đọc ngắn, dài (cái này có quy tắc, nếu các pác hứng thú em sẽ post tiếp)
- Biết âm Hán Việt sẽ tìm được mối liên hệ giữa các từ vì những từ có âm giống nhau thường có các bộ thủ có liên quan, do đó rất dễ nhớ.
2. Học chữ Hán thì phải luyện viết nhiều (Có thể là viết thực tế, cũng có thể chỉ là viết trong tưởng tượng)
3. Học chữ Hán thì chí ít cũng nên nhớ những bộ thủ cơ bản vì chữ Hàn là chữ tượng hình nên ý nghĩa của chữ biểu hiện trên các bộ thủ ghép vào nhau. Nắm chắc bộ thủ và ý nghĩa của nó thì coi như đã hiểu được tương đối về chữ Hán rùi đó Smiley
4. Học chữ Hàn thì nên chia sẻ với nhau cách "tán tự" theo những kiểu hài ước (đôi khi là hơi bậy bạ) thì rất dễ nhớ.
VD: chữ UY 威 sẽ được tán tự vui như sau: Trong một cái kho ( bộ xưởng là cái kho) có vũ khí ( bộ qua là vũ khí) lấy gậy (chữ nhất) đè đầu người con gái (chữ nữ) thì quả là có uy. :crisp:

Với cách học như trên mình thấy rằng chữ Hán có rất nhiều tầng lớp nghĩa sâu sắc và thật dễ nhớ. Nhưng mình không hiểu sao mà hiện nay chỉ có trường Đại học Ngoại Thương, VJCC và trung tâm tiếng Nhật Đông Đô dạy theo cách này, còn các nơi khác đa phần là học theo kiểu thủ công cày nhiều thành quen chứ không hề có phương pháp logic. :die_die:
Chúc pà kon học tốt chữ Hán. Nếu pà kon có hứng thú lần sau tớ xin post tiếp :crisp:

nguyencuong1101
18-08-2009, 08:10 PM
ai chà,ở đây spam nhiều,lại còn màn quảng cáo cho trung tâm đông đô nữa,thật là................

nguyencuong1101
18-08-2009, 08:21 PM
Mình thấy có 1 cuốn sách rất hay về cách cấu tạo chữ hán,nói cách khác là phân giải Kanji bằng tiếng anh nhé,các bạn tìm cuốn Remembering kanji nhé, mình thật sự ấn tượng với cách phân giải của họ(bằng tiếng anh thôi).
Nếu không thấy thì mình sẽ up lên sau.Nói chung quan trọng nhất vẫn là chăm chỉ đọc viết nhiều,thực hành nhiều+có phương pháp học như paipai nói thì ok thôi,mình mới học tiếng nhật 10 tháng mà kanji cũng được 700 chữ roài,hehe.

LEONHART151183
30-09-2009, 01:16 AM
cái topic này hay quá, mà sao cuối cùng mọi người toàn quảng cáo, nói lung tung không à:die_die:

loveyoususu
01-12-2009, 01:17 PM
híc...tài liệu tuyệt quá...mình đang không bít học kanji như thế nào đây
cảm ơn bạn rất nhiều...XXXXXX:big_ love:

Sayuri_chan
04-02-2010, 12:46 AM
Mình nhớ được chữ hán, nhưng mà viết thì.... chotto ne.
Lắm khi đi kaigi, toàn memo bằng hiragana hoặc romaji cho nó nhanh, chứ viết xong kanji thì không biết người ta nói đến đoạn nào rùi ấy. :drink3:
Hàng ngày sử dụng máy tính để nhập văn bản nên lười không tập viết.
Đi thi có sẵn đáp án để chọn, chứ không bắt viết tay, thế nên là lươi huyền lười. :uhm:

♥ Tiểu Đức Tử ♥
04-02-2010, 01:00 AM
Hàng ngày sử dụng máy tính để nhập văn bản nên lười không tập viết.
Đi thi có sẵn đáp án để chọn, chứ không bắt viết tay, thế nên là lươi huyền lười.

Mình cũng thế - Lâu lắm rùi ko viết bằng tay (trừ lúc đi thi cuối kì), toàn ngồi gõ rồi đem đi in cho nó tiện :">
Tự nhiên gần đây nhận thấy khả năng viết chữ Hán của mình ngày một đi xuống, đọc thì vô tư, nhưng cho viết thì... :-s

Sayuri_chan
08-05-2010, 11:39 PM
"Say" tìm cho mình quyển kanji 4kyu có hình ảnh vui nhộn đc không? mình tìm chẳng thấy..

Bạn xem thử trong những tài liệu về kanji này có cái bạn cần không nhé.

Tài liệu về Kanji (http://www.mediafire.com/?sharekey=94386e3b5f23d7e55bf1f12f1ff3f30ac4acecd3 1246026e935cbde7375ca78c)
Vì Say cũng không hiểu là cuốn sách bạn đang cần tìm là cuốn nào nữa cơ :p

anh426
11-08-2010, 05:25 PM
minasan konnichiwa:hiteen:

mình đang học kanji cũng thuộc đc tầm 100 chữ rồi những vẫn chưa bít cách ghép các chữ lại với nhau để thành 1 câu:hoarung:

chẳng bít khi nào thì nên dùng kun hay on nữa

vd như từ : Học Sinh là ghép từ Học Với Sinh đọc là gakusei

nhưng chữ Trường Học thì lại ghép là Học đứng trước Trường là sao ?

mình có 1 số thắc mắc là
1/ khi nào dùng kun , khi nào dùng on
2/ làm sao để biết cách ghép các từ lại với nhau cho chính xác
vd như trường học tại sao không ghép là trường với học mà lại là hoc với trường :ask:

một số thắc mắc mong đc giúp đỡ

arigatou

junin
11-08-2010, 05:39 PM
Không có qui định cụ thể trong việc phân biệt trước với sau. Hỏi thế cũng giống như hỏi tại sao trong tiếng việt không nói "Đàn bà" mà không nói là "Bà đàn" ? :-S
Phải nhớ cho từng trường hợp. Bạn có thể tham khảo ở đây (http://www.nhatban.net/ttnb/a0024.html), người ta có phân biệt những trường hợp Kanji giống và khác tiếng Hán Việt.
Những từ kanji khi ghép với nhau thì đọc bằng âm On - Tức phiên từ âm Hán sang.
Khi đứng một mình thì dùng âm Kun - Tức âm của người Nhật.
Chúc bạn học tốt.

Harukatoki
12-08-2010, 02:13 AM
Thông thường nếu 1 Kanji đứng 1 mình thì sẽ đọc âm kun, còn ghép với Kanji khác thì sẽ đọc bằng âm on. Ví dụ như chữ "học"đọc bằng âm kun là mana, khi đứng 1 mình trong động từ manabu (学ぶ), nhưng khi ghép với chữ "sinh" thì đọc bằng âm on gaku thành gakusei. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà các Kanji ghép với nhau đọc bằng âm kun (như migite 右手, tay phải), vừa on vừa kun (như nisesatsu偽札 tiền giả, nise là âm kun của chữ "ngụy", satsu là âm on của chữ "trát") hoặc bằng âm đặc biệt (như nodoka 長閑, thanh bình, âm đọc không hề thuộc âm on hay kun); các trường hợp này bạn phải học thuộc lòng ^^"
Còn chữ trường học bạn hỏi thì tiếng Nhật người ta gọi trường là "học hiệu" chứ không gọi là trường học như mình đâu. Tuy có nhiều từ tương đồng (như điện thoại, v.v...) nhưng căn bản từ tiếng Nhật và tiếng Việt vẫn có khác biệt, thậm chí có từ Hán ở tiếng Việt là 1 nghĩa nhưng ở tiếng Nhật là 1 nghĩa khác (vd tiếng Nhật "giai đoạn" là từ chỉ... cầu thang), hay có từ Hán mà tiếng Việt sử dụng nhưng tiếng Nhật không dùng (như từ "nhạc cụ", từ này người Nhật không dùng, để chỉ nhạc cụ họ dùng từ "nhạc khí")
Hi vọng đã giúp được bạn ^^

Sayuri_chan
08-09-2011, 12:03 AM
Trong tiếng Nhật, Kanji là một bộ phận quan trọng thiết yếu.
Vì thế học kanji là một phần mà các bạn học tiếng Nhật ai cũng phải trải qua.
Cách viết chữ kanji thì các bạn có thể nhớ bằng nhiều mẹo, nhưng cách phát âm kanji thì học thế nào?

Có 1 số bạn khi học cách phát âm của kanji, chỉ chú trọng đến âm ON, âm KUN, mà lại xem nhẹ việc học âm Hán Việt của kanji. Các bạn có biết rằng việc học âm Hán-Việt của kanji sẽ mang đến cho các bạn nhiều điều bổ ích và thú vị không?

Thứ nhất, trong tiếng Việt của chúng ta, số lượng từ Hán-Việt chiếm tới 70%. Biết thêm nhiều Hán tự, cũng có nghĩa là bạn đã giỏi tiếng Việt hơn. Đương nhiên, bạn cũng sẽ giỏi tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung hơn...
Thứ hai, học cách phát âm kanji thông qua âm Hán Việt các bạn sẽ dễ dàng tiếp thu hơn và có thể nhớ lâu hơn.

Vậy thì sau khi học âm Hán-Việt chúng ta sẽ học âm ON như thế nào cho thuận tiện? Trước đây giáo viên của Say có giới thiệu qua 1 vài quy tắc về mối quan hệ giữa âm Hán-Việt và âm ON của kanji. Bạn đừng thắc mắc là vì sao lại là âm ON chứ không phải âm KUN, vì âm KUN đó là cách đọc do chính người Nhật đặt nên.

Say hi vọng là với 1 vài mẹo nhỏ này có thể giúp các bạn học cách phát âm kanji (âm Hán-Việt và âm ON) dễ dàng và nhanh chóng hơn :).

Sayuri_chan
08-09-2011, 10:40 PM
Những kanji có âm Hán Việt mang vần I, Y thì 100% sẽ có âm ON mang vần I.

Ví dụ: Say sắp xếp Kanji --> Âm Hán Việt --> Âm ON

1. 二 --> Nhị --> Ni
2. 耳 --> Nhĩ --> Ji
3. 気 --> Khí --> Ki
4. 紙 --> Chỉ --> Shi
5. 池 --> Trì --> Chi
6. 知 --> Tri --> Chi
7. 意 --> Ý --> I
8. 記 --> Kí --> Ki
9. 帰 --> Quy -->Ki
10. 期 --> Kì --> Ki
11. 止 --> Chỉ --> Shi
12. 仕 --> Sĩ --> Shi
13. 指 --> Chỉ --> Shi
14. 持 --> Trì --> Ji
15. 美 --> Mỹ --> Bi
16. 位 --> Vị --> I
17. 医 --> Y --> I
18. 姉 --> Tỷ --> Shi
19. 詩 --> Thi --> Shi
20. 味 --> Vị --> Mi

Sayuri_chan
12-09-2011, 10:58 PM
Những kanji có âm Hán Việt mang vần E thì 70% sẽ có âm ON mang vần EI, 30% sẽ có âm ON mang vần AI.



Kanji
Âm Hán Việt
Âm ON
Từ ví dụ



Mễ
BEI
米価



Kế
KEI
時計、計画



Lệ
REI
例外



Đệ
TEI
兄弟



Đệ
DAI
第一



Lễ
REI
礼儀



Hệ
KEI
関係



Nghệ
GEI
芸者



Tế
SAI
祭日



Thê
SAI
妻妾

Sayuri_chan
22-09-2011, 11:32 AM
Những kanji có âm Hán Việt mang vần Ô thì 70% sẽ có âm ON mang vần O hay OO.



Kanji

Âm Hán Việt

Âm ON

Từ ví dụ





Thổ

TO

土地 (とち): Đất đai





Cổ

KO

中古 (ちゅうこ): đồ second hand; đồ cũ





Hộ

TO

戸井 (とい): máy nước





Bộ

HO

歩行者 (ほこうしゃ): người đi bộ





Tổ

SO

祖先 (そせん): Tổ tiên





Đồ

TO

図書館 (としょかん): Thư viện





Bổ

HO

補足 (ほそく): Bổ sung





Đô

TO

都会 (とかい): Thành thị





Độ

DO

度合 (とあい): mức độ





Cố

KO

固体 (こたい): chất rắn, thể rắn

Red-devils
22-09-2011, 09:35 PM
học kanji này mình thấy mệt nhất lại chính là âm kun của nó, nhiều chứ có âm kun vừa dài vừa khó nhớ
ngoài ra các từ đọc đặc biệt cũng phức tạp ghê, có khi 2 kanji cạnh nhau mà 1 chữ âm On, 1 chữ âm kun, hoặc có âm đọc chả liên quan gì đến âm On, Kun, của 2 chữ đấy cả :))

Nói chung thì học đến đâu vẫn phải nhớ thuộc lòng đến đấy, mà bây h ôn lại thấy từ đặc biệt nhiều quá, quên mất bao nhiêu rồi :(

Sayuri_chan
25-09-2011, 04:18 PM
Những Kanji có âm Hán Việt mang vần A, OA thì 100% sẽ có âm ON mang vần A.



Kanji

Âm Hán Việt

Âm ON

Từ ví dụ





Hỏa

KA

火山(かざん): Núi lửa





Tả

SA

左右 (さゆう): bên phải và bên trái





Hạ

KA

下記 (かき): Nội dung được viết bên dưới





Hoa

KA

花季(かき): Mùa hoa





Hạ

KA

夏季(かき): Mùa hè





Gia

KA

家族(かぞく): Gia đình





Xa

SHA

車両(しゃりょう): Xe cộ, phương tiện giao thông





Đa

TA

多才(たさい): Đa tài, giỏi; uyên bác







BA

馬具(ばぐ): Bộ yên cương





Trà

CHA

茶色(ちゃいろ): Màu nâu nhạt

thuyrose2111
16-10-2011, 12:40 PM
hết quy tắc chưa bạn sao k thấy post nữa, thanks bạn nhé, cái này cũng làm mình nhớ được cách đọc kanji:)

Sayuri_chan
22-10-2011, 10:53 PM
Những kanji có âm Hán Việt mang vần AO thì gần 100% sẽ có âm ON mang vần OU.




Kanji

Âm Hán Việt

Âm ON

Từ ví dụ




Khảo
KOU
備考(びこう): Tham khảo



Cao
KOU
高速(こうそく): Cao tốc



Tảo
SOU
早婚(そうこん): Tảo hôn



Thảo
SOU
草原(そうげん): Thảo nguyên



Giáo
KYOU
教育(きょういく): Giáo dục



Đảo
TOU
列島(れっとう): Quần đảo



Giao
KOU
交通(こうつう): Giao thông



Lão
ROU
老人(ろうじん): Người già



Tạo
ZOU
造形(ぞうけい): Tạo hình



Báo
HOU
報告(ほうこく): Báo cáo

ninja
28-10-2011, 05:20 AM
Bộ giáo dục Nhật Bản đưa ra giới hạn 2000 Kanji để làm giảm bớt áp lực cho mọi người mà thôi , chứ thật sự , nếu như muốn đọc được hầu hết sách báo , tạp chí , tiểu thuyết tiếng Nhật thì các bạn phải học đến 6000 Kanji lận , nhưng bởi vì họ sợ đặt ra yêu cầu phải thuộc 6000 Kanji sẽ khiến nhiều người lăn ra bất tỉnh cho nên họ mới giới hạn lại còn 2000 chữ mà thôi . Ở bên Nhật hàng năm người ta đều có tổ chức các kì thi Năng lực Hán tự dành riêng cho người Nhật (Kanji Kentei Shiken), kì thi này rất khó , có nhiều người Nhật đi thi vẫn bị rớt đều đều , cấp độ 2 kyuu của kì thi này yêu cầu phải biết 2000 Kanji , cấp độ Jun 1 kyuu yêu cầu phải biết 3000 Kanji , còn cấp độ cao nhất là 1 kyuu thì yêu cầu phải biết đến 6000 Kanji , nhưng quan trọng nhất là đề thi Kanji trong các kì thi này khó hơn nhiều so với phần thi Kanji trong các kì thi Năng lực Nhật ngữ dành cho người nước ngoài mà từ trước đến giờ các bạn đã từng thi , bởi vì họ yêu cầu người thi phải viết ra chữ Hán , phải lựa chọn các chữ Hán để sắp xếp thành thành ngữ 2 chữ Hán , thành ngữ 4 chữ Hán ....nói chung là không phải thi kiểu trắc nghiệm như thi Năng lực Nhật ngữ , cho nên độ khó cực kì cao .
Mình cũng đã học qua hết 6000 Kanji , nhưng do có quá nhiều chữ rất hiếm khi sử dụng đến , nên bây giờ mình chỉ còn nhớ được 3000 Kanji mà thôi .
Theo mình biết thì người giỏi chữ Hán nhất Trung Quốc hiện giờ thuộc được 10.000 chữ Hán , đúng là trí nhớ siêu phàm , nhưng mà vẫn còn thua xa một vị cổ nhân , đó là nhà thơ nổi tiếng Lý Bạch - ông nhớ được đến 40.000 chữ Hán , quả thật đúng là siêu cấp vô địch trong thiên hạ .

kutedevil3010
12-02-2012, 12:23 PM
Các bạn nhầm tưởng hết rồi 漢字(Hán Tự) không chỉ có 2000 từ mà còn có nhiều hơn , 2000 từ đó chỉ là những từ thông dụng . Cái khó của 漢字 là trong chữ Hán trung thì mỗi từ có 1 nghĩa dùng trong 1 trường hợp khác nhau , còn Hán Nhật thì có số lượng ít hơn nhưng mỗi từ lại đa nghĩa nên rất khó phân biệt . Học Kanji cần có rất nhiều thời gian và công sức ( Như bạn ở trên nói 2 tuần học đc 50 chữ ) thực ra đó chỉ là các bạn học mặt chữ thôi . Học 漢字 khi mới học mình là người Việt tôi khuyên các bạn nên học âm Hán Việt, nhưng càng về sau để nhồi số âm Hán Việt đó vào đầu thì không dễ chút nào.

Nguyên tắc tự tớ rút ra
1. Kanji có những từ không có âm Kun , nếu những từ có âm Kun thì nhất thiết phải thuộc .
2.Khi học không nên học thuộc âm on nó là gì học như vậy như kiểu liệt kê chỉ có loạn hết thôi , mà hãy học nhiều âm ghép của nó , sau khi học đc kha khá khoảng 500 Chữ có vốn từ khoảng 3000 thì có rất nhiều chữ hán ghép với nhau nên tự âm On nó nhẩy vào đầu ta khỏi cần học .
3. Đôi khi học âm Hán cũng có tác dụng khi bạn ko nhớ đc âm đọc nhưng khi nhìn vào bạn vẫn hiểu đc nghĩa , nhưng như vậy không khác gì là chỉ hiểu đc Tiếng Việt khi nói với người Nhật bạn giải thích bằng Tiếng Việt chắc .
4.Tôi chọn cách học để quên đi ( Học chữ Hán cần ôn luyện thường xuyên học xong lâu ko dùng là quên ) , Thế nên học xong các bạn phải ôn luyện nhiều cứ học bài mới là ôn lại bài cũ ,nhớ lâu ...
5.Đừng quá ép buộc mình chỉ tiêu 1 ngày học bao nhiêu chữ ( Thế chỉ lấy số lượng chứ ko có chất lượng đâu nhé ) mới đầu học thì nhớ đc nhiều nhưng càng về sau thì càng ít dần đi đấy.
6.Xem phim. đọc truyện nói chung làm gì thấy chữ Hán nên tra cứu ngay ghi nhớ lại,có thể sẽ quên nhưng khi gặp lại nhớ gấp 2 lần .
7.Cắt các bìa giấy ghi chú nhỏ gọn từ Hán vào đó dán ở nơi dễ nhìn , thường xuyên nhìn thấy , thế là ôn khỏi cần mở sách .

Đó là 1 số kinh nghiệm của tớ tớ mới học đc hơn 2 năm thôi và giờ đang làm việc tại Nhật Bản . Khi học thì khác còn khi thực hành lại khác , nói chung để có kết quả nhất thì nên học với người Nhật ( nhiều người chứ ko phải 1 vì mỗi người ở vùng miền khác nhau có người sai có người đúng ). Cuối cùng chúc các bạn vui vẻ với tiếng Nhật và đạt nhiều thành công với nó nhé .