PDA

View Full Version : Các nguyên tắc khi thâm nhập thị trường Nhật Bản



rei_kiwi
19-06-2008, 04:28 PM
Nhật Bản và Việt Nam là hai nước Châu Á, có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, có những nét tương đồng và truyền thống giao thương nên các doanh nghiệp Nhật Bản đã thu được những kết quả khả quan trong hợp tác kinh doanh với Việt Nam.

Có nhiều nhận xét rằng hàng hoá Việt Nam hoàn toàn có khả năng chinh phục thị trường Nhật Bản, tuy nhiên cách thức bán hàng, giới thiệu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam làm cho người Nhật khó tiếp cận. Rất nhiều doanh nghiệp chưa có người giỏi tiếng Nhật để giao dịch. Hàng hoá giao chậm, chất lượng giữa hàng mẫu và hàng bán không đồng đều v.v...

Để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thành công và đứng vững trên thị trường Nhật Bản thì cần phải tìm hiểu kỹ thị trường này.

Dưới đây là một số nguyên tắc cần chú ý khi thâm nhập thị trường Nhật Bản.

*Nắm bắt được thị hiếu:

-Tính đa dạng của thị trường (4 mùa, lứa tuổi, khu vực v.v...)

-Sản xuất càng gần với thị trường càng tốt (Market-in). Điều quan trọng là phải có phản ứng nhanh nhậy với khuynh hướng của người tiêu dùng.

-Không phải là “có cầu mới có cung” mà phải chuyển sang cách nghĩ “cung tạo ra cầu”.

-Chuẩn bị nhiều chủng loại sao cho phong phú cho dù chỉ một mặt hàng. Người tiêu dùng muốn lựa chọn (ví dụ: to nhỏ, nhiều chức năng, hình thái v.v...)

*Định giá thành phẩm sản phẩm

Thị trường quyết định giá cả. Người tiêu dùng Nhật Bản có đặc điểm nếu họ thấy cần thiết thì dù đắt cũng mua. Ngược lại, những thứ mà thị trường không ưa thì giá dù rẻ cũng không thể bán được. Tuy nhiên, dù giá sản phẩm tại Việt Nam có rẻ đi chăng nữa, song nếu giá vận chuyển và thuế cao sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lên và có thể cao hơn so với hàng hoá cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, việc định giá chào hàng không nên dựa vào giá bán lẻ tại thị trường Nhật Bản.

*Bảo đảm thời gian giao hàng

-Điều tối quan trọng là phải đảm bảo thời hạn mà bên mua yêu cầu. Nếu giao hàng chậm không bảo đảm được thời hạn giao hàng sẽ làm mất đi cơ hội bán hàng. Nếu mất uy tín, bên mua sẽ không đặt hàng đến lần thứ hai.

*Duy trì chất lượng sản phẩm

-Không nhất thiết mọi chủng loại hàng hoá đều pahỉ có chất lượng cao, mà điều quan trọng là chất lượng hàng hoá phải ổn định.

-Không nên đưa ra những sản phẩm có chất lượng vượt quá yêu cầu sử dụng cần thiết. Vì nếu có đầu tư để có chất lượng cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và người tiêu dùng sẽ không muốn mua nữa.

Theo Vinanet

baothuongmai.com