PDA

View Full Version : Tên họ ở Nhật Bản



Kasumi
01-07-2008, 09:14 PM
Nguồn: toiyeunhatban.wordpress.com

Tên riêng ở Nhật Bản gây ra nhiều khó khăn đối với người nước ngoài, thậm chí đối với cả người Nhật, vì hầu như tất cả các chữ Hán đều có nhiều cách đọc - cả cách đọc theo âm Hán lẫn cách đọc theo âm Nhật. Bên cạnh đó, nói chung tên người Nhật gồm 2 chữ trở lên, nên thông thường không biết ghép âm như thế nào. Trong khi đó, hiện tượng đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật rất phổ biến, nhiều chữ khác nhau cùng mang một âm nên không dễ viết cho đúng tên. Chẳng hạn trong số các chữ Hán được quy định để đặt tên, 130 chữ có từ 10 cách đọc trở lên, còn các âm thông dụng như taka là âm của 168 chữ, nori là âm của 225 chữ khác nhau.

Có một số chữ cũng như cách đọc được dùng khá phổ biến nên có thể biết ngay được cách đọc hoặc chữ viết một số tên nhất định. Tuy nhiên, vì không có hạn chế đối với cách đọc nên vẫn còn nhiều khả năng xảy ra rắc rối khi đọc những tên mới gặp lần đầu. Số lượng từ để đặt tên được quy định lần đầu tiên vào năm 1948, đến năm 1990 được hạn chế trong vòng 1.945 Hán tự thường dụng và có 284 chữ chỉ được dùng để đặt tên riêng.

Trước thế kỷ 8, có 2 loại tên nhóm chính trong xã hội Nhật Bản là uji, tức là họ, để chỉ các dòng họ hoặc thị tộc, và kabane là tước hiệu, phẩm hàm cao quý phong cho uji và các cá nhân, được truyền từ đời này sang đời khác. Đối với một cá nhân, kabane được đặt giữa tên của uji và tên riêng, ví dụ “Nakatomi no Muraji no Kamako” có nghĩa là ông Kamako thuộc dòng họ Nakatomi và mang tước hiệu muraji.

Trong thời Heian (794-1185), số người mang những họ liên quan đến hoàng gia và được ban tặng tên như Ariwara, Minamoto và Taira gia tăng rất nhiều nên cần phải chia nhỏ hơn. Và người ta thường phân biệt các nhóm nhỏ hơn bằng cách xác định theo địa danh mà họ sinh sống.

Từ thế kỷ 13 trở đi, các gia đình võ sĩ ở nông thôn tự phân biệt nhau trong cùng dòng họ bằng cách lấy địa danh làm họ nhỏ chung của gia đình, và tất cả các loại tên nhóm được ấn định hoàn toàn vào đầu thế kỷ 17. Trừ một vài ngoại lệ, nói chung, các gia đình thượng lưu mới có họ, còn những người khác chỉ gọi nhau bằng tên riêng, khi cần thiết thì ghép thêm từ chỉ công việc hoặc địa danh để phân biệt.

Tuy nhiên, năm 1870, tức 2 năm sau Minh Trị Duy Tân, tất cả mọi người đều được phép có họ và đến năm 1875, việc có họ trở thành điều bắt buộc. Mọi người tự đặt họ cho mình bằng cách mượn các họ có sẵn hoặc lấy những họ hoàn toàn mới.

Nói riêng về tên, xưa kia, trong khi dân thường nói chung không có họ và đàn ông hạ lưu dùng tên được đặt khi còn nhỏ suốt cả cuộc đời, đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu lại có thể có nhiều tên. 3 loại tên riêng chủ yếu là tên khi còn nhỏ, được đặt vào ngày thứ 7 sau khi chào đời và dùng cho tới khi 15 tuổi; tên thường dùng và tên chính thức - được đặt cùng một lúc khi người con trai đến tuổi 15.

Trước thế kỷ 9, trong sách sử Nhật Bản, tên của hầu hết các phụ nữ thường có đuôi -me, -iratsume hoặc -toji, ví dụ như “Shima-me”. Về sau, các phụ nữ quý tộc lấy tên chính thức gồm 1 chữ Hán cộng thêm chữ -ko, chẳng hạn “Sadako”. Phụ nữ hạ lưu không bao giờ dùng từ này nhưng trong thế kỷ 16 bắt đầu xuất hiện kiểu dùng chữ o- ở đầu tên, ví như “Oichi”. Thông lệ đó lan rộng trong thời Edo (1603-1868) khi hầu hết tên của phụ nữ gồm 2 âm tiết, thường được viết bằng hệ chữ kana và vị trí của người phụ nữ đó thể hiện rõ trong tên gọi.

Những thay đổi trong công cuộc Minh Trị Duy Tân đã dẫn đến việc ngày càng nhiều người dùng chữ Hán đặt tên. Số người dùng tên có chữ -ko tăng từ 3% vào giữa những năm 1880 lên tới 80% vào năm 1935. Tên của phụ nữ ngày nay thường theo thông lệ quý tộc cổ gồm 2 âm tiết và cộng thêm chữ -ko hoặc lấy những tên 3 âm tiết nghe rất thanh nhã như “Harue”. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng đặt tên con gái có chữ -ko đang giảm đi rất nhiều.

Hiện tại, hai họ phổ biến nhất ở Nhật Bản là Sato và Suzuki, mỗi họ chiếm hơn 1,5% dân số. Các họ thông dụng tiếp theo là Tanaka, Yamamoto, Watanabe, Kobayashi, Saito, Tamura, Ito và Takahashi. Về cách đọc họ, người ta thường dùng cách đọc theo âm Nhật.

Khi viết tên, người Nhật viết họ trước, tên sau, nhưng cách dùng tương đối giống với phương Tây. Thông thường trong xã giao, người Nhật gọi nhau bằng họ, rồi thêm một số từ vào sau như san (ông, bà, anh, chị), sensei (thầy, cô giáo), v.v… ví dụ Hashimoto-san, Tanaka-sensei. Trong gia đình hoặc giữa bạn bè thân thiết, mọi người mới gọi nhau bằng tên riêng.

Kasumi
19-01-2012, 10:58 PM
Phía sau tên họ của người Nhật

Nhật Bản có số lượng họ nhiều hơn so với các quốc gia khác. Có khoảng 240 ngàn họ ở Nhật Bản. Vào ngày 19 tháng 9 năm 1870 ( năm Minh Trị thứ ba) chính phủ Minh Trị đã đề ra đạo luật quy định người dân phải có tên họ đầy đủ( 平民苗字必称).

Luật này bắt mọi người phải tự đặt ra họ cho chính mình. Trước đó, trong thời đại võ sĩ chỉ có một số ít thương nhân, nông dân được phép có họ. Những người bình thường chỉ có tên mà thôi. Mọi người gọi nhau bằng tên và kèm them tên nơi họ sống .

Mười họ phổ biến nhất Nhật Bản là Sato, Suzuki, Takahashi, Tanaka, Watanabe, Ito, Yamamoto, Nakamura, Kobayashi, Kato(佐藤、鈴木、高橋、田中、渡辺、 伊藤、山本、中村, 小林、加藤).

Họ Sato vốn phổ biến nhất cũng chỉ có 1.6% dân số dùng.

Trong số 10 họ kể trên có ba họ sử dụng chữ Hán 藤 đọc là Fuji hay Tou. Điều này nói rằng những người đó có nguồn gốc từ dòng họ Fujiwara (藤原) đã từng đóng vai trò trung tâm trong xã hội quý tộc từ thời kì Heian (từ cuối thế kỉ 8 đến thời Edo).


Nguyễn Quốc Vương tổng hợp từ báo Nhật

teenwitch
19-01-2012, 11:47 PM
Sao lại tự đặt họ cho mình được nhỉ? Thế thì lỡ mọi người trong cùng gia đình khác họ nhau hết thì sao? Loạn cả lên mất:diengiat:

Kasumi
19-01-2012, 11:50 PM
À thì đại diện một nhóm gia đình tự đặt họ cho chính mình rồi con cháu chứ thế mà mang theo họ cha ông, chứ đâu phải mỗi người tự đặt mỗi họ riêng đâu em :D

KHA
20-01-2012, 12:02 AM
Từ khi quy định thì mới lấy họ thôi. Chứ bây giờ thì ổn định rồi. Ai đi lấy họ lung tung :D
--
Hình như bé Rồng là Ryu thì phải :45-shy:

Kasumi
20-01-2012, 12:05 AM
Anh Kha dạo này phởn nhờ ;)) Toàn khoe em rồng con ;)) Đã bít chắc chưa mà... ;))

KHA
20-01-2012, 12:08 AM
Anh Kha dạo này phởn nhờ ;)) Toàn khoe em rồng con ;)) Đã bít chắc chưa mà... ;))

Thiên cơ bất khả lộ... đến đâu rùi hay đến đó :40-pu::40-pu::40-pu:

snowdog
20-01-2012, 12:09 AM
Ra là có rồng con hả anh Kha :))

Kasumi
20-01-2012, 12:12 AM
Chứ thấy anh Kha dạo này đi đâu là tung tin đến đó mờ ;)) Cơ mà chúc anh tâm tưởng sự thành :D Khi nào thiên cơ lộ rồi thì tìm cái topic tra tên tuổi :))

Kazehi
27-02-2012, 10:32 AM
Một trong những điểm hóc búa đối với người nước ngoài khi học tiếng Nhật và với cả người Nhật là cách đọc và viết tên họ. Vậy nhưng đây cũng chính là một nét văn hóa hết sức đặc sắc của Nhật Bản. Đi tìm nguồn gốc của những tên họ này sẽ dẫn ta đến những bất ngờ thú vị.








Hệ thống đặt tên họ của Nhật Bản rất phức tạp do hệ thống chữ viết gồm một khối lượng lớn các ký tự. Do vậy có nhiều tên họ phát âm giống nhau nhưng có thể được viết theo nhiều cách bằng các ký tự khác nhau. Ngược lại, một ký tự có thể có nhiều cách đọc nên chỉ dựa vào chữ viết thì nhiều khi không biết phát âm tên họ thế nào cho đúng. Tại Nhật Bản tồn tại chừng 120.000 họ. Số lượng lớn tên họ này trái ngược với hệ thống tên họ của Triều Tiên, Trung Quốc hay Việt Nam, trong đó mỗi làng thường gồm có một cộng đồng có quan hệ ruột thịt mang cùng một họ và trên toàn quốc chỉ có khoảng vài trăm họ khác nhau.

Họ của người Nhật có từ đâu

Vào khoảng thế kỷ thứ 13, việc sử dụng tên trong người Nhật bắt đầu phổ biến. Vì vậy nên vào thế kỷ thứ 17, khi thường dân ngoại trừ các samurai vẫn bị cấm không được mang tên, tên gọi đã được sử dụng tương đối rộng rãi, trong khi họ thì hầu như không có. Tại thời điểm đó, họ của người Nhật chỉ được sử dụng giới hạn trong các gia đình quyền thế. Những nhánh độc lập của hoàng tộc được Nhật Hoàng phong họ, trong khi các gia đình quí tộc từ xa xưa có họ riêng cho mình. Những dòng họ cổ này mang đậm màu sắc tôn giáo Thần đạo. Các tướng quân phong kiến thì được phong họ sau khi được cấp ấp, đất đai do công trạng của mình. Ngoài ra cũng có một số dòng họ do người Trung Quốc và Triều Tiên mang theo khi lánh nạn sang Nhật Bản từ thế kỷ thứ 4 về sau như họ Vương, họ Tần.

Vào đầu thời Minh Trị, trên 80% dân số Nhật Bản không có họ chính thức. Một bộ luật bắt buộc phải mang họ để nộp thuế được ban hành năm 1883 đã làm cho các tầng lớp dân thường như nông dân, thương nhân phải chọn và đăng ký họ. Đây là lý do chính làm bùng nổ số họ của người Nhật.

Việc đột nhiên phải chọn họ cho mình đương nhiên đã làm không ít người dân vốn ít chữ nghĩa phải lúng túng. Họ thường tìm đến người có chữ trong làng để xin họ, hoặc đơn giản là lấy cùng họ của những người láng giềng. Vậy nên không hiếm trường hợp cả làng lấy cùng một họ. Những họ được chọn phổ biến nhất là tên địa danh (Chiba, Wakamatsu...), đặc điểm địa hình như sông, núi, ruộng đồng (Mori, Yamada, Ogawa...), rồi phương hướng (Higashi, Nishimura...). Những họ này chiếm tới 90% trong số 120 nghìn họ của người Nhật. Cũng có những gia đình lấy nghề nghiệp làm họ của mình.

Một điều đáng chú ý là do sự hâm mộ đối với dòng họ nổi tiếng trong lịch sử là Fujiwara mà những dòng họ có ghép chữ fuji (còn đọc là to) vào tên địa phương như Kato, Ito, Ando, Sato, Saito, Koto, Goto trở nên khá phổ biến, trong khi những hậu duệ của Fujiwara mang họ Fujiwara, Fujikawa, Fujimoto... Họ Suzuki được ghép giữa chữ suzu (Linh) và chữ ki (Mộc) lấy từ Thần Mộc (cây thiêng trong đền) đều là những vật gắn liền với đền thờ Thần đạo, tôn giáo được nhà nước chủ trương chấn hưng trong thời kỳ này.

Những họ phổ biến và độc đáo

10 họ phổ biến nhất tại Nhật hiện nay là: 1. Sato, 2. Suzuki, 3. Takahashi, 4. Tanaka, 5. Watanabe, 6. Ito, 7. Yamamoto, 8. Nakamura, 9. Kobayashi và 10. Kato. Tuy nhiên, 100 họ phổ biến nhất cũng chỉ chiếm chừng 30% đến 40% dân số. Đại đa số họ của người Nhật gồm 2 chữ Hán, nhưng cũng không ít họ chỉ có 1 chữ Hán, thậm chí 1 âm, trong khi họ dài nhất được viết bằng 5 chữ Hán.

Một số họ mang nghĩa khá đặc biệt như những ví dụ sau.

Cách đọc-Cách viết-Nghĩa-Cách đọc-Cách viết-Nghĩa

Ibukuro-Dạ dày-Gokuraku-Cực lạc



Uki-Ngoại tình-Furo-Nhà tắm

Onigiri-‘Cơm nắm’-Kingyo-Cá vàng

Niizuma-Vợ mới-Muteki-Vô địch

Hige-Râu-Teppo-Đại bác



Điều đặc biệt là dù số lượng tên họ nhiều như vậy, hoàng tộc không có họ.

Tên của người Nhật

Tên của người Nhật thậm chí còn khó đọc hơn họ, do sự liên hệ giữa chữ viết và cách đọc hêt sức lỏng lẻo. Tên thường được chọn từ các chữ mang nghĩa may mắn hay đáng trân trọng, hoặc những từ chỉ thứ tự đứa trẻ được sinh ra trong nhà v.v... Thường thì cách đặt thứ hai được dùng phổ biến cho con trai. Đôi khi người ta dùng kết hợp cả hai cách đặt tên. Phổ biến là chữ viết cuối cùng của tên gọi là một tiếp vị ngữ chỉ giới tính. Vì vậy tên của con trai thường có tiếp vị ngữ ‘hiko’, ‘o’ hoặc ‘to’, còn tên của con gái có tiếp vị ngữ ‘ko’. Tên của phụ nữ cho đến thời Edo hầu như không dùng chữ Hán. Tên viết bằng chữ Hán chỉ vượt quá 50% khi bước vào thế kỷ 20.

Gần đây, có xu thế đặt tên con trai với những chữ mang ấn tượng nhanh, mạnh và khoáng đạt, trong khi tên con gái không dùng tiếp vị ngữ ko, với những chữ mang ấn tượng về vẻ đẹp, sự dịu dàng và dễ đọc khi phiên âm.

Thời kỳ sau chiến tranh, chính phủ Nhật Bản đã cố gắng đơn giản hoá hệ thống đặt tên phức tạp này bằng cách hạn chế số ký tự được sử dụng để đặt tên dựa theo một danh sách giới hạn đặc biệt được chính thức chấp nhận dùng để đăng ký khai sinh. Các bậc phụ huynh được khuyên là nên dựa vào đó để chọn tên con.

Nghiên cứu Nhật Bản