PDA

View Full Version : Lịch sử truyện tranh



Cốm
24-07-2008, 08:09 PM
(nguồn: comic-art.com)

Phần I:

Truyện tranh (ban đầu chỉ là những bức tranh vui nhỏ ở các tờ báo – “comic strip”) phát triển tại Mỹ cho tới cuối thế kỷ 19, nguồn gốc chỉ là được tạo nên như một công cụ để vẽ các khách hàng cho ban biên tập Chủ nhật của một tờ báo địa phương và đã trở thành một biểu tượng của văn hoá Mỹ. Có rất nhiều sự đóng góp tạo nên hình dạng và sự tồn tại của nó nhưng chủ yếu có 5 người trực tiếp có liên quan tới sự ra đời của nó. Đó là Richard Outcault, William Randolph Hearst, Joseph Pulitzer, James Swinnerton và Rudolph Dirks đã tạo nên một thứ bây giờ là một phần đáng kể trong văn hoá Mỹ.

Richard Felton Outcault là thành viên trong nhóm vẽ minh hoạ của tờ "The World" thuộc sở hữu của Joseph Pulitzer's vào năm 1895 khi ông ấy tạo nên một cột hình hoạt hoạ (panel cartoon) có tên là "Down Hogan's Alley" (tạm dịch: dưới ngõ nhà Hogan). Hình ảnh của Hogan’s alley rất đơn giản, một cậu nhó đầu trọc mặc váy dài.

http://comic-art.com/media/gifs/outcalt3.gif

Không lâu sau sự xuất hiện đầu tiên của ông ấy, những người thợ khắc của tờ The World đã thử nghiệm với mực in màu và màu vàng đã được thử đưa vào cái váy dài của nhân vật (ban đầu chỉ có 2 màu: trắng và đen) và cậu nhóc răng sún được đặt tên là “Cậu bé màu vàng” và được ghi nhận vào lịch sử như là tác phẩm truyện tranh đầu tiên.

Không lâu trước khi Cậu bé màu vàng xuất hiện lần đầu tiên, William Randolph Heart của tờ “Journal American” đã cho đăng một truyện (chú thích thêm: lúc này mới chỉ ở dạng những khung tranh được xếp thành một cột, gốc họ dùng từ “panel” nhưng hơi khó diễn đạt sang tiếng Việt cho dễ hiểu nên kishi sửa lại một chút ^^) có tên là “Little Bears” (tạm dịch: những chú gấu bé nhỏ) được vẽ bởi một hoạ sĩ 25 tuổi James Swinnerton. Sau đó là trẻ em được thêm vào truyện rồi đến cả những con hổ. Cuối cùng Swinnerton đã đưa những chú hổ bé nhỏ của mình vào tác phẩm rất nổi tiếng “Mr.Jack” - một chú hổ độc thân chuyên đi tán tỉnh các cô nàng.

http://comic-art.com/media/gifs/swin-p01.gif

Mặc dù có thể coi những người kể trên là “ông tổ” của truyện tranh Mỹ nhưng những người vẽ tranh biếm hoạ mới là những người thực sự tạo nên thứ được biết như là truyện tranh hiện đại ngày nay.

Đó là Rudolph Dirk với "Katzenjammer Kids" được ra mắt ngày 12/12/1897 trên tờ Journal American. Trước đó truyện tranh không có khung thoại, nhưng ở trong "Katzenjammer Kids" lời thoại được đưa vào những “quả bóng từ ngữ” (khung thoại như chúng ta biết ngày nay ^^) xuất phát từ người nói. Sau đó không có truyện tranh nào bao gồm nhiều hơn một khung biếm hoạ về biên tập viên hay chính trị. Tác phẩm "Katzenjammer Kids" bao gồm cả những khung thoại (được xuất hiện trên giấy) và những khung hình liên tục, và trong quá trình thiết kế đã tạo nên hình thức kể chuyện như truyện tranh hiện đại.

http://comic-art.com/media/gifs/sw

Với những tác phảm có tính chất đổi mới trên cộng thêm sự phát triển của công nghệ in đã tạo điều kiện cho việc in truyện tranh với 4 màu khác nhau: đen, đỏ, vàng và xanh dương. Những hạt giống đã được gieo, các tờ báo trên khắp cả nước kêu gọi những nghệ sĩ sáng tạo nên đủ loại truyện tranh hài hước và giàu sức tưởng tượng. Hearst và Pulitzer bắt đầu tác phẩm nổi tiếng “Những cuộc chiến màu vàng”, thuê các hoạ sĩ khác và nhóm biên tập viên để bắt đầu phát hành với số lượng lớn.

Một số hoạ sĩ đã quá giàu sức tưởng tượng đến nỗi họ tạo nên vô số những câu chuyện, một số trong đó xuất hiện đồng thời trên những tờ báo để khoấy động sự “thèm ăn” của những độc giả. George McManus, George Herriman, Frederick Burr Opper, James Swinnerton và Winsor McCay là một trong số đó, những cả tá những hoạ sĩ khác nữa được biết tới. Không hề thiếu những hoạ sĩ và những nhà sáng tạo, đầu thập niên 1900 có khoảng trên 150 các tác phẩm được cung cấp trên các báo và thêm nữa là rất nhiều những truyện chỉ xuất hiện ở những tờ báo địa phương.

Trong suốt thời kỳ non trẻ của truyện tranh, nội dung chủ yếu là những câu chuyện hài hước. Mỗi ngày là một câu chuyện mới đơn lẻ và không liên quan gì tới câu chuyện của ngày hôm qua. Cách thức đó gần như không hề thay đổi qua gần 30 năm.

http://comic-art.com/media/gifs/mccay-na.gif

Winsor McCay đã chuyển hướng hoàn toàn với tác phẩm tuyệt vời “Little Nemo in Slumberland” (tạm dịch: Nemo bé nhỏ ở Slumberland), xuất hiện từ 1905 tới 1911 trên tờ New York herald và sau đó là “In the land of wonderful dreams” (tạm dịch: ở vùng đất của những giấc mơ tuyệt vời) được ra mắt trên tờ Hearst's Journal American từ năm 1911 tới 1914. Cốt truyện tập trung vào những chuyến phiêu lưu trong mơ của một cậu bé tên là Nemo và những người bạn của cậu.

Còn tiếp....

p/s: dịch cái này cực kỳ mệt nên khó mà... nhanh được :sadcorner:

Phần II

Bước phát triển quan trọng tiếp theo diễn ra đồng thời với khẩu vị mới của người Mỹ trong thế kỷ XX, sau kỷ nguyên của công nghiệp là tới kỷ nguyên của khoa học. Vào năm 1912 Edgar Rice Burroughs đã viết một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng mang tên “Under the moons of Mars” (tạm dịch: bên dưới những mặt trăng của sao Hoả) do tạp chí All Story ấn hành. Câu chuyện cuối cùng được xuất bản “Princess of Mars” (tạm dịch: công chúa sao Hoả) đã gợi cảm hứng cho một series của những câu chuyện viễn tưởng khác sau đó, xuất hiện vào năm 1927 dấy lên một cuộc cách mạng trong nền văn học Mỹ, mang tên “Amazing Stories” (tạm dịch: những câu chuyện thú vị). Burroughs cũng sáng tạo nên một nhân vật khác nữa vào năm 1912 mà sau đó cũng đã trở thành một hình tượng viễn tưởng của thế kỷ XX – Tarzan.

http://comic-art.com/media/jpegs/allstory.jpg

“Tạp chí Amazing Stories” bắt đầu có những thành công vang dội. Trong số phát hành tháng 2 năm 1928 có xuất hiện một câu chuyện mang tên “Armageddon 2419 A.D” của Phillip Nowlan. Một độc giả, John Flint Dille, một biên tập viên cho kịch bản truyện tranh đã thích câu chuyện đó tới mức ông ấy đã ngay mua bản quyền và thuê hoạ sĩ Richard Calkins để minh hoạ cho kịch bản ấy. Và đó là bước phát triển lớn tiếp theo trong lịch sử truyện tranh.

Vào ngày 7 tháng 1 năm 1929, câu chuyện được đặt tên lại thành “Buck Rogers in the 25th Century A.D” (tạm dịch: Buck Rogers ở thế kỷ 25 sau công nguyên), và từ thời điểm ấy Buck Rogers đã gây nên một cú đột phá trong nền truyện tranh sơ khai * và giành được thành công ngoài sức tưởng tượng. Buck là một phi công chiến tranh bị mắc kẹt trong một cái hang và may mắn thoát khỏi bị ngộ độc khí gas. Buck mơ màng và khi tỉnh dậy thì anh ta đã ở 500 năm sau trong tương lai khi mà nước Mỹ đã bị thống trị và tàn phá bởi những đội quân Mông Cổ, được lãnh đạo bởi một kẻ vô đạo đức Killer Kane. Buck dẫn đầu những kẻ nổi loạn chống lại đội quân Mông Cổ cùng với Wilma xinh đẹp và tiến sĩ Huer trong cuộc chiến dường như không bao giờ kết thúc để giành lại nước Mỹ.

Cũng cùng xuất hiện vào 7 tháng 1 năm 1929 là truyện tranh Tarzan được minh hoạ bởi một huyền thoại với tài năng tuyệt vời – Harold Foster – người sau đó đã sáng tạo nên Hoàng tử Valiant. Tarzan lập tức được công chúng vô cùng yêu thích, nhưng Foster đã từ bỏ để trở thành một người minh hoạ chuyên nghiệp, sau đó Tarzan được tiếp tục bởi Rex Maxon. Cho tới khi Foster trở lại với câu chuyện phát hành vào chủ nhật trong khi Maxon vẽ truyện xuất bản hàng ngày.

Cũng không lâu sau truyện tranh đã có một sự đổi mới lớn. Một thanh tra cảnh sát dưới tấm áo choàng và khuôn mặt vuông vức đã trở thành một trong những nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất mọi thời đại. Tên nhân vật đó là “Dick Tracy” và anh ta xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1931.

http://comic-art.com/media/gifs/gould-d1.gif

Vị thám tử với khuôn mặt vuông vức là một cảnh sát đáng tin cậy và anh ta luôn lãnh đạo được người của mình. Nhưng câu chuyện diễn biến ngày càng thú vị hơn khi xuất hiện một tập đoàn những kẻ xấu xa đến từ thế giới của Tracy. Flattop, nhà Brow, Mole, Pruneface, nhà Pouch và những kẻ khác nữa, chúng là gián điệp Nazi, những kẻ tàn bạo và một đám du thử du thực. Những nhân vật phản diện này là hình mẫu đầu tiên cho những “siêu phản diện” trong truyện tranh.

Trong cuộc sống bề bộn thường nhật, những tác phẩm truyện tranh này trở thành một trong nhiều cách giúp người Mỹ “trốn thoát” khỏi áp lực cuộc sống. Chính vì vậy những nhà xuất bản và tổng biên tập các tờ báo ở Mỹ không thể bỏ qua cơ hội lớn này. Kết quả là sự bùng nổ của những tác phẩm truyện tranh viễn tưởng và phiêu lưu.

http://comic-art.com/media/gifs/raymd-f4.gif

Vào năm 1932 Roy Crane sáng tạo nên nhân vật chính Wash Tubbs – Captain Easy (vì chưa từng được đọc câu chuyện này nên Kishi không biết nên dịch “captain” là thuyền trưởng, đại uý hay là đội trưởng… gome!) trong câu chuyện được phát hành vào mỗi ngày chủ nhật. Không lâu sau đó, vào năm 1934 nhân vật này đã trở nên vô cùng nổi tiếng và là một trong những nhân vật truyện tranh huyền thoại.

Flash Gordon vốn chỉ là một cầu thủ bóng đá trên đường trở về nhà bằng máy bay và đã va phải một mảnh thiên thạch lớn đang lao thẳng về phía Trái Đất. Flash và một hành khách khác, Dale Arden đã tìm đến được một phòng thí nghiệm gần đó nơi mà họ đã chĩa súng ép buộc tiến sĩ Zarkov giao nộp con tàu roket để cứu Trái Đất bằng cách đâm nó vào mảnh thiên thạch.

Khi Zarkov đã bị khống chế bởi Flash, con tàu tiếp tục xuyên qua không gian và đáp lại trên hành tinh Mongo, nơi là xuất phát điểm của mảnh thiên thạch. Kẻ đứng đầu hành tinh Mongo là một tên độc tài tàn ác Ming và Flash đã mắc kẹt với kẻ độc tài kia trong cuộc chiến bảo vệ Trái Đất.

Trong lúc Flash Gordon đang chiến đấu trên hành tinh Mongo, trên Trái Đất đã diễn ra một bước phát triển tuyệt vời khác trong lịch sử truyện tranh. Họ sử dụng một khổ giấy hoàn toàn mới. Sau cuộc cách mạng ấy, họ bắt đầu gọi nó là truyện tranh.


Chú thích:
(*): truyện tranh thô sơ là truyện tranh giống như là những mẩu chuyện biếm hoạ trên báo bây giờ, nó chỉ có những ô vuông xếp thành cột dọc khá là buồn tẻ chứ không giống như truyện tranh hiện đại bây giờ là một tập truyện và các ô hình có thể chia thoải mái tuỳ theo ý đồ của hoạ sĩ. Vì trong tiếng Việt chưa hề có một hệ thống các khái niệm chuẩn dành cho truyện tranh, nên kishi đã tạm gọi “comic strip” là truyện tranh thô sơ, còn “comic book” chính là truyện tranh hiện đại như mọi người biết bây giờ.

Acmagiro
03-11-2008, 11:39 PM
Thật ra nói cho đúng: lịch sử truyện tranh xuất phát từ thời Edo ở Nhật, thế kỷ 17, 18. Có thể tham khảo tạp chí Nipponia :aaa:

Cốm
04-11-2008, 10:01 AM
Thật ra nói cho đúng: lịch sử truyện tranh xuất phát từ thời Edo ở Nhật, thế kỷ 17, 18. Có thể tham khảo tạp chí Nipponia :aaa:

Cái đó chuẩn nhưng mà anh ơi đây là lịch sử comic ạ :|

otcaycay
07-11-2008, 06:35 PM
Đọc bài của bạn rất bổ ích. Mình là người thích vẽ và cũng đang học vẽ, đọc thêm cái này đúng là rất bổ ích cho mình. Cảm ơn bạn nhiều.

kishi: ^^" thanks ấy. nhưng mà lần sau chỉ cần nhấn nút THANKS ở góc bên phải là được rùi. nhá!