PDA

View Full Version : Người Nhật đi lễ đầu năm.



Kasumi
03-02-2006, 11:40 AM
Nhật Bản là nước đã chịu ảnh hường rất mạnh của văn hóa Âu Mỹ. Mặt khác người Nhật vẫn giữ được văn hóa truyền thống. Việc đi lễ đầu năm của họ thể hiện phần nào về điểm này. Xin tóm tắt bài viết của tác giả Đỗ Thông Minh về chuyện này như sau.
Các đền thờ Thần Đạo và chùa đều thấy biển người. Đông nhất là tối giao thừa. Họ tới để nghe 108 tiếng chuông xua đi mọi phiền não đời thường và để được đón năm mới nơi họ đến cầu nguyện để được bình yên, sống lâu, thi đậu. Theo thống kê thì khỏang 70 phần trăm dân số đi lễ đầu năm. Và mười nơi đông nhất xếp theo thứ tự như sau:

1. Đền Minh Trị ở Tokyo.
2. Chùa Narita Yamashinto ở Chiba.
3. Đền Kawasaki ở Kanagawa.
4. Đền Sumiyoshi Taisya ở Osaka.
5. Đền Fushimi Inari Taisha ở Kyoto.
6. Đền Atsuta ở Aichi.
7. Đền Daizai Futen Mankyu ở Fukuoka.
8. Đền Tsurouko Hachimanmiya ở Kanawaga.
9. Đền Omiya Nagakawa ở Saitama.
10. Chùa Senjo và đền Asakusa ở Tokyo.


Giới trẻ kéo nhau đi chơi trong đêm giao thừa hay ngày tết cũng không kém, ước tính khỏang 4710000 người. Nói về nơi giải trí không đâu bằng Disneyland ở Chiba, dịp này thu hút khoảng 210000 người.Thường những người này từ xa và đi bằng xe hơi theo nhóm tới. Vào các nơi chủ yếu là quây quần ăn nhậu hơn là chơi các trò chơi vì phải xếp hàng khỏang mấy tiếng đồng hồ mới được chơi.


http://img89.imageshack.us/img89/7234/newy200515ur.jpg


http://img89.imageshack.us/img89/8311/hatsumodekanagawa3ve.jpg

Ở Việt Nam đêm giao thừa khắp nơi đền chùa đều đông nghẹt người. Ở Nhật lại càng đông hơn.Tại đềm Minh Trị ở Tokyo có khỏang 3,5 triệu người vả riêng đêm giao thừa có khoảng 2 triệu người. Với số người đông như vậy mặc dù chỉ có khỏang 1 tiểu đòan cảnh sát điều động nhưng không xẩy ra tai nạn đáng tiếc nào. Cảnh sát điều động bằng cách dùng dây giăng ngăn chạn và điều khỉển đòan người. Hai người giăng dây và 1 người cầm bảng điều khiển.
Khách đi lễ cứ tuần tự xếp vào trong phạm vi giăng dây. Khi khối người lên đến 2-3 ngàn thì thêm hai người giăng dây chặn phía sau. Khối người đó chỉ di chuyển sau khi người cảnh sát cầm bảng bước đi và di chuyển trong phạm vi giăng dây. Như vậy chỉ có 6 cảnh sát điều động đoàn người đến sáng. Lối điều động của cảnh sát làm cho đòan người giiống như đòan diễu binh.

Vào đến trước đền, mỗi khối người chỉ có đến chưa đầy 1 phút để quang tiền và cầu nguyện. Một đòan cảnh sát chờ sẳn ở bên hông để đẩy khối người này ra cho khối khác bước vào. Ngày thường khi cầu nguyện muốn cầu bao lâu cũng được nhưng đêm giao thừa thì quá đông nên mọi thủ tục bỉ giản lược bớt, bỏ mục đánh kẻng.Sân đền được trải chiếu cho hàng ngàn người quăng tiền cùng một lúc và cầu thì cầu chỉ vắn tắt thôi.
Chờ cả mấy tiếng đồng hồ chỉ để đến trước đền 1 phút. Sau đó họ túa ra đi lấy bùa lấy số hoặc ăn qùa vì trời lạnh căm mà bụng thì đói cồn cào. Lá số tốt thì đem về lá số xấu thì xếp lại và thắt vào cành cây để nhờ thần ỉểm hộ. Vì vật sáng 1 hai bền đường cây nở đầy “hoa giấy”. Khỏang tháng 1 sẽ có người gỡ thu hồi và đem đốt cùng với những miếng gỗ ghi lời cầu nguyện khác. Và khi ấy lễ hội đốt lửa có ý nghĩa xua những điều không hay.
Đặc biệt xe hơi cũng được đeo bùa ở mũi xe để cầu an, giá 1 lá bùa khoảng 5000 đến 10000 yên.
Ở Nhật, xe buýt thường chạy đến 10 giờ 30 tối, xe điện tới 12 giờ 30 đêm. Nhưng mấy ngày tết xe điện và xe búyt chạy suốt đêm để phục vụ khách.

(Sưu tầm)
http://thongtinnhatban.net