PDA

View Full Version : Những tư liệu lịch sử, quân sự, tình báo Nhật chưa từng công bố



Ren Shuyamaru
08-09-2008, 02:38 PM
Thế kỷ 20 đi qua để lại những kí ức bị lãng quên, những câu chuyện còn bỏ ngỏ. Những bí ẩn của thế kỷ 20 vẫn còn là điều hấp dẫn, lôi cuốn theo thời gian. Đã đến lúc những tư liệu lịch sử chưa từng được công bố lên tiếng, hé mở những sự thật bị lãng quên, bị che giấu...

Thread [Hồ sơ mật] là Dự án thu thập và tổng hợp những tin tức, sự kiện, câu chuyện về tình báo, quân sự, chính trị Nhật Bản thế kỷ 20 chưa từng được biết đến, lần đầu tiên xuất hiện trên các diễn đàn về Nhật Bản tại Việt Nam. Xin cảm ơn những đóng góp và ủng hộ!


------

Hồ sơ mã số JPN01


Âm mưu ám sát Stalin của Cơ quan Tình báo Nhật Bản năm 1938


Năm 1938, sau khi thất bại trong cuộc chiến với Liên Xô ở gần khu vực Khankhingon, một số tướng lĩnh Nhật Bản đã tiến hành âm mưu ám sát Stalin. Kẻ vạch ra và chỉ huy thực hiện kế hoạch mang tên “Săn Gấu” này tại Sochi là Genrikh Samoilevich Lyushkov – nguyên là một chỉ huy cao cấp của Bộ dân ủy nội vụ Liên Xô (NKVD) đã đào tẩu sang Nhật Bản trước đó...



http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/maiphuong/18_ghep19-783.jpg
Josif V.Stalin và Lyushkov.


Genrikh Lyushkov (tên đầy đủ là Genrikh Samoilevich Lyushkov) sinh tại Odessa năm 1900 và là con của một thợ may. Lyushkov tham gia các hoạt động của Cheka (Ủy ban đặc biệt toàn quốc về đấu tranh chống phản cách mạng, tung tin đồn nhảm và phá hoại) và GPU (tiền thân của NKVD - Bộ Dân ủy Nội vụ, cơ quan trung ương phụ trách nội vụ và an ninh quốc gia ở Liên Xô) tại Odessa từ năm 1920 sau đó đã phục vụ cơ quan này tại nhiều vùng của Liên Xô. Năm 1937, Lyushkov được phong chức vụ Cục trưởng Cục Viễn Đông của NKVD.

Ngay sau khi nhận chức Cục trưởng, cùng với những biến động lớn trong bộ máy chính quyền Liên Xô lúc đó, Lyushkov biết được ông ta sắp bị điều chuyển về Moskva.

Ngày 13/7/1938, Lyushkov đã bỏ trốn, vượt biên giới sang Mãn Châu mang theo rất nhiều tài liệu bí mật có giá trị về tình hình quân sự của Liên Xô tại vùng Viễn Đông. Lyushkov là sĩ quan cao cấp nhất của Cơ quan Tình báo Liên Xô đào tẩu sang Nhật Bản trong lịch sử của cơ quan này.

Trong thời gian hai năm từ 1937 đến 1938, cùng với những hoạt động “Đại thanh trừng” trong nội bộ chính quyền Liên Xô, rất nhiều quân nhân và thường dân Liên Xô vượt biên sang Trung Quốc. Cơ quan Đặc vụ Nhật Bản tại Cáp Nhĩ Tân phụ trách việc thẩm vấn những người đó và quyết định xử lý từng trường hợp như thế nào.

Trong đó có trường hợp Lyushkov đã được Cơ quan Đặc vụ Nhật Bản đặc biệt quan tâm. Trên thực tế chức vụ của Lyushkov là Cục trưởng Cục Viễn Đông thuộc Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô và mang quân hàm Trung tướng. Chính vì vậy cuộc đào tẩu của Lyushkov đã khiến cho tầng lớp lãnh đạo cao cấp Liên Xô lo ngại và phủ nhận việc Lyushkov đào tẩu.

Tuy nhiên, đây thực sự là một cơ hội lớn đối với Nhật Bản bởi khi đào tẩu Lyushkov đã mang theo những thông tin tình báo rất quý giá về tình hình quân sự của Liên Xô tại khu vực Viễn Đông trong đó quan trọng nhất là thông tin cho biết Liên Xô đã tập trung một lực lượng lên đến hàng chục vạn Hồng quân và hơn 1.000 máy bay quân sự tại khu vực này.

Trong khi đó tính đến cuối tháng 6/1938, lực lượng quân Nhật đối phó với Hồng quân Liên Xô ở Triều Tiên, Mãn Châu chỉ bao gồm có 9 sư đoàn. Ngoài ra quân Nhật chỉ còn có 2 sư đoàn ở trong nước và còn lại 23 sư đoàn bố trí trên chiến trường Trung Quốc. Trong thời điểm đó nếu phải đối đầu với Hồng quân Liên Xô thì người Nhật sẽ cầm chắc thảm bại.

Theo thông tin Lyushkov cung cấp thì người Liên Xô sẽ đợi cho binh lực của Nhật Bản bị hao tổn trong chiến tranh Trung Quốc thì sẽ tấn công Nhật Bản. Vì vậy Nhật Bản đã tranh thủ ký Hiệp ước ba bên với Đức và Italia cùng chống lại phía Cộng sản để khiến Liên Xô phải dè chừng.

Chỉ huy tình báo của Lục quân Nhật Bản khi đó là Trung tướng Sadaaki Kagesa sau khi Lyushkov đào tẩu 8 ngày tức ngày 21/6 đã có một bản báo cáo mang nhan đề “Cương yếu xử lý sự biến Trung Quốc” trình cho Tư lệnh Lục quân Nhật Bản khi đó là Đại tướng Itagaki Seishir. Bản báo cáo này có nội dung chiến lược nhằm kết thúc sự biến Trung - Nhật ngay trong năm để tránh khả năng phải đối phó với chiến sự ở cả hai mặt trận.

Ngày 29/7/1938, Nhật Bản tấn công và chiếm lĩnh hai vị trí quan trọng ở gần Vladivostok. Liên Xô đã phản công và buộc quân Nhật phải rút lui. Giới ngoại giao Nhật Bản muốn giải quyết sự việc bằng thương lượng nhưng các tướng lĩnh quân sự đã chọn một giải pháp khác: đó là ám sát lãnh tụ Liên Xô Stalin.

Và người được lựa chọn để lên kế hoạch và tham gia hành động này chính là Lyushkov. Tham gia vạch kế hoạch nhằm ám sát Stalin mang mật danh “Săn gấu”, ngoài Lyushkov còn có Shiba Yukio, chuyên gia về Liên Xô thuộc Phòng 2, Bộ chỉ huy Lục quân Nhật Bản và Thiếu tướng Utagawa Hagishima, chỉ huy Cơ quan Tình báo của Bộ Tư lệnh quân Quan Đông. Phụ trách thực hiện kế hoạch “Săn gấu” là Utagawa Hagishima.

Cơ quan Tình báo Nhật Bản đã tuyển chọn được 7 người Liên Xô từ Cáp Nhĩ Tân trong đó có Lyushkov, ngoài ra còn có 1 chỉ huy cao cấp khác của Liên Xô cũng đào tẩu sang Nhật Bản là Aleksei Valsky. 5 người còn lại được lựa chọn từ tổ chức chống chính quyền Xôviết và Stalin mang tên “Liên minh những người theo chủ nghĩa yêu nước Nga”.

Theo hiểu biết của Lyushkov, vốn là lãnh đạo Ủy ban Dân ủy Nội vụ khu vực Hắc Hải trước khi chuyển đến Viễn Đông, thì cha đẻ của Stalin đã qua đời ngày 25/1/1890 và được chôn cất tại Gori (Gruzia). Bắt đầu từ năm 1930, cứ 3 năm một lần, Stalin đều đi tảo mộ tại Gori vào đúng ngày mất của cha mình.

Và ngày 25/1/1939 chắc chắn ông sẽ có mặt tại Gori. Mỗi lần sau khi thăm mộ xong, Stalin đều đến ở Sochi vài ngày do vào thời điểm đó ở Moskva đang là mùa đông lạnh giá còn khí hậu ở khu vực duyên hải này lại ấm áp.

Đây đã trở thành một thông lệ và trong thời gian ở Sochi, hàng ngày vào lúc từ 14h đến 17h Stalin thường đi tắm ở suối nước nóng tại khu điều dưỡng dành cho các nhà lãnh đạo Liên Xô nằm cách khu biệt thự nơi ông ở khoảng 4km.

Từng là nhân vật có quyền lực trong NKVD nên Lyushkov nắm rõ những thói quen của Stalin cũng như công tác bảo vệ ông. Thông thường Stalin sẽ sử dụng một phòng tắm riêng đặc biệt, khi Stalin tắm bên trong thì bên ngoài cửa vào duy nhất luôn có hai nhân viên bảo vệ vũ trang đứng gác.

Trong khi Stalin có mặt tại đó thì toàn bộ khu vực bị phong tỏa và không ai được phép ra vào. Tuy nhiên công tác bảo vệ nghiêm ngặt mấy cũng có chỗ sơ hở. Theo hiểu biết của Lyushkov thì nước ở khu vực này sau khi sử dụng sẽ được chảy ra một con sông gần đó theo một đường cống ngầm.

Vào buổi tối, khi lượng nước thải từ khu suối nước nóng ít đi thì mực nước trong đường cống ngầm chỉ đến đầu gối và có thể theo con đường đó bò vào trong khu nhà tắm. Chỗ lên nằm ngay ở nơi thoát nước của nhà bếp chảy vào đường cống. Và nhà bếp lại nằm ngay gần với phòng tắm đặc biệt của Stalin.

Lyushkov và Shiba Yukio, Utagawa Hagishima cùng vạch ra một kế hoạch chi tiết theo đó trong buổi đêm, nhóm ám sát sẽ bò qua đường cống ngầm đột nhập vào bên trong khu nhà tắm, sau đó trốn trong phòng lò hơi ngay cạnh phòng tắm của Stalin.


Căn phòng lò hơi nằm giáp với vách tường phía trong phòng tắm của Stalin và bình thường chỉ có 2 công nhân vận hành lò hơi ở đó. Khi nhóm công nhân này đến làm việc vào buổi sáng, nhóm ám sát sẽ bắt trói họ lại. Chỉ cần có đầy đủ nước nóng và không khí nóng thì sẽ không có ai biết chuyện gì xảy ra bên trong phòng lò hơi.

Theo thói quen, 14h Stalin sẽ vào phòng tắm vì vậy kế hoạch của Lyushkov là đến 15 giờ, 2 người thuộc nhóm ám sát sẽ thay trang phục của công nhân lò hơi và tiếp cận hạ thủ những nhân viên bảo vệ bên ngoài còn 5 người còn lại sẽ xông thẳng vào khu vực phòng tắm của Stalin.
Nhóm ám sát đã diễn tập nhiều lần với hiện trường mô phỏng tại Tân Kinh (Hsinking). Khu vực phòng nghỉ tập trung một nhóm bảo vệ, lối ra vào có 2 nhân viên bảo vệ và trước cửa phòng tắm của Stalin có 2 nhân viên bảo vệ.

Trong khi 2 thành viên nhóm ám sát đóng giả công nhân xử lý nhóm bảo vệ tại phòng nghỉ thì 5 thành viên còn lại của nhóm ám sát phải nhanh chóng hạ được 2 nhân viên bảo vệ bên ngoài phòng tắm của Stalin. Sau đó họ để lại 3 người đối phó với bên ngoài còn bản thân Lyushkov và Aleksei Valsky sẽ xông vào phòng tắm để hạ sát Stalin.

Tháng 12/1938, nhóm ám sát rời khỏi cảng Đại Liên với hộ chiếu và giấy tờ nhập cảnh vào Italia. Ngày 14/1/1939, nhóm ám sát đến cảng Naples của Italia. Tại đây nhóm ám sát được làm thủ tục để nhập cảnh vào Thổ Nhĩ Kỳ qua Lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Naples.
Ngày 19/1/1939, nhóm ám sát đến thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo kế hoạch, từ Thổ Nhĩ Kỳ, nhóm ám sát sẽ vượt qua biên giới để xâm nhập Gruzia và tìm đường đến thành phố Sochi. Do trong nhóm ám sát có Lyushkov và Aleksei Valsky nên họ không thể vào Liên Xô theo đường công khai mà sẽ phải vượt biên.

Nhóm ám sát lên kế hoạch thuê một chiếc thuyền ở Stanbul để lén lút đổ bộ lên bờ biển gần Sochi trong đêm. Tuy nhiên, hành động này có thể bị lộ với thủy thủ đoàn của chiếc thuyền đi thuê và cũng dễ bị lực lượng biên phòng hai nước phát hiện nên kế hoạch xâm nhập Sochi bằng đường biển đã phải hủy bỏ.

Trước khi xâm nhập vào Liên Xô, những người tham gia kế hoạch “Săn gấu” được hứa hẹn nếu thành công sẽ được Cơ quan Tình báo Nhật Bản thưởng mỗi người một căn biệt thự và 1 triệu USD.

Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ chia cách nhau bằng dãy núi Caucasus nhưng công việc canh gác ở khu vực núi này lại lơi lỏng do địa hình hiểm trở. Từ Istanbul đi tàu đến cảng Alharby và đi ôtô là có thể đến thị trấn miền núi Bolga nằm cách biên giới với Liên Xô khoảng 20km.

Một con sông mang tên Kiulu chảy qua thị trấn này và chảy vào Liên Xô rồi từ phía nam của Batumi chảy vào Hắc Hải. Hai bên bờ sông là vách đá dựng đứng và lòng sông toàn những tảng đá lớn.

Tuy nhiên, theo những người dân địa phương thì chỉ có khoảng 5km đầu là khó đi còn sau đó càng gần đến biên giới với Gruzia sông chảy êm đềm dần. Men theo bờ sông đi bộ đến biên giới mất khoảng 8 tiếng đồng hồ. Qua biên giới là Batumi cách Sochi 300km và có thể đến đó bằng đường bộ hoặc đường sắt.

Tuy nhiên, ngay khi nhóm ám sát vừa qua được biên giới đã liền gặp phải sự tấn công của lực lượng biên phòng Gruzia mặc dù theo thông tin tình báo mà Trạm tình báo của Nhật Bản ở Istanbul thu thập được thì khu vực đó không có trạm gác và cũng ít khi có lực lượng biên phòng tuần tra.

Hai bên nổ súng và 3 người thuộc nhóm ám sát đã bị tiêu diệt. 4 người còn lại trong đó có Lyushkov đã vội vàng chạy ngược lại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau khi kế hoạch “Săn gấu” kết thúc thất bại, Cơ quan Tình báo Nhật Bản cho rằng có một điệp viên của Liên Xô mang mật danh Leo nằm ngay trong nhóm ám sát và đã thông báo mọi thông tin liên quan đến kế hoạch “Săn gấu” cho Cơ quan Tình báo Liên Xô.

Tuy nhiên, tình báo Nhật Bản đã không xác định được điệp viên mang mật danh Leo đó thuộc trong số 3 người đã bị bắn chết trong khi nổ súng với lực lượng biên phòng Gruzia hay thuộc nhóm 4 người trở về an toàn.

Ngày 29/1/1939, tờ News Chronicle của Anh (tờ Daily Mail ngày nay) đã đưa tin: Theo Thông tấn xã TASS, lực lượng biên phòng của nước Cộng hòa Gruzia tuyên bố họ đã bắn chết 3 người có ý định vượt biên từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Trên thi thể của những người đó đã tìm thấy vũ khí, bản đồ và sơ đồ thiết kế một trung tâm điều dưỡng dành cho các nhà lãnh đạo Liên Xô ở Sochi mà Stalin vẫn thường lui tới. Mục đích vượt biên của nhóm người này là nhằm ám sát Stalin khi đó đang ở Sochi. Tuy nhiên, lực lượng biên phòng đã được biết trước về kế hoạch đó.

Sau khi trốn thoát khỏi cuộc phục kích của lực lượng biên phòng, Lyushkov đã quay trở lại được Nhật Bản. Lyushkov tiếp tục làm việc cho Cơ quan Tình báo quân sự Nhật Bản và sống tại Tokyo đến năm 1945.

Sau đó Lyushkov được phái đến Mãn Châu để làm cố vấn cho quân đội Nhật Bản thời gian đó đang phải đối phó với hàng loạt các vụ ám sát từ phía Liên Xô vào tháng 8/1945. Tại đó Lyushkov đã bị bắn bởi một sĩ quan tình báo Nhật Bản tên là Takeoka để tránh việc Lyushkov bị rơi vào tay quân đội Liên Xô. Tuy nhiên thi thể của Lyushkov đã không bao giờ được tìm thấy.

Trong thời gian ở tại Tokyo, Lyushkov đã viết hồi ký và bình luận về Liên Xô với nội dung chống Stalin. Tuy nhiên Cơ quan Tình báo Nhật Bản đã thiêu hủy tất cả những tài liệu đó ngay trước khi Thế chiến thứ II kết thúchttp://antg.cand.com.vn/Images/reddot.gif



Theo CAND









Hồ sơ mã số JPN02



Hành trình trở về cố quốc của một nữ điệp viên Nhật Bản


Hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho biết ngày 2/11/2005, một người phụ nữ Nhật Bản chạy sang CHDCND Triều Tiên tị nạn vào tháng 8/2003 đã trở về sau hơn 2 năm xa cách Tổ quốc. Sự việc được dư luận Nhật Bản quan tâm bởi người phụ nữ này trước đây từng là điệp viên của Cơ quan An ninh Nhật Bản. Chính vì vậy, các phương tiện thông tin đại chúng của Nhật Bản đã tìm mọi cách để vén bức màn bí mật...



http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/18_katzumi512.jpg
Kazumi Kitagawa.


Theo nguồn tin của một tờ thời báo Nhật có sự liên hệ từ lâu với người phụ nữ này thì tên của chị là Kazumi Kitagawa, 31 tuổi. Kitagawa có chồng là người Trung Quốc. Công việc của chị là vừa làm nội trợ vừa đảm nhiệm việc quản lý tại một nhà hàng ăn uống do bố mẹ là chủ kinh doanh.

Việc chạy sang CHDCND Triều Tiên (viết tắt là Triều Tiên) của Kitagawa được bắt nguồn từ năm 2000, sau khi quen biết với một số người bạn Triều Tiên làm việc tại Hiệp hội Liên hợp dân cư có trụ sở tại Nhật. Kitagawa đã bày tỏ với những người này về ý tưởng muốn đến định cư tại Triều Tiên. Vào ngày 24/8/2003, Kitagawa đã đi du lịch trên biển bằng tàu du lịch và khi con tàu này chạy đến gần khu vực giáp ranh với Triều Tiên, bất ngờ Kitagawa nhảy từ trên tàu xuống nước, rồi nhanh chóng bơi vào vùng biển thuộc lãnh thổ Triều Tiên. Lên bờ, cô ghi vào một tờ giấy dòng chữ bày tỏ mong muốn đến Triều Tiên sinh sống và xin Chính phủ Triều Tiên cho phép tị nạn.

Việc sau hơn 2 năm Kitagawa trở về đất nước đã làm cho người ta phải đặt ra câu hỏi vì sao cô ta lại trốn chạy như vậy?

Nguồn tin từ Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên đã trả lời cho câu hỏi này. Theo đó, trước khi chạy đến Triều Tiên, Kitagawa đã từng làm điệp viên cho Cơ quan An ninh tại Tokyo và nhiệm vụ chủ yếu của cô ta là giám sát những người Triều Tiên đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản cũng như các thành viên của giáo phái Aum của Nhật Bản. Trong thời gian hợp tác với Cơ quan An ninh, Kitagawa cũng đã cung cấp được một số tin tức quan trọng về các đối tượng mà cảnh sát Nhật Bản quan tâm. Chính vì vậy, bắt đầu từ năm 2000, các quan chức tình báo và an ninh Nhật Bản đã ép buộc Kitagawa phải tăng cường giám sát hoạt động của các thành viên giáo phái Aum. Hành động này làm Kitagawa rất lo lắng và mệt mỏi vì cô luôn cảm thấy Cơ quan An ninh Nhật Bản thường xuyên gây phiền phức cho mình. Cuối cùng, Kitagawa đã quyết định chạy đến Triều Tiên để tránh sự truy bức của Cơ quan An ninh Nhật Bản cũng như giáo phái Aum.

Vì sao lại chọn Triều Tiên?

Ngay sau khi đặt chân xuống sân bay Nhật Bản, Kitagawa đã có cuộc trả lời phỏng vấn với các phóng viên về nguyên nhân vì sao cô ra đi. Cô cho biết do nhiều nguyên nhân, và để tránh gặp phải những sự phiền phức cho bản thân. Tuy vậy, Kitagawa không giải thích cụ thể vì sao cô ta lại chọn Triều Tiên là nơi đến của mình.

Nhưng từ những thông tin mà Kitagawa cung cấp về cuộc sống của cô tại Triều Tiên cho thấy phía Triều Tiên đã đối xử rất tốt với cô. Mặc dù Kitagawa đã xâm nhập vào lãnh thổ Triều Tiên một cách phi pháp nhưng vẫn được các cơ quan hữu quan của Triều Tiên bố trí cho ăn ở rất chu đáo, lịch sự. Trong thời gian 2 năm, cô sống tại một khách sạn ở Bình Nhưỡng và luôn được người Triều Tiên giúp đỡ, động viên.

Dư luận xung quanh chuyến trở về

Kitagawa trở về Nhật Bản đúng vào dịp giữa Nhật Bản và Triều Tiên tổ chức cuộc gặp song phương tại Bắc Kinh, nên có người nghi ngờ rằng đây có thể là do phía Triều Tiên chỉ thị cho Kitagawa làm như vậy nhằm tạo hòa khí giữa hai nước và thúc đẩy kết quả đàm phán có lợi cho phía Triều Tiên. Trước những nghi ngại này, Kitagawa đã thẳng thắn trả lời báo giới rằng, việc cô trở về Nhật Bản là do cô rất nhớ nhung đất nước này và trong cô luôn có khát vọng trở về.

Còn Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên cho biết, Chính phủ Triều Tiên cho phép Kitagawa trở về Nhật Bản lần này là xuất phát từ “chủ nghĩa nhân đạo”. Phía Triều Tiên còn cho biết, trong thời gian ở Triều Tiên do cảm thấy không muốn gây phiền phức thêm cho phía Triều Tiên, nên Kitagawa đã từ bỏ ý định xin tị nạn chính trị tại đây và cô ta muốn trở về Nhật Bản.

Hãng tin Kyodo cũng dẫn lời một quan chức ngoại giao Nhật Bản cho biết, đây là lần đầu tiên một người dân Nhật Bản chạy trốn sang Triều Tiên quay trở về. Trước đó, vào năm 1970, cũng có một số người Nhật cướp một máy bay chạy trốn sang Triều Tiên, nhưng không trở lại. Phía Nhật cho biết họ cũng rất hoan nghênh sự trở về này của Kitagawa, còn việc xử lý cô sẽ được xem xét trên tinh thần khoan hồng và cao thượnghttp://antg.cand.com.vn/Images/reddot.gif


Theo CAND
Hồ sơ mã số JPN03




Về tổ chức tình báo của Nhật Bản tại Trung Quốc trong Thế chiến II


Mai, Trúc, Lan, Cúc và Tùng là 5 loài thực vật biểu tượng cho những cái đẹp từ xưa đến nay, nhưng nó lại là tên gọi của 5 mạng lưới tình báo, gián điệp nổi tiếng của cơ quan tình báo Nhật Bản tại Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ II. Tại thời điểm đó, Nhật Bản rất coi trọng hoạt động tình báo, gián điệp và công tác này khi đó là linh hồn của cuộc chiến.


Năm 1939, Nhật Bản thành lập Bộ Tổng tư lệnh “Trung Quốc phái khiển quân” tại thành phố Nam Kinh. Tổng tư lệnh quân đội Nhật Bản khi đó đã ra lệnh thành lập ngay 4 cơ quan tình báo và gián điệp.




http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=11036
Kawashima Yoshiko



Theo đó cơ quan tình báo Mai chuyên theo dõi hoạt động của Chính phủ bù nhìn của Uông Tinh Vệ. Cơ quan tình báo Trúc chuyên lo phần thuyết giáo. Cơ quan tình báo Lan chuyên đảm nhiệm phần theo dõi công tác của các tướng lĩnh khu vực Tây Nam. Cơ quan tình báo Cúc đặc trách theo dõi hoạt động của tỉnh Phúc Kiến và công tác Hoa kiều. Về sau Nhật Bản còn thành lập thêm cơ quan tình báo Tùng, do vậy mới có cụm từ “Mai-Trúc-Lan-Cúc-Tùng”.

Trong 5 cơ quan trên, cơ quan tình báo Mai là nổi tiếng nhất. Tổ chức tình báo này được chính thức thành lập ngày 23-8-1939 tại thành phố Nam Kinh với quân số tương đối ít (khoảng 30 người), nhưng các nhân viên ở đây đều được chọn lọc kỹ càng từ Lục quân, Hải quân, Ngoại vụ, phóng viên, thậm chí cả thành viên trong Quốc hội nên hiệu quả công việc rất cao và được tín nhiệm cả trong chính quyền Uông Tinh Vệ lẫn trong Bộ tư lệnh quân đội Nhật Bản.

Vai trò và ảnh hưởng của cơ quan tình báo Mai đã được khẳng định ngay từ khi chính quyền bù nhìn của Uông Tinh Vệ mới trong thời kỳ “thai nghén” tại Thượng Hải.
Nhiệm vụ chính của 5 cơ quan tình báo kể trên là giúp bọn Hán gian hoành hành gây tội ác, tiến hành các hoạt động do thám, làm xáo trộn cuộc sống yên lành của người dân lương thiện. Ngoài ra, lính đặc nhiệm của Nhật Bản còn rất có sở trường trong việc huấn luyện, sử dụng số tù binh tại các vùng Tế Nam, Thái Nguyên, Từ Châu để đánh bọn này vào các cơ quan Chính phủ hoặc quân đội Trung Quốc.

Bên cạnh đó là việc sử dụng “Mỹ nhân kế” như dùng Kawashima Yoshiko, Lý Minh Thanh... trong công tác thu thập tin tức tình báo tại khu vực Nam Kinh, Vũ Hán. Kawashima Yoshiko đã bị Chính phủ Quốc Dân đảng bắt năm 1948 và bị tử hình vì tội làm gián điệp. Ngoài ra tình báo Nhật Bản còn lợi dụng bọn thổ phỉ, các tổ chức tôn giáo để tung tin đồn nhảm, kích động, chia rẽ quần chúng nhân dân, tạo ra các phong trào “hòa bình” hòng làm giảm ý chí chiến đấu của quân dân Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống lại quân đội Nhật.

Bọn chúng còn mua chuộc, khống chế một số nhân vật quan trọng làm việc cho quân đội Nhật như Hoàng Thu Nhạc và người này đã cung cấp kế hoạch tuyệt mật “Phong tỏa Trường Giang” khiến Chính phủ Quốc Dân đảng bị thiệt hại nặng nề trong trận chiến quan trọng đó.



http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=11037



Không phải tới năm 1939 Nhật Bản mới tiến hành thành lập các cơ quan tình báo “Mai-Trúc-Lan-Cúc-Tùng” để tiến hành thu thập tin tức tình báo tại Trung Quốc, mà ngay từ khi họ giành được quyền kiểm soát phần phía Nam tuyến đường sắt Đông Thanh từ tay Sa Hoàng (năm 1905) hoạt động này đã được tiến hành.

Năm 1906, Nhật Bản thành lập Công ty đường sắt Nam Mãn, một trạm tình báo trá hình tại đất Trung Quốc. Ngoài ra họ còn tham gia vào các công việc kinh doanh khác như khai thác quặng, phát điện, vận tải hàng không, nông trường... Sau sự kiện “18-9-1931”, Công ty đường sắt Nam Mãn đã kiểm soát được toàn bộ tuyến đường sắt tại khu vực Đông Bắc Trung Quốc.

Tiếp đến là việc đặt văn phòng đại diện tại Bắc Kinh, Thượng Hải để có thể tiến hành thu thập tin tức tình báo một cách đầy đủ trên các mặt chính trị, xã hội, quân sự, kinh tế... Nhắc tới tình báo Nhật Bản không thể không nhắc tới “Hắc Long đảng”. “Hắc Long đảng” được thành lập từ năm 1891 và là tổ chức tình báo lớn nhất ngoài biên chế của Chính phủ Nhật Bản thời bấy giờ. Thành phần “Hắc Long đảng” rất đa dạng, phức tạp, từ tướng quân, cán bộ cao cấp trong ngành ngoại giao đến người không nghề nghiệp, bọn đâm thuê chém mướn, phần tử phạm pháp...


Theo thống kê, ban đầu “Hắc Long đảng” chỉ có khoảng 200 thành viên, nhưng sau này đã phát triển lên hơn 10.000 người và tổ chức này đã giúp Chính phủ Nhật Bản được nhiều việc. Nhưng về sau “Hắc Long đảng” đã bị biến tướng theo một chiều hướng khác khiến Chính phủ Nhật Bản phải ra tay dẹp bỏ.


Theo An ninh thủ đô.



Hồ sơ mã số JPN04



Mỹ và chiến dịch tình báo thất bại tại Nhật Bản



Các tài liệu được công bố mới đây cho thấy Mỹ đã tốn công vô ích khi bí mật tuyển mộ tội phạm chiến tranh và những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt Nhật để làm gián điệp chống Liên Xô thời đầu Chiến tranh lạnh.



http://images.timnhanh.com/tintuc/20070313/big/tinhbao.jpg
Chỉ huy G-2, tướng Charles Willoughby (Ảnh: Spartacus Schoolnet)


Đại tá M.Tsuji là một kẻ theo đuổi chủ nghĩa quân phiệt Nhật cuồng tín, một quân nhân tàn bạo. Bị quân Đồng minh săn đuổi sau Thế chiến thứ 2 vì đã giết hại thường dân Trung Quốc và dính líu đến Chiến dịch Tử thần tháng 3 tại Bataan (Philippines) vào năm 1942, sau đó tay này đã trở thành nhân viên tình báo cho Mỹ tại G-2 - cơ quan tình báo chống Cộng hoạt động riêng biệt với Cơ quan tình báo trung ương (CIA).

Theo các báo cáo của CIA được Cục lưu trữ Mỹ công bố mới đây, Washington đã thu nạp vào cơ quan tình báo các tội phạm chiến tranh Nhật và những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong những ngày đầu của Chiến tranh lạnh. Bên cạnh Tsuji, những tên tuổi tội phạm khác trong danh sách nhân viên tình báo của G-2 còn có trùm mafia trục lợi trong chiến tranh Y.Kodama và T.Hattori, cựu thư ký riêng cho H.Tojo - thủ tướng thời Thế chiến 2 của Nhật.

Nhiều nhân viên của G-2, từng bị bắt giữ sau khi Tokyo đầu hàng và dần dần được trả tự do sau đó, hoạt động dưới sự chỉ huy của tướng C.Willoughby. Thậm chí bên công tố viên của Đồng minh còn liệt một số nhân vật trong G-2 vào dạng tội phạm chủ chốt trong các phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh. Mục đích thành lập cơ quan tình báo G-2 tương tự như hoạt động của Mỹ tại Đức, dựa vào các cựu sĩ quan Đức Quốc xã để khai thác thông tin tình báo của Liên Xô. Có nghĩa là Mỹ muốn đưa gián điệp xâm nhập Liên Xô - CHDCND Triều Tiên và sử dụng tay sai Nhật để bảo vệ Đài Loan chống lực lượng Cộng sản đang thắng thế ở Trung Quốc.

Như vậy, thay vì hướng quốc gia từng là đế quốc này vào con đường dân chủ, Mỹ đã hướng Nhật tập trung sang mục đích kiềm chế Liên Xô. Tướng Willoughby cho rằng những kẻ từng phạm tội ác chiến tranh là chìa khóa chủ chốt để biến Nhật Bản thành bức tường thành chống Cộng hiệu quả tại châu Á và bảo đảm rằng Tokyo sẽ nhanh chóng trở thành đồng minh của Mỹ. Từ lâu, các sử gia kết luận rằng quân Đồng minh đã che mắt bịt tai, làm ngơ những tay tội phạm chiến tranh người Nhật, đặc biệt những kẻ nợ máu tại các nước châu Á, vì chống Cộng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của phương Tây lúc đó.

Theo tài liệu do Hãng tin AP thu thập được, các hoạt động tình báo dạng trên đã thất bại nặng nề. Thực tế cho thấy các gián điệp Nhật quá quan tâm đến các hoạt động của cánh hữu và cố gắng kiếm chác tiền bạc hơn là phục vụ cho mục đích của Mỹ. CIA đưa các chứng cứ cho thấy nhân viên tình báo Nhật thường qua mặt các sếp Mỹ cả tin. Họ chuyển các thông tin tình báo vô dụng cho Mỹ và sử dụng mối quan hệ với Mỹ để buôn lậu và nỗ lực hồi sinh một Nhật Bản theo chủ nghĩa quân phiệt. Ví dụ, người Mỹ rót tiền mua một chiếc tàu để đưa lậu điệp viên Nhật sang đảo Sakhalin của Liên Xô, nhưng cuối cùng cả tiền lẫn tàu và điệp viên đã "bốc hơi". Theo CIA, một số gián điệp đã bán cùng một tin tức cho các bên khác nhau tại Mỹ để tăng thu nhập cũng như chuyển thông tin từ quân đội Mỹ cho những tên theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Thậm chí, điệp viên Hattori còn cầm đầu âm mưu đảo chính với mục tiêu lật đổ chính phủ thân Mỹ của Thủ tướng S.Yoshida vào năm 1952. Tuy nhiên, kế hoạch trên bất thành. Theo tài liệu CIA và giới sử gia, chính sự thiếu hiểu biết của Mỹ về Nhật Bản, sự quan tâm đến các đối tượng tội phạm chiến tranh và sự tự tin vào các kỹ năng tình báo của các sĩ quan Mỹ đã khiến họ "dễ dàng bị xỏ mũi trong một thời gian".



Theo TNO

Hồ sơ mã số JPN05



Mất bốn tàu sân bay do… lộ thông tin




Ngày 7-12-1941, Nhật Bản tiến hành đợt tập kích bí mật vào Trân Châu Cảng khiến hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ bị tê liệt. Sau “quả đắng” này Mỹ đã tăng cường cảnh giác với Nhật Bản. Mọi thông tin đã được mã hóa của Nhật Bản trong khu vực Thái Bình Dương đều bị Mỹ bí mật kiểm soát.



http://www.axisofinfo.com/wp-content/uploads/2008/05/b-25-japanese-ship.jpg
Hải quân, niềm tự hào lớn nhất của Quân đội phát xít Nhật.


Vào một ngày kia, tổ dịch mật mã của Mỹ bỗng phát hiện ra trong các bức điện đi, đến của Nhật Bản luôn xuất hiện hai từ “AF”. Người Mỹ bắt đầu nghi ngờ Nhật Bản có một âm mưu quân sự ở mục tiêu “AF” và họ cho rằng hai chữ “AF” là để chỉ hòn đảo có tên Mít-wây, một căn cứ không quân đặc biệt quan trọng của Mỹ nằm ở phía đông bắc đảo Ha-oai. Để xác thực thông tin này, Tư lệnh Hải quân Mỹ được lệnh đánh một bức điện nhử bằng tiếng Anh phổ thông nói rằng “Tình hình cung cấp nước ngọt cho Mít-wây bị trục trặc…”. Ngay sau bức điện này, tổ dịch mật mã của Mỹ “bắt” ngay được một bức điện của hải quân Nhật Bản điện báo cáo trên nói rằng “AF có thể thiếu nước ngọt”. Đây là bằng chứng tin cậy để người Mỹ khẳng định: Nhật Bản đang chuẩn bị tiến công Mít-wây và người Mỹ đã “tương kế, tựu kế”.

Quả nhiên sáng 4-6-1942, lực lượng hải quân Nhật Bản tiến công Mít-wây gồm 4 tàu sân bay và hàng chục tàu khu trục đã có mặt ở vị trí xuất phát tiến công. Sau mệnh lệnh ngắn gọn của tướng Nagumo, hàng chục máy bay ném bom của Nhật Bản bay vút về phía đảo Mít-wây. Người Mỹ đã đề phòng, nên máy bay của Nhật Bản chỉ có thể ném trúng sân bay, bởi các máy bay đã được sơ tán hết. Trong vịnh, các tàu sân bay của Mỹ cũng đã “đi làm nhiệm vụ”. Khi các máy bay của Nhật Bản đang mải miết đi ném bom sân bay của Mỹ thì các tàu sân bay của họ lúc này gần như không có lực lượng hộ tống và trở thành mục tiêu của máy bay tiêm kích Mỹ. Chỉ sau vài loạt bom, lần lượt các tàu sân bay Akanobu, Kaga, Sotatu đã bị đánh chìm.

Tướng Yamamoto lúc này chỉ còn lại tàu sân bay Tobitasu. Ông ta đã dốc toàn lực tấn công tàu sân bay Yooctao của Mỹ và chiếc tàu này cũng bị đánh chìm. Thế nhưng chiếc tàu sân bay cuối cùng của Nhật Bản cũng bị đánh chìm ngay sau đó. Trận tiến công Mít-wây bị thất bại hoàn toàn, tổng cộng Nhật Bản bị mất 4 tàu sân bay, một tàu tuần dương, 330 máy bay bị bắn rơi, bắn hỏng, mấy trăm phi công và hàng nghìn thủy thủ dày dạn kinh nghiệm tử trận.

Sau trận chiến này phía Nhật Bản hoàn toàn mất khả năng kiểm soát trên không và trên biển, đây cũng là một bước ngoặt dẫn đến sự diệt vong của phát xít Nhật.


( Theo QĐND )
Hồ sơ mã số JPN06




Quân đội Nhật sử dụng chiến tranh vi trùng trong Thế Chiến 2


Một bác sĩ từng phục vụ lực lượng hải quân Nhật Bản trong Thế chiến 2 đã thừa nhận rằng ông đã bị yêu cầu tiến hành các thí nghiệm khủng khiếp trên cơ thể các tù nhân người Philippin trước khi đem họ đi hành quyết.


http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/lanlt/japannavy-271106.jpg
Rất ít cựu chiến binh Nhật Bản dũng cảm thừa nhận tội ác chiến tranh.


Trả lời hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản, ông Akira Makino, 84 tuổi, cho biết ông đã từng tiến hành các thí nghiệm y khoa trên cơ thể tù nhân chiến tranh, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.
Vẫn có nhiều cáo buộc về việc quân đội Nhật Bản thực hiện các thí nghiệm y học đối với các tù nhân bắt được ở Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ có rất ít cựu chiến binh dũng cảm lên tiếng thừa nhận, vì hầu hết họ đều không muốn nhắc lại quá khứ. Thêm vào đó, giới lãnh đạo cũng không khuyến khích việc này.

Sự thừa nhận của ông Makino được coi như lời thú tội đầu tiên của một cựu chiến binh Nhật Bản về hành động lạm dụng tù nhân trong cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á.

Nỗi khiếp sợ

Ông Makino đã đóng quân ở đảo Mindanao của Philippin trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Ông đã tiến hành thí nghiệm trên tổng cộng 30 tù binh trong suốt thời gian từ tháng 12/1944 đến tháng 2/1945, và đây được coi như một phần trong chương trình huấn luyện về y khoa.

“Có lẽ tôi sẽ bị giết nếu không tuân lệnh. Đó là tình thế bắt buộc khi đó”, ông nói.

Ông còn cho biết ông đã vô cùng phẫn nộ khi nhận được lệnh thực hành phẫu thuật trên cơ thể 2 tù binh người Philippin bị bất tỉnh sau khi bị bắt do nghi làm gián điệp cho Mỹ.

Chiến tranh vi trùng

Ông Mikano vẫn luôn bị ám ảnh bởi hồi ức về những tội ác mà ông đã tham gia trong cuộc chiến ở Philippin.

“Chúng ta không nên khơi lại nỗi đau, nhưng tôi muốn nói lên sự thật”, ông nói.

Một đơn vị quân đội Nhật Bản chuyên về chiến tranh vi trùng đã bị cáo buộc tiến hành các thí nghiệm y khoa trên cơ thể tù nhân trong suốt thời gian chiến tranh ở đông bắc Trung Quốc. Người ta tin rằng đơn vị này đã giết hại ít nhất 3.000 tù nhân.

Nhật Bản đã thừa nhận sự tồn tại của đơn vị này nhưng không quy trách nhiệm cho bất kỳ ai về những hành động tội ác này.








Theo BBC



Hồ sơ mã số JPN07




Tình báo viên Nhật làm gì ở bán đảo Triều Tiên


Với một mạng lưới dày đặc như vậy nhưng trong suốt mấy chục năm qua, tình báo Nhật hầu như chưa thu được một kết quả nào gọi là đáng kể. Rất nhiều kế hoạch ám sát Kim Nhật Thành, rồi Kim Jong Il đã không thành. Các vụ thử tên lửa, thử hạt nhân vẫn cứ diễn ra mà không hề gặp phải trở ngại gì, cũng như nước Mỹ, Nhật Bản cũng không thể biết chính xác cụ thể những gì Triều Tiên đang hoặc sẽ làm.


http://www.sbtn.net/images/upload/news/022407/JAPAN-SPY-SATELLITE.jpg
Phóng vệ tinh do thám (Nhật Bản)



Thu thập tin tức qua đường công khai

Có lẽ vì quá lo lắng cho an ninh quốc gia mà Nhật Bản là một trong số các nước triển khai hoạt động tình báo rầm rộ nhất tại bán đảo Triều Tiên. Nước Nhật xác định bán đảo Triều Tiên là khu vực quan trọng nhất liên quan đến an ninh quốc gia và chiến lược tại khu vực châu Á.
Phòng Điều tra nội các là cơ quan chỉ huy hoạt động tình báo. Cơ quan này chịu sự lãnh đạo trực tiếp của thủ tướng, cung cấp tin tình báo cho thủ tướng nhằm trợ giúp chính phủ trong hoạch định chính sách ngoại giao và quốc phòng. Nhưng do vai trò của cơ quan này không mấy nổi bật, năm 1997, Cục Phòng vệ Nhật Bản đã thành lập Văn phòng Tình báo tổng hợp nằm ngoài cơ cấu chính phủ, độc lập tiến hành thu thập, phân tích và xử lý các tin tức tình báo. Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng những nhân viên ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ vào mục đích hoạt động tình báo. Đặc trưng lớn nhất trong hoạt động thu thập tin tức tình báo của Đại sứ quán Nhật là mềm dẻo, linh hoạt trong sử dụng đội ngũ phóng viên nước mình tại nước ngoài.

Hiện tại có 17 cơ quan thông tấn, báo chí Nhật có phóng viên thường trú tại Hàn Quốc, chiếm khoảng 30% tổng số phóng viên nước ngoài tại đây. Rất khó có thể phân biệt đâu là phóng viên thật và đâu là nhân viên tình báo. Giữa họ với Đại sứ quán Nhật luôn có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ. Trước khi được cử đi Hàn Quốc, hầu hết phóng viên đều tham dự khóa đào tạo chuyên ngành tại cơ quan tình báo trong nước. Sau khi đến Hàn Quốc tác nghiệp, họ luôn giữ liên hệ và chia sẻ thông tin “mật” với Chính phủ Nhật.

Ngoài phóng viên Nhật, nhân viên trong các doanh nghiệp, hội thương mại của Nhật tại Hàn Quốc cũng thường xuyên tham dự các hội nghị thương mại, các sàn giao dịch chứng khoán qua đó thu thập thông tin tình báo, sàng lọc, phân tích và gửi tới Sứ quán Nhật. “Hội người Nhật tại Hàn Quốc” được tổ chức tại tầng 8 của Trung tâm thông tin gần Tòa Thị chính thành phố Seoul vào ngày thứ tư của tuần thứ hai hàng tháng, Đại sứ Nhật tại Hàn Quốc với tư cách là hội trưởng danh dự sẽ tham dự và cùng nhau chia sẻ thông tin.



Theo ANTG

Ren Shuyamaru
11-09-2008, 10:15 AM
Hồ sơ mã số JPN08




Bí ẩn những kho vàng của Nhật ở Philippines



Nhiều thập kỷ qua, những câu chuyện về quân đội Nhật Bản chôn cất nhiều kho vàng lớn ở Philippines trong thế chiến 2 vẫn có sức hút rất lớn đối với những người săn lùng cổ vật từ các nước trên thế giới.



http://www.asianpacificpost.com/portal2/file/ff8080810b1faf95010b20335cd4004e
Cựu tướng Tomoyuki Yamashita gắn liền với những truyền thuyết về các kho vàng của Nhật ở Philippines.


Ngoài ra cũng có rất nhiều câu chuyện về những tấm bản đồ được cho là sẽ dẫn tới nơi chôn cất các kho vàng của Nhật tại hơn 175 địa điểm ở Philippines trước khi tướng Tomoyuki Yamashita của Nhật đầu hàng quân Mỹ năm 1945.


Henry Roxas, con trai một người thợ khóa, người đã đào được một tượng Phật bằng vàng nặng 1 tấn tại thành phố Baguio năm 1971 có thể là một minh chứng sống cho những truyền thuyết về sự tồn tại của các kho báu của Nhật Bản tại Philippines.



“Có rất nhiều kho báu của người Nhật được chôn cất ở Philippines. Tôi biết câu chuyện về kho báu Yamashita là có thực”, Henry Roxas đã nói như vậy khi trả lời hãng thông tấn DPA của Đức.


Roxas, 39 tuổi, chỉ mới lên 4 tuổi khi người cha quá cố Rogelio của mình mang về nhà bức tượng bằng vàng nặng 1 tấn kia cùng với 24 thanh vàng ròng mà ông tìm thấy tại nơi mà bây giờ là bệnh viện đa khoa Baguio.


Nhưng thật đáng tiếc, toàn bộ số vàng và rất nhiều viên kim cương lớn được tìm thấy trong bức tượng Phật bằng vàng trên đã bị cố tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos, tịch thu toàn bộ và bây giờ Roxas cũng chỉ còn nhớ những kỷ niệm về người cha giàu có hụt của mình.


Theo tính toán, kho báu Yamashita gồm rất nhiều vàng, đá quý, và những tài sản có giá trị bị đánh cắp bởi lính Nhật từ 12 nước Đông Á và Đông Nam Á trong chiến tranh thế giới thứ 2 khi Nhật xâm lược các nước này.


Sterling và Peggy Seagrave, 2 tác giả của cuốn sách: “Những chiến binh vàng, Phát hiện của Mỹ về kho vàng của Yamashita” (Gold Warriors, America"s Secret Recovery of Yamashita"s Gold) cho rằng bức tượng Phật bằng vàng của Roxas là một minh chứng về những khối tài sản bị quân Nhật cướp bóc từ Burma, Myanmar.


Peggy Seagrave nói rằng trong khi phần lớn tài sản cướp bóc được đều được chuyên chở về Nhật Bản qua Hàn Quốc, thì phần còn lại đã bị ách lại tại Philippines sau khi quân đội Mỹ phong tỏa thành công các tuyến đường biển tới Nhật Bản từ đầu năm 1943.


Trong cuốn sách của mình, Seagraves cho rằng chính phủ Mỹ đã dùng kho báu Yamashita như một nguồn tài chính trong chiến tranh lạnh. Một nguồn tin cho biết cơ quan an ninh Mỹ đã tra tấn người lái xe của Yamashita để tìm hiểu về các khu vực chôn cất kho báu.


Ricardo Jose, giáo sư sử học tại trường Đại học Philippines, khẳng định có sự cướp bóc tài sản ở các nước châu Á khi Nhật Bản xâm lược các nước này. Nhưng ông vẫn nghi ngờ Nhật Bản đã chuyển khối tài sản lớn như vậy tới Philippines.


“Trong khi có sự cướp bóc ở những nước châu Á, liệu chúng có được mang tới đây hay không thì vẫn chưa rõ vì thứ nhất, người Nhật biết Philippines sẽ trở thành một mặt trận khốc liệt và như vậy nhiều kho báu sẽ bị lộ”, Ricardo Jose nói.


Jose cũng nói thêm rằng tướng Yamashita cũng không thể quản lý khối lượng tài sản lớn như vậy được vì ông ta có quá nhiều kẻ thù và thậm chí còn bị cử tới Trung Quốc trong vòng 2 năm trước khi trở lại Malaysia và Singapore.


"Nếu bạn lấy bức tượng bằng vàng từ Burma, tuyến đường vận chuyển hợp lý từ Burma là tới Thái Lan là hợp lý nhất. Tại sao lại có thể vận chuyển tất cả của cải châu báu tới Philippines trong khi biết nơi đây là một mặt trận khốc liệt”, ông Jose nói. Tuy nhiên ông Jose cũng thừa nhận có thể có một lượng vàng lớn của Nhật được chôn ở Philippines.


Nhiều người săn lùng cổ vật cũng tin vào điều đó. Họ cho rằng quân đội Mỹ gần đây có các cuộc diễn tập chung với Philippines chính là nhằm mục đích tìm kiếm các kho báu này. Nhưng Matthew Lussenhop, người phát ngôn đại sứ quán Mỹ tại Manila, đã nói rất ít về vấn đề này.
Nhiều người tin rằng phần lớn tài sản trong các kho báu của Nhật đã bị quân đội Mỹ lấy đi một thời gian sau chiến tranh thế giới thứ 2. Nhật Bản và Mỹ có thể đã cố tình ỉm đi và thông đồng với nhau chiếm dụng các kho báu này.

Những câu chuyện bí ẩn xung quanh các kho vàng của Nhật tại Philippines có lẽ sẽ không bao giờ có lời giải đáp và những người săn lùng cổ vật trên thế giới lại có lý do để tin vào công việc tìm kiếm các kho báu của Nhật ở Philippines của họ là có căn cứ.


Theo Newherald



Còn nữa...

Acmagiro
11-09-2008, 10:19 AM
Tin đồn thì chứ việc đồn, tự do dân chủ, tự do báo chí! Có tin đồn ông Nông Đức Mạnh là con rơi của Thiên Hoàng nữa kia, he he.

Ren Shuyamaru
12-09-2008, 07:58 PM
Hồ sơ mã số JPN09



Bí mật về khu mộ dưới biển của hạm đội Nhật Bản


Những đòn báo thù vẫn tiếp tục và lần này mục tiêu nhắm tới là đảo Chuuk của Nhật Bản. Bởi việc tiêu hao binh lực của Nhật Bản ở đảo Chuuk còn giúp quân Mỹ đảm bảo ưu thế về không quân và hải quân so với Nhật Bản...


http://www.japanest.com/images/news/2008/9/05/tauchien.jpg
Tầu chiến Nhật Bản ở đảo Chuuk bị oanh tạc.


Ngày 7/12/1941, không quân Nhật Bản với nòng cốt là một đội phi công cảm tử đã bất ngờ tấn công vào Trân Châu Cảng (Hawaii), không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho những chiếc tàu chiến thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, mà còn khiến sĩ khí của những người Mỹ ở nội địa tụt xuống mức thấp nhất.
Nhằm lấy lại niềm tin từ dân chúng, người đứng đầu Nhà Trắng lúc bấy giờ, Franklin D. Roosevelt, đã hạ lệnh đánh bom thủ đô Tôkyô của Nhật Bản. Ngoài ra, theo một số tài liệu vừa mới giải mật, ngày 17/2/1944, quân Mỹ còn ra đòn báo thù nhằm vào đảo Chuuk (Truk), nơi được mệnh danh là "Trân Châu Cảng" của Nhật Bản.

Nhằm chứng thực điều này, hãng BBC của Anh đã huy động một đội ngũ nhân lực, gồm hơn 30 thợ lặn, nhà quay phim dưới nước và nhà nghiên cứu sinh học biển sâu tiến hành tìm kiếm tại khu vực biển gần đảo Chuuk, ở độ sâu hơn 300 m. Kết quả, họ đã có những thước phim đầu tiên về khu nghĩa địa tàu thuyền dưới nước có một không hai của thế giới với đủ loại, từ tàu mặt nước tới tàu ngầm. Hiện tất cả các tàu của Nhật Bản chìm ở đây đã bị rỉ sét nghiêm trọng, trở thành nơi trú ngụ của các sinh vật biển.



http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20080826/xh-dao1.jpg

Phần còn lại của một khẩu pháo lắp trên tầu chiến Nhật Bản bị đánh chìm.


Trở lại với sự kiện Trân Châu Cảng. Đòn tấn công của không quân cảm tử Nhật Bản đã làm hải quân Mỹ mất 4 tàu chủ lực, 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục, 188 máy bay, khiến 2.450 người chết và bị thương. Lầu Năm góc khát khao có một ngày được ra đòn trả miếng. Chiến dịch oanh tạc thủ đô Tôkyô theo sự bật đèn xanh của Tổng thống Roosevelt vẫn chưa đủ để làm dịu bớt nỗi hận Trân Châu Cảng.

Những đòn báo thù vẫn tiếp tục và lần này mục tiêu nhắm tới là đảo Chuuk của Nhật Bản. Bởi việc tiêu hao binh lực của Nhật Bản ở đảo Chuuk còn giúp quân Mỹ đảm bảo ưu thế về không quân và hải quân so với Nhật Bản, đặt nền tảng chiến thắng cho cuộc tấn công Eniwetok.

Sau khi tiến hành trinh sát mọi mặt, ngày 17/2/1944, Đô đốc Raymond Spruance đã ra lệnh mở màn Chiến dịch Hailstone, tấn công đảo Chuuk. Lực lượng tác chiến đặc biệt số 58, dưới sự chỉ huy của Phó Đô đốc Marc A. Mitscher, gồm 5 tàu sân bay cỡ lớn (Enterprise, Yorktown, Essex, Intrepid, Bunker Hill) và 4 tàu sân bạy hạng nhẹ (Belleau Wood, Cabot, Monterey, Cowpens), mang theo hơn 500 máy bay và một đội ngũ tàu mặt nước, tàu ngầm hùng hậu đã giáng những đòn mạnh mẽ vào quân Nhật đồn trú ở đảo Chuuk.



http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20080826/xh-dao2.jpg
Xe tăng Nhật Bản bị đánh chìm cùng tầu chiến ở dưới đáy biển.

Cuộc tấn công kéo dài hai ngày, đánh chìm 3 tàu tuần dương (Agano, Katori, Naka), 4 tàu khu trục (Oite, Fumizuki, Maikaze, Tachikaze), 2 tàu ngầm (Heian Maru, Rio de Janeiro Maru), 3 tàu chiến cỡ nhỏ (Akagi Maru, Aikoku Maru, Kiyosumi Maru), 32 tầu buôn và làm bị thương hàng chục tàu khác của Nhật Bản. Cuộc tấn công cũng phá hủy 270 máy bay và khiến hơn 3.000 quan quân Nhật Bản làm mồi cho cá biển.

Trong hành động tác chiến này, quân Mỹ chỉ mất có 25 máy bay và 16 phi hành đoàn trong số đó đã được tàu ngầm và thủy phi cơ của Mỹ cứu sống. Chiến dịch Hailstone thành công mĩ mãn. Điều quan trọng là nó đã khiến quân Nhật ở Eniwetok không thể nhận được sự chi viện theo yêu cầu, tạo thuận lợi cho việc đánh chiếm Eniwetok của quân Mỹ, bắt đầu một ngày sau khi Chiến dịch Hailstone được mở màn.

Đảo Chuuk, nằm ở phía tây nam quần đảo Marshall, phía bắc quần đảo Solomon, sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất đã trở thành vùng đất ủy trị của Nhật Bản. Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, đảo Chuuk là căn cứ hải quân, không quân quan trọng nhất của Nhật Bản ở Thái Bình Dương, được mệnh danh là "Eo Gibraltar trên Thái Bình Dương" và "Trân Châu Cảng của Nhật Bản". Từ đây, quân đội Nhật Bản đã mở nhiều chiến dịch chống lại quân Đồng minh ở Niu Ghinê và quần đảo Solomon.


( Theo Tin tức )



Hồ sơ mã số JPN10




Hơn hai tiểu đoàn bỏ mạng vì cá sấu trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II


Người bị cá sấu ăn thịt, xưa nay không phải chuyện hiếm. Nhưng chỉ trong một đêm, khoảng 1.000 mạng người - hơn hai tiểu đoàn - đều là quân nhân có sức khỏe dẻo dai đã phải bỏ mạng vì cá sấu ở cùng một địa điểm, thì quả là điều khủng khiếp. Thảm họa này đã xảy ra với những người lính Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II.


http://www.japanest.com/images/news/2008/8/26/casau.jpg


Đảo Ram-ri của Mi-an-ma nằm ở phía Đông vịnh Ben-gan vốn nổi tiếng thế giới do phong cảnh hữu tình, tú lệ. Nhưng ít ai ngờ rằng phía dưới mặt nước phẳng như gương quanh đảo là nơi trú ngụ của hàng đàn cá sấu. Đã bao đời nay, chúng nương tựa vào địa hình nơi đây để sinh tồn và đã tạo thành một quần thể cá sấu lên tới cả vạn con.

Ngày 19-2-1945, cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương chuẩn bị đi đến hồi kết. Hạm đội Anh đang tuần tra ở vịnh Ben-gan thì phát hiện một đội tàu của Nhật Bản theo đội hình mũi tên từ Miến Điện (Mi-an-ma ngày nay) đang tìm cách trở về cố quốc. Mệnh lệnh đánh chặn được phát ra. Một cuộc đấu pháo kịch liệt trên biển. Với ưu thế vượt trội, phần thắng nhanh chóng nghiêng về những chiến hạm của Anh. Các tầu chiến của Nhật Bản lần lượt bị bắn chìm. Hai chiếc cuối cùng vội vàng đổi hướng, chạy về phía đảo Ram-ri.

Hạm đội Anh tiếp tục truy đuổi. Hơn 1.000 quân Nhật trên hai chiếc tầu trên đổ bộ lên đảo Ram-ri, hy vọng có thể dựa vào địa thế hiểm trở nơi đây, chống cự với quân Anh để tìm đường tháo thân. Bị dồn tới đường cùng, quân Nhật đã khiến đối phương gặp rất nhiều khó khăn. Trận kịch chiến kéo dài đến chập tối. Xác định không thể tiêu diệt ngay lập tức số tàn quân của Nhật Bản trên đảo Ram-ri, hạm đội Anh quyết định một mặt cho phong tỏa hòn đảo, mặt khác tìm phương án tấn công vào ngày hôm sau. Còn những người lính Nhật, mệt mỏi sau một ngày kịch chiến, nằm la liệt trên đảo, người ngủ, người thức canh. Không ai biết, thần chết đã đến gần họ trong gang tấc.


Ban ngày, những con cá sấu ở đảo Ram-ri nghe tiếng súng sợ hãi lặn xuống nước. Khi màn đêm buông xuống, sự tĩnh lặng trở lại, cơn đói cồn cào bị kích thích bởi mùi từ vết thương đang rỉ máu của những người lính Nhật, những con cá sấu ở đảo Ram-ri ngoi lên khỏi mặt nước, trườn tới gần con mồi. Cứ thế, cả trăm, nghìn con cá sấu ào ạt xông lên. Tiếng la thất thanh vang lên. Súng nổ chát chúa.

Đang bàn tính phương án tác chiến trên tàu chỉ huy, các thuyền trưởng thuộc hạm đội Anh chợt giật mình bởi những tiếng động lạ trên đảo Ram-ri. Ban đầu, họ phán đoán, quân Nhật đang đánh nhau với một lực lượng nào đó. Tuy nhiên, theo báo cáo của sĩ quan trực ban, ngoài quân Anh, không còn lực lượng nào tham gia cuộc truy kích này. Một chiếc tàu nhỏ được lệnh đi thám thính.

Mặt trời vừa ló dạng, đội trinh sát cũng kịp trở về. Tất cả đều run rẩy, mặt cắt không còn giọt máu: “Báo cáo chỉ huy trưởng, trên đảo tràn ngập thây người và xác cá sấu!”. Đổ bộ lên đảo, những người lính Anh vốn dạn dày chinh chiến vẫn không khỏi rùng mình kinh hãi. Cả một khu vực rộng lớn của đảo Ram-ri nhuốm đỏ màu máu. Mảnh xác người và xác cá sấu vương vãi khắp nơi. Hơn 1.000 lính Nhật trên đảo chỉ còn khoảng 20 người sống sót. Nhưng sự may mắn đó dường như chỉ dành cho phần xác. Thần kinh của những người lính Nhật vừa thoát khỏi lưỡi hái tử thần đã hoàn toàn sụp đổ. Họ bị bắt làm tù binh trong trạng thái đờ đẫn và ngây dại đến cùng cực.


( Theo Asahi )

Ren Shuyamaru
14-09-2008, 11:56 AM
Hồ sơ mã số JPN010



Vũ khí hoá học từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II đang gây nguy hiểm đối với môi trường ở Nhật Bản


http://www.japanest.com/images/news/2008/9/14/japan.jpg
Vũ khí hóa học rất nguy hiểm, có mức sát thương cực lớn.

Dạng tài liệu : Bài trích báo
Tên nguồn trích : Môi trường và phát triển bền vững
Dữ liệu nguồn trích : 2004/Số 2/Hoá chất và môi trường
Đề mục : 31 Hoá học
87 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Từ khoá : vũ khí hoá học
Nội dung:

Theo một báo cáo điều tra của chính phủ vừa công bố một lượng lớn vũ khí hoá học chôn dấu ở khắp nước Nhật đang đe doạ nghiêm trọng hơn nhiều đối với người dân so với suy nghĩ trước đây.

Báo cáo của Cơ quan môi trường cho biết, những kho vũ khí đã bỏ lại ở gần 140 địa điểm - kể cả một số địa điểm vùng ngoại ô Tokyo và các thành phố lớn khác - đã gây ô nhiễm đất hoặc nước ít nhất tại 41 địa điểm. Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ, Yasuo Fukuada cho các phóng viên biết: "chúng tôi phải có những biện pháp thích hợp. Các cơ quan liên quan sẽ áp dụng nhanh chóng những biện pháp này". Tuy nhiên, ông không đưa ra bất kỳ thông tin chi tiết nào khác.

Công tác điều tra đã được tiến hành để khẳng định lại những số liệu của một báo cáo tương tự công bố cách đây 30 năm sau khi theo dõi một số nạn nhân bị nhiễm độc đầu năm 2003.

Nghiêm trọng nhất là gần 20 nạn nhân ở thành phố Kamisu, gần Tokyo sau khi phát hiện sức khoẻ của họ suy sụp nhanh chóng do nước uống bị ô nhiễm asen rò rỉ từ một kho quân sự trước đây bỏ lại.

Năm 2002, hàng chục công nhân xây dựng bị ốm sau khi họ tình cờ đào thấy những vỏ bia trong đó chứa khí độc tại một địa điểm tại Tokyo, trước đây là xưởng vũ khí hoá học của hải quân.

Cuộc điều tra quy mô quốc gia tiến hành trước đây vào năm 1973, cơ quan điều tra cho biết Nhật Bản đã cất giấu tới 3875 tấn vũ khí hoá học ở 18 kho và chôn chúng ở 8 địa điểm vùng bờ biển Nhật Bản sau chiến tranh theo lệnh của quân đội Hoa Kỳ.

Báo cáo cho biết, các quan chức sau đó không biết gì về các địa điểm khác chôn giấu vũ khí. Nhật Bản cho rằng, các kho chứa vũ khí thuộc về bí mật quân sự và nhiều tài liệu về chiến tranh hoá học đã bị tiêu huỷ sau khi chiến tranh kết thúc.

Tuy nhiên, cơ quan môi trường cho biết hiện nay số vũ khí lưu chứa và chôn giấu nhiều gấp hai lần số lượng đưa ra trước đây. Cơ quan môi trường đề nghị tiếp tục lấy mẫu nước và đất để xác định các mức độ ô nhiễm.

Các chuyên gia ước tính, trong chiến tranh Nhật Bản sản xuất khoảng 7000 tấn vũ khí hoá học- chủ yếu là khí độc hoá lỏng và khí độc liuisit, một dung dịch chủ yếu chứa asen và thỉnh thoảng đã phát hiện được dấu vết ở khắp đất nước. Nhật Bản còn bỏ lại ở Trung Quốc khoảng 700.000 quả bom có kíp nổ bằng hoá chất và họ đang giúp Trung Quốc dọn sạch số bom này. Tuy nhiên, tháng 8 vừa qua những thùng khí độc đã bị nổ tung ở một số công trường xây dựng Âm Xuyên, miền Bắc Trung Quốc, một công nhân tử vong và 33 người khác bị thương- Bắc Kinh cho biết, từ năm 1945 đến nay, các vũ khí hoá học bỏ lại đã giết hại chí ít 2000 người dân Trung Quốc.


Nguồn: Associated Press, 11/2003



Hồ sơ mã số JPN011



Kakuei Tanaka - “Tướng quân trong bóng tối” của chính trường Nhật

Kakuei Tanaka được xem là chính trị gia có thế lực và nhiều mưu mô nhất trên chính trường Nhật suốt nhiều thập niên liền. Vì vậy Tanaka được mệnh danh là “Tướng quân trong bóng tối” của chính trường Nhật.


http://www.japanest.com/images/news/2008/9/14/tanaka.jpg
Kakuei Tanaka.


Kakuei Tanaka sinh ngày 4/5/1928 tại làng Nishiyama, tỉnh Niigata trong một gia đình nông dân. Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên Tanaka phải bỏ học nửa chừng để đến thủ đô Tokyo mưu sinh. Năm 1939, khi đang làm việc tại Công ty Xây dựng Aiken, Tanaka buộc phải nhập ngũ và bị điều động đến Mãn Châu.

Tuy nhiên, đến năm 1941, Tanaka phải giải ngũ do bị viêm phổi và quay về lại Nhật. Được Okochi Masatoshi, Chủ tịch Công ty Aiken giới thiệu, Tanaka được nhận vào làm việc tại Công ty Cơ khí và Xây dựng Sakatama, và để tiến thân, Tanaka phải hủy hôn với người vợ sắp cưới mà gia đình đã chọn ở Nishiyama để lấy người thừa kế duy nhất của Công ty Sakamoto làm vợ, người mà ông chỉ gặp mặt ba lần.

Năm 1942, Tanaka nắm quyền điều hành Công ty Sakamoto và liền đổi tên thành Công ty Xây dựng dân dụng Tanaka.Để nhận được các hợp đồng xây dựng dân dụng sau chiến tranh, Tanaka không chỉ đi đêm với các viên chức chính quyền mà cả với các sĩ quan Mỹ thuộc Phái bộ quân sự Mỹ tại Nhật.

Thành đạt trong kinh doanh, Tanaka lại dùng chính trị để củng cố quyền lực, và cách duy nhất là quay về lại tỉnh Niigata quê hương để vận động tranh cử vào chức vụ đại biểu Quốc hội.

Năm 1946, Tanaka tham gia đảng Cải cách tiến bộ Nhật (JMPP) và tiến hành vận động tranh cử tại tỉnh Niigata bằng cách bỏ tiền xây dựng nhiều trường học, nhà ở rồi cho treo những câu khẩu hiệu vận động tranh cử trên đó. Cách vận động này đã giúp Tanaka trúng cử đại biểu Quốc hội.

Phương thức “gió chiều nào che chiều ấy” đã đẩy Tanaka cuối cùng gia nhập đảng Dân chủ tự do (LDP) vừa thắng lớn trong kỳ bầu cử Quốc hội vào tháng 5/1948. Để trả công cho Tanaka, Thủ tướng Shigeru Yoshida bổ nhiệm ông ta vào chức vụ Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Tuy nhiên, đến tháng 12/1948, Tanaka bị bắt giữ và truy tố về tội nhận hối lộ 128.000 USD của một công ty kinh doanh than ở tỉnh Kyushu. Vì hành vi này, Tanaka buộc phải từ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp nhưng không bị khai trừ khỏi DLP.

Năm 1950, được sự hậu thuẫn của nhà tài phiệt Kenjo Osano, Tanaka quyết tâm lấy lại thanh thế bằng cách mua lại Công ty Đường sắt Nagaoka đang trên bờ vực của sự phá sản rồi chẳng bao lâu sau làm cho hồi sinh trở lại.

Thành quả này đã giúp Tanaka tái tranh cử vào chức vụ đại biểu Quốc hội vào năm 1952. Tanaka còn nhận được sự hậu thuẫn của một tổ chức có tên gọi Etsuzankai, tập hợp hàng chục ngàn doanh nhân, trại chủ sinh sống và làm việc tại tỉnh Niigata.

Etsuzankai là tổ chức chuyên vận động Chính phủ Nhật hỗ trợ các dự án do Tanaka đề ra cho việc khôi phục nền kinh tế của tỉnh Niigata như xây dựng hệ thống đường cao tốc nối liền tỉnh Niigata với thủ đô Tokyo.

Thực ra, đây chính là cách thức bỏ tiền để mua sự ủng hộ của cử tri. Các phương tiện truyền thông ở Nhật gọi hành động của Tanaka chẳng khác nào hành động của một ông trùm băng nhóm mafia Yakuza.

Với lần “tái xuất” này, Tanaka được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Thông tin. Để tạo vây cánh trong đảng Dân chủ tự do, Tanaka đã tạo các mối quan hệ thân thiết với Eisaku Sato, Thủ tướng Nhật tương lai, khi gả con gái nuôi cho một người cháu của Sato và gả một người cháu cho con trai của Hayato Ikeda, một nhân vật rất có thế lực của LDP, người sau này cũng trở thành thủ tướng.

Kết quả của việc tạo dựng các mối quan hệ gia đình để đầu cơ chính trị cho mình là dưới thời Thủ tướng Ikeda, Tanaka được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Tài chính và đến khi Sato làm Thủ tướng, Tanaka trở thành Tổng thư ký LDP.

Từ đây, ông ta tận dụng mối quan hệ với Sato để loại bỏ Takeo Fukuda (cha của Thủ tướng Nhật vừa từ nhiệm Yasuo Fukuda hiện nay), một chính trị gia đang lên và là đối thủ đáng gờm của Tanaka.

Nhận ra sự lợi hại của Tanaka thì đã muộn, dưới sức ép của Tanaka, Sato buộc phải bổ nhiệm ông ta vào các chức vụ quan trọng trong chính phủ như Bộ trưởng Tài chính và đến năm 1971 là Bộ trưởng Ngoại thương và Công nghiệp.

Uy thế của Tanaka càng tăng cao khi nhận được sự ủng hộ của dân chúng về việc thiết lập các mối quan hệ song phương và bình đẳng với Mỹ về kinh tế và thỏa thuận để Mỹ trao trả đảo Okinawa lại cho Nhật. Tuy bằng mặt với Tanaka nhưng Thủ tướng Sato lại muốn Fukuda làm thủ tướng.


http://www.japanest.com/images/news/2008/9/14/tanaka2.jpg
Thủ tướng Kakuei Nanaka và Tổng thống Richard Nixon tại Nhà Trắng vào năm 1973.

Biết được việc này, Tanaka tiến hành một chiến dịch lật đổ Sato bằng cách yêu cầu tổ chức đại hội đại biểu của LDP sớm hơn dự kiến vào năm 1971. Tại đại hội này, các đại biểu LDP nhất trí bầu Tanaka vào chức vụ chủ tịch đảng để thay thế cho Sato. Và trong kỳ bầu cử Quốc hội diễn ra vào tháng 7/1972, Tanaka chính thức trở thành vị thủ tướng thứ 64 của nước Nhật.

Lên nắm quyền, ông ta bắt đầu loại bỏ nhiều đối thủ ra khỏi các chức vụ trong chính phủ. Tuy vậy, đến năm 1974, Tanaka cũng dính dáng đến vụ tai tiếng liên quan đến một kiều nữ geisha khi sử dụng tên của người phụ nữ này để mua nhiều đất đai, bất động sản tại thủ đô Tokyo. Vì vậy, Tanaka buộc phải từ chức thủ tướng vào tháng 11/1974.

Tanaka còn phát huy quyền lực ngầm trên chính trường Nhật thêm vài năm nữa trước khi bị sụp đổ bởi một loạt tai tiếng liên quan đến tham nhũng, hối lộ và hối mại quyền thế, trong đó nổi tiếng nhất là vụ Tanaka nhận hối lộ 1,8 triệu USD từ Hãng Chế tạo máy bay Lockheed của Mỹ để gây áp lực buộc Hãng Hàng không Nhật (JAL) mua các máy bay chở khách loại L1011 của Hãng Lockheed.

Vì sự việc này nên Tanaka bị truy tố và bị tuyên phạt 4 năm tù giam. Cho dù đang thụ án nhưng từ trong tù Tanaka vẫn gây áp lực buộc Thủ tướng Yasuhiro Nakasone phải bổ nhiệm 8 thành viên của phe cánh mình vào các chức vụ quan trọng trong nội các chính phủ.

Tanaka bị thất sủng vào năm 1987 khi chính thức bị tước bỏ chức vụ đại biểu Quốc hội. Thất vọng, Tanaka lao vào rượu và mắc phải nhiều chứng bệnh như tiểu đường, cao huyết áp. Nhân vật được đánh giá là có quyền lực nhất trên chính trường Nhật suốt 3 thập niên liền qua đời vào ngày 16/12/1993 sau một cơn đột quị.


(Theo CAND)

Ren Shuyamaru
25-09-2008, 12:26 AM
Hồ sơ mã số JPN012




Kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân của Nhật Bản


Nói đến năng lượng hạt nhân, Nhật Bản gặp khó khăn nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Cho dù nguy cơ động đất là thường trực, song người Nhật Bản vẫn không thoái chí trước kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân trong tương lai do Thủ tướng Yasuo Fukuda đề xướng và quảng bá tại Hội nghị thượng đỉnh G-8 vừa qua.


http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/maiphuong/19_cong781.jpg
Công nhân đang làm việc trong nhà máy "J-Parc" ở làng Tokai, phía Đông Băc Tokyo.


Trong vai trò quốc gia chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh G-8 năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda, 71 tuổi, đã quyết định quảng bá sử dụng năng lượng hạt nhân. Thủ tướng tin rằng các quốc gia công nghiệp phát triển khác sẽ đi theo hướng của Nhật Bản và đấu tranh chống lại sự thay đổi khí hậu bằng việc xây dựng các nhà máy năng lượng hạt nhân mới.

Khó khăn hơn bất cứ quốc gia nào trong Hội nghị Thượng đỉnh G-8, Nhật Bản luôn bị ám ảnh bởi vấn đề xây dựng chương trình hạt nhân cho đất nước mình. Với 55 lò phản ứng, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này đã thỏa mãn được 1/3 nhu cầu điện năng trong nước với công nghệ hạt nhân, và đến năm 2017 Nhật Bản sẽ cố gắng tăng sản lượng điện lên ít nhất 40% bằng vào việc xây dựng thêm các nhà máy hạt nhân mới.

Tuyệt đại đa số công dân Nhật Bản tán đồng chương trình năng lượng hạt nhân của chính phủ. Nước Nhật phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng đến 80% và chính sự phụ thuộc đã khiến nước này gây nên một cơn ác mộng trong lịch sử.
Một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy Nhật Bản tấn công căn cứ Hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng năm 1941 là người Mỹ trước đó đã cấm cung cấp dầu và hàng hóa vào Nhật để cô lập nước này. Khi Nhật Bản lao vào chương trình hạt nhân đầy tham vọng vào năm 1954, người dân trong nước đã sợ hãi một cách chính đáng.

Với thảm họa Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản trở thành nạn nhân đầu tiên và duy nhất của bom nguyên tử. Để giảm bớt ác cảm của người Nhật đối với năng lượng nguyên tử, quốc gia này đã phát triển chiến dịch giao tiếp quần chúng với “Pluto”, một nhân vật truyện tranh sắc sảo được tạo nên chủ yếu cho mục đích này. Chiến dịch cuối cùng đã có kết quả.

Không giống như châu Âu, Nhật Bản không xảy ra phong trào chống hạt nhân rầm rộ khắp nước. Các chuyên gia chiến lược hạt nhân của Nhật Bản sử dụng những công nghệ vốn bị tranh cãi từ lâu ở nước ngoài.

Một công nghệ trong đó là lò phản ứng tái sinh nhanh, trong đó plutonium – sinh ra như là chất thải trong quá trình đốt uranium trong nhà máy năng lượng hạt nhân quy ước – được đốt cháy. Nhật Bản muốn thực hiện ước mơ hoàn toàn không phụ thuộc vào mặt hàng uranium.

Vào cuối năm nay, lò phản ứng tái sinh nhanh Monju của Nhật Bản sẽ được khởi động lại. Nhà máy kiểu mẫu nằm ở vùng bờ biển phía tây Nhật Bản này vốn đã bị đóng cửa vào tháng 12/1995, tức sau 1 năm hoạt động, vì sự cố rò rỉ sodium lỏng, một chất lỏng rất dễ cháy, từ một đường ống dẫn. Lúc đó Nhật Bản đã cố che đậy sự thật về tai nạn này bằng băng hình video giả mạo.

Thất bại, sai sót và giấu giếm là điều xảy ra trong công nghệ hạt nhân Nhật Bản. Tai nạn hạt nhân lớn nhất từ sau vụ Chernobyl đã xảy ra năm 1999 tại nhà máy xử lý uranium Tokaimura, cách Tokyo 115km về phía bắc, khi công nhân dùng tay đổ đầy Uranium vào bể chứa đã gây ra phản ứng hạt nhân dây chuyền tai hại. Chính phủ sau đó đã cho sơ tán 310.000 người dân. Thảm họa đã gây nhiễm phóng xạ cho nhiều người dân và 2 công nhân mất mạng.

Tuy nhiên, mối lo lắng hiện nay về giá dầu tăng vọt và trái đất đang nóng dần lên đã thúc đẩy Nhật Bản, vốn đã hờ hững với năng lượng hạt nhân, phải xem xét vấn đề này. Không có tranh cãi thuận hay chống về năng lượng hạt nhân, cũng không có sự đối chọi giữa hai đảng phái chính trị của Nhật Bản.

Thậm chí tai họa động đất thường xảy ra với tần số cao cũng không làm Nhật Bản nao núng. Cách đây 1 năm, một trận động đất đã làm lung lay Nhà máy năng lượng hạt nhân Kashiwasaki ở phía tây bắc Nhật Bản (gồm 6 lò phản ứng) mạnh đến mức 1.140 lít chất lỏng phóng xạ trào ra khỏi bể chứa và rò rỉ ra biển.

Sau tai nạn nghiêm trọng này, Nhà máy Kashiwasaki của Công ty điện năng Tokyo (TEPCO) buộc phải đóng cửa. Sau đó TEPCO phải bù đắp sự thiếu hụt của nó một phần với các nhà máy năng lượng than.

Sau những tai nạn đó, Nhật Bản vẫn không chịu từ bỏ việc theo đuổi chiến lược hạt nhân của mình và cố gắng xây dựng những nhà máy năng lượng hạt nhân an toàn hơn. Một trong những đường phay (gây động đất) chạy qua dưới nhà máy Rokkasho ở phần đông bắc đảo chính Honshu.

Rokkasho là trung tâm của chiến lược hạt nhân Nhật Bản. Theo Giáo sư Mitsuhisa Watanabe ở Đại học Tokyo, đường phay bên dưới Nhà máy Rokkasho, kết hợp với một đường phay dưới nước, kéo dài 100km và có thể gây trận động đất mạnh đến 8 độ richter.

Bất chấp sự thật đó, Nhà máy Rokkasho – được xây dựng với giá 116 tỉ USD – vẫn muốn đi vào hoạt động hoàn toàn trong tháng 7 năm nay. Ngay đến sự phản đối của ngư dân địa phương vẫn không thể ngăn cản được dự án quốc giahttp://antg.cand.com.vn/Images/reddot.gif



(Theo CAND)

Ren Shuyamaru
26-09-2008, 10:12 PM
Hồ sơ mã số JPN013



Tokyo thoát khỏi bom nguyên tử trong lịch sử như thế nào?

Tình cờ, chiến hạm chở quả bom nguyên tử mà Mỹ định ném xuống Thủ đô Tokyo đã bị phá huỷ. Nhờ vậy, thành phố Tokyo thoát khỏi thảm hoạ như Hirosima và Nagasaki.


http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/anhtu/19-bomnguyentu488.jpg
Tokyo suýt bị huỷ diệt bởi quả bom nguyên tử như thế này.

Bước sang năm 1943, Hồng quân Liên Xô giành được nhiều thắng lợi vĩ đại trên chiến trường nên Chính phủ Mỹ lại càng thôi thúc các nhà bác học phải tranh thủ thời gian, chế tạo bằng được bom nguyên tử trước khi quân Đức bị tiêu diệt.

Kế hoạch mang mật danh “Manhatta” đã ra đời, tập trung đến 800 nhà khoa học, kỹ sư và trên 60 vạn người khác tham gia. Ngày 9/5/1945, 3 quả bom nguyên tử đầu tiên cũng đã được sản xuất theo mẫu của Clao Phunsơ, công suất 12,5 kilôtôn.

Việc ném bom nguyên tử xuống Nhật cũng đã được tranh cãi gay gắt giữa các phe phái của Lầu Năm Góc. Tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương McArtor là một nhân vật cực kỳ phản đối, nhưng Eisenhower, được sự ủng hộ của Tổng thống Truman và phái diều hâu trong nghị viện đã thắng thế.

Theo phái này, thì Mỹ cần phải đánh đòn hạt nhân để răn đe, ngăn chặn Liên Xô ở vùng Viễn Đông, và việc ném bom nguyên tử đã được quyết định nhằm vào ba thành phố Hirosima, Nagasaki và Tokyo của nước Nhật nhằm:

Một là uy hiếp Liên Xô và Trung Hoa (Trung Hoa lúc đó còn thuộc chế độ Tưởng Giới Thạch, nhưng Mỹ đã nhìn thấy thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc), để tạo ra ảnh hưởng lớn về tâm lý và quân sự.

Hai là, những thành phố được chọn ném bom tương đối đông dân, nhưng có vị trí dễ nhìn thấy kết quả công phá của bom.

Đầu tháng 7/1945, 3 quả bom được bí mật vận chuyển rời cảng California xuống Chiến hạm Indian Holis, tiến về cảng Tinian (thuộc quần đảo Macsan), sau đó được máy bay B-29 (được xem là pháo đài bay lúc đó) của Mỹ chở đi.

Dưới mật danh "Little boy" - chú bé, vào hồi 8h15 phút ngày 6/8/1945, không quân Mỹ dùng pháo đài bay B-29 thả quả bom nguyên tử đầu tiên có công suất 12,5 kilôtôn, hủy diệt cả thành phố Hirosima, làm chết ngay 80 nghìn người và hàng chục nghìn người bị nhiễm xạ, trong phạm vi bán kính 10km.

Ba ngày sau, với mật danh “Fatman” - người khổng lồ, lúc 10h58 phút ngày 9/8, không quân Mỹ lại tiếp tục dùng pháo đài bay B-29 thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki, phá hủy nặng nề 1/3 thành phố; trong đó 4,5km bị phá hủy hoàn toàn; có 20.000 người chết và 50 nghìn người bị thương.

Khi bom nổ có sức công phá hàng triệu độ, trong vòng bán kính 2km, 60% số người bị chết tại chỗ, còn 40% số người chết dần do nhiễm phóng xạ. Nhiều người bị chết do sóng xung kích cực mạnh, do sức nóng của cầu lửa khi nổ. Ở Hirosima có 7 dòng sông thì cả 7 dòng sông đều đầy xác, nhiệt độ không khí cao làm cho nhiều người nhảy xuống sông, rồi ôm lấy nhau mà chết, nhiều người khác bị hóa thành than trên đường phố.

Người ta phải chôn người chết trong những hố chôn tập thể, có hố chôn tới 50.000 người.

Số phận của quả bom thứ ba dành cho thủ đô Tokyo ra sao?

Theo kế hoạch, chiến hạm Indian Holis sẽ chở quả bom nguyên tử thứ ba đến Philippines. Sau đó máy bay B-29 của Mỹ chở nó bay dọc bờ biển Trung Hoa và Triều Tiên rồi ném xuống Tokyo.

Hồi 23h ngày 29/7/1945, trong khi đi tuần trên vùng biển tây bắc Thái Bình Dương, Đại úy Ishimoto chỉ huy tàu ngầm I-158, một loại tàu ngầm chạy cực nhanh của Nhật, đã phát hiện thấy chiến hạm Indian của Mỹ đang chạy về phía đảo Guam mà không có tàu hộ tống.

Nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chiến hạm, Đại úy Ishimoto đã ra lệnh phóng ngư lôi tấn công chiến hạm của Mỹ. Sau loạt ngư lôi cực mạnh, chiến hạm chìm nghỉm dưới đáy đại dương đem theo quả bom thứ ba dự định ném xuống Tokyo.

Sau này khi được hỏi vì sao có sự khinh suất này, McArtor, nguyên Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương nói: “Đây là một sự nghi binh. Chúng tôi không muốn để đối phương chú ý, nhưng nước Nhật đã có những người con anh hùng”.

Còn Đại tá Trudakanke, nguyên chỉ huy Hải quân Nhật tại nam Thái Bình Dương (có sở chỉ huy tại Sài Gòn lúc đó), sau này cũng đã kể cho phóng viên báo “Bungei Shunphu” rằng: “Đại úy Ishimoto đã lập một chiến công phi thường, cứu thủ đô Nhật Bản thoát khỏi thảm họa nguyên tử, nhưng ông không hề biết. Sau khi đánh đắm chiến hạm của Mỹ, ông ta chỉ điện cho chúng tôi vẻn vẹn có mấy lời: Đã đánh đắm chiến hạm đối phương vào hồi 23h ngày 29/7/1945"


(Theo CAND)




(còn tiếp..)

Azin
27-09-2008, 11:34 AM
Ôi trời, Tokyo mà cũng bị ném bom thì ko biết bây giờ nc Nhật sẽ ra sao nhỉ...

Mỹ bị có 1 vụ 11/9 mà cay cú mãi, thế mà người Nhật vẫn có thể ngâm đắng nuốt cay hai trái bom mà vươn lên!!! Khâm phục thật!

Ren Shuyamaru
27-09-2008, 10:29 PM
Chuyện Tokyo suýt bị ném bom nguyên tử ai mà chẳng biết, có điều người ta ít nói tới và những bằng chứng nêu ra cũng không cụ thể. Dù sao thì lịch sử cũng đã qua rùi.


Hồ sơ mã số JPN 014



Tiết lộ thông tin quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản của Mỹ được làm từ rác thải

Những quả bom nguyên tử ném xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945 đã gây ra hậu quả nặng nề với sức công phá khủng khiếp. Thế nhưng ít ai biết rằng nguyên liệu để chế tạo ra những quả bom này được Mỹ tìm thấy tại một bãi rác thải ở Canada.


http://www.japanest.com/images/news/2008/9/27/bom.jpg
Quả bom nguyên tử mang tên đứa trẻ con.

Sau khi Einstein và 2 nhà khoa học người Do Thái khác đến Mỹ tháng 8/1939, họ đã viết một bức thư gửi Tổng thống Roosevelt trình bày những tiến triển mới nhất trong lĩnh vực vật lý hạt nhân, đồng thời cảnh báo khả năng bọn phát xít sẽ chế tạo được bom nguyên tử có sức tàn phá lớn.

Sau khi quân đội Nhật bí mật tấn công Trân Châu cảng tháng 12/1941, Mỹ đã chính thức tham gia Thế chiến thứ 2. Đến năm 1942, Mỹ bắt đầu khởi động “Kế hoạch Manhattan”, nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử chính là thiếu nhiên liệu hạt nhân uranium 235, nhưng cả hai đối tác quan trọng trong chương trình nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử là Anh và Mỹ đều không có mỏ quặng uranium. Trong lúc khó khăn, Canada đã cung cấp một thông tin làm nức lòng người: “Canada có uranium!".

Mỹ vội cử người đến Canada tìm kiếm. Kết quả làm cho các cơ quan chức năng của Mỹ thực sự sửng sốt: Nhiên liệu uranium cần thiết cho việc chế tạo bom nguyên tử bị xem là một thứ rác thải và bị vứt bừa bãi ngoài cánh đồng hoang ở Canada. Hóa ra những năm 30 của thế kỷ XX, một công ty của Canada từng xây dựng nhà máy luyện kim ở Port Hope thuộc tỉnh Ontario để khai thác radium từ mỏ quặng ở Great Bear L. Sau khi lấy hết radium, nhà máy đã vứt bỏ những quặng đá chứa uranium trên những cánh đồng hoang ở Port Hope vì cho rằng nó chẳng có tác dụng gì, thậm chí họ còn rất lo ngại về việc xử lý số “rác thải” đó như thế nào.

Điều làm người Mỹ bất ngờ hơn chính là đống “rác thải” này có khối lượng vài tấn. Và như vậy, “rác thải” ở Canada trở thành của quý đối với người Mỹ và nó được chuyển bí mật về căn cứ quân sự trên đất Mỹ phục vụ quá trình nghiên cứu chế tạo vũ khí giết người hàng loạt.

Có được “rác thải” từ Canada, công việc nghiên cứu chế tạo những quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới đạt được những tiến triển rõ rệt. Cuối năm 1944, Mỹ có được nhiên liệu hạt nhân uranium 235 từ quặng đá, vấn đề mấu chốt đã được giải quyết, các nhà khoa học bắt tay vào việc chế tạo bom nguyên tử. Ngày 16/7/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được thử nghiệm thành công trong sa mạc thuộc bang New Mexico. Ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản. Cả thế giới phải ngạc nhiên và ghê rợn trước sức mạnh của nó.

Sau khi quả bom nguyên tử thứ hai được ném xuống Nagasaki, cơ quan chức năng của Mỹ mới cho phía Canada biết, quặng uranium được khai thác từ Great Bear L đã phát huy tác dụng. Canada còn được biết thêm, trong số 3 quả bom nguyên tử được chế tạo lần đầu tiên, chỉ có quả bom ném xuống Nagasaki là sử dụng nhiên liệu plutonnium, hai quả còn lại sử dụng uranium.

60 năm qua, không mấy người được biết một phần nhiên liệu trong những quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới đầy uy lực được lấy từ “rác thải” ở Canada. Bởi vậy, trên thực tế trong 3 quả bom nguyên tử đầu tiên đã sử dụng bao nhiêu nhiên liệu lấy từ “rác thải” ở Canada, cho đến nay phía Mỹ vẫn chưa tiết lộ.


(Theo CAND)

Ren Shuyamaru
29-09-2008, 09:57 AM
Hồ sơ mã số JPN015




Bí mật đằng sau thoả thuận Okinawa năm 1972


Để có được chủ quyền của đảo Okinawa, Nhật Bản đã phải trả cho phía Hoa Kỳ một số tiền hàng trăm triệu USD.


http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/dungbt/19_bando548.jpg

Tháng 10/2005, khi ngài Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumslfeld vui mừng thông báo bản thỏa thuận tạm thời về chương trình hợp tác phòng thủ vừa được ký giữa hai chính phủ Mỹ và Nhật Bản, ông không thể hình dung được rằng chỉ 6 tháng sau, việc thực thi nó lại đứng trước nguy cơ bị cản trở. Mọi chuyện bắt nguồn từ những tiết lộ gần đây của cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Bunroku Yoshino liên quan đến bản Hiệp định Okinawa được ký kết giữa Chính phủ Nhật Bản và Mỹ năm 1972. Theo tinh thần của hiệp định đó quân đội Mỹ tự nguyện rút khỏi đây và trao chủ quyền hòn đảo này cho phía Nhật Bản.

Kể từ sau khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh năm 1945, quân đội Mỹ đã chiếm đóng hòn đảo Okinawa trong vòng hơn 25 năm trước khi nó được trao lại cho phía Nhật năm 1972. Trong quãng thời gian đó, phía Mỹ đã biến Okinawa thành một căn cứ quân sự lớn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong kế hoạch phòng thủ toàn cầu của mình với sự hiện diện của cả 3 lực lượng: hải quân, không quân và lục quân. Thành công của Hiệp định Okinawa là thành quả của những nỗ lực phi thường của Chính phủ Thủ tướng Eisako Sato lúc đó, cũng vì công lao này mà Thủ tướng Eisako Sato được trao giải Nobel Hòa bình năm 1974.

Thế nhưng mới đây, ngài Bunroku Yoshino, cựu Ngoại trưởng Nhật Bản năm 1970, đồng thời cũng là Trưởng đoàn đàm phán bên phía Nhật Bản năm đó tiết lộ một thông tin động trời: Chính phủ của Thủ tướng Eisako Sato đã phải trả đến 330 triệu USD tính theo mệnh giá bấy giờ để đổi lấy sự độc lập cho đảo Okinawa. Chính phủ Nhật cũng phải trả thêm một khoản tiền không nhỏ cho phía Mỹ để mua lại các thiết bị trên đảo như hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, hệ thống phát điện hoặc các khoản chi phí cho việc tháo dỡ và di dời các thiết bị quân sự... Nếu quả thật như lời ông Yoshino, thì điều đó không khác gì một vụ mua bán, chỉ khác là nó diễn ra trong bí mật mà thôi.

Nhà báo Yoshifumi Tokosumi, trên tờ tạp chí uy tín Sekai công bố những chứng cứ được cung cấp bởi cựu Ngoại trưởng Yoshino, năm nay đã 87 tuổi, cho thấy từ năm 1972 cho đến năm 2005, Chính phủ Nhật Bản đã bí mật chuyển cho phía Mỹ 12,96 tỉ yên (hơn 100 triệu USD).

Tiết lộ của cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshino sau đó càng được củng cố thêm thông qua những tài liệu được cung cấp bởi một nhà sử học chuyên nghiên cứu về Okinawa, Masaaki Gabe, chỉ có điều, theo con số của Gabe thì Chính phủ Nhật Bản đã phải chi số tiền lớn hơn nhiều, lên tới 685 triệu USD. Hơn 200 triệu USD trong tổng số tiền này được chuyển cho phía Mỹ trong vòng hơn 3 thập kỷ dưới dạng “chi phí bảo quản và cải tạo” đảo Okinawa.

Mặc dù được nhiều phương tiện đại chúng đăng tải gần đây nhưng câu chuyện của Yoshino chưa thực sự thu hút được sự chú ý của dư luận Nhật Bản. Một phần là vì mọi sự quan tâm lúc này đang đổ dồn về vụ bê bối thư điện tử Nagata. Theo diễn biến này, một e-mail được gửi từ cựu Chủ tịch Takafumi Horie của Công ty Chứng khoán Livedoor xác nhận việc đã chuyển một số tiền 250.000 USD vào tài khoản của Hisayasu Nagata, con trai của Tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP). Vụ bê bối Nagata đã buộc Chủ tịch đảng LDP là ngài Seiji Maehara phải từ chức ngày 31/3/2006.

Chính phủ Nhật Bản kịch liệt phản đối tiết lộ trên của Yoshino. Theo lời ngài Shinzo Albe, trợ lý của Thủ tướng Junichiro Koizumi, thì không có bất cứ một thỏa thuận ngầm nào giữa hai chính phủ Nhật Bản và Mỹ xung quanh vấn đề về đảo Okinawa và quan điểm của chính quyền Thủ tướng Koizumi là sẽ điều tra đến cùng những cáo buộc có liên quan.

Thực tế thì ngay từ tháng 3/1972, phe đối lập với Thủ tướng Eisako Sato đã trình lên Quốc hội một bức điện tín được cho là bằng chứng của vụ chuyển tiền cho phía Mỹ. Nhưng vụ việc sau đó bị dìm xuống và phóng viên của tờ Mainichi Shimbun, anh Takichi Nishiyama, người đã cung cấp cho phe đối lập bức điện tín trên đã bị buộc thôi việc và phải vào tù. Mới đây, Nishiyama quyết định khởi kiện đòi Chính phủ Nhật phải bồi thường vì đã hủy hoại danh dự của anh trong suốt 30 năm qua.

Ngày nay người dân Nhật Bản biết đến cựu Thủ tướng Eisako Sato nhờ công lao biến Nhật Bản thành một đất nước không hạt nhân. Ngài Sato là tác giả của chương trình “ba không”: không sản xuất, không tham gia, không thử vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Nhật Bản làm tiền đề cho việc Nhật Bản tham gia ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân sau này. Nhưng chính quyền Thủ tướng Sato đã phải nhờ đến cái ô hạt nhân của Mỹ trong suốt những năm cầm quyền. Một minh chứng là sau khi trao trả lại chủ quyền đảo Okinawa cho phía Nhật Bản, Mỹ vẫn cho triển khai các chương trình hạt nhân tại đây nhờ sự đồng ý của chính quyền Sato. Một phần nhờ vào chương trình “ba không” mà cựu Thủ tướng Sato mới được trao giải Nobel Hòa bình, nhưng mới đây Viện hàn lâm Khoa học Thụy Điển đã thừa nhận rằng giải Nobel Hòa bình trao cho Eisako Sato năm 1974 là sai lầm lớn nhất trong lịch sử hơn 100 năm tồn tại của giải này.

Có một điều chắc chắn là, sau khi dư âm của vụ bê bối thư điện tử Nagata lắng xuống, mọi sự chú ý sẽ đổ dồn về những tiết lộ của Yoshino. Và rất có thể đó sẽ lại là một vụ bê bối nữa bởi không một người dân Nhật nào lại muốn đất nước họ biến thành một cái máy rút tiền tự động của người Mỹ cả.


(Theo CAND)

Nelvil
29-09-2008, 12:27 PM
bái viết quá là good job giờ mới thấy:aha:
hồi xưa TOKYO mà bị wăng bom nữa thì giờ chắc hết luôn nước Nhật rồi

Ren Shuyamaru
29-09-2008, 10:07 PM
Hồ sơ mã số JPN016



Tiết lộ kế hoạch nghiên cứu bom nguyên tử của Nhật Bản trong Thế chiến II

Khi Lục quân Nhật (lúc này Không quân Nhật đã được quy về Lục quân) tiến hành nghiên cứu hạt nhân, thì Hải quân nước này cũng bắt đầu chương trình nghiên cứu bom nguyên tử của riêng mình.


http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/18-616.jpg
Giáo sư Yoshio Nishina.


Trước khi chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra, người đầu tiên trong giới quan chức cao cấp quân đội Nhật Bản rất hứng thú với bom nguyên tử là tướng Takeo Yasuda. Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Tokyo, Nhật, ông từng đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Sở Nghiên cứu Công nghệ hàng không của Lục quân, sau đó được thăng làm Tổng Tham mưu trưởng Không quân Nhật. Takeo Yasuda hết sức quan tâm đến tình hình phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực quân sự ở nước ngoài, đặc biệt là lĩnh vực nguyên tử hạt nhân.

Lục quân và Hải quân Nhật Bản cùng tham gia nghiên cứu

Tháng 4/1940, sau khi nhận thấy phản ứng nhiệt hạch có một tiềm lực quân sự cực kỳ lớn, Takeo Yasuda đã đến đặt vấn đề với thầy dạy của mình là Giáo sư Ryokichi. Ryokichi cũng đã từng đến Mỹ, qua đó quen biết được với một số nhà khoa học vật lý trẻ tuổi, nên ông ta hiểu khá rõ về tình hình phát triển mới nhất của Vật lý hạt nhân trên thế giới lúc bấy giờ.

Trước yêu cầu của Takeo Yasuda, Ryokichi viết một bản báo cáo tỉ mỉ về những phát triển mới nhất của vật lý hạt nhân cũng như những ứng dụng to lớn của nó trong lĩnh vực quân sự.

Sau khi nhận được bản báo cáo này, Hideki Tojo, một quan chức cấp cao trong Lục quân đã lệnh cho các chuyên gia Nhật tiến hành nghiên cứu. Tháng 5/1941, Takeo Yasuda chỉ thị cho Phòng Nghiên cứu Vật lý hóa học Nhật Bản tiến hành thảo luận về khả năng nghiên cứu chế tạo bom Uranium, do Giáo sư Yoshio Nishina, chuyên gia về Vật lý hạt nhân phụ trách.

Trong phòng thí nghiệm của mình ở Tokyo, Giáo sư Yoshio đã chế tạo thành công một máy gia tốc cộng hưởng từ loại nhỏ, sau đó theo bản thiết kế được nhà Vật lý học người Mỹ Ernest Lawrence tặng, ông cũng đã chế tạo được chiếc máy gia tốc thứ 2 cỡ lớn, nặng 250 tấn. Phòng thí nghiệm này đã thu hút 100 nhân viên kỹ thuật trẻ tuổi của Nhật cho chương trình nghiên cứu khổng lồ này. Hai năm đầu, họ chủ yếu tập trung vào những tính toán về mặt lý thuyết, so sánh và phân biệt các nguyên tố đồng vị của uranium cũng như tìm kiếm mỏ uranium.

Khi Lục quân Nhật (lúc này Không quân Nhật đã được quy về Lục quân) tiến hành nghiên cứu hạt nhân, thì Hải quân nước này cũng bắt đầu chương trình nghiên cứu bom nguyên tử của riêng mình.

Đầu năm 1942, do nhận thức rõ về tầm quan trọng và tính bức thiết của việc nghiên cứu bom nguyên tử, Hải quân Nhật bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu về năng lượng động lực của nguyên tử. Lúc đó, nước Mỹ đang gấp rút tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực này. Được sự giúp đỡ của một số nhà khoa học người Do Thái, nước Mỹ đã thu được những tiến triển hết sức khả quan.

Mục tiêu nghiên cứu của Nhật là muốn thông qua quá trình phản ứng nhiệt hạch để thu được nguồn năng lượng, nhằm cung cấp năng lượng khởi động cho tàu chiến và các loại máy móc hạng nặng. Do đó, Phòng Nghiên cứu kỹ thuật của Hải quân Nhật đã thành lập ra Ủy ban ứng dụng các thành tựu vật lý hạt nhân, để theo dõi và bám sát chương trình nghiên cứu hạt nhân của Mỹ. Thành viên trong Ủy ban nghiên cứu gồm có các nhà vật lý học hàng đầu của Nhật Bản lúc bấy giờ như Arakatsu, Bunsaku, trong đó Yoshio được bầu làm Chủ tịch Ủy ban này.

Tháng 3/1943, ủy ban lần lượt mở 10 cuộc thảo luận về vật lý hạt nhân. Họ tính toán rằng, muốn chế tạo được một quả bom nguyên tử phải dùng tới mấy trăm tấn quặng uranium, để tách ra được uranium 235 cần phải tiêu tốn 1/10 lượng điện và 1/2 lượng đồng của Nhật trong cả năm.

Cuối cùng, ủy ban này đưa ra kết luận rằng, việc chế tạo bom nguyên tử trên lý thuyết có thể thực hiện được, nhưng cần thời gian ít nhất là 10 năm. Sau khi khẳng định chắc chắn việc nghiên cứu bom nguyên tử sẽ không thu được bất cứ kết quả gì trong thời gian ngắn, Hải quân Nhật ra lệnh giải tán ủy ban.

Phương án Yoshio và sự thất bại

Thế nhưng, Yoshio vẫn tiếp tục nghiên cứu bom nguyên tử cho Lục quân Nhật. Kế hoạch của ông ta cũng gần giống với “Công trình Manhattan” của Mỹ, việc thiết kế vũ khí và sản xuất uranium 235 được tiến hành cùng lúc. Ngày 5/5/1943, ông ta gửi một bản báo cáo lên Bộ tư lệnh Không quân Nhật, nói rõ việc chế tạo bom nguyên tử về mặt kỹ thuật là rất khả thi. Sau đó, Takeo Yasuda đem bản báo cáo này đệ trình lên Hideki Tojo, lúc này đã trở thành Thủ tướng Nhật.

Sau khi xem xét bản báo cáo của Yoshio, Hideki Tojo vội vã lệnh cho Bộ tư lệnh Không quân, nếu như kế hoạch này yêu cầu vốn, nguyên liệu hay nhân lực đều phải được ưu tiên cung cấp đầu tiên. Bộ Tư lệnh Không quân Nhật sau đó đã phê chuẩn một kế hoạch với tên gọi “Phương án Yoshio” dựa theo báo cáo của Yoshio.

Yoshio nói với người phụ trách kế hoạch này của Bộ tư lệnh Không quân rằng: “Người chúng ta đã có đủ rồi, khó khăn chính bây giờ là uranium, hy vọng quân đội có thể giúp chúng tôi tìm kiếm uranium”.

Như vậy bắt đầu từ mùa hè năm 1943, Không quân Nhật đã phái người tới Archipelago của Nhật hay các khu mỏ nổi tiếng ở bán đảo Triều Tiên, mang về nhiều mẫu quặng, thế nhưng chúng lại không chứa uranium, trong khi đó “phương án Yoshio” lại đang rất cần có oxit uranium để tiến hành thí nghiệm.

Do đó, Nhật Bản quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ từ Đức. Cuối năm 1943, Đức cho một tàu ngầm mang 1 tấn quặng uranium tới Nhật, nhưng do thông tin bị lộ, nên con tàu này đã bị quân Mỹ mai phục tại eo biển Malacca, bắn chìm. Sau đó, Đức ngày càng gặp bất lợi trong cuộc chiến với Liên Xô, nên đã không có thời gian để ý đến chương trình phát triển hạt nhân của Nhật nữa.

Do nhiều khó khăn, nên “Phương án Yoshio” chỉ “tồn tại ngắc ngoải” đến tháng 7/1944, khi nội các của Hideki Tojo sụp đổ. Cùng với sự thay đổi ngày càng xấu của cục diện chiến tranh, việc nghiên cứu bom nguyên tử cũng được tiến hành một cách khẩn trương hơn. Lúc này, phương án Yoshio bắt đầu thí nghiệm sang công đoạn tách các nguyên tố đồng vị của uranium. Đến đầu năm 1945, tổ phương án đã tiến hành cả thảy 6 thí nghiệm tách uranium, thế nhưng đều thất bại.

Hơn nữa trên khắp các mặt trận, quân Nhật liên tiếp thất bại, cộng với việc Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagashaki, buộc Chính phủ Nhật phải đầu hàng quân Đồng minh, sau đó, quân đội Nhật ra lệnh hủy toàn bộ những tài liệu liên quan đến kế hoạch nghiên cứu bom nguyên tử, do vậy khi chiến tranh kết thúc đã không ai được biết việc Nhật Bản từng nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử



Tiến Anh (theo Bí ẩn lịch sử)

Ren Shuyamaru
05-10-2008, 02:22 PM
Hồ sơ mã số JPN017


Tân Thủ tướng Taro Aso và vụ án gia tộc



Có lẽ ít Thủ tướng đương nhiệm nào lại là cháu của 2 đời cựu Thủ tướng như ông Taro Aso - cháu ngoại của cựu Thủ tướng Shigeru Yoshida, cháu rể của cựu Thủ tướng Zenko Suzuki. Nhiều người cho rằng, có lẽ vì sự đặc biệt của bản thân nên Thủ tướng Taro Aso đã bổ nhiệm tới 1/3 thành viên nội các là con em trong những gia đình chính trị quyền thế. Sự xuất thân đặc biệt của Thủ tướng Taro Aso đang được dư luận quan tâm, chú ý.


http://www.japanest.com/images/news/2008/10/05/taro.jpg
Thủ tướng Taro Aso cùng ông ngoại Shigeru Yoshida (người đội mũ) và mẹ Kazuko đi thăm sở thú Ueno ở Tokyo năm 1949


Thủ tướng Taro Aso sinh ngày 20-9-1940 trong một dòng họ lớn và quyền lực nên không có gì lạ khi mọi người gọi ông là người theo chủ nghĩa dân tộc. Ông Taro Aso là cháu nội của “Vua than” tại huyện Fukuoka, thành phố Lizuka. Cách đây 35 năm, Thủ tướng Taro Aso từng là Chủ tịch Tập đoàn xi măng Aso (Aso Cement) và ông đã làm rất tốt công việc của mình bởi từng tốt nghiệp ngành khoa học chính trị và kinh tế của trường Đại học Gakushuin ở Tokyo, cũng như nghiên cứu tại Mỹ và Anh sau đó.

Gia tộc Aso không những nổi tiếng trên thương trường, mà còn là một trong những gia tộc tham chính khá tên tuổi ở Nhật Bản. Không những thế, người trong gia tộc Aso còn được gả vào Hoàng thất, là thân tín, là thành viên trong nội các của nhiều đời Thủ tướng. Dòng họ Aso là hậu duệ của một Bộ trưởng dưới thời Nhật hoàng Hiro Hito. Do đó, ông Taro Aso không những được thừa hưởng một cơ nghiệp khổng lồ của gia đình, mà còn sớm thành danh trên chính trường nhờ vào những mối quan hệ do cha ông để lại. Có người nói rằng, di sản của gia đình thường thấm sâu vào đường lối chính sách của chính trị gia.


http://www.japanest.com/images/news/2008/10/05/taro2.jpg
Thủ tướng Taro Aso


Trong khi dư luận đề cập tới những thách thức mà tân Thủ tướng đang phải đương đầu thì những “tiếng xì xào” xung quanh vụ xét xử đối với gia tộc Chủ tịch đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) lại được đề cập. Cách đây hơn 2 năm, tờ “Đông á nhật báo” của Hàn Quốc số phát hành ngày 17-3-2006 có đưa một thông tin thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận bởi vấn đề được đề cập khá nhạy cảm. Khi đó, tân Thủ tướng, Chủ tịch LDP Taro Aso đang là Ngoại trưởng và ông buộc phải nghe những cáo buộc từ một người Hàn Quốc từng bị buộc phải làm việc trong các mỏ than của gia tộc Aso. Đây được coi là nhân chứng sống tại phiên tòa khai đình hồi tháng 4-2006.
Theo thống kê, tính đến nay có trên 200.000 người Hàn Quốc từng bị cưỡng bức lao động trong thời kỳ Đại chiến thế giới lần thứ hai làm đơn tố cáo và yêu cầu Chính phủ Nhật Bản xin lỗi và bồi thường cho họ. Trong số hơn 200.000 người kể trên có 8 người từng “lao động khổ sai” trong các mỏ than của gia tộc Aso, nhưng hiện chỉ còn một mình ông Jiang Sheng-xiang, 84 tuổi là còn sống.


Cách đây gần 3 năm, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức đề nghị Chính phủ Nhật Bản mở cuộc điều tra đối với gia tộc Aso sau khi có những bằng chứng cho thấy, họ từng cưỡng bức lao động trong thế chiến thứ hai, nhưng đã bị từ chối. Tuy nhiên, phiên tòa cách đây hơn 2 năm vẫn khai đình cho dù không đạt kết quả.
Điều đáng nói là khi còn làm Ngoại trưởng, ông Taro Aso từng có bài phát biểu khiến người dân Hàn Quốc vô cùng tức giận vì đã đề cập tới vấn đề lịch sử đầy nhạy cảm. Ông Taro Aso nổi tiếng vì những câu nói hớ cho dù từng làm Ngoại trưởng. Theo tài liệu lưu trữ, cùng lời khai của ông Jiang Sheng-xiang, trong thế chiến thứ hai, gia tộc Aso đã thuê tổng cộng 10.623 người vào làm việc tại các mỏ than của họ. Trong thời gian làm việc tại đây đã có rất nhiều người chết vì đói, vì bị đánh đập dã man và bệnh tật...
Mặc dù Nhật Bản thảm bại trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, nhưng gia tộc Aso lại không ngừng mở rộng kinh doanh của họ từ khai thác than tới nhiều lĩnh vực khác như ngân hàng, xây dựng, điện lực, bệnh viện, vận tải biển, lâm nghiệp… và hiện là một trong những tập đoàn lớn, có uy tín, tên tuổi ở Nhật Bản.



Ông Taro Aso được coi là người có bề dày thành tích về mọi mặt và đầy cuốn hút. Và sau 3 lần ra tranh cử Thủ tướng bất thành, cuối cùng ông Taro Aso cũng toại nguyện. Trước khi trở thành Thủ tướng, Chủ tịch LDP, ông Taro Aso từng là Ngoại trưởng, Bộ trưởng Văn hóa, Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Hạ viện, Chủ tịch ủy ban đặc biệt về chính sách than của Hạ viện, Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Nội vụ…


Chiều 24-9, Chủ tịch LDP Taro Aso đã trở thành Thủ tướng thứ 3 của Nhật Bản kể từ năm 2006 mặc dù thất bại trong cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện. Ông Taro Aso đã chính thức thay thế người tiền nhiệm Yasuo Fukuda từ chức sáng 24-9. Khác với nhiều chính khách tại Nhật, Thủ tướng Taro Aso không những chơi thành thạo nhiều môn thể thao, mà còn là một tay súng thiện xạ. Cách đây 32 năm, ông Taro Aso từng được cử đi thi đấu tại thế vận hội Montreal, Canada.



(Theo An ninh Thủ Đô)

Ren Shuyamaru
08-03-2009, 04:12 PM
Yakuza gốc Triều và vụ bắt cóc ông Kim Dae Jung


Trong Thế Chiến II có hơn 2,5 triệu người Triều Tiên bị ép buộc phải sang Nhật phục vụ trong các xí nghiệp chiến tranh. Được gọi bằng cái tên Sanggokujin (tam quốc nhân) đầy miệt thị, họ bị đối xử như những nô lệ. Một bộ phận nam giới bị quân đội Nhật lùa ra mặt trận làm bia thịt, hàng vạn phụ nữ có nhan sắc bị biến thành những nô lệ tình dục phục vụ lính Nhật trên các chiến trường...


http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/trungnn/5-yakuza43.jpg
Hình minh họa.

Chiến tranh kết thúc, Nhật đầu hàng, 2 triệu người Triều Tiên đã được hồi hương, nhưng vẫn còn tới 67 vạn người Triều Tiên khác ở lại. Được giải phóng khỏi kiếp nô lệ, bao nhiêu uất ức, tủi nhục bị dồn nén đã có dịp bung ra, những người Triều Tiên hối hả lao vào buôn lậu, móc ngoặc, thậm chí cả ăn cắp hàng viện trợ Mỹ, nhanh chóng kiểm soát thị trường chợ đen ở một số thành phố lớn của Nhật Bản. Quân đội Mỹ chiếm đóng không tin cậy người Nhật - kẻ cựu thù - nên làm ngơ cho những người Triều Tiên thỏa sức hoành hành, đồng thời cũng để lợi dụng họ trong việc thu thập tin tức.

Chẳng bao lâu, những khu ăn chơi, giải trí sầm uất nhất của thủ đô Tokyo đều thuộc quyền cai quản của những tên gangster gốc Triều Tiên. Chúng độc quyền phân phối hệ thống buôn bán lẻ và các dịch vụ, Pachinko (máy đánh bạc). Để cạnh tranh với sự chèn ép của bọn Yakuza Nhật Bản, năm 1948, 1.500 tên tội phạm Triều Tiên đã tập hợp nhau lại, lập nên cái gọi là Tosei - kai (Đông Thanh Hội) do Hisayuki Machii - kẻ đứng đầu băng tội phạm “Những con hổ Ginza” ở Tokyo - làm thủ lĩnh.

Machii tên thật là Chong Gwon Yong, sinh năm 1923 tại Triều Tiên, con trai một nhà kinh doanh sắt thép. Thuở nhỏ, Chong Gwon Yong học rất tồi và chỉ thích lêu lổng, đánh lộn trên hè phố, bến cảng hơn là thích đến trường. Do công việc kinh doanh của người cha nên trước Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Chong đã từng qua lại giữa Triều Tiên - Nhật Bản tới 8 lần. Y tự đặt cho mình cái tên Nhật là Hisayuki Machii và bắt đầu bước chân vào thế giới tội phạm ở Tokyo.

Chiến tranh kết thúc, Machii nhanh chóng lao vào buôn bán chợ đen, nhiều lần bị quân đội chiếm đóng bắt giữ, một lần bị truy tố về tội giết người. Nhưng nhờ giỏi luồn lách, Machii vẫn lọt lưới pháp luật, càng trở nên nổi tiếng trong giới giang hồ. Dù sống trên đất Nhật, nhưng y vẫn là “người ngoại quốc”.

Lợi dụng vị thế này, Machii đã mở rộng được nhiều mối quan hệ với cả những người đứng đầu Cơ quan phản gián của quân đội Hoa Kỳ tại Nhật (gọi tắt là G2) lẫn những ông trùm của các cộng đồng người Triều Tiên tại Nhật. Machii và băng Tosei-kai đã tích cực giúp quân đội chiếm đóng phá nhiều vụ đình công của phong trào công nhân và những người Nhật cánh tả. Đổi lại, G2 đã làm ngơ, thậm chí còn hậu thuẫn cho Tosei-kai hoạt động và cạnh tranh khốc liệt với các băng Yakuza Nhật Bản.

Không cam tâm chịu cảnh “bẽ mặt” trước sự lấn lướt của những tên tội phạm gốc Triều Tiên, Yakuza Nhật tìm cách chống lại.

Ngay sau khi giành được quyền lực đen ở khu Ginza, những tên Tosei-kai đã lộng hành tới mức dám tổ chức một cuộc tuần hành rầm rộ ngay trước Hoàng cung Nhật Bản tại Tokyo. Tức khí, Guchi Matsuda - trùm băng Matsuchi-gumi ở Tokyo tổ chức một cuộc “trải đệm” nhử những kẻ “ngoại lai” to gan đến. Khi hàng trăm tên tội phạm Triều Tiên tràn vào giữa lòng phố Shimbashi để đập phá các quầy hàng của những người tam quốc nhân Đài Loan thì khẩu súng máy đặt trên nóc một trường tiểu học bất ngờ khạc đạn, bắn thẳng vào đám đông người Triều Tiên đang reo hò chiến thắng khiến chúng phải “bỏ của chạy lấy người”, để lại hàng trăm đồng bọn cả chết lẫn bị thương.

Tại cảng Kobé, nhằm giành quyền kiểm soát các nguồn lợi trên bến cảng, 300 tam quốc nhân Triều Tiên đã xông vào một bốt cảnh sát bắt con tin gây áp lực. Cảnh sát bất lực. Dưới sự “nhờ vả” của thị trưởng thành phố, hơn 1.000 thành viên băng Yamaguchi-gumi theo lệnh ông trùm Kazuo Taoka tấn công vào bốt cảnh sát này bằng súng, kiếm, lựu đạn, giải giới toàn bộ đám côn đồ Triều Tiên manh động…

Sau hai vụ này, hoạt động của các băng gangster Triều Tiên tuy bớt ồn ào hơn, song vẫn hết sức nguy hiểm. Thậm chí, vào năm 1964, Cảnh sát Tokyo còn khám phá được cả một kho thuốc nổ, súng ống ngay trong lòng trụ sở của băng Tosei-kai tại khu Ginza. Thế nhưng, sự hỗn loạn thời hậu chiến đã vô hiệu hóa luật pháp Nhật Bản, không một ông trùm nào của Yakuza Triều Tiên, kể cả Machii, bị tống vào tù lâu quá vài tháng!

Liên minh tội phạm

Thay vì tiếp tục tranh giành, chém giết, các ông trùm lớn của cả hai thế lực Triều Tiên - Nhật Bản cũng chịu ngồi lại để bắt tay nhau nhằm phân chia lợi nhuận. Sở dĩ đang trên thế thắng, các ông trùm Yakuza Nhật Bản lại chịu hạ mình là bởi họ đang nhắm đến mục đích khai thác những nguồn lợi khổng lồ của thị trường chợ đen Hàn Quốc, một công việc không thể thành công nếu không có sự tham gia của những băng đảng Yakuza gốc Triều Tiên.

Với sự hiện diện của 40.000 lính Mỹ, Hàn Quốc vừa là một trung tâm tiêu thụ lớn hàng hóa đến từ Nhật, lại vừa là một cái “mỏ” hàng PX (hàng quân tiếp vụ) có trữ lượng dồi dào. Trong những năm 1960 - 1970, bọn Yakuza từ Nhật Bản hầu như đã khống chế hoàn toàn việc xuất nhập khẩu theo đường tiểu ngạch cho thị trường chợ đen Hàn Quốc, thu được một nguồn lợi khổng lồ.

Tuy nhiên, nguồn lợi đó vẫn không thấm vào đâu so với nguồn lời từ amphetamin, được người Nhật Bản gọi bằng cái tên mỹ miều là “sabu” hay “kim cương trắng”, trong khi lính Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc - những khách hàng thường trực lại gọi chúng là “speed” (tốc độ), crack (bùng nổ) hay “mad” (điên rồ). Ban đầu nguồn amphetamin được đưa từ Nhật Bản sang Hàn Quốc.

Nhưng đến cuối thập niên 60 của thể kỷ XX, dòng chảy đổi hướng. Dưới sự bảo trợ của Yakuza Nhật Bản, Yakuza Triều Tiên đã dựng lên hàng loạt phòng bào chế trên khắp đất nước Hàn Quốc, sau đó chảy ngược về Nhật Bản. Ma túy chế biến ở Hàn Quốc chiếm 70% nguồn cung cấp cho toàn thị trường Nhật Bản. Một nửa thu nhập của Yakuza Nhật Bản là nhờ sản xuất và buôn bán ma túy, với doanh số lên đến hàng tỉ USD mỗi năm trong suốt thập niên 70.

Là người nắm giữ đầu mối của nguồn lợi khổng lồ này, Machii và băng Tosei-kai, dù quân số chỉ chiếm chừng 1,5% Yakuza toàn Nhật Bản vẫn không hề bị lép vế mà ngược lại, vị thế ngày càng quan trọng hơn. Machii trở thành một trong những thủ lĩnh Yakuza quan trọng hàng đầu, làm bạn với cả Thủ tướng Nhật Kishi (1958) lẫn ông trùm của mọi ông trùm Yakuza là Kazuo Taoka.

Mối quan hệ này được bảo trợ bởi một nhân vật khét tiếng và bí hiểm trong nền chính trị kỳ quặc và hỗn loạn của đảo quốc Nhật Bản: Cựu đề đốc Hải quân - tội phạm chiến tranh Yoshio Kodama. Chính Kodama đã nhờ vả ông bạn Triều Tiên Machii đưa 3.000 tên gangster đến bảo vệ thành công cho chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng thống Mỹ Eisenhower năm 1961. Sau đó để trả công, sự nghiệp của Machii đã được kẻ buôn vua của nền chính trị Nhật Bản là Kodama bảo trợ.


Dưới chế độ độc tài Park Chung Hee không những nền dân chủ bị bóp nghẹt mà ngay cả các tổ chức tội phạm cũng đừng hòng tồn tại, nếu chúng không được sự “cho phép” của KCIA, được Park Chung Hee thành lập năm 1961 với 3.000 nhân viên “đặc biệt tinh nhuệ” và đã nhanh chóng tăng lên tới 100.000 tên chỉ ít năm sau đó. KCIA là một tổ chức siêu quyền lực, có thể bắt bớ, thủ tiêu bất kỳ ai mà họ cho là thù địch, không cần đến phán quyết của tòa án. Lẽ tất nhiên, hoạt động phạm tội của Machii và những tên đồng đảng không thể qua mặt được bộ máy quyền lực khủng khiếp này. Nhưng KCIA đã làm ngơ…

Số là, khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, người Triều Tiên ở Nhật Bản cũng phân hóa sâu sắc thành hai phe và chống đối nhau kịch liệt. Các Hiệp hội Chongyon ủng hộ phe miền Bắc Cộng sản. Nhóm Mindan ủng hộ miền Nam… Không chút do dự, toàn bộ những tên vô lại dưới trướng Machii đều ủng hộ các thủ lĩnh phe Mindan chống cộng. KCIA đã tiếp sức, hậu thuẫn và tất nhiên sau đó là lợi dụng chúng như một giải pháp chính trị.

Rất nhanh, Machii đã trở thành người trung gian dàn xếp các cuộc gặp gỡ, thương lượng giữa các chính khách cực hữu Nhật Bản với các nhân vật quan trọng trong chính phủ độc tài Park Chung Hee, tiến tới việc ký kết hiệp ước bình thường hóa quan hệ Nhật - Hàn. Để tưởng thưởng, Tổng thống Park Chung Hee từng cho phép Machii và cựu đề đốc Kodama hội kiến.

Vụ bắt cóc Kim Dae Jung

Trong kỳ bầu cử năm 1971, Park Chung Hee chỉ giành thắng lợi nhờ gian lận, trong khi dù thua cuộc, uy tín của ứng cử viên dân chủ Kim Dae Jung vẫn ngày càng lên cao. Ông tiếp tục bôn ba khắp nhiều nước, vận động cho việc lập lại dân chủ và nhân quyền ở Hàn Quốc. Kết quả, ngay sau cuộc tổng tuyển cử năm 1971, xe hơi của ông Kim đã bị một chiếc xe tải đâm vào khiến ông bị thương nặng, ba người đi cùng xe với ông thiệt mạng. Sau này, nhà chức trách Hàn Quốc đã thừa nhận: Chính KCIA là tác giả.

Biết nguy cơ đang rình rập, nhưng ông Kim vẫn không ngừng hoạt động. Mùa hè năm 1973, ông được mời đến Tokyo để nói chuyện với một số hiệp hội kiều dân Hàn Quốc. Khi ông đến Nhật, bạn bè ông đã cho biết: Bọn Yakuza Triều Tiên sẽ tổ chức ám hại ông. Do đó, tại Tokyo, Kim Dae Jung phải thường xuyên cảnh giác, đổi khách sạn như cơm bữa.

Sáng 8/8/1973, sau hai giờ đàm đạo với Yang In Tong, một chính khách Triều Tiên, ông Kim rời phòng khách sạn Grand Palace ở Tokyo. Chưa kịp vào thang máy, ông đã bị một tốp thanh niên lạ mặt ập đến lôi vào căn phòng bên cạnh đấm đá, sau đó chụp khăn thuốc mê lên mặt và bí mật đưa xuống tầng hầm nhét vào cốp một chiếc xe hơi đậu sẵn. Bị trói và bịt mắt, miệng bằng băng dính, Kim Dae Jung hoàn toàn không thể kêu cứu, bị những kẻ bắt cóc chở ra một chiếc tàu nhỏ đang neo sẵn dưới vịnh Osaka.

Nhưng nhà chức trách Hoa Kỳ và Nhật Bản đã phát hiện ra vụ việc, lập tức cho trực thăng đuổi theo, cùng với sự phản đối quyết liệt gửi thẳng đến Chính phủ Park Chung Hee. Do đó, đến phút chót, lệnh thủ tiêu ông Kim đã bị bãi bỏ. Những vật nặng và dây trói trên tay chân ông được cởi bỏ.

Chiếc tàu nhỏ cập bến Phu San (Hàn Quốc) vào ngày hôm sau. Ông Kim được đưa về Seoul giam hai ngày, sau đó được thả ra vào ban đêm một cách bí mật, cách nhà riêng của ông chưa đầy trăm mét. Sau một thời gian bị quản thúc, Kim Dae Jung lại bị điệu ra tòa, bị tuyên án tử hình. Khi Park Chung Hee bị ám sát, bản án này đã suýt nữa được Chun Doo Hwan, nhà độc tài kế nhiệm thi hành. Nhưng chân lý đã thắng, cuối cùng Kim Dae Jung vẫn sống, để sau đó trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Hàn Quốc.

Cảnh sát Nhật đã không mất quá nhiều thời gian cũng vẫn lần ra manh mối thủ phạm. Ngay tại hiện trường gây án, dấu vân tay của Kim Dong Won, “sếp” KCIA tại Tokyo vẫn còn rõ nét. Một trong những chiếc xe gây án cũng được xác định là của Phó lãnh sự Hàn Quốc tại Yokohama. Có khoảng 20 - 25 tên vô lại tham gia vào vụ bắt cóc, dưới sự chỉ đạo của chính Park Chung Hee. Thế nhưng, chính trị vốn là một trò ú tim, sau nhiều thập kỷ, Cảnh sát Tokyo vẫn không đưa ra một kết luận chính thức nào cả.

Chỉ có một chi tiết là không ai chối cãi: Trước khi vụ án xảy ra, Machii đã cho thuê gần như toàn bộ tầng lầu khách sạn mà ông Kim đã thuê phòng. Sau đó Machii đã để cho KCIA sử dụng hết tất cả các phòng này. Tuy nhiên, báo chí Nhật tuyệt đối không dám đăng tải các thông tin này vì sợ tay chân Machii trả thù. Xem ra, ngay trên đất Nhật, sức mạnh tội ác của những tên Yakuza gốc Triều Tiên vẫn còn là một nỗi ám ảnh lâu dài..


(theo CAND)

Ren Shuyamaru
11-05-2009, 01:15 AM
Trùm mafia Nhật Tadamasa Goto giã từ thế giới ngầm?



Ngày 8/4 vừa qua, Tadamasa Goto, 66 tuổi, một trong những ông trùm của tổ chức yakuza khét tiếng bạo lực đã quy theo đạo Phật. Liệu đây có phải thật sự là hành động cải tà quy chính của một tay giang hồ hay chỉ là động thái nhằm tránh bị kẻ thù ám sát?



http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/maiphuong/20_tada851.jpg
Tadamasa Goto

Một đoàn xe Limousine màu đen bóng loáng lăn bánh lạo xạo trên con lộ nhỏ dẫn vào một ngôi chùa trên núi nằm cách Tokyo 1h ôtô chạy. Từ trên xe một ông già bước xuống với 4 vệ sĩ to con vây quanh. Đó chính là Tadamasa Goto, một trong những ông trùm yazuka nguy hiểm nhất hiện nay ở Nhật Bản.

Goto chậm rãi bước vào điện Phật và bắt đầu nghi thức quy y trang nghiêm. Người ta đã so sánh sự kiện Goto với John Gotti, trùm mafia Italia nổi tiếng cũng đã trút bỏ bộ cánh bảnh bao để khoác lên người chiếc áo thầy tu trong một nhà thờ Công giáo. Hiện nay, ông trùm của tập đoàn yakuza Yamaguchi-gumi lớn nhất nước Nhật chỉ dành thời gian để tụng kinh và suy ngẫm về quá khứ giết người, bắt cóc tống tiền và buôn ma túy... của mình.

Jishu Tsukagoshi, nhà sư trẻ tuổi của ngôi chùa Jiganji, nói: "Tôi tin tưởng ông ta thật sự rũ bỏ quá khứ và muốn thay đổi. Nhưng sự quy đạo này có thật hay không thì hãy để thời gian trả lời". Có lẽ không ai - ngoại trừ chính Goto - biết được nguyên nhân của sự việc này. Giả thuyết được nhiều người tin nhất là Goto đang trên đường trốn tránh âm mưu ám sát của thế giới ngầm.

Trong năm 2008, Tadamasa Goto - mệnh danh "John Gotti của Nhật Bản - được báo chí trên khắp thế giới nhắc đến nhiều sau khi có tin về sự thỏa thuận giữa ông ta và chính quyền Mỹ. Để được vào Mỹ phẫu thuật cấy ghép gan ở Trung tâm Y khoa Đại học ở Los Angeles, Goto chấp thuận hợp tác với FBI.

Và ngày 18/5/2001, FBI đã sắp xếp cho Tadamasa Goto bay đến Mỹ. Hợp tác với FBI, ông trùm Goto sẵn sàng phá vỡ luật im lặng của yakuza về những hoạt động của tổ chức này trên đất Mỹ, tên tuổi những trùm tội phạm khác. Bác sĩ phẫu thuật cho Goto là Ronald Busuttil và lá gan được ghép cho ông ta là của một cậu bé 16 tuổi chết vì tai nạn giao thông.

Sau ca phẫu thuật, Goto đã tặng cho bệnh viện 100.000 USD để thành lập Quỹ nghiên cứu Goto! Trung tâm y khoa sau đó đã bị chỉ trích kịch liệt vì Goto và 3 thành viên yakuza khác đã vượt qua vài trăm bệnh nhân đang xếp hàng chờ cấy ghép.

Tháng 10 năm ngoái, ban lãnh đạo của Yamaguchi-gumi đã chính thức khai trừ Goto ra khỏi tổ chức. Jake Adelstein, nguyên phóng viên về tội phạm của tờ Yomiuri Shimbun, nói: "Hiện nay có rất nhiều người muốn giết chết Goto bởi vì cái đầu của ông ta được yakuza ra giá rất cao".

Jake Adelstein từng nhận được những lời đe dọa ám sát trước khi công bố thông tin về vụ ghép gan của Goto ở Mỹ và cũng kể từ đó nhà báo luôn sống dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của FBI.


http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/maiphuong/20_ngoi851-to.jpg
Ngôi chùa nơi Goto quy y.

Viễn cảnh về một cuộc chiến đối đầu giữa băng nhóm ly khai của Goto, gọi là "Goto-gumi", và tổ chức lớn mạnh Yamaguchi-gumi là không tránh khỏi và chính sự thật khủng khiếp đó đã khiến ông trùm này đêm ngày mất ngủ. Về phần ngôi chùa cổ 400 năm tuổi Jiganji này người ta cũng có mối hoài nghi. Nhà sư trụ trì chùa là người có quan hệ với ông trùm yakuza trong suốt 2 thập niên.

Tại sao một bố già đã trải qua phần lớn đời mình trong giới giang hồ lại chọn ngôi chùa hẻo lánh này để quy y? Có lẽ đồng tiền có dính líu trong chuyện này. Nhưng sư trụ trì không bình luận gì. Goto cũng liên quan đến cái chết của Juzo Itami, đạo diễn phim đã bôi bác "hình ảnh" của yakuza trong một bộ phim của ông.

Năm 2006, Goto và anh trai cả Masato bị bắt giữ vì tội gian lận trong kinh doanh bất động sản và sát hại một người đàn ông dám chống đối băng nhóm Goto-gumi. Tadamasa Goto đã tích lũy được một gia tài khổng lồ nhờ các hoạt động bất hợp pháp như tổ chức hoạt động mại dâm, bảo kê, buôn lậu ma túy, bắt cóc tống tiền, cờ bạc.

Bọn tay sai của Goto gây khiếp đảm cho mọi người với những hành vi cực kỳ bạo lực. Bọn chúng sẵn sàng san bằng các doanh nghiệp nào từ chối nộp tiền bảo kê và hành hung dã man những nạn nhân ngay trước mặt gia đình họ.

Năm 1999, một hồ sơ của Cảnh sát Nhật Bản tiết lộ "để đạt được mục đích, Goto sử dụng bất cứ biện pháp gì cần thiết hay có thể". Goto cũng tận dụng sách lược "cây gậy và củ cà rốt" để quản lý bọn tay sai.

Theo đánh giá của Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản NPA, yakuza gồm khoảng 80.000 thành viên, trong đó tổ chức hùng mạnh nhất Yamaguchi-gumi gồm 40.000 thành viên nổi tiếng là "Wal-Mart của yakuza". Chỉ tính riêng ở Tokyo, cảnh sát đã xác định được hơn 800 công ty do yakuza quản lý, trong đó bao gồm các ngành đầu tư và kiểm toán, xây dựng và kinh doanh siêu thị.

Trong cuốn sách "Yakuza: Thế giới ngầm tội phạm của Nhật Bản" do Đại học Báo chí California xuất bản năm 2003, đồng tác giả và nhà báo David Kaplan cũng mô tả băng đảng Goto-gumi của Tadamasa Goto là một bộ phận cực kỳ tàn ác và bạo lực của tập đoàn tội phạm lớn nhất nước Nhật - Yamaguchi-gumi.

FBI từ lâu đã nghi ngờ yakuza hoạt động rửa tiền trên đất Mỹ thông qua những công ty bình phong của Yamaguchi-gumi và James Moyhihan. Có lẽ đó là lý do buộc FBI phải tạo một thỏa thuận hợp tác với ông trùm Tadamasa Goto.

Những nghi ngờ đối với Yamaguchi-gumi được xác định từ mùa thu năm 2003, khi các đặc vụ của Cơ quan Hải quan và Nhập cư Mỹ IEC phát hiện được vài trăm triệu USD bí mật trong các tài khoản casino của Mỹ và hệ thống ngân hàng của Susumu Kajiyama, ông trùm người Nhật nổi tiếng là "vua cho vay cắt cổ". Cuối năm 2003, Cảnh sát Tokyo đã phát hiện và thu giữ được 2 triệu USD tiền mặt trong một két sắt an toàn của Kajiyama ở Nhật Bản.


(CAND)