PDA

View Full Version : đề bệnh không từ miệng mà ra.



Taichi
17-02-2006, 07:03 PM
Vấn đề gặp phải là việc lựa chọn thức ăn như thế nào, bảo quản ra sao để các thức ăn lưu trữ này vẫn sử dụng được mà không gây nguy hại. Ngộ độc thực phẩm không bao giờ chỉ là vấn đề của các bếp ăn tập thể, mà còn là "kẻ thù rình rập" của các bếp ăn gia đình. Tuy nhiên, điều này có thể hạn chế khiến bà nội trợ được hướng dẫn cách lựa chọn một số loại thực phẩm, chủ yếu là thực phẩm trong siêu thị và cách bảo quản an toàn.

Lựa chọn thực phẩm
Trước khi mua một loại thực phẩm nào, nhất là thực phẩm đóng hộp, nên dành ra ít phút để xem xét, đọc kỹ nhãn hiệu, đó là cách tốt nhất để phát hiện ra những khiếm khuyết trước khi quyết định mua.

Không nên mua (đối với thực phẩm đóng hộp):

Hộp thực phẩm đã bị phồng. Khi hộp bị phồng tức là thức ăn bên trong đã thiu và vi khuẩn đã phát sinh trong đó. Các loại hay gặp là: Nước trái cây, phô mai tươi, sữa chua. Những thực phẩm này khi đóng hộp hầu như không qua giai đoạn tiệt trùng, nhiệt độ môi trường cao hơn quy định thì thức ăn sẽ bị hỏng

Sản phẩm chế biến từ sữa và các hàng thức ăn chế biến (xúc xích, thịt hun khói, các loại chế biến sẵn) không để trong tủ mát. Những loại thực phẩm này bắt buộc phải giữ lạnh trong tủ mát, do đó không nên mua các loại thực phẩm này khi cửa hàng không bảo quản bằng tủ mát.

Các loại thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh đã quá hạn. Cần xem kỹ hạn dùng, loại thực phẩm này có thể gây ngộ độc thức ăn khi quá hạn dùng.

Các loại thực phẩm dạng đông lạnh hay giữ lạnh để bị lệch ra ngoài chỗ bảo quản, hoặc nhô lên khỏi tủ lạnh. Quy định chung thường là các loại thức ăn này phải nằm lệch xuống dưới hay vào trong nếp tủ lạnh 5cm.

Những loại thực phẩm đông lạnh đã có nước đá đông dính vào giữa hai túi hoặc có nước đá đông bên trong túi. Dấu hiệu này chứng tỏ là thực phẩm đã được lấy ra ngoài sau đó tái đông lạnh, và có thể bị mất phẩm chất. Nếu bên trong túi thực phẩm có nước đá đông, chứng tỏ nước chảy ra từ chính loại thực phẩm đó, làm cho mùi vị và chất lượng thức ăn cũng sẽ bị biến đổi.

Bao bì và túi đựng thực phẩm có dấu xé hoặc dán lại. Có thể thức ăn bên trong đã bị hỏng, hoặc mất chất lượng.

Nên kiểm tra kỹ:

Phô mai được bọc giấy trong, cẩn thận mốc có thể mọc lên ở trong đó.

Kiểm tra nhãn hiệu. Nhãn hiệu thực phẩm có chất lượng thường cung cấp đầy đủ thông tin, đặc biệt thông tin về cách thức bảo quản và thời hạn sử dụng.

Xử lý thực phẩm sau khi mua

Một số thực phẩm đông lạnh sau khi mua nên bọc gói ít nhất là thêm vài lớp giấy để hạn chế sự thay đổi nhiệt độ của thức ăn trên đường về tới nhà. Vào siêu thị, nên lấy bỏ vào xe đẩy những đồ khô trước, những loại thực phẩm tươi cần bảo quản trong môi trường lạnh thì nên mua sau cùng, và nên đem về ngay, càng sớm càng tốt, và nên để ngay chúng vào tủ lạnh khi về đến nhà.

Cách bảo quản một số loại thực phẩm

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh
Tủ lạnh có thể làm tăng khả năng chịu đựng của thực phẩm, làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn, cũng như làm chậm các biến đổi hoá học xảy ra bên trong thực phẩm.

Với những thực phẩm không đông lạnh

Các loại thịt băm, phủ tạng, thịt gia cầm, đồ biển còn tươi sống là những loại có nguy cơ cao bị hỏng nhanh hàng loạt và có thể gây ngộ độc thức ăn, do đó cần chú trọng đặc biệt. Một số loại vi khuẩn nằm trong các loại thực phẩm này có thể sống và phát triển được ngay trong cả môi trường tủ lạnh. Do đó các thức ăn này nên giữ ở 0 độ C, và chỉ tối đa là 3 ngày. Các loại thức ăn thịt, đồ biển này cần phải đun nấu kỹ ở nhiệt độ tối thiểu là 75 độ C.

Với thịt tươi, nếu bọc thì giữ được 3 ngày, nếu không bọc giữ được 5 ngày trong điều kiện nhiệt độ 0-3 độ C.

Loại thịt được gói bọc thì giữ được nước và phẩm chất, nhưng bề mặt là nơi vi khuẩn dễ phát triển, và làm cho thịt trở nên có mùi sau 3 ngày. Khi đã có mùi nên vứt bỏ không dùng nữa. Loại thịt đã được xử lý có thể giữ được đến vài ba tuần trong điều kiện 0-3 độ C, thế nhưng bề mặt nó có thể bị khô, biến màu, mất mùi.

Những thức ăn đã hỏng rồi thì cần phải bỏ đi ngay, vì nó sẽ lây lan qua những thứ khác.

Những loại thức ăn dễ hỏng nhất (ví dụ đồ biển) nên để vào phần trong cùng, hay phần lạnh nhất của tủ. Các loại thức ăn đã đun nấu rồi thì nên đậy kín, khi để trong ngăn lạnh nên để ngăn trên. Các loại chưa đun nấu để ngăn dưới. Điều này có thể làm giảm thiểu việc lan truyền vi khuẩn từ thức ăn chưa nấu sang thức ăn đã nấu chín.

Các loại thức ăn nặng mùi, như đồ biển, một số loại phô mai cần phải gói kỹ, và nên tránh để lâu bên cạnh các thức ăn khác như sữa, kem và những thứ dễ bắt mùi.

Các loại giấy kiếng gói thức ăn tuy không ngăn được sự hấp mùi nhưng cũng tốt khi dùng trong thời gian ngắn, và nhất là ngăn không cho nước bên trong thức ăn rò rỉ ra ngoài. Các loại hộp chứa bằng nhựa và thuỷ tinh rất hữu dụng để đựng thức ăn trong tủ lạnh.

Các thực phẩm đông lạnh

Thực phẩm đông lạnh là những loại thực phẩm được giữ ở nhiệt độ rất thấp, khoảng -180 độ C, và gần như không thể nào bị hư hại. Tuy nhiên, việc làm tan đá, hoặc thậm chí chỉ tăng nhiệt độ bảo quản mà không tan đá cũng có thể làm thức ăn bị hư hại.

Nhiều loại thực phẩm đông lạnh có chứa mỡ có thể bị ôi trong quá trình bảo quản, thức ăn càng chứa nhiều mỡ, nhiệt độ bảo quản càng tăng lên thì quá trình thiu ôi diễn ra càng nhanh. Các loại thịt đã đun nấu có một lượng muối lớn ví dụ như thịt muối càng có xu hướng thiu ôi nhanh hơn và thời gian lưu trữ ngắn hơn.

Các loại thực phẩm khử nước đông lạnh cũng có nguy cơ giảm chất lượng. Khi túi mở mà gói lại không kín trong khi lưu trữ thì bề mặt thức ăn bị khô, biến chất.

Cần lưu ý thực phẩm đông lạnh là phải để ngay vào ngăn đông lạnh ngay khi mua về. Rất khó nhận định được mức độ ăn toàn về việc bảo quản thức ăn đông lạnh bằng ngăn đông lạnh ở điều kiện gia đình. Nhiệt độ càng tăng lên thì thời hạn lưu trữ thức ăn càng ngắn lại. Do đó chỉ nên mua thực phẩm đông lạnh khi cần thiết, vì ngăn đông lạnh ở gia đình có thể không đủ lạnh để giữ thức ăn được lâu như ý muốn. Tuy vậy, giữ được thức ăn đông lạnh ở nhiệt độ -15 độ C đến -12 độ C trong một vài tuần thì cũng không ảnh hưởng gì đến chất lượng thức ăn cả.

(to be continued)

Taichi
17-02-2006, 07:04 PM
Phải nấu thức ăn đông lạnh như thế nào?

Một số thực phẩm đông lạnh, đặc biệt rau củ cần phải nấu ngay sau khi đem ra khỏi ngăn lạnh. Rau đông lạnh thường đã được trụng tái trước khi cho đông lạnh, nên cần đun nấu ngay khi lấy ra khỏi tủ lạnh, vì chúng dễ thâm khi tiếp xúc với ánh sáng.

Đối với các miếng thịt đông lạnh khổ lớn, cần phải làm tan đá trước khi nấu. Để làm tan đá hoạc sử dụng chế độ xả đá trong lò vi sóng, hoặc để nguyên bọc đặt dưới vòi nước lạnh chảy liên tục. Tuy nhiên trong trường hợp cần phải nấu ngay trước khi làm tan đá thì phải đun kỹ hơn, tốt nhất là sử dụng nhiệt kế chuyên dụng để đo nhiệt độ thức ăn, để đảm bảo nhiệt trong giữa miếng thịt đạt tối thiểu 71 độ C khi đun nóng trong tình trạng đông đá. Đối với các loại thịt đã cắt nhỏ trước khi đông lạnh thì có thể nướng hoặc chiên rán trực tiếp trong tình trạng còn đang đông.

Nói chung các loại thực phẩm đông lạnh, một khi đã lấy ra khỏi ngăn lạnh là không nên để đông lạnh trở lại nữa. Vẫn có thể lưu giữ những thực phẩm đông lạnh đã lấy ra trong ngăn lạnh của tủ lạnh khoảng 48 giờ sau, với điều kiện là thức ăn này được xả đá trong tủ lạnh, rồi sau đó mới để vào tủ lạnh trở lại. Trong mọi trường hợp, tốt hơn hết là nên tránh xả đá thực phẩm đông lạnh bên ngoài tủ lạnh, và một khi đã xả đá kiểu này là phải nấu ngay, không nên cất lại vào tủ mát nữa, nếu không nấu hết thì tốt nhất là vứt bỏ phần thừa để tránh bị nhiễm khuẩn.

Về thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp là các loại thực phẩm đóng trong hộp thiếc, hộp nhôm; tuy nhiên nhiều loại được đóng gói trong lọ thuỷ tinh, hộp nhựa, túi giấy tráng nylon và các sản phẩm được xử lý bằng nhiệt độ cao cũng được coi là thực phẩm đóng hộp. Hầu hết thực phẩm đóng hộp là thực phẩm đã được tiệt trùng trong quá trình chế biến, có nghĩa là các loại vi khuẩn gây bệnh có thể hiện diện trong thức ăn đều đã được tiêu diệt, cho nên các loại hộp thức ăn này chỉ cần để trong điều kiện thường, chỗ mát. Nhưng cần phải chú ý nếu hộp bị phồng hay rò rỉ là phải vứt bỏ ngay. Bất kỳ những loại đồ hộp nào có ghi nhãn "bảo quản dưới 40 độ C" thì phải cất trong tủ lạnh. Một điều lưu tâm là cần phải đọc kỹ các nhãn hộp thực phẩm trước khi cất đi.

Khi hộp đã mở, thì việc bảo quản như mọi thức ăn tươi. Một số loại có thể giữ trong hộp chứa, một số loại không nên chứa trong hộp thiếc đựng thức ăn, vì lượng acid hoặc muối như nước trái cây hoặc sản phẩm làm từ cà chua có thể làm hỏng hộp và làm thức ăn hỏng theo. Nếu hỏng, thì thức ăn cũng có thể bị nhiễm mùi kim loại, thức ăn chứa nồng độ thiếc cao có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, quặn ruột, chướng bụng, sốt, đau đầu. Các triệu chứng này chỉ thoáng qua và dường như không có hậu quả kéo dài. Tuy nhiên, sau khi mở hộp nên chuyển thức ăn sang đồ đựng bằng sứ hay nhựa plastic. Những thức ăn hộp còn thừa mà đã đổi màu, có mùi rồi là nên bỏ đi, không nên nếm thử nữa.

Một điểm mà các bà nội trợ nên ghi nhớ, là nhiệt độ bảo quản thức ăn cực kỳ quan trọng. Nhiệt độ giữa 40 độ C đến 60 độ C là vùng nhiệt độ nguy hiểm, các vi khuẩn gây ngộ độc có thể phát triển. Tất cả các loại đồ ăn thức uống đều không được để trung vùng Nhiệt độ nguy hiểm này.
(theo netmode)

BioShock
21-02-2006, 06:16 PM
khó quá nhỉ ? DIE chỉ biết mua rồi ăn thôi ! Về sau phải cẩn thận hơn mới đc ><

Taichi
21-02-2006, 06:36 PM
đúng rồi đó.nếu mà tuân thủ hết mấy cái này mà trong khi ngoài chợ toàn bán đồ như trên thì có mà ăn không khí để sống./

BioShock
21-02-2006, 07:28 PM
Lèm nhớ lần trứoc mua cereal toàn dòi ko, thấy ghia quá, uổng là hông kiện đc nó. Từ đó bỏ ăn cái quỉ này lun ><