PDA

View Full Version : Đại học Tokyo!



anhtoan
03-11-2008, 05:53 PM
http://hoxuanthienthu.vnweblogs.com/gallery/2067/dai%20hoc%20Tokyo.jpg
Ai xem dragon zakura chắc đều biết trường này rồi nhỉ!
Lịch sử:
Trường được thành lập bởi chính phủ Minh Trị vào năm 1877 với tên như hiện nay bằng cách hợp nhất các trường Tây y cũ của chính phủ. Trường đã được đổi tên thành Đại học Đế quốc (帝國大學 Teikoku daigaku) năm 1886, và sau đó là Đại học Đế quốc Tokyo (東京帝國大學 Tōkyō teikoku daigaku) năm 1887 khi hệ thống đại học đế quốc được hình thành.

Năm 1947, sau khi Nhật thất bại ở Thế chiến thứ hai, trường lấy lại tên ban đầu. Với sự bắt đầu của hệ thống đại học mới năm 1949, Todai sáp nhập trường trước đó là Trường trung học đệ nhất (ngày nay là Khu đại học Komaba) và cựu Trường trung học Tokyo, là trường mà từ đó chịu trách nhiệm giảng dạy sinh viên đại học năm đầu và năm hai, trong khi các khoa của campus Hông chính chịu trách nhiệm các sinh viên năm thứ 3 và thứ 4. Từ năm 2004, Đại học Tokyo đã được hợp nhất vào Liên đoàn đại học quốc gia theo sắc luật áp dụng cho các trường đại học quốc gia. Trường hiện chịu quản lý một phần của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản.

Thông tin tổng quát:

Trong các chuyên ngành học hàn lâm được dạy ở trường, có lẽ trường này nổi danh nhất về các khoa khoa học và công nghệ. Ngoài ra, trường còn là nơi đã đào tạo nhiều chính khách nổi tiếng của Nhật Bản tuy nhiên quyền lực của trường đang giảm dần. Ví dụ: tỷ lệ cựu sinh viên của trường ở chức thủ tướng là 2/3, 1/2, 1/4, 1/5 và 1/6 lần lượt trong thập niên 1950, thập niên 1960, thập niên 1980, thập niên 1990. Đại học Tokyo được xem là một trong những trường danh tiếng nhất, với 6 đối thủ kia thuộc nhóm 7 Đại học, là Đại học Hoàng gia trước Thế chiến thứ hai, đặc biệt là Đại học Kyoto. Trong lĩnh vực khoa học, Đại học Kyoto sản sinh nhiều người đoạt giải Nobel hơn.

Xếp hạng những trường đại học ở châu Á:
1. Đại học Tokyo
2. Đại học Kyoto
3. Đại học Quốc gia Úc
4. Đại học Osaka
5. Đại học Tohoku
6. Đại học Do Thái Jerusalem
7. Đại học Melbourne
8. Viện kỹ thuật Tokyo
Theo wikipedia

meocon131188
03-11-2008, 06:22 PM
Tên gọi tắt của ĐH Tokyo là Todai! Đúng là Todai mạnh về mảng khoa học công nghệ.Theo mình biết thì ĐH Waseda mới là nơi đào tạo ra chính trị gia.Mình có bạn ở 1 số trường ĐH cũng thuộc hàng tuyển của NHật như Meiji,Hitotsubashi,Waseda... nhưng Todai thì chưa có.

kiyokumo
03-07-2009, 12:57 AM
trường Tokyo đào tạo những ngành nào vậy?

GrassFairy
09-07-2009, 07:24 AM
Theo wiki thì Todai có 6 người đoạt giải Nobel. Trường có 30000 sinh viên mà chỉ có 2100 là sinh viên ngoại quốc thôi. Đây là 10 khoa của Todai:

Faculties

* Law
* Medicine
* Engineering
* Letters
* Science
* Agriculture
* Economics
* Arts and Sciences
* Education
* Pharmaceutical Sciences
* History
* Environmental Studies

Các ngành đào tạo sau đại học:

Graduate schools

* Humanities and Sociology
* Education
* Law and Politics
* Economics
* Arts and Sciences
* Science
* Engineering
* Agricultural and Life Sciences
* Medicine
* Pharmaceutical Sciences
* Mathematical Sciences
* Frontier Sciences
* Information Science and Technology
* Interdisciplinary Information Studies
* Public Policy

Các viện nghiên cứu trong trường:
Research institutes

* Institute of Medical Science
* Earthquake Research Institute
* Institute of Oriental Culture
* Institute of Social Science
* Institute of Industrial Science
* Historiographical Institute
* Institute of Molecular and Cellular Biosciences
* Institute for Cosmic Ray Research
* Institute for Solid State Physics
* Ocean Research Institute
* Research Center for Advanced Science and Technology

Tớ có quen một chị tốt nghiệp PhD ở Todai. Nghe chị ấy kể quá trình học hành ở đó khủng khiếp lắm. Sinh viên phải tự mình tìm hướng, tự mình tìm lấy quá trình nghiên cứu. Tính tự lập rất cao. Nói chung ai hơi yếu, khả năng chịu stress không ở mức siêu phàm thì tránh Todai ra cho nó lành. Chứ nói dại học giữa chừng lại nhảy lầu hay trở nên tưng tửng thì uổng đời lắm. Tớ nghĩ đời có nhiều thứ cần quan tâm chứ không chỉ riêng chuyện học.

jupiter
12-09-2009, 07:40 PM
đại học này hay nhỉ
nhưng tớ thích hitostubashi hơn,chuyên đào tạo về các ngành nhân văn
có đúng ko nhỉ, nghe cái chú đi du học Nhật về nói thế

takahashi
05-11-2009, 04:24 PM
TODAI thì khỏi phải bàn rồi người nhật họ nhìn những sinh viên học ở đây bằng con mắt đầy kính trọng ,hàng đầu nhật bản mà

Jisa
29-11-2009, 08:50 PM
Cũng tùy thôi. SV nam ở Todai đúng là nghe oai thật nhưng nếu xét về độ cool, thời trang và tính hài hước thì tớ thấy bên Keio và Waseda hơn hẳn.
Sakurai Sho và Hiro Mizushima là 2 điển hình của Keio boys :hurry:

|Haru|
30-11-2009, 01:11 PM
Todai có cảm giác đào tào ra tầng lớp trí thức cao, kiểu chỉ có học học và học í, sợ lắm :))

hoanganhmakio
17-04-2010, 10:23 PM
Ủa trong Dragon Zakura tên trường là Todai mà pạn..?

arashi5
17-04-2010, 10:58 PM
^
thì Todai là tên gọi tắt của Đại học Tokyo.

sao mà cái trường đẹp dã man khủng khiếp vậy :dead1: còn cái Akamon nữa :dead1: mình thì không bao h KHÔNG BAO H có cái mơ ước hão huyền là được vô đó học :)) (mình chỉ muốn vào Keio thôi :">).
nhìn cái list top University của châu Á... top 8 Nhật chiếm hết 5 8-} thật là khâm phục quá :loi: mong 1 ngày đc vào tham quan Todai :D

usapig
17-04-2010, 11:19 PM
Todai đẹp lắm ý, nhất là mùa thu có lá vàng.
Vào học Todai cũng khó thật, nhg với người nước ngoài vẫn đc nới lỏng hơn so với người Nhật, vì người nước ngoài thì họ ko dùng, nên thời hạn tốt nghiệp có thể vẫn như bình thường, nhg với người Nhật thì có người đến 9 năm vẫn chưa tốt nghiệp đc là chuyện bình thường (cao học ý). còn kiểu học nhiều căng thẳng quá nhảy lầu hay phát điên cũng nhiều :(
tất nhiên là vì Todai là 1 trong những trường hàng đầu thế giới, toàn người học giỏi nên việc ko cool hay vui tính bằng Keio/Waseda cũng ko có gì lạ.
Nhg bên cạnh đó thì có nhiều học viên cao học tại Todai đạo luận văn, vụ gần đây nhất là 1 lão ở Pakistan hay gì đó đạo cách đây 3-4 năm, giờ mới phát hiện ra và bị thu lại bằng, cả hội đồng cũng bị đem ra xử :(

nguoixemphim
05-05-2010, 12:01 AM
Đại học tokyo vốn từ lâu là mong ước cuae mình vào học chuyên ngành công nghệ thông tin nhưng nghe bạn bảo học căng thẳng quá dẫn đến tự tử thì bây giờ lại cảm thấy sợ sợ

A_mai
05-05-2010, 12:20 AM
Tokyo là trường hàng đầu châu Á mà và trên thế giới thì cũng có năm đứng thứ 13 i'. chắc là nằm mơ mới dám nghĩ mình đến dc đó
chuyện tự tử là có thật i'
Keio cũng có tiếng gần bằng Tokyo i' nhưng Keio là dân lập nên học phí mắc hơn
@arashi5 : bit sao mún vào keio rui` nhá :hehe:

sa-chan
05-05-2010, 04:12 PM
Năm nay là #3 trên toàn thế giới mà? *muốn vào học mà dễ nhảy lầu tự tử vs điên thế này thì đi lui -.-*

http://www.globaluniversitiesranking.org/index.php?option=com_content&view=article&id=94&Itemid=131

yuki_rika5
19-11-2010, 03:32 PM
trường nào đào tạo nghề , về tài chính kinh tế , tốt ở nhật hả các anh chi

Mùa Thu Màu Xám
14-07-2012, 01:36 AM
http://1.bp.blogspot.com/-9ggFfyda-cM/T5EQ4h52MBI/AAAAAAAAlUY/OdvXL_FRjXQ/s1600/Tokyo+university+(9).jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c2/UnivOfTokyo_logo.svg/220px-UnivOfTokyo_logo.svg.png


Khái quát về Đại học Tokyo (http://japanest.com/forum/showthread.php/62928-Gioi-thieu-Dai-hoc-Tokyo?p=546313&viewfull=1#post546313)
Niên đại lịch sử (http://japanest.com/forum/showthread.php/62928-Gioi-thieu-Dai-hoc-Tokyo?p=546332&viewfull=1#post546332)

Các khoa:

Luật (http://japanest.com/forum/showthread.php/62928-Gioi-thieu-Dai-hoc-Tokyo?p=546625&viewfull=1#post546625)
Kĩ thuật (http://japanest.com/forum/showthread.php/62928-Dai-hoc-Tokyo?p=592108&viewfull=1#post592108)

Khác:

Hệ thống thư viện (http://japanest.com/forum/showthread.php/62928-Gioi-thieu-Dai-hoc-Tokyo?p=546842&viewfull=1#post546842)



:62-yawn:

Mùa Thu Màu Xám
14-07-2012, 01:47 AM
Khái quát về Đại học Tokyo

Đại Học Tokyo hay còn gọi là Đại học tổng hợp Tokyo là trường Đại học lâu đời và danh tiếng nhất tại Nhật Bản và được tạp chí Fobes bình chọn là trường Đại học danh tiếng thứ 16 trên thế giới. Trường được thành lập bởi chính phủ Minh Trị vào năm 1877 với tên như hiện nay bằng cách hợp nhất các trường Tây y cũ của chính phủ. Trường đã được đổi tên thành Đại học Đế quốc năm 1886, và sau đó là Đại học Đế quốc Tokyo năm 1887 khi hệ thống Đại học đế quốc được hình thành.

Năm 1947, sau khi Nhật thất bại ở Thế chiến thứ hai, trường lấy lại tên ban đầu. Với sự bắt đầu của hệ thống đại học mới năm 1949, trường Todai sáp nhập trường trước đó là Trường trung học đệ nhất (ngày nay là Khu Đại học Komaba) và cựu Trường trung học Tokyo, là trường mà từ đó chịu trách nhiệm giảng dạy sinh viên đại học năm đầu và năm hai, trong khi các khoa của khu Hongo chịu trách nhiệm các sinh viên năm thứ 3 và thứ 4. Từ năm 2004, Đại học Tokyo đã được hợp nhất vào Liên đoàn đại học quốc gia theo sắc luật áp dụng cho các trường đại học quốc gia. Trường hiện chịu quản lý một phần của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/ab/Yasuda_Auditorium%2C_Tokyo_University_-_Nov_2005.JPG/800px-Yasuda_Auditorium%2C_Tokyo_University_-_Nov_2005.JPG
Hội trường Yasuda

Trường có 10 khoa với tổng cộng 30.000 sinh viên, trong đó có 2100 sinh viên nước ngoài. 5 cơ sở của trường là ở Hongo, Komaba, Kashiwa, Shirokane và Nakano. Trong các chuyên ngành học hàn lâm được dạy ở trường, có lẽ trường này nổi danh nhất về các khoa Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra, trường còn là nơi đã đào tạo nhiều chính khách nổi tiếng của Nhật Bản tuy nhiên quyền lực của trường đang giảm dần. Ví dụ: Tỷ lệ cựu sinh viên của trường ở chức thủ tướng là 2/3, 1/2, 1/4, 1/5 và 1/6 lần lượt trong thập niên 1950, thập niên 1960, thập niên 1980, thập niên 1990. Đại học Tokyo được xem là một trong những trường danh tiếng nhất so với 6 đối thủ kia thuộc nhóm 7 Đại học, là Đại học Hoàng gia trước Thế chiến thứ hai, đặc biệt là Đại học Kyoto. Trong lĩnh vực khoa học, Đại học Kyoto sản sinh nhiều người đoạt giải Nobel hơn.

Các khoa và các trường đào tạo sau đại học

Các khoa

• Luật
• Y khoa
• Kỹ thuật
• Văn học
• Khoa học
• Nông nghiệp
• Kinh tế
• Nghệ thuật và Khoa học
• Giáo dục
• Dược khoa

Các trường đào tạo sau đại học

• Nhân văn và xã hội học
• Giáo dục
• Luật và chính trị
• Kinh tế
• Nghệ thuật và Khoa học
• Khoa học
• Kỹ thuật
• Khoa học Nông nghiệp và cuộc sống
• Y khoa
• Dược khoa
• Toán học
• Khoa học Quốc phòng
• Công nghệ thông tin
• Viện nghiên cứu khoa học thông tin
• Chính sách công

Các viện nghiên cứu

• Viện y khoa
• Viện nghiên cứu động đất
• Viện văn hoá phương Đông
• Viện khoa học xã hội
• Viện nghiên cứu thông tin và truyền thông
• Viện khoa học công nghiệp
• Viện lịch sử
• Viện Sinh học phân tử và tế bào
• Viện nghiên cứu tia vũ trụ
• Viện Vật Lí bán dẫn
• Viện nghiên cứu biển

Mùa Thu Màu Xám
14-07-2012, 03:10 AM
Niên đại lịch sử

Do Mùa Thu Màu Xám dịch từ trang web tiếng Anh của Đại học Tokyo. Nghiêm cấm copy tài liệu này dưới bất kì hình thức nào và tới bất cứ đâu.



1876
Tokyo Igakko chuyển tới Hongo - vị trí hiện tại của trường đại học


1877
Trường được thành lập với tên gọi Tokyo Daigaku, bao gồm 4 khoa: Luật, Văn học, Y dược và Khoa học. Trường ra đời trên cơ sở sát nhập 3 trường:

- Shoheiko, trường Văn học Nhật Bản và Trung Quốc, thành lập năm 1789.
- Yogakusho, Viện nghiên cứu Tây phương, thành lập năm 1855.
- Shutosho, Viện tiêm chủng vắc-xin, thành lập năm 1860


1886
Tên gọi Tokyo Daigaku - Đại học Đông Kinh được đổi thành Teikoku Daigaku - Đại học Đế quốc.
Sát nhập thêm Kobu Daigakko - trường Cao đẳng kĩ thuật, trở thành trường có 5 khoa.


1890
Tokyo Norin Gakko - trường Cao đẳng Nông nghiệp và Lâm nghiệp - được thành lập, kết quả là trường có 6 khoa.


1897
Tên trường được đổi thành Tokyo Teikoku Daigaku - Đại học Đế quốc Đông Kinh, nhằm phân biệt với các tổ chức được thành lập trong thời gian này.


1916
Viện Y học truyền nhiễm được sát nhập vào trường.


1919
Theo Pháp lệnh Đế quốc, khoa Kinh tế được thành lập, trường lúc này có 7 khoa.


1921
Thành lập Viện nghiên cứu Hàng không và Đài Thiên văn Tokyo.


1942
Mở khoa Kĩ thuật thứ 2 (tồn tại tới năm 1951).


1946
Sau chiến tranh, trưởng mở rộng phạm vi ảnh hưởng tới Bệnh viện Đại Học, Bệnh viện Chi nhánh, Trạm Sinh học Hải dương, Đại học Lâm nghiệp, Vườn Bách thảo, Trại Thực nghiệm, Phòng Thí nghiệm Thủy sản, Viện Nghiên cứu Kĩ thuật...
Mở Viện Khoa học Xã hội.


1947
Mở trường Giáo dục - Luật.
Cho phép nam nữ học chung.
Đổi tên từ Tokyo Teikoku Daigaku - Đại học Đế quốc Tokyo thành Tokyo Daigaku - Đại học Tokyo.


1949
Pháp lệnh Đại học và các luật cũ bị bãi bỏ. Theo Luật Giáo dục mới, Đại học Tokyo sát nhập với trường Đại học Đế quốc Tokyo và trường Cao đẳng Y tế trực thuộc, đồng thời cơ cấu lại trên cơ sở hệ đào tạo 4 năm, trừ ngành Y là 6 năm.
Trường Cao đẳng Giáo dục tổng hợp ra đời từ sự kết hợp 2 trường Daiichi Koto Gakko và Tokyo Koto Gakko, trường cung cấp chương trình giáo dục cho tất cả sinh viên năm nhất và năm 2.
Khoa Giáo dục tách ra từ khoa Văn học, tạo thành 9 khoa.
Trường có thêm các viện: Viện Nghiên cứu động đất, Viện Văn hóa phương Đông, Viện Khoa học công nghiệp, Viện Khoa học xã hội, Học viện Báo chí.


1950
Thành lập Viện Sử học.


1953
Nguyên mẫu hệ thống cao học gồm 5 trường được ra mắt (tồn tại tới tháng 3/1963).
Mở Viện Vi sinh học ứng dụng và Phòng thí nghiệm tia vũ trụ.



1955
Thành lập Viện Nghiên cứu hạt nhân.


1957
Mở Viện Vật lí bán dẫn.


1962
Mở Viện Hải dương học.


1963
Hệ thống cao học được cơ cấu lại thành 8 trường.


1965
Hệ thống cao học được cơ cấu lại thành 10 trường.


1966
Bảo tàng trường, Trung tâm Máy tính và Trung tâm Y tế được mở.


1967
Mở Viện Đông lạnh.
Đổi tên Viện Y học truyền nhiễm thành Viện Khoa học Y tế.


1970
Thành lập trung tâm Đồng vị phóng xạ.


1972
Thành lập Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Hạt nhân, Trung tâm giáo dục máy tính.


1975
Mở Trung tâm Khoa học Môi trường


1981
Chuyển đổi Viện Khoa học Hàng không và Không gian.
Mở Viện nghiên cứu Liên ngành.


1983
Mở Phòng thí nghiệm Di truyền Phân tử.
Đổi tên Trung têm Nghiên cứu Thư viện và Khoa học Thông tin thành Trung tâm Thông tin Thư mục.


1985
Mở Trung tâm Nhật ngữ cho sinh viên nước ngoài.


1986
Chuyển đổi Trung tâm Thông tin Thư mục.


1987
Mở Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cao cấp


1988
Chuyển đổi Đài thiên văn Tokyo
Giải tán Viện nghiên cứu Liên ngành.


1990
Đổi tên Trung tâm Nhật ngữ cho sinh viên nước ngoài thành Trung tâm Quốc tế.


1991
Mở trung tâm nghiên cứu Khí hậu.


1992
Bộ môn Khoa học Toán tách ra thành 1 trường cao học riêng, trường có 12 trường cao học.
Đổi tên Học viện Báo chí và Truyền thông thành Viện nghiên cứu thông tin và Truyền thông Xã hội.
Mở Trung tâm Nghệ thuật và Trung tâm Kĩ thuật.


1993
Đổi tên Viện Vi sinh học ứng dụng thành Viện Sinh học Phân tử và Tế bào.
Mở trung tâm nghiên cứu sinh học.


1994
Mở Trung tâm Vật lí Hạt cơ bản.
Đổi tên trường Cao học Nông nghiệp thành trường Cao học Nông nghiệp và Đời sống.


1995
Mở Trung tâm Khoa học môi trường châu Á.
Bỏ bộ môn Xã hội học.
Bộ môn Nhân văn tái cấu trúc lại thành trường Cao học Nhân văn và Xã hội.


1996
Cơ cấu lại Bảo tàng Đại học.
Mở trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đại học, Trung tâm nghiên cứu hợp tác,Trung tâm thiết kế và giáo dục VLSI.
Văn phòng Quản lí hợp nhất với Ban công tác sinh viên (thành lập Ban Quản lí Nghiên cứu và công vụ Quốc tế, đổi tên tiếng Nhật của Ban công vụ tổng hợp)


1997
Giải tán Viện Nghiên cứu Hạt nhân (đổi thành Tổ chức Nghiên cứu Năng Lượng Hạt Nhân, 1 tổ chức mở cho tất cả học giả Nhật)


1998
Mở trường Cao học Khoa học, Phòng thí nghiệm Komaba, Trung tâm Khoa học Thông tin Không gian


1999
Mở Trung tâm Nghiên cứu Kĩ thuật Kinh tế cao cấp, Trung tâm nhiệt Plasma.
Đổi tên trung tâm Giáo dục Máy tính và Trung tâm Máy tính thành Trung tâm Công nghệ Thông tin.


2000
Mở trường Cao học Nghiên cứu Thông tin Tổng hợp, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Y tế.
Viện nghiên cứu Tia Vũ trụ và Viện Vật lí Bán dẫn đời đến Kashiwa.


2001
Sát nhập Bệnh viện Chi nhánh và Bệnh viện Đại học lại với nhau.
Mở trường Cao học Khoa học và Công nghệ Thông tin.
Hoàn thành việc di dời Viện Khoa học Công nghiệp đến khu Komaba.


2002
Đóng cửa trường Y sĩ và trường Hộ sinh.
Giáo sư danh dự Masatoshi Koshiba được trao giải Nobel Vật lí.


2003
Giải tán Viện Nghiên cứu Y sinh Động vật học.
Ban hành điều lệ của trường Đại học Tokyo.


2004
Toàn bộ trường Đại học quốc gia chuyển thành Kokuritsu Daigaku Hōjin - Quốc lập Đại học Pháp Nhân. Đại học Tokyo sát nhập với Quốc lập Đại học Pháp Nhân.
Mở trường Cao học Chính sách Công.
Bỏ Viện Nghiên cứu Thông tin và truyền thông Xã hội (trở thành 1 bộ phận của trường Cao học Nghiên cứu Thông tin Liên ngành).
Bỏ Trung tâm Nghiên cứu Kĩ thuật Kinh tế Cao cấp (thành 1 phần của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Cao cấp.
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Cao cấp trở thành tổ chức trực thuộc trường Đại học.


2005
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Hạt nhân bị đóng cửa (trở thành 1 phần của bộ môn Kĩ thuật và Quản lí Hạt nhân thuộc trường Cao học Kĩ thuật).
Mở Văn phòng đại diện ở Bắc Kinh.
Phát hành Đại học Tokyo Kế hoạch hành động.


2007
Ra đời Sáng kiến Todai-Yale.
Kỉ niệm 130 năm ngày thành lập.


2009
Giải tán Trung tâm Dịch vụ Y tế


2010
Giải tán Trung tâm Quốc tế.
Cải cách Viện Nghiên cứu Hải Dương và Trung tâm Hệ thống Khí hậu thành Viện Nghiên cứu Khí quyển và Đại Dương.

Mùa Thu Màu Xám
14-07-2012, 06:46 PM
Do Mùa Thu Màu Xám dịch từ trang web tiếng Anh của Đại học Tokyo. Nghiêm cấm copy tài liệu này dưới bất kì hình thức nào và tới bất cứ đâu.


Khoa Luật

Tổng quan

Mục đích của chương trình ở khoa Luật là rèn luyện tài năng cá nhân với tầm nhìn rộng, tinh thần pháp luật vững vàng và hiểu biết sâu về các vấn đề chính trị cơ bản, thông qua phương pháp giáo dục và nghiên cứu tập trung vào pháp luật và chính trị.


http://www.u-tokyo.ac.jp/en/images/admission/us-faculties/022_001.jpg

Nguồn gốc của khoa Luật bắt đầu từ trường Luật được thành lập theo lệnh của Bộ Tư pháp vào tháng 7/1872 (năm Minh Trị thứ 5) và theo Luật Kaisei Gakko của Bộ Giáo dục vào tháng 4/1873 (năm Minh Trị thứ 6). Kể từ đó, khoa Luật của Đại học Tokyo liên tục phục vụ với tư cách là trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính trị, và cung cấp giáo dục cấp cao dựa trên lịch sử của khoa. Khoa đã đào tạo rất nhiều chuên gia xuất sắc trong lĩnh vực luật sư , dịch vụ công, chính trị, kinh doanh, phương tiện truyền thông và các học giả. Trọng tâm giáo dục của khoa là rèn luyện quan điểm pháp luật và chính trị, cung cấp cho sinh viên tầm nhìn xa rộng và sâu sắc về xã hội thông qua việc hiểu biết các lí thuyết cơ bản liên quan đến pháp luật và chính trị.

Sinh viên được chia vào 3 bộ môn dựa trên lựa chọn khi ghi danh. Bộ môn I: Luật Tư, Bộ môn II: Luật Công, Bộ môn III: Luật Chính trị.

Với Luật Tư, trọng tâm là quyền và nghĩa vụ của cá nhân, cơ cấu và chức năng của luật pháp liên quan tới việc tranh chấp các quyền và nghĩa vụ đó. Với Luật Công, tập trung giáo dục về chức năng, tổ chức của chính phủ và bộ máy chính quyền, cũng như hệ thống pháp luật quốc tế. Với Luật Chính trị, tập trung dạy về lí thuyết tư tưởng, lịch sử và thực tế chính trị.


http://www.u-tokyo.ac.jp/en/images/admission/us-faculties/022_003.jpg

Không giống các khoa khác, khoa luật không có rào cản giữa các bộ môn và giới hạn trần về số lượng sinh viên theo học mỗi bộ môn. Sự khác biệt giữa các bộ môn nằm ở các học phần bắt buộc và tự chọn, dựa theo trọng tâm của từng bộ môn. Tùy thuộc sự lựa chọn chương trình học của sinh viên, các học phần có thể khá tương đồng giữa các bộ môn, chuyên ngành mà sinh viên theo sau này có tương quan khá thấp với bộ môn mà họ đã đăng kí.

Các lớp học chủ yếu gồm các bài giảng và các hội thảo. Ngoài ra còn có 1 số bài giảng mở rộng, kích thích sinh viên thấy được sức hấp dẫn của việc học và đặt được chiều sâu kiến thức, nhiều giáo sư và phó giáo sự mở các cuộc hội thảo được lên kế hoạch cẩn thận, các sinh viên có thể chọn bất kì cuộc hội thảo nào họ hứng thú bất kể bộ môn. Để đảm bảo tất cả sinh viên được hưởng lợi từ các cuộc hội thảo, sinh viên phải có được ít nhất 2 học phần hội thảo mới được tốt nghiệp.

Bộ môn:

Bộ môn I: Luật Tư.
Bộ môn II: Luật Công.
Bộ môn III: Luật Chính trị.

Website:

http://www.j.u-tokyo.ac.jp/en/course.html

Bằng cấp:

Cử nhân Luật

Liên hệ:

Tất cả các vấn đề: jkyomu@j.u-tokyo.ac.jp
Cố vấn sinh viên quốc tế: jryugaku@j.u-tokyo.ac.jp

Mùa Thu Màu Xám
14-07-2012, 11:32 PM
Do Mùa Thu Màu Xám dịch từ trang web tiếng Anh của Đại học Tokyo. Nghiêm cấm copy tài liệu này dưới bất kì hình thức nào và tới bất cứ đâu.


Hệ thống thư viện

Hệ thống thư viện của Đại học Tokyo bao gồm Thư viện Tổng hợp ở khu Hongo, Thư viện Komaba ở khu Komaba, Thư viện Kashiwa ở khu Kashiwa và 32 thư viện bộ môn ở các khoa, trường cao học và các viện. Toàn bộ các thư viện có 8,9 triệu đầu sách, hơn 30.000 tạp chí và rất nhiều tài liệu kĩ thuật số như sách điện tử, dữ liệu số hóa, tạp chí điện tử.

Website: http://www.lib.u-tokyo.ac.jp/index-e.html

Thư viện Tổng hợp


http://fukutake.iii.u-tokyo.ac.jp/english/images/fclt_ne-library-02b.png

Thư viện Tổng hợp là nơi phục vụ sinh và các giảng viên của tất cả các khu, với 1,2 triệu đầu sách và 1.144 chỗ ngồi, đây là thư viện lớn nhất trong hệ thống. Cơ sở hiện tại của thư viện được xây dựng năm 1928 do quỹ Rockefeller Foundation của Mỹ tài trợ, sau khi cơ sở cũ bị phá hủy hoàn toàn trong trận động đất kanto khủng khiếp. Một tấm thảm đỏ trải dài trên cầu thang lớn, những mái vòm được chạm khắc và những đồ trang trí khác tạo cho thư viện không khí trang nghiêm.

Website: http://www.lib.u-tokyo.ac.jp/sogoto/

Thư viện Komaba


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/af/Komaba_Library.jpg

Thư viện được mở cửa vào tháng 10/2002, là thư viện chính của khu Komaba. Thiết kế cho phép hành lang lấy dược ánh sáng tự nhiên, phòng ốc rộng rãi và 1.075 chỗ ngồi, có khoảng 600.000 đầu sách đủ mọi thể loại. Là thư viện đầu được các sinh viên cơ sở phụ sử dụng nên thư viện được thiết kế để tăng thêm trải nghiệm cho sinh viên ở khu Komaba. Nó cũng cung cấp chức năng là nơi nghiên cứu cao cấp cho sinh viên, sinh viên cao học và các giảng viên, đồng thời cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ giáo dục đa dạng ở khu Komaba.

Website: http://lib.c.u-tokyo.ac.jp/


Thư viện Kashiwa


http://media-cache7.pinterest.com/upload/123919427217248223_ubq5gdNF_c.jpg

Thư viện chủ yếu phục vụ sinh viên cao học ở khu Kashiwa, nằm gần nhất với thư viện chính, nó mở cửa hoàn toàn vào tháng 2/2005 sau khi mở cửa giới hạn vào tháng 5/2004. Thư viện có khoảng 340.000 đầu sách, có nhiều kệ sách tự động có thể chứa hơn 1 triệu cuốn và chủ yếu lưu trữ các ấn phẩm tạp chí khoa học. Hội trường Truyền thông, phòng tiếp khách công cộng và các cơ sở vật chất khác phục vụ cho các hoạt động nhóm tạo nên mối quan hệ trao đổi và tương tác trong cộng đồng địa phương.

Website: http://www.lib.u-tokyo.ac.jp/kashiwa/


Bảng thống kê





Các Khoa và Viện
Sách
Tạp chí
Sách tăng mỗi năm
Tạp chí tăng mỗi năm




Luật và Chính trị
793,200
11,100
11,206
2,018


Y tế
285,543
5,650
4,965
1,398


Kĩ thuật/ Khoa học và Công nghệ Thông tin
410,483
7,249
4,455
1,992


Nhân văn và Xã hội
1,044,408
12,302
19,629
1,538


Khoa học
225,688
6,817
3,031
1,773


Nông nghiệp và Khoa học Đời sống
395,647
11,850
7,099
3,257


Kinh tế
775,958
15,777
12,706
1,129


Nghệ thật và Khoa học (Thư viện Komaba)
1,106,570
7,010
19,080
2,151


Giáo dục
141,678
4,412
3,816
1,024


Dược hóa học
42,443
546
853
154


Toán học
138,102
1,670
2,217
632


Nghiên cứu Thông tin Liên ngành
141,393
2,768
1,003
382


Viện Khoa học Y tế
41,072
1,286
262
129


Viện Nghiên cứu Động đất
52,194
2,098
681
507


Viện Nghiên cứu châu Á cao cấp
666,038
6,836
4,911
1,333


Viện Xã hội học
341,005
8,049
4,291
1,280


Viện Khoa học Công nghiệp
157,396
2,877
928
540


Viện sử học
515,339
2,981
3,500
1,302


Viện Nghiên cứu Tia Vũ trụ
22,991
235
381
76


Viện Vật lí Bán dẫn
63,769
739
1,455
148


Viện nghiên cứu Khí quyển và Đại dương
60,702
2,737
2,905
778


Bảo bàng Đại học
7,639
990
551
622


Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cao cấp
46,494
482
55
42


Tổng số phụ
7,475,752
116,461
109,980
24,205


Thư viện Tổng hợp
1,204,232
19,319
13,080
3,721


Thư viện Kashiwa
354,113
19,885
11,851
30


Tổng số phụ
1,558,345
39,204
24,931
3,751


Tổng cộng
9,034,097
155,665
134,911
27,956

KamiHito
14-07-2012, 11:42 PM
Khó hiểu nhỉ , mình tưởng todai có khoa kiến trúc mà ...

donteatme
15-07-2012, 12:10 AM
Thư viện khủng hơn cả thư viện quốc gia Việt Nam luôn :-<

Mùa Thu Màu Xám
15-07-2012, 12:13 AM
mí bợn có hứng thú với khoa nào tiếp theo để mềnh làm 1 bài http://eemoticons.net/Upload/Black Cat/7.gif (http://eemoticons.net/D/Black-Cat/7)

mtank1
15-07-2012, 10:53 AM
ngành mạnh nhất của Todai là Khoa học và Công nghệ đung ko,thế thì bạn viết về khoa đó đi,mình cũng đang mún tìm hiểu

hopeful_colour
15-07-2012, 12:05 PM
nhìn cái trường mà rớt nước miếng, mình thì chẳng có ham hố hay tham vọng đỗ vào trường như thế, mà giờ nghĩ lại thi đại học là thấy mệt. Nhưng cái tham vọng được lượn 1 vòng khuôn viên ngôi trường nổi tiếng trong không ít các bộ phim nhật bản thì cũng không phải là quá lớn nhể :9-crazy:

SMirnov
15-07-2012, 01:04 PM
Đề nghị bác chủ topic làm 1 bài về khoa Khoa học Quốc Phòng. Em đang có ước mơ tiếp bước bác Thanh đấy hehe !!!

suytinh345
28-07-2012, 10:38 PM
bạn làm cái review sơ sơ về ngành Công Nghệ Thông Tin được không ^^> mình muốn biết sơ sơ về ngành đó ở Nhật bản ra sao :)

Aoi Mizuka
28-07-2012, 10:49 PM
Khoa y và khoa kinh tế đi đi đi mà :)

sai86
28-07-2012, 11:01 PM
Nhìn đẹp dã man :41-qq:, đúng là trường danh tiếng của Nhật có khác, đọc truyện tranh thấy nhiều truyện nói về trường này lắm :41-qq:

redsunlove
20-09-2012, 01:24 PM
mình đang học đại học dược nên cũng mún sau này được đến đây học cao học..... ôi không j tuyệt hơn....:25-lick:

Mùa Thu Màu Xám
23-10-2012, 12:22 PM
Khoa Kĩ thuật

Tổng quan

Hơn 140 năm qua, Nhật Bản đã tạo nên bước nhảy lớn trong việc áp dụng thành tựu giáo dục vào việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, cho phép Nhật trở thành nước có tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực này. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phát triển ngày nay đã chuyển từ trọng tâm hẹp, chỉ mong muốn kiến thức và lối sống giàu có, sang cách tiếp cận nhận thức mang tính xã hội và môi trường hơn bao gồm việc tạo ra các giá trị mới nhằm mục đích để nhân loại cùng tồn tại với thiên nhiên. Vì việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và phạm vi công việc này, việc giảng dạy của các trường đại học Nhật đã thay đổi. Rất vui được nói rằng chúng tôi đã tạo ra được 1 giao lộ giáo dục trong nhiều năm qua, không chỉ về học tập, nghiên cứu và tổ chức mà còn liên quan tới bối cảnh xã hội và quốc tế hiện nay. Bây giờ chúng tôi đã đạt tới 1 điểm quan trọng trong lịch sử của trường.


http://www.u-tokyo.ac.jp/en/images/admission/us-faculties/024_001.jpg

Đối với bất kì xã hội nào muốn cung cấp các nhà lãnh đạo khoa học và công nghệ toàn cầu cho hôm nay và ngày mai, sự phát triển của nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách nhất. Có thể nói xã hội chỉ có thể phát triển chỉ khi phát triển nguồn nhân lực hết khả năng có thể. Để rèn luyện các tài năng tương lai, chúng ta cần phải thúc đẩy khả năng của từng cá nhân vào việc học tập, xã hội và môi trường dựa trên hiểu biết nghiêm ngặt về sự đa dạng vốn có ngành kĩ thuật. Tất nhiên, có 1 bước quan trọng là đảm bảo họ có sự tự tin thu được từ việc nắm vững các nguyên tắc cơ bản không thay đổi qua mọi thời đại - cũng như các lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn của họ. Hơn nữa mục tiêu của chúng tôi là rèn luyện với những nghiên cứu đột phá đầy cảm hứng, cũng như chủ động xác định những nghiên cứu liên ngành mới và áp dụng linh hoạt khả năng của chúng tôi vào các vấn đề phức tạp mà xã hội đang đối mặt. Tại Nhật, các hình thức hợp tác và đối thoại mới là cần thiết để củng cố nền tảng công nghệ mà dất nước đang phụ thuộc và để nuôi dưỡng các cá nhân cho giáo dục, công nghiệp và xã hội lẫn trong và ngoài nước. Chúng ta phải tăng cường khả năng không phải chỉ để duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế mà còn hướng ra nước ngoài, thu hút các sinh viên, giáo sư, các nhà nghiên cứu chất lượng nhất. Khoa Kĩ thuật đã xây dựng hệ thống giáo dục tăng cường tính quốc tế trong chiến lược trung tâm của trường.


http://www.u-tokyo.ac.jp/en/images/admission/us-faculties/024_002.jpg

Hiện nay khoa Kĩ thuật có 16 bộ môn, 1 cấu trúc rộng và đa dạng. Ở từng bộ môn, ngoài các bài học thông thường còn có các bài học khác mà việc đọc và giải thích được thực hiện lần lượt, và nhiều khóa học được cung cấp như các bài tập giải quyết các vấn đề, các thí nghiệm, các hội thảo thực hành, bài tập thiết kế, khảo sát thực địa, bài tập dự án, nghiên cứu tốt nhiệp và thiết kế tốt nghiệp. Sử dụng các phương pháp giáo dục đa dạng như vậy, các giảng viên phải lên kế hoạch và nỗ lực để đạt được mục tiêu chiến lược nhằm xây dựng 1 lượng lớn các cá nhân tài năng và làm tăng tính hấp dẫn quốc tế của khoa. Đối với các nghiên cứu tốt nghiệp, các sinh viên chia sẻ phòng thí nghiệm với các cao học sinh, nơi họ có cơ hội xem qua các nghiên cứu tiên tiến và có thể học được niềm vui tạo ra những giá trị trí tuệ. Khoa Kĩ thuật tiếp tục dẫn đầu thế giới với những nghiên cứu được tạo ra từ những phương pháp trên.


http://www.u-tokyo.ac.jp/en/images/admission/us-faculties/024_003.jpg


Bộ môn

Kĩ thuật Xây dựng
Kiến trúc
Kĩ thuật Đô thị
Kĩ thuật cơ khí
Cơ khí-Tin học
Hàng không và Vũ trụ
Kĩ thuật Thông tin và Truyền thông
Kĩ thuật Điện và Điện tử.
Vật lí Ứng dụng
Kĩ thuật Toán và Vật lí Thông tin
Vật liệu Cơ khí
Hóa kĩ thuật (Chemical System Engineering)
Hóa học và Công nghệ sinh học
Cải tạo hệ thống (Systems Innovation)

Website

http://www.t.u-tokyo.ac.jp/etpage/index.html

Bằng cấp

Cử nhân Kĩ thuật

Liên hệ

Phòng sinh viên, bộ phận hành chính: amd-kyomu@t-amd.t.u-tokyo.ac.jp
Phòng sinh viên quốc tế: ryugakusei@t-amd.t.u-tokyo.ac.jp
Phòng trao đổi và hợp tác quốc tế: t-oice@t-amd.t.u-tokyo.ac.jp

kimishi90
29-10-2012, 09:20 AM
Ước mơ từ thuở nhỏ của mình là được vào đây học. Nhưng mà nghe nói trường này nổi tiếng nhất ở Nhật Bản nên thi vào rất khó. Hồi đó mình còn chưa biết tiếng Nhật nữa nên phải ngồi ngắm nó thôi.:3-awak:

bap.hara.13
23-07-2013, 12:38 PM
Mình hơi mờ mịt 1 chút là ở đây đào tạo đại học luôn hay là chỉ sau đại học ?!? @@