PDA

View Full Version : Nghệ thuật điêu khắc thời kỳ Kamakura



Nelvil
28-11-2008, 10:20 PM
Bước sang thời kỳ Kamakura, nghệ thuật điêu khắc đã có bước phát triển mới khi vị tướng quân Kamakura đầu tiên là Yorimoto dốc tiền khởi công xây dựng lại các đền chùa Phật giáo ở Nara, như các tự viện ở Todai các tự viện khác cùng với việc xây dựng tướng phủ ở Kamakura.

Cùng với việc xây dựng lại chùa là nhu cầu rất lớn về tượng Phật, tạo cơ hội cho các nhà điêu khắc chứng tỏ tài năng. Những nhà điêu khắc bậc thầy như Unkei, Koikei,Yokei đều tận hưởng được cơ hội này.


Đặc trưng rõ nét nhất của điêu khắc thời Kamakura là hoạt động hiện thực của tâm hồn và tinh thần thượng võ. Do đó, điêu khắc thời này thể hiện hình tượng động tác anh hùng quả cảm. Điêu khắc đẹp nhất của Kamakura nổi bật về sự sống động, khoẻ khoắn được thể hiện trên chất liệu gỗ mộc, không màu sắc hay trang trí cầu kỳ, khác với điêu khắc Asuka và Tempyo. Tác phẩm điêu khắc Kamakura với những nét đục phóng khoáng và uy mãnh. Da thịt người được quan tâm hơn là nét mặt trầm tĩnh, thanh cao như thường thấy trong các kiệt tác thời kỳ Fujiwara.


Chủ nghĩa tự nhiên là đặc điểm nổi bật của điêu khắc thời kỳ Kamakura, trong số các nghệ nhân hàng đầu có Kokie và trưởng môn đồ của ông là Kaikei Unkei cũng là nhà điêu khắc ưu tú nhất, là người đồng đại và cũng là đối thủ của Kaikei, họ là đại diện cho hai trường phái điêu khắc Kamakura.


Kokei là thân phụ của Unkei, ông là người khởi xướng và đã tách khỏi những ảnh hưởng truyền thống, nhấn mạnh việc miêu tả các động tác oai nghiêm, thay cho tư thế thư thái cổ, tác phẩm của ông đã thúc đẩy sinh lực cho các hoạ sỹ sau này.


Unkei là con trai của Kokei là một nhà điêu khắc lớn, ông rất thành công trong việc thể hiện tinh thần thời đại mới. Ngay cả khi đề tài có tính trầm lặng, ông cũng bắt được sự tiềm ẩn bên trong và thể hiện bằng những nét tạc đầy sức sống.

Kaikei học trò của Kokei thường thể hiện tư tưởng mới trong cách làm đẹp các hình thái cổ và rất thiện nghệ trong cách thể hiện các đề tài hoà bình như Phật, Bồ tát. Ông đã để lại những tác phẩm có ký danh như pho Thích Ca Màu Ni trong toà Tacando ở Zeze, tỉnh Onei pho Jizo (Điạ tạng ) ở Tự viện Todai và nhiều tượng ở các tỉnh.


Có một khuynh hướng duy nhất trong điêu khắc Kamakura chưa từng phát triển trong lịch sử điêu khắc Nhật Bản. Đó là việc tạo ra các vị thần và Phật của Thần đạo khoả thân. Tiêu bản tượng khoả thân duy nhất thể hiện Benzaiten (Biện tài thân), nữ thần âm nhạc là tượng ngôi đền Thần đạo Tsurugaoka Hachimangu ở Kamakura.


Gía trị to lớn nhất của điêu khắc Kamakura là thu được thành tựu to lớn trong chất liệu gỗ, nhưng cũng có biệt lệ như pho tượng đồng Adiđa ở Kamakura nổi tiếng khắp thế giới.


Nhìn chung, chủ nghĩa tự nhiên là đặc điểm nổi bật của điêu khắc đương thời. Việc trùng tu chùa Todai và Kojjuku cùng những ngôi đền lớn ở Nara trong suốt những năm 1180 - 1190 đã khiến nghệ thuật điêu khắc trở thành hoạt động trung tâm. Nghệ thuật được cải tiến với kỹ thuật ghép khối gỗ.


Tuy nhiên, điêu khắc thời Kamakura vẫn chịu ảnh hưởng của phong cách Trung Hoa về kiểu dáng. Những bức tượng mạ đồng, mạ vàng được sản xuất khá nhiều, nhưng những vật liệu như đất sét, sơn mài vẫn còn được sử dụng rộng rãi.


Bức tượng đồng mạ vàng thần Kannong ở chùa Hiryuji tiêu biểu cho điêu khắc thế kỷ XII. Ngoài ra, còn có một công trình khác là bộ ba bức tượng của tượng đài Phật tổ Danhy bằng đồng mạ vàng ở Kushi.


Chịu ảnh hưởng của Thiền, còn có một nghệ thuật khác mô phỏng về chân dung gọi là "Chinso" cũng được du nhập vào Nhật Bản. Những nhà điêu khắc thời Muromachi và Tokugawa sau này cũng chỉ sao chép mô phỏng ban đầu còn phần lớn thợ điêu khắc khác thì chuyên về kiến trúc nhiều hơn. Chỉ có một số công trình của thợ điêu khắc di cư từ Enku là còn đôi chút sáng tạo. Phần lớn các thợ điêu khắc chuyên nghiệp thì chuyển sang sản xuất đồ vật trang trí có tính nghệ thuật kiến trúc.


Trong điêu khắc gỗ, các nghệ nhân Kamakura đã sáng chế ra những kỹ thuật để tách lõi gỗ, thực nghiệm bằng cách đục một hõm sâu từ lưng của bức tượng từ vai tới mắt cá chân. Đến thời gian sau là sử dụng gỗ đa khối, tiêu biểu cho kiểu dáng bản địa là tượng Phật Amida ở chùa Biodou thuộc Kyoto. Bức tượng được tạc bằng gỗ bách với những kỹ xảo ghép khối gỗ, trong đó các khối gỗ khác nhau lần đầu tiên được xếp thành hình tượng Phật và được khoét một cách cẩn thận trước khi lắp ghép...


Tóm lại, các sản phẩm điêu khắc Nhật Bản đều được thể hiện đặc trưng bởi sự hoàn hảo tuyệt vời của hình dáng bên ngoài và những kỹ xảo độc đáo, điêu luyện.

Theo ncnb.org