†
08-01-2009, 06:00 PM
Cũng giống như phở và bún ở Việt Nam, Nhật bản có 2 món nước tiêu biểu là Ramen và Udon, nhưng chỉ có Udon là món ăn truyền thống của Nhật, còn Ramen xuất xứ từ Trung Quốc. Ở Việt Nam Udon được biết tới như 1 món phở của Nhật, và ở Nhật cũng vậy, người Nhật cũng thấy món Udon gần giống phở Việt Nam, chẳng thế mà một cậu bạn tui lần đầu tiên bước chân sang Nhật được giới thiệu ngay món Udon vì người Nhật cho rằng gia vị món này phù hợp với người Việt. Nhưng đừng tin như vậy nhé, hãy thử 1 lần ăn món Udon, bạn sẽ thấy sự khác biệt hoàn toàn, có chăng chỉ vì sợi Udon cũng to bản và trắng trẻo giống phở mà thôi.
Udon được làm từ bột mỳ, để có được sợi Udon đạt tiêu chuẩn mềm, dai, trắng thì khâu làm bột là cực kỳ vất vả. Bột mỳ vốn cứng và khá nặng tay khi nhào nên nếu làm Udon home made thì người đàn ông thường nhận trách nhiệm nhồi bột. Bột mỳ, chút muối được nhồi thật kỹ bằng tay, rồi bọc nylông kín dùng chân nhồi đều mới mong có sợi mỳ ngon. Theo tập tục, người được phép nhồi bằng chân là người đàn ông hoặc người con trai trong gia đình, điều này cũng không có lý giải cụ thể, theo phán đoán của cá nhân tui có 2 khả năng, thứ nhất là người Nhật cũng có cách suy nghĩ theo truyền thống Á Đông, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không được phép dùng chân nhồi bột rồi lại chế biến cho người chồng ăn, khả năng thứ 2 là phụ nữ Nhật truyền thống mặc Kimono rất bất tiện cho việc dùng chân nhồi bột. Đó là cách làm Udon từ cổ xưa, ngày nay người ta đã dùng máy nhồi và cắt bột, nhưng ở nhiều gia đình sau khi nhồi bột bằng máy, họ vẫn để bé trai giẫm bột một lúc như một nét văn hóa.
Nước dùng để nấu mỳ Udon chủ yếu từ cá ngừ phơi khô và lá Kombu, vì vậy nước có vị ngọt rất thanh đạm. Nhân ăn kèm có thể là vài miếng tempura, quả trứng trần hoặc lát kamaboko hay đôi khi chẳng có gì, người ta không ăn Udon no bụng giống mỳ Ramen mà họ thường dùng như 1 món canh trong bữa cơm. Nhưng Udon cũng biến hóa rất phong phú ở từng vùng khác nhau, phổ biến hơn cả là có Curry Udon đậm vị curry nấu theo kiểu Nhật, Miso nikomi Udon dành cho những ai yêu thích vị miso, Motsu nikomi Udon, Kimchi Udon...những loại udon này thì gia vị nước dùng đi theo tên gọi từng món, không còn vị thanh nhẹ của Udon cơ bản nữa, bát Udon cũng to hơn, có vẻ nhiều dinh dưỡng hơn nên người ta cũng ít khi ăn kèm với cơm.
Để làm 1 tô Tempura Udon cần những nguyên liệu sau:
- Udon...100g
- Nước dùng
1. Nước...200ml
2. Bột cá Katsuodashi...1 thìa cafe
3. Nước tương...1 thìa canh
4. Rượu nấu...1 thìa canh
5. Muối...vừa đủ
- Tôm Tempura
1. Tôm
2. Bột mỳ...100g
3. Bột năng...1 thìa canh
4. Trứng...1 quả
5. Muối...1/3 thìa cafe
6. Nước...130-150ml
7. Dầu rán...200ml
- Hành hoa...1 chút
http://files.myopera.com/funnytamanegi/blog/tempuraudon.jpg
Với lượng nguyên liệu làm tempura ở trên có thể làm được khoảng 20 con tôm, bạn có thể gia giảm ít nhiều tùy ý. Tempura đạt tiêu chuẩn là bột phải nở như những cánh hoa, vì vậy bột không được quá đặc và để dầu đạt nhiệt độ 180 độ C mới thả tôm nhúng bột vào, vớt ra ngay sau khi bột đã vàng. Nguyên liệu làm nước dùng cho vào nồi đun sôi, múc ra bát rồi gắp mỳ bỏ vào, bày tôm và rắc hành hoa lên trên, quy trình này trái với cách làm phở là bốc bánh vào bát, bày nhân lên rồi mới chan nước dùng. Ngoài tôm ra có thể làm tempura với các loại rau củ cũng rất thích hợp ăn cùng udon, và đặc biệt hơn cả là phần bột rán tempura còn thừa sau khi nhúng tôm được cho vào chảo mỡ rán phồng lên từng miếng nhỏ như tóp mỡ và rắc lên bát udon.
Theo funnytamanegi's blog
---
>> Khám phá món mì Udon thơm ngon xứ Phù Tang (http://japanest.com/forum/showthread.php/19945-Gioi-thieu-Udon?p=503314&viewfull=1#post503314)
Udon được làm từ bột mỳ, để có được sợi Udon đạt tiêu chuẩn mềm, dai, trắng thì khâu làm bột là cực kỳ vất vả. Bột mỳ vốn cứng và khá nặng tay khi nhào nên nếu làm Udon home made thì người đàn ông thường nhận trách nhiệm nhồi bột. Bột mỳ, chút muối được nhồi thật kỹ bằng tay, rồi bọc nylông kín dùng chân nhồi đều mới mong có sợi mỳ ngon. Theo tập tục, người được phép nhồi bằng chân là người đàn ông hoặc người con trai trong gia đình, điều này cũng không có lý giải cụ thể, theo phán đoán của cá nhân tui có 2 khả năng, thứ nhất là người Nhật cũng có cách suy nghĩ theo truyền thống Á Đông, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không được phép dùng chân nhồi bột rồi lại chế biến cho người chồng ăn, khả năng thứ 2 là phụ nữ Nhật truyền thống mặc Kimono rất bất tiện cho việc dùng chân nhồi bột. Đó là cách làm Udon từ cổ xưa, ngày nay người ta đã dùng máy nhồi và cắt bột, nhưng ở nhiều gia đình sau khi nhồi bột bằng máy, họ vẫn để bé trai giẫm bột một lúc như một nét văn hóa.
Nước dùng để nấu mỳ Udon chủ yếu từ cá ngừ phơi khô và lá Kombu, vì vậy nước có vị ngọt rất thanh đạm. Nhân ăn kèm có thể là vài miếng tempura, quả trứng trần hoặc lát kamaboko hay đôi khi chẳng có gì, người ta không ăn Udon no bụng giống mỳ Ramen mà họ thường dùng như 1 món canh trong bữa cơm. Nhưng Udon cũng biến hóa rất phong phú ở từng vùng khác nhau, phổ biến hơn cả là có Curry Udon đậm vị curry nấu theo kiểu Nhật, Miso nikomi Udon dành cho những ai yêu thích vị miso, Motsu nikomi Udon, Kimchi Udon...những loại udon này thì gia vị nước dùng đi theo tên gọi từng món, không còn vị thanh nhẹ của Udon cơ bản nữa, bát Udon cũng to hơn, có vẻ nhiều dinh dưỡng hơn nên người ta cũng ít khi ăn kèm với cơm.
Để làm 1 tô Tempura Udon cần những nguyên liệu sau:
- Udon...100g
- Nước dùng
1. Nước...200ml
2. Bột cá Katsuodashi...1 thìa cafe
3. Nước tương...1 thìa canh
4. Rượu nấu...1 thìa canh
5. Muối...vừa đủ
- Tôm Tempura
1. Tôm
2. Bột mỳ...100g
3. Bột năng...1 thìa canh
4. Trứng...1 quả
5. Muối...1/3 thìa cafe
6. Nước...130-150ml
7. Dầu rán...200ml
- Hành hoa...1 chút
http://files.myopera.com/funnytamanegi/blog/tempuraudon.jpg
Với lượng nguyên liệu làm tempura ở trên có thể làm được khoảng 20 con tôm, bạn có thể gia giảm ít nhiều tùy ý. Tempura đạt tiêu chuẩn là bột phải nở như những cánh hoa, vì vậy bột không được quá đặc và để dầu đạt nhiệt độ 180 độ C mới thả tôm nhúng bột vào, vớt ra ngay sau khi bột đã vàng. Nguyên liệu làm nước dùng cho vào nồi đun sôi, múc ra bát rồi gắp mỳ bỏ vào, bày tôm và rắc hành hoa lên trên, quy trình này trái với cách làm phở là bốc bánh vào bát, bày nhân lên rồi mới chan nước dùng. Ngoài tôm ra có thể làm tempura với các loại rau củ cũng rất thích hợp ăn cùng udon, và đặc biệt hơn cả là phần bột rán tempura còn thừa sau khi nhúng tôm được cho vào chảo mỡ rán phồng lên từng miếng nhỏ như tóp mỡ và rắc lên bát udon.
Theo funnytamanegi's blog
---
>> Khám phá món mì Udon thơm ngon xứ Phù Tang (http://japanest.com/forum/showthread.php/19945-Gioi-thieu-Udon?p=503314&viewfull=1#post503314)