PDA

View Full Version : Lịch sử Nhật Bản thời kỳ Sengoku



.:Zero:.
02-03-2006, 01:51 AM
Đây là bài viết sưu tập được bên box hội vườn đào ở bên GAMEVN:gem31:

Sengoku Jidai (1478-1605) Lịch sử Nhật Bản.

Sengoku Jidai là gì?
Đó là thời đại mà đất nước Nhật Bản bị chia cắt thành nhiều tỉnh nhỏ. Mỗi tỉnh được cai trị bởi một lãnh chúa gọi là Daimyo. Tuy đất nước vẫn có Thiên Hoàng nhưng không nắm quyền hành gì cả, mọi quyền hành đều về tay Shogun - Tương tự như thủ tướng bây giờ (Điều này anh Roninvn và Hung Long đã có nói qua).
Nhưng Shogun từ đâu mà ra ?
Thực sự trước đó, Thiên Hoàng nắm mọi quyền hành từ thời Asukanara(645-794) và cho đến thời Heian (794-1185). Nhưng vào năm 858 thời Heian, hoàng đế Kammu chết đã để lại nhi hoàng đế Seiwa lúc đó 5 tuổi, và tộc trưởng (người đứng đầu dòng họ) Fujiwara Yoshifusa (804-872) trở thành người thay thế hoàng đế Seiwa quản lý đất nước. Có thể nói Shogun bắt đầu từ khi đó. Dòng họ Fujiwara cai trị đến năm 1068 thì chuyển giao cho dòng họ khác, thời kì này cũng đã xảy ra nhiều cuộc nội chiến tranh giành lãnh thổ, và tước hiệu Shogun.

Đây là bản niên biểu các thời kì của Nhật Bản:
Asuka Nara (645-794)
Heian (794-1185)
Kamakura (1185-1333)
Muromachi (1334-1447)
Sengoku (1478-1605)
Edo (1603-1867)
Meiji và thế chiến (1868-1945)
Ngày nay

Nhật Bản được chia làm 4 đảo lớn: Honsu, Shikoku, Kyushu và Hokkaido nhưng chiến trường chính nằm ở Honsu.

Các nhân vật quan trong nhất của thời kì Sengoku Jidai này:
Akechi Mitsuhide (1526-1582)
Asai Nagamasa (1545-1573)
Asakura Yoshikage
Chosokabe Motochika (1539-1599)
Date Masamune (1566-1626)
Hashiba (Toyotomi) Hideyoshi (1536-1598)
Hojo Ujiyasu (1515-1571)
Imagawa Yoshimoto (1519-1560)
Ishida Mitsunari
Maeda Toshiie
Matsudaira Motoyasu (Tokugawa Ieyasu) (1543-1616)
Mori Motonari (1497-1571)
Mori Terumoto (1553-1625)
Niwa Nagahide
Oda Nobunaga (1534-1582)
Saito Dosan
Sanada Masayuki (1544-1608)
Shibata Katsuie (1530-1583)
Shimazu Yoshihisa (1533-1611)
Takeda Harunobu (Shingen) (1521-1573)
Takeda Katsuyori (1546-1582)
Uesugi Kagetora (Kenshin) (1530-1578)

.:Zero:.
02-03-2006, 03:51 AM
Tiếp nè :D

Cuộc chiến Onin
1467-1477
Mặc dù thực tế các thế lực lãnh chúa (daimyo) đã xuất hiện từ trước thời điểm năm 1467, nhưng chính cuộc chiến Onin mới là sự đánh dấu chính thức bắt đầu của thời Sengoku. Nguyên nhân chiến tranh là do sự tranh giành quyền lực ở kinh đô Kyoto và hoàn toàn diễn ra trong nội thành Kyoto giữa 2 gia tộc Yamana (80000) và Hosokawa (85000). Kết quả của cuộc chiến chẳng quyết định được điều gì ngoại trừ khẳng định sự yếu kém của nhà Ashikaga, gia tộc shogun hiện thời của nước Nhật, đứng đầu là Ashikaga Yoshimasa. Và điều đó đã mở đường cho sự chiến tranh công khai giữa các gia tộc lớn của Nhật, vì dù sao đi nữa: ai sẽ ngăn họ được! Và thời Sengoku chính thúc bắt đầu vào năm 1478.
Các trận chiến quyết định vận mệnh của nước Nhật đều nằm trên Honshu, đảo chính của Nhật, nên các trận chiến của nhà Shimazu, Otomo, Oba trên các đảo Kyusu, Shikoku hầu như ko đáng chú ý.

Còn tiếp nha:gem31:

.:Zero:.
02-03-2006, 11:09 PM
Thời đầu Sengoku
(1478-1559)

Bắt đầu từ khi cuộc chiến Onin kết thúc vào năm 1478, các daimyo (lãnh chúa-tạm dịch) trên toàn Nhật Bản bắt đầu dùng vũ lực để giải quyết các xung đột cá nhân, cũng như để tranh giành quyền lực. Cuộc chiến Onin đã chỉ ra sự hèn mạt của Shogunate (dòng họ giữ ngôi Shogun-tạm dịch) Ashikaga và các daimyo ko còn cảm thấy điều gì trông đợi ở họ nữa, ngoại trừ các danh hiệu mà họ có thể ban cho để gia tăng danh tiếng của các daimyo. Từ đây các daimyo nổi lên như các thế lực cát cứ, ko còn chịu sự tiết chế của chính quyền trung ương. Họ có thể là các Shugo (dạng như tỉnh trưởng) của triều đình, cũng có khi là các gia tộc samurai hùng mạnh, thậm chí trong số đó có cả những người xuất thân từ nông dân. Vậy nên số lượng các daimyo của thời Sengoku là rất nhiều nhưng đa phần an phận phục vụ một gia tộc mạnh nào đó, có khi bị tiêu diệt hoặc tiêu tán trong công cuộc tranh giành quyền lực, còn lại là các gia tộc hùng mạnh sẽ quyết đinh vận mênh Nhật Bản. Ở đây, xin điểm qua các thế lực đáng chú ý hình thành và tồn tại đến năm 1559-năm Oda Nobunaga nắm quyền daimyo của nhà Oda ở tỉnh Owari.
Đảo Kyushu(đảo chính ở cực tây Nhật Bản):
(Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương tây ở đây có nghĩa là phương Nam trên quả địa cầu)

Nhà Shimazu-tỉnh Satsuma:
Đứng đầu là Shimazu Takahisa (1514-1571). Nhà Shimazu lúc này chỉ là một trong những gia tộc samurai mạnh trong tỉnh Satsuma và sẽ phải đấu tranh miệt mài để có thể gây dựng một sự nghiệp riêng cho mình cùng với các đối thủ mạnh mẽ khác như nhà Tomotsuki và Hisikari.
Shimazu Takahisa sẽ được biết đến nhiều hơn với tư cách là cha của Shimazu Yoshihisa-một trong những daimyo lỗi lạc của thời Sengoku.

Nhà Otomo-tỉnh Bungo:
Đứng đầu là Otomo Sorin(1530-1587), tên khai sinh Yoshishige. Nhà Otomo là một trong những hậu duệ trực hệ của nhà Fujiwara, Shogunate của Nhật Bản trước khi nhà Taira giành lấy vị trí đó vào năm 1160. Được sắc phong Shugo của tỉnh Buzen và Bungo (2 tỉnh phía bờ đông đảo Kyushu), nhà Otomo nhanh chóng phất lên như một thế lực đứng đầu Kyushu, phạm vi ảnh hưởng rộng khắp đảo và giành ngôi vị “Tandai của đảo Kyushu” từ tay Imagawa Sadyo (xin đừng lầm với một chi hệ khác của nhà Imagawa ở phương Đông trên đảo Honshu).
Otomo Sorin lên đứng đầu nhà Otomo năm 1550, kế nghiệp cha là Yoshiaki sau khi Yoshiaki bị giết bởi một bộ tướng dưới trướng, nhanh chóng chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình-Daimyo thứ 21 của nhà Otomo- khi chiếm nhập tỉnh Chikuzen vào lãnh thổ nhà Otomo (mặc dù sẽ gây phiền phức lâu dài với gia tộc Akizuki-một gia tộc sẽ nổi dậy nhiều lần dưới thời Sorin). Đến năm 1568 thì mặc dù để rơi thành Moji vào tay nhà Mori nhưng Otomo Sorin vẫn nắm giữ hầu hết tỉnh Bizen, chiếm giữ các tỉnh Bungo, Chikugo, Chikuzen và đặt một ảnh hưởng (hay đe doạ) lớn lên 2 tỉnh Higo và Hizen, một điều cho thấy sự vượt trội của nhà Otomo trên đảo Kyushu.

Nhà Ryuroji-tỉnh Hizen:
Đứng đầu là Ryuroji Takanobu (?-1584), tàn nhẫn và mạnh mẽ, nhà Ryuroji đóng giữ tỉnh Hizen, chịu áp lực lớn từ daimyo hùng mạnh Otomo Sorin, nhưng Takanobu sẽ ko từ bỏ tham vọng làm chủ Kyushu của mình và vẫn còn một cuộc chiến để đánh với nhà Shimazu.
Đảo Shikoku(đảo chính ở tây nam Nhật Bản, phía đông của đảo Kyushu):
(Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương Tây Nam ở đây có nghĩa là phương Đông Nam trên quả địa cầu)

Đảo chính khá nghèo nàn nếu so với Kyushu và Honshu, thậm chí cả với Hokkaido lạnh giá nhưng các trận chiến trên đảo cũng ko dễ dàng gì:
-Gia tộc Chosokabe sẽ đánh bại gia chủ của mình đoạt lấy quyền kiểm soát toàn tỉnh Tosa, nhưng vào năm 1559 thì nhà Chosokabe tạm thời chỉ có nửa đông tỉnh Tosa, phần còn lại thuộc gia chủ của họ là nhà Ichijo.
-Nhà Sogo nắm giữ tỉnh Awa.
-Nhà Miyoshi(xin đừng nhầm với họ hàng của họ ở Yamashiro, kinh đô Kyoto) nắm giữ tỉnh Sanuki.
-Nhà Kono nắm giữ tỉnh Iyo.
Phía tây đảo Honshu(đảo chính lớn nhất Nhật Bản):
(Tức là tính từ tỉnh Yamashiro-thủ phủ của Nhật Bản với kinh đô Kyoto-sang phía tây.)
(Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương tây ở đây có nghĩa là phương Nam trên quả địa cầu)

Nhà Amako-tỉnh Izumo:
Vốn dòng dõi một gia tộc samurai quyền quý từ thời của Shogunate Hojo thế kỷ 13, Amako Tsunehisa (1458-1541) đã đưa nhà Amako lên thành một daimyo mạnh ở phía tây Nhật Bản bằng việc chiếm hoàn toàn tỉnh Izumo từ lâu đài Gassan-Toda của mình, nhân lúc cuộc chiến Onin diễn ra ở Kyoto. Sau đó chiếm tỉnh Iwari năm 1528. Thậm chí Tsunehisa còn có một thời gian khuất phục được Mori Motonari làm chư hầu cho mình ở Aki năm 1522.
Tsunehisa mất năm 1541 vào lúc cuộc chiến giành quyền lực ở tây Nhật giữa nhà Amako và nhà Oichi đang căng thẳng, trao lại quyền hành cho cháu trai Amako Haruhisa (con trai Tsunehisa nổi loạn năm 1532 và đã bị buộc phải tự sát).
Tsunehisa là một trong những daimyo khá tài ba trong quân sự và nội trị, mặc dù bị qua mặt bởi các daimyo “hậu bối” nhưng nhờ Tsunehisa mà nhà Amako nắm quyền cai trị 2 tỉnh Izumo, Iwari đồng thời tạo điều kiện cho Amako Haruhisa xâm chiếm Oki, phần lớn Mimasaka và cả 1 phần Harima cho đến năm 1559.

Nhà Ouchi-tỉnh Suo(bị tiêu diệt năm 1550):
Là một chư hầu của nhà Yamana-một trong các thế lực ở kinh đô Kyoto muốn giành ngôi Shogun, nhà Ouchi được giao quyền cai quản tỉnh Suo. Ouchi Masahiro đã vượt lên quyền của gia chủ mình, đồng thời thể hiện tham vọng ngôi Shogun. Con trai Masahiro là Ouchi Yoshioki giúp đưa nhà Ouchi thành thế lực mạnh nhất phương Tây khi chiếm lấy tỉnh Nagato, mở rộng địa bàn ra tỉnh Buzen, thu phục Mori Motonari làm chư hầu ở Aki năm 1528. Phần còn lại của lịch sử nhà Ouchi là cuộc chiến liên miên với nhà Amako, hầu như ko đưa đến thành công nào như cuộc tranh chấp ở Bingo và các trận chiến thành Koriyama(thắng), thành Gassan-Toda(thua) ngoài việc Yoshioki mất năm 1528, để người con trai là Ouchi Yoshitaka lên nắm quyền.
Yoshitaka cũng ko thể hiện tài lãnh đạo mà cha và ông mình có được qua trận thua Gassan-Toda(1543). Ko những vậy, Yoshitaka mất ý chí chiến đấu và quay về với việc vui chơi ở kinh đô giàu sang Yamaguchi tỉnh Suo, bất chấp sự khuyên can của bộ tướng là Sue Harutaka cùng với Mori Motonari (mặc dù có vẻ như Mori chỉ khuyên ngoài mặt) rằng việc đó có thể nuôi dưỡng tham vọng của một samurai nào đó dưới trướng. Và chính Sue Harutaka nổi loạn năm 1550 như để chứng minh việc đó! Ouchi Yoshitaka buộc phải tự sát, còn Harutaka lập một Ouchi bù nhìn khác lên để thao túng. Quyền lực nhà Oichi coi như kết thúc.

.:Zero:.
02-03-2006, 11:30 PM
Nhà Mori-tỉnh Aki:
Thuộc danh môn samurai Oie Hirotomo, nhà Mori được phong làm Jito ở tỉnh Aki dưới thời Mori Motochika năm 1336.
Mori Hirotomo(?-1506) đã phải tranh chấp quyết liệt với nhà Takeda(xin đừng lầm với chi hệ của nhà Takeda ở tỉnh Kai) quyền bá chủ tỉnh Aki và mất trước khi nhìn thấy Takeda Motoshige bị hạ. Con trai lớn là Okitomo lên kế nghiệp nhưng mất vào năm 1516, cháu trai là Komatsumaru cũng mất vào năm 1523 và vì vậy Mori Motonari-con trai thứ 2 của Hirotomo lên nắm quyền.
Motonari nhanh chóng thể hiện tài năng của mình khi đánh bại Takeda Motoshige, tiêu diệt thế lực của nhà Takeda ở tây Nhật, làm chủ tỉnh Aki. Năm 1528, khi Ouchi Yoshioki mất, Mori chuyển về phía Ouchi và thành chư hầu của gia tộc này. Thời gian sau là dành cho việc củng cố quyền cai trị của nhà Mori trên Aki bằng các liên minh và quan hệ thân hữu với các gai tộc lớn của Aki. Nhưng Amako Haruhisa cảm thấy muốn mở rộng lãnh thổ, đồng thời chặt bớt vây cánh của nhà Ouchi và năm 1540 đem một đạo quân khá lớn tiến đánh thành Koriyama, đốt cháy thị trấn Yoshida buộc Mori đầu hàng. Amako Haruhisa quyết định đóng quân lại để công thành khi Mori ko hàng và có vẻ như đó là một quyết định sai lầm. Ouchi Yoshitaka lệnh cho đại tướng Sue Harutaka đem quân cứu Mori, vây đánh quân Amako vào tháng 10 và Haruhisa buộc phải rút lui, mất đại tướng Uyama Hisakane khi làm việc đó.
Năm 1542, Ouchi Yoshitaka cùng Mori Motonari đem quân đánh nhà Amako, mọi việc thuận lợi cho đến khi bại trận Gossan-Toda năm 1543 và phải rút lui. Mori về Koriyama của mình để dưỡng quân còn Yoshitaka rút lui phải chiến trận, vui chơi ở Yamaguchi, tỉnh Suo. Bất mãn vì điều này (hay thừa cơ hội), Sue Harutaka nổi loạn năm 1550 buộc Ouchi Yoshitaka tự sát, lập Ouchi Yoshinaga làm bù nhìn cho quyền lực của mình hợp phép.
Mori Motonari cảm thấy cần phải trả thù cho cố chủ của mình cũng như thu phục lãnh thổ của nhà Ouchi vào bản đồ Mori, phục vụ chiếu lệ trong vài năm, mở rộng lãnh thổ sang một phần Bingo, liên minh với Murakami Torayasu-daimyo của một gia tộc cướp biển. Lại thêm một chiến lược mới của Mori Motonari, ông cho 2 người con làm con nuôi của 2 gia tộc hùng mạnh nhất Aki: con thứ 2 Motoharu vào nhà Kikkawa, con thứ 3 Takakage vào nhà Kobayakawa và đến năm 1550 thì cả 2 trở thành thủ lĩnh của 2 gai tộc hùng mạnh đó.
Đến năm 1554 thì Mori chính thức tuyên chiến với Ouchi Yoshinaga, hay thực tế hơn là với Sue Harutaka. Mặc dù đã khá mạnh vào lúc đó nhưng Mori Motonari cũng ko thể kêu gọi được một đội quân bằng phân nửa đội quân 30000 người của Sue Harutaka. Nhưng Motonari vẫn tỏ ra tài ba hơn torng lĩnh vực quân sự bằng chiến thằng Oshikihata vào tháng 6 trong cuộc chiến đầu. Với việc mua chuộc, dụ dỗ một số tướng lĩnh của Harutaka (một phong cách trở thành truyền thống nhà Mori), Motonari cũng xoay xở để cầm hoà với Sue.
Mùa hè năm 1555 là một thời điểm mệt mỏi tiếp với Motonari khi Sue Harutaka trở lại uy hiếp Aki. Và Mori Motonari đã nghĩ ra một mưu kế cao siêu để đánh bại Sue bằng cách ra lệnh chiếm Miyajima-một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Aki, dựng một thành luỹ nhỏ gần ngôi đền Itskusima. Sue Harutaka quả nhiên rơi vào bẫy khi đổ bộ lên Miyajima, cướp lấy thành lũy yếu ớt đó. Từ quan điểm của Sue thì Miyajima là một điểm chiến lược lợi hại, từ đây có thể đổ bộ lên bất cứ nơi nào của bờ biển Aki, thêm nữa là Mori Motonari lại lui về phòng thủ khắp bờ biển đúng như Sue dự tính. Và Sue mắc một sai lầm lớn tiếp theo: tự mãn.
Và đến lúc Motonari thực hiện ý đồ của mình, ông chiếm lại thành Sakurao-thành luỹ gần nhất trên đảo chính Honshu đến Miyajima- chỉ trong một tuần. Quân Sue Harutaka trở nên cô lập và quân số ko còn ý nghĩa gì nữa. Ngày 1 tháng 10, Motonari tung quân bài lợi hại nhất từ thành công ngoại giao của mình: Murakami Torayasu và đạo hải quân hùng mạnh xuất thân từ cướp biển. Mori lệnh cho tướng Kobayakawa Takkage (vốn là con trai thứ 3 của mình) giả vờ đem thuyền vòng qua quân Sue, còn Mori Motonari, Mori Takamoto và Kikawa Motoharu (vốn là con trai thứ 2 của mình) đổ bộ lên phía đông đảo/ Và đám quân hỗn loạn của Sue nhanh chóng bị bao vây đánh bại, Sue Harutaka tự sát.
Mori Motonari đã loại được đối thủ đáng gờm nhất và đến năm 1557, Oichi Yoshinga tự sát, giao 2 tỉnh Suo và Nagato vào tay nhà Mori. Mori Motonari trở thành Daimyo mạnh nhất tây Nhật vào năm 1559.

.:Zero:.
02-03-2006, 11:56 PM
Các thế lực khác:
-Urakami Munekage làm chủ tỉnh Bizen với sự hỗ trợ của chư hầu hùng mạnh nhất của mình Ukita Naoie (1530-1582) mặc dù sau này cuối cùng Ukita Naoie sẽ lật đổ nhà Urakami vào năm 1573, đồng thời liên minh với nhà Mori với tư cách là “lá chắn” phái đông cho nhà Mori ở Bizen.
-Nhà Akamatsu nắm giữ tỉnh Harima một thời gian dài là đối thủ với nhà Ukita.
-Bessho nắm giữ tỉnh Harima.
-Yamana nắm giữ Inaba
-Yamato nằm dưới tay của daimyo hèn yếu Matsunaga.
-Miyoshi chokei nắm giữ thủ phủ Yamashiro cùng kinh đô Kyoto
-Tỉnh Kii và thành Nagashima, tỉnh Ise là một trong các khu vực kiểm soát bởi lực lượng sùng đạo cực đoan Ikko-Ikki, các chiến binh thầy chùa và nông dân sùng tín. Đặc biệt là tỉnh Kawachi giàu mạnh (giáp giới tây Yamashiro) nơi có tổng hành dinh toà-thành-ngôi-chùa Ishiyama Hongan-ji sáng lập bởi Rennyo Kosa, được biết đến 1 thế kỷ sau này với một cái tên nổi tiếng khác: thành Osaka.
-Iga nằm ngay phía nam thủ phủ Yamashiro (có kinh đô Kyoto) là nơi tập trung của các Ronin-samurai vô chủ thiện chiến cùng với các Ninja nổi tiếng của phái Iga.
-Kaga tương đối phía đông bắc Yamashiro, đáng lẽ là thuộc đông Nhật nhưng cũng thuộc sự kiểm soát của Ikko-Ikki nên đưa vào đây cho gọn ^_^.
-Các Ikko-Ikki sẽ gây nhiều rắc rối và tham dự vào nhiều sự kiện trọng đại của thời Sengoku, nhất là sự đối đầu của họ với các Daimyo theo Đạo Thiên Chúa.
Chú ý là các Ikko-Ikki ko hề có mối liên hệ với nhau mà hoạt động độc lập với nhau và với các Daimyo, mặc dù sau này Ikko-Ikki sẽ nhận nhiều ủng hộ của nhà Mori-một gia tộc rất sùng đạo Phật.

Phía đông đảo Honshu(đảo chính lớn nhất Nhật Bản):
(Tức là tính từ tỉnh Yamashiro-thủ phủ của Nhật Bản với kinh đô Kyoto-sang phía đông.)
(Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương đông ở đây có nghĩa là phương Bắc trên quả địa cầu)

Nhà Saito-tỉnh Mino:
Xuất thân từ một thương nhân, Saito Toshimasa là một người tàn nhẫn và độc ác đã lật đổ nhà Toki-“Shugo của Mino”- nhưng lại thiếu bản lĩnh của một Daimyo, cuối cùng phải “trao quyền” lại cho con trai Yoshitasu sau khi bị Yoshitasu giết chết!

Nhà Asai-tỉnh Omi:
Giáp giới phía Đông thủ phủ Yamashiro, nhà Asai có đủ thực lực để đoạt lấy danh hiệu Shogun cho mình nhưng lại thiếu tham vọng và tài năng cho điều đó! Nhà Asai còn có quan hệ liên minh lâu đời với nhà Asakura.

Nhà Asakura-tỉnh Echizen:
Nhanh chóng thu phục tỉnh Wasaka của nhà Takeda (xin đừng nhầm với chi hệ của họ ở Kai và Aki) vào trong lãnh thổ mình vào năm 1560, nhà Asakura là một gia tộc mạnh của trung Nhật, nhưng dường như thiếu tham vọng để tiến lên một danh hiệu cao hơn là “Shugo của Echizen”. Họ có liên minh lâu đời với nhà Asai.

Nhà Oda-tỉnh Owari:
Do Oda Nobuhide (1508-1549) đứng đầu, nhà Oda trải qua nhiều năm chiến tranh với các gia tộc samurai khác của Mikawa, Omi và sau này là với nhà Matsudaira ở Mikawa và nhà Imagawa ở tỉnh Suruga.
Liên quân Matsudaira-Imagawa nhiều lần chạm trán dữ dội với Oda Nobuhide ở biên giới đông Owari chẳng giúp ích gì cho hai phe, ngoại trừ việc Matsudaira dần trở thành chư hầu của Imagawa. Đúng lúc đó thì Nobuhide mất (năm 1548) để lại một gia tộc Oda chia rẽ về nhiều mặt.
Oda Nobunaga (1534-1582), con thứ 2 của Nobuhide lên nắm quyền ở Kiyosu, tỉnh Owari. Trong vòng 3 năm, Nobunaga nhanh chóng thu phục được các chi phái chia rẽ trong nhà Oda, thống nhất tỉnh Owari, mặc dù sau đó trải wa 2 cuộc nổi loạn năm 1556 của anh mình là Nobuhiro và năm 1557 của em trai là Nobuyuki cùng với Shibata Katsuie và Hayashi Michikatsu, lần này thì Nobunaga ko còn tử tế mà tha cho Nobuyuki nhưng lại tha cho Shibata và Hayashi, để họ thành bộ tướng của mình, có lẽ là vì muốn răn đe những âm mưu phản loạn khác.
Đến năm 1559 thì Nobunaga đã nắm chắc quyền thống trị của mình trên Owari nhưng nội loạn Owari đã tạo cơ hội cho Imagawa Yoshimoto cướp lấy Mikawa cùng với nhà Matsudaira, đồng thời Nobunaga cũng dính vào cuộc chiến với “anh vợ” của mình ở Mino, Saito Yoshitasu. Nhà Oda đang trong hoàn cảnh rất tệ.

Nhà Matsudaira-tỉnh Mikawa:
Làm chủ tỉnh Mikawa có vẻ khá khó khăn với Matsudaira Hirotada khi có 2 daimyo bên sườn là Oda Nobuhide và Imagawa Yoshimoto. Nhưng có vẻ như Nobuhide là một samurai dũng cảm thiện chiến chứ ko phải là nhà ngoại giao tài ba khi liên tục tấn công Mikawa, buộc Matsudaira Hirotada phải cầu viện Imagawa Yoshimoto. Điều đó đưa nhà Matsudaira thành chư hầu của nhà Imagawa qua việc Hirotada phải gửi con trai 6 tuổi của mình là Matsudaira Takechiyo (nổi tiếng với tên gọi Tokugawa Ieyasu) cho Imagawa Yoshimoto làm con tin. Liên quân Matsudaira-Imagawa hầu như chỉ giúp giữ vững Mikawa và đưa Mikawa dần vào tay Imagawa chứ ko thể tiêu diệt nhà Oda thậm chí nhân lúc Nobuhide vừa qua đời (mặc dù chính Hirotada cũng qua đời vào năm sau).
Imagawa Yoshimoto tận dụng sự mất chủ của nhà Matsudaira để đưa tướng lĩnh của nhà Imagawa nắm giữ các thành luỹ quan trọng của Mikawa, chiếm lĩnh gần như hoàn toàn Mikawa. Đến khi Matsudaira Takechiyo (lúc này gọi là Motoyasu) trưởng thành và được tha về chỉ thấy được sự suy tàn của gta tộc mình. Matsudaira Motoyasu nhanh chóng củng cố nhà Matsudaira và tham gia một số trận chiến với tư cách tiên phong của Imagawa Yoshimoto chống lại nhà Oda.

.:Zero:.
05-03-2006, 12:20 AM
Tiếp

Nhà Imagawa-tỉnh Suruga:
Khác với chi hệ trên đảo Kyushu, nhà Imagawa ở Suruga phát triển mạnh mẽ và thu phục tỉnh Totomi vào tay.
Imagawa Yoshimoto (1519-1560) chứng tỏ mình là một Daimyo đúng mực với tài nội trị của mình, đưa Sumpu ở Suruga thành một trung tâm văn hoá của đông Nhật. Về mặt quân sự thì tuy ko giỏi giang gì nhưng Yoshimoto được sự hỗ trợ mạnh mẽ và hiệu quả của chú mình: đại tướng-nhà sư Sessai Choro nên củng cố các địa phận của nhà Imagawa một cách chắc chắn. Ko những vậy, Yoshimoto còn là một nhà ngoại giao tài ba, từng làm trung gian trong các xung đột giữa “tam hùng”là 3 nhà: Takeda, Uesugi và Hojo trên đồng bằng Kanto ở phía đông.
Còn ở phía tây thì Yoshimoto chạm trán với nhà Oda ở Owari, đặc biệt là Oda Nobuhide, trong nhiều trận chiến, nhất là trận Azukizaka 1542, mà chiến thắng nghiêng về Oda. Từ đó mọi việc chinh chiến Yoshimoto đều giao cho Sessai, cho đến khi Sessai mất năm 1555. Lúc này (1559) thì trong tay Imagawa Yoshimoto đã có một thế lực hùng hậu, đặc biệt là tướng quân samurai trẻ tuổi Matsudaira Motoyasu ở Mikawa, cùng với một sự yên bình phía đông và sự suy yếu của nhà Oda phía tây. Cơ hội để tiến binh vào Kyoto, đoạt lấy danh hiệu Shogun dường như mở rộng đối với Yoshimoto hơn tất cả các daimyo khác.

Đồng bằng Kanto
(tận cùng phía đông Nhật)


Được coi là vựa lúa của nước Nhật từ thời mở nước với đồng bằng phì nhiêu của các tỉnh Mushashi, Hitachi, Echigo, Kozuke, Sagami, Mimosha. Phía tây giáp giới là xứ Kai giàu mạnh với mỏ vàng quý giá, phía bắc là khu vực đồi núi giàu tài nguyên của các tỉnh Dewa, Mutsu. Chính nơi đây là nền tảng cho gia tộc Minamoto thống trị Nhật Bản trong thế kỉ 12 và trong thời Sengoku lại khai sinh các Daimyo tài ba nhất nước Nhật, thậm chí trong cả lịch sử Nhật Bản.


Nhà Hojo-tỉnh Izu:
Được coi là gia tộc đầu tiên thiết lập nền độc lập của mình với tư cách Daimyo, nhà Hojo được “khai sinh” theo đúng nghĩa của nó do Ise Shinkuro (1432-1519), một samurai ko tên tuổi xuất thân từ một chú tiểu trong chùa Daitoku-ji ở kinh đô Kyoto. Cuộc chiến Onin đã đưa Ise Shinkuro đến Suruga để tỵ nạn nhà anh rể mình Imagawa Yoshitada. Đến khi Yoshitada mất trên chiến trường năm 1476 thì Ise trở thành người phân giải trong 2 cuộc tranh chấp ngôi vị daimyo giữa con trai và cháu họ của Imagawa Yoshitada kết thúc bằng việc Ise giết chết Norimitsu, cháu họ Yoshitada năm 1478. Con trai 8 tuổi của Yoshitada, Imagawa Ujichika, trả ơn cho cậu mình bằng toà thành Kokokuji, tạo điều kiện cho Ise Shinkuro (giờ đây đổi tên thành Nagauji) phát triển một thế lực riêng.
Khi đó tỉnh Izu lân cận (phía đông Suruga) đang rơi vào nội chiến tranh giành quyền kế vị chức vụ Kamakura Kubo của Ashikaga Masamoto mới mất. Năm 1493, Ashikaga Chachamaru giết anh trai mình cùng với các thế lực ủng hộ, làm cho một phần các tướng lĩnh của nhà Ashikaga bỏ chạy sang với Ise Nagauji. Ise thấy cơ hội của mình để độc lập khỏi nhà Imagawa ở Suruga, đem quân chiếm Izu dễ dàng, đuổi Ashikaga Chachamaru chạy sang Kai (về sau bị giết năm 1498).
Ise Nagauji cảm thấy cần phải có một cái họ danh dự hơn hoặc có vẻ “thế gia vọng tộc” hơn, nên cái tên Hojo Nagauji ra đời, mặc dù được biết nhiều hơn với cái pháp hiệu Phật giáo: Hojo Soun. Họ Hojo là Shogunate của Nhật Bản có công đánh luôi quân Mông Cổ trước khi nhà Ashikaga cướp lấy cho đến thời Sengoku, và thực tế là Hojo Soun hoàn toàn ko có liên hệ gì với nhà Hojo đó cả! Nhưng điều đó chẳng có gì đặc biệt khó vì sau này Hojo Soun sẽ cưới một người con gái trực hệ của nhà Hojo cho con trai mình và Hojo Ujiyasu-daimyo thứ 3 của “nhà Hojo mới” mới thực sự có dòng máu Hojo!
Lại nói về Hojo Soun giờ đang có trong tay tỉnh Izu, tham vọng chưa dứt thúc đẩy Hojo lập kế đoạt tỉnh Sagami, đặc biệt là thành Odawara của Omori Fujiyori. May mắn là Hojo Soun có quan hệ bạn bè với Omori và một cuộc săn bắn tiêu khiển chung quá đủ để tiêu diệt Omori, giúp Hojo đoạt thành Odawara dễ dàng! Thành Odawara dần dần sẽ được nâng cấp lên theo thời gian và là một trong những pháo đài đồ sộ và vững chắc nhất thời Sengoku cho đến khi thành Osaka xuất hiện.
Năm 1512, Hojo tiêu diệt nhà Miura và năm 1516 đánh hạ thành Arai chiếm hoàn toàn tỉnh Sagami. Hojo Soun từ giã binh nghiệp, trao quyền daimyo cho con trai là Ujitsuna và mất năm 1519. Hojo Soun được coi là một trong những Daimyo lỗi lạc “đời trước”, cùng với Mori Motonari.
Hojo Ujitsuna ko có tài năng như cha mình nhưng rõ ràng kế thừa được truyền thống của nhà Hojo: “phòng thủ chắc, phản công nhanh”(^_^) dựa vào các thành lũy của gia tộc Hojo để cho đối thủ kiệt sức rồi tiêu diệt. Điều đó thể hiện qua loạt pháo đài dọc sông Sumida của tỉnh Musashi, mà quan trọng nhất là Kagawoe. Ujitsuna mất năm 1541 để lại một lãnh thổ ko thêm gì nhiều từ thời Hojo Soun ngoại trừ việc gia cố các thành trì của nhà Hojo thành những thành luỹ vững chắc nhất Nhật Bản vào lúc đó.
Hojo Ujiyasu lên nắm quyền khi cha mất và trở thành Daimyo tài ba nhất của nhà Hojo, sánh ngang với Takeda Shingen và Uesugi Kenshin thành “Tam hùng”, mà các trận chiến của họ sẽ nhuộm đỏ đồng bằng Kanto. Dù vậy Ujiyasu trước tiên phải đối mặt với nhà Uesugi “cũ”, chủ nhân “hợp pháp” của Kanto, để giành quyền làm chủ các tỉnh phía nam Kanto vào năm 1545.
Được sự hỗ trợ của nhà Imagawa, nhà Uesugi cùng chư hầu là nhà Ashikaga (một nhánh của Shogun hiện thời ở Kyoto) tấn công thành Kagawoe do Hojo Tsunanari trấn giữ. Trận chiến Kagawoe là trận tập kích đêm kinh điển và xuất xắc nhất của thời Sengoku do Hojo Ujiyasu chỉ huy (5/1545), dẫn đến chiến thắng của nhà Hojo và thay đổi cục diện của Kanto. Từ đây đến các năm kế tiếp, nhà Ogigayatsu-Uesugi sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn trong khi nhánh tách ra của họ, nhà Yamouchi-Uesugi bị đánh lui về Kozuke, giao cho nhà Hojo quyền chiếm lĩnh hoàn toàn các tỉnh Musashi, Shimosa và Kazusa.
Mặc dù bận rộn chiến chinh, Ujiyasu vẫn dành thời gian quyết đoán chính sự trong nước, đưa thành Odawara thành trung tâm buôn bán, giao thương lớn nhất đông Nhật (cũng là toà thành vững chắc nhất nước Nhật). Các trạm thư tín, chợ búa nổi rộng khắp lãnh thổ Hojo.
Năm 1551, Ujiyasu đánh bại Uesugi Norimasa tại Harai đuổi Norimasa chạy trốn đến Echigo, nhà Yamouchi-Uesugi coi như bị diệt nhưng thực tế thì ko (đọc thêm về nhà Uesugi để biết chi tiết). Tỉnh Kozuke đã nằm sẵn cho nhà Hojo nhưng ko bao giờ họ có thể nắm được mà phải giữ “chung” với 2 láng giềng là Uesugi Kenshin và Takeda Shingen, mặc dù vậy, Hojo Ujiyasu vẫn chiếm thêm được các tỉnh Kazusa, Shimosa và Awa của đồng bằng Kanto. Từ đây cho đến năm 1559, nhà Hojo sẽ đối đầu theo kiểu “tam giác” với hai “góc nhọn” là Takeda Shingen và Uesugi Kenshin ở phía Tây và phía Bắc, còn phía Đông sẽ phải thường xuyên chạm trán với nhà Satomi ở tỉnh Hitachi trong 1 thời gian dài (lý do là nhà Hojo xâm phạm vào tỉnh Hitachi).

.:Zero:.
05-03-2006, 08:15 AM
Nhà Uesugi cũ-tỉnh Musashi:
Thống trị đồng bằng Kanto tiếp nối truyền thống của nhà Minamoto, nhà Uesugi dưới thời Tomooki bước vào giai đoạn Sengoku. Gia tộc Uesugi cho thấy sự già nua lỗi thời của mình với thời đại mới khi bị uy hiếp bởi các Daimyo mới nhưng tài năng và đầy tham vọng muốn bức khỏi chế độ cũ, đặc biệt là nhà Hojo với Daimyo kiệt xuất của họ: Hojo Ujiyasu.
Năm 1545 Uesugi Tomosada, con trai lớn của Tomooki bao vây thành Kagawaoe, do Hojo Tsunanari trấn giữ, bên bờ sông Sumida cùng với chư hầu Ashikaga Haruuji của mình, dưới sự hỗ trợ của đồng minh Imagawa Ujichika (có lẽ mong bớt đi một phía lực ở cận đông). Viện binh của nhà Hojo do đích thân Ujiyasu chỉ huy, thông qua một cuộc tập kích đêm thông minh, cùng với Tsunanari đánh tan quân Uesugi và các đồng minh. Thất bại Kagawoe ko chỉ đem đến cái chết của Tomosada, từ đó dẫn đến sự tiêu diệt hoàn toàn của nhà Ogigayatsu-Uesugi, mà còn lật đổ hoàn toàn nền thống trị của nhà Uesugi trên Kanto bằng việc đẩy chi hệ thứ 2 của họ là nhà Yamaouchi-Uesugi vào tỉnh Kozuke.
Năm 1551, một thất bại quan trọng nữa trước Hojo Ujiyasu trong trận Harai đã buộc Uesugi Norimasa, thủ lĩnh nhà Yamouchi-Uesugi, chạy đến Echigo nương nhờ nhà Nagao, chư hầu của nhà Uesugi.
Nagao Kagetora chấp nhận che chở “chủ tướng” của mình với điều kiện Norimasa phải nhận Nagao làm con nuôi và Uesugi Kagetora khai sinh, bắt đầu sự xuất hiện của nhà “Yamaouchi-Uesugi mới”, còn nhà Uesugi trên thực tế biến mất với tư cách 1 daimyo của thời Sengoku năm 1551.


Nhà Nagao-tỉnh Echigo:
Vốn chỉ là một chư hầu của nhà Uesugi sau nhiều trận ác chiến giữa 2 bên với sự trợ lực của các chiến binh samurai dày dàn kinh nghiệm sau hàng trăm trận chiến để đem lại vị thế daimyo cho nhà Nagao. Nagao Tamekage (?-1536) có vẻ là một tướng lĩnh ko tồi sau các trận thắng trước Uesugi Sadanori (1509) rồi Uesugi Funayoshi trong trận công thành Nishihama.
Sau đó, khi đối đầu với các gia tộc samurai nổi loạn của Echigo và các Ikko-Ikki ở Kaga, Tamekage đã thần phục nhà Uesugi (cũ), có lẽ để dễ dàng dẹp yên Echigo.
Nhưng các Ikko của Kaga ko để yên cho Tamekage. Cuộc nổi loạn năm 1536 do các phần tử sùng đạo khởi xướng làm cho Tamekage quyết định dẹp yên Kaga. Trận chiến Sendanno đã giết chết Tamekage và cho thấy sức mạnh của các Ikko trong thời Sengoku. Cái chết của Nagao Tamekage dẫn đến một cuộc xung đột giữa các thế lực của nhà Nagao, làm chết con trai thứ là Kageyasu, đồng thời giữ vững ngôi vị của trưởng tử Harukage. Con út của Tamekage là Nagao Kagetora bỏ trốn đến chùa Rizen-ji và học ở đó đến năm 14 tuổi (có lẽ đây là lí do khiến ông sùng đạo), khi mà Usami Sadamitsu cùng các cựu tướng khác của nhà Nagao đến xin Kagetora trở về hạ bệ Harakage, bởi vì dường như Harakage gây bất mãn cho các gia tộc samurai hùng mạnh của Echigo dẫn đến nguy cơ tan rã tỉnh Echigo.
Sử viết dù có lưỡng lự khi gây chiến với anh ruột mình (tất nhiên là sử của nhà Nagao ^_^), nhưng cuối cùng Kagetora đã quyết định chiến đấu vì tương lai của Echigo (mà sau này đúng là vậy). Điều đó cũng ko khó lắm với các trận thắng liên tục và kết thúc năm 1547 khi Nagao Harakage tự sát. Nagao Kagetora lên làm chủ nhà Nagao ….(vì Nagao Kagetora cùng Takeda Harunobu khá nổi tiếng nên phần sử của họ từ đây đến năm 1559 sẽ gộp luôn vào phần sau Sengoku.)


Nhà Takeda-tỉnh Kai:
Nhà Takeda vốn dòng hậu duệ của Minamoto Yoshimitsu (em trai của samurai huyền thoại Minamoto Yoshiie), đã là một thế lực mạnh mẽ ở xứ Kai từ thế kỷ XII khi mà Takeda Nobuyoshi theo phe Minamoto Yoritomo trong cuộc chiến Gempei (giữa Shogunate Taira và nhà Minamoto).
Dưới thời Shogunate Ashikaga, nhà Takeda phát triển mạnh mẽ đặc biệt là chi hệ ở các tỉnh Kai, Aki (sau này bị Mori Motonari tiêu diệt năm 1516) và Wakasa (sau này thành chư hầu của nhà Asakura tỉnh Echizen năm 1560, biến mất khỏi lịch sử).
Buới vào thời Sengoku, nhà Takeda do Nobutora (1493-1573) lãnh đạo, đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn tỉnh Kai giàu mạnh (có 1 trong 2 mỏ vàng của Nhật, mỏ kia ở Mino), đóng kinh đô Takeda ở Fuchu và đắp thành Yogai-jo cao 820 mét. Là một tướng quân thiện chiến, Nobutora đã đẩy lui 2 cuộc tấn công của nhà Imagawa (1521) và nhà Hojo (1526) bảo vệ yên bình cho xứ Kai. Với sức mạnh của các kỵ binh samurai xứ Kai, nhà Takeda đủ uy lực và tham vọng để xưng bá khắp Kanto nhưng năm 1541, Takeda Harunobu, con trưởng của Nobutora, nổi loạn. Nobutora nhanh chóng khuất phục trước quyền lực mới cùa con mình vốn được ủng hộ bởi nhiều gia tướng của nhà Takeda và cùng năm đó, Nobutora phải đi lưu đày đến Suruga, ở đó cho đến hết những ngày cuối cùng.
Takeda Harunobu lên đứng đầu nhà Takeda, đưa nhà Takeda thành nhà Daimyo mạnh nhất thời Sengoku……(cũng như Nagao Kagetora, Takeda Harunobu sẽ viết riêng tiểu sử vào phần sau của Sengoku.)


Các thế lực khác:
-Nhà Date là một trong các daimyo mạnh của tỉnh Mutsu, thống trị khu Rikuzen bên cạnh các Daimyo khác (như Oura, Ashina). Vào năm 1560, Date Terumune sẽ lên nắm quyền lãnh đạo nhà Date, mở rộng lãnh thổ nhà Date ra 30 quận của tỉnh Mutsu và đưa gia tộc sang một trang mới bằng việc…sinh hạ Date Masamune nổi tiếng (^_^).
-Tỉnh Noto xa xôi ở phía bắc Echizen, tây Etchu, do gia tộc Katakeyama thống trị gần như hoàn toàn. Nhà Katakeyama có sự đối đầu truyền đời với nhà Date của Mutsu.
-Tỉnh Shinano bị chia rẽ bởi các daimyo yếu đuối như Murakami Yoshikiyo (1510-1573), Ogasawara Nagatoki (1519-1583), Suwa Yorishige (? -1542), và Kiso Yoshiyasu. Chẳng mấy chốc đến năm 1551 thì Shinano gần như nằm trong lòng bàn tay của Takeda Harunobu và mặc dù đã cầu viện được Uesugi Kagetora của Echigo đến nhưng Kagetora cũng ko làm gì nhiều hơn là thu nốt một phần nhỏ phía bắc Shinano vào bản đồ của mình!
-Như đã nói đến trong phần trước, tỉnh Kaga nằm trong tay của các Ikko-Ikki rắc rối nhưng mạnh mẽ và sẽ mất một thời gian dài đến khi bị khuất phục (hay tiêu diệt đẫm máu) bởi Oda Nobunaga, trước đó thì các daimyo chung quan cũng đã phải chịu sự quấy rối thường xuyên của họ (có cả Uesugi Kagetora).

.:Zero:.
09-03-2006, 10:46 PM
Nửa sau thời Sengoku
(1560-1591)

Đến đây thì cục diện lịch sử thời Sengoku sẽ dính sát với tiểu sử của các Daimyo hùng mạnh nên chỉ việc đọc tiểu sử của họ cũng đủ để nắm diễn tiến từ đây.

Mori Motonari-Chugoku Kanrei (1497-1571)


Đến đầu năm 1560 thì Mori Motonari đã có một hậu phương mạnh mẽ để nhìn qua nơi khác, đầu tiên là đối thủ truyền kiếp giờ đã suy yếu : nhà Amako, đứng đầu bấy giờ là Haruhisa (một phần do Haruhisa giết chú mình, Kunihisa).
(Trước đó thì Mori Motonari đã vươn thế lực sang tỉnh Buzen trên đảo Kyushu bằng việc chiếm toà thành trọng yếu Moji ở cực bắc tỉnh này. Mặc dù phải giao tranh vất vả với nhà Otomo khi làm điều này nhưng cuối cùng Mori Takamoto (con trai lớn của Motonari) cũng bảo đảm sự vững chắc của Moji vào năm 1561 và cũng ko tiến sâu vào Kyushu, có lẽ vì tập trung đối phó với nhà Amako.)
Sự việc càng thuận lợi hơn với Mori Motonari khi Amako Haruhisa, lãnh đạo ít ra là không đến nỗi tệ của nhà Amako, qua đời năm 1562, để lại cuộc tranh đấu cho người con kém tài, Amako Yoshihisa. Motonari ko mất thời gian để lỡ cơ hội này, tung quân chiếm tỉnh Iwami cùng năm đó. Năm 1563, Mori Takamoto, con trưởng và người thừa kế của Motonari, qua đời, có lẽ do bàn tay của Ninja vì khá đúng lúc chinh phạt nhà Amako. Điều đó chỉ cho nhà Amako thêm chút thời gian (vì để tổ chức tang lễ) và năm 1564, Mori Motonari đem quân hạ thành Shigara, pháo đài ngoại vi bảo vệ kinh đô Gassan-Toda của nhà Amako, nhưng sau lại bị đẩy lui bởi quân đội Amako đang trong cảnh “chó cùng dứt dậu”.
Năm 1565, Motonari quay lại bao vây Gassan-Toda, lần này với ý định tuyệt lương thực buộc Amako Yoshihisa đầu hàng. Một kế phản gián nhỏ của Motonari khiến Yoshihisa giết đại tướng Uyama Hisanobu, càng làm cho tinh thần của đội quân sắp chết đói thêm hoang mang. Và vào tháng 1/1566, khi Motonari vừa giãn quân cho người trong thành ra thì hàng ngàn tướng-sĩ-sắp-chết-đói Amako tràn ra xin hàng. Amako Yoshihisa cũng ko còn chọn lựa nào ngoài việc đầu hàng và thật bất ngờ là Mori Motonari tha chết cho Yoshihisa, cho phép Yoshihisa đi tu (nếu xét đến việc các tướng lĩnh giữ thành phải tự sát sau khi hàng, nhất là chủ tướng một gia tộc, thì việc tha chết này là một điều khá bất ngờ trong thời Sengoku).
Giờ đây, Motonari ko còn đối thủ ở Tây Nhật nữa (ko kể đảo Kyushu và Shikoku vì Motonari ko có ý định mở rộng ra các đảo đó), bắt đầu lấn sang phía đông ở các tỉnh Bitchu, Hoki, Inaba và một phần Mimasaka.
Một sự kiện diễn ra vào năm 1568 làm thay đổi quan hệ ngoại giao của nhà Mori và sau này sẽ đem đến rắc rối cho họ: shogun-bù-nhìn Ashikaga Yoshiaki ở Kyoto gửi thư cầu cứu các thế lực ngoài cõi mong gỡ bỏ vị trí của Oda Nobunaga, trong đó có Motonari (cùng với Takeda Shingen, Uesugi Kenshin, Hojo Ujiyasu). Vậy nên trước khi nhắm mắt để lại nhà Mori cho cháu trai Terumoto vào năm 1571 (con của Takamoto đã mất năm 1563), Mori Motonari đã thề ko đội trời chung với Oda Nobunaga và chính thức tuyên chiến với nhà Oda.

Mori Motonari là một Daimyo tài ba, đã gây dựng một lãnh thổ rộng lớn gồm 9 tỉnh của Chugoku (khu vực tây Nhật-và sau này Terumoto sẽ lấy thêm tỉnh Bingo) đến tận biên giới Harima và Bizen. Motonari còn được biết đến với câu chuyện “3 mũi tên” (mặc dù có thể là chuyện kể nhưng thực tế cho thấy Motonari đã làm được điều ngụ ý trong câu chuyện): “Motonari đưa 3 mũi tên cho các con trai là Mori Takamoto, Mori Motoharu, Mori Takakage và chỉ ra sự yếu đuối của chúng khi tách ra cũng như sức mạnh khi gộp lại”. Sau này khi Motoharu và Takakage lên làm chủ 2 gia tộc Kikkawa và Kobayakawa (trước đó được Motonari gửi làm con nuôi 2 nhà), họ đã hết sức phụng thờ nhà Mori một cách đắc lực ,đặc biệt là với cháu ruột của mình Mori Terumoto, và trở thành 2 đại tướng tài ba của nhà Mori: “Lưỡng Giang” (chơi chữ “Kawa’ trong họ 2 người, có nghĩa là “sông” trong tiếng Nhật)

Mori Terumoto tuân theo gần như đúng di huấn của Motonari: ko mở rộng lãnh thổ nữa và tuyên chiến với nhà Oda. Được thừa hưởng sự hỗ trợ của 2 đại tướng-chú ruột mình là “Lưỡng Giang”, 9 tỉnh của Chugoku cùng với lực lượng hải quân mạnh nhất nước Nhật (cho đến thời điểm đó của lịch sử Nhật), Terumoto trở thành 1 trong các daimyo hùng mạnh nhất thời Sengoku sớm nhất, nhưng hầu như ko làm gì nhiều ngoại trừ lấn sang phía đông chút ít và chiếm thêm tỉnh Bingo (nhờ quân của Ukita Naoie) để có 10 trong 11 tỉnh của vùng Chugoku (khu vực phía tây Nhật tính từ biên giới Harima) chỉ trừ tỉnh Bizen, do Ukita Naoie đứng đầu, đồng minh của nhà Mori từ năm 1575. Từ đó hầu như Terumoto giữ vị thế thụ động cho đến khi có sự kiện làm thay đổi điều đó (xem tiểu sử của Toyotomi Hideyoshi để biết chi tiết).

Đây là bản đồ về lãnh thổ của các clan từ năm 1560
http://i35.photobucket.com/albums/d166/zero1451987/1560.jpg

.:Zero:.
10-03-2006, 07:59 PM
Oda Nobunaga-“Phó” Shogun (1534-1582)

Được coi là Con Quỷ lâu đài Gifu, Nobunaga là một daimyo tàn nhẫn, độc ác với các cuộc “tắm máu” kinh hoàng (như trận Nagahima, Hongan-ji, tiêu diệt Hideyori,…). Một chiến thắng hoàn hảo với Nobunaga đồng nghĩa với sự tiêu diệt hoàn toàn địch thủ. Mặc dù vậy Nobunaga vẫn tự coi mình là một “đấng cứu thế” (theo ghi chép của nhà quan sát tây phương Luis Frois) và thực sự ông đã thực sự thay đổi chiến tranh Nhật Bản. Dưới thời Nobunaga, binh sĩ chiến đấu hoặc làm nông, những chiến binh nông dân (Ashigaru) ko phải trở về gặt hái hay trồng trọt, họ chỉ việc chiến đấu! Nobunaga cũng được coi là người cách mạng chiến trường: ông ko phải là người đầu tiên dùng súng trường (hoả mai) trong quân, nhưng chính Nobunaga đã thiết lập đội hình bắn từng hàng/phần nên đội súng của Nobunaga có thể nã đạn chừng 1 loạt/20 giây. Chính điều đó đã đem lại sự nguy hiểm và hữu dụng của các đội binh súng hoả mai (được chứng minh qua trận chiến Nagashino 1575 và Shizugatake 1583) vốn dễ đào tạo hơn một đội cung thủ samurai rất nhiều: “thảy súng cho một nông dân, anh ta sẽ biết bắn ngay”!

Hojo Ujiyasu(1515-1571)-thủ lĩnh nhà Hojo, chủ nhân pháo đài Odawara

Đến năm 1561 thì trong tay Ujiyasu đã có một lãnh thổ rộng lớn trên đồng bằng Kanto sau hơn 60 năm chinh chiến của nhà Hojo và cảm thấy gần như thỏa mãn. Dù vậy, Ujiyasu vẫn ko tránh khỏi xung đột với nhà Satake, chủ nhân tỉnh Hitachi, vì sự lớn mạnh nhanh chóng của mình và đó là nguyên nhân dẫn đến 2 trận công thành Konodai, tỉnh Kazusa, với kết quả toàn thắng của nhà Hojo cả 2 lần (1538 và 1564). Nhà Satake ko thể đủ sức quấy rối Hojo Ujiyasu nữa nhưng cái gai bên sườn, nhà Satomi ở Shimosa, vẫn cứ nhức nhối mãi đến năm 1590.
Bởi vì Ujiyasu có mối lo khác đáng ngại hơn là 2 kình địch trên Kanto: Takeda Shingen và Uesugi Kenshin.
Uesugi Kenshin với tham vọng làm chủ Kanto đã từng đem quân bao vây Odawara, kinh đô của nhà Hojo ở Sagami, năm 1561. Các bức tường kiên cố của Odawara đã làm Kenshin phải rút lui sau 2 tháng vây phủ, đốt phá một số thị trấn của Odawara trước khi đi, và quay lại năm 1563 do Uesugi Norikatsu lãnh đạo, chiếm được Matsuyama, tỉnh Mushashi, trước khi bị liên quân Takeda-Hojo đẩy lui.
Với nhà Takeda, đặc biệt là Takeda Shingen, thì quan hệ còn rắc rối hơn: từ đồng minh cho đến đối thủ truyền kiếp. Năm 1562, Hojo Ujiyasu ký kiên minh với Takeda Shingen để rồi đến năm 1568-69 đổ vỡ do tranh chấp trên tỉnh Suruga với một số chiến thắng ban đầu của Ujiyasu dẫn đến cuộc công thành Odawara do Takeda Shingen chỉ huy (rút về sau 1 tuần) và sau đó là trận tập kích thất bại của Ujiyasu trên Mimasetoge.
Hojo Ujiyasu tuyên bố nghĩ hưu, giao quyền lại cho con trai Ujimasa năm 1560 nhưng vẫn quyết định các sự vụ quan trọng cho đến khi mất năm 1571.

Là một Daimyo tài ba về quân sự và xuất xắc trong nội trị, tài năng của Hojo Ujiyasu sánh ngang với cả Shingen và Kenshin danh tiếng (tam hùng của Kanto) mặc dù ko có các sự kiện nổi trội bằng 5 trận chiến giữa 2 người kia. Dưới thời Ujiyasu, nhà Hojo đã mở rộng và thiết lập thế lực vững chắc của mình ở Kanto, cũng như trở thành gia tộc nổi tiếng với các pháo đài và thành trì kiên cố.

Nhà Hojo sẽ giữ vị thế thụ động trong các năm còn lại dưới sự lãnh đạo của Hojo Ujimasa (xem tiểu sử của Toyotomi Hideyoshi để biết thêm về nhà Hojo).

anhvtag
21-08-2011, 07:25 PM
Quá hay, quá cụ thể, quá tỉ mỉ. Cám ơn chủ thớt về bài viết này. Tiếc là giờ mới mò ra được chứ ko chắc ngày xưa thi môn Lịch sử Nhật được 10điểm rồi. Tiếc wá xá :cute_rabbit126:

joele
21-08-2011, 08:54 PM
Hà hà, rõ ràng là fan của Shogun rồi. Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin này.