PDA

View Full Version : Khỏang cách Nhật Việt



BioShock
08-11-2005, 07:49 PM
Trong một loạt buổi nói chuyện về tiếng Việt mới đây trên diễn đàn Paltalk, chúng tôi đã giới thiệu biểu đồ sau:

TÌM HIỂU PHONG TRÀO ĐÔNG DU

Song song với việc tìm kiếm và phát hành tài liệu, nói chuyện hơn 20 buổi nói chuyện trực tiếp hay qua diễn đàn Paltalk của chúng tôi và các thân hữu trong gần 1 năm qua, khắp nơi cũng đã có những hình thức sinh hoạt tìm hiểu về chuyện nàỵ

Ngày 28/7/2005, trang nhà đài BBC, trong mục “Nghe Các Tạp Chí” đã đăng bài “Học Lại Phan Bội Châu Và Phong Trào Đông Du”. Một mục đặc biệt khác rất dài về Phong Trào Đông Du và cụ Phan Bội Châu cũng đã được đưa lên, dựa trên các bài viết và nhiều hình ảnh do chúng tôi và các thân hữu cung cấp.

Đài BBC cũng đã thực hiện một loạt phỏng vấn, đầu tiên với Giáo Sư Chương Thâu, tác giả bộ sách Phan Bội Châu Toàn Tập, được phát làm hai lần ngày 31/7 và 3/8. Theo ông Chương Thâu, cụ Phan là một người yêu nước lớn và nhà văn hóa lớn. Việc lập Duy Tân Hội năm 1904 chính là một hình thức đảng sơ khai, bắt đầu có đường lối rõ ràng, khác với tinh thần tụ nghĩa, uống máu ăn thề kiểu anh hùng “Lương Sơn Bạc” của Phong Trào Văn Thân, Cần Vương trước đó. Việc lập Việt Nam Quang Phục Hội năm 1911, với ý định kiến lập một nước Việt Nam Cộng Hòa Dân Quốc, cho thấy mục tiêu giành độc lập và thoát khỏi phong kiến tiến tới dân chủ của cụ. Chính cụ đã để lại di sản tinh thần, cán bộ và cơ sở tại Quảng Đông, Quảng Tây, Hàng Châu, Nam Kinh và Thái Lan mà ông Hồ đã phần nào kế thừa. Nhưng trong suốt thời gian qua, nhiều nhà cầm quyền V N đã coi nhẹ tư tưởng Phan Bội Châu. Chắt của cụ Phan là con một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa nên cũng từng bị đối xử phân biệt, sau mới được người có lòng tốt can thiệp để có thể vào đại học. Tiêu đề Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ở Việt Nam hiện nay là những tư tưởng Tam Dân của Tôn Văn. Năm 2006, tại Việt Nam sẽ tổ chức tưởng niệm 160 năm sinh Tôn Văn và 100 năm chủ thuyết Tam Dân. Cũng theo ông Chương Thâu, ông Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà tư tưởng lớn, nhà thơ, nhà văn lớn... Ông Nguyễn Giang, Trưởng Ban Việt Ngữ đài BBC đã đặt câu hỏi: ”Phải chăng đảng Cộng Sản Việt Nam đã theo chủ nghĩa Mác xít cả 100 năm rồi và nay họ không còn thấy hấp dẫn bởi chủ nghĩa đó nữa, lại tìm đường quay về với Dân Chủ, Tư Sản? ”.

Đầu tháng 8/2005, đài BBC cũng đã phỏng vấn ông Phan Thiệu Cơ, Thày Triệt Học Trần Đức Giang... về Phong Trào Đông Du và cụ Phan Bội Châu, Hiệu Trường Nguyễn Đức Hòe trường Nhật Ngữ Đông Du và Đỗ Thông Minh về việc du học sinh Việt Nam ở Nhật.

Ngày 30/7/2005, ông Vũ Bá Trung, Phó Giám Đốc Chương Trình Quốc Tế và chuyên viên thu hình Phan Tô Hoài của đài truyền hình Sài Gòn cũng đã bay qua Nhật 1 tuần để làm phóng sự về Phong Trào Đông Du& phỏng vấn Giáo Sư Masaya Araishi &Giáo Sư Masaya Shiraishi, Trưởng Khoa Á Châu Thái Bình Dương của Đại Học Waseda, Giáo Sư Akoi Imai, Đại Học Ngoại Ngữ Tokyo& cũng qua Việt Nam dự hội thảo về Phong Trào Đông Du vào tháng 10 ở Huế và tháng 11 ở Hà Nội&

Trong hơn 50 năm qua, đã có liên tiếp các thế hệ người Nhật nghiên cứu về Phong Trào Đông Du như các Giáo Sư Tasuro Mayamoto, Kawamoto, Shiraishi, Furotamoto, Shima, Momoki...

Nhiều tài liệu cùng hình ảnh đã được giới thiệu trên trang nhà của đài BBC.

Cho tới nay, các tin tức liên hệ đã được loan tải trên các đài BBC, RFA, SBS, Little Saigon Radio, Radio Bolsa, Truyền Thanh - Truyền Hình Hải Ngoại, VA TV Wạ DC, Hawaii TV, đài VOV, đài Quê Hương (San Jose), đài Việt Nam Dallas (TX), đài Chân Trời Mới, nhật báo Người Việt, tuần báo Việt Tide, tuần báo Mõ, tuần báo Thằng Mõ, tuần báo Tin Việt News, tuần báo Phố Nhỏ, bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong, đài truyền hình 24/24 SBTN, các diễn đàn tin tức trên Liên Mạng...

YẾU TỐ KẾT TINH THÀNH TIẾNG VIỆT.

Huyền diệu thay, có 9 yếu tố đã kết tinh thành Tiếng Việt theo thế 3 chân vạc, mỗi chân vạc là 1 trụ, mỗi trụ là 1 kiềng 3 chân.

3 trụ đó là tiếng nói, giọng nói và chữ viết.

- Trụ thứ 1, tiếng nói: Tiếng Nôm (người), Hán-Việt (nhân), Âu-Mỹ (va-li, phim).

- Trụ thứ 2, giọng nói: Bắc (mẹ) - Trung (mệ) - Nam (má).

- Trụ thứ 3, chữ viết: Hán - Nôm - La Tinh (a, b, c).

Vạc hay kiềng đều có 3 chân, ở đây mình có đủ cả vạc và kiềng. Với sổ điểm hay chân ít nhất nhưng tao nên 1 mặt phẳng, nên với số chân ít nhất mà dễ dàng tạo thế vững vàng nhất. Thế chân vạc là 3 trụ, mà mỗi trụ là 1 kiềng.

Đây là 1 biểu đồ ngôn ngữ thật cân xứng, thật đẹp của tiếng nước mình.

ĐÀI NHK QUAY PHIM Nhật-Việt “BÀ MẸ ĐÃ ĐẾN”.

Ngày 22 và 23/6 vừa qua, bà Uchida thuộc đài NHK đã đến văn phòng chúng tôi nhờ tìm hộ một phụ nữ Việt nhìn dáng vẻ khoảng 21 tuổi, khỏe mạnh, vui tươi, biết đọc và nói tiếng Nhật ở mức độ trung bình, có kinh nghiệm đóng phim càng tốt, không có cũng không sao.

Phim mang tựa đề là “Kachan Ga Kita” (Bà Mẹ Đã Đến), dài khoảng 43 phút, theo cốt truyện đã được trúng giải tối ưu tú của đài NHK. Phim sẽ được đóng tại Nhật, bối cảnh là tỉnh Yamagata (nơi đã đóng phim Oshin) và dự trù chiếu trên TV toàn quốc vào tháng 3/2006.

Cô Bùi Thị Huyền, một người qua Nhật học về ngành y tá năm 1999 và đang làm việc tại đây, sẽ đóng vai cô dâu “Linh” lấy chồng người Nhật đã góa vợ, sống bằng nghề trồng dưa hấu. Vai chính là cậu con trai 9 tuổi tên Ryota, có một em trai 7 tuổi. Thời gian đóng phim vào giữa tháng 8, và kéo dài trong khoảng 12 ngày.

Ngày 7/8, đài NHK đã đưa cả “đại gia đình cô Linh” 10 người, gồm cô Bùi Thị Huyền, chúng tôi và 8 người Việt đang cư ngụ tại tỉnh Kanagawa tới quận Aoba, thị trấn Jike chụp hình ngay giữa ruộng, coi đây như những bức hình kỷ niệm gia đình mà cô “Linh” đem đi khi theo chồng về Nhật. Thế là tự nhiên chúng tôi biến thành ”nông dân” trong một thoáng!

Trước đây đài NHK đã cùng phía Việt Nam thực hiện phim “Thương Nhớ Đồng Quê”.

BioShock
08-11-2005, 07:51 PM
NGƯỜI NHẬT ĐI TU NGHIỆP LỚP SƯ PHẠM VIỆT

Hàng năm, Ban Đại Diện các trung tâm Việt Ngữ Nam Cali (gồm khoảng 80 trung tâm, 15.000 em học tiếng Việt) đều có mở khóa tu nghiệp sư phạm cho các giáo viên ở Bắc Mỹ, thường quy tụ khoảng từ 200 đến 300 ngườị Năm 2003, tôi cũng đã có dịp đến nói chuyện về tiếng Việt với các Giáo Viên tại đâỵ

Khóa học tổ chức vào ngày 12-14/8/2005, đặc biệt có chị Natsuki Kitayama (Bắc Sơn Hạ Mộc) và Kayoko Takahashi (Cao Kiều Gia Đại Tử) là hai người Nhật 100%, đã từ Osaka, Kobe bay qua dự. Chị Natsuki Kitayama đang học khóa trình Tiến Sĩ Giáo Dục, chị đang tình nguyện phụ trách lớp dạy trẻ Việt học tiếng Việt tại Kobe. Năm 2004, chị đã qua Hoa Kỳ, tu nghiệp về Anh Văn tại San Diego, dịp này chị cũng đã phụ trách lớp dạy trẻ Việt học tiếng Việt tại trung tâm Lạc Việt, trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt...

NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN Ở NHẬT LÀ AI?

Theo sử sách xưa, người Việt đầu tiên tới Nhật là một vị sư đi tham dự lễ lạc thành (khai mạc) tượng Phật ở chùa Todaiji (Đông Đại Tự) ở cố đô Nara (Nại Lương) vào năm 752.

Tuy nhiên, có lẽ công chúa Nguyễn Thị Ngọc Hoa, còn có tên là Vương Gia Cửu mới là người Việt đầu tiên đến định cư ở Nhật Bản. Bà đã được Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả cho một thương nhân rất giàu có kiêm thuyền trưởng Nhật Bản tên Sotaro Araki (Hoang Mộc Tôn Thái Lang) đến Việt Nam vào thập niên 10 đầu thế kỷ 17, để buôn bán tại Phố Hiến thuộc Hải Phòng và Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Dưới thời Hậu Lê, Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn phân tranh, giặc giã khắp nơi. Trước đó, Nguyễn Kim nổi lên định chiếm lĩnh một vùng thì bị diệt. Năm 1599, Trịnh Tùng (1570-1620) lên ngôi Chúa, con Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng (1600-1613) thấy anh là Nguyễn Uông đã bị giết nên sợ, xin Chúa Trịnh vào Nam khai khẩn (khi đó mới có tới miền Trung). Rồi kế đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635), muốn lập một cõi riêng, để xây dựng cơ sở, mộ quân, chế tạo binh khí... thấy không gì hơn là mở cảng để giao thương và thu thuế nên đã lập ra cảng Hội An, là giao điểm buôn bán Đông-Tây của con đường “Tơ Lụa Trên Biển”.

Ông Sotaro Araki đến Việt Nam, với giấy phép của Sứ Quân ghi “Độ Nhật Bản Đáo Giao Chỉ Quốc” tức Đi Từ Nhật Bản Đến Nước Giao Chỉ. Ông được yết kiến Chúa Nguyễn, nguyện phục tùng dưới trướng, được Chúa cho gia nhập hoàng tộc với tên Nguyễn Thái Lang và hiệu là Nguyễn Hùng. Sau ông đi lại Việt Nam nhiều lần và được Chúa Nguyễn thương gã con gái cho năm 1619.

Ngay sau đó bà Ngọc Hoa theo chồng về Nagasaki (Trường Kỳ) sinh sống, bằng tên Nhật rất ưu ái là Anio (Vương Tử). Ông Sotaro Araki mất ngày 7/11/1636, bà mất năm 1645, ngẫu nhiên cùng một ngày với chồng. Hai người có một con gái, đặt tên là Yasu (Gia Tu). Không có ghi nhận chi tiết từ khi qua Nhật cho đến khi mất, bà không về Việt nam lần nào? Bia mộ chung vợ chồng bà tại chùa Đại Âm Tự (Daionji).Viện bảo tàng Nghệ Thuật Nagasaki vẫn còn lưu trữ chiếc gương soi của bà Ngọc Hoa, các hình vẽ và tài liệu về ông Sotaro Araki.

Một số sử liệu thời Hoằng Định của Nhật Bản, hay cuốn “Những Samurai Của Biển” (Umi No Samuraitachi) do Ichiro Shiaishi (Bạch Thạch Nhất Lang) viết và đài NHK phát hành, có ghi chép về cuộc hôn nhân Nhật-Việt này. Nay lưu lại ở Hội Hữu Nghị Nagasaki-Việt Nam (Nagasaki-Vietnam Yuko Kyokai) một sự kiện: Đặc biệt, 7 năm 1 lần, vào năm & 1999, 2006&, từ ngày 7 đến 9 tháng 10, trong lễ hội ở Nagasaki có phần rước Chu Ấn Thuyền (Nhật Bản) với hai em bé đóng vai Sotaro Araki và Anio và ca vũ rất long trọng. Dịp này, hội Hữu Nghị Nagasaki-Việt Nam thường mời các nghệ sĩ Việt Nam qua trình diễn.

Năm 1995, đài truyền hình CV21 của Nhật Bản đã phối hợp với đài truyền hình Sài Gòn Việt Nam (HTV) thực hiện tập phim tài liệu “Thời Gian Vĩnh Cửu”, ghi lại mối tình hy hữu Việt-Nhật cách nay gần 400 năm này.

MI HUYỀN MÌ... LÊN KHÔNG GIAN

Bàn về tên các món ăn Nhật, nói chung các món ăn đơn sơ thì tên gọi cũng đơn sơ, giản dị như vậy. Không như người Hoa thích chọn những tên thật kêu, nghe thấy thèm. Người Nhật dùng gạo là chính, nhưng họ cũng rất thích mì, khắp phố, chỗ nào cũng có tiệm mì, thông dụng hơn cá sống nhiều. Chính vì thế mà họ sáng chế ra mì gói và mì ly, mì tô ăn liền. Mì gốc từ Trung Hoa nhưng nấu theo kiểu Nhật, trong nồi xúp có cả cá và rong biển, thường còn bỏ thêm giá chín hay ngô (bắp)... Trong một tiệm mì, thấy các món như “shio ramen” (diêm lạp miến: mì muối, ramen làm bằng tiểu mạch và trứng), “miso ramen” (vị khoát lạp miến: mì tương) “moyashi ramen” (manh lạp miến: mì giá), “wakame ramen” (nhược bố lạp miến: mì rong biển), “negi ramen” (thông lạp miến: mì hành), “soba” (kiều mạch: mì, làm bằng kiều mạch, tiểu mạch, củ mài), “kitsune soba” (hồ kiều mạch: mì đậu phụ), “tenpura soba” (thiên phụ la kiều mạch: mì rau lăn bột), “tamago soba” (noãn kiều mạch: mì trứng sống)...

Tháng 7/2005, mì đặc chế gọi là “mì vũ trụ”, đã vinh dự theo chân phi hành gia Nhật là ông Soichi Noguchi (Dã Khẩu Thông Nhất) đáp phi thuyền Discovery lên không gian. Mì vũ trụ tất nhiên khác mì thường, khác ở chỗ phải làm sao để có thể cho nước vào ăn trong điều kiện vô trọng lực. Mì này không thể là một sợi thật dài, cũng không được biến dạng rã ra khi ngâm trong nước như mì thường, tức phải vẫn còn nguyên khối nhỏ vừa miệng ăn... Theo ông Noguchi thì mì này ngon như mì ăn trên mặt đất. Ngoài ra còn có các món Nhật như cơm ca-ry, yokan (bánh thạch gồm thạch trắng với trái cây hay hạt đậu và đường rất thong dụng ở Nhật), chocolate.

Người Nhật không thiếu gạo nhưng thiếu mì trầm trọng, nên phải nhật cảng đến 98%, thống kê năm 2002 là khoảng 5,86 triệu tấn từ Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, và Úc.


theo Đỗ Thông Minh