PDA

View Full Version : Nghề truyền thống Nhật trên đất Huế!



Kasumi
04-02-2009, 09:35 PM
Như một sự tình cờ đầy ngẫu hứng, những chiếc phong bì và nơ trang trí xinh xắn mang nét văn hoá truyền thống của đất nước hoa anh đào lại được làm ra từ bàn tay của những phụ nữ Huế.


http://baocongthuong.com.vn/Modules/CMS/Uploads/Users/20/2009_2_4/0EQRZIY56W_thu_cong.jpg

Ở đó, những tâm hồn Việt- Nhật gặp nhau, hòa quyện để tạo ra những món ý nghĩa, góp phần đô điểm cho đời sống tinh thần của người dân Nhật và tạo việc làm ổn định cho nhiều phụ nữ Huế.

Sau hơn 10 lần công tác ở Nhật Bản và tìm hiểu về các ngành nghề truyền thống đặc sắc ở đất nước này từ những năm 90, anh Trương Đình Lãm, giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch Đông Kinh (Công ty Đông Kinh), đã tìm ra một nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống có thể đưa về đào tạo và phát triển trên chính quê hương mình. Được sự hợp tác của Công ty MuSiBi, một công ty có tiếng trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống Nhật tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) và các thành phố lớn ở Nhật, tháng 3-2007, một cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống của đất nước Nhật Bản xa xôi được hình thành trên đất Huế và bước đầu đã giải quyết việc làm cho 30 lao động tại địa phương.

Nghề “Nhật” trên đất Cố đô

Ở Nhật có rất nhiều nghề truyền thống, song bước đầu Công ty Đông Kinh đã chọn để đưa hai nghề cơ bản về đào tạo cho người dân Huế, đó là nghề làm phong bì truyền thống (Kinpu) và nơ trang trí để gắn vào quà tặng. Người Nhật có truyền thống sử dụng phong bì để đựng tiền, quà chúc mừng người thân và bạn bè nhân các sự kiện lớn thể hiện qua màu sắc. Nếu đi dự tiệc cưới thì người Nhật sử dụng phong bì có viền màu đỏ và có hình hai con hạc- rùa thể hiện sự trường tồn vĩnh cửu, đi dự thôi nôi dùng phong bì có viền đỏ có hình em bé cười vui, đi điếu thì sử dụng phong bì có viền đen và dự lễ 49 ngày của người mất thì dùng phong bì viền vàng... Còn đối với quà tặng, bất cứ người Nhật Bản nào cũng tặng quà đính kèm thêm chiếc nơ trang trí bên ngoài gói quà để tạo cảm giác trân trọng và ấn tượng cho người nhận. Mặc khác, dường như trong mỗi gia đình hay các điểm di tích, tham quan ở Nhật Bản đều sử dụng các sản phẩm làm từ nguyên liệu giấy để trưng bày hay trang trí dể tạo cảm giác bắt mắt. Vì vậy nên hai sản phẩm này rất được người dân Nhật Bản ưa chuộng và nó được ví như là một sản phẩm không thể thiếu vắng trong mỗi gia đình. Hiện, tại Nhật Bản một chiếc phong bì hay nơ trang trí được bán với giá 100 yên Nhật, tương đương với 1 USD và bán rất chạy.

Từ một tấm giấy trắng có hình chủ nhật và những sợi giấy bọc bằng giấy bạc cuộn sẵn, những người thợ thủ công bắt đầu công đoạn xếp giấy theo khuôn mẫu, rồi tiếp tục đan những sợi giấy để ***g vào phong bì. Trải qua những công đoạn đơn giản, có vẻ như khá dễ dàng ấy song những phụ nữ Huế cần phải kiên nhẫn, tỉ mỉ và quan trọng nhất là phải có hoa tay, sự khéo léo mới tạo ra một chiếc phong bì đẹp và trang nhã. Không phải như nghề chằm nón lá, thêu hay may mặc ở Huế, nghề này đòi hỏi phải tập trung cao độ, khéo léo và quan trọng hơn là phải gởi hồn mình vào từng sản phẩm. Với sự chịu khó, kiên trì và tận tụy với nghề nên những người thợ thủ công ở Huế đã nhanh chóng nắm bắt các thao tác, kỹ năng nên đã tạo ra những sản phẩm tinh sắc xảo và đạt yêu cầu. Hiện, trung bình mỗi ngày một người thợ có thể gia công từ 600-1.000 chiếc phong bì hoặc nơ trang trí với mức thu nhập từ 800 ngàn -1 triệu đồng/người/tháng.

Ông Hoshikawa, Chủ tịch HĐQT Công ty MusuBi cho biết: “Nghề làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ Nhật Bản là một nghề tương đối mới ở Việt Nam, song người Huế làm rất giỏi và cho năng suất cao. Trước khi hợp tác với Công ty Đông Kinh để đưa sản phẩm này về Việt Nam gia công, chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ về nguồn lao động và khả năng làm việc của người dân nơi đây. Tôi rất vui và hài lòng bởi người Huế rất sáng tạo, chịu khó và yêu nghề.”

Là một phụ nữ ở thành phố, song chị Trần Thị Hiếu trú tại xã Vạn Xuân, phường Kim Long trước đây chỉ biết quanh quẩn việc bếp núc, nội trợ và làm vườn bởi chị phải nghỉ học sớm, gia đình lại không có điều kiện để học nghề. Thế rồi cơ duyên đã đưa chị đến với nghề truyền thống của một đất nước xa lạ. “Mấy tuần đầu chị rất lo vì không tài nào làm được hàng, song nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình cũng như lời giới thiệu về nét văn hoá Nhật của các chuyên gia Nhật, Trung Quốc nên chị thấy nghề này rất hấp dẫn mà lại nhàn. Bây giờ thì thấy yêu nghề hơn, có thể làm cả ngày lẫn đêm mà không thấy chán”, chị Hiếu cho biết.

Khu du lịch làng nghề Đông Kinh

Sau khi sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống do những phụ nữ Huế gia công được thị trường Nhật chấp nhận và ưa thích, Công ty Đông Kinh bắt tay vào việc triển khai đầu tư xây dựng Khu du lịch làng nghề Đông Kinh tại thôn Thượng 3, xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế. Tại đây sẽ hình thành một nhà xưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Nhật Bản có quy mô lớn, thu hút gần 200 lao động tham gia. Sau khi đi vào sản xuất ổn định, công ty thường xuyên mời các chuyên gia Trung Quốc và Nhật Bản về đào tạo các kỹ năng, khả năng sáng tạo để sản xuất các sản phẩm đẹp và sắc xảo hơn, đồng thời tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm mới.

Ngay trong khuôn viên khu du lịch này sẽ có một khu trình diễn các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của Nhật Bản và Việt Nam như nghề làm hương, chằm nón, thêu, mộc mỹ nghệ, khảm xà cừ, may mặc để phục vụ nhu cầu tham quan du lịch và mua sắm của khách du lịch trong nước và quốc tế. Khu trình diễn này sẽ hội tụ những nghệ nhân nổi tiếng của Huế và các tỉnh, thành phố trong cả nước về đây để trình diễn nghề, giới thiệu nét truyền thống đặc sắc của các làng nghề để du khách có thể hiểu rõ hơn về các làng nghề truyền thống của Việt Nam nói chung và cố đô Huế nói riêng. Với tổng kinh phí trên 7 tỷ đồng, khu du lịch làng nghề Đông Kinh sẽ đi vào hoạt động giai đoạn 1 vào cuối năm 2008, giải quyết việc làm cho khoảng 250 lao động tại địa phương.

Anh Trương Đình Lãm, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và du lịch Đông Kinh cho biết: Trong tương lai chúng tôi không chỉ hướng đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, mà mục tiêu lớn hơn đó là quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam, cố đô Huế đến với bạn bè quốc tế thông qua các tour du lịch, chương trình ẩm thực hay chính từ những ngành nghề truyền thống độc đáo. Mặt khác, nhằm tạo điều kiện cho các phụ nữ Huế nâng cao tay nghề và tạo thêm thu nhập, mỗi năm công ty sẽ chọn 5 thợ giỏi sang Nhật làm việc một năm. Nếu tính theo thu nhập ở Nhật thì mỗi năm các lao động làm việc tại Nhật sẽ có thu nhập trên 100 triệu đồng và đây cũng là mơ ước của nhiều người ở đây.

Không lâu nữa, một khu du lịch làng nghề mang tên Đông Kinh sẽ có mặt trên đất Huế và mang niềm vui đến cho hàng trăm lao động. Cũng từ đây, nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của hai nước Nhật- Việt sẽ hội ngộ để giới thiệu với du khách và người dân Huế, góp phần tạo nên một điểm tham quan và mua sắm lý tưởng nhằm thúc đẩy du lịch tỉnh nhà ngày càng vươn xa và bay cao hơn.

Bài & ảnh: Khánh Thư
CôngThương

chumeo_di_hia
16-04-2010, 09:40 PM
mấy cái giỏ vuông vắn trong ảnh rất hay, bao h nuôi mèo sẽ kiếm 1 cái làm chỗ ngủ cho nó ^^

niichan
16-04-2010, 10:32 PM
Á, Huế của mềnh kìa :hurry:
Cái xưởng đó ở gần nhà mềnh kìa :hurry:
Anh Lãm giám đốc mà mình quen kìa :hurry:
Đọc bài này hồi lâu ở đâu đó rồi mà oọc trên JPN thấy khác hẳn. Cứ như thấy quê hương vậy á :aha: