PDA

View Full Version : [Giới thiệu] Fugu và cá nóc ở Nhật Bản



BioShock
09-11-2005, 07:10 PM
Cá Nóc không tự cấu tạo độc tố này trong cơ thể, nó được tích tụ và truyền qua bởi những vi khuẩn tên là Pseudomonas, một loại vi khuẩn độc hại, hình dạng dài như chuỗi hạt dài. Những tay đầu bếp trứ danh về Fugu ở Tokyo thỉnh thoảng để sót lại một lượng rất nhỏ đủ để làm những vị khách hàng có một cảm giác tê tê quanh đầu lưỡi, và đủ để chứng tỏ họ đã từng trải những giây phút cận kề với tử thần … khi về bạn có thể tự hào và kể cho bạn bè nghe rằng ta đã được thưởng thức món ăn độc đáo của xứ Phù Tang

Tổng quát về cá Nóc
Cá Nóc, một loại cá kịch độc đã làm tử vong nhiều người tại Nhật Bản cũng như tại Việt Nam, nhưng cá Nóc cũng là một món ăn khóai khẩu và mắc tiền của người dân xứ Phù Tang. Ngày nay, ngoài nước Nhật, tại Hong Kong và New York cũng đã có những nhà hàng chuyên phục vụ loại cá Nóc đặc sản này cho những vị thực khách có thị hiếu đặc biệt có một không hai này… Trên thế giới hiện nay có 185 loại cá Nóc đã được phân loại trong ngành Ngư học (Ichthyology). Cá thuộc họ Tetraodontidae, đa số sống ở biển nhưng cũng có vài loại sống ở vùng nước ngọt, và nước lợ. Cá thường tập trung sống gần những bờ đá hay những rạng san hô, là nơi cung cấp nguồn thức ăn mà cá ưa thích.

Cá Nóc trung bình có chiều dài khoảng 15 cm đến 40 cm khi trưởng thành, với trọng lượng từ 1 đến 4 lbs (0.450 – 2.0 Kg) và có hình dáng tròn bầu như trái lê. Cá Nóc chỉ có khả năng bơi lội lơ lửng, chậm chạp, và không di chuyển xa nơi cư trú nên khi gặp nguy hiểm, cá có khả năng nở phồng to ra như trái bong bóng nhỏ để đe dọa kẻ địch. Do cơ thể cá có khả năng hút nước vào bao tử và co dãn, đàn hồi mau lẹ với trữ lượng gấp 2 – 3 lần cơ thể. Đặc biệt, lượng độc tố trong cá Nóc phần lớn tích tụ trong phần nội tạng của cơ thể, nhiều nhất là trong buồng trứng, lá gan, tụy tạng, ruột …và một phần nhỏ trong máu, da,và bắp thịt.

Chất độc tố này có tên gọi là Tetrodotoxin, và độc hại gấp 1250 lần chất độc của Cyanide. Người ăn cá Nóc khi bị trúng độc, bắp thịt bị co cứng, đầu óc cảm thấy choáng váng,cơ thể rã rời, nhức đầu, nôn mửa, khó thở. Khoảng 60 – 80 % nạn nhân sẽ tử vong trong vòng 4 – 6 giờ, và hiện nay khoa học chưa tìm ra thuốc giải (antidote) độc tố này. Cá Nóc không tự cấu tạo độc tố này trong cơ thể, nó được tích tụ và truyền qua bởi những vi khuẩn tên là Pseudomonas, một loại vi khuẩn độc hại, hình dạng dài như chuỗi hạt dài. Do đó, cá Nóc được nuôi dưỡng và sinh sống trong các trại cá độc lập sẽ không sản xuất ra loại độc tố này, cho đến khi cá tiếp nhận hay ăn những thức ăn có chứa độc tố này …và cá sẽ trở nên độc hại.

Món Cá Nóc Sống ở Nhật / Fugu Sushi

Chỉ có những nhà đầu bếp có bằng cấp chuyên nghiệp mới biết cách làm cá Nóc. Họ phải qua một quá trình học tập, kinh nghiệm thực tập ít nhất từ 2 đến 3 năm, và cũng phải trải qua những kỳ thi Quốc Gia ở Nhật Bản, mới được phép làm loại cá Nóc sống Fugu Sushi này. Kỳ thi này gồm phần thi lý thuyết, thi về Ngư Loại học, thi về cách thực hành, sửa sọan món cá Nóc sống, và chính họ sẽ tự thưởng thức món Fugu do họ làm ra. Thường chỉ có 30 % thí sinh được chấm đậu qua kỳ thi này mà thôi.

Ở Tokyo hiện nay có khoảng 1500 tiệm Restaurants Fugu Sushi chuyên bán cá Nóc phục vụ cho 26 triệu dân ở Tokyo. Trong đó, món ăn thông dụng nhất là món Fugu Sashimi, hay còn được gọi là Fugu – sashi, khi những miếng thịt cá Nóc màu trắng trong được thái mỏng và xếp đặt như nghệ thuật cắm hoa Ikebana trên một đĩa vân màu đậm, và bạn có thể nhìn thấy những vân màu trang trí đẹp mắt, xuyên qua lớp cá mỏng đó. Do đó, khi gắp miếng cá ra, bạn sẽ thấy rõ ràng, đường nét chi tiết của chiếc dĩa đựng cá. Đây chính là nét độc đáo trong nghệ thuật ăn uống của Nhật Bản, khách hàng vừa thưởng thức vị giác của lưỡi đi kèm với màu sắc của thị giác.

Cá Nóc sống Fugu được dọn ra cùng với những gia vị gồm những chén nhỏ như nước chấm làm từ dầu mè, nước tương soy sauce, mustard wasabi, củ cải muối dầm, giấm ponzu, chanh, ớt và phải có rượu nồng Sake hâm nóng đi kèm mới là thú vị.

Mở đầu để khai vị, khách sẽ nhấp uống một chén Sake nhỏ, sau đó gắp một miếng thịt cá Nóc sống đi kèm với những món gia vị vừa kể trên, tất cả đưa vào miệng nuốt vào thật khoan thai, nhẹ nhàng như những cánh hoa anh đào đang rơi trước cơn gió nhẹ, để cảm nhận và thưởng thức hương vị ngọt ngào, lành lạnh của món cá Nóc sống, xen vào đó là những vị cay cay, đăng đắng, nồng nàn, ngây ngất đến xé lưỡi, của những gia vị đi kèm.

BioShock
09-11-2005, 07:11 PM
Ở Nhật Bản,sự ăn uống đã lên đến một trình độ nghệ thuật và đối với nhiều người: “sống hay, sống đẹp, sống có ý nghĩa cũng là một nghệ thuật.” Ngoài món cá Nóc sống Fugu (Fugu- sashi), món lẩu cá Fugu gồm nấm, đậu hũ, cà rốt, bắp cải, lá hoa cúc, và thịt cá nóc được nấu trong nước súp đun sôi được gọi là món Fugu- Chiri, được dọn ra và nấu với bếp lò ngay tại bàn tiệc của khách hàng.

Còn lại, những vây cá, gồm vi đuôi, vi lưng và vi bụng cũng được chiên dòn và được dọn với rượu sake nóng, được gọi là Fugu-hire-zake.

Trung bình, mỗi người khi dùng 3 món Fugu tại những nhà hàng nổi tiếng ở Tokyo sẽ tốn khoảng 100 – 200 US Dollars, vì cá Nóc Fugu là món ăn cao cấp hay món Cao lương Mỹ vị ở Nhật bản vì nó đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng,sửa sọan công phu và đầy mỹ thuật.

Những tay đầu bếp trứ danh về Fugu ở Tokyo thỉnh thoảng để sót lại một lượng rất nhỏ đủ để làm những vị khách hàng có một cảm giác tê tê quanh đầu lưỡi, và đủ để chứng tỏ họ đã từng trải những giây phút cận kề với tử thần … khi về bạn có thể tự hào và kể cho bạn bè nghe rằng ta đã được thưởng thức món ăn độc đáo của xứ Nhật Bản.

Do bản tính của con người thật kỳ lạ, cái gì càng cấm đoán thì con người càng tò mò …và luôn đi ngược lại những gì được gọi là cấm kỵ và món cá Nóc Fugu chính là một trong những đại kỵ hay Tabu đó.


theo DCV

BioShock
09-11-2005, 07:40 PM
Nhưng biết cách làm thì đâu có gây từ vong đâu ??


Những tay đầu bếp trứ danh về Fugu ở Tokyo thỉnh thoảng để sót lại một lượng rất nhỏ đủ để làm những vị khách hàng có một cảm giác tê tê quanh đầu lưỡi, và đủ để chứng tỏ họ đã từng trải những giây phút cận kề với tử thần … khi về bạn có thể tự hào và kể cho bạn bè nghe rằng ta đã được thưởng thức món ăn độc đáo của xứ Nhật Bản.
thấy chưa ? Tài nghệ của họ rất giỏi mà

KHA
09-11-2005, 10:45 PM
Giỏi đến mấy chứ biết là cá nóc thì không bao h ăn ( trừ khi kô biết --> chắc là ăn lấy ăn để ---> ngỏm )! Vẫn còn nhiều món ngon Nhật bản chờ mình thưởng thức, trừ phi đã thưởng thức hết các món khác :D

BioShock
10-11-2005, 05:24 PM
Cá nóc sao bị mọi ng` ghét bỏ quá vậy (em có nuôi 1 con nè ^^, kidding)
Nhưng cái tinh dịch cá nóc ăn ngon cực kì, đặc biệt sau khi đc nấu với canh lươn

Golden Bear
11-11-2005, 07:47 AM
Cá nóc sao bị mọi ng` ghét bỏ quá vậy (em có nuôi 1 con nè ^^, kidding)
Nhưng cái tinh dịch cá nóc ăn ngon cực kì, đặc biệt sau khi đc nấu với canh lươn

Tinh dịch cá nóc là gì ? :eek:

Werewolf
11-11-2005, 11:12 AM
Tinh dịch là cái dùng để cá tiết ra trên trứng con cái ---> ra cá con (chắc vậy)
Hiểu rõ hơn, cá mẹ bơi ngược dòng nước để đẻ trứng, cái bố thấy trứng thì cho tinh trùng vào để nở cá con, ok!
Cá nóc ở Nhật ăn hơi nhiều đấy, hình như họ ko sợ hay sao ấy (ở Vn có mua cá nóc phơi khô về ăn rồi chết đấy còn gì)

BioShock
12-11-2005, 07:45 AM
Đúng gòi đó, tinh dịch là tinh trùng của cá trống. Mà chỉ có cá trống mới có tinh dịch thui, cá mẹ có trứng. Tới mùa, cá mẹ đẻ ra trứng, cỡ vài ngàn trứng, nhưng chỉ có vài chục trứng là sống đc tới khi đc thụ tinh. Ngòai ra khi cá bơi ngược dòng, khả năng bị gấu, mấy lọai chim ăn cá, diều hâu, cả nhện nữa ăn thịt là rất cao. Tinh dịch cá nóc có màu trắng đục, khá lớn.

Nhưng điểm độc của cá là chất độc (tetrodotoxin) tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, tinh hoàn và nhiều nhất là ở trứng. Vì vậy cá nóc cái rất độc đặc biệt là vào mùa đẻ trứng. Ngay sau khi cá chết, chất độc sẽ tiết ra toàn bộ thân cá, do đó dù nấu chín, phơi khô hay sấy những độc tố trong cá nóc vẫn tồn tại và nguy cơ bị tử vong do ăn cá nóc khô vẫn xảy ra. Vì thế, khi mua cá khô, chúng ta phải cẩn trọng nha, đừng mua những loại cá có hình dạng tương tự như cá nóc.

Kasumi
27-11-2011, 10:13 PM
Món ăn từ cá nóc

Từ thời cổ đại đến thời hiện đại, con cá nóc luôn tạo cho người Nhật hai cảm giác trái ngược: vừa thích thú vừa e dè. Điều đó thể hiện qua câu thành ngữ “Tôi muốn ăn cá nóc, nhưng tôi không muốn chết”.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/fugu1.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/fugu.jpg
Cá nóc được dùng làm nguyên liệu để chế biến những món ăn cao cấp

Tại Nhật Bản, cá Fugu, hay còn gọi là cá nóc, được dùng làm nguyên liệu để chế biến những món ăn cao cấp. Chúng có mặt trong thực đơn của những bữa tiệc chiêu đãi, tiệc tối hoặc những sự kiện mang tính trang trọng.

Có nhiều loại sashimi cá nóc sống nhưng nổi tiếng nhất là Fugu-sashi. Để làm món này, đầu bếp dùng dao chuyên dụng thái thịt cá thành những lát thật mỏng và bày trí chúng theo những đường tròn bên trong chiếc đĩa to có hoa văn đẹp mắt. Fugu-sashi nổi tiếng nhờ hương vị ngon tuyệt, ngoài ra, nó còn là món ăn cao cấp nhất và được trình bày rất mỹ thuật. Những lát cá mỏng trắng phau được thái đều nhau, đầu bếp sắp xếp chúng trên đĩa theo những hình tròn nhỏ dần từ ngoài vào trong.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/25fugu.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/fuguusu.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/fs-topimg.jpg

Kỹ thuật thái cá trên được gọi là Usu-zukuri, tức tạo ra những lát cá mỏng. Tác phẩm cuối cùng của món cá nóc sống Fugu-sashi có hình dáng của một loài hoa rất được người Nhật ưa chuộng – hoa cúc – loài hoa biểu trưng cho sự trường thọ và những phẩm chất cao quý trong văn hóa Nhật. Fugu-sashi không chỉ lôi cuốn thực khách bởi vị thơm ngát ngọt ngào mà nó còn được nhìn nhận như một tác phẩm nghệ thuật.

Gia vị không thể thiếu trong món Fugu-sashi là chén nước tương và súp dashi làm từ cá ngừ khô và rong biển. Fugu-sashi càng trở nên hấp dẫn nếu thực khách dùng kèm với hành lá cọng nhỏ đặc trưng của Nhật. Sự kết hợp này khiến cho món ăn vừa đậm đà hương vị vừa kích thích các giác quan. Vị ngọt ngào của thịt cá hòa lẫn cùng vị cay nồng của hành khiến vị giác và khứu giác hoạt động mạnh mẽ hơn.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/fs-150-sin.jpg

Món lẩu cá nóc Fugu-nabe có cách chế biến và hương vị khác với sashimi nhưng Fugu-nabe có sức hấp dẫn chẳng thua kém món cá sống. Thịt cá mềm ngọt kết hợp cùng nhiều loại rau củ nấu chín làm món ăn thêm đậm đà.

Ngoài sashimi và lẩu, cháo cá nóc Fugu-zosui cũng rất được thực khách ưa chuộng. Món này được chế biến từ súp dashi cá nóc, cơm ninh nhừ và trứng gà. Súp dashi cá nóc có vị ngọt thanh do được nấu từ thịt và xương cá.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/3322725557_0768063f9d.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/154822564tgPtZS_fs.jpg
Cháo cá nóc

Từ lâu, ẩm thực từ cá nóc đã được xem là cao lương mỹ vị và rất đắt tiền ở Nhật. Thế nhưng, trong cơ thể cá nóc có chứa độc tố cực độc là Tetrodotoxin – một chất độc rất mạnh tác động đến thần kinh. Chỉ cần một liều lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc và cướp đi mạng sống của một người khỏe mạnh. Dù rất cẩn trọng nhưng hàng năm, tại Nhật đều có nạn nhân tử vong do ăn cá nóc.

Tuy nhiên, chất độc không tồn tại trong toàn bộ cơ thể cá mà chỉ nằm ở một số bộ phận và tùy thuộc vào từng loại cá nóc khác nhau. Đối với cá Tora-fugu, hay còn gọi là cá nóc cọp, gan và buồng trứng của chúng chứa lượng độc tố rất cao. Do đó, trong quá trình sơ chế, các bộ phận này được bảo quản cẩn thận. Theo qui định của chính quyền, tại các quán ăn và nhà hàng, người ta phải thu gom nội tạng của cá nóc bỏ vào một chiếc thùng inox đậy kín và khóa kỹ. Số nội tạng này được đưa đi thiêu hủy vào cuối ngày.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/fugu-fish47812529332654013.jpg
Chất độc không tồn tại trong toàn bộ cơ thể cá nóc

Nhật Bản có những luật lệ khắt khe dành cho những người phụ trách chế biến cá nóc. Tỉnh Yama-guchi – Vương quốc cá nóc Nhật Bản – thường xuyên tổ chức các lớp học và những buổi kiểm tra về cách thức làm cá dành cho giới đầu bếp. Qui định của cuộc thi là trong vòng 20 phút, thí sinh phải sơ chế sạch sẽ một con cá nóc và loại bỏ những bộ phận có độc tố. Kỹ thuật chế biến cá rất quan trọng, nó quyết định tính an toàn của món ăn. Cá sau khi loại bỏ nội tạng sẽ được rửa sạch và lột bỏ hết da vì trong da cá cũng có chứa độc tố. Tuy nhiên, có một số phần trong nội tạng không có độc tố của cá nóc vẫn được giữ lại để sử dụng. Đối với cá nóc cọp, bộ phận sinh dục của chúng không có độc. Do đó, tinh hoàn cá nóc cọp được xem là món ăn rất ngon và quý nhất trong các bộ phận cơ thể cá.

Để trở nên nổi tiếng như ngày nay, các món ăn từ cá nóc Nhật Bản đã trải qua lịch sử thăng trầm. Theo xác nhận của các nhà nghiên cứu, văn hóa ăn cá nóc đã tồn tại ở Nhật cách đây hơn 2.000 năm. Trong những cuộc khai quật di chỉ thời Jomon ở nhiều nơi trên cả nước, giới nghiên cứu đã phát hiện răng cá nóc hóa thạch. Từ đó, họ cho rằng, người Nhật thời tiền sử đã ăn cá nóc như một loại thực phẩm.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/fugu11.jpg

Cá nóc cũng xuất hiện trong các tài liệu ghi chép vào thời Heian, khoảng thế kỉ thứ VIII. Lúc bấy giờ, người Nhật gọi cá nóc là Fuku, thay vì Fugu như ngày nay. Nó được mô tả là loài “Thủy trư”, tức heo nước, thịt cá có hương vị rất ngon nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm.

Cá nóc lần đầu tiên trở thành đối tượng chính của một điều luật tại Nhật Bản vào thời Tướng quân Toyo-tomi Hide-yoshi. Ông là người có công kết thúc thời kỳ Chiến quốc Sengoku và là người thứ 2 thống nhất Nhật Bản vào nửa cuối thế kỉ XVI. Trong giai đoạn này, nhiều binh sĩ đã thiệt mạng do ăn phải cá nóc chứa độc tố. Nhằm tránh nguy hiểm cho nhiều người, Tướng quân Toyo-tomi Hide-yoshi đã ban hành lệnh cấm sử dụng cá nóc. Lệnh cấm áp dụng cho tất cả mọi người từ dân thường đến tầng lớp võ sĩ đạo. Một thời gian dài sau đó, cá nóc hoàn toàn bị loại khỏi thực đơn của người Nhật bởi lệnh cấm này.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/25fugu1.jpg

Tuy nhiên, trong giai đoạn sau của thời kỳ Mạc phủ, thế lực của Tướng quân Toyo-tomi bắt đầu suy yếu, người dân ở nhiều địa phương vẫn đánh bắt và ăn cá nóc bất chấp lệnh cấm. Việc sử dụng cá nóc lén lút vào thời Edo đã góp phần tạo ra những cách chế biến cá nóc vừa ngon vừa an toàn. Một trong các phương pháp được lưu truyền đến tận ngày nay là món trứng cá nóc ngâm chua Fugu-no-ko mà không nơi nào có.

Trứng cá nóc là bộ phận chứa rất nhiều độc tố nhưng với kỹ thuật xử lý lên men của người dân Ishi-kawa, chất độc hoàn toàn biến mất. Trứng cá được ngâm trong muối suốt 1 năm, sau đó, chúng tiếp tục được ủ trong gạo và cám thêm 2 năm nữa. Trong quá trình cho lên men này, người ta thường xuyên tưới rượu trắng lên những chiếc thùng gỗ chứa trứng cá ủ trong gạo và cám.

Khi thời gian ủ đạt yêu cầu, trứng cá có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn an toàn và hấp dẫn. Các công đoạn xử lý lên men đã loại bỏ hết chất độc trong trứng cá. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, người ta vẫn không thể lý giải tại sao độc tố lại biến mất và món trứng cá ngâm chua truyền Fugu-no-ko của tỉnh Ishi-kawa là độc nhất vô nhị.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/38.jpg

Sau thời Edo, đến thời Minh Trị, thế kỉ XIX, lệnh cấm người dân ăn cá nóc vẫn tiếp tục được duy trì và thực hiện một cách triệt để, ai vi phạm sẽ bị phạt rất nặng.

Vào năm Minh Trị thứ 21, tức năm 1888, một sự việc xảy ra đã làm thay đổi hoàn toàn lệnh cấm trên. Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Ito Hiro-bumi, trong một lần đến thành phố Shimono-seki thuộc tỉnh Yama-guchi, ông đã ghé vào nhà hàng địa phương dùng bữa và được thết đãi món lẩu cá nóc, loài hải sản vốn bị chính quyền cấm sử dụng. Là một người sành ăn, Thủ tướng Ito Hiro-bumi lập tức nhận ra rằng, thịt cá nóc có vị ngon đặc biệt và việc loại bỏ nó là một sự lãng phí đáng tiếc. Sau đó, ông đã bãi bỏ lệnh cấm ăn cá nóc tại tỉnh Yama-guchi. Một thời gian sau, lệnh cấm này cũng không còn áp dụng tại nhiều địa phương khác của nước Nhật.

Ngày nay, con cá nóc đã trở thành biểu tượng nổi tiếng của thành phố Shimono-seki. Đến Shimono-seki, du khách dễ dàng nhận ra hình ảnh của những con cá nóc làm vật trang trí ở khắp nơi trong thành phố.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/3980710-Fugo-Shimonoseki.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/102900300_XaF9c5o2.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/3167383993_c4abe61f66.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/shibuya-roppongi-006.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/ShinjukuFuguRestaurantOutside.jpg
Hình ảnh cá nóc trở thành vật trang trí khắp nơi thành phố Shimono-seki

Chợ cá Hae-domari của thành phố Shimono-seki là chợ chuyên kinh doanh cá nóc có tiếng trên thế giới. Bên cạnh khối lượng cá giao dịch, phương thức mua bán ở chợ luôn gây sự hiếu kỳ cho nhiều người. Việc mặc cả mua bán không diễn ra bằng lời mà ra dấu bằng tay. Người mua và người bán cùng luồn tay vào trong chiếc ống bằng vải màu đen để thỏa thuận giá cả. Trong quá trình đấu giá này, người mua không thể biết mức giá mà các bạn hàng khác đưa ra.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/663434418_9794957dd3.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/korea-309.jpg
Chợ cá Hae-domari chuyên kinh doanh cá nóc có tiếng trên thế giới

Việc ngả giá phải thực hiện trong ống vải đen là do thói quen. Ngày xưa, người Nhật mặc Kimono có ống tay áo khá dài nên việc thỏa thuận giá cả được thực hiện bên trong tay áo. Ngày nay, Kimono không còn được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, do đó, ống vải đen được dùng để thay thế. Đây cũng là giải pháp ngăn ngừa tình trạng phá giá.

Để có được những con cá nóc thương phẩm cao cung cấp cho thị trường, ngư dân đã phải rất khó nhọc. Do đặc tính chậm chạp và không di chuyển xa nơi cư trú nên khi gặp nguy hiểm, cơ thể cá nóc phồng to để đe dọa kẻ địch, cơ thể cá nóc trông như chiếc bong bóng. Trạng thái này khiến nó không thể bơi lội bình thường. Nếu cứ để như thế, cá sẽ chết, vì vậy, ngay lập tức, những người dân đánh cá sẽ dùng một ống kim loại đâm vào phần bong bóng cá để hơi thoát ra ngoài, cơ thể cá trở lại bình thường. Nhờ sự can thiệp này, cá nóc nhanh chóng hồi phục sức khỏe và bắt đầu bơi lội trở lại.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/fugu121.jpg
Khi gặp nguy hiểm, cơ thể cá nóc phồng to để dọa kẻ địch

Tại Nhật có khoảng 22 loài cá nóc được sử dụng để chế biến món ăn. Điều đó cho thấy, cá nóc là hải sản rất được người Nhật ưa chuộng. Hiện tại, ở một số nơi của Nhật Bản, người ta nghiên cứu cách nuôi dưỡng và đã cho ra thị trường những con cá nóc an toàn, không hề chứa chất độc gây chết người và những bộ phận từng được cho là cực độc của cá nóc đã trở thành món ăn cao cấp.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cá nóc không tự tạo ra độc tố Tetrodotoxin trong cơ thể nó. Độc tố được truyền và tích tụ trong quá trình ăn mồi ngoài tự nhiên. Món ăn ưa thích của cá nóc là sò, ốc và sao biển. Tuy nhiên, thức ăn của những sinh vật biển này có cả phẩy khuẩn độc hại có tên gọi Pseudomonas. Ăn vi khuẩn độc, cơ thể ốc, sao biển hình thành độc tố. Đến lược cá nóc ăn ốc và sao biển, lượng chất độc này trở nên mạnh hơn và phân bố mạnh ở một số bộ phận cơ thể cá, đặc biệt là trong nội tạng.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/382563549_48da353e50.jpg

Dù rất ngon, nhưng trong cơ thể cá nóc luôn tiềm ẩn những hiểm họa chết người. Đó là lí do tại sao ở Nhật chỉ những người đã qua các khóa đào tạo chuyên môn mới được phép chế biến món ăn này cho thực khách.

Thanh Tâm
THVL

Kasumi
04-07-2012, 05:25 PM
Thú vui ăn thịt cá nóc chết người của người Nhật

Mỗi năm ở Nhật Bản đều có người phải nhập viện vì ăn cá nóc, đôi khi có kẻ mất mạng. Nhưng dù nguy hiểm đã hiện rõ như vậy, nó vẫn là một món ăn được ưa chuộng và các quy định chặt chẽ dùng để kiểm soát việc chế biến cá nóc đang sắp được nới lỏng.


http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=151323&at=0&ts=300&lm=634769811924230000
Chế biến thịt cá nóc (Nguồn: AFP)

Những người mê mẩn cá nóc nói rằng cảm giác ngưa ngứa, kích thích mà thịt cá nóc để lại trên lưỡi, vốn do chất độc thần kinh có trong người loại cá này gây ra, là một phần trong sự quyến rũ mà món ăn này mang tới.

Họ đánh giá cao cá nóc, dù không buồn quan tâm tới thực tế rằng chất độc tetrodotoxin của cá nóc, ngoài việc gây ngứa, làm tê liệt cảm giác, còn có thể dẫn tới việc liệt cơ và gây nên các vấn đề về hệ thống hô hấp.

Theo Cơ quan Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ, việc ăn cá nóc có thể khiến một người thiệt mạng trong vòng từ 4-6 tiếng đồng hồ và “nạn nhân dù bị tê liệt hoàn toàn, vẫn có thể tỉnh táo và thậm chí nhận thức rất rõ, chỉ một thời gian ngắn trước khi chết”.

Tuy nhiên các thực khách tới nhà hàng của Shigekazu Suzuki lại tin chắc rằng họ chẳng gặp bất kỳ nguy hiểm nào khi lựa chọn món cá nóc.

Suzuki là một trong các đầu bếp cao cấp ở Tokyo, người đã trải qua quá trình huấn luyện đặc biệt và được cấp phép để phục vụ thực khách món cá nóc nguy hiểm, được biết tới với tên fugu ở Nhật Bản.

"Hoàn toàn không dễ để những người không có giấy phép làm sạch fugu” - Suzuki nói tại nhà hàng "Torafugu-tei" của ông ở khu Ginza, trong khi tay thoăn thắt lột bỏ phần nội tạng rất độc của con cá nóc mới bị giết, bằng một con dao cực sắc.

"Tôi chẳng ăn miếng cá nào vì tôi sợ chúng” – ông nói khi cầm buồng trứng màu vàng nhạt, một trong những phần độc nhất của con cá, và ném nó vào một cái nồi thép được đậy kín.

Theo Suzuki, phải mất 5 năm để một đầu bếp đạt chứng chỉ chế biến fugu và họ sẽ được học các kỹ thuật phân biệt những phần độc hại của con cá với các phần khác ăn được. Việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động chế biến cá nóc cũng khiến số trường hợp tử vong vì thịt của chúng cũng rất thấp.

Tuy nhiên thi thoảng vẫn có tin các ngư dân chết vì ăn cá nóc do họ tự làm thịt. Ngoài ra, những người thích cảm giác mạnh đôi khi lại muốn được ăn phần nội tạng bị cấm ăn của loài này.

Thi thoảng, một đầu bếp sẽ chiều thực khách.

Hồi tháng 12 năm ngoái, chính quyền Tokyo đã thu giấy phép của một đầu bếp tại một nhà hàng có 2 sao Michelin, sau khi ông này phục vụ gan cá nóc cho một nữ thực khách, khiến bà này phải nhập viện.

"Một số người rất muốn ăn thử các phần nguy hiểm của con cá, bởi họ nghĩ chúng ngon lành” - Mahiro Shin, một khách hàng 33 tuổi ở Torafugu-tei nói – “Và thi thoảng sẽ có người nhiễm độc. Nhưng phần lớn chúng tôi sẽ không làm những trò rủi ro lớn nhu thế”.


http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/nhatnh/20120704/fugu.jpg
Đầu bếp Suzuki đang chế biến cá nóc (Nguồn: AFP)

Một suất lẩu thịt fugu ở Torafugu-tei có giá khoảng 5.000 yen (63 USD). Nhưng giá cả tại một số nhà hàng cao cấp ở Tokyo có thể lên tới hàng chục ngàn yen. Tuy nhiên thực khách Yohei Watanabe nói rằng đó là mức giá chấp nhận được cho món ngon như thịt cá nóc.

Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản, 17 người đã bị ốm său khi ăn fugu vào năm ngoái. 1 trong số đó đã thiệt mạng.

Dưới hệ thống kiểm soát hiện nay, các nhà hàng ở Khu vực đô thị Tokyo, nơi có 13 triệu người sinh sống, chỉ có thể phục vụ khách hàng món fugu nếu họ có đầu bếp được huấn luyện đặc biệt. Nhưng trong một động thái khiến một số nhà quan sát ngạc nhiên, nhà chức trách ở thủ đô tuyên bố hồi đầu năm nay rằng họ sẽ nới lỏng quy định.

Từ tháng 10 này, các hàng ăn sẽ được phép mua fugu làm sẵn, dưới dạng đóng gói hoặc đông lạnh, chỉ cần biết rằng thịt phải do một đầu bếp có giấy phép chuẩn bị. Fugu chưa được làm sẵn sẽ tiếp tục bị cấm không được phục vụ trong các nhà hàng không có đầu bếp được cấp phép. Nhà chức trách nói rằng việc thay đổi quy định chỉ để thích ứng với xu thế mới. Người tiêu dùng Tokyo lâu nay đã mua thịt fugu từ các khu vực khác của đất nước, thông qua mạng Internet, nổi tiếng nhất là mua từ vùng Kyushu.

Đầu bếp Suzuki nói rằng ông không lo ngại sự cạnh tranh, khi quy định mới có hiệu lực. “Do việc nới lỏng quy định, sẽ có thêm nhiều nhà hàng được phục vụ fugu và nhiều khách hàng có thể thưởng thức món ăn này. Nhờ đó, họ sẽ biết về văn hóa ăn fugu một cách chính xác hơn” – đầu bếp 44 tuổi nói với AFP – “Chúng tôi, những đầu bếp được cấp phép, sẽ tiếp tục nỗ lực để việc thưởng thức fugu diễn ra theo đúng quy trình”.


Linh Vũ (Vietnam+)