Tasaki
15-04-2009, 03:05 PM
Bộ truyện tranh Lịch sử Việt Nam chính là một "cách" như vậy.
Trong những năm gần đây vấn đề học sinh yếu kém trong môn Lịch sử đã làm dư luận xã hội hết sức bức xúc. Thậm chí có năm điểm trung bình thi vào đại học môn này chỉ đạt 2,08/10! Qua 12 năm đèn sách mà hàng ngàn, hàng vạn học sinh chỉ có 0 (không) điểm trong kỳ thi tốt nghiệp hay tuyển sinh đại học!
Nguy cơ của vấn đề này như Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm (Phó Chủ tịch Hội Lịch sử Việt Nam) cảnh báo: "Thanh niên mà quay đầu với lịch sử dân tộc thì đấy là một nguy cơ lớn vì nó sẽ làm cho mình thui chột lòng tự hào dân tộc. Nếu muốn đưa dân tộc tiến lên thực hiện các khẩu hiệu như xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh v.v... thì phải trên cơ sở lòng tự hào dân tộc chân chính. Trên cơ sở đó thúc đẩy các mặt công tác khác phát triển lên".
Lý giải vì sao học sinh không thích học môn sử, GS. Đinh Xuân Lâm nêu rõ: "Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do ngành giáo dục và người lớn, chứ tôi tin học sinh ta, thanh niên ta rất yêu lịch sử. Nếu mình biết dạy cho đúng, đáp ứng nhu cầu học hỏi môn Sử, gây niềm tự hào cho họ, họ sẽ gắn bó với lịch sử nước nhà."
Học Sử thế nào cho "hay"?
Để gây niềm hứng thú cho học sinh đối với môn Lịch sử, ta hãy lần lại chương trình, sách giáo khoa về môn này từ những lớp bé nhất. Bậc tiểu học thì Sử lẫn trong Văn, nhưng đến lớp 5, lớp 6 thì Sử bắt đầu với những yêu cầu mà đọc lên cứ tưởng như là tựa đề... luận văn tiến sĩ: Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc: những chuyển biến trong đời sống kinh tế; những chuyển biến về xã hội Nước Văn Lang (việc ra đời, tổ chức nhà nước); Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang (nông nghiệp và các nghề thủ công, đời sống vật chất, tinh thần); Nước Âu Lạc (cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần), vân vân và vân vân.
http://i260.photobucket.com/albums/ii28/boychief/acwgshsvmtyizfmmjnsf.jpg
Bìa cuốn Ngô Quyền trong Bộ sách Lịch sử Việt Nam
(NXB Kim Đồng)
Ảnh do đơn vị phát hành cung cấp
Với nội dung những bài học như vậy chắc chắn không thể hấp dẫn được lứa tuổi học trò. Nếu vì yêu cầu phải học thì hầu hết chỉ học để thi, chưa thi xong đã quên… Cho nên trong những năm gần đây, ngành giáo dục cùng những cơ quan liên quan đã có một việc làm đáng chú ý là phát động cuộc thi Biên soạn truyện tranh lịch sử theo sách giáo khoa Lịch sử hiện hành, và cuối năm 2007, đã tổng kết và trao giải cuộc thi giai đoạn I.
Hàng chục tác phẩm được giải, một số tác phẩm đã được xuất bản và được xã hội đón nhận. Trong hướng đi đó, thật đáng mừng khi chúng ta được đọc hàng chục cuốn sách truyện tranh trong bộ Lịch sử Việt Nam do NXB Kim Đồng phát hành như: An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Lê Đại Hành, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt...
Mỗi cuốn sách chỉ không quá 30 trang, tập trung về một nhân vật lịch sử, có tình tiết, có con người cụ thể dễ nhớ, dễ xem, khá nhẹ nhàng, trẻ con, người lớn cầm lên là muốn đọc và có thể đọc một mạch hết cuốn truyện.
Vấn đề là đọc xong còn lại cái gì? Lấy một thí dụ, học bài Nước Âu Lạc (cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần; nước Âu Lạc ra đời; thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng; nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? v.v...) - phải đi tìm những mối quan hệ, quá trình phát triển mà không thấy một con người An Dương Vương bằng xương bằng thịt với truyền thuyết nỏ thần và mối tình Mỵ Châu- Trọng Thuỷ thì dù có học thuộc lòng đến mấy về Loa thành cao bao nhiêu mét, rộng bao nhiêu mẫu, giá trị phòng thủ ra sao thì phỏng có ích gì?
http://i260.photobucket.com/albums/ii28/boychief/m412s3ukgw065dk114ee.jpg
Các danh nhân lịch sử được thể hiện sống động và đầy sinh khí trên tranh vẽ, cộng thêm những câu chuyện nhỏ, ngắn gọn và dễ nhớ, điều này khiến những kiến thức lịch sử trở nên gần gũi và hấp dẫn hơn
Đọc Hai Bà Trưng dù đã trải qua hơn 2000 năm, lịch sử tái hiện qua lời thề của những người nữ anh hùng vì nợ nước thù nhà đã viết nên trang sử rạng rỡ muôn đời dễ có dân tộc nào sánh được?
Từ đầu Công nguyên đến thời Trần Hưng Đạo, trung bình mỗi thế kỷ hào hùng được thể hiện qua nội dung một cuốn sách. Mỗi con người, một chiến công - độc giả dù chỉ đọc giải trí thì ít nhất cũng tìm thấy một mẫu số chung: đất nước ta luôn luôn bị đe doạ xâm lược, thế nhưng kẻ địch có hùng mạnh đến mức nào, thậm chí như quân Nguyên Mông chinh phục từ Hắc Hải đến Thái Bình Dương, chiếm gọn Trung Hoa mênh mông ngàn dặm, lắm của nhiều người - thì đến đất Việt ta cũng đành chịu bể đầu phơi xác.
Sức mạnh từ đâu? Đó là sức mạnh lòng dân, và thời nào cũng xuất hiện những nhân vật lịch sử từ nhân dân mà ra, tập hợp nhân dân mà đứng dậy làm nên nghiệp lớn!
Trong những năm gần đây vấn đề học sinh yếu kém trong môn Lịch sử đã làm dư luận xã hội hết sức bức xúc. Thậm chí có năm điểm trung bình thi vào đại học môn này chỉ đạt 2,08/10! Qua 12 năm đèn sách mà hàng ngàn, hàng vạn học sinh chỉ có 0 (không) điểm trong kỳ thi tốt nghiệp hay tuyển sinh đại học!
Nguy cơ của vấn đề này như Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm (Phó Chủ tịch Hội Lịch sử Việt Nam) cảnh báo: "Thanh niên mà quay đầu với lịch sử dân tộc thì đấy là một nguy cơ lớn vì nó sẽ làm cho mình thui chột lòng tự hào dân tộc. Nếu muốn đưa dân tộc tiến lên thực hiện các khẩu hiệu như xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh v.v... thì phải trên cơ sở lòng tự hào dân tộc chân chính. Trên cơ sở đó thúc đẩy các mặt công tác khác phát triển lên".
Lý giải vì sao học sinh không thích học môn sử, GS. Đinh Xuân Lâm nêu rõ: "Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do ngành giáo dục và người lớn, chứ tôi tin học sinh ta, thanh niên ta rất yêu lịch sử. Nếu mình biết dạy cho đúng, đáp ứng nhu cầu học hỏi môn Sử, gây niềm tự hào cho họ, họ sẽ gắn bó với lịch sử nước nhà."
Học Sử thế nào cho "hay"?
Để gây niềm hứng thú cho học sinh đối với môn Lịch sử, ta hãy lần lại chương trình, sách giáo khoa về môn này từ những lớp bé nhất. Bậc tiểu học thì Sử lẫn trong Văn, nhưng đến lớp 5, lớp 6 thì Sử bắt đầu với những yêu cầu mà đọc lên cứ tưởng như là tựa đề... luận văn tiến sĩ: Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc: những chuyển biến trong đời sống kinh tế; những chuyển biến về xã hội Nước Văn Lang (việc ra đời, tổ chức nhà nước); Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang (nông nghiệp và các nghề thủ công, đời sống vật chất, tinh thần); Nước Âu Lạc (cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần), vân vân và vân vân.
http://i260.photobucket.com/albums/ii28/boychief/acwgshsvmtyizfmmjnsf.jpg
Bìa cuốn Ngô Quyền trong Bộ sách Lịch sử Việt Nam
(NXB Kim Đồng)
Ảnh do đơn vị phát hành cung cấp
Với nội dung những bài học như vậy chắc chắn không thể hấp dẫn được lứa tuổi học trò. Nếu vì yêu cầu phải học thì hầu hết chỉ học để thi, chưa thi xong đã quên… Cho nên trong những năm gần đây, ngành giáo dục cùng những cơ quan liên quan đã có một việc làm đáng chú ý là phát động cuộc thi Biên soạn truyện tranh lịch sử theo sách giáo khoa Lịch sử hiện hành, và cuối năm 2007, đã tổng kết và trao giải cuộc thi giai đoạn I.
Hàng chục tác phẩm được giải, một số tác phẩm đã được xuất bản và được xã hội đón nhận. Trong hướng đi đó, thật đáng mừng khi chúng ta được đọc hàng chục cuốn sách truyện tranh trong bộ Lịch sử Việt Nam do NXB Kim Đồng phát hành như: An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Lê Đại Hành, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt...
Mỗi cuốn sách chỉ không quá 30 trang, tập trung về một nhân vật lịch sử, có tình tiết, có con người cụ thể dễ nhớ, dễ xem, khá nhẹ nhàng, trẻ con, người lớn cầm lên là muốn đọc và có thể đọc một mạch hết cuốn truyện.
Vấn đề là đọc xong còn lại cái gì? Lấy một thí dụ, học bài Nước Âu Lạc (cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần; nước Âu Lạc ra đời; thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng; nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? v.v...) - phải đi tìm những mối quan hệ, quá trình phát triển mà không thấy một con người An Dương Vương bằng xương bằng thịt với truyền thuyết nỏ thần và mối tình Mỵ Châu- Trọng Thuỷ thì dù có học thuộc lòng đến mấy về Loa thành cao bao nhiêu mét, rộng bao nhiêu mẫu, giá trị phòng thủ ra sao thì phỏng có ích gì?
http://i260.photobucket.com/albums/ii28/boychief/m412s3ukgw065dk114ee.jpg
Các danh nhân lịch sử được thể hiện sống động và đầy sinh khí trên tranh vẽ, cộng thêm những câu chuyện nhỏ, ngắn gọn và dễ nhớ, điều này khiến những kiến thức lịch sử trở nên gần gũi và hấp dẫn hơn
Đọc Hai Bà Trưng dù đã trải qua hơn 2000 năm, lịch sử tái hiện qua lời thề của những người nữ anh hùng vì nợ nước thù nhà đã viết nên trang sử rạng rỡ muôn đời dễ có dân tộc nào sánh được?
Từ đầu Công nguyên đến thời Trần Hưng Đạo, trung bình mỗi thế kỷ hào hùng được thể hiện qua nội dung một cuốn sách. Mỗi con người, một chiến công - độc giả dù chỉ đọc giải trí thì ít nhất cũng tìm thấy một mẫu số chung: đất nước ta luôn luôn bị đe doạ xâm lược, thế nhưng kẻ địch có hùng mạnh đến mức nào, thậm chí như quân Nguyên Mông chinh phục từ Hắc Hải đến Thái Bình Dương, chiếm gọn Trung Hoa mênh mông ngàn dặm, lắm của nhiều người - thì đến đất Việt ta cũng đành chịu bể đầu phơi xác.
Sức mạnh từ đâu? Đó là sức mạnh lòng dân, và thời nào cũng xuất hiện những nhân vật lịch sử từ nhân dân mà ra, tập hợp nhân dân mà đứng dậy làm nên nghiệp lớn!