PDA

View Full Version : Nhật Bản chuẩn bị đón năm mới



motozen
10-10-2008, 08:44 PM
Là quốc gia ở Đông Bắc Á nhưng kể từ khi có cuộc Duy Tân Minh Trị do Thiên hoàng Meiji tiến hành thành công vào năm 1868, nước Nhật đã có truyền thống đón mừng Tết Nguyên Đán theo năm mới dương lịch như các nước phương Tây. Thông thường, người dân Nhật Bản bắt đầu chuẩn bị năm mới từ ngày 31/12 của năm cũ.

Ngày 31/12 có tên gọi là Omisoka, rất được coi trọng bởi đây là cầu nối giữa năm cũ và năm mới. Trong ngày 31/12, người Nhật dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ với niềm tin sẽ đẩy những vận hạn xấu ra khỏi cửa và đón may mắn vào nhà.

Để chuẩn bị đón Tết, kể từ những ngày cuối tháng 12, phụ nữ Nhật Bản đã bắt đầu trang trí trước nhà, trên phố bằng các loại cây tre và thông. Cây thông luôn luôn xanh biểu hiện cho sự vĩnh hằng, còn tre mang ý nghĩa tăng trưởng nhanh, tính ngay thẳng và trung thực. Tuy nhiên, hiện nay, vì lý do bảo vệ môi trường cũng như kinh tế, những cây tre và thông chỉ còn xuất hiện trên các bức tranh dán trên tường nhà.

Người Nhật thường chuẩn bị các món ăn cho ngày Tết để có thể thoải mái tận hưởng nghỉ ngơi, thư giãn những ngày đầu năm mà không bị chuyện nấu nướng làm phiền. Từ tối Omisoka (31/12) cho đến ngày Gantan (1/1), hầu hết người Nhật đều mặc những bộ đồ lịch sự nhất, đẹp nhất, đặc biệt phụ nữ rất duyên dáng trong những bộ kimono truyền thống khi ra đường.

Ăn mặc đẹp và lịch sự là biểu hiện của trạng thái tinh thần đón mừng năm mới của người Nhật. Tuy nhiên, giới trẻ đương đại ăn mặc rất thoải mái và luôn cách tân về các kiểu thời trang quần áo, đầu tóc... Hầu hết họ đều đến chùa và đền để cầu nguyện một năm mới an lành. Đối với người Nhật, việc đến chùa hoặc đền vào đầu năm là một nghi thức truyền thống và không có tập quán đua nhau đốt hương, vàng mã, mê tín như không ít người Việt chúng ta.

Trong các buổi tiệc mừng năm mới của người Nhật thường có rượu sake được chế biến từ gạo theo công nghệ truyền thống của họ. Người lớn mừng tuổi trẻ em bằng các món quà hoặc tiền được gọi là Otoshidama. Từ ngày 2/1, các hoạt động như viết thư pháp, thi đấu võ thuật, lễ hội trà đạo, cắm hoa… bắt đầu. Không khí lễ hội vui đón năm mới tràn ngập khắp các nơi trong toàn quốc và trên thực tế là còn kéo dài cho đến hết ngày 15/1 là ngày chính thức diễn ra Lễ Thành nhân hay còn gọi là Lễ Trưởng thành của người Nhật. Dưới đây, ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hai loại lễ hội đó.
Lễ đón Năm Mới (Oshogatsu)

Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người Nhật, diễn ra chính thức từ đêm Giao thừa, (31/12 năm cũ) và cho đến hết ngày 3/1 của năm mới. Trong đêm Giao thừa, người Nhật cũng gọi là Omisoka, theo truyền thống, các gia đình Nhật đều chờ nghe 108 tiếng chuông giao thừa để đón chào Thần Năm Mới (Toshigami) và thường thì thức luôn đến sáng ngày hôm sau để đón ánh mặt trời của ngày đầu năm. Theo tập quán thì Lễ đón Năm Mới hay còn gọi là Lễ Tết kéo dài cho đến hết ngày 3/1 của năm mới. Tuy nhiên, thực tế là không khí Lễ hội đón Năm Mới này đã diễn ra dài hơn. Thường là từ ngoài 20/12 trở đi, đồng thời với không khí sôi động chuẩn bị chào đón Lễ Noel (25/12) đã diễn trước đó, từ trung tuần tháng 12; và vẫn không khí Tết này còn kéo dài cho đến hết ngày 15/1 là ngày chính thức tổ chức trọng thể Lễ Trưởng thành cho các nam nữ thanh niên tròn 20 tuổi trong năm đó. Như thế có nghĩa là lễ hội này trên thực tế đã kéo dài trước và sau Tết gần cả tháng trời. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do đời sống kinh tế-xã hội của người Nhật từ nhiều năm qua đã ngày càng phát triển cao hơn, khiến cho nhu cầu hưởng thụ các sinh hoạt văn hoá tinh thần của họ cũng ngày càng cao hơn. Mặt khác, cũng từ nhiều năm qua do là những người dân của một nước công nghiệp hiện đại nên bên cạnh việc lưu giữ và phát huy những bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp, người Nhật đã nhanh chóng hoà nhập vào làn sóng văn hoá phương Tây, sẵn sàng đón nhận những nét đẹp của văn minh hiện đại.Việc vui đón Lễ đón Năm Mới với đồng thời trước đó vui đón Lễ Noel đã trở thành truyền thống mới của người Nhật hiện đại là biểu hiện rõ nét sự giao thoa hài hoà những nét đẹp của hai dòng văn hoá Đông-Tây.

Những ngày vui đón năm mới cũng là dịp nhàn rỗi để những người bà con họ hàng, bạn bè đến thăm nhau. Nhiều gia đình đã về nhà ông bà, bố mẹ để cùng vui đón năm mới. Vào nửa đêm của ngày 31/12, toàn thể gia đình vừa vui đón Lễ Tết vừa cùng ăn một loại mỳ truyền thống có tên là Toshikoshi Soba vì theo người Nhật do ăn những sợi mì dài và dai đó là biểu hiện của bền vững, sống lâu.

Vào những ngày Tết hoặc vào dịp đầu năm, người Nhật thường hay đi lễ đền (Jinza), chùa (Hatsu-moode) để cầu xin sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc, cầu cho cuộc sống thanh bình... Nhiều năm trước đây, theo thói quen, người Nhật thường viếng thăm đền, chùa vào lúc giao thừa, giữa lúc tiếng chuông vang rền. Hiện nay, không nhất thiết như vậy, mà người ta thường đi viếng đền, chùa vào một trong ba ngày đầu năm.

Trên cả nước Nhật hiện có rất nhiều đền, chùa. Riêng ở Tokyo, có một số nơi như đền Meiji thờ Thiên hoàng Meiji (Minh Trị) ở quận Harajuku, chùa Asakusa ở quận Mitano… từ rất nhiều năm qua đã trở thành những địa danh nổi tiếng vừa là tín ngưỡng tôn giáo vừa là di tích văn hoá lịch sử, danh lam thắng cảnh không chỉ thu hút người Nhật đến thăm quan, cầu may mắn, hạnh phúc, mà cả với đông đảo các du khách nước ngoài.

Vào ngày mùng 1 tháng Giêng, tại mỗi gia đình bao giờ cũng có một bữa ăn sáng với những món ăn đặc biệt được chế biến rất kỳ công theo truyền thống văn hoá ẩm thực của người Nhật. Trẻ em được người lớn mừng tuổi (Otoshidama) và mọi người chờ đợi thiếp chúc mừng năm mới thường được phân phát tại gia đình mỗi người ngay vào buổi sáng đầu tiên của năm mới. Những ngày tiếp theo tùy theo ý thích, kế hoạch thời gian của mỗi người, mỗi gia đình mà họ có thể đi thăm người thân, bạn bè hoặc có những cuộc tham quan du lịch ngắn ngày để vui chơi, thư giãn sau thời gian dài cả năm cũ đã phải giành nhiều thời gian, công sức lao động, học tập.

Có một hoạt động diễn ra cùng thời gian này mang đậm ý nghĩa tích cực không chỉ ở khía cạnh chính trị-xã hội mà còn rất nhân văn đã trở thành truyền thống đạo lý tốt đẹp từ nhiều thế kỷ qua của người Nhật, đó là hàng năm có rất nhiều người Nhật từ khắp mọi miền đất nước trong khoảng thời gian từ 9-12 giờ ngày mùng 1 tháng Giêng đã nô nức kéo nhau cùng tụ họp trước tiền sảnh của Hoàng cung ở Tokyo để mong được thấy tận mắt và trực tiếp nghe tận tai những lời chỉ bảo, chúc mừng năm mới của Thiên hoàng. Tất cả mọi người đều coi đó là điều may mắn, hạnh phúc nhất mà họ đã được Người ban cho, và từ đáy lòng mình với sự thành kính nhất, mỗi người đều có những lời cầu chúc tốt đẹp nhất đến Thiên hoàng, vì với tất cả họ từ nhiều đời nay trong tâm linh đều đã coi Thiên hoàng chính là niềm tin, là sức mạnh trường tồn của nước Nhật, là mang lại ấm no, hạnh phúc cho mọi nhà.

Vì lịch dương được sử dụng rộng rãi ở Nhật từ nhìêu năm nay nên người Nhật cũng chuyển từ đón Tết truyền thống theo lịch âm sang lịch dương. Tết Nhật Bản gọi là Shogatsu, người Nhật tập trung ăn tết trong 3 ngaỳ đầu nhưng nhiều nơi không khí tết còn kéo dài đến ngày 15/1 -ngày Lễ Thành nhân.

Tết truyền thống Nhật Bản bắt nguồn từ tục lệ đón mừng thần Toshikamisama là vị thần chăm nom việc canh điền đem đến những vụ mùa bội thu.Nền tảng của bản sắc văn hóa Nhật là sự hòa hợp tâm linh giữa người với thiên nhiên với Thần , Phật, điều này thể hiện rất rõ qua các phong tục ngày tết của họ.

http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/Kazari1-thumb.jpg




Kazuri


Từ những ngày trước tết người Nhật đã trang trí nhà cửa, sắm sửa đồ đạc và chuẩn bị các món ăn truyền thống.

*Trước cửa nhà người ta trang trí cây Kodamatsu,đó là 2 hay 3 cây tre cắm chéo nhau với những cành thông ở gốc. Trong Thần đạo loại trang trí này để đuổi quỷ trừ mà vì thế ít nhất mỗi nhà cũng có trang trí cây Kodamatsu.



http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/2725714884_ce6d23c679.jpg

Người Nhật thường xem chương trình ca nhạc Kohaku trong đêm giao thừa,đó là chương trình quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng với những màn trình diễn đặc sắc. Qua cầu truyền hình trực tiếp người ta cũng mong chờ 108 tiếng chuông vang lên để chào đón năm mới và tiển đưa năm cũ. 108 tiếng chuông này tượng trưng cho dục vọng và những điều phiền não của con người.

*Ẩm thực ngày tết ngòai các ăn truyền thống đã được biết đến như sushi, sashimi

Như thế này đây:

http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/nhatban5.jpg

còn có món Osechi được làm từ các loại hải sản, thịt và rau


http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/osechi.jpg


ngoài ra còn có bánh dày mochi ăn cùng súp ozoni.
http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/mochi.jpg







Không thể thiếu món mì toshikoshi soba với sợi mì dài với mong muốn tuổi thọ và những may mắn sẽ kéo dài sang năm mới.
http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/ozoni.jpg

Người ta còn uống rượu sake truyền thống với mong ước sẽ được trường thọ.

Thực phẩm từ các loại rau, lúa mạch, ngũ cốc thể hiện cách ứng xử của người Nhật với thiên nhiên, đó là sự biết ơn thiên nhiên đã ban tặng cho họ các lọai thực phẩm giàu dinh dưỡng.

*Phong tục tặng quà, thiếp chúc mừng ngày tết là một điểm đặc biệt ở người Nhật.

Có một sensei nhận xét về tình cách của người Nhật, sensei nói người Nhật coi trọng chữ "Hòa" và tính cách của họ cũng có thể khái quát trong chữ "hòa", vừa là hòa hợp với thiên nhiên vừa là với mọi người xung quanh,trong cuộc sống người ta luôn tránh gây ra mâu thuẫn. Viêc tặng quà hay thiếp chúc mừng vừa là sự bày tỏ tấm lòng đối với người nhận, vưà là cảm ơn sự giúp đỡ của họ trong suốt một năm vừa là mong muốn may mắn, tài lộc sẽ đến trong năm mới này.
http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/toshikoshi_soba.jpg

Người Nhật cũng có phong tục khai bút đầu xuân (kakizome) và đến các đền chùa cầu may giống như người Việt vậy.

http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/09.jpg


http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/08.jpg


Các công ty nhật bắt đầu làm việc từ nagỳ mùng 4 nhưng không khí tết nhiều khi còn kéo dài đến tận ngày Lễ thành nhân 15-1dành cho những thanh niên nam nữ tròn 20 tuổi.

Lễ thành nhân (Seijinno Hi)


http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/_MG_0739big-8b.jpg



http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/2293456954_b2d3c493af.jpg
http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/imgf9a48beezikdzj.jpeg


Vào ngày thứ 2 tuần thứ 2 của tháng 1, tại Nhật Bản có một lễ hội dành riêng cho những nam nữ thanh niên bước qua tuổi 20. Lễ hội này được gọi là "Lễ thành nhân" hay "Ngày của những người trưởng thành "Seijin no hi". Trước đây lễ hội này đã từng được tổ chức vào một ngày cố định là ngày 15/1. 20 là độ tuổi đánh dấu sự bắt đầu trưởng thành của thiếu niên, chuẩn bị trở thành người lớn. Khi bước sang tuổi 20, những người trẻ tuổi có được một số quyền hạn nhất định về mặt pháp luật như : quyền bầu cử, quyền được uống bia, rượu và quyền được hút thuốc.
Lễ thành nhân cũng được xem là một ngày lễ lớn và được tổ chức khắp nơi trên đất nước Nhật Bản. Vào ngày này,các bạn nữ bước sang tuổi 20 sẽ mặc một bộ kimono furusode và các bạn nam thì mặc suit hay hakama. Những nam nữ thanh niên này sẽ được mời đến tòa thị chính vào sáng ngày hôm đó để tham dự một buổi lễ do chính quyền địa phương tổ chức. Tại đây họ được nghe các quan chức địa phương đọc diễn văn chúc mừng và được nhận những món quà nho nhỏ.
Sau buổi lễ, họ tụ tập lại thành nhóm, cùng nhau đi ăn uống vui vẻ.



http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/025.jpg



http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/014.jpg

http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/DSC_0317.JPG

“Lễ Thành nhân” dành cho các chàng trai, cô gái của xứ sở Phù Tang tròn tuổi 20 trong năm đó. Khác với nhiều quốc gia khác, trong đó có cả Việt Nam chúng ta thường coi tròn tuổi 18 là tuổi thanh niên đến độ trưởng thành (thành niên), người Nhật có quan niệm các nam thanh nữ tú của họ phải đủ 20 tuổi tròn mới là tuổi trưởng thành, tuổi thành nhân. Tuy nhiên, vì mỗi thanh niên đều có thời điểm được sinh ra khác nhau nên đã thành truyền thống chung của người Nhật từ nhiều thế kỷ qua là lấy ngày 15/1 hàng năm là ngày khắp nơi trong toàn quốc đều tổ chức trọng thể các nghi lễ để công nhận sự trưởng thành của các nam nữ thanh niên đến tuổi 20 trong năm đó. Từ đó, Lễ Trưởng thành đã trở thành ngày hội lớn không chỉ riêng với các thanh niên đến tuổi 20, các gia đình có con em mình thuộc đối tượng đó, mà đã trở thành ngày hội lớn, vui chung toàn xã hội Nhật. Việc tổ chức trọng thể Lễ công nhận Trưởng thành thời gian đầu được tiến hành đúng vào ngày 15/1 và thường chỉ ở một số đền, chùa lớn và nổi tiếng ở các địa phương trong toàn quốc, nhưng sau đó vì số lượng thanh niên đến tuổi 20 hàng năm thường rất nhiều, vì thế trên thực tế nhiều năm qua cứ khoảng từ ngày 12/1 trở đi tại các đền, chùa ở nhiều địa phương người ta đều đã tiến hành các thủ tục nghi lễ đó. Chính vì thế vào những ngày này tại các đền, chùa, nhất là ở những nơi nổi tiếng như đền Meiji, chùa Asakusa… ở Tokyo, đền Kamakura…ở Kamakura, đền Kyoto… ở Kyoto. .v.v…đã thu hút rất nhiều thanh niên tuổi 20 đến để xin tiến hành nghi lễ công nhận, khiến cho không khi lễ hội rất sôi động. Trang phục của họ trong những ngày này rất đa dạng đối với các nam thanh. Đa phần trong số họ là trưng diện các bộ comple màu đen, cổ thắt cavat hoặc cài nơ, nhưng cũng có không ít người vẫn hãnh diện với bộ quần áo kimono truyền thống màu đen với đôi dép cao su xốp, quai vải cổ truyền đã cách tân hoặc cũng có một số chàng nghịch ngợm hơn thì đi những đôi guốc mộc đế khá cao. Đối với các nữ tú thì hầu hết đều trang phục bằng các bộ quần áo kimono cổ truyền đa màu sắc được cắt may rất cầu kỳ công phu và đương nhiên là rất đẹp, thu hút sự quan tâm chú ý của tất cả mọi người, đặc biệt là các chàng trai. Tất cả họ đi thành từng tốp 3-5 người, có khi cả đoàn lớn tới hàng chục người cả nam và nữ nói cười vui vẻ với phong cách lịch thiệp hiện đại nhưng lại rất truyền thống, rất đáng yêu.





http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/threekimonocuties6ws.jpg
http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/japan-seijin-no-hi-06.jpg






http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/japan-seijin-no-hi-01.jpg


http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/_MG_0832-2.jpg

Còn có thể kể ra rất nhiều nét đẹp khác nữa ở Lễ hội này, kể cả những nét đẹp cách tân mới có trong thời hiện đại. Chẳng hạn như một tập quán mới xuất hiện từ năm 1988 đến nay, đó là các thanh niên, chủ yếu là các chàng trai tuổi 20 dù trời rất lạnh (dưới 10 độ C) nhưng đều sẵn sàng nhảy vào một bể nước rất lớn để ngoài trời để mong được gột rửa hết các ô uế, dơ bẩn trong người trước khi làm lễ cầu Trời, Phật, Thánh, Thần. Với các cô gái thì mức độ gột rửa có phần đơn giản hơn, chủ yếu chỉ là ở đầu, tóc, mặt và chân, tay…




http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/_MG_0625.jpg



http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/_MG_0604-8b.jpg

http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/_MG_0696.jpg

Trên đây chỉ là khái quát nhất về những nét đẹp văn hoá truyền thống kết hợp với hiện đại của người Nhật thông qua hai lễ hội lớn nhất vào dịp đầu năm mới nhưng cũng là đầu mùa Xuân. Người viết bài này cũng đã có cơ may được trực tiếp tìm hiểu và nghiên cứu về loại hình văn hoá này trên đất Nhật. Có thể rút ra một nhận xét là, dù mỗi lễ hội của Nhật Bản có xuất xứ lịch sử, nội dung, đặc điểm…và thời gian diễn ra rất khác nhau, song đều có một nét chung là các lễ hội đó đều xuất phát từ các sự kiện văn hoá cộng đồng có tính truyền thống và chịu ảnh hưởng màu sắc đa tôn giáo của một quốc gia đã có bề dày lịch sử phát triển hàng nghìn năm ở Đông Bắc Á, trong đó chịu ảnh hưởng sâu sắc và mang tính phổ biến nhất có hai tôn giáo chính là Thần đạo (Shinto giáo) và đạo Phật (Phật giáo). Thông qua các lễ hội này, người Nhật đều thể hiện rõ một tín ngưỡng tôn giáo, một văn hoá tâm linh hướng về Chân, Thiện, Mỹ để cầu mong những điều tốt lành, đẹp đẽ và chống lại những sự rủi ro, xấu xa…Các lễ hội không chỉ tạo cho những người dân không phân biệt giai cấp, tầng lớp có cơ hội cùng vui chơi, thưởng thức các nét đẹp văn hoá truyền thống mà còn là dịp giúp cho mọi người củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng của một xã hội rất văn minh hiện đại nhưng cũng rất chú trọng gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến cho các lễ hội của người Nhật diễn ra ngày nay đã không bị bó hẹp chỉ trong phạm vi huyết thống mỗi gia đình, dòng họ, vùng lãnh thổ mà ngày càng có tính phổ biến chung cho cả các doanh nghiệp, công ty, trường học, các địa phương, vùng lãnh thổ khác nhau, thậm chí còn thu hút sụ quan tâm và hưởng ứng tham gia của nhiều người nước ngoài cùng thời điểm đó đang cư trú trên đất Nhật. Đây có lẽ mới chính là nét đẹp lớn nhất, tổng hợp nhất và cũng là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho loại hình văn hoá truyền thống này chắc chắn sẽ trường tồn với thời gian.

http://files.myopera.com/khanhcute1989/blog/furisode.jpg
copy from :http://my.opera.com/khanhcute1989/blog/van-hoa-tet-nhat-ban-va-seijin-no-hi

link
04-12-2008, 10:49 PM
Sắp đến tết rồi, hãy xem người Nhật ăn tết thế nào nhá


Năm mới (shogatsu):

Người Nhật xem thời khắc chuyển đổi giữa năm mới và năm cũ như là một hejme (lằn ranh tâm lý, phân chia giữa hai chặng đường đời khác nhau), năm cũ đã qua và năm mới đang mở ra trước mắt họ. Mọi vấn đề thuộc về năm cũ đều coi như đã giải quyết xong và họ cố tránh, chưa vội nghĩ tới những vấn đề mới. Ai cũng coi như chưa có gì để làm, chẳng phải vội vã khởi xướng những công việc mới: trường sở đều nghỉ làm, mọi cửa hiệu đều đóng cửa. đây là thời kỳ thanh thản nhất trong năm ở Nhật.

Nhà nào nhà nấy đều lo dọn dẹp, dựng cổng chào kado-matsu (cổng gồm 3 cây tre trang hoàng thêm những cành thông nhỏ) trước nhà



http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/kadomatsufrenteacasatc9.jpg

Chắn ngang qua cổng là những sợi shimenawa (rơm bện với những giải băng giấy ngũ sắc dán xung quanh).


http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/enfeitefr9.jpg

Trong nhà, phòng nào cũng được trang trí thêm những vật trang sức bằng rơm rạ. Đồ trang trí phải bày biện trước 30 tết và tới mùng 7 tháng 1 mới dọn đi. Trong 7 ngày đó, người Nhật đi thăm viếng người thân, bạn bè.

Trong đêm giao thừa, người Nhật ăn món mì trường thọ(toshikoshi soba),thứ mì truyền thống của người dân Nhật được chế biến từ bột kiều mạch với mong muốn được một năm no đủ


http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/image062mn3.jpg

Sau đó mọi người cùng xem chương trình TV " kohaku uta gassen " - một chương trình truyền hình phổ biến của Nhật vào đầu năm mới với sự trình diễn âm nhạc giải trí của hầu hết các ngôi sao ca nhạc nổi tiếng nhất NB và cả màn trình diễn của các nghệ sĩ Enka với trang phục truyền thống kimono, gần như tất cả các nghệ sĩ Enka đều là nữ giới

Và ngày đầu năm mới, tức 1/1 Âm Lịch được gọi là ngày " Thịnh Vượng", là ngày quan trọng nhất để khởi đầu một năm mới. Do vậy mà các gia đình thường tổ chức hoạt động đi leo núi để ngắm mặt trời mọc bởi mỗi người dân Nhật Bản đều có niềm tin sâu sắc vào việc đón năm mới với cảnh tượng mặt trời lên cao sẽ đem lại những điều tốt đẹp nhất và may mắn nhất trong suốt một năm tới.

Ngày hôm đó, mọi thứ đều được lau dọn sạch sẽ và không được để xảy ra cãi vã, bực tức hay khó chịu mà chỉ có sự vui vẻ và những nụ cười dành tặng cho nhau mà thôi.
Vào ngày mùng 1 tháng Giêng, các gia đình sum họp, uống sake,
thứ rượu được coi là trường thọ



http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/sakeze9.jpg

Và ăn món ăn osechi cổ truyền ,Osechi là những đồ ăn ngon được chuẩn bị với các món nấu , món trộn dấm , món nướng làm từ các loại hoại sản , thịt và các loại rau với hương vị và màu sắc phong phú cùng thành phần dinh dưỡng hợp lí , được xếp trong hộp Nhật 4 cạnh . Osechi được chế biến bằng phương pháp và nguyên liệu để lâu nhằm giảm công việc nội trợ trong khoảng 3 ngày Tết . Điều thú vị là mỗi nguyên liệu ở đâu lại mang một ý nghĩa riêng hàm chưa lời cầu chúc năm mới nhiều may mắn . Vd : Cá tráp mang ý nghĩa may mắn , rong biển với ý nghĩa vui mừng , đậu - mạnh khoẻ , trứng cá trích – con cháu đông đúc , ngó sen – nhìn xa trông rộng , rau mắc – sinh lộc , tôm - sự trường thọ


http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/200512osechitd6.jpg

và không thể thiếu món bánh dầy (mochi)


http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/ricsushilookmochibj7.jpg

ăn cùng với món súp đặc biệt của ngày tết là ozoni(súp)


http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/30909yg5.jpg

Ozoni là món nấu thường gồm rau , cá , thịt gà cho vào nước sốt cùng với bánh dày . Người ta tỉa các nguyên liệu theo hình cánh hoa , nhuộm màu , sau đó bày biện thật đẹp để mừng đón năm mới . Bánh dày của từng vùng cũng khác nhau , đại để vùng Tây NB làm bánh hình tròn còn vùng Đông NB làm bánh hình vuông .

Người ta cũng hay đi hái lộc ở các đền chùa để cầu an.

http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/391502qy7.jpg

Ngừơi Nhật cũng có phong tục chọn phương hướng tốt để xuất hành đầu năm(hatsu mode)

phong tục khai bút(kakizome)


http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/kakizome202we2.jpg

http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/kakizome8thtopxl6.jpg

phong tục mừng tuổi tiền (o-toshidama) cho trẻ con



http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/otoshidama2xa8.jpg

Mùng 2 tết là khai trương nếp sinh hoạt thường nhật của năm mới. Mọi thứ vào ngày hôm đó đều diễn ra lần đầu: quét dọn, làm lụng, vui chơi. Giấc ngủ đầu tiên trong năm mới gọi là hatsuyume. Ngày xưa, trước lúc ngủ, người ta thường đặt dưới gối bức vẽ những chiếc thuyền chở đầy vàng bạc, châu báu để đem lại may mắn cho năm mới.

Bên cạnh đó còn một số món ăn khác như

Tazukuri ( cá mòi tẩm đường và tương rán giòn ) hay Ie Sebi ( tôm rán vàng )


http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/recipetazukurinr5.jpg

Mùng 7 là tiết bảy loài hoa cỏ, cả nhà sẽ quây quần bên mâm cháo nấu bằng 7 thứ rau để trừ ma. Ngày nay, người Nhật thường dùng các thứ rau đậu dễ kiếm như: mùi tây(seri), rau hakobe, rau tề (nazuna), tía tô đốm trắng (hotokenoza), cải củ (suzuna), củ cải đen (suzuhiro), rau khúc (hahakogusa). Hồi trước gia đình nào cũng ăn mừng rất thịnh sọan, cắt đồ, gia vị vào nồi cháo chỉ chủ nhà mới được làm, còn kẻ dưới thì chỉ đứng nhìn, tay khoanh trước ngực rất mực cung kính. Hiện giờ lệ đó hầu như không còn nữa.

Ngày nay, việc đón mừng năm mới của người Nhật không còn cầu kỳ, trang trọng như trước, một số nghi lễ được bỏ qua, đặc biệt ở các đô thị. Tuy nhiên nhiều điều vẫn được duy trì như đi chùa cầu an, khai bút đầu xuân.... và hiển nhiên, trong các ngày tết, phụ nữ Nhật sẽ mặc kimono truyền thống.

3 trò chơi phổ biến nhất trong 3 ngày tết

1/ Đánh Cầu Lông - Hanetsuki-

Đây là trò chơi phổ biến cho trẻ con và thừơng là cho tụi con gái chơi nhưng nếu các cậu trai muốn tham gia thì cũng...không sao cả .

Cái vợt thì được gọi là Hagoita, được làm từ gỗ và có một đặc trưng là luôn được trang trí rất lộng lẫy.

http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/k116ve2.jpg

Hane

http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/226101tk6.jpg

2/ Trò thả diều Takoage

http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/takoagefp9.jpg

3/Chơi bài shogatu :

Một người đc chọn làm quản trò, sẽ gọi tên của một quân bài và người nào có thể nhặt quân bài đó ra khỏi đống bài khi đó đang được lật úp xuống sàn nhà sẽ là người thắng trong lần chơi đó. Cứ chơi cho đến khi gọi hết tên các quân bài, người nào có nhiều thẻ bài nhất sẽ chiến thắng. Chơi trò này cần trí nhớ, nhanh tay và ...chịu khó lắng nghe cho rõ nữa

http://i167.photobucket.com/albums/u130/louiskoo66/shogatu19po7.jpg

Nguồn http://www.writeopenstory.com/StoryByTag.aspx?tag=Nh%E1%BA%ADt%20b%E1%BA%A3n

umi987
12-12-2008, 04:15 AM
Với người Nhật "Tết" cũng rất quan trọng như người Việt mình, chỉ khác là họ ăn tết theo lịch dương thôi.Trước têt các bà nội trợ thường chuẩn bị trước rất nhiều món ăn kể cả osechi.Nhưng bi giờ công việc chuẩn bị đó đã đơn giản đi rất nhiều, người ta có thể mua mọi thứ ở siêu thị, osechi thì có thể đặt trước ở 1 nhà hàng nào đó, như kiểu người việt đặt bánh chưng ý

Crazycrazy Matsuri
12-12-2008, 07:42 PM
Thêm 1 vài hình ảnh nè:
http://img.photobucket.com/albums/v31/shuro/Japan/P1010893.jpg

http://i25.photobucket.com/albums/c66/wcumartian/Japan/DSC01526.jpg

http://i146.photobucket.com/albums/r259/BigSurley/Japan%20Trip/CIMG0167.jpg

http://i114.photobucket.com/albums/n267/davidlmorrison/JapanAug2006toJul2007/Christmas2006/IMG_94141.jpg
Làm mochi:^^
http://www.youtube.com/watch?v=SgLsBlncfus

Eizan
14-01-2009, 06:55 PM
Là du học sinh ở đất nước hoa anh đào, tôi có dịp hòa mình vào không khí Tết của một gia đình Nhật Bản.



http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures/180085154.jpg
Nấu ăn ngày cuối năm

Người Nhật ăn Tết cổ truyền vào những ngày đầu tháng 1. Họ có tục lệ làm vệ sinh nhà cửa, xe hơi trước khi vào năm mới. Trong lúc tôi được Nagako đưa đi thăm khu giải trí Universal Studio Japan ở Osaka, thì ba mẹ Nagako ở nhà dọn dẹp, tẩy rửa nhà cửa. Sau một ngày đi chơi thỏa thích, về nhà, tôi đã thấy nhà cửa sạch sẽ. Đặc biệt, ngay trên cửa ra vào có gắn Shimenawa – một vật trang trí bện bằng rơm và vải, để trừ tà và cầu mong hạnh phúc cho gia chủ trong năm mới.

Ngày cuối cùng của năm mới là cơ hội đặc biệt để tìm hiểu và tham gia vào công việc chuẩn bị cho năm mới. Mẹ con Nagako thức giấc từ rất sớm để bắt tay làm những món ăn truyền thống dùng cho những ngày đầu năm, gọi là Osechi. Thực đơn cả thảy tới 13 món. Vài trong số đó được chuẩn bị từ hôm trước, còn hầu hết đều được làm trong ngày cuối cùng của năm. Là kẻ “ngoại đạo”, tôi chỉ dám lăng xăng rửa chén đĩa và quan sát cách chế biến các món ăn cầu kỳ, hấp dẫn và đẹp mắt, hy vọng ngày nào đấy tự mình cũng làm được Osechi cho người thân và bè bạn.

Các món ăn được xếp ngay ngắn vào những hộp sơn mài gọi là Ojuu. Việc làm Osechi kéo dài từ sáng cho đến chiều tối, kết thúc bằng món mì Soba – mang ước vọng về một năm mới giàu sức khỏe, sống lâu trăm tuổi. Trong bữa ăn, ngoại trừ tiếng húp xì xụp khi dùng mì Soba, còn không khí khá yên tĩnh, khiến tôi nhớ về những ngày Tết ở quê nhà khi háo hức cùng gia đình chuẩn bị cho năm mới, với bánh chưng, bánh tét và những phong tiền lì xì trong tiếng cười rộn rã. Ôi, nhớ lắm cái Tết Việt Nam!

Giống như ở Việt Nam, người Nhật cũng thức tới giao thừa để chào đón năm mới. Cả gia đình thường quây quần trước tivi xem chương trình ca nhạc đặc biệt gọi là “Kou haku uta gassen”. Chương trình kéo dài từ 19 giờ đến tận giao thừa. Không thấy bắn pháo hoa. Qua tivi thấy hàng rừng người chen chúc kéo về các đền thờ, chùa để cầu may.

Ngày đầu năm

Bữa sáng đầu năm của người Nhật là món Osechi mà hôm trước đã chuẩn bị. Trước khi ăn, mọi người đều uống Otoso, một loại rượu nhẹ có vị ngọt. Vừa ăn Osechi vừa húp Ozoni, loại súp gồm nước tương, đường, rượu dùng chung với bánh bột nếp, nấm và hành. Một điều thú vị nữa là vào sáng ngày này, mọi thành viên trong gia đình đều nhận được thiệp chúc Tết gửi tới nhà. Có đến vài trăm tấm thiệp và theo phong tục, người nhận phải gửi lại thiệp để cám ơn và chúc Tết.

Sau bữa sáng, tôi cùng gia đình Nagako đi tới một đền thờ gần nhà cũng mang tên Yasaka nhưng không phải đền Yasaka ở Kyoto. Không khí đầu năm ở Nhật khá yên tĩnh. Mọi người chúc Tết nhau. Người lớn cho trẻ em tiền lì xì, gọi là “O toshi dama”.


http://www.thanhnien.com.vn/News/Picture/ThanhLuan/13-1-2009/2.jpg
Các món ăn ngày Tết

Khoảng gần trưa, tôi cùng gia đình Nagako đi Kobe, vừa để tham quan thành phố cảng nổi tiếng Nhật Bản, song mục đích chính là thăm bà ngoại của Nagako. Bà cụ trông còn rất trẻ so với tuổi 75, sống một mình, rất vui vẻ và xem tôi như đứa cháu. Chúng tôi lại được ăn Osechi do bà làm. Đặc biệt, lần đầu tôi được ăn thịt bò Kobe ngay chính trên mảnh đất cội nguồn của mặt hàng danh tiếng này. Điều làm tôi cảm động nhất là nhận được cuốn sách thư pháp từ chính tay bà ngoại Nagako tặng. Bà cũng không quên cho tôi tiền lì xì mà mấy ngày sau, khi trở về lại ký túc xá, tôi mới dám mở ra xem, thì tới 8.000 yen. Con số tám mang ý nghĩa may mắn.

Ngày mùng hai Tết

Buổi sáng, tôi được gia đình Nagako đưa đi thăm đền Nishinomiya, một đền thờ khá lớn gần Osaka. Tôi bất ngờ bởi sự đông đúc, náo nhiệt tại đây. Các gian hàng đồ ăn uống trải dọc hai bên vỉa hè. Có nhiều hoạt động như hội thi bắn cung và Omikuji, một loại hình đoán tướng số vào dịp đầu năm. Tôi không được may khi rút phải lá thăm “Kyo”, mang ý nghĩa không tốt cho lắm. Theo lệ thường, khi nhận được lá thăm kém may mắn, người nhận phải treo lên sợi dây giăng trong đền. Riêng tôi không treo mà quyết định… mang về nhà làm kỷ niệm.

Rồi cuối cùng, cũng đến lúc tôi phải trở về lại Beppu cho việc khai trường. Năm ngày cùng gia đình Nagako rong ruổi từ Osaka về Kyoto và sang Kobe là thời gian quá ngắn để có thể hiểu về phong tục ngày Tết của người Nhật. Nỗi nhớ quê nhà trong những ngày Tết đoàn tụ gia đình cũng vơi đi phần nào bởi tấm lòng hiếu khách và tình cảm chân thành mà gia đình Nagako dành cho tôi giữa trời đông giá lạnh xa nhà.

Trần Thị Diệu Đức (Du học sinh tại Đại học APU Nhật Bản)

Theo Thanh Niên

♥ Tiểu Đức Tử ♥
19-01-2009, 05:58 PM
Đây là loại kẹo hay cho trẻ con vào dịp Tết, để mong những điều tốt lành sẽ đến với chúng.
965
Loại mì có hình mặt gấu trúc, thường ăn trong cốc
966
Đây là món quà trong ngày tết Hinamatsuri (lễ cho các bé gái vào tháng 3)
967
Còn bánh này thì hay ăn vào ngày tết con trai (5-5)
968

SaMi
21-01-2009, 02:08 AM
may 1 bộ kimono vậy thôi là cả 1 vấn đề >"<
ước gì mình có cơ hội trải nghiệm

yummy_lady
25-01-2009, 01:18 AM
Ở Nhật, mình thấy vào mỗi dịp tết, người Nhật có treo 1 cái j` giống cái ***g đèn, mà ở bên dưới có 1 tờ giấy hình như là ghi lời chúc thì fải, treo lủng lẳng trên cành đào á, mình thấy đẹp quá nhưng ko bik cách làm, ai bik chỉ mình với :D

ktdjp
29-12-2009, 09:30 PM
Trên khắp đất nước Nhât Bản những hoạt động chuẩn bị chào đón năm mới đã và đang diễn ra liên tục từ ngày 25/12

Tại ngôi đền trung tâm thành phố Hamamatsu thuộc tỉnh Sizuoka miền Trung Nhật Bản, người ta đang trang trí những dây thừng lớn xung quanh điện chính của đền. Mỗi sợi thừng dài tới 6m nặng chừng 45 kg được bện rất công phu hàng tháng trời trước khi đón mừng năm mới. Người Nhật Bản quan niệm rằng đó sợi dây nối từ năm cũ sang năm mới bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Dự kiến khách lễ đền Hamamatsu vào ngày đầu năm mới sẽ lên tới 2 triệu người.


Để chuẩn bị đón năm mới rất nhiều khu vực chợ, siêu thị tại thủ đô Tokyo trưng bày các mặt hàng Tết, đồ thực phẩm tươi sống được người Nhật dùng trong ngày Tết như rau củ, hải sản, bánh nếp và đặc biệt có cả cành thông bện thừng Kamamasu trang trí trước cửa nhà vào ngày mùng 1 Tết. Hiện nhiệt độ tại Tokyo đang xuống tới mức âm 1độ C, nhiều thành phố địa phương trên khắp đất nước Nhật Bản tuyết đã phủ dày nhưng vẫn không ngăn nổi dòng người đi sắm Tết.

Còn tại khu vực chợ cá nổi tiếng nhất Nhật Bản thuộc tỉnh Wagayama, người bán hàng đang khoe tài mổ những chú cá hồi khổng lồ nặng chừng 80kg để bán hàng Tết. Đây là loại cá mà người Nhật thường làm món ăn truyền thống Sasimi vào mỗi dịp Tết. Giá mỗi hộp cá 200 gam vào dịp này lên tới 3.000 yên tương đương 32 USD.


Tại tỉnh Fukusima vào sáng sớm ngày mùng 1 Tết sẽ diễn ra lễ hội trống, trao tiền mừng tuổi và túi phúc cho những du khách tới vùng này đón năm mới.

Tại công viên Tai-koen trung tâm thành phố Osaka miền Trung Nhật Bản cũng sẽ tổ chức yến tiệc lớn mừng năm mới với sự tham gia hàng triệu người dân trên khắp đất nước Nhật Bản.

Món ăn Sasimi truyền thống của người dân Nhật Bản

Đây là Yến tiệc đặc biệt được tổ chức hàng năm dành cho các gia đình xum họp nhân dịp đầu năm được diễn ra liên tục từ ngày mùng 1 – 3/1 năm Canh Dần với hàng trăm món truyền thống ngày Tết của đất nước anh đào như canh miso, mì soba, tenpura, món canh nếp zoni.

Chính giữa công viên Tai-koen là một sâu khấu lớn với ánh đèn hoa rực rỡ. Các nghệ sĩ thành phố Osaka biểu diễn điệu múa sư tử nổi tiếng của vùng Kansai. Hai bên sân khấu người ta đặt những bình rượu sake lớn để người xem vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể uống rượu mừng năm mới./.

Nguyễn Thu Hà (từ Tokyo)