PDA

View Full Version : Văn hóa Nhật trở thành mốt ở Australia



Werewolf
12-11-2005, 02:29 PM
Bạn có thể thấy điều này trên đường phố Sydney, trên truyền hình, các cửa hàng sách, đồ chơi, thời trang và phim ảnh. Không ồn ào, lộ liễu, nhưng ảnh hưởng của văn hoá Nhật không vì thế mà kém phần mạnh mẽ.


Hai năm trước, Stuart Ridley, một chàng trai Australia, đáp chuyến tàu 4h30 sáng từ Tokyo để dự một bữa tiệc sinh viên gần núi Phú Sĩ. Còn giờ đây, trong cương vị chủ bút tạp chí Gaijin! (tiếng Nhật có nghĩa là người nước ngoài), Ridley đang chuyển sang tận dụng lợi thế thương mại nhờ làn sóng ghiền văn hoá Nhật ở xứ sở chuột túi.

“Giới trẻ cảm thấy phim hoạt hình Nhật hay hơn bất kỳ bộ phim nào hãng Disney sản xuất ra”, Ridley bình luận. “Họ cho rằng ảnh hưởng châu Á trong phim truyện, như Kill Bill chẳng hạn, hấp dẫn hơn bất kỳ cái gì bắt nguồn từ Hollywood. Họ thấy quần áo do các nhà tạo mẫu gốc Á làm ra độc đáo hơn các nhãn hiệu châu Âu và Mỹ. Rồi thì đến nhạc khiêu vũ tại đây chịu rất nhiều ảnh hưởng của nhạc Ấn Độ và Nhật”.

Gaijin! là một ví dụ về sức hút của văn hoá Nhật. Tạp chí này ra mắt rất lặng lẽ, ban đầu được giới sinh viên truyền miệng cho nhau tại Animania, hội nghị cuối năm ngoái dành cho các câu lạc bộ fan phim hoạt hình Nhật từ các trường đại học thuộc bang New South Wales. Ridley tiết lộ về chiến thuật tiếp thị: “Cứ để thiên hạ tự tìm đến. Khi người ta tự khám phá ra cái gì, thì họ sẽ tuyên truyền cho nó”. Tờ Gaijin! số đầu tiên bán hết 10.000 bản trong hai tuần đầu tiên, độc giả chủ yếu thuộc lứa tuổi 18 –21. Một phần ba trong số họ là các sinh viên gốc Á đang học ở Australia hoặc đến đây cùng gia đình, số còn lại thì không muốn tụt hậu về các xu hướng châu Á thịnh hành ở nước này.

Một nơi khác tràn ngập văn hoá Nhật là cửa hàng sách Kinokuniya ở Sydney. Tại đây, không khí rất sôi nổi, nhất là vào giờ ăn trưa, tại khu bán tạp chí và truyện tranh, khiến nó trông giống như một câu lạc bộ. Giám đốc của Kinokuniya, David Hayden, cho biết: “Chúng tôi có các tác phẩm văn học Nhật hay nhất dịch ở Australia và tất cả đều bán rất chạy”. Tiểu thuyết hài của Natsume Soseki Tôi là một con Mèo thuộc hàng best-seller, nhưng được độc giả Australia ưa thích hơn cả vẫn là tiểu thuyết đồ sộ thế kỷ 11 - Câu chuyện của Genji.

Khi một tạp chí khổ nhỏ miễn phí mang tên Large tung ra ấn bản Phương Đông hồi tháng 2, nó sử dụng lối trình bày của người Nhật – các trang được đọc từ sau ra trước, và mở đầu bằng bức thư của tổng biên tập Barrie Barton. Ông giải thích ý tưởng ở đây là “cách nhìn của phương Tây về tất cả những điều tuyệt vời của phương Đông”. Số báo, nhằm vào lứa tuổi 25 – 35, được chuộng đến nỗi Barton định biến nó thành một hoạt động thường niên.

Những điều kỳ lạ cũng đang xảy ra ở cửa hàng bán phim hoạt hình tại khu siêu thị Imperial Arcade (Sydney). Nơi đây chuyên giới thiệu các DVD phim hoạt hình Nhật, sách tiếng Anh dạy cách vẽ các nhân vật phim, bộ sưu tập các hình ảnh trong phim. Khi Michael Heins mở cửa hàng này năm 1991, ông bán toàn sản phẩm của Disney, Warner Bros, Hanna Barbera và Twentieth Century Fox. Giờ đây, hàng của ông gần như toàn bộ đến từ Nhật.

Theo ông, một trong những nguyên nhân lý giải cho thị hiếu khán giả thay đổi là các chương trình truyền hình, trẻ em giờ được xem nhiều phim hoạt hình Nhật hơn như Viên ngọc mắt rồng, Thuỷ thủ Mặt Trăng, Yu Gi Oh, Pokemon, Digimo, Hamtaro... Nói về sở thích truyền hình của hai đứa con nhỏ, ông cho biết chúng mê nhất phim hoạt hình Nhật.

Doanh thu bán lẻ DVD phim Nhật ở Australia ước tính đạt khoảng 40 triệu đôla. Dĩ nhiên, nếu tính cả doanh số các trò chơi điện tử như PlayStaytion và Nintendo, con số này sẽ lớn hơn nhiều. Tập đoàn Madman/AV Channel có trụ sở ở Melbourne, mới ra đời 8 năm trước, hiện có danh mục khoảng 700 DVD và băng video phim Nhật, chiếm 95% thị trường cung cấp DVD Nhật ở Australia và sắp sửa tấn công lĩnh vực phân phối tạp chí truyện tranh Nhật bằng tiếng Anh. Thông qua chi nhánh Eastern Eye Asia Cinema, tập đoàn này còn kiểm soát quyền chiếu các bộ phim kinh điển đến từ xứ hoa anh đào như Bảy võ sĩ đạo của đạo diễn Akira Kurosawa.

Nhu cầu lên cao đến mức Tim Anderson, người đồng sáng lập tập đoàn này, đã ký hợp đồng phân phối 10 phim với nhà sản xuất hoạt hình lớn nhất Nhật Bản – Studio Ghibli. Bộ phim Spirited Away của Ghibli đã giành được giải Oscar cho phim hoạt hình hồi năm ngoái. Anderson cũng dự định tổ chức triển lãm các tác phẩm của nhà làm phim hoạt hình huyền thoại Hayao Miyazaki vào giữa năm nay.

Ông Anderson cho rằng phim hoạt hình Nhật biết khai thác các chủ đề thu hút được đông đảo khán giả ở các độ tuổi khác nhau, nhất là nam giới lứa tuổi 15-25: “Ở Nhật Bản, tất cả các tầng lớp khán giả, thuộc đủ mọi lứa tuổi, đều đọc truyện tranh và xem phim hoạt hình”.

Việc khán giả mê phim hoạt hình ngày càng đa dạng đã tác động đến các lĩnh vực khác của đời sống. Các nhà thiết kế đồ hoạ và các hãng thời trang, chẳng hạn, bắt đầu sử dụng những màu sắc mạnh mẽ và những đường nét tỉ mỉ vốn có ở hoạt hình.

Một lĩnh vực ăn theo trực tiếp của phim hoạt hình là sản xuất đồ chơi. Cửa hàng đồ chơi lâu đời nhất của Australia, Hobbyco (Sydney), đã gặt hái thành công vang dội, khi bán các mô hình người máy Gundam của Nhật, sau khi ký hợp đồng phân phối độc quyền với các nhà sản xuất Nhật hồi năm ngoái.

“Bây giờ người ta cứ thấy phim hoạt hình, là họ lại muốn làm các mô hình”, giám đốc bán lẻ của Hobbyco, Ryan San Pedro, cho biết. “Doanh số các bộ lắp ráp người máy vượt quá dự đoán của chúng tôi và tương lai sẽ còn cao hơn thế nữa. Nguyên nhân một phần là do Australia ở gần châu Á và người dân ngày càng hiểu rõ hơn về nền văn hoá khu vực này”.

(theo Sydney Morning Herald ^^)

----------------
Kết luận của tui, Japan nổi tiếng ở Úc. Nhưng đó là Anime và Manga chứ ko phải Jmusic, về Jmusic, phải chờ...