PDA

View Full Version : Đôi nét về con người Nhật Bản --> Người Nhật thích những loại hoa nào?



Sayuri_chan
09-03-2010, 01:10 AM
PHONG CÁCH GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NHẬT (日本人の付き合い方について)

http://farm3.static.flickr.com/2697/4416824367_d242481147_o.jpg Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên... Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
+ Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
+ Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.
Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.
+ Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
+ Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
+ Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.

Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.

Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười. Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui.

Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp.

Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.

Khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sau đó quạt các ngón tay xuống. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên trên như thể đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.

Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi mới đi ra.

Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.

Sayuri_chan
09-03-2010, 03:10 AM
http://farm5.static.flickr.com/4068/4417869556_40c8bdac11_o.jpg 日本人の名字や名前は何の意味持っ て いるか

Cho tới tận thời kỳ Edo (Giang tô: 1600-1868) thì việc mang họ là đặc quyền của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản. Tức là những người dân thường chỉ có tên, ví dụ như là Yakichi hay là Ume mà thôi. Tuy nhiên, vào năm 1875 thì chính quyền Minh Trị ban hành một đạo luật yêu cầu tất cả mọi người đều phải có họ và tên. Một số mượn họ của những chiến binh hay những quý tộc nổi tiếng, một số khác thì dùng tên của các loài cá bởi vì họ là dân chài. Phần lớn họ của người Nhật có gốc gác từ địa danh nơi họ ở. Cũng có một số họ là tên nghề nghiệp. Ví dụ Suzuki và Ono là họ thường gặp của những người có tổ tiên làm những công việc có liên quan đến đền chùa miếu mạo. Hata và Sou là họ của những người đến từ đại lục châu Á và trở thành người Nhật. 10 họ đông nhất ở Nhật xếp theo thứ tự giảm dần là: Sato, Suzuki, Takahashi, Ito, Watanabe, Saito, Tanaka, Kobayashi, Sasaki, và Yamamoto. Có khoảng 2 triệu người Nhật có họ là Sato và 2 triệu người có họ là Suzuki.

HANA1968
09-03-2010, 05:48 PM
Những quy tắc sống của người Nhật nhiều khi mình thấy rắc rối và quy cách quá, có lẽ vì cách sống khác nhau nên mình cảm thấy thế.

Nhưng có một việc mình rất thích ở người Nhật đó là việc ăn mặc của họ, họ thoải mái trong cách ăn mặc, không ai cấm cản gì và cũng không ai soi mói.

Black Sun
10-03-2010, 01:18 AM
Những quy tắc sống của người Nhật nhiều khi mình thấy rắc rối và quy cách quá, có lẽ vì cách sống khác nhau nên mình cảm thấy thế.
Nhưng có một việc mình rất thích ở người Nhật đó là việc ăn mặc của họ, họ thoải mái trong cách ăn mặc, không ai cấm cản gì và cũng không ai soi mói.
thực ra họ soi cực kĩ đó b, chẳng qua họ ko nói thui :D...nếu b làm nv trog 1 hotel có ng nhật ở và b sơ ý j là chết với họ...ko fai ngay lúc đó mà là sau nè họ sẽ Email cho hotel fan` nàn và lúc đó :((đc học và kih nghiệm cả rùi

Sayuri_chan
13-03-2010, 09:38 PM
Ở Nhật Bản, những truyền thống cổ xưa và công nghệ hiện đại cùng tồn tại và tạo nên một môi trường và phong cách sống độc đáo.Nền văn hóa Nhật Bản trong xã hội hiện đại là một sự kết hợp phong phú giữa truyền thống và trào lưu mới, giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Xen kẽ giữa những thay đổi đó, xã hội Nhật Bản vẫn duy trì những đặc đặc điểm đầy thú vị, và cũng rất đáng ngưỡng mộ. Từ bài viết này, Sayuri muốn gửi bạn đọc những tập quán, phong cách sống đầy thú vị đó.

1. Các cách chào hỏi
Cái cúi đầu của người Nhật (ojigi) rất nổi tiếng trên thế giới và đặc biệt thuận tiện dùng trong mọi trường hợp. Nó có thể được dùng thay cho một lời chào hỏi, cảm ơn, tiễn biệt hay xin lỗi. Nó cũng được sử dụng khi nói “Chào buổi sáng” (ohayo), “Xin chào” (konnichiwa), “Cảm ơn” (arigato), “Tạm biệt” (sayonara) hay “Xin lỗi” (sumimasen).
Những cách chào hỏi khác nhau trong những tình huống khác nhau:
- Vẫy tay chào bạn bè
- Cúi đầu nhanh khi đi ngang qua
- Cúi đầu thấp tỏ ý lịch sự
Danh thiếp (meishi) có thể được đặt in tại các cửa hàng văn phòng phẩm địa phương hay các cửa hàng in và thường sẽ được in xong trong vòng một tuần.

2. Cách ngủ
Ngày nay nhiều người Nhật ngủ trên giường. Tuy nhiên, với truyền thống của người Nhật là "ngủ sắp xếp" thì tiết kiệm và sử dụng hiệu quả không gian sống. Trong đó bao gồm bộ đồ giường được gọi là “futon” (chăn, nệm), bố trí “tatami” (chiếu) vào ban đêm và giữ cả ngày trong phòng để đồ hay “oshiire”. “Oshiire” (tủ tường) là một tủ đề đổ được làm bằng giấy và có cửa trượt. Nó đặc biệt được thiết kế để chứa “futon”. Khí hậu Nhật Bản rất ẩm ướt vào mùa hè nên cất “futon” trên các tầng trên của “oshiire” là cách hiệu quả nhất.
‘Futon’ rất hữu dụng, toàn bộ sàn nhà xung quanh nó có thể được sử dụng ví dụ như để cạnh bàn. Một bộ ‘futon’ hoàn chỉnh gồm có nệm (mattoresu), tấm trải bên dưới đệm (shikibuton), khăn trải giường (shikifu), chăn lót (taoruketto), chăn (mofu), chăn lông chim (kakebuton) trên cùng, và một gối độn vỏ kiều mạch được thiết kế để giữ mát đầu. Người Nhật thường xuyên phơi ‘futon’ (futon-hoshi) trực tiếp dưới nắng để diệt vi khuẩn.

3. Cách sử dụng nhà tắm và nhà vệ sinh
Phòng tắm của Nhật (furoba) thường tách biệt với nhà vệ sinh và trông khác với phòng tắm của phương tây. Nó có nền lát đá với vòi nước gắn trên tường ở dưới thấp cùng một vòi hoa sen. Bồn tắm hình vuông và sâu hơn bồn tắm phương Tây. Nó thường được đổ đầy nước lạnh từ vòi nước rồi sau đó mới được đun nóng bằng bình gas lắp đặt bên ngoài ngôi nhà. Tắm sạch sẽ trước khi bạn ngâm mình trong bồn tắm. Nước rất nóng và chứa đầy bọt sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái và thư giãn. Người Nhật không sử dụng xà phòng và dầu gội đầu khi đang trong bồn tắm.

Sayuri_chan
16-03-2010, 02:11 AM
日本人は挨拶としてキスをするのか
日本で「KISS」は「接吻」と呼ばれる 。 「KISS」は国や民族などに関らず、 人 間の自然な表現方法だが、日本人に は 口や頬に「KISS」という挨拶より、 握 手の方が自然である。 例えばロシア人の二人の男が、挨拶 と して口にキスする姿を見ると、日本 人 は驚きます。 今では映画を通して、「KISS」と言う 行 為に段々慣れる様になったし、挨拶 と しての「KISS」に抵抗はないが、そ れ でも自ら進んで頬にキスをさせる日 本 人はいないと思った方が良い。

Từ trước tới nay người Nhật coi nụ hôn là sự biểu hiện của ái tình, mà người Nhật gọi là seppun, tức là hôn . Có thể nói nụ hôn, không phân biệt dân tộc, là một cách biểu hiện rất tự nhiên về ái tình của con người. Tuy nhiên, người Nhật thường phản kháng với việc chào hỏi bằng cách hôn lên môi hay má, họ thích cách bắt tay hơn. Lấy ví dụ người Nhật thường ngạc nhiên khi thấy hai người đàn ông Nga chào hỏi nhau bằng cách hôn lên môi. Ngày nay thì thông qua phim ảnh người Nhật cũng đã quen dần với các kiểu hôn khác nhau và họ cũng không phản kháng khi hôn nhẹ lên má như là một kiểu chào hỏi tuy nhiên bạn nên nghĩ rằng không có người Nhật nào chủ động chìa má cho bạn hôn như là một kiểu chào hỏi cả.

selena36
16-03-2010, 10:30 AM
mùa hè mà ngủ trên cái bộ futon đầy đủ kia chắc chết quá.:frozesweat:

Sayuri_chan
16-03-2010, 11:33 AM
mùa hè mà ngủ trên cái bộ futon đầy đủ kia chắc chết quá.
Chắc là cũng phải có thay đổi 1 chút cho phù hợp với thời tiết chứ, không thì chết vì nóng :p
Futon được sử dụng trong mùa hè sẽ được làm bằng chất liệu thoáng, mát, hút được mồ hôi và nhanh khô. Ở Việt Nam mình cũng vậy thôi mà, mùa hè sử dụng chăn mỏng và chiếu trúc ấy :D.

Đây là 1 hình ảnh ví dụ về futon mùa hè(hình như là trong quảng cáo cho 1 nhãn hiệu thì phải)
http://image.rakuten.co.jp/bedroom/cabinet/asa-futon/04.jpg

Đợt Say ở Kanagawa là cũng vào tháng 8, vẫn còn là mùa hè của Nhật, thời tiết ban ngày tuy nóng nhưng về chiều tối lại dịu mát chứ không nóng hầm hập kiểu thời tiết nhà mình.

selena36
16-03-2010, 11:57 AM
thế mới thích chứ, hèn gì da của người Nhật được đánh giá là thuộc loại đẹp nhất thế giới.:crisp:

Sayuri_chan
16-03-2010, 12:54 PM
hèn gì da của người Nhật được đánh giá là thuộc loại đẹp nhất thế giới.
Nói về da của người Nhật, Say mới đọc được cái này nè.

日本でのきれいな肌の条件は
1.色白
2.ニキビとか、吹き出物とかがな
3.しっとりときめが細かい
4.毛穴とかが見えない
5.たるみ・しわがない ...等

Nguồn: http://ameblo.jp/kndchk/entry-10080976431.html


Nôm na nó là như thế này:

Điều kiện để có 1 làn da đẹp ở Nhật Bản là:
1. Da trắng
2. Không có các loại mụn trứng cá.
3. Mềm mại, mịn màng
4. Không nhìn thẫy lỗ chân lông
5. Da không bị chảy xệ, không có nếp nhăn...

Sayuri_chan
19-03-2010, 12:47 AM
Tại sao người Nhật tin rằng Tùng (松-Matsu) - Cúc (菊-Kiku) - Trúc(竹-take) - Mai(梅-Ume) - Hạc(鶴-Tsuru) - Quy(亀-Kame) là những biểu tượng cho Hạnh phúc và May mắn?

Tư tưởng cho rằng Tùng, Trúc, Mai mang đến may mắn và hạnh phúc được bắt nguồn từ Trung Quốc. Bởi vì lá cây tùng, cây trúc không hề thay đổi màu xanh trước cái rét khắc nghiệt của mùa đông, khi mùa xuân đến thì cây mận (mai) luôn ra hoa trước các loài cây khác cho nên người Trung Quốc cho rằng chúng là biểu tượng của sự thanh khiết, liêm chính. Người Nhật tiếp thu tư tưởng này của người Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 8, vào thời Nara. Bởi vì Hạc có dáng vẻ thanh nhã và Quy (rùa) có tuổi thọ lâu cho nên người Nhật dùng chúng là vật để chúc mừng cho hạnh phúc và may mắn. Người Nhật có câu: "鶴は千年・亀は万年 (Tsuru wa sennen, Kame wa mannen) Hạc sống nghìn năm, rùa sống vạn năm".

http://bmb.oidc.jp/images/Image/20_IMG_1910(4).jpg

http://lesson.k-ikebana.com/kikumoribana/kikukansei.jpg

http://r-school.net/old/cld/archives/%E7%9F%AD%E5%86%8A%E7%AB%B9%E3%82%B5%E3%82%B51.jpg

http://gallery219.img.jugem.jp/20090208_350546.jpg

http://k-sankaido.betoku.jp/image/92DF8B54.JPG

Sayuri_chan
20-03-2010, 01:21 AM
http://img01.hamazo.tv/usr/ishikame/%E6%A1%9C%E3%81%8C%E3%82%AD%E3%83%AC%E3%82%A4%E2%9 9%AA.JPG

Nếu tính sơ sơ về tổng số hoa bán sỉ vào năm 1993 thì ta có bảng số liệu như sau: đứng đầu là hoa cúc với số lượng bán ra là khoảng 2 tỉ bông, đứng thứ 2 là hoa cẩm chướng với 590 triệu bông, hoa hồng đứng thứ 3 với tổng số 430 triệu bông, và hoa loa kèn đứng thứ tư với tổng số 200 triệu bông.
Một trong những lý do mà số lượng hoa cúc được tiêu thụ nhiều như vậy là do trong các nghi lễ đạo Phật thì người Nhật thường dùng hoa cúc là chính. Còn hoa cẩm chướng được dùng nhiều là bởi vì trong ngày lễ của các bà mẹ (Mother's Day) thì người Nhật thường tặng hoa cẩm chướng.
Nhiều người nói rằng hoa hồng và hoa loa kèn được yêu thích bởi hầu hết mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội. Khi nói đến loại hoa mà người Nhật thích ngắm thì ta không thể không nhắc tới hoa Anh đào.
Vào mùa xuân, người Nhật thường leo núi hoặc đi đến các công viên để ngắm hoa anh đào nở và làm các bữa tiệc nhẹ dưới gốc hoa anh đào. Khi người Nhật nói là đi ngắm hoa (Hanami) thì dù cho có không đề cập đến loại hoa nào thì người ta cũng đều ngầm hiểu là đi ngắm hoa anh đào.