PDA

View Full Version : [2009][M][JPN-Fansub] Aruitemo Aruitemo | Vẫn mãi bước đi - Abe Hiroshi, Natsukawa Yui - encode lại bản đẹp :">



HH
01-05-2010, 08:21 AM
- Đã kiểm lại link 6/10/20; link MF vẫn tốt, re-up lên Google Drive dự trữ. Nếu links hỏng xin liên lạc HH (https://japanest.com/forum/member.php?u=39080) để re-up.


Vẫn Mãi Bước Đi


https://manazuru.files.wordpress.com/2020/10/aruitemo-aruitemo.jpg


Thông tin phim

Đạo diễn: Koreeda Hirokazu
Kịch bản: Koreeda Hirokazu
Năm sản xuất: 2008
Diễn viên

Abe Hiroshi - Ryota
Natsukawa Yui - Yukari
Kiki Kirin - mẹ
You - chị
Tanaka Shohei - Atsushi
Harada Yoshio - bố


Giải thưởng

Asian Film Awards - đạo diễn xuất sắc - Koreeda Hirokazu
Blue Ribbon Awards - đạo diễn xuất sắc, nữ diễn viên phụ xuất sắc (Kiki Kirin)
Chlotrudis Awards - đạo diễn xuất sắc
Hochi Film Awards - nữ diễn viên phụ xuất sắc (Kiki Kirin)
Kinema Junpo Awards - nữ diễn viên phụ xuất sắc (Kiki Kirin)
Mainichi Film Concour - nam diễn viên chính xuất sắc - Abe Hiroshi
Mar del Plata Film Festival - phim xuất sắc, đạo diễn xuất sắc
Nikkan Sports Film Awards - nữ diễn viên phụ xuất sắc (Natsukawa Yui)




Nội dung

Phim là một câu chuyện đơn giản nói về Ryota (Abe Hiroshi), người con thứ trong gia đình Yokoyama, vừa lấy vợ - một góa phụ - Yukari (Natsukawa Yui) với con riêng (Atsushi) - và nhân dịp giỗ anh hai trong gia đình (Junpei, mất vì cứu một cậu bé suýt chết đuối ngoài biển), Ryota đưa vợ cùng con trai của vợ về thăm cha mẹ. Cha của anh là bác sĩ trong làng, được nhiều người kính trọng. Tuy ông đã 72 tuổi nhưng ông vẫn thích đi lang thang từ nhà ra phòng mạch để được hưởng cái danh "bác sĩ". Ryota là một người phục chế tranh sơn dầu, và dĩ nhiên điều này khiến cha của anh rất không hài lòng. Còn Junpei, người đã mất, không may thay lại là bác sĩ và lẽ ra đã có thể kế nghiệp phòng mạch của người cha.

Chỉ một ngày thôi, nhưng bộ phim đã chuyển tải được hết những sự bất đồng quan điểm giữa các thế hệ, sự đối diện với cái chết của người thân, và những rạn nứt mà bất kỳ gia đình nào cũng có.

Phim được đánh giá là một trong ba phim hay nhất của Koreeda Hirokazu cho tới thời điểm này (cùng Wandafuru Raifu, hay Afterlife, và Dare mo shiranai (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=24543)). Ngoài ra, hiện nay trên trang theyshootpictures.com, phim được xếp vào một trong 250 phim hay nhất thế kỷ 21 của thế giới. Ngoài Aruitemo Aruitemo ra, thì hai phim Nhật còn lại (không phải hoạt hình) cũng nằm trong danh sách này là Dare mo shiranai và Eureka (http://japanest.com/forum/showthread.php?27176).

Lời tựa

Ba năm sau, bố mất. Tôi vẫn chưa lần nào cùng ông xem bóng đá.
Mẹ vẫn hục hặc với bố đến tận ngày ông mất... nhưng mẹ cũng mất ít lâu theo ông.

Biết nói gì đây... về gia đình của tôi. Gia đình Koreeda vẽ nên. Gia đình của chúng ta.
Gia đình nào mà chẳng có những rạn nứt nho nhỏ, những nỗi đau nho nhỏ mà đôi khi lại đủ hằn sâu để những con người trong gia đình ngày một xa nhau.
Thế nhưng có cha mẹ nào lại không thương con, và có người con nào không bao giờ cần cha mẹ mình?
Và dù ta có chối bỏ, dù ta có muốn nghĩ rằng mình đã sống tốt hơn cha mẹ mình, thành công hơn họ, và không đi vào những vết xe đổ họ đã từng bước qua, thì đến cuối con đường khi nhìn lại... dường như ta đã lại đi theo con đường cũ ngày xưa của cha mẹ.
Dù có bước đi, dù có bước đi...

Tôi nghĩ, khi xem Aruitemo Aruitemo mình không cảm thấy buồn, bởi vì những người trong phim đó, họ vẫn sống khá vui vẻ. Những nỗi đau của quá khứ tạm cất đi, để bề ngoài mọi việc có vẻ đều ổn cả... Cha mẹ vẫn tiếp tục hi vọng vào con cái, con cái tiếp tục làm cha mẹ thất vọng, nhưng đến cuối, tất cả đều là một gia đình. Gia đình cần có nhau, cần đối diện với những khiếm khuyết của nhau, và cứ thế, tuần hoàn xoay vòng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Có chút vui, chút buồn, chút đắng cay, chút ngọt ngào. Gia đình, của chúng ta.



Screencap

https://manazuru.files.wordpress.com/2020/10/van-mai-buoc-di.mkv_thumbs.png

Tham khảo thêm

Dare mo shiranai (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=24543) - Hana yori mo naho (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=25895)(cùng đạo diễn)
Tokyo Story (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=24743) (Ozu Yasujiro) - tại sao lại bỏ vào phần này thì bạn hãy xem đi rồi sẽ biết ha 8->


----------------------------------------------------------------


Staff

Translator: maxier
Editor: HH
Typeset: HH
Encoder: HH
Graphic: pihacem - KHA






Download



Google Drive (https://drive.google.com/file/d/1mcdvOEtUsZcXH6JDdbtE0t-D6NiYKhov/view?usp=sharing)
MF (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=27412&p=679351&viewfull=1#post679351)

* Password: aruitemoaruitemo

http://img32.imageshack.us/img32/9338/line17.gif (http://img32.imageshack.us/img32/9338/line17.gif)

Tham khảo thêm thông tin đạo diễn (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=27415)

Các phim cùng đạo diễn đã được JPN Vsub
Nobody Knows (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=24543) - Air Doll (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=27470) - Hana (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=25895)

Azkazukin
01-05-2010, 02:55 PM
Thật sự mà nói, đối với movie Nhật thể loại này.

Nó ko đủ hấp dẫn để bạn có thể xem khi đọc giới thiệu. Nó cũng chẳng đủ hấp dẫn để bạn cảm được phim này xong lùng phim khác xem. Nó chỉ là một cái gì đó... khó diễn tả thật nhỉ... nghĩa là nếu như bạn vì một lý do nào đấy, "trót" xem một bộ nào đấy, thì nhất định nó sẽ ám ảnh bạn. Cái kiểu ám ảnh, chứ chẳng phải là lôi cuốn. Cái ấn tượng nó để lại, sẽ khiến bạn ko thể quên dc nó, có thể một thời gian rất rất dài sau này vẫn sẽ có đôi lúc bạn nhớ đến và băn khoăn về nó. Nhưng nó chỉ dừng lại ở đấy thôi. Xem xong, ko thấy nó hay, chẳng thấy nó dở, cũng chẳng vì nó mà muốn xem tiếp 1 bộ movie nào. Nhưng mà nó cứ bám theo dai dẳng như thế. Có lẽ vì movie Nhật nhiều cái khó hiểu quá. Xem xong vẫn chẳng thật hiểu là nó nói đến cái gì. Nó chỉ là những frame hình, những câu thoại chẳng rõ nhằm mục đích gì, ấy thế mà ta cứ phải nhớ đến vào một lúc nào đó. Nếu bạn là ng có đời sống nội tâm phong phú, hoặc giả như có một giai đoạn nào đó trong cuộc đời bạn bỗng dưng phải suy nghĩ nhiều về điều gì đó, bỗng dưng bạn sẽ nhớ lại một vài chi tiết trong một vài movie mà bạn đã xem và đã quên. Lúc đó mới cảm thấy cái tầng nghĩa của những bộ movie kiểu này nó chạm sâu tới mức nào trong tiềm thức của con người.

Vài dòng lảm nhảm, luẩn quẩn :-s

HH
02-05-2010, 11:00 AM
Hơ, hôm nay xem lại, mới thấy thích quá =.= Công nhận những cái phim này mình chẳng biết nó muốn nói gì nhưng mọi thứ vẫn đọng lại trong lòng, thật nhiều thật nhiều -.-

Có nhiều, nhiều cảnh lắm mà mình xem lần thứ hai mới để ý.

Một số câu nói / hành động mà anh con lặp lại y như của cha mẹ

- Cái cách anh ta đổ lỗi cho vợ lúc đi xe về thăm cha mẹ - anh bảo là phải về sớm vì vợ cần đi họp phụ huynh. Rồi sau đó bà mẹ cũng đổ lỗi cho ông bố là không muốn cho con gái về ở chung.
- câu "người chết, mùa xuân quay về sẽ hóa thành bướm vàng"
- cuối phim, anh đi xe hơi dù ở đầu phim thì anh còn không có bằng lái
- anh cũng tưới nước trên mộ cho cha mẹ như người mẹ làm với người anh lớn.

Một bà mẹ, thương con thì rất thương, nhưng vẫn không quên được người con cả, vẫn lẫn lộn rằng người con đã mất "nhanh trí" chuyện ngô khoai, trong khi đó chính là Ryota, vẫn thiên vị con trai, không muốn con gái dọn về ở vì sợ con trai còn muốn về. Một người có thể bỏ qua cho chồng chuyện lăng nhăng ngay lúc đó, nhưng mấy chục năm sau vẫn nhớ, nhớ cái bài hát mà chồng hát với tình nhân, trong khi ông chồng thì đã quên từ tám đời. Một người tuy bảo không nên có con vì sau đó "dễ ly dị", hay nói cạnh khóe cô con dâu là thời của bà phụ nữ không uống cạn ly bia, nhưng vẫn cho cô con dâu bộ kimono thật đẹp.

Một ông bố, tuy ngoài mặt lạnh lùng nhưng cuối cùng lại vẫn rất thương cậu bé Atsushi dù cậu bé chẳng có ruột thịt gì với ông. Ông bố tuy ham danh tiếng bác sĩ thật nhưng cũng tận tình với nghề nghiệp, lo lắng cho bệnh nhân tuy mình chẳng thể làm gì được.

Và một anh con trai, tuy luôn cho rằng cha mẹ mình lẩm cẩm, rằng mình sẽ chẳng bao giờ lớn lên theo cái cách mà cha mẹ mình muốn, nhưng thực ra lúc nhỏ anh cũng đã từng mơ ước được làm bác sĩ như bố, đã vẽ hình bố - anh hai - và Ryota - cả ba đều làm bác sĩ. Nhưng rồi sau này anh cũng lặp lại mọi thứ mà anh cho là lẩm cẩm ở bố mẹ mình.

Cậu bé Atsushi, muốn làm người chỉnh dây đàn không phải vì thích cô giáo dạy đàn như đã nói với ông, mà vì bố cậu từng là người chỉnh dây đàn. Cảnh Ryota mở bức vẽ ba bố con của anh ra, và sau đó là cảnh Atsushi tâm sự với con bướm vàng khiến mình rất xúc động.

Một con bướm vàng thôi, nhưng nó có ý nghĩa đối với tất cả các thế hệ. Với bà mẹ, là anh con trai đã mất. Với Ryota, là cha mẹ anh. Với Atsushi, là người bố đã chết của em. Và cuộc sống, cứ tuần hoàn như vậy.

Một gia đình hoàn toàn không hoàn hảo, có thể rạn nứt, nhưng cuối cùng nó cũng vẫn là một gia đình tồn tại qua bao thế hệ như nhiều gia đình Nhật Bản khác. Trong xã hội rối ren ngày nay, thật vui vì có những bộ phim tuy công nhận những sự rạn nứt của cuộc sống hiện đại ảnh hưởng lên gia đình, nhưng vẫn cho thấy tình cảm thân thiết không cần nói ra mà ẩn chứa trong từng hành động, lời nói của mỗi người trong gia đình.

Và, gia đình là như vậy đó. Cũng có chuyện mẹ chồng nàng dâu, chuyện tranh chấp nhà cửa của người chị, những chuyện hục hặc giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái. Nhưng rồi nó vẫn là một gia đình theo đúng nghĩa :)

PS: Sở dĩ bác đạo diễn làm phim giống ngoài đời thật như vầy vì bác ấy bắt đầu nghề làm phim với phim... tài liệu :hurry:

KHA
03-05-2010, 03:32 PM
Encode xong phim này rồi mới biết anh Kha cũng làm poster cho nó luôn, ặc ặc :(( Tại nó kẹt trong box FS lâu ngày quá nên đâu có nhớ nữa đâu :((
Lười encode lại và chỉnh credit quá, thôi để tên anh ở staff vậy, xin lỗi anh =((

[/CENTER]

Vậy ít nhất cũng phải để thêm poster bonus ở trong này chứ :die_die: :die_die: :die_die: :die_die:
Hí hửng chạy vào :be_eaten: :be_eaten: :be_eaten: :be_eaten: lủi thủi đi ra :crybaby: :crybaby: :crybaby: :crybaby: Nhưng vẫn xem phim :iuiu1: :iuiu1: :iuiu1: :iuiu1:

HH
03-05-2010, 03:39 PM
Thì sợ bội thực poster mà anh :aha: Nhưng đã thêm rồi :aha:

Thêm bài viết về phim và nhận xét riêng của Koreeda :D

"Vẫn mãi bước đi", dù không chạy, nhưng cũng không dừng lại, cuộc sống cứ thế trôi, gia đình có rạn nứt nhưng vẫn "không sao" :)


----------------------------------------------------------------------------------------
Trích từ đây (http://japanest.com/forum/showthread.php?27415)



Koreeda Hirokazu là đạo diễn Nhật tầm cỡ duy nhất của thế hệ này vẫn còn thừa hưởng tính nhân đạo của những người đi trước trong điện ảnh Nhật. Đa số những phim điện ảnh Nhật xuất sắc nhất trong 15 năm qua, bao gồm Cure của Kurosawa Kiyoshi, Audition của Miike Takashi, và United Red Army của Wakamatsu Koji hầu hết đều theo chủ nghĩa post-humanism, tạm hiểu là thể loại đả kích xã hội và loài người của thế kỷ mới. Những đạo diễn này lột tả một quốc giả đầy bạo lực, xung đột giữa các giới tính, và lệch lạc về định hướng giới tính. Đây không chỉ là một sản phẩm của "Châu Á quá khích"; ngay cả một bộ phim dành cho gia đình như Spirited Away của Miyazaki Hayao cũng không kém khắt khe khi miêu tả những người Nhật tuổi trung niên, cũng như bộ phim kinh dị Audition của Miike Takashi.

Ngược lại, bộ phim Aruitemo Aruitemo (Vẫn mãi bước đi) của Koreeda miêu tả cuộc sống một gia đình Nhật Bản hiện đại, không hoàn hảo, nhưng cũng không hẳn là suy tàn. Đây là một trong số ít những phim gần đây lột tả xã hội gần giống với gia đình của phim Tokyo Monogatari (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=24743)(Câu chuyện Tokyo) của Ozu.

Aruitemo Aruitemo (Vẫn mãi bước đi) miêu tả một gia đình người Nhật hiện đại với cái nhìn nhân ái nhưng cũng có phần nghiêm khắc. Phim xảy ra tại một dịp cả gia đình tụ họp, dõi theo gia đình nhà Yokoyama trong 24 tiếng đồng hồ. Bề nổi, phim là một buổi họp mặt bình thường, hoài niệm, nhưng càng về sau, gia đình này càng cho thấy những rạn nứt bên trong. Việc này được thể hiện khi người ông gọi người đã được con trai ông cứu là "rác rưởi vô dụng". Câu nói này không có gì đáng ngạc nhiên khi ta xem xét mối liên hệ giữa người này và gia đình Yokoyama, nhưng vẫn gây tác động rất lớn.

Những âm thanh của phim thật đáng ngạc nhiên - nhất là trong nửa đầu, khi đằng sau màn ảnh, tiếng những đứa trẻ chơi đùa bên ngoài hay đi tắm, là một sự hiện diện sống động. Koreeda, đưa ba thế hệ lại với nhau, cho thấy gia đình người Nhật đã thay đổi như thế nào. Trong một đoạn thoại quan trọng, một nhân vật đã nói, "Thời nay chuyện này là bình thường".

Vẫn mãi bước đi có vẻ như là bộ phim dựa theo kinh nghiệm cá nhân nhất của Koreeda. Khi được hỏi phim có dựa vào đời thật, anh nói, "Thật ra câu chuyện là giả tưởng. Cha tôi không phải là bác sĩ, mà tôi cũng không lấy một góa phụ. Nhưng những cảm xúc đó là cảm xúc cá nhân". Bộ phim thể hiện cả ba thế hệ một cách đồng đều đến kinh ngạc. Koreeda nói rằng, "Trên căn bản, bộ phim là cái nhìn của một đứa con trai hướng đến cha mẹ chúng. Nên tôi đã tạo ra nhân vật cậu bé [Atsushi] để bộ phim không quá bi lụy".

hungicp
08-05-2010, 11:48 AM
Phụ nữ thật đáng sợ, nhớ lâu và thù dai! :hurry:

Lâu lâu mới có cảm giác thích thú khi xem movie. Nội dung thì chẳng có gì nhiều mà lời thoại thì cực hay. Mình vừa thích vừa sợ bà Mẹ, mỗi câu nói của bà tưởng bâng quơ nhưng thực ra đều có hàm ý sâu xa. Cái cách bà tặng con dâu áo kimono rồi bâng quơ chuyện con riêng con chung, mở đĩa nhạc để trì chiết chồng "ăn vụng" cách đó vài chục năm, mời thằng bé năm sau lại tới để hành hạ... thật là ghê gớm. Phụ nữ như vậy vừa đáng sợ vừa đáng nể.

Cảnh phim và lời thoại không thừa cũng không thiếu làm nó gần gũi quá. Xem phim mà cứ như những suy nghĩ, những tâm tư tình cảm... của những con người này nó đang diễn ra ở đâu đó vậy.

ohanami
16-06-2010, 12:05 PM
Review




http://ohanamivn.files.wordpress.com/2010/06/429-poster.jpg?w=300&h=424


Một ngày được bắt đầu từ khi nào…?

Một ngày bắt đầu như thế nào….?

Có bao giờ bạn nghĩ về một ngày của bản thân không?

Có bao giờ bạn ngồi ngẫm một ngày của mình trôi qua như thế nào chưa?

Có thể một ngày chỉ là một ngày thôi, chỉ là 1/30 của một tháng hay bằng 1/365 của một năm và …. bằng một phần rất nhỏ trong cuộc đời của bạn..

Nhưng…

Một ngày trôi qua không vô nghĩa chỉ là một ngày. Vì một ngày được tạo ra bởi khoảng thời gian bạn sống trước đó, một ngày được tích tụ từ những lớp trầm tích cảm xúc của những năm tháng đã trôi qua. Một ngày là một tấm gương phản chiếu cuộc đời với từng nếp chân chim trên đôi mắt, sự sâu thẳm trong ánh nhìn của những tâm hồn con người đã đi qua cuộc đời.

Koreeda Hirokazu đã kể lại một ngày của những con người trong một gia đình bình thường như thế. Một ngày ghi lại cảm xúc của quá khứ với những suy tính cho tương lai – một công việc hàng ngày người nào cũng đôi lần nghĩ đến…

Ngày hôm đó không phải là ngày quan trọng quyết định những bước tiến mới trong tương lai. Ngày hôm ấy không phải là một ngày bi kịch đổ ập đến với gia đình đó. Mà ngày hôm ấy chính là một ngày sau 15 năm của một bi kịch, một bi kịch ghi những niềm đau trong trái tim mỗi thành viên. Niềm đau như một vết dằm để khi lòng trở lạnh nhói lên nhắc về một cái tên. Con người sẽ sống ra sao với khoảng trống bỏ lại khi một người thân yêu ra đi quên từ biệt. Những tâm hồn mang trong mình những mảnh khuyết từ lòng yêu thương và hy vọng tan vỡ sống cuộc đời tiếp theo như thế nào…., chấp nhận điều đó ra sao…., tiếp tục trao đi yêu thương trong hiện tại và hy vọng điều gì cho tương lai….?

Một ngày luôn là những khoảnh khắc giao thoa giữa quá khứ và tương lai. Một ngôi nhà với những khoảnh khắc giao thoa của những cảm xúc riêng trong cảm xúc chung của mọi thành viên. Gia đình như một ngôi nhà, là một thể thống nhất những không gian riêng, ngõ ngách, góc khuất. Mỗi thành viên có những khoảnh khắc riêng với những cảm xúc riêng tạo nên bức tranh cảm xúc đa chiều trong một gia đình đa chiều bình thường.


Một ngôi nhà chung….


http://ohanamivn.files.wordpress.com/2010/06/aa9.jpg?w=480&h=360


Koreeda Hirokazu đã thực hiện bộ phim này với những góc quay cận cảnh rất đắt nhưng không hề có một góc quay toàn cảnh ngôi nhà ở Yokohama này, tất cả chỉ là góc quay mặt cắt trước, mặt cắt hông của ngôi nhà mà thôi. Cả những góc quay những cảnh phim trong nhà cũng cố định như những mặt cắt về cảm xúc của các nhân vật, những mặt cắt của một gia đình để người xem ráp nối chúng lại theo suy luận của mình về quang cảnh ngôi nhà, về gia phong của gia đình này.

Một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà Nhật khác, với một trái bếp, một phòng khách thông với bếp và một góc vườn nhỏ, một phòng khám nhỏ ”đã về hưu”, một nhà tắm đã cũ kỹ bong men, một căn gác xép được dùng như nhà kho, đôi ba phòng ngủ với một cây dương cầm đã phủ bụi trên nắp đàn.

Trái bếp là khoảng không gian riêng, rất riêng của người mẹ. Góc bếp hướng vào mặt tường đón lấy ánh sáng, góc bếp đơn giản với cuộc sống của một người phụ nữ đã quá lục tuần với củ cải trắng, bánh bắp chiên,… Tất cả đã trở thành nếp sống của bà với những nỗi buồn vui góp lại trong bao nhiêu năm cùng đôi tay nhuần nhuyễn công việc nội trợ. Nơi góc bếp chứa góc cảm xúc riêng của người mẹ, có chứa một chút nỗi cô đơn trong niềm thương nhớ về một người thân yêu. Người mẹ chơi pachinko một mình để nghe tiếng bi va vào nhau trong những lúc một mình với nỗi cô đơn.

Một phòng khám nhỏ là không gian riêng của người bố, một bác sĩ đã về hưu vẫn còn tận tụy với nghề, vẫn đi dạo hàng ngày để nghe mọi người gọi là bác sĩ. Một người đàn ông cầu danh với khoảng trống đặt nơi những hộp thuộc kỷ vật từ người con trai, người con ông đổ dồn hy vọng sẽ nối nghiệp bác sĩ của mình. Nhưng lại ra đi để lại một giấc mơ dang dở, một thứ kỳ vọng vỡ tan mà không thể nào hàn gắn. Đó là một tình yêu thật sự, một tình yêu được bồi đắp từ những giấc mơ, để rồi khi mất nó, người bố cảm thấy mất đi lý tưởng sống. Người bố sống trong một bi kịch khi không thể buông xuôi hy vọng của bản thân với nỗi đau thấm vào những ước mơ. Không gian riêng đó để ông tự cảm nhận cuộc đời trong một trạng thái bất lực với thời gian ” không thể đợi thêm 20 năm nữa” để tìm được một giá trị mang tên ”bác sĩ” trong cuộc đời ông, ông gởi gắm điều đó lại cho đứa cháu nội ngoài huyết thống như một hy vọng cuối cùng.

Một ngôi nhà với những khoảng trống không thể lấp đầy cứ ngày qua tháng lại che nắng mưa cho hai người già, hai cuộc sống nhàn nhã nhưng đã thôi không còn ước mơ. Cuộc sống khi không còn một điểm tựa để ước mơ, để bức phá nữa cứ đều đều trôi khiến con người ta hoài vọng về quá khứ. Qúa khứ với tuổi của hai vợ chồng lúc đó quan trọng hơn tương lai, níu vào đó để sống, níu vào đó để mỉm cười và bật khóc khi nhớ lại. Qúa khứ có sức mạnh của riêng nó nâng đỡ con người ta bước đi.

Giữa hai vợ chồng già luôn có một khoảng cách nào đó. Và vợ luôn là người hiểu chồng hơn là ngược lại, chồng hiểu vợ. Có những nỗi đau chỉ có người phụ nữ mới có thể nhẫn nhịn chịu đựng mà thôi. Những bí mật không thể chia sẻ giữa vợ chồng luôn tạo một khoảng cách nhất định trong hôn nhân. Khoảng cách vô hình không ước chừng được nhưng không thể phai nhòa trong trái tim một con người, đặc biệt là một người phụ nữ thâm trầm và sắc sảo như người bà trong phim. Trong suốt ngày hôm ấy, bà không hề bước vào thế giới riêng của ông, và tôi nghĩ trong thời gian bà sống chung với ông, bà cũng không bước vào thế giới riêng của ông nhiều. Cách thể hiện của bà thể hiện bà hiểu ông hơn cả ông hiểu bản thân mình, bà hiểu thói quen lẫn mục đích hành động của ông, không bực bội trước những bực dọc của ông, bà mặc kệ và chấp nhận cuộc sống như vậy vì hiểu chồng nghĩ gì, muốn gì. Đôi khi sự vô tâm được hình thành từ sự lưu tâm đã hình thành thói quen.

Hai người già có chung mất mát khi người con trai cả Junpei qua đời. Và hai người chọn cách đối diện với sự thật khác nhau. Có thể cách biểu hiện khác nhau nhưng nỗi đau đó đều khắc đau thương vào tiềm thức của họ, hình thành nên một luồng sức mạnh trong cô độc đối chọi với nỗi cô đơn.


Phòng khám với nỗi cô đơn của ”bác sĩ”



http://ohanamivn.files.wordpress.com/2010/06/aa2.jpg?w=640&h=350


Người ông luôn chìm vào nỗi thất vọng khi không có người nối nghiệp bác sĩ. Một dạng tình yêu hình thành từ những hy vọng dồn vào một người khác, đinh ninh rằng sẽ thành sự thật nhưng lại không chống lại sự khắc nghiệt của định mệnh nên đành bất lực chấp nhận. Nỗi đau trong lòng người cha mất con đau lắm, nỗi đau đó hằn trong tính cách khó đăm đăm, hay bực dọc vì những việc khác để tìm sự cân bằng trong tâm hồn. Nỗi đau đó thể hiện qua ra bên ngoài như thế để đầu óc có thể suy nghĩ về việc khác không phải là người con trai đã mất. Ông vẫn giữ lại những kỷ vật của người con trai trong góc không gian riêng của mình để nhớ về, để biết rằng mình bất lực với thời gian khi không thể chờ đợi tiếp 20 năm để có người kế nghiệp.

Ông gởi cả hy vọng của cuộc đời vào người con riêng của vợ con trai thứ của mình. Giấc mơ về người nối nghiệp ám ảnh cuộc đời của người ông để tất cả đều được đè nén vào điều đó, chính điều đó hình thành nên nỗi đau của ông, nỗi đau thiếu người thừa kế, nỗi đau được hình thành từ niềm hy vọng được gởi gắm bằng tình yêu thương gởi vào người con cả Junpei vỡ tan thành bọt sóng trôi vào đại dương.

Suốt cuộc đời ông không thoát khỏi nỗi đau do chính sự hoài vọng của ông tạo nên, ông hằn học với người con thứ Ryo chỉ vì anh không được như Junpei-một người con kế nghiệp của ông-làm bác sĩ giúp đời. Nỗi đau khi quá tham vọng vào những điều vượt tầm kiểm soát của bản thân ông. Suốt một cuộc đời, nỗi đau đó dày vò ông suốt chiều dài khi Junpei mất đi, ông mất đi tình yêu của bản thân, không thoát ra được, mãi mãi không thoát ra được nguyên nhân nỗi đau của bản thân và tìm cách chấp nhận khác tốt hơn, chấp nhận theo hướng lạc quan hơn. Có lẽ vì tình yêu-hy vọng đã mất đi quá lớn khiến người ông chỉ còn cách chấp nhận như thế mà thôi: bước đi với nỗi đau, vẫn bước đi hết cuộc đời với niềm thất vọng thấm vào từng mạch máu.


Trái bếp với nỗi đau mất niềm tin.



http://ohanamivn.files.wordpress.com/2010/06/image-php.jpg?w=540&h=310


Trong mắt người bà có điều gì đó bình thản đến lạnh lùng. Cả trong điệu cười cũng có điều đó thản nhiên chưa những tia nhìn có cảm xúc nhưng không có hạnh phúc. Ánh mắt thể hiện cuộc đời của bà đã mất đi niềm tin để vịn vào hạnh phúc. Mất đi một đứa con yêu thương là nỗi đau rất lớn đối với người mẹ, nỗi đau mà khi bà thấy một con bướm vàng bay gợi nhớ đến Junpei của bà. Tình yêu khiến người ta tin rằng người đã khuất vẫn bên mình, vẫn nhớ đến mình vì mình còn nhớ đến họ. Trái tim quặng thắt lòng chới với chấp nhận khoảng trống trong lòng mình bước đi trong cuộc đời, bước đi trong nỗi nhớ về đứa con. Người bà vẫn trách, trách Junpei về nhà chỉ lo cho đôi giày rồi ra đi để đôi giày sáng bóng ở lại với bà. Nỗi đau ấy hằn trong mắt, trong những câu nói bất chợt nhói lòng với cái tên Junpei.

Bà trách người con trai hay trách số phận, trách ông trời đã cướp đi người con yêu quý, trách đứa trẻ Junpei cứu trong ngày định mệnh đó, đứa trẻ Junpei trao mạng sống của mình cho nó để rồi cậu bé đó không thành đạt được như Junpei. Bà mời cậu bé đó hàng năm đến ngày giỗ của Junpei đến thăm để nhắc về điều đó, nhắc về một người đã vì cậu bé mà mất đi tính mạng. Người ta gọi bà cay độc, còn tôi thấy rằng bà đang làm những gì một con người bình thường làm để cân bằng lại nỗi đau của bà : ‘’đối với mẹ, không có ai để trách còn khổ hơn’’. Bà cho đó là một chuyện bình thường và hằn học vì cậu bé đã sống không thật tốt, không thật tốt để bà chấp nhận cái chết của con bà là xứng đáng. Bà cảm thấy con bà chết vì một người như thế thì phí phạm. Có thể bạn sẽ nói tại sao lại phân biệt tư cách con người như thế? Mỗi người đều có giá trị riêng. Tôi đồng ý điều đó nếu bạn là một người nào đó không phải cha mẹ người đã mất. Nhưng đối với người làm cha làm mẹ, đứa con luôn có một giá trị thiêng liêng mà không gì có thể thay thế được. Họ cần tìm lại sự cân bằng trong tâm hồn để con họ hy sinh mạng sống có xứng đáng không, họ so sánh tài năng của con họ với tài năng của người được cứu để minh chứng con họ đã làm đúng. Nhưng anh thanh niên được cứu sống không đáp ứng được yêu cầu đó và hai người làm cha mẹ lại một lần nữa thất vọng với quyết định của người con trai Junpei. Làm cha làm mẹ, họ có sự ích kỷ cho con cái họ, cho chính họ với tình thương quán tính. Những tháng năm trôi qua họ vẫn cần một đứa con hơn danh vị thân quên mình của đứa con. Đó là thực tế, tâm lý rất thực mà đạo diễn đã mang lại qua từng thước phim đắt giá với diễn xuất đắc địa của nữ diễn viên diễn vai người mẹ. Tình cảm con người không thánh thiện mà chứa sự vị kỷ riêng, sự đánh đổi trong tâm lý để chịu đựng nổi đau. Bà vẫn chỉ muốn nhắc cho chàng thanh niên đó nhớ rằng con bà đã hy sinh mạng sống để cậu ấy có mạng sống, nhắc một cách khéo léo, không chì chiết, không gào thét, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc khiến chàng thanh niên đó khắc ghi trong lòng. Có lẽ mỗi người sẽ có một cảm nhận riêng khi xem đoạn đối thoại của người mẹ với Ryo về vấn đề này. Có người sẽ sợ hãi, có người trách móc, có người đồng cảm nhưng thật sự đây là chi tiết rất đắt, rất thực mà đạo diễn đã thực hiện được. Không giáo điều, không hướng thiện vô lý, còn lại ở đây là sự thật mà thôi.

Ngoài ra nhân vật người bà còn mang trong mình nỗi đau thật sự, nỗi đau do mất niềm tin từ người chồng. Ca khúc Blue Light Yokohama là minh chứng cho sự cô độc trong trái tim một người phụ nữ gặm nhắm sự phản bội từ người chồng của mình. Đàn ông phản bội vợ là một cái tội có thể bỏ qua nhưng đối với người phụ nữ thì mãi mãi sẽ không bao giờ có thể tha thứ được. Điệu nhạc đó vang lên khi bà cõng đứa con đến nơi ông chồng ngoại tình rồi đi về, từ đó bà hát giai điệu đó mỗi khi một mình và chôn chặt nỗi đau chỉ mỗi mình bà biết mà thôi. Niềm tin vào tình yêu đã mất khiến trái tim bà lạnh lùng hơn bước đi trong cuộc đời chống chọi với nỗi bơ vơ khi không có một ai có thể tin tưởng thật sự. Nỗi đau đó khắc cốt ghi tâm qua những điệu nhạc trầm lắng suy tư. Ngày hôm nay bà nói ra bí mật chôn giấu đó một cách bình thản, có phần lạnh lùng nhưng vẫn đau lắm, đau cho tình yêu của bà không được đáp lại bởi sự chung thủy của người chồng. Bà vẫn bước đi trong cuộc đời với nụ cười cần có: đúng lúc, đúng người và đúng cảm xúc. Nhưng bà vẫn bước đi trong cuộc đời với sự nhầm lẫn giữa thực tại và cảm giác đau vĩnh cữu cho một tình yêu đã mất. Đối với người phụ nữ khi một người đàn ông phản bội tình yêu của họ thì tình yêu đã mất, chỉ còn lại nghĩa phu thê mà thôi. Đúng là người bà đã sống với cái nghĩa hơn là cái tình. Trong đôi mắt của bà không phảng nét trìu mến khi nhìn chồng mình, ánh mắt đó lạnh lùng pha chút bàng quang với cảm xúc của ông. Tất cả do niềm tin đã mất, người phụ nữ ấy vẫn sống với những toan tính và chấp nhận số phận, bị động trong chủ động để bước tiếp với cuộc đời. Những bước chân hướng về phía trước….


Những cảm xúc riêng của các thành viên gia đình nhỏ…


http://ohanamivn.files.wordpress.com/2010/06/aa5.jpg?w=640&h=793


Người con trai thứ Ryo trở về mái nhà xưa với gia đình nhỏ của mình. Gia đình ba người, một người vợ và đứa con riêng. Ryo đã hơn 40 tuổi, tình yêu giữa hai vợ chồng nhẹ nhàng, đằm thắm không quá cuồng nhiệt nhưng tôi nhận thấy họ hiểu nhau, không đòi hỏi quá nhiều về nhau. Tình yêu dựa trên sự thấu hiểu đó vững bền hơn thứ tình yêu nào khác. Họ bằng lòng với hiện tại, với ưu và khuyết điểm của người còn lại trong hôn nhân. Họ có sự bình thản cần thiết trong việc chấp nhận sự khác biệt của nhau và sự dung hòa sự khác biệt đó.

Ryo vẫn chấp nhận con riêng chưa gọi mình là cha. Một việc đơn giản như thế thôi nhưng khán giả thấy được sự chấp nhận bình thản về một vấn đề khá nhạy cảm. Trên con đường tản bộ về nhà, Ryo vẫn vô tâm khi không xách giỏ giùm vợ, vẫn khư khư ôm trái dưa mà thôi trong khi người vợ thì hai tay hai túi lên dãy cầu thang.

Người vợ nhẹ nhàng năn nỉ đứa con nhỏ gọi Ryo là bố nghe nhẹ nhàng, có hàm ý đối phó với nhà nội nhưng vẫn không ép buộc, vẫn dịu dàng. Điều đó thể hiện rõ ràng thế hệ trước đã tôn trọng thế hệ sau theo một cách rất riêng, không ép buộc, không quá cương quyết mà dành cho thế hệ nhỏ quyền quyết định. Có thể do một điều gì đó ép buộc con người hành động một cách cương quyết mà bỏ quên cảm xúc của trẻ nhỏ. Đôi lúc người lớn muốn sự việc thực hiện theo đúng ý mình, tránh rắc rối mà bỏ quên cảm xúc rất mong manh của những đứa bé-những suy nghĩ chưa chín chắn, cảm xúc chưa biết ‘’chấp nhận’’ như người lớn nên bướng bỉnh với cảm xúc của bản thân và không che giấu.

Ngay cả khi cha dượng nóng nảy với sự khinh miệt từ người ông đối với chàng thanh niên được bác Junpei cứu thì điều mà cậu bé quan tâm nhiều nhất là đôi vớ bẩn mà thôi. Vẫn có những cảm xúc lạc với cảm xúc chung trong không gian đó, vẫn có nụ cười hòa trong nỗi bực dọc mà hoàn cảnh đem lại. Cảm xúc của các thành viên trong gia đình không hoàn toàn giống nhau. Ai cũng mang trong mình những ý nghĩ khác nhau khi bên nhau. Gia đình vốn thế trong những hoàn cảnh bình thường luôn có sự khác biệt cảm xúc giữa các thành viên.

Ryo vẫn mang trong mình một mặc cảm nào đó về bản thân khi so sánh với anh trai Junpei. Vẫn cảm nhận tình cảm mà cha mẹ với hai anh em có sự chênh lệch từ ngày xưa đến giờ. Vẫn nhắc lại việc nhanh trí bắp ngô là mình chứ không phải là anh trai vì cha mẹ nhầm lẫn. Cảm xúc con người nên dù biết người anh đã mất nhưng vẫn nói, không phải câm nín chịu đựng điều đó. Cảm xúc đó thật lắm, con người ta luôn muốn bản thân nhận được sự công bằng trong đánh giá của người khác. Và người ta biết chấp nhận sự thiếu công bằng như một điều phải chấp nhận chứ không phải điều hiển nhiên bản thân phải chấp nhận. Cảm xúc thật khó điều khiển…

Dù như thế Ryo vẫn yêu thương cha mẹ theo một cách riêng. Cách yêu thương đó không phải sự quan tâm chăm sóc tận tình. Yêu thương thầm lặng thôi, không thể hiện ra nhiều. Ánh mắt chợt buồn khi nhìn thấy thanh vịn trong phòng tắm. Tình yêu thương đó chìm trong những kỷ niệm ấu thơ với ước mơ trở thành bác sĩ như anh, như cha. Ngay cả hành động dán lại bức tranh do bản thân xé đi vì muốn che giấu đi quá khứ có ước mơ-làm bác sĩ như cha trong đêm cũng cho biết tình yêu thương gởi kèm trong hoài vọng, sự đoái hoài, sự trân trọng từ người cha như người anh Junpei. Trong thâm tâm, Ryo đã sống trong tuổi thơ với sự hoài vọng được như anh, như cha đó. Tuy giờ đây anh đã chấp nhận hiện thực của mình, chấp nhận nghề nghiệp của bản thân vì hiểu rằng bản thân không thể làm được bác sĩ như ước muốn của người cha. Nhưng ước mơ đó còn mãi cháy bỏng trong sự hoài niệm mang một chút tiếc nuối tại trái tim Ryo. Ký ức là không thể quên đi, chúng vô tri vô ảnh nhưng luôn hiện diện trong suy nghĩ của mỗi con người. Và chúng ta luôn trân trọng một điều gì đó mình không thể làm được, vẫn trân trọng một điều gì đó cao hơn mà người khác kỳ vọng vào mình, dù biết chúng ta không làm được điều đó, và đôi khi chúng ta vờ như điều đó là không cần thiết đối với chúng ta, chúng ta bất cần nhưng thật sự chúng ta cần lắm điều đó, cần lắm cảm giác chúng ta được người mình yêu quý trân trọng.

Tình yêu khiến con người không điều khiển cảm xúc được. Tình yêu khiến con người không nói ra được cảm xúc thật. Tình yêu khiến con người hành động để che giấu nó, che giấu sự mong manh và yếu đuối của bản thân. Rất nhiều hành động của Ryo thể hiện điều đó. Anh hiểu rằng bản thân không thể làm hài lòng mơ ước của bố mẹ nên tránh làm phiền đến sự yên tĩnh của cha mẹ. Cuộc đời một người bình thường không thể thay đổi một sớm một chiều, không thể mãi sống theo người khác nên đành chấp nhận và buông xuôi….



http://ohanamivn.files.wordpress.com/2010/06/aa7.jpg?w=539&h=293


Tình yêu thương cha mẹ đều có sức sống riêng, rất riêng trong lòng. Khi người con trai đưa tiền thảo hiếu cho mẹ ngày giỗ anh, khán giả thấy được sự trưởng thành trong đó, niềm vui của người mẹ cũng khiến Ryo vui hơn.

Mỗi người đều sống trong thế giới riêng cả, đều có những bí mật riêng muốn ẩn giấu. Đối với Ryo là ước mơ thời nhỏ thì đối với vợ con Ryo là hình bóng người chồng, người cha trước. Không phải là giấu giếm mà là sự hạn chế đề cập đến vấn đề đó, giữ lại cho riêng mình những suy nghĩ về người đã khuất. Đứa con nhỏ vẫn gọi Ryo là cha trước đứa con người chị trong nhà nhưng chưa bao giờ gọi Ryo là cha trước mặt. Cậu bé vẫn muốn giữ lấy hình ảnh người cha trong thế giới riêng của cậu. Vẫn giữ ước mơ được làm người lên dây đàn piano như cha ruột, dù nói dối với người ông ước muốn đó là do thích cô giáo dạy đàn, nhưng cảnh cậu bé bước ra khu vườn nhỏ nói chuyện với cha ruột đã khuất về ước mơ khi thấy con bướm bay vào nhà. Đối với người bà, đó chính là Junpei. Nhưng đối với cậu bé có cha ruột cậu trong đó nữa. Ứơc muốn được như cha lên dây đàn được nói ra thật sự, ước muốn được gởi gắm qua những nốt nhạc trên cây đàn cũ….Tình yêu đối với người đã khuất luôn thiêng liêng và đáng trân trọng. Tất cả là tình yêu hoài vọng….

Người vợ Ryo cũng có những cảm xúc riêng nơi căn phòng nhỏ. Không phải là không có muộn phiền, bực dọc vì cách được đối xử với bản thân và đứa con trai, nhưng tất cả đều nhẫn nhịn và tìm chỗ trút bực dọc là người chồng… Cũng có trách vì sao người bà không đối xử với con mình như cháu ruột, sao mua đồ ngủ cho con trai mà không mua đồ ngủ cho cháu. Vẫn ép chồng mặc đồ ngủ mẹ mua chứ không đưa đồ ngủ cho chồng sau khi tắm. Tất cả đều thật đến bất ngờ. Cảm xúc của người vợ không được đặc tả nhiều nhưng những chi tiết đặc tả khá đắt. Đặc biệt trên con đường đi về nhà sau khi thăm mộ Junpei ta lại thấy đạo diễn rất tinh tế khi để người vợ luôn đi trước hoặc sau hai mẹ con mẹ chồng. Khoảng lặng có những cảm xúc riêng dành cho những tình yêu khác nhau. Lang thang với đứa con trai trong khi chồng đi trước với mẹ, có điều gì đó rất gần thể hiện tình mẫu tử với nhau trong những khoảng không gian riêng dành cho hai người. …

Mỗi người, mỗi người đều có những cảm xúc riêng trong những cảm xúc chung. Người vợ Ryo dịu dàng, hiểu chuyện và khéo nói mắc rất ít lỗi khi tiếp xúc với nhà chồng, cô hiểu được phận của mình, không đòi hỏi nhiều hơn mà chấp nhận điều đó với thái độ lạc quan. Qua cách đối đáp với ba chồng “con may mắn được anh ấy cưới…’’ cho thấy cô là một con người tinh ý và biết điều. Cô vẫn biết mẹ chồng thích ăn bánh, vẫn biết cha chồng hay cáu gắt, vẫn không phản đối ra mặt việc mẹ chồng chưa xem con mình như cháu, vẫn cùng chồng hợp tác giấu việc chồng thất nghiệp một cách chừng mực, khi nói dối vẫn còn ngượng miệng…. Khán giả thấy ẩn đâu đó là hình ảnh bản thân mình qua cách ứng xử đó, qua cách mỉm cười của nhân vật, qua cách nói chuyện của nhân vật.



http://ohanamivn.files.wordpress.com/2010/06/aruitemo-2.jpg?w=640&h=373


Mỗi người đều có một thế giới riêng trong không gian chung. Chính những không gian riêng đó nhập vào nhau tạo nên toàn cảnh không gian của gia đình, một gia đình có những nét rạn với hàng loạt mâu thuẩn trong quan niệm sống giữa hai thế hệ với nhau, giữa tình yêu thương được biểu hiện khác nhau hòa vào trong một tình yêu thật sự dành cho nhau-dù ít dù nhiều. Tất cả đều hiện lên một thoáng, vâng một thoáng tình thương bên ngoài, không màu mè, hoa hòe, không những lời nói đầu môi yêu thương nhưng tình cảm của gia đình đó quyện vào trong sự rạn nứt và khoảng cách để hình thành những mối liên hệ đa chiều phức tạp tạo nên tình thân thật sự, tình thân có khoảng cách chứ không phải phi khoảng cách như người ta đánh đồng vào một gia đình. Bữa cơm với những góc máy dành riêng cho mỗi cá nhân tổng hòa với góc máy dành cho toàn bộ căn phòng vẽ nên những lát cắt về cảm xúc, những mảnh tình riêng của mỗi cá nhân.

Vẫn nhớ chiều cao của cửa quá thấp khiến Ryo đụng đầu khi khiêng chiếc bàn xuống. Vẫn nhớ hai chiếc bàn ráp lại với nhau cao thấp để bày đủ đồ ăn trong ngày giỗ. Gia đình cũng khập khiểng như vậy chứ không thẳng tắp trong suy nghĩ của các thành viên. Mỗi cá nhân là một mảnh ghép với mẫu lồi, mẫu lõm để bổ sung cho nhau tạo nên gia đình.

Gia đình, hai chữ thiêng liêng mà cuộc sống bây giờ không cho chúng ta quan tâm đúng mức, hoặc chúng ta không muốn quan tâm đúng mức khi còn có nó. Chúng ta vẫn sống như vậy khi có gia đình, có mẹ cha. Những hành động của người con trai tránh phiền phức để gia đình nhỏ hòa nhập vào gia đình lớn là có thực, là chuyện ‘’bình thường’’ mà khán giả có thể liên hệ được và tự đánh giá đúng sai trong lối sống đó. Phim không đưa ra một thông điệp nào mang tính định hướng, giáo dục cả, tất cả chỉ là một góc nhìn thật về cuộc sống của một gia đình-bao gồm cả bao dung và nghiêm khắc. Đối với một số khán giả có thể gia đình này mang nhiều ý nghĩa tiêu cực hơn tích cực, hoặc đối với khán giả khác, gia đình này mang ý nghĩa tích cực nhiều hơn tiêu cực. Đó là quyền của khán giả đánh giá tình thân trong gia đình này như thế nào, có hợp với quan niệm sống của khán giả đó hay không? Còn riêng tôi cảm nhận đây là một gia đình đúng nghĩa gia đình: không hào nhoáng, không xe xua, không giả tạo trong cảm xúc với người thân. Tất cả cảm xúc tôi đều cảm nhận được hơi sự thật trong đó, cảm xúc có độ sưởi ấm và tôi liên hệ được. Tôi cảm nhận được tính cá thể của mỗi cá nhân trong gia đình đó, tính cá nhân trong suy nghĩ, cũng như cách họ chấp nhận suy nghĩ của người thân dù cách chấp nhận đó là cách chấp nhận tiêu cực hay tích cực. Tôi cảm nhận được cách họ đấu tranh và phớt lờ với những tư tưởng khác biệt của nhau tạo thành luồng tư tưởng trong tiềm thức của nhau để rồi bất chợt tính chất đó trở thành bản chất của gia đình.

Những hình ảnh lập lại ở cuối phim khi người mẹ nhớ ra tên người võ sĩ sumo cũng là lúc người con trai nhớ ra tên võ sĩ ấy. Hai nỗi nhớ ở hai không gian khác nhau về một điều cả hai cùng suy nghĩ, cùng nhắc nhớ nhau về quá khứ và bất chợt dừng tại một điểm thời gian.



http://ohanamivn.files.wordpress.com/2010/06/aa3.jpg?w=390&h=500


Cánh bướm vàng mang theo hình bóng của người đã khuất mà người con trai từng càm ràm mẹ mình lú lẫn khi chạy theo bắt cánh bướm trong nhà thì đến cuối phim vô tình không nhớ điều đó chính xác từ ai nói với anh, Ryo nhắc lại với người con gái khi con hỏi. Anh cũng mắc tật hay quên như mẹ mình, anh cũng mắc tật đổ lỗi cho người khác chứ không nói thẳng ý mình ra như mẹ … Gia đình có những tính chất mà vô thức mà thế hệ sau lặp lại thế hệ trước và đôi khi quên lãng rằng ngày xưa đã từng phản đối cương quyết. Và gia đình còn hình thành nên thói quen mang trong mình ‘’tập quán’’ khi hành xử một vẫn đề khác; cách Ryo tắm cho ngôi mộ như mẹ mình ngày xưa mang tính kế thừa mà không cần truyền dạy, chỉ là vô thức lặp lại một hành động hiển nhiên được cho là cần thiết như ngày xưa…

Trong phim còn có một câu thoại từ người mẹ khi tranh cãi với Ryo rằng ‘’khi nào con trở thành cha mẹ con sẽ hiểu,…, người cha thật sự’’ Điều này khán giả có thể đâu đó khi tranh cãi với cha mẹ mình. Câu nói này thể hiện cảm xúc không thể hình thành khi không có sự cọ xát với thời gian và trong hoàn cảnh cụ thể. Cảm xúc không thể định hình bằng lý trí khi chưa kinh qua nỗi đau cũng như hạnh phúc. Tất cả đều rất thật khi người mẹ và đứa con muôn đời vẫn có khoảng cách mà chỉ có thời gian mới bắc được nhịp cầu suy nghĩ… ‘’Tình yêu’’ giữa hai thế hệ, giữa hai mẹ con muôn đời vẫn nhập nhằng giữa sự cho đi và nhận lại, nước mắt muôn đời vẫn chảy xuôi…

Có thể thấy người mẹ vẫn hoài vọng về người anh cả, tình yêu thể hiện ra vẫn dành cho người anh cả Junpei nhiều hơn cho Ryo. Nhưng điều đó không có nghĩa bà thương người con nào nhiều hơn người con nào, chỉ là cách thương dành cho mỗi người con khác nhau sẽ khác nhau vì chúng có những tính cách khác nhau. Bà vẫn chăm lo cho Ryo ở từng bàn chải đánh răng, ở bộ đồ ngủ, ở cách giục đi tắm với đứa con trai riêng của vợ nhưng bà nhớ về người con trai cả nhiều hơn vì bà bất lực trước sự ra đi của người con trai cả, bà biết rằng bà không còn chăm sóc được người con trai đó nữa, không biết nơi đất lạnh con trai bà sẽ thế nào trong sự đơn độc. Thế giới tâm linh khiến bà đau trước khoảng cách giữa hai thế giới nên tình yêu dành cho người con trai đã mất hoài vọng , đau đáu, khắc khoải hơn… Trong khi bà biết được rằng Ryo vẫn bình yên, Ryo vẫn tồn tại trong thế giới của bà đang sống để bà có điểm dừng cho một tình yêu, để bà có thể quan tâm chăm sóc. Bà biết bà vẫn còn khả năng bảo bọc cho con trai theo một cách nào đó như nhắc nhở vợ của con trai rằng ngày xưa phụ nữ không được quyền uống một hơi cạn ly bia, và bà có thể trao tình thương cho vợ Ryo qua bộ kymono đẹp mà bà gìn giữ lâu nay. Tình yêu trong khi chúng ta có khả năng nắm bắt lấy, thể hiện điều đó ra không thể hiện nhiều trong nỗi nhớ. Nỗi nhớ dành cho một tình yêu bất lực hơn, bất lực trong không gian và thời gian…Vẫn chăm lo cho con trai Ryo khi không thật sự muốn con gái chuyển về nhà sống cùng để con trai còn cơ hội chuyển về dù người con trai không muốn. Tình yêu mang tính thực hơn tình yêu mang tính hư dành cho Junpei.

Cảnh cuối phim là quang cảnh hai người già bước lên những bậc cầu thang cuối cùng, những người trẻ bước xuống con dốc tiếp tục cuộc đời. Người già vẫn bước đi theo cách của họ, vẫn sống tiếp trong cuộc đời dưới ánh sáng của riêng họ với những hục hặc của hai vợ chồng già, với khoảng cách trong tâm hồn và một góc tình chung của quá khứ…

Người trẻ vẫn sống với cuộc đời riêng khi bước vào chiếc ô tô như một giấc mơ dang dở của người đã khuất để lại. ‘’Ứơc mơ chở mẹ đi bằng xe hơi’’. Cuộc sống vẫn tiếp diễn với những sự nuối tiếc nhỏ khi Ryo chưa từng chở mẹ đi bằng xe hơi nhưng đến khi Mẹ mất thì anh cầm vô lăng xe hơi chạy tiếp trong cuộc đời. Tình yêu có muôn vàn cách thể hiện khác nhau bình lặng tồn tại trong thế giới này.


Nghệ Thuật:



Quay phim:


http://ohanamivn.files.wordpress.com/2010/06/aa8.png?w=640&h=355


Điều gây chú ý nhất đối với tôi trong phim này là cách quay phim lấy tĩnh tả động. Hầu hết trong các cảnh quay, máy quay đều bất động và có góc máy chếch lên một chút khi quay. Những cảnh quay như một lát cắt của cảm xúc với sự chuyển cảnh nhanh, gọn khi cần thiết, đặc biệt là trong các cảnh sinh hoạt chung. Tuy nhiên mỗi cảnh đều được dừng lại với tốc độ cần thiết để bắt được cảm xúc nhân vật, những cảm xúc đắt giá được ghi lại trong những khoảnh khắc tuôn trào và kiềm nén… Điểm dừng đắt giá tạo được độ lặng trong cảm xúc để người xem suy ngẫm và hiểu cảm xúc mà nhân vật đang trãi qua.

Mỗi cảnh quay như một bức ảnh chụp lại gia đình ở Yokohama đó. Bộ phim như một tập ảnh được xếp lại trong một cuốn album mà người xem mở ra lần lượt cảm nhận được nét tĩnh lặng chầm chậm trôi qua với cảm xúc ngắt quãng giữa các cảnh quay và rồi ráp chúng lại để hiểu rõ vì sao có nụ cười hay cái nhăn mặt của người trong ảnh. Sự bình lặng được thể hiện rất tốt, cuộc đời dường như trôi chậm hơn khi xem phim, mọi việc đều không có một kết thúc nào, chúng chỉ đang ở thì hiện tại tiếp diễn cho những chuỗi cảm xúc khác nhau trên mỗi bước chân hướng tương lai.

Chú ý hơn chút nữa tôi thấy các nhà làm phim hạn chế để góc quay hướng lên lẫn hướng xuống. Ngoại trừ cảnh ở con dốc những bậc cầu thang, khúc quẹo và cảnh cuối phim thì không có một cảnh nào góc quay hướng lên nữa cả. Chính điều đó thể hiện các nhà làm phim muốn đưa đến cho khán giả góc nhìn đặt mình vào một người có góc nhìn ngang bằng với gia đình đó. Nhìn một cách ngang bằng để tổng hợp các mặt cắt của gia đình đó lại và hiểu ngang bằng với góc nhìn đó để đưa ra nhận xét tổng hợp chứ không phải một cái nhìn từ trên xuống phán xét, lấy quan điểm của mình ra phán xét những hành động và cảm xúc của người khác khi không thực sự hiểu họ đang nghĩ gì. Tôi cho đây là cách quay tối ưu trong bộ phim này. Tuy nhiên có thể thấy góc quay cảnh cuối của hai nhân vật người ông, người bà hướng lên trong khi ngược lại cảnh quay cuối đối với gia đình nhỏ của người chồng và người vợ là hướng xuống như đã đề cập trong phần trên. Người già và người trẻ vẫn có cuộc đời khác nhau để vẫn bước đi theo cách riêng. Có thể người xem sẽ hiểu dụng ý đó theo nhiều cách khác nhau, có thể góc quay hướng xuống mang một dụng ý họ sẽ bước xuống để có thể bước lên như cha mẹ họ theo cách hiểu của tôi… Bánh xe lăn sẽ thay thế cho những bước chân lần lượt chạm đất để bước đi theo một cách khác phù hợp với thời đại nhưng họ vẫn tiến tới trong cuộc đời của họ với những giá trị vĩnh cữu của gia đình

Trong phim chỉ có hai cú lia máy mà thôi. Một cú lia ngang và một cú lia dọc. Cú lia ngang thể hiện sự tách biệt giữa hai thế giới âm dương khi người mẹ và gia đình con trai thứ thăm mộ anh cả Junpei. Liên tiếp là hai cảnh đệm với các yếu tố mang tính tượng trưng gió, mây, ánh sáng rung lên thì cú lia máy ngang tạt qua những nấm mộ như một ranh giới mà hai thế giới nhập vào, để khán giả cảm nhận một khoảng cách nào đó giưa hai thế giới với góc quay động để thể hiện sự tĩnh lặng của một nơi chốn mang hơi lạnh với cách bắt ánh sáng, mang cảm giác đìu hiu cùng những cơn gió khe khẽ…

Cú lia máy dọc thứ hai ở cảnh cuối phim chuyển từ cận cảnh sang toàn cảnh với khoảng dừng khá dài ở toàn cảnh những mái nhà nhấp nhô trong khu dân cư với số ít chuyển động của những vật thể nhỏ là những chiếc xe trên đường lộ. Cú lia máy đó thể hiện một xã hội lớn hơn với những góc cạnh khác trong cuộc sống chưa được khám phá rộng lớn hơn. Không có điểm dừng trong cuộc đời này mà tất cả đều chuyển động nhịp nhàng và nhẹ nhàng theo quỹ đạo nào đó đúng với cách nó chuyển động.


Ánh sáng


http://ohanamivn.files.wordpress.com/2010/06/aa6.jpg?w=570&h=380


Ánh sáng phối hợp với cách quay phim tạo nên những thước phim nhất quán thống nhất nhau trong chuỗi cảm xúc của nhau. Các nhân vật trong phim hòa trong ánh sáng chứ không đối diện ánh sáng là điểm đặc sắc trong cách phối sáng của phim.

Sử dụng ánh sáng thật mang tính chất sậm âm tính hấp thụ với màu nâu gỗ và màu vàng nâu của chiều tà, ánh đèn vàng tương đối đối lập với các phối áng màu mát trong khung cảnh ban ngày với sắc tùng lam đã tạo được ấn tượng sâu sắc mang tính tương phản trong những thước phim. Phối sáng mang cảm giác rất thật là điều mà tôi cảm nhận trọn vẹn nhất. Ánh sáng có cường độ không quá mạnh mà có độ trong nhất định hòa trong độ đục khi phối với sắc đen để cảm xúc của con người len vào sự tương phản đó, len vào đan nên những góc khuất sáng lẫn góc sáng.

Đặc biệt cách quay phim với đa số cảnh quay cận nghiêng tạo cảm giác thật tự nhiên. Người xem không thấy trực diện gương mặt của các diễn viên. Cảm giác đó tạo nên cảm giác người xem đứng bên cạnh và thấy được cảm xúc của các nhân vật, chìm vào đó.

Ánh sáng như đã phân tích không chiếu trực tiếp mà có độ khuyếch tán từ trên cao cho thấy những góc khuất trên gương mặt đó. Đặc biệt trong cảnh quay đắt giá đặc tả cảm xúc của nhân vật người mẹ ở góc bếp khi nói về lý do vì sao mời cậu thanh niên được Junpei cứu cho thấy một cách nhếch mép bình thản với cách nhả chữ rít lại rất đanh và lạnh lùng. Chỉ cần sử dụng ánh sáng leo lắt như thế thôi nhưng phù hợp với cảm xúc của nhân vật đến lạ. Vừa mới cười để len một chút sắc trắng từ hàm răng thôi nhưng lạnh lùng ngay đay nghiến cuộc đời với nỗi đau mà bà bất lực. Tôi thấy khóe mắt bà hằn một vết nhăn nhẹ khi trơ ra nhìn vào khoảng không nói mà không quay đầu lại nhìn con trai.

Ánh sáng được sử dụng rất đắt khiến bộ phim tạo những cảm giác bình yên khi đi dạo hay cảm giác ngột ngạt trong không gian nhỏ với ngập tràn những mâu thuẩn không có lối thoát. Cảm giác tương phản với những sắc ấm, gần gũi quen thuộc và cảm giác ánh sáng trong có gì đó tinh khiết bên ngoài là một cảm giác rất lạ thổi vào mắt người xem cảm giác thư thả thật tự nhiên.


Âm thanh:



http://www.youtube.com/watch?v=Ve29ftjQTRg


Thực và được nâng niu là cảm nhận của tôi về hiệu ứng âm thanh mà phim đem lại. Từng tiếng bước chân được vang lên, từng câu nói hay từng tiếng va chạm nào đó cũng thật với từng đoạn nhạc không lời ***g vào đúng lúc để bổ sung cho mâu thuẩn cũng như mang đến cảm giác thư giãn thảnh thơi trong lòng người xem.

Phim có nhiều khoảng lặng, khoảng lặng thật sự để cảm xúc dừng lại trước khi tan đi. Tôi yêu những khoảng lặng đó với sự yên tĩnh và những cảnh quay đệm chuyển tinh tế. Có thể những khoảng lặng không âm thanh đó với những góc khuất trong ngôi nhà, những vật dụng im tiếng hay những khoảng tường im lìm đều mang đến cảm giác ‘’chậm’’ lại, cảm xúc ‘’đứng’’ lại trước khi bước tiếp. Có thể những khoảng lặng đó có mây bay, có gió rung khẽ những tán cây, có những bậc thang bất động thẳng tắp trong bóng râm. Những khoảng lặng bất vĩnh cửu hay chớp nhoáng nhưng bất tử theo một cách riêng.

Nhạc phim trong và thanh là điều tôi cảm nhận được. Cũng chậm và mang chút gì đó hoài vọng nhưng hay và thật sự phù hợp với cảnh phim.


Dàn dựng và Thoại



http://ohanamivn.files.wordpress.com/2010/06/aruitemoaruitemohirokazukoreeda2-1.png?w=640&h=355


Phối cảnh chặt chẽ và có chủ ý. Ráp cảnh cùng thoại mang tính bất ngẫu nhiên và đều được giải đáp ở những cảnh sau. Tuy nhiên cách sắp xếp theo chiều dài thời gian mang lại cảm giác thật tự nhiên, có gần có xa, có ngoài có trong hòa quyện vào nhau tạo nên những mắc xích trong câu chuyện. Một câu chuyện trông vẻ ngoài rất bình yên nhưng vẫn tồn tại những đợt sóng ngầm âm ỉ trong mỗi cá nhân để tạo nên tính chất mong manh dễ vỡ mà lại có tính đàn hồi liên kết không thể vỡ. Điều đó mang đến một cảm giác gia đình mà người xem có thể hiểu, những sinh hoạt có trình tự thể hiện cảm xúc bất trình tự và không thể sắp đặt để hội tụ lại là những cảm xúc thật. Đến cuối phim cảm xúc của nhân vật vẫn không thay đổi nhiều mà bình lặng bước tiếp trong cuộc đời. Cuộc đời không có kịch tính mà đơn giản là cuộc đời, mọi chuyện sẽ qua nhưng đều có suy nghĩ ở lại với thời gian, suy nghĩ đó khắc vào tâm trí họ chứ không phải sự việc đó khắc vào tâm trí họ.

Thoại đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa nhưng vẫn đậm tính đời. Một câu thoại mang nhiều ý nghĩa trong sự bâng quơ vô tình. Hàm ý thể hiện suy nghĩ của các nhân vật cũng như cách ứng xử khôn khéo và hiểu chuyện khiến người xem thấy được nhiều tầng suy nghĩ của nhân vật. Và thoại có độ tiến dần sau những cảnh phim để tạo tác động mạnh đối với người đối diện. Điều này thể hiện rõ ở những câu thoại của nhân vật người mẹ và người con dâu. Đàn ông vẫn bộc trực hơn tuy nhiên không dai dẳng như phụ nữ, không thể hiện ‘’khéo’’ và ‘’độc’’ bằng phụ nữ. Điển hình là cách nói của người mẹ về vấn đề con chung của Ryo. Bà nói bóng gió rồi sau đó nói thẳng với Ryo về ý bà là Ryo không nên có con chung để dễ ly dị. Bà không phản đối con dâu ra mặt như người cha mà âm thầm lặng lẽ chống đối theo cách riêng. Bà muốn con trai không có con để dễ ly hôn vì bà vẫn có sự đánh giá bất cân xứng đối với một góa phụ. Nói với con trai không thành công bà quyết định nói với con dâu sau khi tặng bộ kimono quý, vẫn cách nói bâng quơ nhưng sắc sảo đó nói với con dâu ‘’hay là khỏi có con’’ cùng đó là nói về vấn đề ‘’phép’’ đối với phụ nữ ngày xưa khi uống bia. Người con dâu cũng ậm ờ cho qua nhưng vẫn có con sau này cho thấy cô cũng không rất sắc sảo. Cách cô con dâu trả lời ‘’vì con đã may mắn khi có anh ấy lấy góa phụ như con’’ khi cả nhà đề cập đến tình trạng vợ người anh đã mất cũng cho thấy cô rất khéo léo trong đối đáp. Cách cô nhăn chồng vì bộ đồ ngủ của con trai, cách cô ép buộc chồng mặc đồ ngủ mẹ tặng với thái độ cương quyết cũng mang đậm tính phụ nữ. Những phụ nữ sắc sảo mới có thể nói chuyện với nhau, hiểu nhau mà chịu đựng…

Cách nói chuyện của người bà với con gái vẫn có gì đó phân biệt không chân thành bằng cái nói chuyện với con trai dù bà khá gần gũi với con gái. Điều đó thể hiện được sự phân biệt trong suy nghĩ của bà và tình thương khác nhau dành cho những đứa con khác nhau. Điều đó cũng thể hiện bà hiểu từng đứa con của bà có tính cách như thế nào và đối xử với những cách khác nhau mà người xem có thể cảm nhận được bà thấu hiểu hết suy nghĩ vậy.

Cuộc đời con người luôn có những xúc cảm được rêu phong hình thành những phản xạ bản năng để sống và tiếp tục sống. Cảm xúc chuyển động và dừng lại tương đối tại một điểm rồi tiếp tục chuyển động tiếp theo một chuỗi liên hoàn tuần hoàn với những quy luật riêng có của nó. Cảm xúc sẽ không dừng lại nếu con người ta còn thở, còn cảm nhận được và đặc biệt còn bước đi trong đời. Bộ phim này đã làm được điều mà ít bộ phim làm được, đó là chạm vào những tầng sâu của cảm xúc, chạm vào được nỗi đau và phản lực của con người liếp láp nỗi đau cũng như những niềm vui trên mỗi bước chân của con người trong cuộc đời.


Diễn xuất

Các diễn viên đều diễn tốt và lột tả được độ chân thật cao. Khi xem phim cảm giác của tôi là đang xem một gia đình thật sự chứ không cảm thấy các diễn viên đang diễn. Tất cả rất thật với khả năng biểu cảm của các nhân vật cao, không cường điệu nhưng tròn vai và đạt.

Đặc biệt nữ diễn viên Kiki Kirin tạo nên nhân vật người mẹ đặc sắc đa nhân cách đầy cảm xúc. Nhân vật này có sức bật đặc biệt tạo nên hồn của bộ phim với khả năng diễn xuất tinh tế của mình.



http://ohanamivn.files.wordpress.com/2010/06/2u8ymf7.jpg?w=640&h=405



Có ai đó ví cuộc đời ai cũng như một đầu bếp nấu nên những món ăn. Vâng cuôc đời chính là giai đoạn mà chúng ta ‘’xào nấu’’ cảm xúc của mình với những nguyên liệu không tiên liệu trước, những sự việc bất ngờ và chúng ta bắt đầu cuộc hành trình quyết định cuộc đời theo những sức ép từ định mệnh.

Cảm xúc được trộn khéo léo cũng sẽ đằm và dịu lại, cảm xúc được trộn không khéo sẽ có những xúc cảm lạc loài tách ra tạo nên điểm riêng biệt. Cuộc đời là của chúng ta, cảm xúc là của chúng ta. Có điều đôi lúc chúng ta bỏ quên đâu đó để bất chợt nhớ lại hành động thời thơ ấu: tất cả đều trộn lẫn được và đều thực hiện được nếu chúng ta muốn, muốn chọn cách lâu dài hay ngắn ngủi để tiếp nhận biến cố, chọn cách lạc quan hay bi quan, thờ ơ hay thân hữu để tiếp xúc với người khác. Đó là quyền của chúng ta…

Chúng ta có quyền trộn trà gừng vào cola và thổi bong bóng trong cốc nước…

@HH:
Cảm ơn chân thành bạn đã sub bộ phim ý nghĩa này.
Cảm ơn bạn đã tâm huyết với điện ảnh Nhật với công sức bỏ ra để điện ảnh Nhật phổ biến hơn ở Việt Nam.

fablepc
16-06-2010, 12:18 PM
Đọc bài cảm nhận của bạn tự nhiên tớ thấy yêu điện ảnh Nhật hơn trước. :big_ love:

HH
16-06-2010, 12:43 PM
@ohanami: cảm ơn bài viết không còn có thể chi tiết & quan sát tinh tế tỉ mỉ hơn nữa của bạn :x Thật là phục sự quan sát của bạn, mình xem phim dù cũng có để ý nhưng không bao giờ có kiên nhẫn để ý từng chi tiết như thế đâu :"> Còn chuyện ĐA Nhật, ĐA Nhật đã khiến mình yêu điện ảnh hơn rất, rất nhiều, nên mình muốn đóng góp chút sức mọn cho mọi người biết đến ĐA Nhật nhiều hơn thôi í mà :D

Mình nhớ nhiều chi tiết về bà mẹ. Bà mẹ đúng là "máu lạnh" thật :D Bản lĩnh và thương yêu con cái nhưng cũng có những cái rất lạnh lùng. Ví dụ như đoạn bảo với Ryo rằng bà không muốn cho người chị của anh về vì còn để dành chỗ đó cho anh "sau khi bố con chết". Nói đến cái chết của ông bố cũng một cách rất thản nhiên, như thể mọi điều đã được tính toán trước vậy.

Phim này theo mình thể hiện được một gia đình Á Đông một cách rất chân thật. Người vợ thường hay chịu đựng, và khi chuyện các ông chồng ngán cơm đi ăn phở là chuyện thường xảy ra thì những người vợ chỉ có thể hoặc bỏ đi, ly dị, hoặc chịu đựng để giữ cho gia đình bền vững. Lúc bà mẹ nói, "Lúc đó, tôi cõng thằng Ryo trên lưng, tôi nghe giọng ông từ phòng cô ta, nhưng tôi sợ làm phiền hai người nên đã bỏ đi". Từng chữ từng chữ thật là thấm thía, khiến ông chồng không thể nào nói được câu gì. Một câu nói thôi mà thể hiện bao nhiêu bản lĩnh cũng như những uẩn ức mà rất nhiều người phụ nữ Á Đông phải cam chịu để gìn giữ gia đình. Câu nói mỉa mai, trách móc, không dùng từ ngữ cay nghiệt nhưng lại giáng một đòn quá mạnh.

Mình thích đoạn viết về khoảng cách của bạn lắm, đúng là ai cũng có một khoảng không gian riêng. Người vợ và thằng bé con đi riêng rẽ với nhau, bà mẹ và Ryo đi riêng với nhau. Người vợ cũng bảo Ryo là ai cũng có bài hát họ muốn nghe khi họ ở một mình mà Ryo không biết vợ mình đang nói về điều gì. Nhưng quan trọng là sau đó họ vẫn cố gắng chấp nhận nhau.

Phim này mình thấy nó đúng là đưa phim tài liệu vào điện ảnh fiction, mọi chuyện đều có thể xảy ra ở ngoài đời thật, không có gì là không thể, nhưng với những nhân vật không có thật. Đây cũng là lý do tới nay Koreeda vẫn là đạo diễn Nhật mình thích nhất :)

beheomap
04-10-2010, 11:14 AM
Xem xong phim này hôm qua. Phim rất bình dị, không triết lý, nhưng mỗi chi tiết đều khiến mình ngẫm nghĩ. 1 mình coi nên ko bít ý kiến của mình có phiến diện ko.
Phim gia đình Nhật chậm nhưng lúc nào mình cũng xem tới cùng. Những lễ nghi của người Nhật hay thật, khác mình quá! Cha mẹ vẫn đau đớn hằn học vì sự ra đi của anh con trai, chi tiết này rất thật! Nếu ai cũng xuề xòa bỏ qua hết thì đã chẳng hay nữa rồi.
Coi xong mình thấy những người con khá tàn nhẫn. Nhưng nói chi xa xôi, chính tôi cũng ko dám đối diện với làng quê thanh bình ruộng đồng yên ả và cha mẹ ở quê nhà chứ nói gì đến chăm sóc phụng dưỡng. Cuối cùng, cha mẹ cũng là người cho đi để con cái được nhận về thôi!

minototo
20-01-2011, 02:24 AM
Quả thật là nó ko fai loại phim thị trường hút khách, nhưng phim thì phải thế này đây.

vunghia
25-07-2011, 05:40 PM
どうもね!!!素晴らし映画だ。。。。

hoanguel
15-06-2012, 10:02 PM
Still Walking là một trong những bộ phim Nhật ưu thích nhất của tôi.Tình tiết của phim thật là nhẹ nhàng, các chuyển cảnh không làm người xem cảm thấy khó chịu.Những thướt phim ghi lại cuộc sống rất là thường ngày của người Nhật Bản, các thành viên quay quần bên bàn ăn, cùng ôn lại những kỉ niệm trước kia.Chuyện xoay quanh gia đình có ba thế hệ là ông , con và cháu. Mặc dù diễn biến không có nhiều kich tính hay những cao trào nhưng những hình ảnh về sinh hoạt gia đình thường,hay các cuộc đối thoại giữa các diễn viên, các đoạn nhạc vang lên... vẫn lưu lại sâu trong tâm trí tôi.Tóm lại, đây là một bộ phim tuy "khó xem " nhưng khi bạn xem rồi sẽ ghiền đó :D !

mashimoro1219
30-06-2012, 10:14 AM
phim bình dị, cảnh quay đẹp, vấn là cuộc sống thường ngày với mâu thuẫn của chính mỗi nhân vật, bà mẹ không muốn cho con gái về ở vì muốn anh con trai còn về, cảnh đi thăm mộ, hình ảnh con bướm... cái gì cũng nhẹ nhàng mà lắng lại rất lâu

imusjc
03-08-2012, 04:42 PM
phim nhật mình thường được xem lúc nào cũng nhẹ nhàng như thế này :)

hieuhiheo
03-08-2012, 05:28 PM
phim này nghe có vẻ bình bình không biết hay kho ng down về coi thử

HH
22-10-2012, 11:47 AM
Vừa encode lại bản đẹp hơn, ai chưa xem thì xem down về xem, ai xem rồi down lại bản đẹp hơn về lưu nhé :">
Encode lại để promote cho Going my home sắp tới ;;) phim này lấy ý tưởng của Still Walking để phát triển cốt truyện, ai ngóng Going my home thì xem Still Walking để thưởng thức phiên bản điện ảnh nhé :x

Momo-chan
29-10-2012, 11:40 PM
Link MF bản re-enc (8 parts)

MF (http://tny.cz/1e22bfc9)

Pass: aruitemo

*Hướng dẫn: copy hết tất cả text (Ctrl + A), rồi dán vào thanh địa chỉ, sau đó "Save to my files" để download!

Không "save to my files" là hết chỉ tiêu down đấy nhé :))

qingqing
16-11-2012, 09:41 PM
Thấy có dòng Encode bản đẹp là mình bay vào ngay! <3333333

Trùng hợp cái là máy vừa hư ổ cứng, bản tải về hồi trước cũng theo gió bay xa mất rồi, giờ tải bản đẹp về xem lại. Thú thật là cứ cảm thấy mình còn bỏ sót nhiều điều trong lần xem đầu tiên đó, dẫu ấn tượng đọng lại vẫn đã là khó phai!

sangkun
02-12-2012, 01:56 PM
Bạn ơi, up lại dùm mình Link MF part 3 nhé
Hình như nó bị block rồi :67-tired:

HH
08-12-2012, 03:42 AM
Bạn ơi, up lại dùm mình Link MF part 3 nhé
Hình như nó bị block rồi :67-tired:

Part 3 vẫn down bình thường, có thể lâu lâu MF bị dở chứng thôi ^^

sangkun
10-12-2012, 09:49 AM
down được part 3 rồi. thanks HH nhiều nhé ^_^

pearlyriver
07-01-2013, 02:53 PM
Mình đã thử link MF part 3 mấy lần rồi mà không down được. Bạn xem lại hộ mình với.

HH
07-01-2013, 03:11 PM
Mình đã thử link MF part 3 mấy lần rồi mà không down được. Bạn xem lại hộ mình với.

Vì là file .rar nên hình như MF giới hạn download trong vòng 1 ngày/1 giờ nên bạn thử lại nhé, mình vừa down được rồi ^^

bich_koy
07-01-2013, 10:11 PM
phim này hay, nhẹ nhàng, đúng kiểu phim Nhật sâu sắc. xem xong mà dư âm sang mấy hôm sau luôn

roycaro5151
12-01-2013, 05:02 PM
ai up lại link part 3 giúp minh T_T

HH
13-01-2013, 01:54 AM
ai up lại link part 3 giúp minh T_T

Là nó bị hết chỉ tiêu download thôi, bạn vào lại post này (http://japanest.com/forum/showthread.php/27412-MJPN-Fansub-Aruitemo-Aruitemo-Van-mai-buoc-di-Abe-Hiroshi-Natsukawa-Yui-encode-lai-ban-dep?p=594774&viewfull=1#post594774)thử đi nhé :))

roycaro5151
14-01-2013, 11:30 AM
thua thử mấy ngày nay vẫn ko dowload duoc part 3, mấy link con lại vẫn dowload được bị thường T_T

HH
14-01-2013, 11:35 AM
thua thử mấy ngày nay vẫn ko dowload duoc part 3, mấy link con lại vẫn dowload được bị thường T_T

Bạn phải click vào part 3, chọn "Save to my files", không thì sẽ không down được.
Mình vừa làm cách đây 5 giây, đây là kết quả :)

http://i49.tinypic.com/dcyyq.jpg

http://i48.tinypic.com/35iqhwn.jpg

roycaro5151
14-01-2013, 03:44 PM
Mình download được rùi ^^, thì ra phải tạo acc trên mediafire thì mới save to my file được ^^!

ngothichaunga
22-04-2013, 12:42 AM
link phim die rồi, mọi người re-up giúp mình với :loi:

000heou000
22-04-2013, 01:25 AM
Ad ơi! cho mình xin cái link down lại với nhé :dead1: tiêu hết rồi, cảm ơn nhiều nhiều

HH
22-04-2013, 12:36 PM
Đã up lại link lên Google nhé ^^

phiok
03-05-2013, 06:39 AM
HH với các mod khác nếu rảnh thì up lại hết film lên google cho mọi người đễ down với ,chứ trong diễn đàn bây giờ nhiều link cũ quá ngỏm mất tiêu rồi

vietsmiles
14-08-2013, 08:46 AM
có ai rảnh kéo cái này ko :choideu::choideu:
http://www.asiatorrents.me/index.php?page=torrent-details&id=b6682c72a8d5fcce34864d83893c7b3368494d10

thôi cứ cắm đó, đk tí nào hay tí đó :cute::cute:

HH
14-08-2013, 08:55 AM
Tớ seed cả ngày đấy bạn ạ :D Cứ kéo đi nhé :D

suzuranchan
16-11-2013, 07:07 PM
Mỗi lần mệt mỏi, buồn bã điều gì đều xem lại bộ phim này, để tiếp tục " vẫn mãi bước đi". Luôn là bộ phim Nhật tuyệt vời nhất trong tim mình <3

giangcx90
05-09-2014, 01:41 PM
có ai rảnh kéo cái này ko :choideu::choideu:
http://www.asiatorrents.me/index.php?page=torrent-details&id=b6682c72a8d5fcce34864d83893c7b3368494d10

thôi cứ cắm đó, đk tí nào hay tí đó :cute::cute:
https://www.youtube.com/watch?v=u5BRhaqMGW0

mia_maria3p
07-09-2014, 04:22 PM
Link lại die rồi HH ơi. HH up lại giùm mình được không? Trước down rồi chưa kịp xem thì mất ổ cứng. Giờ muốn down lại mà không link nào còn.

HH
08-09-2014, 01:38 AM
Link lại die rồi HH ơi. HH up lại giùm mình được không? Trước down rồi chưa kịp xem thì mất ổ cứng. Giờ muốn down lại mà không link nào còn.

Mình đã up lại lên mega nhé. Gdrive tức không thể tả, file vẫn còn ở đó, chính mình down thì được mà share thì không tài nào được (đã thử đủ mọi cách public 8-}), mà có file bị có file không chứ 8-}

Momo-chan
08-09-2014, 06:19 PM
Ế mình cũng còn giữ phim này, up Mediafire cho bạn nào thích :x
http://www.mediafire.com/download/e3f5z5erj4ws4ti/Van+mai+buoc+di.mkv

*Bữa nay MF cho up nguyên cục hơn 1gb lun :O

steppandgoo
03-09-2022, 04:48 PM
@HH: Pass "aruitemo" không đúng, sis ơi. Pass đúng là "aruitemoaruitemo".

- Sao em đoán đúng pass hay vậy :)) sửa rồi nha em :D - HH