PDA

View Full Version : Người Nhật và 8 điều “quái dị” trong xử lý rác



Sayuri_chan
07-06-2010, 12:53 AM
Trên đường từ sân bay quốc tế Narita tới Tokyo, chúng tôi nhìn thấy tới 4 nhà máy thiêu hủy rác. Nhưng nếu như người hướng dẫn viên du lịch không giới thiệu có lẽ sẽ không ai trong chúng tôi nhìn nhận ra những tòa nhà sạch sẽ và rất thời trang kia lại là những nhà máy xử lý rác thải.


http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201003/original/images1936495_phanloai.jpg
Có tới 7 chiếc thùng rác lớn nhỏ được đặt tại một nơi công cộng ở Nhật. Ảnh: Internet.

Đó là những lời mở đầu trong bài viết của một tác giả người Trung Quốc đăng trên Báo Thanh Niên Bắc Kinh sau chuyến đi khảo sát cách xử lý rác ở Nhật Bản. Chúng tôi nghĩ rằng những gì mà tác giả Trung Quốc này thu hoạch được ở đất nước mặt trời mọc không phải không có ích cho chúng ta. Vì vậy, chúng tôi xin trích dịch dưới đây bài viết thú vị này.

1. Ra ngõ mang theo túi rác

Dân gian Trung Quốc thường có câu, “Bảy việc mở cửa, củi gạo dầu muối tương giấm cà” thế nhưng người Nhật Bản thì việc đầu tiên khi mở cửa là vứt rác. Người Nhật Bản mỗi buổi sáng thức dậy ra khỏi cửa đều một tay xách cặp một tay xách túi rác. Trước khi đến cơ quan, nhiệm vụ của người đàn ông trong nhà là vứt rác vào thùng rác cố định hoặc máy thu gom rác đặt ở tầng 1. Thế nên người Nhật Bản mới nói đùa với nhau rằng, “ông xã chính là một cái máy vứt rác”.

Trong những ngày ở Nhật Bản, chúng tôi còn để ý thấy rằng, những thùng rác được đặt trên đường phố hoàn toàn không nhiều. Những người Nhật Bản mỗi khi ra khỏi nhà cũng đem rác bỏ vào trong chính túi rác mà họ mang theo bên mình. Vì vậy nếu bạn đến các trung tâm mua sắm xa hoa của Nhật và bắt gặp những cô gái trẻ đẹp cầm những túi đựng rác đi shopping thì bạn cũng đừng kinh ngạc.

2. Đem nghệ thuật vào các nhà máy thiêu hủy rác

Ngày đầu tiên đến Nhật, trên đường từ sân bay quốc tế Narita đến Tokyo, chúng tôi nhìn thấy bốn nhà máy thiêu hủy rác. Nhưng nếu như người hướng dẫn viên du lịch không giới thiệu có lẽ sẽ không ai trong chúng tôi nhìn nhận ra những tòa nhà sạch sẽ và rất thời trang kia lại là những nhà máy xử lý rác thải.


http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201003/original/images1936477_nhamay.jpg
Một nhà máy thiêu hủy rác ở Nhật. Ảnh: Internet.

Mỗi một nhà máy thiêu hủy rác đều có thể gọi là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ với phong cách độc đáo. Ngoài ra, chúng tôi còn được biết rằng ở một thành phố khác của Nhật, Osaka trước đây để nộp đơn đăng cai Olympic đã đem rất nhiều ý tưởng sáng tạo nghệ thuật ứng dụng vào thiết kế của nhà máy thiêu hủy rác khiến nó giống như là một khu vui chơi trẻ em hơn là một nhà máy thiêu hủy rác. Chẳng thế mà nó còn có một tên gọi đầy thi vị là “Vườn Mộng Ảo”.

3. Bể bơi ngay bên cạnh nơi thiêu hủy rác

Nhiệt lượng tạo ra từ quá trình thiêu hủy rác có thể lợi dụng để tạo nên các hồ bơi nước nóng phục vụ cho những người dân xung quanh nghỉ ngơi hoặc rèn luyện sức khỏe. Theo lời kể của một nữ phiên dịch viên, người Trung Quốc đã làm việc và sinh sống lâu năm ở Nhật, ở gần nhà cô có một nhà máy thiêu hủy rác và hoạt động nghỉ ngơi cuối tuần thường xuyên của cô là mang hai đứa con của mình đi bơi ở bể bơi gần đó.

Ngay trong thành phố Tokyo, chúng tôi còn nhìn thấy ngay bên cạnh một nhà máy xử lý rác một tấm biển hiệu rất bắt mắt của một khu nghỉ dưỡng suối nước nóng.

4. Bước vào nhà máy rác phải đổi giày


http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201003/original/images1936479_nhamay02.jpg
Các nhân viên tại một nhà máy xử lý rác ở Nhật. Ảnh: Internet.

Khi tham quan cơ sở xử lý rác ở Nhật, bất kể là các nhà máy thiêu hủy rác hay các trạm chuyển rác cho đến các trung tâm thu hồi tài nguyên có khả năng tái sử dụng thì việc đầu tiên khi bạn bước vào cửa là phải đổi giày. Bạn sẽ được đi một loại giày da rất thoải mái và tiện dụng.

Toàn bộ khu vực nhà máy rất sạch sẽ, yên ắng và lịch sử. Bạn cũng sẽ không thấy bất cứ mùi lạ nào ở nơi đây. Chúng tôi đã có cảm giác như đang được ngồi ở một phòng làm việc cao cấp vậy.

5. Vứt rác cũng phải theo lịch

Ở Nhật Bản, mỗi ngày thu loại rác nào cũng không giống nhau. Vào đầu mỗi năm, các trạm trung chuyển rác sẽ phát cho mỗi gia đình mà họ phụ trách vệ sinh một tờ lịch treo tường. Trong tờ lịch này ghi rõ, mỗi ngày gom và vận chuyển loại rác nào, tuần nào chỉ thu giấy, tuần nào thu rác có thể đốt,...


http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201003/original/images1936480_05ngay_thu_gom.jpg
Một ngày thứ tư, ngày thu gom giấy ở Kyoto Nhật Bản. Ảnh: Internet.

Các hộ dân trong khu vực quản lý chỉ cần theo đúng tờ lịch này để vứt rác. Như vậy việc thu hồi và phân loại rác thải một cách khoa học được thực hiện rất dễ dàng.

6. Bình và nắp bình phải vứt ở hai nơi khác nhau

Chúng ta uống hết một bình nước thường đem vỏ chai vứt vào thùng rác. Nhưng ở Nhật, để vứt được một chiếc vỏ bình nước không phải là một việc đơn giản. Thùng rác cũng có sự khác biệt dựa trên chức năng của các khu vực trong thành phố và đều có hình ảnh chỉ dẫn rất rõ ràng để nhắc nhở du khách.

Thùng rác này chuyên dùng để gom bình không. Những bình chưa uống hết hoặc vẫn còn chất lỏng lưu lại thì vứt vào thùng kia. Có nhiều nơi còn có yêu cầu vứt bình và nắp bình ở hai nơi khác nhau để tiện cho việc thu gom các chất khác nhau.


http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201003/original/images1936498_03_yeucauphanloaitheodiaphuong.jpg
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201003/original/images1936499_02.jpg http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201003/original/images1936500_04_binh_nap.jpg http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201003/original/images1936502_05_nap_binh.jpg
Trên các sản phẩm tiêu dùng ở Nhật đều ghi rất rõ loại nào có thể tái sử dụng loại nào không. Ảnh: Internet.

Vì vậy, ở các thùng rác trên đường phố Nhật, bạn có thể nhìn thấy rất nhiều giỏ đựng đầy các nắp chai. Có thể thấy sự phân loại rác ở đây đã đạt đến mức độ tỉ mỉ như thế nào.

7. Tuyên truyền thông qua trẻ em

Các cơ sở xử lý rác ở Nhật luôn mở cửa với công chúng, trở thành một cửa địa điểm quan trọng trong công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân. Ở các cơ sở xử lý rác thải đều có những khu chuyên dùng cho việc đón tiếp những người đến đây tham quan.

Học sinh các trường, cư dân thành phố đều là những vị khách thường xuyên của nơi đây. Đặc biệt là đối với học sinh, việc tham quan các cơ sở xử lý rác đã trở thành một môn học bắt buộc. Ngoài ra sau khi tham quan các trường còn tổ chức cho học sinh viết các bài thu hoạch, viết các báo tường tuyên truyền, powerpoint, tranh ảnh tuyên truyền, cho đến những sản phẩm thủ công được làm từ các vật phế thải,…

Những tác phẩm này còn được dùng cho các nhà máy xử lý rác dùng để trưng bày ngay tại các khu tiếp đãi của mình trở thành những tác phẩm tuyên truyền sinh động. Thông qua quá trình như vậy, ý niệm về bảo vệ môi trường dần dần hình thành trong mọi người. Từ đó, trẻ em ở Nhật trở thành những người tuyên truyền tích cực cho công tác bảo vệ môi trường.


http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201003/original/images1936503_01.jpg
Rác thải ở Nhật được phân loại rất cẩn thận và kỹ lưỡng. Ảnh: Internet.

8. Tranh nhau mua hàng tái chế

Trung tâm thu mua các tài nguyên có thể tái sử dụng ở Nhật giống như một cửa hàng trưng bày vật dụng gia đình. Theo giới thiệu, vì đời sống được nâng cao nên có rất nhiều gia đình muốn mua mới vật dụng, các vật dụng cũ vì thế từ khắp mọi nơi tập trung về đây.

Ở đây, sau khi trải qua quá trình tẩy rửa chuyên nghiệp, sửa sang, các vật dụng “tái sinh” như mới và tiếp tục bán ra cho những người có nhu cầu sử dụng. Theo đó, những vật dụng gia đình “secondhand” sẽ có giá rẻ hơn, hấp dẫn nhiều khách hàng hơn. Và vì cung không đủ cầu, nhiều người đã tranh giành nhau mua, nhiều lúc phải dùng hình thức rút thăm để quyết định ai sẽ được quyền mua một món đồ “secondhand”.



Nguồn (http://vietnamnet.vn/khoahoc/201003/Nguoi-Nhat-va-8-dieu-quai-di-trong-xu-ly-rac-899362/)

kalanhikov
07-06-2010, 01:02 AM
Đọc xong thấy shock quá :dead1: .

machao2512
07-06-2010, 02:36 AM
Sốc vãi! Làm cả bể nước nóng cạnh nhà máy xử lý rác! Mà nhìn nhà máy xử lý rác của nó còn đẹp hơn mấy cái chung cư của VN:))!

kei_itsumo
07-06-2010, 03:18 AM
đất nước văn minh từ con người văn minh, đến ki nào VN mới đc như thế ? Ngay cả Mỹ còn không tỉ mỉ về việc phân loại rác nữa kia. :drink1: Cứ chai lọ 1 thùng, rác rến khác 1 thùng.

bé sa
07-06-2010, 02:22 PM
4. Bước vào nhà máy rác phải đổi giày

>>> Cái này thì ko chỉ nhà máy rác đâu ạ, sa thấy vào nhà máy Nhật nào cũng thế ^^
Phân loại rác chỉ vất vả lúc đầu chưa quen thôi, sau đó đã thành nếp thì rất đơn giản và tiện lợi cho khâu lọc rác, người ta đỡ vất vả hơn mà.

Onion Club
07-06-2010, 03:03 PM
Mình ở AUS , cũng có nhiều điểm tương đồng :be_eaten:
1. Ra ngõ mang theo túi rác

->Việc này nghe có vẻ phiền phức nhỉ, :choideu: Thay vì cứ phải khư khư ôm bịch rác ra đường thì bó trí nhiều thùng rác công công hơn có vẻ khả thi hơn :P


5. Vứt rác cũng phải theo lịch

-> ở bên Au này thì mỗi nhà sẽ có 1 set thùng rác như Rác xanh, rubbish , recyclable, cứ đến ngày thì tối hôm trước chỉ cần đẩy tất ra vệ đường, sáng mai ra lấy thùng vào là xong :be_eaten:

6. Bình và nắp bình phải vứt ở hai nơi khác nhau

-> Điều này chủ yếu áp dụng cho cốc giấy, vì cốc giấy vốn không tái chế được:yakuza: chỉ có phần nắp nhựa ở trên tái chế được, cho nên bên này người ta khuyến khích mang theo cốc của mình để hạn chế rác thải:iuiu1:

7. Tuyên truyền thông qua trẻ em

->:crybaby: ở việt nam cũng có , nhưng chủ yếu là nói suông, con nít nên được giáo dục ý thức từ lúc nhỏ :jogging:


8. Tranh nhau mua hàng tái chế

-> Bên này có hẳn những shop bán hàng secondhand bên cạnh bãi rác luôn:be_eaten:
Hàng đã qua tái chế bên này cũng khá phổ biến , nhưng giá thường đắt hơn những sản phẩm khác :ghost:



BAO GIỜ VIỆT NAM MỚI ĐƯỢC NHƯ THẾ NHỈ:jogging::jogging::jogging:

sa-chan
07-06-2010, 03:43 PM
< thanx nhầm người-.- >

Đúng nghĩa văn minh! VN mình chỉ cần 1/2 thế thôi là hạnh phúc lắm rồi:))

Onion Club
07-06-2010, 04:10 PM
hồi đó có remove your thanks mà h mất chức năng đó rồi ,_ ,

Kaoru Arashi
07-06-2010, 05:35 PM
Chỉ cần VN làm được việc vứt rác đúng chỗ thôi là mừng rồi, phân loại nữa thì càng tốt :">

FirePhoenix
07-06-2010, 05:43 PM
Chỉ cần VN làm được việc vứt rác đúng chỗ thôi là mừng rồi, phân loại nữa thì càng tốt :">
Đúng. Cứ chỗ nào có biển cấm đõ rác chỗ ấy lại đầy rác mới hay chứ =)). Hãi dân VN. Còn có những người thùng rác sát bên mà ko thèm vứt vào, vứt ngay 1 bên thùng rác :|. Chả hiểu dân Việt nghĩ gì, chỉ thấy tội các cô chú anh chị công ty vệ sinh.

kalanhikov
07-06-2010, 08:17 PM
Đúng. Cứ chỗ nào có biển cấm đõ rác chỗ ấy lại đầy rác mới hay chứ =)). Hãi dân VN. Còn có những người thùng rác sát bên mà ko thèm vứt vào, vứt ngay 1 bên thùng rác :|. Chả hiểu dân Việt nghĩ gì, chỉ thấy tội các cô chú anh chị công ty vệ sinh.

Chắc do trình độ bóng rổ kém, vứt rác không trúng thùng rác ấy mà :)). Nhìn thấy thế công nhận buồn cho cái ý thức dân mình.

Che Guevara VN
07-06-2010, 08:42 PM
Chỉ cần người Việt Nam vứt rác vào thùng thôi đã hạnh phúc lắm rồi
Công nhận quy trình đấy có phần rườm rà nhưng mình thấy rất văn minh, đỡ tốn công xử lí rác đi rất nhiều

VN-Nagazuki.No1
13-06-2010, 03:15 PM
hay thật :) càng ngày thích Nhật - Hàn hơn nước mình . việt nam nói toàn suông thực hiện thì khó :))

20 năm hay 30 năm việt nam cũng không thể thay đổi bản tính Việt xưa nay :frozesweat:

sakura_tomoyo
04-07-2010, 11:01 PM
mình còn nghe kể là bên Nhật bỏ rác thì phải bỏ đúng bịch nilon theo màu quy định nữa. Ví dụ như quy định bịch màu vàng, mà mình lấy bịch màu trắng đem đến chỗ quăng rác, ở đó có camera theo dõi xem ai bỏ rác, nếu đem sai bịch hai ba lần thì họ mang đúng túi rác của mình đem để trước cửa nhà.

SundaySilence
04-07-2010, 11:18 PM
@Bạn Câu lạc bộ Củ hành:
Bên Úc giống bên Nhật ghê nhỉ. Bên Nhật những chai bằng nhựa chính xác là phải bỏ nắp ra để vứt riêng, nếu thân chai có dán nhãn thì cũng phải bóc nhãn ra rồi mới vứt chai đó đi. Còn chai thủy tinh thì thậm chí còn phải tráng qua mới được đem bỏ vào thùng.
Hồi mình còn ở Ký túc xá thì khi nào toàn Ký túc có party, người ta không phát cốc cho mình, bắt phải mang cốc riêng đi (gọi nó là My Cup) để đỡ phải dùng cốc giấy, có hại cho môi trường. Bây giờ người ta còn khuyến khích mang đũa riêng nữa (gọi là My Hashi), cũng là vì môi trường cả.

@Bạn sakura_tomoyo:
Bên Nhật túi đựng rác cũng có quy định rõ ràng. Mỗi tỉnh, thành phố, làng có thể có quy định khác nhau về màu sắc, riêng ở chỗ mình thì rác cháy được phải được để vào trong túi màu xanh, rác không cháy được phải để vào túi màu hồng trước khi đem bỏ đi. Hai loại túi này là do làng mạc, thành phố nơi đó phát hành, mình phải ra siêu thị mua.
Ở VN mãi chả sao, qua đây mỗi tháng phải mất thêm khoản tiền mua túi đựng rác.

amakusa_1637
04-07-2010, 11:54 PM
Hiện tạo thì công việc xử lí phân loại rác tại VN mới chỉ được nghiêm túc thực hiện tại 1 số nơi thôi tại sao VN không nhận thấy được sự quan trọng trong vấn đề này nhỉ?Với Nhật Bản việc vứt rác ra đường là tội lỗi với VN việc đó là quá đỗi bình thường bạ sẽ chẳng bị phạt hay xử lí nếu có vứt rác bừa bãi

SundaySilence
05-07-2010, 12:03 AM
Có thực mới vực được đạo chứ bạn Cỏ Ngọt.
Hiện nay trên thế giới liệu có bao nhiêu nước quan tâm đến vấn đề này? Ở Đông Nam Á may ra mới chỉ có Sing thôi. Sing nó đất chật, người ít, đời sống cao, điều luật cấm vứt rác ra đường nó làm cực kỳ nghiêm nên trong thời gian ngắn đã làm được vấn đề đó. Còn các nước khác, ngay cả Nhật cũng phải mất một thời gian rất dài.

Những nước còn nghèo đói như VN, cái ăn còn chưa đủ nên bảo người ta phải nghĩ về những chuyện như thế này e còn quá sớm. Chỉ có mỗi cách tuyên truyền "mưa dầm thấm lâu", 10, 20 năm nữa người ta nghĩ đến và thực hiện là vừa.

kzam
06-07-2010, 12:26 PM
đất nước văn minh từ con người văn minh, đến ki nào VN mới đc như thế ? Ngay cả Mỹ còn không tỉ mỉ về việc phân loại rác nữa kia. :drink1: Cứ chai lọ 1 thùng, rác rến khác 1 thùng.

Người Nhật có tính sạch sẽ từ xa xưa:yakuza:,theo quan niệm của thần đạo con người lúc nào cũng phải sạch sẽ cho đến khi qui tiên:dead1:.Cho nên họ rất ghét người phương Tây:die_die: khi đến Nhật ở tk15,ngày xưa các tu sĩ thường không tắm vì sợ...gió :frozesweat:

hay thật :) càng ngày thích Nhật - Hàn hơn nước mình . việt nam nói toàn suông thực hiện thì khó :))

20 năm hay 30 năm việt nam cũng không thể thay đổi bản tính Việt xưa nay :frozesweat:
Bản thân bạn phải thay đổi chính mình đi đã,đừng trông chờ vào người khác.

Hiện tạo thì công việc xử lí phân loại rác tại VN mới chỉ được nghiêm túc thực hiện tại 1 số nơi thôi tại sao VN không nhận thấy được sự quan trọng trong vấn đề này nhỉ?Với Nhật Bản việc vứt rác ra đường là tội lỗi với VN việc đó là quá đỗi bình thường bạ sẽ chẳng bị phạt hay xử lí nếu có vứt rác bừa bãi

Phú quí sinh lễ nghĩa.
Không phải VN không có,ở tpHCM và HN đều có nhà máy tái chế rác nhưng nhà máy lại thua lỗ hàng năm làm thâm hụt ngân sách tp.Thử search google sẽ rõ,công nghệ tái chế rác và quản lý cũng liên doanh nước ngoài cả.

iwill_try_hq
29-08-2010, 07:15 PM
Ở lâu tại VN,quen cái thói ăn đâu bạ đó(riêng mình thì không bao giờ...tự ý thức bản thân thế thôi)....thật bất ngờ và hạnh phúc khi biết được những điều mà Nhật làm được( mà là cả toàn thể dân tộc đồng lòng) mà nghĩ là khó có thế và xa vời ở VN....Ở VN 10 người không biết được 5 người ý thức chưa....Vui buồn lẫn lộn......

yakuzavn
07-09-2010, 02:21 PM
Đồng ý với bạn Sunday :crisp:
Ví dụ như những ng bán dạo ,vỉa hè thì họ 1 ngày lo từng đồng ăn đã đủ chết rồi,bảo họ thực hiện vất rác đúng thùng rác đã là quá khó ấy chứ.
Cái này mình nghĩ phải bắt đầu từ giáo dục thế hệ trẻ,tuyên truyền mạnh mẽ và từ chính TRÍ THỨC các bạn nữa ấy.
Ít nhất là bản thân và bạn vận động được ng xung quanh bạn có ý thức như bạn ,như thế thì dần dần sẽ như Nhật thôi.

Bản thân tớ đợt về VN ,bóc kẹo ăn rồi nhét vỏ kẹo vào túi, bọn bạn bảo : Mày sao thế,đi nhét rác vào túi ...!
Ơ,đây kô có thùng rác,tao định về nhà vứt :hurry:

im_ren
07-01-2011, 10:32 AM
Ở việt nam dù hồ bôcs sạch đến đâu em cũng k dám vào nếu nso cạnh nhà rác đâu ạ :-ss :))

ishida
01-02-2011, 07:01 PM
nếu chúng ta không có những ý thức như thế thì chúng ta mải không thể sánh vai với các cường quốc năm châu được

natsuno_kute
16-03-2011, 04:36 PM
w0a, người nhật thật là văn minh quá, ở VN cũng vậy thì tốt biết mấy nhỉ

decade91
03-02-2012, 06:15 AM
hay thật :) càng ngày thích Nhật - Hàn hơn nước mình . việt nam nói toàn suông thực hiện thì khó :))

20 năm hay 30 năm việt nam cũng không thể thay đổi bản tính Việt xưa nay :frozesweat:

tự tôn dân tộc của em ở đâu? em đã làm gì cho dân tộc chưa? ba mẹ em là người nước nào ? ông bà em là người nước nào?

cút đi em ạ , dân tộc VN ko cần những kẻ mất đi tự tôn dân tộc , ko bao h tiếc kẻ ko cùng pt đất nước mà luôn đòi hỏi bằng nước nọ nước kia .

rase
03-02-2012, 09:43 AM
Suốt ngày ca bài ca dân tộc,cậu ko thấy chán à muốn phát triển đất phải nhìn vào thực tế,học hỏi đất nước người ta và chấp nhận mình kém mà cố gắng,cứ suốt ngày đóng cửa quay tay, ai nói động đến là xù lông lên vả nước VN này cũng không phải của mình cậu lấy tư cách ji mà bảo người ta cút,(em xin lỗi mod nói khó nghe cơ mà em là em ghét cái thể loại trên lắm)

teenwitch
03-02-2012, 10:56 AM
Hậu tết lại chuẩn bị vấn nạn hạt dưa xả đấy lớp mình cho coi:2-ahh:
Chả biết nơi khác thế nào chứ lớp mình năm nào cũng rứa...

Gió Sáng
03-02-2012, 11:37 AM
Nói gì thì nói, ý thức thôi. Tự tôn dân tộc gì đâu. Hôm qua mình đi chùa. Dọc đường ngoài non xanh nước biếc đón chào còn kèm theo rác đón chào nữa.
Vào đến chùa thì thấy xung quanh chùa là cả một núi rác. Dù có cái thùng rác to oành đặt rải rác dọc đường ra đó. Nhưng họ dâng hương, lễ vật lên và tiện tay vướt mấy cái bao cái phịch ra đất, ôi, nản. Đến cuối cùng, mình và đứa bạn phải hì hụi đi quét dọn và được đạp lại bằng con mắt (chắc là bọn rỗi hơi)... :16-hehe:.
Nói chung hồi nhỏ mình cũng hay tiện tay ném bậy ném bạ :27-lol:.
Nhưng giờ lớn rồi, nhận thức phải khác chứ :59-want: