PDA

View Full Version : Gagaku, nhã nhạc Nhật Bản



Sayuri_chan
13-06-2010, 10:58 PM
Gagaku - Nhã nhạc - là loại hình âm nhạc cung đình của Nhật Bản, đối lập với Zokugaku, tức âm nhạc dân gian. Thuật ngữ Gagaku được tiếp thu từ Trung Hoa cùng với sự tiếp nhận một bộ phận các nhạc khí và bài bản từ hệ thống âm nhạc cung đình phong phú và đặc sắc của đất nước Trung Hoa rộng lớn và giàu truyền thống văn hoá.

1. Vài nét về lịch sử

Gagaku có một lịch sử lâu đời, được phát triển hoàn thiện vào khoảng thế kỷ X, dưới thời Heian (794 - 1191) (1). Đây là một hợp thể của nhiều loại hình âm nhạc và múa có cội nguồn từ nghệ thuật truyền thống bản địa, cùng những ảnh hưởng không nhỏ từ Á châu lục địa. Những ảnh hưởng này xảy ra từ rất sớm, đó là sự giao lưu và tiếp thu các yếu tố âm nhạc đến từ các nước Trung Hoa, Triều Tiên, Ấn Độ, Champa... Đặc biệt, vào đầu thế kỷ VIII, Nhật Bản đã tiếp thu một bộ phận âm nhạc cung đình Trung Hoa và theo đó, thuật ngữ Gagaku, tức Nhã nhạc cũng được truyền từ Trung Hoa vào Nhật Bản. Điều đáng lưu ý là vào thời kỳ này, cung đình Nhật Bản đã có sẵn hệ thống âm nhạc nghi lễ bản địa là âm nhạc Shinto giáo, nên họ chỉ tiếp thu loại hình âm nhạc giải trí từ cung đình Trung Hoa, đó là Yến nhạc, nhưng thuật từ mà họ vay mượn lại là Nhã nhạc, tức âm nhạc nghi lễ Khổng giáo của Trung Hoa. Giáo sư Hisao Tanabe người Nhật Bản cho rằng sự nhầm lẫn này là do nguyên nhân vào năm 701, khi âm nhạc Trung Hoa ồ ạt tràn vào nước Nhật, Nhật Bản đã cho thành lập một cơ quan chuyên trách âm nhạc cung đình, cơ quan này được đặt tên là Gagaku-ryo mô phỏng theo tên gọi của tổ chức âm nhạc tương tự trong cung đình Trung Hoa. Chính vì thế, loại hình âm nhạc được tiếp thu (đúng ra là Yến nhạc) cũng được gọi là Gagaku, tức Nhã nhạc (2).

Sau thời kỳ mở rộng giao lưu với âm nhạc các nước, vào cuối thời kỳ Heian, Nhật Bản bắt đầu tái thiết và bản địa hoá các yếu tố ngoại lai trong Gagaku. Các dàn nhạc được sắp xếp lại, một số nhạc cụ nước ngoài bị thải bỏ, nhiều bài bản âm nhạc được sáng tác mới... Nhờ đó, Gagaku thời kỳ này mang đậm sắc thái cung đình Nhật Bản.

Từ thế kỷ XII, dưới sự chuyên chế của các shogun bấy giờ nắm hết quyền lực trong tay, Thiên hoàng bị yếm thế, cô lập, đời sống cung đình không còn phong phú như xưa. Nhã nhạc Nhật Bản, vì thế, bắt đầu lâm vào tình trạng suy thoái. Trong suốt những thế kỷ tiếp theo, đôi khi nhờ có sự quan tâm của một số vị Thiên hoàng và Shogun, Gagaku đã trải qua những giai đoạn được phục hồi, vì thế, truyền thống vẫn được tiếp nối ở một chừng mực nào đó. Cũng trong giai đoạn này, một số công trình nghiên cứu công phu về Gagaku được biên soạn, đó là cuốn Taigheasho của Toyohera và bộ sách Gakkaroku đồ sộ của Abe Suehishu (1622 - 1708) (3). Đây là những công trình nghiên cứu sâu sắc, rất có giá trị tham khảo đối với người đời sau.

. Dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868 - 1812), một ông vua cầu tiến đã thực hiện nhiều cuộc cải cách khiến cho nước Nhật gần như thay đổi hoàn toàn, Văn hoá nghệ thuật nói chung và Gagaku nói riêng, nhờ đó, cũng được phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ XX, khi nước Nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng, Gagaku lại bị suy thoái nghiêm trọng. Mãi cho đến khi nền kinh tế đất nước được phục hưng vài thập kỷ sau đó, Gagaku mới được trở lại vị trí vốn có của nó. Hiện nay, Gagaku vẫn được biểu diễn trong hoàng cung và các ngôi đền Shinto giáo. Phong cách âm nhạc đặc biệt của Gagaku đã được truyền bá đi nhiều nơi và trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác mới của nhiều nhạc sĩ hiện đại.

2. Các hình thức diễn xướng trong Gagaku:

Nhìn một cách tổng quát, trong Gagaku có 3 hình thức diễn xướng, đó là Kangen (Khí nhạc), Bugaku (Vũ nhạc) và Kayô (Thanh nhạc). Chúng ta hãy lần lượt xem xét 3 hình thức diễn xướng này để phần nào thấy được những đặc điểm, tính chất của Nhã nhạc Nhật Bản.

2.1. Kangen: là dàn nhạc chuyên diễn tấu các bài bản khí nhạc. Kangen nghĩa đen là dàn nhạc gồm các nhạc cụ hơi và dây, song trên thực tế còn có thêm các nhạc cụ gõ đảm nhiệm phần tiết tấu. Dàn Kangen gồm có các nhạc cụ như sau:

Nhạc cụ Hơi

- Shô: là nhạc cụ như Sheng của Trung Hoa và Khèn của Việt .

- Hichiriki: một loại kèn có dăm kép, tương tự như kèn Bóp của Việt .

- Ryuteki: một loại sáo có 7 lỗ bấm.

Nhạc cụ Dây

- Biwa: nhạc cụ hình quả lê có 4 dây, giống như P'ipa của Trung Hoa và Tỳ bà của Việt .

- Koto: hình dáng tương tự như đàn Tranh của Việt , có 13 dây.

Nhạc cụ Gõ

- Kakko: một loại trống đặt nằm ngang như trống Cơm Việt , dùng dùi gõ vào hai mặt.

-Taiko: trống lớn.

- Shôko: cồng bằng đồng.

Trong dàn Kangen, các nhạc cụ hơi đóng vai trò chủ đạo, trong đó, cây kèn Hichiriki đi giai điệu chính, sáo Ryuteki chơi giai điệu theo kiểu biến thái, còn Shô đi phần bè đệm. Các nhạc cụ dây và gõ đảm nhiệm phần tiết tấu. Âm nhạc do dàn Kangen diễn tấu thường có tính chất chậm rãi, trang trọng và đầy tính triết lý.

2.2. Bugaku (Vũ nhạc): là loại hình âm nhạc đi kèm với múa.

Bugaku gồm có 3 loại:

-Kuniburi-no-Mai (múa bản địa): là những điệu múa và âm nhạc có nguồn gốc cổ xưa trong văn hoá bản địa Nhật Bản. Các điệu múa này có động tác và trang phục tương đối đơn giản, nhưng cũng rất uyển chuyển và nhịp nhàng.

-Sa-no-Mai (Múa Bên Trái): gọi là Múa Bên Trái vì khi trình diễn những điệu múa này, vũ công xuất hiện từ phía bên trái sân khấu (nhìn từ khán đài). Múa Bên Trái mang tính Dương, có hình ảnh mặt trời làm biểu tượng, vũ công mặc áo màu đỏ. Đệm cho loại múa này là dàn nhạc Togaku, với các loại hình âm nhạc đến từ Trung Hoa và các nước Trung Á, Ấn Độ, Ba Tư thông qua con đường Trung Hoa.

-U-no-Mai (Múa Bên Phải): gọi là Múa Bên Phải vì khi trình diễn những điệu múa này, vũ công xuất hiện từ phía bên phải sân khấu (nhìn từ khán đài). Múa Bên Phải mang tính Âm, biểu tượng là hình ảnh mặt trăng, vũ công mặc trang phục màu xanh lục. Loại âm nhạc đệm cho Múa Bên Phải là Komagaku, tức âm nhạc ảnh hưởng từ Triều Tiên, bao gồm cả âm nhạc vùng Mãn chu (ở phía đông bắc Trung Quốc).

2.3. Kayô (Thanh nhạc)

-Saibara: là những bài hát dân gian được cung đình hoá và trở thành hình thức thanh nhạc phục vụ cho nhu cầu giải trí của hoàng gia và giới quí tộc nói chung. Khác với các thể loại Khí nhạc, Vũ nhạc phải do các nhạc công chuyên nghiệp biểu diễn, các bài hát Saibara được giới quí tộc tự trình diễn và thưởng thức với nhau, và cũng chính họ là người đã duy trì truyền thống Saibara qua nhiều thế kỷ.

-Rôei: là những bài hát có tính chất ngâm ngợi dựa trên các lời thơ Tàu nhưng được phát âm theo tiếng Nhật. Suốt các thời đại Nara và Heian, các lối thơ của Trung Hoa rất thịnh hành ở Nhật, từ đó, hình thành nên hình thức nhạc hát Rôei. Cũng như Saibara, Rôei được lưu truyền và gìn giữ bởi các gia đình quí tộc. Về sau, dưới thời Meiji, các nhạc công cung đình tiếp nhận các bài bản Rôei từ giới quí tộc, đồng thời, họ cũng sáng tạo thêm nhiều bài bản mới để bổ sung và làm phong phú thêm hệ thống nhạc mục của Rôei.

Ngoài ra, còn có một số hình thức ca hát kết hợp với múa có nguồn gốc bản địa. Trong số này, điển hình có các thể loại Kagura, Azuma-Asobi. Các hình thức ca múa này được nâng cao và hoàn thiện vào giữa thời kỳ Heian và thường được dùng trong các dịp lễ hội cung đình.

Tóm lại, Gagaku - Nhã nhạc Nhật Bản - là một trong những truyền thống âm nhạc chuyên nghiệp có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Loại hình âm nhạc này vừa mang đậm tính bản địa, vừa thể hiện sự giao lưu với các nền văn hoá phong phú của châu lục. Với các hình thức diễn xướng phong phú, mang tính đặc thù cao, Gagaku thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà chuyên môn trong và ngoài nước cùng sự đánh giá cao của quần chúng. Do thuận lợi vẫn được nuôi dưỡng trong môi trường cung đình, Gagaku đang được bảo tồn ở tình trạng rất tốt, mặt khác, lại được phát triển theo những chiều hướng sáng tác mới của các nhạc sĩ đương đại. Hai hướng bảo tồn và phát triển hiện vẫn song song tồn tại, không mâu thuẫn, không áp chế lẫn nhau, cùng đưa Nhã nhạc Nhật Bản tồn tại và phát triển với thời gian. Đây có thể xem là một thí dụ điển hình cho phương pháp bảo tồn, phát huy và phát triển các hình thức âm nhạc dân tộc mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt , cần tham khảo kinh nghiệm.


source (http://www.vanhoahoc.edu.vn/content/view/1269/116/)

Yuupa
16-06-2010, 11:05 PM
Cảm ơn Say
Nếu ai muốn thử nghe nhã nhạc Nhật, có thể down album này thử xem, tớ thấy nó khá thú vị :D


Kunaicho Gakubu - Gagaku

http://img163.imageshack.us/img163/5640/thumbzhj.jpg

Download

GAGAKU (http://www.mediafire.com/?owfqwjmzzdx)

Yuupa
26-06-2010, 03:43 PM
Biwa: Là 1 loại đoàn luýt cổ ngắn, gần giống với đàn pipa ( đàn tỳ bà) của Trung Quốc.
Đàn Biwa được lựa chọn là nhạc cụ của nữ thần Benten, vị thần của âm nhạc, thơ ca, và tài hùng biện. Biwa có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Nhật từ thời Nara. Trong thời đại này,biwa thường được sử dụng để hòa cho những điệu múa truyền thống cung đình. Nó bắt đầu được biết đến từ thời Heian, sau đó trở nên thông dụng , vào thời Tendai.


Japanese.Traditional.Music.-.Biwa 专辑


http://img693.imageshack.us/img693/3391/thumbcy.jpg

Download

Biwa (http://www.mediafire.com/?ymtltyd1zdu)

Kasumi
27-11-2011, 02:02 PM
Thêm một bài viết có ảnh minh họa ^^

Nhạc cung đình Gagaku

Gagaku là thể loại nhạc tao nhã truyền thống của Nhật Bản có lịch sử tồn tại rất lâu đời. Trong 1.000 năm qua, nhạc cụ sử dụng trong Gagaku không hề thay đổi. Hiện nay, chúng vẫn được chế tạo và trình diễn theo nguyên mẫu ban đầu.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/1702_03.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/1702_03.jpg)
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/1702_05.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/1702_05.jpg)
Gagaku là thể loại nhạc tao nhã truyền thống của Nhật Bản


Gagaku được đánh giá là một trong những hình thức âm nhạc cổ xưa nhất trên thế giới. Ngày xưa, Gagaku chỉ dùng trong các nghi lễ cung đình nên nó còn được gọi là nhạc cung đình. Hiện nay, Gagaku thường được biểu diễn tại các buổi lễ ở đền thờ Thần Đạo, chẳng hạn như lễ cưới hoặc lễ cầu phúc.

Gagaku có 3 hình thức trình diễn. Hình thức trình diễn thứ nhất gọi là Kangen. Đó là màn hòa tấu của các nhạc cụ, trong đó có sáo, đàn, trống lớn và trống nhỏ.

Bugaku là hình thức trình diễn thứ 2 trong Gagaku. Bugaku là sự phối hợp giữa âm nhạc và vũ đạo. Người trình diễn đeo mặt nạ và múa những động tác chậm rãi, họ không sử dụng lời thoại mà dùng điệu múa để thể hiện tâm trạng nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/1702_04.jpg
Bugaku


Hình thức trình diễn thứ 3 có tên gọi Kayo. Những người tham gia biểu diễn ngâm thơ hoặc hát dưới sự hổ trợ của dàn nhạc. Họ ngâm thơ waka Nhật Bản hoặc thơ cổ của Trung Quốc.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/1702_02.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/1702_02.jpg)

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/1702_07.jpg
Trong Gagaku, các nhạc cụ được chia ra làm 3 nhóm gồm bộ gõ, bộ dây và bộ hơi


Trong Gagaku, các nhạc cụ được bố trí theo một qui tắc cụ thể. Có 8 loại nhạc cụ khác nhau được sử dụng trong Gagaku và được chia ra làm 3 nhóm gồm bộ gõ, bộ dây và bộ hơi. Khi trình diễn, bộ gõ được xếp ở hàng thứ nhất với 3 loại nhạc cụ gồm trống Taiko lớn Gakudaiko, đặt ở chính giữa; bên trái là cồng Shoko, nhạc khí bằng kim loại hiếm hoi trong Gagaku; bên phải là chiếc trống nhỏ Kakko có hình dáng giống như đồng hồ cát. Trống Kakko được sử dụng từ rất lâu và hiện vẫn còn tồn tại.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/1702_08.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/1702_08.jpg)
Trống nhỏ Kakko có hình dáng giống như đồng hồ cát

Hàng thứ 2 là bộ dây với 2 nhạc cụ là đàn Gakuso 13 dây, có nguồn gốc từ Trung Quốc và đàn 4 dây Gakubiwa.

Xếp cuối cùng ở hàng thứ 3 là nhóm trình diễn bộ hơi gồm 3 nhạc cụ là sáo trúc ngang Ruyteki, sáo trúc dọc Hichiriki và Sho hay còn gọi là đàn ống thổi bằng miệng.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/1702_06.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/1702_06.jpg)
Gagaku là sự phối hợp âm thanh của 8 loại nhạc khí để tạo ra một âm hưởng đặc sắc rất dịu dàng và tao nhã

Gagaku mô phỏng theo nhiều sắc thái thanh âm trong tự nhiên. Từ thời cổ đại, người Nhật đã có sự quan tâm đặc biệt đối với âm thanh của thiên nhiên, họ chắt lọc và mang nó vào trong âm nhạc, thơ ca. Âm thanh đó có thể là tiếng chim hót líu lo, tiếng rừng trúc xào xạc trong gió, tiếng rả rích của côn trùng….


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2002_06.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2002_06.jpg)
Gagaku mô phỏng theo nhiều sắc thái thanh âm trong tự nhiên


Cảm nhận cái hay của âm thanh tự nhiên, bằng trí tuệ và đôi tay khéo léo, nghệ nhân Nhật Bản bắt đầu nghĩ ra cách dùng nguyên liệu trong tự nhiên như tre, nứa để làm cho chúng phát ra những âm thanh tương tự như thế. Và Gagaku ra đời từ đó.

Tinh thần cốt lõi của Gagaku thể hiện rất rõ qua 3 nhạc cụ trong bộ hơi. Sho là đàn ống thổi bằng miệng được làm từ nhiều ống tre. Theo truyền thuyết, hình dáng của loại nhạc khí này mô phỏng theo tư thế của chim phượng hoàng đang xếp cánh nghỉ ngơi.

Nguyên liệu chính dùng để làm đàn ống Sho là tre. Tuy nhiên, đó không phải là tre bình thường mà là những thanh tre được lấy từ mái bếp của nhà cổ Minka. Tuổi thọ của chúng từ 100 năm trở lên. Những thanh tre này có màu nâu bóng vì được hun khói trong một thời gian dài, đây cũng là lợi thế giúp tre không bị mối mọt tấn công. Cùng với những nhạc cụ khác, Sho góp phần tạo nên thế giới âm thanh dịu dàng và thanh nhã của nhạc cung đình Gagaku.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2002_05.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2002_05.jpg)
Sho là đàn ống thổi bằng miệng được làm từ nhiều ống tre


Trong Gagaku, Sho là nhạc cụ dùng để hòa âm. Theo âm nhạc phương Tây, những loại nhạc cụ giữ chức năng này có âm thanh rất hay và đặc sắc. Từ xa xưa, người ta đã có sự liên tưởng rất lạ về âm thanh của tiếng đàn ống Sho. Họ cho rằng, đó là hiện thân của dòng ánh sáng từ thiên đàng soi rọi xuống trần gian.

Sáo trúc ngang Ruyteki được làm bằng tre. Trong tiếng Nhật, Ruyteki có nghĩa là “Ống sáo rồng”. Âm thanh của Ruyteki thể hiện hình ảnh rồng thăng thiên, uốn lượn trên bầu trời.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2002_041.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2002_041.jpg)
Sáo trúc ngang Ruyteki


Khác với sáo trúc ngang Ruyteki, Hichiriki là sáo trúc dọc có 7 lỗ. Sáo được làm bằng tre, chiều dài 20 cm. Theo quan niệm của người Nhật, tiếng sáo dọc Hichiriki là đại diện cho âm thanh vang vọng ở cõi trần gian, nơi con người đang sinh sống.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2002_03.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2002_03.jpg)
Hichiriki là sáo trúc dọc có 7 lỗ


Âm thanh của Sho, Hichiriki, Ryuteki tượng trưng cho Trời, Đất và Không gian - những nhân tố hình thành nên thế giới tự nhiên và cũng chính là tinh thần cốt lõi trong nhạc cung đình Gagaku Nhật Bản.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2002_02.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2002_02.jpg)
Âm thanh của Sho, Hichiriki, Ryuteki tượng trưng cho Trời, Đất và Không gian


Gagaku xuất hiện tại Nhật Bản từ rất lâu, bắt nguồn từ Trung Quốc và Triều Tiên. Gagaku là loại hình âm nhạc cổ xưa nhất của người Nhật, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2102_01.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2102_01.jpg)
Gagaku là loại hình âm nhạc cổ xưa nhất của người Nhật


Âm nhạc đã được du nhập đến quần đảo Nhật Bản vào thế kỉ thứ V. Vào năm 752, chùa To-dai-ji ở Nara tổ chức lễ khánh thành tượng Đại Phật và rất nhiều nhạc sĩ từ Trung Quốc, Ấn Độ và bán đảo Triều Tiên đã đến thăm chùa To-dai-ji để chúc mừng sự kiện này. Đây là cơ hội để người Nhật tiếp nhận văn hóa âm nhạc và vũ đạo của các nước. Những nhạc sĩ và vũ công chuyên nghiệp này mang theo rất nhiều nhạc cụ để phục vụ cho các buổi trình diễn.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2102_03.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2102_03.jpg)
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2102_02.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2102_02.jpg)
Chùa To-dai-ji và bức tượng Đại Phật


Vào thời điểm này, nhạc cụ của người Nhật rất nghèo nàn. Các nghệ nhân Nhật Bản bắt đầu lĩnh hội phương pháp chế tạo nhạc cụ từ Trung Quốc, Triều Tiên sau đó, cải biến đôi chút để trở thành sản phẩm của họ. Ngày nay, quang cảnh lễ khai quang điểm nhãn tượng Đại Phật thường được tái hiện tại chùa To-dai-ji. Người tham dự vào vai những nhạc sĩ đến từ các nước Châu Á.

Năm 794, bắt đầu thời Heian, chính quyền Nhật Bản quyết định dời đô về Kyoto, đây là thời điểm nhạc cung đình Gagaku phát triển mạnh mẽ.

Gagaku được trình diễn trong các buổi tiệc hoàng tộc hoặc trong các nghi lễ của triều đình, trở thành một trong những thú tiêu khiển rất được giới quí tộc yêu thích.

Cuối thế kỉ thứ IX, những sứ giả Nhật Bản được cử sang Trung Quốc nghiên cứu tinh hoa của văn hóa đại lục lần lượt trở về nước. Họ bắt đầu phổ biến những kiến thức đã học được, nó như luồng gió mới chấn hưng văn hóa Nhật Bản. Thời Heian cũng là giai đoạn Nhật Bản đánh dấu sự hoàn thiện trong lĩnh vực ca hát, âm nhạc và vũ đạo.

Gagaku được chơi bởi các nhạc công xuất thân từ những phường hội mang tính chất cha truyền con nối. Vào thời Kamakura, Nhật Bản đặt dưới sự chi phối của thế lực quân sự, Gagaku hiếm khi được trình diễn ở triều đình, thay vào đó là tại nhà của giới quí tộc.

Bên cạnh việc bảo lưu nét truyền thống, gần đây, tại Nhật xuất hiện nhóm nhạc Tenchi Gagaku. Họ trình diễn nhạc Gagaku mang phong cách hiện đại. Tiết tấu nhạc sôi động, cuốn hút người nghe. Nhóm nhạc này đang là tâm điểm chú ý của công luận trong nước, họ từng thực hiện chuyến lưu diễn ở Châu Âu. Các thành viên của Tenchi Garaku xuất thân từ trường Đại học âm nhạc, nguyện vọng của họ là muốn mang Gagaku vào cuộc sống của các bạn trẻ, những người chuộng phong cách nhạc hiện đại.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2102_05.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2102_05.jpg)
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2102_04.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/09/2102_04.jpg)
Nhóm Tenchi Gagaku trình diễn nhạc Gagaku mang phong cách hiện đại


Ra đời cách đây hơn 1000 năm, trải qua nhiều thăng trầm, Gagaku, hình thức âm nhạc truyền thống biểu hiện cho tự nhiên đang được nhiều thế hệ người Nhật nổ lực duy trì và tạo cho nó một sức sống mới.

Thanh Tâm
THVL