PDA

View Full Version : Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields



Tasaki
19-08-2010, 07:40 PM
Cả khán phòng ở Hyderabad, Ấn Độ, rộn ràng tiếng vỗ tay khi tên của giáo sư Ngô Bảo Châu được xướng lên là một trong bốn nhà toán học giành giải Fields hôm nay.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/F6/8C/nbc1.jpg

Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới - cho Ngô Bảo Châu lúc 12:55 hôm nay (giờ Hà Nội).

Giáo sư Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng danh giá này. Hôm nay, Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ hai sau Nhật có nhà toán học đoạt giải Fields.

"Ngô đã đưa ra sự chứng minh sáng sủa về 'bổ đề cơ bản', là phần quan trọng trong tầm nhìn về toán học mà Robert Langlands - công tác tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, New Jersey, đưa ra từ những năm 1960", lời giới thiệu của Liên minh Toán học quốc tế có đoạn. "Chương trình Langlands kết nối mọi lĩnh vực của toán học hiện đại. Như chính tên gọi của nó, bổ đề cơ bản tuy chỉ là một vấn đề kỹ thuật, nhưng nó đã gây lúng túng cho nhiều nhà toán học suốt nhiều thập kỷ qua. Thành tựu đột phá của Ngô giúp các nhà khoa học khác tiến lên trong việc chứng minh cả Chương trình Langlands".

Thành tựu của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí uy tín Time của Mỹ đánh giá là một trong 10 phát kiến khoa học quan trọng nhất của năm 2009.



http://www.youtube.com/watch?v=GOgXR4Hju28

Peter Sarnak, chuyên gia về lý thuyết số học của Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, nói về công trình của Bảo Châu: "Giống như chuyện có những người làm việc ở tít bên kia sông đợi ai đó ở bờ đối diện bắc cho cây cầu. Rồi giờ đây, cây cầu được bắc, toàn bộ công sức của họ được công nhận".

Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU). Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng.

Cùng với Ngô Bảo Châu, ba nhà toán học khác đoạt giải Fields lần này còn có: Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp).

Lễ khai mạc diễn ra trong buổi sáng nay tại thành phố Hyderabad và có khoảng 3.000 nhà toán học khắp thế giới tham dự. Ngồi trên hàng ghế ngay gần đầu trong hội trường có gia đình giáo sư Bảo Châu. Mẹ anh, phó giáo sư Trần Lưu Vân Hiền tươi tắn trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam. Người cha - giáo sư Ngô Huy Cẩn - trang nghiêm trong bộ vest tối màu.

Con đường khoa học của Bảo Châu

Từ một học sinh chuyên toán ở Hà Nội những năm đầy khó khăn, giáo sư Ngô Bảo Châu đã trở thành nhà toán học tầm cỡ trong ngành toán thế giới.

zonzonzon
19-08-2010, 08:29 PM
Vừa coi bản tin thời sự 7 giờ tối nội dung cũng na ná thế này
Khâm phục thật, chỉ mới 33 tuổi là giáo sư, 38 tuổi huy chương Fields, quá trẻ
Vậy nói về Toán học Châu Á Việt Nam chỉ sau Nhật Bản thôi :crisp:
Ngoài lề tý: Ông thầy hiệu trưởng trường mình khi diễn thuyết buổi chào cờ đầu tiên của năm học còn nói NBC được giải "Nô ben Toán học" nữa chứ :hurry:
Mà Việt Nam toàn giỏi Toán ko, Lý, Hóa ít lắm, Toán chủ yếu nghiêng về lý thuyết chứ ko thực tế bằng Lý, Hóa. Như thi Olympic Lý, Hóa đều có thí nghiệm chứ Toán thì chả có
Ông thầy dỵa Toán mình bảo Toán chỉ đc giải Fieds chỉ là là cánh đồng chứ ko cao như Nobel được
Nhưng mà thôi kệ, như thế này cũng tự hào sung sướng lắm rồi :crisp:

kazuki
19-08-2010, 09:09 PM
thật ra giải fields thường được ví như "giải nobel toán học" vì trong hệ thống giải nobel ko có môn toán (why???):yakuza:. nhưng fileds khó hơn vì giới hạn dưới 40 tuổi và 4 năm mới có 1 lần, vậy nên giải fileds được coi là cao quý nhất trong ngành toán.
Tớ thấy nhiều thầy giáo sư VN cũng giỏi quá trời mà tại... già quá nên... :crybaby:

tuan9
19-08-2010, 11:41 PM
Trí tuệ của người Việt không hề tệ, ngoài ông Ngô Bảo Châu thì còn rất nhiều người Việt thành danh ở nước ngoài thế nhưng ở trong nước thì chẳng có ai tạo được tiếng vang cũng chỉ vì nền giáo dục lạc hậu nên dân trí không phát triển mà thôi, nếu bây giờ cho ông Châu về nước giảng dạy thì e rằng đa số học trò VN không tiếp thu nổi cách giảng dạy của ông ấy bởi vì học trò VN vốn đã quen với kiểu học thầy đọc trò chép chứ không quen kiểu học tư duy của nước ngoài.