PDA

View Full Version : Ikebana - Cắm hoa theo phong cách Nhật Bản



Sayuri_chan
14-11-2010, 01:24 AM
http://www.hoatuoicattuong.com/uploads/tintuc/cam-hoa-theo-phong-cach-nhat-ban.jpg

Đặc điểm của nghệ thuật cắm hoa theo phong cách Nhật Bản

Cắm hoa theo phong cách Nhật Bản tuy có truyền thống từ Trung Quốc, nhưng khi đến Nhật Bản lại phát triển lên ở mức độ cao, hình thành loại hình nghệ thuật mang đặc trưng văn hóa dân tộc Nhật Bản. Tạo hình khi cắm hoa theo phong cách Nhật Bản là tạo khung trên ba cành chính, cành hoa dài nhất sẽ là cành thứ nhất, cành hoa dài kế tiếp là cành thứ 2, cành ngắn nhất sẽ là cành thứ 3. Độ cao thấp của ba cành không bằng nhau, lần lượt phân ra đoạn trên, đoạn giữa và đoạn dưới. sau đó gắn thêm các ngọn cành làm tô điểm để được một khung lập thể. Dựa trên phương diện biểu hiện hình thái cắm hoa, ba cành chính có một tác dụng rất quan trọng, lần lượt đại biểu cho “thiên” (trời), “địa” (đất), “nhân” (người).
Khi tạo dáng cho bình hoa “thiên”, “địa”, “nhân” cũng phát huy được tác dụng định vị. Vị trí của cành ở đoạn trên là “thiên”, cành ở đoạn dưới là “địa”, còn vị trí của cành ở đoạn giữa là “nhân”. Loại cắm hoa tạo hình từ sự kết hợp giữa 3 nhánh “thiên”, “địa”, “nhân”, gọi là “cắm hoa theo dạng 3 nhánh” hoặc “cắm hoa theo dạng 3 góc”.
Do vị trí và tác dụng của ba cành hoa “thiên”, “địa”, “nhân” không giống nhau, nên phân loại tạo hình cắm hoa thành 3 loại “chân”, “hành”, “thảo”. “Chân” là hình dạng đứng ngay thẳng, thể hiện vẻ đẹp chân phương ngay ngắn; “thảo’ là dạng hỗn loạn, biểu hiện vẻ đẹp của tự do, phóng khoáng; “hành” là sự pha trộn giữa “chân” và “thảo”, biểu hiện cái đẹp của sự rộng rãi khoáng đạt.
Nói một cách khái quát, nghệ thuật cắm hoa theo phong cách Nhật Bản chọn ba cành tượng trưng cho “thiên”, “địa”, “nhân” để tạo hình cơ bản, đồng thới lấy ba phương diện “thiên”, “địa”, “nhân” để đạt được sự biến hóa trong tạo hình của hoa.

Tạo hình cơ bản của nghệ thuật cắm hoa theo phong cách Nhật Bản

Trường phái chính có: phái Trì Phường, phái Thảo Nguyệt, phái Tiểu Nguyên, phái Cổ, phái Hoằng Đạo, phái Viễn Châu, phái Tùng Nguyệt Đường Cổ, phái Vị Sinh. Cách gọi của các trường phái này đối với ba cành chính kể trên không giống nhau.

Phái Trì Phường

Phái Trì Phường gọi cắm hoa là “lập hoa”, đồng thời gọi cành thuộc đoạn trên là “chân”, đoạn giữa là “phó”, đoạn dưới là “thể”. Nét đặc sắc của cách cắm hoa này là: “chân” chọn cành “có sức cường tráng”, “phó” được cắm vào góc phía sau, “thể” được cắm vào phía trước, các nhánh tạo dáng hoa với vẻ nhẹ nhàng thoải mái. Ngoài ra, các cành khác dặm thêm cho ba cành chính “chân”, “phó”, “thể” được gọi là “đối đãi”. Cắm hoa theo phái Trì Phường sẽ dựa vào góc của cành “chân” uốn cong để quyết định góc của cành “phó” ở góc sau, và góc của cành “thể” ở góc trước. Rồi sau đó theo độ lớn nhỏ của các góc mà chia dạng cắm hoa thành 3 loại “chân”, “hành”, “thảo”. Và 3 loại này lại có các biến hóa riêng, tức là trong “chân” lại có chân của chân, hành của chân và thảo của chân; trong “hành” lại có chân của hành, hành của hành và thảo của hành; trong “thảo” cũng có chân của thảo, hành của thảo. Cắm hoa dạng “chân” phần lớn là sử dụng bình cắm hoa hình ống. Độ cong của cành “chân” với độ rộng từ miệng bình đến mép ngoài của bình hoa sẽ quyết định sự thay đổi của 3 loại chân của chân, hành của chân và thảo của chân trong dạng “chân”.
Cắm hoa dạng “hành” sử dụng bình hoa mỏng, miệng rộng, hình cái ấm. Cũng giống như cắm hoa dạng “chân”, lấy độ rộng từ miệng bình đến mép ngoài của bình hoa và độ uốn cong của cành chân để phân biệt chân và hành, hành của hành và thảo của hành trong dạng “hành”. Nhưng đường kính của bình hoa dạng “hành” to hơn bình hoa cắm dạng “chân” một tí, độ uốn cong của cành “chân” cũng lớn hơn, dáng hoa có vẻ sinh động hơn.
Dụng cụ cắm hoa sử dụng trong cắm hoa dạng “thảo” được chia ra là chậu chứa nước và “bình hoa cho loài thân cỏ” có dạng ống hai tầng, ống thuyền, ống mặt trăng (có hình tròn như mặt trăng), và ống treo. Khi cắm hoa bằng chậu chứa nước, cũng phân biệt chân của thảo, hành của thảo và thảo của thảo trong cách cắm hoa dạng “thảo” như trong cách cắm hoa dạng “chân” và “hành”. Nhưng khi cắm bằng “bình hoa cho loài thân cỏ”, thì phải dựa theo độ rũ của cành “chân” để quyết định.


Theo http://www.hoatuoicattuong.com/ (http://www.hoatuoicattuong.com/bai-viet/14_Cam-hoa-theo-phong-cach-Nhat-Ban)

Sayuri_chan
14-11-2010, 01:28 AM
Phái Thảo Nguyệt là đại biểu hiện đại hóa, quần chúng hóa của cắm hoa theo phong cách Nhật Bản. Khi cắm hoa đặc biệt chú trọng tinh thần “tâm chính ý thành”, mang một ý nghĩa cao cả. Hình dạng phải sinh động, sự phối hợp màu sắc phải hài hòa, bố trí phải hợp lý, đây là nét đặc sắc khác lạ của cắm hoa theo trường phái Thảo Nguyệt. Cắm hoa theo trường phái này chia ra dạng cắm hoa cơ bản và dạng cắm hoa ứng dụng. Dạng cắm hoa cơ bản là nguyên tắc tạo dáng cắm hoa, chia ra 4 dạng là “dạng lập chân” của phương pháp cắm thẳng dài, “dạng khuynh chân” của phương pháp cắm ngang dài, “dạng bình chân” của phương pháp cắm ở mặt phẳng ngang, “dạng thùy chân” của phương pháp cắm rũ xuống qua mặt phẳng ngang. Dạng cắm hoa ứng dụng xuất hiện từ sự thay đổi vị trí và góc độ của cành hoa trong cắm hoa dạng cơ bản. Cắm hoa dạng này phải xem xét đến nguyên liệu hoa, dụng cụ cắm hoa, sự hài hòa giữa khung cảnh trang trí và vị trí đặt bình hoa. Cắm hoa ứng dụng là phương pháp quan trọng để người cắm hoa thể hiện cá tính và đề tài mình muốn thể hiện khi cắm hoa.
Trong cắm hoa theo trường phái Thảo Nguyệt, ba cành chính là chủ thể trong khung tao dáng cho bình hoa, cành thứ nhất là “thiên” (hoặc gọi là chân), cành thứ 2 là “địa” (hoặc gọi là phó), cành thứ 3 là “nhân” (hoặc gọi là khống). “Thiên” là trung tâm của các cành chính, cũng là tiêu chuẩn quyết định các cành chính khác và độ lớn của tác phẩm.Độ dà của cành này cũng được quyết định dựa vào đường kính của miệng bình và độ cao của bình cắm hoa. Thông thường, cắm bình hoa cỡ lớn thì độ cao của hoa bằng 2 lần đường kính của miệng bình và độ cao của bình hoa, cỡ vừa là một lần rưỡi; cỡ nhỏ thì bằng nhau v.v… Sau khi quyết định “thiên” thì “địa” là ¾ của “thiên”. Trừ cành chính ra, các cành còn lại gọi là cành dặm (cành phụ), có tác dụng tôn rõ cành chính lên, làm cho tác phẩm càng được hoàn mỹ.



Theo http://www.hoatuoicattuong.com/ (http://www.hoatuoicattuong.com/bai-viet/14_Cam-hoa-theo-phong-cach-Nhat-Ban)

Sayuri_chan
14-11-2010, 01:32 AM
Phái Cổ lấy cành ở đoạn trên làm “chân”, đoạn giữa làm “lưu”, đoạn dưới là “thụ”. Ngoài ba cành chính này, còn có cành “chân tiền” (thêm vào phía trước cành “chân”) dặm thêm cho cành “chân”, và cành “phó chân” (dặm thêm vào phía ngoài hoặc phía sau hoặc cạnh sau), làm cành dặm cho “thụ”. Từ đó tạo thành bình hoa 5 cành, cũng chính là dạng cơ bản của cách cắm hoa theo phái Cổ.

Cành “chân” là cành chiếc cắm ở giữa bình, nghiêng về phía trước; cành “lưu” cắm kèm theo một bên ở phía trước; cành “thụ” cắm bên còn lại, còn cành dặm thêm cho cành “thụ” cắm vào vị trí ngược hướng với cành “lưu”. Tạo được hiệu quả cân xứng, cành “chân tiền” và cành “phó chân” phải cắm ở phía trước và phía sau cành “chân”.

Cắm hoa theo phái Cổ thể hiện một cách hiệu quả vẻ đẹp mạnh mẽ và sinh động. Đây là một nét đặc sắc nhất. Cắm hoa theo phái Cổ chia làm 3 loại, “chân”, “hành”, “thảo”.

Có 5 nguyên tắc cắm: cắm “bản thủ”, cắm “thụ lưu”, cắm “trung lưu”, cắm “lưu lưu” và cắm “lưu”.

Dạng cắm “chân” là nguyên tắc cắm “bản thủ”, cũng là dạng cơ bản của cắm hoa theo phái Cổ. Trong nguyên tắc cắm “bản thủ”, tỉ lệ về độ dài của các cành có mối liên hệ, lấy tiêu chuẩn 100 là cành “chân”, thì cành “lưu” là 80, cành “thụ” là 50, cành “chân tiền” là 70.

So sánh giữa nguyên tắc “thụ lưu” và “bản thủ”, thì cành “chân” trong “thụ lưu” là 80, cành “lưu” là 65, đều ngắn hơn trong nguyên tắc “bản thủ”. Còn cành “thụ” là 50~80, cành “lưu” là 50, hơi dài hơn trong nguyên tắc “bản thủ” một chút. Cắm theo nguyên tắc “thụ lưu” thì nhấn mạng phần thể hiện “địa” trong 3 phần “thiên”, “địa”, “nhân”.

Cắm theo nguyên tắc “trung lưu” còn có thể gọi là nguyên tắc “trung đoạn lưu”, các cành “thụ” và “lưu’ trong nguyên tắc này đều hoàn toàn tương phản với nguyên tắc “thụ lưu”: cành “thụ” rút ngắn lại, cắm vào vị trí của cành “lưu”; cành “lưu” cho dài hơn một chút. Cắm hoa theo nguyên tắc “trung lưu” nhấn mạnh phần thể hiện “nhân” trong “thiên”, “địa”, “nhân”.

Cắm theo nguyên tắc “lưu lưu” có cách xử lý tương tự như cắm theo nguyên tắc “thụ lưu”, chỉ khác là nguyên tắc này nhấn mạnh cách thể hiện cành “lưu” hơn nguyên tắc “thụ lưu”.

Trong nguyên tắc “lưu”, nếu đặt cành “chân” là 100, thì cành “lưu” là 120, điều đó thể hiện được sự vươn dài tự do. Chủ yếu cắm hoa trong các dụng cụ như ống hai tầng, ống thuyền, ống mặt trăng.



Theo http://www.hoatuoicattuong.com/ (http://www.hoatuoicattuong.com/bai-viet/14_Cam-hoa-theo-phong-cach-Nhat-Ban)

Sayuri_chan
14-11-2010, 01:33 AM
Cắm hoa theo phái Hoằng Đạo có đặc điểm là không thể hiện quan niệm lý luận về “thiên”, “địa”, “nhân”, mà gọi tên cành ở đoạn trên là “cành một”, cành ở đoạn giữa là “cành hai”, cành ở đoạn cuối là “cành ba”. Ngoài ra tăng thêm “tiểu giác”, “khống”, “nguyệt động nội”, “lưu nội” nhằm lập thể hóa dáng của bình hoa.

Đại biểu cho phái Hoằng Đạo là kiểu “thanh thao”, kế đến là kiểu “tương li”, kiểu “giản thúy’, kiểu “chu chỉnh”, kiểu “bồ phong”, kiểu “nhạ nhĩ”, kiểu “u tịch”, kiểu “diễm dương”, kiểu “sao mậu”, kiểu “trùng âm” v.v… Những kiểu này không phân chia ra thành “chân”, “hành”, “thảo”, mà quyết định theo các phương diện gồm nét đặc sắc của nguyên liệu, ý đồ và nét lý thú khi cắm, thời gian cắm, hoàn cảnh và mục đích. Trong đó kiểu “thanh thao” luôn được áp dụng làm kiểu cơ bản của phái Hoằng Đạo.


Theo http://www.hoatuoicattuong.com/ (http://www.hoatuoicattuong.com/bai-viet/14_Cam-hoa-theo-phong-cach-Nhat-Ban)

Sayuri_chan
14-11-2010, 01:36 AM
Phái Hoằng Đạo và phái Trì Phường giống nhau, gọi cắm hoa là “lập hoa”, gọi cành thuộc đoạn trên (cành thiên) là “chân”, cành thuộc đoạn giữa (cành nhân) là “hành”, cành thuộc đoạn dưới (cành địa) là “lưu”. Còn cắm hoa theo phái Viễn Châu tạo khung là “chân”, “hành”, “lưu”, và được dặm thêm các cành phụ cần thiết khác, đồng thời sẽ thay đổi để tạo ra những hình khác nhau.

Ngoài 3 cành “chân” (thiên), “hành” (nhân), “lưu” (địa), còn cắm thêm 4 cành là “chân thiên” (nhật - mặt trời), “phi” (nguyệt - mặt trăng), “nội bằng” (tinh - ngôi sao), “tiểu ngẫu” (thần - bao gồm mặt trời, mặt trăng và sao).

Kiểu cắm hoa từ 7 cành như thế này gọi là “thất đoạn” (bảy đoạn). Nếu lại cắm thêm 2 cành “ngoại bằng” (càn), “lưu chân” (khôn), tức có 9 cành, gọi là “cửu đoạn” (chín đoạn). Hai kiểu “thất đoạn” và “cửu đoạn” này là dạng cắm cơ bản của phái Viễn Châu.

Cắm hoa theo phái Viễn Châu sẽ thay đổi theo số lượng và hình dạng của cành cắm, chia ra 3 loại “chân”, “hành”, “thảo”. Phương pháp cắm có các nguyên tắc khác nhau như “bản thắng thủ” (hữu thắng thủ - cắm bằng tay thuận, tay phải); “phản thắng thủ” (tả thắng thủ - cắm bằng tay nghịch, tay trái). Và sự phong phú từ các độ uốn cong của cành sẽ thể hiện vẻ đẹp thanh nhã rực rỡ của hoa, chính là nét đặc sắc của phái Viễn Châu.


Theo http://www.hoatuoicattuong.com/ (http://www.hoatuoicattuong.com/bai-viet/14_Cam-hoa-theo-phong-cach-Nhat-Ban)

Sayuri_chan
14-11-2010, 01:40 AM
Phái Tùng Nguyệt Đường Cổ cũng gọi cắm hoa là “lập hoa”, bình hoa được tạo dáng từ 5 cành gồm có "chính hoa", “tương lệnh”, “thông dụng”, “thể”, “lưu”.

“Chính hoa” đứng ở vị trí trung tấm trong tác phẩm cắm hoa, “tương lệnh” thể hiện độ sâu, “thông dụng” quyết định độ sâu, rộng của tác phẩm, “thể” duỗi ra trước và cùng với “lưu” thu hẹp tác phẩm lại.

Độ cao của cành “chính hoa” được hạn chế trong vòng 1~2 lần độ cao của bình hoa. Nếu cành “chính hoa” ngắn, thì chia độ dài của cành ra thành 10 đoạn. Ở phân đoạn thứ 4 từ trên xuống, uốn một khúc cong to nhất, rồi tách ghép vào cành “thông dụng”. Xác định vị trí của các cành khác cũng theo tiêu chuẩn đó. Nếu cành “chính hoa” dài thì chia độ dài của cành ra thành 15 đoạn, ở phân đoạn thứ 9 từ trên xuống, uốn một khúc cong, rồi tách ghép vào cành “tương lệnh”.

Đây là phương pháp cắm tách ghép 5 cành của “phần bốn sáu” và “phần chín sáu”. “Phần bốn sáu” phù hợp cho cách cắm hoa cơ bản của mùa thu đông, “phần chín sáu” thích hợp cho cách cắm hoa cơ bản của mùa xuân hạ. Các cành chính có thể được kèm theo các cành phụ để tạo sự biến hóa, gọi là ‘phân cành”. Có nhiều nhất là 25 phân cành. Sau khi “chính hoa” héo khô, 4 cành còn lại sẽ tiếp tục cắt ghép, gọi là “phân nhánh theo sau”. Đó là nét đặc sắc của cách cắm hoa “phân cành hỗ trợ” theo phái Tùng Nguyệt Đường Cổ.



Theo http://www.hoatuoicattuong.com/ (http://www.hoatuoicattuong.com/bai-viet/14_Cam-hoa-theo-phong-cach-Nhat-Ban)

Sayuri_chan
14-11-2010, 06:23 PM
Phái Vị Sinh lại gọi cắm hoa là “cách hoa”, để tượng trưng cho bầu trời tròn và mặt đất vuông. Nhằm tạo thành dạng cắm hoa cơ bản do vị trí của 2 cành tượng trưng quyết định hình tam giác vuông cân, đồng thời được ví như vây cá nên đặt tên là hình vây. Hình tam giác vuông cân được tạo nên là hình đứng, gọi là vây đứng; hình nằm ngang, gọi là vây ngang.

Trong sự phối hợp vị trí của “thể”, “lưu”, “dụng” của vây hình tam giác, thì “thể” là cành cao nhất, cành vừa là “dụng”, cành thấp nhất là “lưu”.

“Tam tài cách” (dạng 3 cành) là dạng cắm hoa cơ bản do 3 cành chính tạo thành. “Thể” là cành cong, cắm ở góc phía trước, phần đỉnh vừa ngay vuông góc với phần gốc; từ độ cong của cành “thể” vươn ra chính giữa, cắm cành “dụng” ở góc trước cùng hướng với cành “thể”; cành “lưu” cắm vào góc trước ngược hướng với cành “dụng”, vị trí thấp hơn cành “dụng” một chút.

“Tam tài cách” cắm thêm cành “tương sinh”, cành “oát”, càng giúp tạo dáng cho bình hoa năm cành. Cành “tương sinh” cắm ở hướng ngược với cành “lưu”, nổi lên giữa cành “thể” và cành “dụng”; cành “oát” được cắm ngược hướng với cành “dụng”, nổi lên giữa cành “thể” và cành “lưu”.

Dạng cắm hoa có 3 kiểu thay đổi là “chân”, “hành”, “thảo”, mà mỗi dạng lại có 3 kiểu triển khai, được gọi là “3 dạng 9 kiểu”.

Dạng cắm “chân”, cũng như sự đoan chính nghiêm túc, thẳng ngay của tính cách một con người đó, là dạng được cách điệu cao nhất trong 3 dạng. Độ cong của cành “thể” rất ít, được giới hạn bởi độ cong cấp 1; độ cong của cành “dụng” được giới hạn bởi độ cong cấp 2.

Dạng cắm “hành” được ví như tư thế bước đi của một người, không gian hoạt động rộng rãi, độ cong của cành “thể” lớn hơn trong dạng cắm “chân”, ở cấp độ 2, độ cong của cành “dụng” khoảng ở cấp độ 3.

Dạng cắm “thảo” được ví như tư thế chạy của con người, không gian hoạt động càng lớn hơn, độ cong của cành “thể” lớn hơn trong dạng cắm “hành”, đạt cấp độ 3, còn cành “dụng” thì khoảng ở cấp độ 5. Phóng khoáng nhưng lại có cảm giác tất bật, chính là đặc trưng mỹ học của phong cách cắm hoa theo phái Vị Sinh.



Theo http://www.hoatuoicattuong.com/ (http://www.hoatuoicattuong.com/bai-viet/14_Cam-hoa-theo-phong-cach-Nhat-Ban)