PDA

View Full Version : Những bí ẩn của phim hoạt hình Nhật Bản



KHA
19-11-2010, 12:25 AM
QĐND - Phim hoạt hình Nhật Bản không chỉ dành cho trẻ em. Loại phim này có thể có những nội dung “đen”, chứa nhiều yếu tố bạo lực và kích dục. Tuy vậy, liệu loại hình nghệ thuật này có thể hiện quan điểm đặc thù về thế giới của riêng người Nhật hay không? Liệu việc phơi bày hình thể, việc pha trộn giữa các yếu tố cổ điển, huyền thoại và công nghệ có tạo thành một triết lý không hay đây chỉ là một loại hình giải trí vô hại?

Ở Nhật Bản, “anime” là từ chung để chỉ các thể loại phim hoạt hình. Tuy nhiên, đối với người phương Tây, “anime” là loại phim hoạt hình đặc thù của Nhật Bản. “Anime” vượt ra khỏi biên giới của những điều có thể được chấp nhận bởi vì nó có khả năng làm được điều đó. Loại phim này hoàn toàn được sáng tạo và kiểm soát trong tâm trí của tác giả. Giáo sư Giên Gô-đan từ Đại học Tây Xít-ni, Ô-xtrây-li-a cho rằng, loại phim này không chỉ có nội dung “đen”, chứa đựng các yếu tố bạo lực mà còn có rất nhiều những hình ảnh gợi dục.


http://202.151.160.172/Upload//vuhuyen/2010/11/18/1811linh28240.jpg
Một cảnh phim “Anime”.


Từ “anime” của Nhật Bản và từ “animation” của phương Tây cùng bắt nguồn từ từ “animism” (nghĩa là thuyết duy linh - một vũ trụ được cấu tạo bởi tinh thần và sức mạnh bí ẩn dưới hình thức và vật chất tự nhiên”. Liệu niềm đam mê thuyết duy linh có ảnh hưởng tới Shinto, một tư tưởng được coi là tôn giáo của Nhật Bản hay không? Theo bà Giên Gô-đan, Nhật Bản có các khái niệm về thế giới được sắp xếp theo các yếu tố: Đất, không khí, lửa, nước và sự trống rỗng - một yếu tố đặc thù chỉ có riêng ở người Nhật Bản. Yếu tố này được cho là có tầm quan trọng bậc nhất bởi nó liên quan đến phương pháp rèn luyện tinh thần để có thể đạt được cảm giác trống rỗng. Tuy nhiên, giữa các yếu tố có nhiều cấp bậc ảnh hưởng khác nhau, yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất là lửa. Các ảnh hưởng này có liên quan đến thuyết duy linh bởi đó là những yếu tố tạo nên sức mạnh của thế giới ở bất cứ dạng thức hoặc dạng kết hợp nào. Rõ ràng là nếu trí tưởng tượng của con người không bị kiềm chế, con người sẽ đạt tới những mức độ mà cảm giác không muốn tiến tiếp.

Liệu có thể coi Shinto và những phương pháp rèn luyện để có thể đạt tới mức trống rỗng, hòa trộn với công nghệ cao của thời đại mới hay không? Bà Giên cho rằng, bà rất ấn tượng bởi những lời chỉ trích nặng nề về khía cạnh văn hóa đối với tư tưởng trong phim hoạt hình Nhật Bản và các ý tưởng hóa học trong văn hóa phương Tây được gộp chung trong một khái niệm. Các nhà khoa học Mỹ và châu Âu không thích kiểu ý tưởng này. Họ cho rằng ý tưởng này ngu muội và mê tín. Trong khi đó, truyền thống phim hoạt hình đã cho phép tư tưởng này vẫn tiếp tục phát triển và khám phá những mức độ tinh xảo để có thể thể hiện quan điểm từ những nhân vật hoạt hình trong nền văn hóa thời đại công nghệ.

Việc thể hiện cơ thể và những trải nghiệm trong loại hình phim “anime” cũng rất thú vị. Bà Giên đã rút ra những kết luận về những mối liên quan giữa “anime” và tư tưởng của Uy-li-am Blếch về sự biến hóa. Uy-li-am Blếch là họa sĩ người Anh và cũng là một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ 18. Thơ của Blếch bao gồm thơ trữ tình và thơ triết học.

Bà nhận xét: “Triết lý Nhật Bản trên thực tế rất linh hoạt, không bị gò bó và quan điểm của Blếch cũng như vậy. Điều thú vị là cách Blếch miêu tả sự kết hợp, sự ngây thơ và kinh nghiệm phù hợp với bản chất phim hoạt hình. Ngây thơ nghĩa là rất đẹp, mắt to và đáng yêu, không hại cho ai”.
Tuy nhiên, phong cách tạo dựng nhân vật đáng yêu của Nhật Bản cũng bị chỉ trích là yếu đuối và thiếu quyết đoán. Blếch cũng nhận thấy đặc điểm này. Biểu tượng sự ngây thơ của ông thể hiện dưới hình dáng chú cừu con, trẻ em đang khóc, cậu bé bị lạc đường, người cạo ống khói, những hình tượng khiến người khác động lòng trắc ẩn. Có thể những nhân vật này rất tốt bụng, không biết gây hại cho ai nhưng chúng lại yếu đuối và dễ hấp dẫn kẻ thù. Những nhân vật này không thể tạo ra được những thay đổi. Như vậy, về nguyên tắc, ngây thơ có thể khiến những điểm tốt trở thành những yếu tố yếu và tiêu cực. Kinh nghiệm khiến nhân vật có thể làm được những việc bị cấm đoán, có thể trở nên rất quyến rũ hay bạo lực, có thể sử dụng những năng lượng của cuộc sống. Chính những hành động đó tạo nên những thay đổi trong thế giới. Do vậy, Blếch muốn kết hợp kinh nghiệm và sức mạnh. Sức mạnh chính là cuộc sống được thể hiện từ cơ thể của con người và đó là một quan điểm về một vũ trụ đầy quyền lực ông đang quan tâm.

Không có xung đột thì sẽ không có tiến bộ. Sự hấp dẫn và cảm giác ghê tởm, nguyên nhân và năng lượng, tình yêu và lòng căm thù là những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của loài người. Đó cũng chính là khẩu hiệu chính trong loạt phim hoạt hình dài tập của Nhật mang tên “‘Urotsukidoji”.
“Urotsukidoji” là một câu chuyện về vũ trụ và về một sinh vật thần thoại. Người hùng thần thoại giữa hai thế giới luôn xuất hiện trong những bộ phim hoạt hình Nhật Bản. Người quỷ từ một thế giới siêu nhiên tới hành tinh Trái Đất và để tìm ra người hùng huyền bí Shojin được sinh ra dưới hình dạng con người hoặc những sinh vật có khả năng sáng tạo vào từng thời kỳ để thay đổi thế giới. Bên cạnh đó có những nhân vật quỷ dữ cũng tìm kiếm Shojin.

Đó là cốt truyện chính và trong các tập phim xuất hiện các kiểu nhân vật khác nhau: Các quái vật, những sinh vật bán siêu nhiên và những nhân vật siêu nhiên. Nhưng điều làm câu chuyện trở nên hấp dẫn là người xem không biết được đế chế nào là tốt hay xấu hay pha trộn đều giữa cái tốt và cái xấu.
“Urotsukidoji” là loạt phim hoạt hình người lớn. Nội dung bộ phim thể hiện cảm giác muốn xóa bỏ những biên giới giữa những gì có thể chấp nhận và những gì con người cảm thấy sợ hãi. Bộ phim thể hiện những cảm xúc khá cực đoan. Bà Giên cho biết, bà bị sốc khi xem một số phần trong bộ phim. Bà cảm thấy không vui khi xem những cảnh hiếp dâm mặc dù những cảnh này cùng với những cảnh gần gũi gợi dục, bạo lực diễn ra xuyên suốt bộ phim làm cho nó trở nên nổi tiếng.

Điều khiến phim hoạt hình Nhật Bản mang đậm chất phương Đông là nó thể hiện ý tưởng tái sinh, bao gồm cả hiện tượng thế giới hồi sinh. Hình tượng người hùng thần thoại trong phim hoạt hình Nhật Bản là công cụ giúp hồi sinh một kỷ nguyên. Tuy nhiên, trước khi hồi sinh, kỷ nguyên đó phải chết và đó là cảm giác đáng ngạc nhiên của sự bùng nổ bạo lực và sự hủy hoại.

Vấn đề tính hai mặt trong các câu chuyện cổ tích mang tính định hướng như thần thoại và chuyện dân gian - cái thiện và cái ác, ngây thơ và dày dạn kinh nghiệm cũng xuất hiện trong thể loại phim hoạt hình “anime”. Người Nhật thường phản đối tính hai mặt này và “anime” thường làm phức tạp hóa vấn đề hơn.

Trong phim hoạt hình Nhật Bản, nhà làm phim có quyền tự do hâm nóng, lai ghép và biến hóa để có thể thử nghiệm sự tan biến thuyết nhị nguyên, tính hai mặt. Như vậy, người xem hiểu về thế giới dựa trên các mối quan hệ đối lập bởi nó giúp con người định hình cách nhìn nhận sự vật. Song, sau đó, người xem cho phép những điều trái ngược tan chảy và biến đổi.

Ở Mỹ, bà Giên cho rằng, phim hoạt hình chịu ảnh hưởng của khoa học duy lý, cần phải gắn với nguyên tắc phân loại và mọi người sẽ rất thất vọng nếu không thể phân biệt được con vịt và con thỏ. Hình tượng con thỏ và con vịt có lẽ là hình ảnh minh họa nổi tiếng nhất trong lịch sử triết học bởi Wittgenstein đã sử dụng những hình ảnh này trong những chương trình nghiên cứu triết học. Đó là hình ảnh minh họa biến đổi, nếu nhìn từ một phía, đó là một con vịt nhưng nhìn từ hướng khác lại là một con thỏ. Người Mỹ quan tâm đến sự tiến hóa và đó chính là vấn đề chính. Người Mỹ có thói quen sẽ cảm thấy nản chí nếu họ không phân biệt được cái thiện và cái ác. Nhưng cũng chính điều đó hạn chế trí tưởng tượng.

Bộ phim “Avatar” (tạm dịch: Hóa thân) của đạo diễn Ca-mê-rôn mặc dù đã nhận ra được điểm yếu này nhưng mức độ kết nối hai phần tách biệt của thế giới chính là điểm mạnh mang lại thành công cho bộ phim. Con người không thể đi từ thế giới với những công nghệ hiện đại tới một khu rừng sinh thái nếu không thay đổi phương tiện. Con người cần thay đổi hoàn toàn về thể chất và tinh thần để có thể chuyển đổi, trở thành một người hoàn toàn khác. Cuối cùng, những người hùng cũng được đưa từ thế giới với công nghệ quân sự hiện đại tới một thế giới với những con người ngây thơ cho rằng thế giới mới đó tốt đẹp hơn. Như vậy, tư tưởng không tồn tại ở trạng thái ban đầu.


Diệu Mai

moeTsundere
19-02-2011, 11:05 PM
Good :iuiu: