PDA

View Full Version : Bốn loại hình nghệ thuật cơ bản của Nhật



Kasumi
14-11-2005, 11:25 AM
Cũng như mỗi du khách nước ngoài đến Việt Nam không thể bỏ qua múa rối nước, đã đặt chân lên đảo quốc Phù Tang, dù là người ưa náo nhiệt nhất cũng ít nhất một lần tự "ép" mình vào nhà hát để được đắm mình trong bầu không khí của nước Nhật cổ xưa qua 4 loại hình nghệ thuật tiêu biểu: Noh, Kyogen, Bunraku, Kabuki.

Nghệ thuật biểu diễn Nhật Bản bắt đầu xuất hiện vào thời kì Nara (710 - 794), khi môn tạp kĩ (Sangaku) của Trung Quốc du nhập vào hòn đảo này. Sangaku bao gồm các môn như xiếc, ảo thuật, múa rối, ca vũ, hoà nhập với nghệ thuật cổ truyền bản địa và các điệu múa nghi lễ của Thần đạo (một trong hai tôn giáo chính ở Nhật Bản) hình thành nên một dòng nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu mới mang tên Sarugaku, bao gồm Noh (người Việt Nam quen gọi là kịch mặt nạ) - nhạc kịch chính thống, Kyogen - hài kịch, Bunraku - múa rối và cuối cùng là Kabuki, cũng là một dòng kịch chính thống khác. Trong khuôn khổ có hạn của bài báo này, người viết xin được nói nhiều hơn về Kabuki - ra đời muộn nhất nhưng cũng được đánh giá là hấ p dẫn và mang nhiều nét đặc trưng hơn cả. Nhưng trước tiên, hãy cùng tìm hiểu 3 loại hình nghệ thuật Noh, Kyogen và Bunraku đã.

Noh - kịch mặt nạ

Có thể coi kịch Noh là loại hình sân khấu lâu đời nh t trên thế giới. Chủ đề chính của kịch Noh thường về những hồn ma, kiếp sau, sự phù du của cuộc sống... Các động tác của nhân vật trong kịch Noh thường mang hình thức hồi tưởng từ ký ức của nhân vật và biểu hiện rất nhiều khía cạnh của cảm giác.Thế nhưng, ấn tượng lớn lao nhất mà kịch Noh để lại trong lòng những người mới lần đầu được thưởng thức bộ môn này là những chiếc mặt nạ muôn hình vạn trạng, mô tả đầy đủ các trạng thái cảm xúc của nhân vật. Bản thân chiếc mặt nạ kịch Noh cũng đã được coi là một thứ nghệ thuật riêng biệt và trở thành món đồ sưu tập quý hiếm đối với r ất nhiều người. Ngôn ngữ trong lời thoại kịch Noh thường là một thứ ngôn ngữ cổ xưa nhất, hầu như rất khó hiểu với khán giả ngày nay, thậm chí cả những học giả uyên bác nhất cũng cần có một cuốn kịch bản trong tay để theo dõi vở kịch. Âm nhạc được sử dụng trong kịch Noh cũng rất độc đáo - là sự phối ghép giữa một dàn đồng ca (jiutai) và dàn nhạc chơi 4 loại nhạc cụ cơ bản: sáo (fue), trống đeo vai (kotsuzumi), trống cơm (otsuzumi) và trống lớn (taiko). Không hề có người chỉ huy dàn nhạc, các nhạc công tự động đưa âm nhạc vào vở diễn bằng cách lắng nghe lời thoại và "đọc" bầu không khí trên sân khấu. Ban đầu, kịch Noh chỉ là trò tiêu khiển trình diễn ở các sân đền, miếu cho dân chúng xem nhưng sau này, giới quý tộc đã coi nó như thể loại nghệ thuật cao cấp dành riêng cho họ và đến thời Mạc Phủ Tokugawa (1542) thì chỉ còn tầng lớp sammurai mới được xem kịch Noh. Sau hơn 500 năm suy tàn, đến đầu thế kỉ 20 kịch Noh đã được khôi phục lại. Một chương trình kịch Noh truyền thống ngày nay sẽ bao gồm một vở kịch Noh và 3 vở Kyogen xen kẽ.

Kyogen - hài kịch

Kyogen là hài kịch, ra đời như để mang lại sự cân bằng với vẻ nghiêm trang, đạo mạo của Noh. Nếu Noh thiên về âm nhạc thì Kyogen chủ yếu sử dụng lời thoại. Các vở Kyogen thường ngắn và có không quá 3 nhân vật. Nghĩa của từ Kyogen là cuồng ngôn và nội dung của nó thường bộc lộ khá nhiều khía cạnh phức tạp trong tính cách của người Nhật. Nhân vật chính trong mỗi vở Kyogen là những người bình thường trong xã hội, trong đó có rất nhiều vở được dựng với nội dung người hầu và lãnh chúa (dễ làm chúng ta liên tưởng tới hình tượng Edop, tác giả của bộ truyện Ngụ ngôn Edop nổi tiếng). Ngoài ra, đó là những ông chồng lười, những bà vợ lắm mồm, những chàng sammurai ngờ nghệch... Không như kịch Noh, Kyogen rất dễ hiểu vì nó phản ánh cuộc sống thường nhật và sử dụng thứ ngôn ngữ bình dân, gần gũi nhất. Mặc dù thường được biểu diễn ở chùa chiền cho tầng lớp quý tộc thưởng thức, cũng không thiếu những vở Kyogen được dựng nên để châm chọc Phật giáo và giới tăng lữ... Có thể nói, Noh và Kyogen là hai người bạn đồng hành không thể tách rời, như mặt trăng và mặt trời, như ngày và đêm vậy...

(cont)

Kasumi
14-11-2005, 11:26 AM
Bunraku - nghệ thuật múa rối

Bunraku là nghệ thuật kịch rối và có nguồn gốc từ Osaka. Nó ra đời vào thế kỉ 16, là sự kết hợp của 3 yếu tố: người kể chuyện, người chơi đàn shamishen (một loại đàn cổ truyền của Nhật, gần giống đàn nguyệt của Việt Nam) và người điều khiển con rối. Sự khác biệt của Bunraku so với tất cả các loại hình múa rối khác trên thế giới là người điều khiển con rối có thể hiện diện ngay trên sân khấu. Thế nhưng, khi vở diễn bắt đầu, sẽ chẳng còn khán giả nào để ý đến họ nữa. Ngày nay, Bunraku vẫn còn được hâm mộ ở Nhật Bản và gần như ngày nào các đài truyền hình cũng dành ít nhiều thời gian để phát các vở diễn Bunraku cho khán giả.

Kabuki - những vở nhạc kịch hoành tráng

Được ra đời từ những năm 1600 vào thời kì Edo, cùng khoảng thời gian người Anh tiến hành chế độ thực dân tại châu Mỹ, lịch sử của kịch Kabuki cũng dài và đa dạng như lịch sử của nước Mỹ vậy. Kabuki được sáng lập bởi 1 người con gái đồng trinh ở đền thờ Izumo, tên là Okuni. Từ Kabuki được ghép bởi 3 kí tự bao gồm hát, múa và sự khéo léo (ca vũ kỹ). Những buổi biểu diễn Kabuki đầu tiên của Okuni được diễn ra trên dòng sông cạn ở cố đô Kyoto, chúng đã để lại ấn tượng sâu sắc và quy mô ngày càng được mở rộng hơn. Kabuki vào thời kì đó khác xa so với bây giờ. Đó chủ yếu là những điệu nhảy do các cô gái ăn mặc hở hang biểu diễn, trái với luân lí xã hội thời bấy giờ (tuy nhiên, nó vẫn được chấp nhận bởi không ít người Nhật cho rằng đè nén sự hưởng thụ lạc thú là điều phi tự nhiên). Cũng vì thế mà đã có lúc Kabuki bị cấm biểu diễn trên sân khấu trong một thời gian dài. Nhưng chính điều này đã tạo nên 1 bước ngoặt lớn, đưa Kabuki vào con đường đích thực của nghệ thuật sân khấu. Kể từ đó, các nam diễn viên bắt đầu xuất hiện rồi dần dần thay thế vai trò của nữ giới. Họ cải trang và diễn luôn các vai diễn của nữ. Cuối cùng, Kabuki đã trở thành lãnh địa dành riêng cho đàn ông. Cuối thế kỷ 17 là thời kỳ Genroku - kỷ nguyên văn hóa phục hưng của người dân thành thị Nhật Bản. Kịch Kabuki cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng từ sự phục hưng này và có những bước phát triển mạnh mẽ cả về nội dung lẫn hình thức. Các diễn viên thời kì này được phân cấp rõ ràng và cấp bậc này xác định kiểu tính cách nhân vật mà họ thể hiện trong từng tháng. Nghĩa là nam diễn viên cấp cao nhất thì sẽ đóng vai chính trong vở kịch tháng đó, bên cạnh một nữ diễn viên nổi tiếng. Tiếp đến là những nhân vật nữ trẻ, hay những nhân vật phản diện và những diễn viên hài. 2 dạng nhân điển hình của nam giới thời kì Edo này (hay là Tokyo bây giờ) là những nguời có một sức khoẻ phi thường, được so sánh với những vị thần và những ngưòi thô lỗ cục cằn. Kabuki thời này thịnh hành với những ngôn từ khoa trương, phóng đại. Ichikawa Danjuro, một nam diễn viên rất nổi tiếng đã tạo ra một loại hình hoá trang mới, dùng màu đỏ màu xanh và màu đen mà trước đây chưa hề có. Đồng thời ông cũng tạo ra những tư thế đứng cho diễn viên mà mỗi tư thế thể hiện một trạng thái tình cảm khác nhau của nhân vật. Điều này đã làm cho tính kịch của Kabuki rõ nét hơn so với thời kì trước. Nội dung các vở kịch Kabuki thường là các cuộc chiến đấu giữa những người có sức mạnh phi thường chống lại cái ác, tái hiện lại cuộc đấu tranh giữa dân thường chống lại Samurai - tầng lớp nắm quyền lực và thống trị xã hội lúc bấy giờ. Thế nhưng ở Osaka và Kyoto, người ta lại thích xem những vở kịch mang phong cách nhẹ nhàng nói về tình yêu nam nữ, với một phong cách diễn xuất và nội dung hoàn toàn khác ở Tokyo. Đó là câu chuyện tình của các chàng trai con đám thợ máy giàu có đem lòng yêu những cô ca kỹ xinh đẹp. Thời kì này nghệ thuật cải trang thành nữ của các diễn viên đã lên tới đỉnh cao nhờ có diễn viên Yoshizawa Ayame. Và hơn nữa, nó cũng là thời kì đánh dấu sự phát triển mang tính ảnh hưởng lẫn nhau của 2 loại hình nghệ thuật, là Kabuki và Bunraku. Đầu thế kỉ 18, sự phát triển Bunraku - loại hình múa rối - đã làm cho sự hâm mộ của mọi người đối với Kabuki bị giảm sút. Có nguời đã cho rằng đây là thời kì không có Kabuki. Các nghệ sĩ Kabuki buộc phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, đó là có ***g thêm một chút nghệ thuật múa rối theo một cách riêng vào các vở diễn của mình. Cuối thế kỉ 18, trung tâm văn hoá của Nhật Bản được chuyển từ Osaka và Kyoto về Edo (Tokyo ngày nay). Hậu quả của việc này đã dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn về phong cách của các vai diễn nữ. Sự mạnh mẽ thay thế hoàn toàn sự nhu mì, dịu dàng. Thay đổi đó đã khiến cho số lượng khán giả tăng lên vào đầu thế kỉ 19. Vào năm 1868 cùng với việc mở rộng nước Nhật về phía Tây, Kabuki và các loại hình nghệ thuật khác cũng bị ảnh hưởng. Các diễn viên nổi tiếng như Ichigawa Danjuro IX đều cố gắng hết sức mình để mở rộng sự phổ biến của Kabuki đến những người dân bình thường bởi trước đây, Kabuki chỉ hầu như dành riêng cho tầng lớp võ sĩ và quý tộc. Còn 1 số diễn viên khác như Onoe Kikugoro V thì lại cố gắng thổi vào phong cách diễn cũ một luồng khí mới. Điểm mốc đánh dấ u sự thành công của họ sau rất nhiều cố gắng là buổi biểu diễn trước sự hiện diện của Minh Trị Thiên hoàng. Mặc dù Kabuki vẫn được duy trì và tồn tại nhưng đã phải chịu những tổn th t không nhỏ trước sự ra đi của vô số diễn viên nổi tiếng trong Đệ nhị thế chiến, thêm nữa, lại có thêm những đối thủ nguy hiểm khác là như truyền hình và điện ảnh, chưa kể đến sự xâm thực của các làn sóng văn hoá ngoại lai. Hiện nay, ở Nhật, những người trẻ tuổi chưa được tận mắt xem Kabuki chiếm khoảng 70%, đơn giản bởi do nội dung và cách dùng câu chữ, từ ngữ quá cổ điển. Kabuki chỉ còn công diễn để phục vụ người già và du khách nước ngoài, những người thật sự muốn đi sâu tìm hiểu nền văn hoá huyền bí của con cháu Thái dương thần nữ.

(thongtinnhatban.net)