PDA

View Full Version : Ý nghĩa của những chiếc váy cưới Hoàng gia



Hei
01-05-2011, 07:35 PM
Những chiếc váy cưới hoàng gia còn đại diện cho cả một dân tộc.

Mùa Xuân cho nước Anh và Hoàng gia

Chiếc váy cưới Nữ hoàng Elizabeth II đã mặc trong hôn lễ với Quận công Philip xứ Edinburgh năm 1947, mang những thông điệp rất quan trọng sau thời kì hậu chiến, nó được thiết kế bởi Hartnell – người chuyên thiết kế trang phục cho hoàng tộc.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, nền kinh tế và nguồn nhân lực ở Anh vẫn chưa hồi phục. Chính bởi vậy, chiếc váy cưới được lấy nguồn cảm hứng từ bức tranh Botticelli – câu chuyện ngụ ngôn về mùa Xuân – dù cho hôn lễ được tổ chức vào tháng 11. Mùa Xuân tượng trưng cho sự đâm chồi nảy lộc của cây cối sau một mùa Đông lạnh giá. Bởi vậy, chiếc váy cưới thay cho lời hứa: nước Anh sẽ hồi phục và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/y_nghia_cua_nhung_chiec_vay_cuoi_hoang_gia_-_soha_thong_tin.jpg

Váy cưới khẳng định đẳng cấp

Công chúa Mary của xứ Teck trở thành con dâu Hoàng tộc Anh khi kết hôn với hoàng tử George, con trai vua George V, năm 1893. Thời bấy giờ, chiếc váy cưới thể hiện sự giàu có và uy quyền. Ban đầu, những chiếc váy cưới màu trắng chỉ có tầng lớp thượng lưu và hoàng tộc mặc. Tuy nhiên, dần dần “dân đen” khá giả cũng tập tọe may váy trắng. Chính bởi vậy, để chứng minh đẳng cấp của Hoàng gia, vua George V đã ra lệnh vải phải được dệt bằng vàng và bạc. Đây chính là bước ngoặt trong việc thiết kế thời trang cưới của Hoàng gia.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/y_nghia_cua_nhung_chiec_vay_cuoi_hoang_gia_-_soha_thong_tin1.jpg

Lần đầu tiên ảnh đám cưới được công bố

Đây là bức ảnh của Công chúa Beatrice khi kết hôn với Hoàng tử Henry năm 1885, điều chưa từng thấy trong những đám cưới Hoàng gia trước đây. Thông thường, các lễ cưới thường chỉ diễn ra với khách mời là những người thuộc dòng dõi Hoàng gia. Nhưng ở thế kỷ 19, khi công nghệ truyền thông, in ấn và hình ảnh phát triển, những chiếc váy cưới bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trước bàn dân thiên hạ.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/y_nghia_cua_nhung_chiec_vay_cuoi_hoang_gia_-_soha_thong_tin2.jpg

Kỷ nguyên váy cưới trắng

Trước khi “lên xe hoa” với Hoàng tử Albert năm 1840, Nữ hoàng Victoria đã rất đau đầu mới chọn được váy cưới cho mình. Bà đã phải chọn đi chọn lại cả chục cái trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo truyền thống, áo choàng nhung màu đỏ sẽ được sử dụng trong những buổi lễ trang trọng như vậy. Nhưng với Nữ hoàng Victoria, kết hôn là sự kiện liên quan đến cá nhân, không liên quan đến chính trị thế nên bà từ chối thực hiện theo nghi thức Hoàng gia. Bởi vậy, một chiếc váy trắng chất liệu satin được Victoria vận trong lễ cưới, mở đầu cho kỷ nguyên váy cưới trắng.
“Đó không phải váy cưới màu trắng đầu tiên, nhưng là đầu tiên trong Hoàng gia. Nó khiến cho thời trang cưới của Hoàng gia gần gũi hơn với công chúng,” Richter, nhân viên của bảo tàng Peabody Es*** giải thích.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/y_nghia_cua_nhung_chiec_vay_cuoi_hoang_gia_-_soha_thong_tin3.jpg

Nguyên vật liệu từ Anh

Người phụ trách bảo tàng Marschner cho biết, chiếc váy cưới của Nữ hoàng Victoria được làm hoàn toàn bởi những thứ có xuất xứ từ Anh. Chiếc váy của bà được làm từ lụa dệt ở phía Đông London và trang trí trên đó là ren sản xuất ở tây nam nước Anh.
Chiếc váy cưới này đang được lưu giữ tại bảo tàng Marschner và sẽ được đem ra trưng bày tại Cung điện Kensington – tổ ấm mới của hoàng tử William và công nương Kate Middleton – vào năm 2012.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/y_nghia_cua_nhung_chiec_vay_cuoi_hoang_gia_-_soha_thong_tin4.jpg

Chiếc váy cuối cùng làm từ vật liệu quý

Chiếc váy cô công chúa Charlotte – người con duy nhất của Vua George IV – mặc trong lễ cưới với Hoàng tử Leopold xứ Saxe-Coburg năm 1816 được làm từ sợi bạc. Và đây là chiếc áo cuối cùng được làm từ vật liệu quý.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/y_nghia_cua_nhung_chiec_vay_cuoi_hoang_gia_-_soha_thong_tin5.jpg

Váy cưới vàng của cặp đôi tàn bạo

Trong khi Hoàng tử William và công nương Kate Middleton có tới 10 năm tìm hiểu nhau trước khi quyết định “góp gạo thổi cơm chung”, thì Nữ hoàng Mary I của Anh và Hoàng tử Philip của Tây Ban Nha đã kết hôn chỉ sau đúng 2 ngày gặp nhau hồi năm 1554.
Chiếc váy cưới được dệt từ vàng và bạc để khẳng định địa vị xã hội. Không chỉ nổi tiếng với đám cưới xa hoa, họ còn được biết đến như cặp đôi tàn ác nhất trong lịch sử.
Là con gái vua Henry VIII - ông vua đa tình và tàn bạo, nổi danh vì chém đầu vợ, Mary thậm chí còn vượt xa cha mình về độ tàn ác đến nỗi dân chúng phải phong cho bà biệt danh “Mary đẫm máu”. Một trong những tội ác kinh hoàng của Nữ hoàng Mary I trong lịch sử nước Anh là lệnh thiêu sống 300 người trên giàn lửa đỏ giữa những tiếng la hét vang dội cả một góc trời.
Còn Philip cũng là bạo chúa nổi danh của Tây Ban Nha. Cả 2 đến với nhau và gây ra biết bao tội lỗi trong thời kỳ đó.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/y_nghia_cua_nhung_chiec_vay_cuoi_hoang_gia_-_soha_thong_tin6.jpg




Theo soha.vn