PDA

View Full Version : Quan niệm về cái chết ”đẹp” của Người Nhật



Kasumi
08-04-2006, 01:41 PM
Quan niệm về cái chết đối với người Nhật có thể rất cực đoan, nhưng nếu biết và hiểu về văn hóa Nhật, bạn cảm nhận được điều đó không cực đoan mà đặc biệt ý nghĩa. Con người Nhật cũng như hoa anh đào: tinh tế, và biết rụng rơi khi hương sắc vẫn đang tuyệt mĩ nhất.

I. Hiện tượng:

- Người già Nhật Bản ngày xưa vào núi ở tuổi 70, chết trong núi để khỏi ảnh hưởng đến con cái (xin xem tác phẩm Truyện kể núi Narayama).

- Nam nữ yêu nhau không lấy được nhau, rủ nhau đến vùng xa xôi nào đó, trao thân rồi cùng tự sát (xin xem truyện Tự sát ngày đính hôn).

- Các nhà văn Nhật Bản có truyền thống tự sát vì tuổi già sộc đến, cái đẹp họ suốt đời tìm kiếm đã rời xa. Cảm thức thẩm mĩ không cho phép họ níu kéo sự sống. Và họ muốn ra đi vào lúc trong lòng vẫn vẹn nguyên cái đẹp, và trong con mắt của mọi người họ đang được sự ngưỡng mộ nhất.

- Võ sĩ vào trận chỉ một là chiến thắng hai là mổ bụng tự sát (harakiri, sappuku).

- Trong bối cảnh xưa, người Nhật không kiểm soát được việc phá thai. Nếu người mẹ sinh đứa con mà cảm thấy không nuôi nổi thì thường giết. Họ cho rằng thà để đứa con chết đi còn nhân đạo hơn để nó sống trong cực nhục...

II. Nguyên nhân:

- Về địa lý - văn hóa:
Đất nước của thiên tai với động đất, núi lửa, sóng thần, bão tố. Cái chết xảy ra bất cứ lúc nào. Con người thường xuyên đối mặt với cái chết.

Hoa anh đào là quốc hoa của Nhật , 1 loài hoa thoắt nở thoắt tàn. Thiên nhiên thì tươi đẹp nhưng cũng giống như hoa anh đào khá mong manh khiến lòng người trở nên rất tinh tế và nhạy cảm.

- Về sử - văn hóa:
Nội chiến , tranh đoạt quyền lực liên miên giữa các dòng họ.

- Tôn giáo bản địa:
Thần đạo, Phật giáo, Thiền tôn thờ cái hư không, tính chất vô thường của cuộc sống ( Xin xem thêm câu mở đầu Truyện kể Heike: "Chuông đền Gion rung lên ngân trong trái tim mọi người luôn nhắc ta rằng tất cả đều phù du. Những bông hoa héo tàn của những cây bồ đề bên chiếc giường nơi Đức Phật nhập Niết Bàn đã làm chứng cho một chân lý: đời có thịnh ắt có suy...".

III. Ý nghĩa :

- Con người thấu hiểu sinh-tử là lẽ thường của mọi sự sống, là con người giác ngộ. Đồng thời cũng thấu hiểu quy luật của sự phát triển.

- Chính điều này làm chúng ta cảm thấy thật buồn cười cho những kẻ cứ mong tìm thuốc trường sinh, hay nghiên cứu về gen chống lão hóa. Bởi vì, mỗi thế hệ có nhận thức khác nhau, và tự nhiên chỉ giao cho mỗi thế hệ làm được một chút gì đó rồi nhường lại cho thế hệ kế cận.

- Đến lúc nào đó tư duy của thế hệ trước sẽ cứng lại trước những đổi thay của xã hội, hoàn cảnh, không thể tiếp thu mọi tư tưởng mới. Từ đó dẫn đến tính bảo thủ tăng lên. Nếu thế hệ đó không chết đi, không ngã xuống thì sự bảo thủ sẽ gây trì trệ xã hội và làm chậm bước phát triển của nhân loại.

- Biết chết sẽ biết sống. Khi thường xuyên đối mặt với cái chết, được giáo dục về cái chết và sự mất mát, người ta sẽ yêu sự sống hơn, yêu những gì đang có và có ý thức giữ gìn nó hơn.

- Không sợ chết nên không có gì đáng sợ với người Nhật. Họ đã sống hết mình bằng ý chí và sự nỗ lực tột cùng, tạo nên sự phát triển của Nhật rất nhanh để trở thành cường quốc.

(sưu tầm)
thongtinnhatban.net

Orchidee
21-12-2009, 05:11 PM
Bài này hay quá ::big_ love:

hoaimoc
20-01-2010, 11:07 AM
Trong truyện "Thiếu nữ đánh cờ vây" một sĩ quan Nhật đã nói thế này:
Nền văn minh Trung Hoa qua nhiều thiên niên kỷ đã sản sinh ra vô vàn triết gia, nhà tư tưởng, nhà thơ. Nhưng không ai trong số họ hiểu được sức sống không gì thay thế được của cái chết. Chỉ có nền văn minh của chúng tôi (Nhật) dù khiêm tốn hơn, đã đạt tới điều cốt lõi: hành động cũng là chết và chết cũng là hành động.
Có thể nói người Nhật không coi cái chết là sự kết thúc mà là sự tiếp tục của cuộc sống.

aka_91ful
25-01-2010, 01:50 PM
hay quá

cái chết ko là gì với ng Nhật

Nhưng mà cũng ko hiểu lắm cái triết lí đó: cái chết là sự kết thúc mà là sự tiếp tục của cuộc sống

hhkk1712
28-01-2010, 12:53 AM
Hoa anh đào, trước khi tàn đã để lại cho đời 1 nét đẹp vĩnh cửu.
Người Nhật trc khi chết đã để lại cho đời 1 nền văn hóa bất hủ.
Cho dù sau này nc Nhật có ra sao, suy hay thịnh, tồn hay vong thì vẫn mãi mãi iu nc Nhật, iu nét đẹp vĩnh cửu của hoa anh đào

hoaimoc
28-01-2010, 10:03 PM
hay quá

cái chết ko là gì với ng Nhật

Nhưng mà cũng ko hiểu lắm cái triết lí đó: cái chết là sự kết thúc mà là sự tiếp tục của cuộc sống

Mình cũng chưa hiểu lắm nhưng người Nhật họ không sợ chết. Ngày xưa mình nhớ khi xem ảnh phát xít Nhật mổ bụng tù nhân VN mình rất kinh hãi nhưng sau này lớn lên mới biết ở Nhật hành vi mổ bụng là một nghi lễ cao quý chỉ có các võ sĩ mới được phép thực hiện.
Kiểu như với ng Nhật cuộc sống là phù du vậy đó, sống hay chết không quan trọng chỉ là cách thể hiện thế nào thôi

duongqua_8700
29-01-2010, 03:59 PM
Chẳng ai ko sợ chết cả, cái chính là nền văn hóa nó tạo ra một vài người như thế, cái con số một vài ấy nó đông hơn bình thường 1 chút ở Nhật thôi nhưng đừng có quy nạp toán học như vậy chứ.
Mà nói như bạn ở trên thì hóa ra người Nhật mổ bụng người VN là văn hóa chắc? =))
Cái gì cũng thế, có thể mình yêu nước Nhật nhưng ko có nghĩa là hủ tục đã bị bác bỏ và lịch sử chứng minh là nó ko tốt mà khi mình tiếp xúc với nó lại cho là nó tốt được.

hoaimoc
11-05-2010, 03:08 PM
Chẳng ai ko sợ chết cả, cái chính là nền văn hóa nó tạo ra một vài người như thế, cái con số một vài ấy nó đông hơn bình thường 1 chút ở Nhật thôi nhưng đừng có quy nạp toán học như vậy chứ.
Mà nói như bạn ở trên thì hóa ra người Nhật mổ bụng người VN là văn hóa chắc? =))
Cái gì cũng thế, có thể mình yêu nước Nhật nhưng ko có nghĩa là hủ tục đã bị bác bỏ và lịch sử chứng minh là nó ko tốt mà khi mình tiếp xúc với nó lại cho là nó tốt được.

Thứ nhất là bản năng tự nhiên của sinh vật bao giờ cũng là ham sống sợ chết. Nhưng nếu đọc qua các tiểu thuyết, sách và phim Nhật bạn có thể thấy người ta nghĩ đến việc tự sát khá là bình thường, không đến nỗi ghê gớm như ở TQ hay VN. Đó là quan niệm về cái chết của họ. Quan niệm này có lẽ có nguồn gốc từ việc ở Nhật rất thường xuyên xảy ra động đất, cái chết có thể xảy đến bất kì lúc nào.
Thứ hai mình không có nói người Nhật mổ bụng người Việt Nam là văn hoá. Ý mình nói người VN mình nhìn cái hành vi đó là bạo tàn và dã man. Nhưng người Nhật đối với họ mổ bụng cũng là một cách chết bình thường như bắn súng, treo cổ, hay bị bắn vậy. Có lẽ sự khác nhau này là do quan niệm của người VN và TQ khi chết muốn được toàn thây. Do đó ở VN và TQ thời cổ còn có một cách hành hình tàn bạo hơn đó là chặt đầu người ta. Mình cũng không hiểu lắm về các cách hành hình của người Nhật cổ đại. Mình chỉ biết rằng nghi lễ mổ bụng tự sát đối với họ là một nét văn hoá chỉ có ở Nhật.
Mổ bụng tự sát không phải là hủ tục, hiện nay nó bị văn hoá Tây phương và quan niệm nhân quyền coi là bạo tàn nhưng đối với người Nhật nó rất thiêng liêng. Như một người đã nói: người Nhật cái gì cũng thích lễ nghi hoá, bắt đầu từ việc uống trà.

Sayuri_chan
07-05-2011, 12:22 PM
Khi bạn xem một bộ phim để khám phá hết cái hay của nó thì chúng ta cần hiểu người tạo ra bộ phim muốn đưa người xem về đâu, muốn chia sẻ suy nghĩ gì. Phim của các nước khác thường có phần giải thích nguyên nhân vì sao các nhân vật đi đến những suy nghĩ như trong phim. Nhưng phim Nhật đôi khi rất kiệm lời và ít chú ý giải thích điều đó. Có rất nhiều người hỏi tôi vì sao các nhân vật trong phim lại có những suy nghĩ cực đoan như trong phim cả về cái chết và văn hóa ***. Họ không đồng tình với ý nghĩ đó và thấy nó không hay… Vì thế mục đích tôi viết bài này là để chia sẻ một số điều mình biết về cách suy nghĩ của người Nhật về cái chết. Tôi không phải là nhà nghiên cứu văn hóa Nhật, những điều tôi viết dưới đây chỉ là những hiểu biết có giới hạn về văn hóa Nhật mà thôi, tuy có tham khảo qua một số sách báo nói về tâm lý người Nhật nhưng chắc không tránh khỏi một số thiếu sót, mong các bạn thông cảm…


http://i1204.photobucket.com/albums/bb406/mizu_album0612/images-5.jpg


Quan niệm về cái chết đối với người Nhật khá cực đoan, nhưng nếu tìm hiểu kỹ càng về văn hóa Nhật, bạn cảm nhận được điều đó không cực đoan mà còn có một ý nghĩa đặc biệt. Quốc hoa của người Nhật là hoa anh đào (sakura) và không phải ngẫu nhiên mà người Nhật lại chọn loài hoa này làm vật tượng trưng cho cái đẹp của đất nước mình. Người Nhật tìm được sự tương đồng của mình với hao anh đào vậy: tinh tế, và biết rụng rơi khi hương sắc vẫn đang tuyệt mĩ nhất. Mọi việc đều có nguyên nhân của nó nên không phải tự nhiên người Nhật lại có ý nghĩ như thế, quan niệm này sẽ được giải thích thông qua hoàn cảnh sống của người Nhật.

Không biết bạn biết các vấn đề tôi liệt kê dưới đây về cách người Nhật đối diện với cái chết chưa:

- Võ sĩ vào trận chỉ một là chiến thắng hai là mổ bụng tự sát (harakiri, sappuku).


http://i1204.photobucket.com/albums/bb406/mizu_album0612/images1-4.jpg

- Người già Nhật Bản ngày xưa vào núi ở tuổi 70, chết trong núi để khỏi ảnh hưởng đến con cái (bạn có thể xem tác phẩm Truyện kể núi Narayama để rõ hơn vấn đề này).

- Nam nữ yêu nhau không lấy được nhau, rủ nhau đến vùng xa xôi nào đó, trao thân rồi cùng tự sát (xem truyện Tự sát ngày đính hôn).

- Các nhà văn Nhật Bản có truyền thống tự sát vì tuổi già sộc đến, cái đẹp họ suốt đời tìm kiếm đã rời xa. Cảm thức thẩm mĩ không cho phép họ níu kéo sự sống. Và họ muốn ra đi vào lúc trong lòng vẫn vẹn nguyên cái đẹp, và trong con mắt của mọi người họ đang được sự ngưỡng mộ nhất.

- Trong bối cảnh xưa, người Nhật không kiểm soát được việc phá thai. Nếu người mẹ sinh đứa con mà cảm thấy không nuôi nổi thì thường giết. Họ cho rằng thà để đứa con chết đi còn nhân đạo hơn để nó sống trong cực nhục…

Có thể lý giải nguyên nhân để người Nhật có những suy nghĩ như trên là do sự thích nghi với hoàn cảnh sống của họ:

1.Người Nhật sống trong vùng đất với thiên tai với động đất, núi lửa, sóng thần, bão tố. Cái chết xảy ra bất cứ lúc nào. Con người thường xuyên đối mặt với cái chết và vì vậy người ta hiểu giá trị của sự sống hơn bao giờ hết. Vì thế người Nhật chọn hoa anh đào là quốc hoa của mìnht , 1 loài hoa thoắt nở thoắt tàn. Chính vì cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp nhưng cũng giống như hoa anh đào quá mong manh khiến lòng người trở nên rất tinh tế và nhạy cảm hơn về cái chết và quan điểm cái chết ”đẹp”.


2.Qúa trình phát triển của nước Nhật trong lịch sửu có rất nhiều cuộc nội chiến , tranh đoạt quyền lực liên miên giữa các dòng họ dây ra tình trạng đất nước lúc nào cũng chìm trong không khí tang tóc và đau thương nên con người ta chấp nhận và đối diện với cái chết một cách bình tĩnh hơn, như một nỗi sợ hãi được tập dần thì bạn sẽ cảm thấy can đảm để đối diện với nó hơn

3. Về tôn giáo bản địa thì người Nhật bị ảnh hưởng bởi Thần đạo, Phật giáo, Thiền tôn thờ cái hư không, tính chất vô thường của cuộc sống ( Dứới đây là câu mở đầu truyện kể Heike: “Chuông đền Gion rung lên ngân trong trái tim mọi người luôn nhắc ta rằng tất cả đều phù du. Những bông hoa héo tàn của những cây bồ đề bên chiếc giường nơi Đức Phật nhập Niết Bàn đã làm chứng cho một chân lý: đời có thịnh ắt có suy…”.).

Và chính vì những lý do trên nên quan niệm của người Nhật về cái chết là họ hướng đến một cái chết ”đẹp”, một cái chết có ý nghĩa khi sự sống đã đến lúc phải kết thúc.Con người thấu hiểu sinh-tử là lẽ thường của mọi sự sống, là con người giác ngộ. Đồng thời cũng thấu hiểu quy luật của sự phát triển. Có thịnh ắt có suy và có sống ắt có chết , sự sống là không thể cưỡng cầu. Chính điều này làm người Nhật cảm thấy thật buồn cười cho những người cứ mong tìm thuốc trường sinh, hay nghiên cứu về gen chống lão hóa. Bởi vì người Nhật nghĩ mỗi thế hệ có nhận thức khác nhau, và tư duy con người tới lúc sẽ trở nên già cỗi bởi Tự Nhiên chỉ giao cho mỗi thế hệ làm được một chút gì đó rồi nhường lại cho thế hệ kế cận làm tiếp công việc của mình.

Cụ thể hơn là đến lúc nào đó tư duy của thế hệ trước sẽ cứng lại trước những đổi thay của xã hội, hoàn cảnh, không thể tiếp thu mọi tư tưởng mới. Từ đó dẫn đến tính bảo thủ tăng lên. Nếu thế hệ đó không chết đi, không ngã xuống thì sự bảo thủ sẽ gây trì trệ xã hội và làm chậm bước phát triển của đất nước và nhân loại. Vì thế cái chết là cần thiết để xã hội tiếp tục phát triển. Khi sự sống không còn hữu ích thì cái chết mang tới giá tric cao hơn.

Người Nhật tâm niệm rằng biết chết sẽ biết sống. Khi thường xuyên đối mặt với cái chết, được giáo dục về cái chết và sự mất mát, người ta sẽ yêu sự sống hơn, yêu những gì đang có và có ý thức giữ gìn nó hơn. Họ ý thứuvề cái chết để hiểu rõ giá trị của sự sống chứ không phải để ủ rũ và chìm trong thất vọng và sợ hãi.

Người Nhật nghĩ không sợ chết nên không có gì đáng sợ với người Nhật. Vì không sợ chết nên họ có thể vượt qua các nỗi sợ hãi khác kiềm chế sự phát triển của đất nước và thế giới. Họ đã sống hết mình bằng ý chí và sự nỗ lực tột cùng, tạo nên sự phát triển của Nhật rất nhanh để trở thành cường quốc.

Người Nhật có quan niệm về cái chết khá sâu sắc nên khi bạn xem phim bạn sẽ cảm nhận rất rõ về điều này ở cách họ đón nhận thông tin về cái chết, ở cách họ chấp nhận cuộc sống với cái chết đầy bản lĩnh, ở cách họ ra đi mà không muốn người bên cạnh mình đau khổ vì mình và ở ước mơ tươi sáng về một ngày mai luôn tươi đẹp.



Posted on January 27, 2010 by NH
http://ohanamivn.wordpress.com (http://ohanamivn.wordpress.com/2010/01/27/quan-ni%E1%BB%87m-v%E1%BB%81-cai-ch%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nh%E1%BA%ADt/)

Mattino
07-05-2011, 12:50 PM
Mấy cái kia ko nói chứ màn mổ bụng tự sát khi thua cuộc thấy nó sàm sàm làm sao đó :D

clover_09
07-05-2011, 01:12 PM
người Nhật chắc nghiêng theo Thần đạo nhìu hơn.
đạo Phật đã dạy tự sát là 1 tội lớn.

joele
21-05-2011, 02:36 AM
Người Nhật từ xưa đã nổi tiếng là giỏi học tập, biến cái của người khác thành cái của họ. Đạo Phật cũng vậy, khi được du nhập từ Triều Tiên và Trung Quốc sang thì đã được Nhật hóa cho phù hợp. Nếu các bạn tìm hiểu sâu hơn về Phật Giáo Nhật Bản, bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị lắm. Như là giới tăng lữ cũng có thể lập gia đình, được tổ chức cả quân đội v.v..

Người Nhật họ luôn muốn có cái chết đẹp, vì họ nghiệm ra rằng, trên đời này, không có vật gì là tồn tại vĩnh cửu. Chính vì vậy, giá trị của họ nằm ở chỗ cách họ đón nhận nó như thế nào. Họ chọn con đường thà chết vinh còn hơn sống nhục. Có thể nói cho vui là như thế này, chết vinh còn hơn sống nhục vì đến một khoảng thời gian nào đó rồi cũng chết thôi^^!.

Chia sẻ với mọi người một tí hiểu biết của tôi về triết lý "cái chết không chỉ là sự kết thúc mà là sự tiếp tục của cuộc sống" của Phật Giáo. Nếu có gì sai hy vọng được các bạn góp ý. Các bạn nếu chú ý quan sát, mọi vật trên thế gian này đều theo 2 chữ "chu kỳ": sáng - tối, thứ hai - chủ nhật, 4 mùa, 12 tháng, 3 năm 1 năm nhuận, bầu cử, các triều đại, thị trường chứng khoán, các loài hoa, vòng đời sinh vật,.. vân vân và mây mây... Chúng ta đã từng cảm độ̀ng trước hình ảnh "cái chết" cá hồi. Sau 1 vòng đời, cá hồi quay về nơi nó được sinh ra, cho ra đời những "bé" cá hồi mới, đồng thời hy sinh bản thân làm thức ăn cho con cái. Kết quả của cái chết ấy là một lứa cá hồi mới khỏe mạnh hơn sẵn sàng lao ra biển để bắt đầu cuộc sống. Một điều chắc chắn rằng nếu không có cái chết vĩ đại của cha mẹ chúng, những con cá hồi con sẽ không bao giờ biết biển cả là gì. Con người cũng vậy, cha mẹ luôn cố gắng tạo điều kiện để con cái được học hành, mở mang trí thức, nhưng không phải để con đền đáp công ơn cha mẹ, mà con hãy thay cha mẹ làm cuộc sống tốt đẹp hơn, những điều mà cha mẹ chưa làm được.

Cái chết được hiểu chính là điều tuyệt diệu của cuộc sống. Hiểu cái chết để bạn cảm thấy yêu cuộc sống , nỗ lực làm mọi thứ khi còn được sống để cuộc sống của các thế hệ sau tốt đẹp hơn. Đó là chân lý cuộc đời và Con Người Nhật Bản đã sống như vậy.