PDA

View Full Version : Truyền thuyết Yakuza



PUCK
10-12-2005, 12:10 PM
Những hình xăm cụt ngón Yakuza
Bất kỳ kẻ nào gia nhập Yakuza đều buộc phải xăm mình như một nghi thức thể hiện sự gắn bó. Mỗi lần lập chiến tích, Yakuza được nhận thêm một hình xăm mới. Kẻ nào phạm lỗi sẽ phải tự chặt một đốt ngón tay mình gói vào mảnh lụa đem dâng lên ông trùm như một cử chỉ hối lỗi.
http://i21.photobucket.com/albums/b288/W_keichan/yakuza.jpg

Kiểu trừng phạt này nhằm làm cho bàn tay cầm kiếm của kẻ phạm lỗi bị yếu đi bởi nếu tiếp tục phạm lỗi, chúng phải chặt thêm một đốt nữa của chính ngón tay đó hoặc của ngón khác. Đối với những tên Yakuza lừng lẫy hoặc già đời, diện tích hình xăm có thể phủ hết toàn thân chỉ chừa 2 cánh tay và cổ.

Ngày nay, xăm mình và chặt ngón tay chỉ còn mang tính chất nghi thức. Theo thống kê trong những tên Yakuza hiện đại, có hơn 90% tên xăm mình, 43% tên có bàn tay cụt ngón, nhiều tên cụt 2 ngón và hơn nữa.

Những kẻ dưới đáy xã hội

Sau hàng ngàn năm nội chiến triền miên, năm 1604, Tokugawa, Shogun mạnh nhất đã dẹp tan nạn cát cứ, đưa Nhật Bản bước vào thời kỳ mới với quyền lực phong kiến Trung ương tập trung vào Mạc phủ, được dựng lên bên cạnh Nhật Hoàng vốn chỉ còn mang ý nghĩa tượng trưng.

Chiến tranh chấm dứt, 500.000 samurai chỉ quen chinh chiến lâm vào cảnh thất nghiệp. Một phần trong số họ đã tập hợp nhau lại thành những băng cướp đường gọi là gurentai (tức lũ lưu manh). Một số khác đổi nghề, gia nhập đạo quân tekiya (tức đích gia - người bán hàng rong).

Để phòng ngừa những âm mưu cát cứ, Tokugawa đã cho xây dựng công lộ Tokaido nối liền kinh đô Kyoto với Edo (tên gọi cũ của Tokyo), buộc các lãnh chúa phong kiến hằng năm phải mang gia quyến theo công lộ này về chầu tại Kyodo một thời gian, thực chất là giữ làm con tin đề phòng mưu phản. Trên toàn tuyến công lộ này, 53 dịch quán đã được dựng lên, chưa kể hàng trăm dịch quán khác nằm rải rác trên những trục đường nhánh trên cả nước làm nơi nghỉ ngơi cho gia đình các lãnh chúa trên đường về kinh đô. Đó chính là mảnh đất màu mỡ cho bọn tekiya, vừa bán hàng vừa ăn cắp vặt kiếm sống.

Chia chác quyền lợi với các tekiya là những tên gá bạc gọi là bakuto (bác đổ). Theo thời gian, ba loại người này liên kết lại với nhau tạo thành những băng nhóm lưu manh chuyên nghiệp đặt dưới sự quản lý của các ông trùm địa phương, được những kẻ đại diện luật pháp làm ngơ để nhận tiền hối lộ. Người dân gọi chúng bằng tiếng lóng là Yakuza.

Trong tiếng Nhật, Yakuza nghĩa là bát - cửu – tam, tổng của chúng bằng 20, con số bét nhất trong bài cào 3 cây. Từ ý nghĩa số “bù” trong trò cờ bạc, Yakuza đã trở thành tiếng lóng để gọi chung những phường vô lại một cách miệt thị. Vừa mang dáng dấp hội kín, vừa mang ý nghĩa tôn giáo (Thần đạo), Yakuza đề cao tinh thần tuyệt đối trung thành, dựa trên mối ràng buộc thân phận - tử phận của kẻ dưới đối với người trên.

Những “nhà ái quốc bẩn thỉu”

Phong trào Duy Tân Minh Trị xóa bỏ chế độ Mạc phủ, mở cửa giao thương cùng thế giới bắt đầu từ năm 1867 đã đưa nước Nhật hùng mạnh rất nhanh nhưng lại gặp phải sự chống đối quyết liệt trong những kẻ bảo thủ Nhật Bản, kích thích sự ra đời chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở đảo quốc này.

Tập hợp lực lượng từ những tên tội phạm trên đường phố, năm 1881, Mitsuru Toyama, con trai thứ ba trong một gia đình samurai vô danh ở đảo Kyushu đã lập nên Liên minh của những hiệp hội dân tộc chủ nghĩa và những nhóm yêu nước trên toàn Nhật Bản, gọi tắt là Huyền Dương xã. Thực chất là một liên minh bán quân sự, Huyền Dương xã đã nhanh chóng thực hiện hàng loạt hành động chính trị cực hữu bẩn thỉu nhất như khủng bố, ám sát, gây áp lực... đẩy Nhật Bản vào một giai đọan đen tối, hỗn loạn và luôn kề cận chiến tranh.

Vốn nặng về mưu lợi kinh tế, thoát ly chính trị, ban đầu Yakuza không dính líu gì đến Huyền Dương xã và khuynh hướng chính trị cực hữu. Đến đầu thế kỷ XX, phong trào công nhân Nhật Bản phát triển mạnh, hàng loạt tổ chức công đoàn mang khuynh hướng thiên tả được lập nên trong các nhà máy, đe dọa loại bỏ ảnh hưởng và quyền lợi của các nghiệp đoàn đen đã khiến các ông trùm Yakuza hoảng sợ, ngả dần về phía chủ nghĩa dân tộc cực hữu. Chúng nhanh chóng bị hấp dẫn và gia nhập hàng ngũ Kokuryu-kai (Hắc Long giang túy hội), do Ryohei Uchida, người kế tục Mitsuru Toyama trong Huyền Dương xã thành lập năm 1901.

Kể từ đây, từ những tên tội phạm đường phố mạt hạng, Yakuza đã chính thức thò chân vào những biến cố chính trị, trở thành những “nhà ái quốc bẩn thỉu” với tôn chỉ hoạt động rất vô chính phủ gồm 3 chống: chống chủ nghĩa tư bản, chống chủ nghĩa cộng sản và chống nền dân chủ kiểu phương Tây.

Năm 1919, được Toyama giang tay thu nhận, những ông trùm Yakuza đã dẫn 60 ngàn tên vô lại tham gia và làm lực lượng nòng cốt cho tổ chức Dai Nippon Kokusa-kai (Đại Nhật Bản túy hội) do nhà chính trị cực hữu này thành lập, đẩy nước Nhật trượt dài theo khuynh hướng phát xít. Trong vòng 15 năm từ 1930 đến 1945, Yakuza đã “làm chính trị” bằng cách gây ra 29 vụ chính biến, ám sát 2 thủ tướng, 2 bộ trưởng, góp phần đưa nước Nhật nhảy vào vòng xoáy Chiến tranh thế giới lần thứ 2 trong tư cách là thành viên phe phát xít.

PUCK
10-12-2005, 12:10 PM
Amphêtamin và chiến tranh băng đảng

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, chính phủ quân phiệt sụp đổ, 646 tên tội phạm chiến tranh đã bị lực lượng chiếm đóng tống vào tù chờ ngày ra tòa. Đó là cơ hội tốt cho Nhật Bản hồi phục nền dân chủ. Đảng Cộng sản Nhật Bản cũng nhân cơ hội này phát triển mạnh mẽ, số lượng đảng viên từ 8 ngàn người năm 1946 đã phát triển lên 100 ngàn năm 1949. Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của “làn sóng đỏ”, tướng McActhur đã vội vã phóng thích và sử dụng một loạt tù nhân chiến tranh, hà hơi tiếp sức để chúng xây dựng lại lực lượng làm nòng cốt chống Cộng.

Trong số này, nguy hiểm nhất là việc phóng thích cựu đề đốc Hải quân Yoshio Kodama, trùm tình báo đồng thời là kẻ có ảnh hưởng rất lớn đối với cả trăm ngàn tên Yakuza trên toàn nước Nhật. Trước khi vào tù năm 1946, Kodama đã bàn giao toàn bộ mạng lưới Yakuza dưới tay mình cho một chiến hữu thân tín là Karoku Tsuji - một nhân vật bí mật trong nền chính trị nước Nhật.

Tồi tệ hơn nữa, năm 1953, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Tokutaro Kimura còn cấp tiền cho Tsuji tập hợp 200 ngàn tên Yakuza để lập nên cái gọi là “Trung đoàn yêu nước chống Cộng kiếm tuốt trần”. Đến năm 1954, lo sợ sự lộng hành thái quá của bọn vô lại sẽ kéo nước Nhật trở lại thời kỳ hỗn loạn như năm 1937. Thủ tướng Nhật Yoshida đã phải ra lệnh giải tán trung đoàn tội phạm này. Thế nhưng, Yakuza cũng đã kịp củng cố lại, đạt đến con số khoảng 70 ngàn tên trong những năm 55 - 65, nghĩa là đông hơn cả quân số của... quân đội Nhật (lúc này chỉ được tồn tại hạn chế dưới hình thức Liên binh phòng vệ).

Sự trỗi dậy của những người “tam quốc nhân” cũng là một nguyên nhân khiến Yakuza được dung túng. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, có hơn 2 triệu rưỡi người Triều Tiên và gần 500 ngàn người Trung Quốc bị bắt sang Nhật lao động như nô lệ. Sau chiến tranh, còn tới hơn 6 trăm ngàn người Triều Tiên ở lại Nhật Bản, chủ yếu sống bằng các nghề buôn bán chợ đen và bị các tổ chức băng đảng khống chế. Kempeitai, tổ chức hiến binh Nhật đã bị giải tán, cảnh sát bất lực, quân đội chiếm đóng Hoa Kỳ đã làm ngơ cho Yakuza hoạt động để bọn này kìm chế bớt sự lộng hành của những băng “Tam quốc nhân” gốc Triều Tiên.

Gặp thời, những tên Yakuza có nguồn gốc teikya lại phát triển mạnh. Tại Tokyo, dưới sự thống lĩnh của ông trùm Kinosuka Ozu, bọn tekiya đã phát triển số nhân lên 22.557 tên, kiểm soát 88% trên tổng số 45.000 cửa hàng bán lẻ ở thủ đô. Trên toàn quốc, thị trường lao động có 14 triệu người thì 3 triệu trong số đó đã do Yakuza kiểm soát.


Hùng mạnh nhất trong những băng Yakuza Nhật Bản phải kể đến băng Yamaguchi-gumi do ông trùm khét tiếng Kazuo Taoka thống lĩnh. Sinh năm 1913 tại đảo Shikoku, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ngay từ nhỏ Taoka đã phải lăn lóc làm thuê trên bến cảng Kobe. Năm 14 tuổi, Taoka liên kết sau đó kết nghĩa huynh đệ với Nohuru Yamaguchi, ông trùm của băng Yamaguchi đang làm ăn cò con trên cảng Kobe. Vừa bước chân vào thế giới ngầm, Kazuo Taoka đã lập tức nổi danh vì sự tàn bạo. Trong một trận thư hùng hắn đã dùng tay không móc mắt đối phương nên được đồng đảng gán cho biệt danh Kuma (con gấu). Năm 1945, hắn phải vào tù vì tội giết người, 8 năm sau mới được thả và bị đưa vào lính.

Vị trí ông trùm chỉ thật sự lọt vào tay Taoka vào năm 1946. Yamaguchi chết, Taoka lên thay, có trong tay vẻn vẹn 25 đệ tử. Nhưng, là một kẻ có biệt tài tổ chức, Taoka đã nhanh chóng bành trướng thế lực thống lĩnh toàn cảng Kobe và vùng Osaka, sau khi thu phục được băng Triều Tiên khét tiếng do Hisayuki Machii (Tên thật là Chong Gwon Yong) chỉ huy và xóa sổ luôn cả băng Honda-kai vốn đã liên minh với băng Yamaguchi từ mùa thu năm 1940. Đến năm 1964, Taoka đã thâu tóm trong tay một lực lượng hùng hậu tới hơn 10 ngàn tên Yakuza, kiểm soát cả thảy 343 băng lớn nhỏ, nắm toàn bộ việc thầu xây dựng cảng Kobe và Osaka, toàn bộ ngành bốc xếp, vận chuyển hàng trong 2 cảng, thống trị 80% hoạt động dịch vụ tại cảng Kobe với 14 xí nghiệp trực thuộc. Ngoài ra, Taoka còn là ông trùm toàn bộ lĩnh vực cờ bạc và tổ chức hoạt động biểu diễn trong khu vực này. Riêng trong năm 1965, nhờ các hoạt động phi pháp, Taoka đã kiếm được 17 triệu USD…

Lo lắng trước sự bành trướng của Kazuo Taoka, năm 1964, Yoshio Kodama đã đề xuất thành lập một liên minh Yakuza toàn quốc. Vào giờ chót, Taoka đột nhiên rút lui cho nên Kodama chỉ tập hợp được 7 băng vùng đồng bằng Kanto (thủ đô Tokyo nằm trên đồng bằng này) do Inagawa làm thống lĩnh.

Nguyên nhân của việc Taoka ly khai là do bất đồng trong vấn đề ma túy. Trong chiến tranh, quân đội Nhật đã phát hiện ra tác dụng hưng phấn của amphêtamin, tổ chức sản xuất hàng loạt để phát cho các phi công thần phong. Chiến tranh kết thúc, Yakuza đã nhanh tay tiếp quản được số amphêtamin thặng dư này tuồn ra chợ đen, thu lợi kếch sù. Hết ma túy dự trữ, một đường dây cung cấp ma túy từ Hà Lan và Nam Triều Tiên về Nhật đã nhanh chóng được thiết lập, giúp tạo nên sự giàu có và thế lực hùng mạnh cho các ông trùm vùng đồng bằng Kanto.

Không từ chối việc giết người nhưng lại giữ nguyên tắc không đụng vào ma túy, Taoka đã đơn phương rút khỏi liên minh khi nó chưa kịp thành lập. Phải 8 năm sau, ngày 24/10/1972, Taoka mới chịu ngồi chung với Inagawa để hợp nhất thành băng Yamaguchi - Inagawa với tổng cộng 13 ngàn tên đầu trâu mặt ngựa.

Năm 1982, hai năm sau khi Taoka chết, Inagawa thay quyền thống lĩnh, nguyên tắc không dây vào ma túy bị xé bỏ hoàn toàn, đem lại cho băng Yakuza một khoản lợi nhuận khổng lồ khoảng 1,9 tỉ USD/năm, chủ yếu nhờ 2 mặt hàng chính là hêrôin và amphêtamin.

Theo báo cáo của cảnh sát, vào thời hoàng kim, Yakuza Nhật kiểm soát được từ 50 - 150 tỉ USD ngoài sự kiểm soát của nhà nước, thu lãi 16 tỉ USD/năm. Riêng Inagawa, ông trùm của mọi ông trùm đã nắm trong tay gần 800 doanh nghiệp hợp pháp, thu về mỗi năm 200 triệu USD lợi nhuận, đồng thời được 119 ông trùm khác cống nạp liên tục mỗi người 1.300 USD/tháng.

Dù là tội phạm có tổ chức của thời hiện đại, Yakuza vẫn được duy trì bằng những quy tắc hà khắc, nghiêm cẩn của thời phong kiến nên tội ác rất ít bộc lộ ra ngoài. Dù chứa trong lòng cả trăm ngàn tên Yakuza, năm 1981, cả nước Nhật cũng chỉ ghi nhận được có 22 vụ giết người. Khi một nhà báo Mỹ phỏng vấn, ông trùm Inagawa đã trả lời rất ỡm ờ: “Số còn lại chúng tôi gửi sang Mỹ hết rồi!”.

Tên trùm tội phạm này có lẽ không đáng gọi là nói càn, bởi cũng thời điểm đó, riêng tại New York (Mỹ) đã có tới 1.832 vụ giết người

Theo: Báo Công An Nhân Dân

Ren Shuyamaru
26-12-2007, 12:15 PM
Mở một hội quán cho những ai muốn tìm hiểu về YAKUZA , một thế lực đã, đang và sẽ chi phối rât lớn tới nước Nhật từ mọi tầng lớp đến giai cấp .


http://www.vidaextra.com/images/yakuza08.jpg

Ren Shuyamaru
26-12-2007, 12:22 PM
Không xuất hiện trong danh sách những băng đảng tội phạm nổi tiếng trên thế giới như Mafia ở Mỹ, La Cosa Nostra tại Italia, Hội Tam Hoàng ở HongKong, Macau, Đài Loan và Trung Quốc đại lục, ... song Yakuza vẫn được coi là một tổ chức tội ác có quyền lực ngầm mạnh nhất ở Nhật.



http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200707/original/images1367197_ya4.jpg


Với lịch sử hoạt động hơn 300 năm và những nguyên tắc chặt chẽ tương tự Mafia, Yakuza vẫn đang ngày càng lớn mạnh và mở rộng thêm tầm ảnh hưởng.

Trong một câu lạc bộ tư nhân ở quận giải trí Ginza lấp lánh ánh đèn neon tại Tokyo, những người đàn ông mặc bộ vét đen đang uống rượu, hút thuốc và chơi bài. Một vài trong số họ túm tụm lại một góc, thì thào chuyện gì đó. Số khác thì ưỡn ngực, giương giương tự đắc trước các "cô gái giải khuây" đang đi lại dập dìu trong căn phòng mù mịt khói thuốc.

Câu lạc bộ nằm trên tầng hai của một tòa nhà nhỏ, nơi người ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng động vọng lên từ một phòng chơi pachinko đông khách ở dưới tầng trệt. Pachinko là một nỗi ám ảnh của người Nhật. Đó là một kiểu chơi cờ bạc trên máy tự động, có khe hở để người chơi có thể nhét các quả bóng nhỏ bằng crôm vào đó (máy chơi pachinko gần giống máy chơi pinball nhưng có kích thước nhỏ hơn). Tiếng lạch cạch không ngớt của hàng trăm quả pachinko đang chuyển động được làm dịu đi nhờ hệ thống âm thanh trong câu lạc bộ. Căn phòng chìm trong tiếng nhạc của bản "The Godfather" chơi bằng các nhạc cụ truyền thống của Nhật như đàn koto và sáo gỗ.

Một người đàn ông già nhất nhóm ngồi bên chiếc bàn đặt phía cuối phòng. Những thanh niên trẻ vây quanh ông ta, cúi đầu kính cẩn và đáp lại mỗi mệnh lệnh hay yêu cầu của bề trên bằng những tràng "Hai! Hai!" (Vâng! Vâng!) không thay đổi âm sắc. Ngồi sát bên sườn người đàn ông lớn tuổi là hai phụ nữ trẻ - một cô mặc bộ váy dạ hội ngắn màu đen, một cô phục trang như nữ sinh trung học với áo sơ mi trắng và váy kẻ ô vuông, xếp ly. Cả hai che miệng cười khúc khích trước những lời nói cộc cằn, thô lỗ của ông ta.




http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200707/original/images1367205_ya1.jpg
Một góc phố thuộc quận giải trí Ginza, Tokyo.

Một gã trẻ tuổi mặc bộ vét sáng bóng đột nhiên bước vào phòng, cúi đầu chào. Những người khác ngay lập tức ngưng tán gẫu và hướng về phía anh ta. Gã thanh niên tiến lại gần chiếc bàn của bề trên và hầu như không dám đưa mắt ngước nhìn. Không nói một lời nào, anh ta kính cẩn trình lên người đàn ông đứng tuổi một vật có lớp vỏ bọc cầu kỳ. Gói đồ chỉ bé bằng một chiếc kẹo nhỏ nhưng gã thanh niên cẩn thận đặt nó lên bàn bằng cả hai tay. Ngón út thuộc bàn tay trái của anh ta được băng bó một lớp dày.

Người đàn ông đứng tuổi nhìn chòng chọc vào tặng phẩm rồi bàn tay bị thương của gã trai trẻ. Không khí căng như dây đàn cho tới khi người đàn ông gật đầu và khuôn mặt có vẻ giãn ra đôi chút. Ông ta ra lệnh cho một trong những thuộc hạ vứt tặng phẩm đi mà không cần mở nó ra. Tuy nhiên, tất cả những người trong phòng đều biết đó là cái gì - một đốt ngón tay út của người thanh niên. Tặng phẩm là một hành động xin được tha thứ, làm nguôi giận bề trên. Nhiều người đàn ông đang có mặt tại đây cũng đã mất những đốt ngón tay út. Đây được coi là một trong các dấu hiệu nhận biết những thành viên thuộc mạng lưới Yakuza của Nhật.

Xuất xứ

Nguồn gốc của Yakuza hiện vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Một số cho rằng các thành viên của tổ chức tội phạm này là hậu duệ của các Kabuki-mono (những kẻ điên cuồng) xuất hiện hồi thế kỉ 17. Kabuki-mono là những samurai lập dị, thường diện những trang phục và kiểu tóc kỳ quặc, cử chỉ lạ lùng và luôn đeo một thanh kiếm dài dọc bên sườn. Ngoài bộ dạng khác xa với dân thường, nhóm người này còn được biết tới vì một thói tiêu khiển khủng khiếp trong thời gian rảnh rỗi: xẻo thịt người để vui thú.

Kabuki-mono cũng thường lấy những từ ngữ mang tính rùng rợn để đặt tên cho băng nhóm và hay dùng tiếng lóng trong trao đổi giữa các thành viên. Nhóm người này được đánh giá cao vì lòng trung thành. Bất cứ thành viên nào trong băng đều sẵn sàng hy sinh bản thân và gia đình để bảo vệ đồng đảng thoát khỏi nguy hiểm. Toàn bộ những sự kỳ quặc trên đã khiến các Kabuki-mono nổi bật hơn trong cộng đồng cũng như thu hút chú ý của giới chức địa phương.

Trên thực tế, Kabuki-mono - còn có tên gọi là Hatamoto-yakko, là người hầu của Shogun (các tướng quân Nhật). Vào thời Tokugawa, có khoảng 500.000 samurai bị thất nghiệp do các nhà chức trách không cần đến họ nữa trong khoảng thời gian yên bình kéo dài. Những người này biến thành các Ronin (samurai vô chủ). Nhiều người trong số đó trở thành quân du thủ du thực, chuyên cướp phá các làng mạc và thị trấn mà chúng đi qua trên đường rong ruổi khắp đất nước.



http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200707/original/images1367223_ya3.jpg
Bàn tay có một đốt ngón út bị chặt để tạ lỗi với bề trên của một thành viên Yakuaza.

Tuy nhiên, các phần tử Yakuza hiện đại đã bác bỏ giả thuyết trên và tự nhận mình là con cháu của các Machi-yokko, những người chuyên bảo vệ các làng mạc, quê hương trước sự tấn công của bọn Hatamoto-yakko thất thường. Trong các câu chuyện lịch sử được lưu truyền trong tổ chức, tổ tiên của Yakuza được khắc họa như các anh hùng thất thế, luôn đứng ra bênh vực những kẻ yếu và dân nghèo, giống như Robin Hood chuyên giúp đỡ những người nông dân khốn khó thời Trung cổ ở Anh.

Đặc trưng

Các thành viên của Yakuza hiện có thể được chia thành 3 nhóm chính: Tekiya (những người bán rong trên đường phố), Bakuto (những con bạc), và Gurentai (những kẻ du côn). Người ta cho rằng Tekiya và Bakuto chính thức được biết đến ở Nhật từ thế kỉ 18 trong khi Gurentai xuất hiện sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai khi nhu cầu hàng hóa chợ đen tạo nên sự phát triển nhanh chóng của một ngành công nghiệp mới. Theo truyền thống, các Tekiya - phiên bản thời Trung cổ của những người buôn dầu rắn, hoạt động tại các chợ và hội chợ trong khi giới Bakuto tụ tập ở các thị trấn và đường quốc lộ.

Các Gurentai thì ngược lại, noi gương bọn gangster Mỹ thời Al Capone, dùng các thủ đoạn đe dọa và tống tiền để đạt được mục đích của chúng. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi quân đồng minh chiếm đóng Nhật Bản, quyền lực của chính phủ bị hạn chế nhưng Gurentai lại có cơ hội phát triển thịnh vượng và nâng cao vị thế trong thế giới ngầm. Chúng cũng đẩy tình trạng tội phạm có tổ chức ở đất nước mặt trời mọc tới một mức độ bạo lực mới, thay thế các thanh gươm truyền thống bằng những khẩu súng hiện đại.

Yakuza tự hào là tập hợp "những kẻ bị xã hội ruồng bỏ" và bản thân tên gọi "Yakuza" cũng phản ánh việc tự nhận thức của tổ chức về sự chối bỏ của xã hội. Theo thổ ngữ, "ya" nghĩa là 8, "ku" là 9 và "za" là 3, có tổng là 20 - tổng điểm của xấp bài khiến người chơi thua cuộc trong trò chơi bài Hanafuda ("Bài hoa") của Nhật. Các thành viên Yakuza tự ví chúng là "những phần tử xấu của xã hội", một sự mô tả tương tự như ở những thành viên trong các băng nhóm đi môtô của Mỹ chuyên xăm khẩu hiệu "Born to Lose" (tạm dịch là "Sinh ra để thất bại") trên bắp tay.

Các thành viên Yakuza cũng thích xăm trổ. Tuy nhiên, các hình xăm trên cơ thể họ thường là những tấm bích họa trau chuốt, phủ kín phần thân, cả ngực, lưng và tay, chân, trừ đầu. Rồng, hoa, cảnh núi non hiểm trở hay biển động, các dấu hiệu của tổ chức hay những khối hình trừu tượng đều là những hình vẽ xăm trổ đặc trưng của Yakuza. Để có những hình xăm cầu kỳ này, họ phải trải qua một quá trình đau đớn, có thể kéo dài hàng trăm giờ đồng hồ. Nhưng nó được coi là một sự thử thách lòng dũng cảm của người đàn ông.



http://f3.yahoofs.com/blog/46bc9b6dz1302dae9/43/__sr_/9d37.jpg?mgwLecHBUN0rz1GJ
Những hình xăm trổ cầu kỳ thường phủ kín cơ thể của các thành viên Yakuaza

Trong con mắt của một người phương Tây, phong cách phục trang kiểu băng nhóm hồi những năm 1950 của Yakuza có thể đã lạc hậu và trông có vẻ khôi hài. Những bộ vét vải bóng, bó sát người, những đôi giày mũi nhọn cùng mái tóc để hơi dài, vuốt sáp thơm, đã lỗi mốt ở Mỹ nhưng lại rất được các thành viên Yakuza ngày nay ưa chuộng. Họ cũng đặc biệt thích những kiểu xe lớn, sang trọng của Mỹ như các mẫu xe Cadillac và Lincoln.

Không giống các băng nhóm tội phạm có tổ chức khác trên khắp thế giới, Yakuza dường như không thích "ẩn mình". Trong thực tế, ở nhiều thành phố Nhật, các trụ sở và câu lạc bộ của Yakuza thường được đánh dấu bằng những biển báo hoặc logo đặc trưng.

Bất chấp phong cách "lòe loẹt", Yakuza được đánh giá là tổ chức "đáng gờm". Ở Nhật hiện có 110.000 thành viên Yakuza đang hoạt động dưới quyền chỉ huy của 2.500 "gia đình". Trong khi đó, dù Mỹ có dân số hơn gấp đôi Nhật nhưng thống kê không chính thức cho thấy ở nước này chỉ có tổng cộng 20.000 các tên tội phạm có tổ chức, kể cả thành viên các băng Mafia người Mỹ gốc Italia.

Ảnh hưởng của Yakuza trong xã hội Nhật được thừa nhận và sâu rộng hơn nhiều so với tác động của bọn tội phạm có tổ chức trong xã hội Mỹ. Yakuza được cho là có liên minh chính trị lâu đời và bền chặt với những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu tại đất nước mặt trời mọc. Không chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ nước này, tổ chức hiện đã với cánh tay tội ác tới các quốc gia châu Á khác và thậm chí cả ở Mỹ.


Theo VietNamNet

Kasumi
26-12-2007, 12:29 PM
Mọi người ai mún post thêm bài về chủ đề này thì plz đọc trước các bài viết sau để khỏi post trùng nhá :D 3Q ^^

Yakuza - Nghệ thuật xăm toàn thân ở Nhật Bản (http://www.japanest.com/forum/showthread.php?t=9276&highlight=yakuza) - Ghost

Mafia thế kỷ 21 (http://www.japanest.com/forum/showthread.php?t=10855&highlight=yakuza) - bamboo_forest

Yakuza ngày càng làm "đen" Nhật Bản (http://www.japanest.com/forum/showthread.php?t=6972&highlight=yakuza) - Kasumi

Sống trong thế giới xã hội đen ở Nhật (http://www.japanest.com/forum/showthread.php?t=9073&highlight=yakuza) - Ghost

Yakuza rửa tiền trên thị trường chứng khoán (http://www.japanest.com/forum/showthread.php?t=8812&highlight=yakuza) - Kasumi

Ren Shuyamaru
26-12-2007, 12:29 PM
Ảnh hưởng của Yakuza trong xã hội Nhật thật lớn mạnh và được thừa nhận nhiều hơn so với tác động của bọn tội phạm có tổ chức trong xã hội Mỹ. Ngay từ những ngày đầu, Yakuza đã luôn tỏ ra thèm khát quyền lực và tiền bạc. Chúng tìm mọi cách tham gia vào bất kỳ lĩnh vực nào có thể nhúng tay vào được, kể cả chính trị và kinh doanh.



http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200708/original/images1377999_ya1.jpg
Các thành viên Yakuza với những hình xăm trổ đặc trưng

Phần lớn các mánh lới hoạt động của Yakuza có thể được hé lộ qua những đặc trưng của nhóm. Trước hết, Yakuza không phải là một cộng đồng bí mật như những "đồng nghiệp" thuộc các băng đảng Mafia gốc Italia hay Hội Tam Hoàng người Hoa.

Các tổ chức Yakuza thường có một văn phòng với một tấm biển gỗ treo ở cửa trước, công khai tên hoặc biểu trưng của chúng. Các thành viên thường đeo kính râm và mặc những bộ đồ sặc sỡ để những người khác có thể nhận ra "nghề nghiệp" của chúng một cách dễ dàng. Ngay cả cách đi của nhiều thành viên Yakuza cũng hoàn toàn khác dân thường.

Vẻ khệnh khạng và hiếu chiến của chúng khác xa cách tiến hành công việc khiêm tốn và lặng lẽ của nhiều người Nhật. Chúng có thể ăn mặc ít phô trương hơn nhưng khi cần lại sẵn sàng "khoe" các hình xăm trổ để chứng tỏ mình là ai. Đôi khi, chúng cũng chưng diện các vật cài trên ve áo, thể hiện cấp bậc trong tổ chức. Một "gia đình" Yakuza (ám chỉ một băng nhóm tội phạm) thậm chí đã in tập san hàng tháng, trong đó nêu chi tiết về các nhà tù, đám cưới, lễ tang, những vụ giết người có liên quan đến Yakuza và cả những bài thơ do các ông trùm sáng tác.

Kết thân chính khách

Với phương thức hoạt động bán công khai, Yakuza được cho là có quan hệ với giới chính khách Nhật thông qua các uyoku (các nhóm chính trị cực hữu). Năm 1978, Noboru Takeshita được bầu làm Thủ tướng thứ 74 của Nhật.

Dư luận đã luôn nghi ngờ về sự tác động của bọn gangster trong các vòng bỏ phiếu. Khi bị chất vấn về các cáo buộc vào năm 1992, Takeshita đã bác bỏ việc Yakuza có dính dáng đến cuộc bầu cử đưa ông lên cầm quyền. Tuy nhiên, có một sự việc đáng chú ý xảy ra khi Takeshita vận động tranh cử là: một nhóm giấu mặt (tình nghi là thành viên Yakuza) đã ra tay, "bịt miệng" những người chỉ trích ông trong một cuộc diễn thuyết trước công chúng.

Vị lãnh đạo của đảng Dân chủ Tự do đã buộc phải rút khỏi chính trường vào tháng 10/1992 sau khi thừa nhận đã đút túi 500 triệu Yen của công ty chuyển phát hàng hóa Sagawa Kyubin. Hiroyasu Watanabe, chủ của công ty Sagawa Kyubin, đã "lại quả" cho Takeshita vì chính khách này đã nỗ lực cứu giúp công việc kinh doanh của hắn.

Watanabe cũng thú nhận hắn đã yêu cầu Ishii Susumu, ông trùm của nhóm Inagawa-kai, "bịt miệng" những người chống đối Takeshita. Susumu đã điều động băng Aizu Kotetsu từ Kyoto để thực hiện việc này. Trong khi đó, Shigeaki Isaka, kẻ thân cận với thủ lĩnh Kotetsu, đã sẵn sàng giúp Takeshita thắng cử với hy vọng sẽ thao túng vị thủ tướng tương lai.

Một bài báo đăng tải trên tờ Time số ra tháng 6/1991 đã phanh phui một vụ bê bối có liên quan đến Yakuza và ông Prescott Bush, Jr, anh trai của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ George H. W. Bush (Bush "cha").

Theo bài báo, West Tsusho - một công ty bất động sản có trụ sở ở Tokyo, đã mua hai doanh nghiệp Mỹ (công ty phần mềm Quantum Access có trụ sở ở Houston và công ty Asset Management International Financing & Settlement có trụ sở tại New York City) nhờ sự giúp đỡ của chính anh ruột của lãnh đạo Nhà Trắng.

Nhưng điều bị bưng bít vào thời điểm ấy là West Tsusho thuộc một công ty do "bố già" Susumu điều hành. Ông Prescott Bush, Jr đã nhận 250.000 USD tiền giúp West Tsusho thu mua công ty Asset Management và được hứa trả thêm 250.000 USD nữa cho 3 năm tư vấn cho công ty này. Lúc đó, anh trai của cựu Tổng thống Bush "cha" đã không hay biết việc ông đang là người môi giới cho hoạt động của một nhóm Yakuza Nhật.

Yakuza cũng được xem là có liên minh lâu đời và bền chặt với những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu tại đất nước mặt trời mọc. Vào ngày 5/6/1999, hiệu trưởng một trường trung học ở Osaka đã bị một tên Yakuza đâm trọng thương vì từ chối tổ chức nghi thức chào cờ và hát quốc ca tại một lễ tốt nghiệp của trường.

Thao túng hoạt động giải trí

Cho tới gần đây, đa số nguồn thu nhập của Yakuza đến từ các mánh lới bảo kê những khu đèn đỏ và các hoạt động buôn bán ma túy, giải trí diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của chúng. Điều này một phần do những người tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này không sẵn lòng tìm kiếm sự giúp đỡ từ cơ quan an ninh. Cảnh sát Nhật cũng không tự nguyện can thiệp vào những vấn đề nội bộ tại những nơi phức tạp như các trung tâm mua sắm, các quận giải trí, khu phố đêm ...

Mỗi băng Yakuza sở hữu các sòng bạc riêng phía sau các quán bar và nhà hàng. Đồ ăn thức uống cũng được phục vụ tại đây nhưng mục đích chính vẫn là đánh bạc. Những kẻ đánh bạc cũng do chính các băng đảng này lựa chọn. Nếu chúng không biết rõ các con bạc, họ sẽ không được phép chơi tại sòng bạc của chúng. Người ta cho rằng đây là biện pháp phòng ngừa cảnh sát của bọn "xã hội đen".

Phần lớn lợi nhuận Yakuaza trong kinh doanh sòng bạc đến từ các trò súc sắc đa dạng về kiểu chơi. Trò phổ biến nhất là "cho ka han ka" hay còn gọi là trò chẵn - lẻ. Trò này rất đơn giản: hai viên súc sắc được lắc đều trong một ống tre màu đen trước khi được thả xuống một tatami (một loại thảm của Nhật). Tất cả các con bạc trước đó đã đặt tiền cược vào bên chẵn hoặc bên lẻ. Tiền đặt cược thường rất cao. Nếu toàn bộ những người chơi là thành viên Yakuza thì chúng có thể cá cược tới hàng ngàn USD trong một ván chẵn - lẻ và đôi khi kiếm được hơn một triệu USD một ngày.

Trong một trò chơi súc sắc truyền thống, tất cả những người tham gia phải là các con bạc chuyên nghiệp. Khi bước vào phòng chơi, chúng không nói một lời nào. Âm thanh duy nhất người ta có thể nghe thấy là tiếng tiền đặt cược. Mặc dù đây là kiểu đánh bạc đã quá cổ xưa nhưng các nhóm Yakuza vẫn duy trì nó vì chúng không muốn phá bỏ một nét truyền thống của tổ chức.


http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200708/original/images1378001_ya2.jpg
Một ngõ hẻm ở khu Shinjuku nổi tiếng là nơi lui tới thường xuyên của các thành viên Yakuza tại Tokyo


Các công ty liên quan đến tình dục cũng là những công cụ hái ra tiền của Yakuza. Chúng cung cấp mọi dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu của những người làm công ăn lương bảo thủ, làm việc quá sức tại đất nước này. Hàng tấn sách báo, tranh ảnh đồi trụy được nhập lậu từ châu Âu, châu Mỹ vào Nhật. Yakuza cũng kiểm soát các đường dây mại dâm khắp cả nước và kiếm bộn từ việc này.

Thống kê cho thấy một số nhóm Yakuza có thể thu về hơn 1 triệu USD mỗi tháng từ các quán bar tình dục, nhà thổ hay các "câu lạc bộ hẹn hò" dành cho nam giới tại những nơi như Kabuki-cho thuộc Tokyo

Đối với "câu lạc bộ hẹn hò", nhân viên là những cô gái trẻ, chưa đầy 18 tuổi. Phí tham giam những câu lạc bộ như thế này ít nhất là 1.000 USD, do vậy phần lớn các khách hàng là những người đàn ông trung niên giàu có, ví dụ như các bác sĩ, luật sư và các chủ tịch công ty. Khi đã trở thành thành viên câu lạc bộ, họ sẽ được quyền xem ảnh các cô bé vị thành niên và chọn một trong số đó để hẹn hò. Mỗi người đàn ông sẽ phải trả gần 200 USD cho việc sắp xếp cuộc hẹn và tất cả các chi phí kèm theo khác.

Sau cuộc gặp đầu tiên, các khách hàng sẽ gọi điện tới câu lạc bộ và nói cho những người quản lý biết họ có thích cô gái hay không và họ có muốn một cuộc hẹn khác hay không. Để quan hệ tình dục với cô gái được chọn, các "quý ông" có thể phải tiêu tốn ít nhất 1.000 USD.

Việc thuê nữ học sinh trung học làm gái điếm ở Nhật là phạm pháp. Tuy nhiên, có một số các nữ sinh tự nguyện bán thân vì họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với bất kỳ việc làm thêm nào khác. Dẫu vậy, số người tình nguyện quá ít nên Yakuza thường tìm kiếm "nguồn hàng" từ Philippines, nơi các bậc phụ huynh khốn khổ buộc phải bán đứt con gái lấy khoảng 5.000 USD để nuôi sống phần còn lại của gia đình. Yakuza cũng nhắm tới Trung Quốc, nơi vẫn còn các gia đình sẵn sàng từ bỏ những đứa con gái được sinh ra trái ý muốn. Bên cạnh đó, chúng còn tìm cách lừa phỉnh phụ nữ từ Đông Âu và Châu Á sang Nhật, sau đó ép họ trở thành gái bán hoa hoặc vũ nữ khỏa thân.

Ren Shuyamaru
26-12-2007, 12:30 PM
Mánh khóe làm tiền truyền thống

Yakuza thường gắn chặt với một một dạng tống tiền có một không hai ở Nhật, được biết đến dưới cái tên "sōkaiya". Về thực chất, đây là một mánh lới bảo kê đặc biệt. Thay vì quấy rối các doanh nghiệp nhỏ, Yakuza tìm cách quậy phá tại các cuộc họp cổ đông của một công ty lớn. Các cổ đông bình thường sẽ khiếp sợ khi thấy sự hiện diện của các thành viên Yakuza, những kẻ có quyền tham dự cuộc họp nhờ mua một lượng nhỏ cổ phiếu.

Trong khi đó, giới lãnh đạo công ty hoặc các cổ đông chủ chốt bị chúng uy hiếp thông qua việc bắt cóc tống tiền đơn giản hoặc đe dọa tiết lộ những thông tin có thể buộc tội hoặc làm mất uy tín của họ. Một khi Yakuza giành được chỗ đứng vững chắc tại các công ty này, họ sẽ phải làm việc cho bọn tội phạm để tránh nguy cơ bị tiết lộ những bê bối nội bộ trước công chúng. Một vài công ty thậm chí còn phải trả những khoản định kỳ cho các băng đảng và coi đó là một phần chi tiêu chính thức trong ngân sách hàng năm.

Yakuza có ảnh hưởng sâu sắc tới "puroresu" - môn vật chuyên nghiệp của Nhật. Hầu hết những công ty tổ chức các cuộc thi đấu "puroresu" có ràng buộc về tài chính với các băng đảng tội phạm. Rất nhiều địa điểm tổ chức đấu vật (như võ đài, sân vận động, ...) thuộc quyền sở hữu hoặc được Yakuza bảo kê. Và như vậy, khi một công ty tổ chức thi đấu "puroresu" tại một trong những địa điểm này, Yakuza sẽ nhận được những phần trăm nhất định từ số tiền bán vé.

Nhìn chung, Yakuza được coi là một nhà tài trợ lớn cho cả "puroresu" và MMA (môn "nghệ thuật hỗn chiến", các đấu thủ có thể sử dụng các kĩ thuật cận chiến để giành thắng lợi, kể cả đấm và móc hàm - PV). Không có gì là bất thường nếu các đô vật nhận được những chỉ dẫn cụ thể về cách chơi trong một trận đấu chỉ nhằm để làm vừa lòng các thành viên Yakuza trong đám đông. Người ta cho rằng ở Nhật chắc chắn không một công ty tổ chức đấu vật quy mô nào có thể phá sản vì chúng sẽ được Yakuza hậu thuẫn.

Yakuza cũng có quan hệ với thị trườn g bất động sản và ngân hàng ở Nhật thông qua các jiageya (cò nhà đất). Jiageya chuyên thuyết phục những người chủ đất nhỏ bán tài sản của họ cho các công ty bất động sản để các doanh nghiệp này tiến hành các dự án phát triển lớn hơn. Sự "tăng trưởng giả tạo" của nền kinh tế Nhật hồi những năm 1980 được cho là xuất phát từ việc đầu cơ bất động sản thông qua sự dung túng của các ngân hàng. Sau sự sụp đổ của nền kinh tế như vậy vào đầu những năm 1990, một quản lý của một ngân hàng lớn tại Nagoya bị ám sát. Mọi nghi ngờ đều dồn vào mối quan hệ trực tiếp giữa ông ta với thế giới ngầm.

Thị trường chứng khoán và các công ty hợp pháp

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200708/original/images1378003_ya3.jpg
Các "câu lạc bộ hẹn hò" dành cho nam giới đem lại bộn tiền cho Yakuza (Ảnh minh họa)

Cảnh sát Nhật hiện đang báo động về sự tăng vọt những người chơi chứng khoán, nổi tiếng vì có những ngón tay út bị thương tổn và những hình xăm trổ đặc trưng hơn là số cổ tức thu được.

Trong một báo cáo công bố hồi đầu tháng 7 năm nay, cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật (NPA) nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tấn công các băng nhóm Yakuza, hiện đã phát triển thành những nghiệp đoàn tội phạm, đang ngày càng giàu lên thông qua các vụ mua bán cổ phiếu và hùn vốn cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Theo bản báo cáo của NPA, các nghiệp đoàn tội phạm có tổ chức đã đa dạng hóa các nguồn "kiếm cơm" cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Nhật. Trong một thập niên bắt đầu từ năm 1955, các công ty thuộc quyền quản lý của những thành viên Yakuza cấp cao đã thâm nhập vào thế giới giải trí cũng như lĩnh vực xây dựng và các ngành công nghiệp béo bở khác.

Trong giai đoạn "tăng trưởng giả tạo" của nền kinh tế vào những năm 1980 - 1990, các nhóm Yakuza bước vào kinh doanh bất động sản và phát triển các khu nghỉ mát. Chúng sử dụng các biện pháp mạnh tay để thu lợi nhuận, ví dụ như buộc các chủ đất phải bán tài sản của họ. Những tên gangster cũng dùng những công ty do các cựu thành viên điều hành nhằm tạo ra vỏ bọc rằng những doanh nghiệp này không liên quan đến thế giới ngầm. Sau giai đoạn này, vào năm 1992, nguồn thu của Yakuza bắt đầu giảm mạnh do luật chống tội phạm có tổ chức bắt đầu có hiệu lực. Kể từ đây, các nghiệp đoàn tội phạm tìm cách mở rộng quan hệ với các nhóm chuyên hoạt động trong lĩnh vực mua bán cổ phiếu.

Hồi tháng 2, các nhà chức trách đã bắt giữ vị phó chủ tịch của một công ty sản xuất phụ kiện máy tính đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Osaka, vì nghi ngờ người này đã vi phạm Luật phục hồi nhân phẩm. Doanh nhân này từng là ông trùm của một băng đảng Yakuza. Ông ta bị buộc tội tẩu tán tài sản công ty bất hợp pháp khi đang trong quá trình phục hồi nhân phẩm. Đến tháng 3, một cựu thành viên Yakuza chuyên đầu cơ chứng khoán cùng một số người khác cũng đã bị bắt giam vì cáo buộc dính dáng đến hoạt động thao túng giá cổ phiếu. Các nghi can được cho là đã đầu tư ít nhất 1,7 tỉ Yen vào âm mưu này. Tuy nhiên, các cuộc điều tra của cảnh sát hiện vẫn không chứng minh được tiền trong các thương vụ trên đã tới tay các nghiệp đoàn tội phạm như thế nào.

Các nhà chức trách Nhật đã xúc tiến việc loại trừ bọn gangster từ khi Luật chống tội phạm có tổ chức được áp dụng vào năm 1992. Tuy nhiên, với gần 84.700 thành viên đang hoạt động, kể cả những kẻ chuyên ủng hộ hoạt động của băng nhóm thông qua việc gây quỹ, thế lực của Yakuza dường như vẫn đang bàn trướng trong xã hội Nhật. Các thành viên của thế giới ngầm tuyên bố rằng chúng có nhiều khách hàng hơn những gì công chúng biết và số tiền mà những bạn làm ăn này trả cho các dịch vụ của chúng không hề nhỏ.

Một thủ lĩnh băng đảng ở vùng Kanto cho biết: "Chúng tôi ngày càng nhận được nhiều các "đơn đặt hàng" từ dân thường". Ông trùm của một nhóm Yakuza khác tiết lộ trong số các khách hàng của chúng thậm chí có một cơ quan xã hội và một doanh nghiệp. Nhóm của hắn đã được trả hơn 100 triệu Yen tiền thù lao vì tham gia các cuộc thương lượng thu hồi hoặc tranh giành tài sản.

Lãnh đạo NPA Iwao Uruma thừa nhận: "Việc cắt giảm số lượng băng nhóm tội phạm là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Hiện vẫn có những người dân đang sử dụng dịch vụ của chúng. Chúng tôi phải ngăn chặn họ tiếp tục nuôi dưỡng tội phạm có tổ chức".

Theo Vietnamnet

Ren Shuyamaru
26-12-2007, 12:38 PM
Bất kỳ kẻ nào gia nhập Yakuza đều buộc phải xăm mình như một nghi thức thể hiện sự gắn bó. Mỗi lần lập chiến tích, Yakuza được nhận thêm một hình xăm mới. Kẻ nào phạm lỗi sẽ phải tự chặt một đốt ngón tay mình gói vào mảnh lụa đem dâng lên ông trùm như một cử chỉ hối lỗi.



http://www.schizodoxe.com/docs/2007/06/yakuza.jpg


Kiểu trừng phạt này nhằm làm cho bàn tay cầm kiếm của kẻ phạm lỗi bị yếu đi bởi nếu tiếp tục phạm lỗi, chúng phải chặt thêm một đốt nữa của chính ngón tay đó hoặc của ngón khác. Đối với những tên Yakuza lừng lẫy hoặc già đời, diện tích hình xăm có thể phủ hết toàn thân chỉ chừa 2 cánh tay và cổ.

Ngày nay, xăm mình và chặt ngón tay chỉ còn mang tính chất nghi thức. Theo thống kê trong những tên Yakuza hiện đại, có hơn 90% tên xăm mình, 43% tên có bàn tay cụt ngón, nhiều tên cụt 2 ngón và hơn nữa.

Những kẻ dưới đáy xã hội

Sau hàng ngàn năm nội chiến triền miên, năm 1604, Tokugawa, Shogun mạnh nhất đã dẹp tan nạn cát cứ, đưa Nhật Bản bước vào thời kỳ mới với quyền lực phong kiến Trung ương tập trung vào Mạc phủ, được dựng lên bên cạnh Nhật Hoàng vốn chỉ còn mang ý nghĩa tượng trưng.

Chiến tranh chấm dứt, 500.000 samurai chỉ quen chinh chiến lâm vào cảnh thất nghiệp. Một phần trong số họ đã tập hợp nhau lại thành những băng cướp đường gọi là gurentai (tức lũ lưu manh). Một số khác đổi nghề, gia nhập đạo quân tekiya (tức đích gia - người bán hàng rong).

Để phòng ngừa những âm mưu cát cứ, Tokugawa đã cho xây dựng công lộ Tokaido nối liền kinh đô Kyoto với Edo (tên gọi cũ của Tokyo), buộc các lãnh chúa phong kiến hằng năm phải mang gia quyến theo công lộ này về chầu tại Kyodo một thời gian, thực chất là giữ làm con tin đề phòng mưu phản. Trên toàn tuyến công lộ này, 53 dịch quán đã được dựng lên, chưa kể hàng trăm dịch quán khác nằm rải rác trên những trục đường nhánh trên cả nước làm nơi nghỉ ngơi cho gia đình các lãnh chúa trên đường về kinh đô. Đó chính là mảnh đất màu mỡ cho bọn tekiya, vừa bán hàng vừa ăn cắp vặt kiếm sống.

Chia chác quyền lợi với các tekiya là những tên gá bạc gọi là bakuto (bác đổ). Theo thời gian, ba loại người này liên kết lại với nhau tạo thành những băng nhóm lưu manh chuyên nghiệp đặt dưới sự quản lý của các ông trùm địa phương, được những kẻ đại diện luật pháp làm ngơ để nhận tiền hối lộ. Người dân gọi chúng bằng tiếng lóng là Yakuza.

Trong tiếng Nhật, Yakuza nghĩa là bát - cửu – tam, tổng của chúng bằng 20, con số bét nhất trong bài cào 3 cây. Từ ý nghĩa số “bù” trong trò cờ bạc, Yakuza đã trở thành tiếng lóng để gọi chung những phường vô lại một cách miệt thị. Vừa mang dáng dấp hội kín, vừa mang ý nghĩa tôn giáo (Thần đạo), Yakuza đề cao tinh thần tuyệt đối trung thành, dựa trên mối ràng buộc thân phận - tử phận của kẻ dưới đối với người trên.

Những “nhà ái quốc bẩn thỉu”

Phong trào Duy Tân Minh Trị xóa bỏ chế độ Mạc phủ, mở cửa giao thương cùng thế giới bắt đầu từ năm 1867 đã đưa nước Nhật hùng mạnh rất nhanh nhưng lại gặp phải sự chống đối quyết liệt trong những kẻ bảo thủ Nhật Bản, kích thích sự ra đời chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở đảo quốc này.

Tập hợp lực lượng từ những tên tội phạm trên đường phố, năm 1881, Mitsuru Toyama, con trai thứ ba trong một gia đình samurai vô danh ở đảo Kyushu đã lập nên Liên minh của những hiệp hội dân tộc chủ nghĩa và những nhóm yêu nước trên toàn Nhật Bản, gọi tắt là Huyền Dương xã. Thực chất là một liên minh bán quân sự, Huyền Dương xã đã nhanh chóng thực hiện hàng loạt hành động chính trị cực hữu bẩn thỉu nhất như khủng bố, ám sát, gây áp lực... đẩy Nhật Bản vào một giai đọan đen tối, hỗn loạn và luôn kề cận chiến tranh.

Vốn nặng về mưu lợi kinh tế, thoát ly chính trị, ban đầu Yakuza không dính líu gì đến Huyền Dương xã và khuynh hướng chính trị cực hữu. Đến đầu thế kỷ XX, phong trào công nhân Nhật Bản phát triển mạnh, hàng loạt tổ chức công đoàn mang khuynh hướng thiên tả được lập nên trong các nhà máy, đe dọa loại bỏ ảnh hưởng và quyền lợi của các nghiệp đoàn đen đã khiến các ông trùm Yakuza hoảng sợ, ngả dần về phía chủ nghĩa dân tộc cực hữu. Chúng nhanh chóng bị hấp dẫn và gia nhập hàng ngũ Kokuryu-kai (Hắc Long giang túy hội), do Ryohei Uchida, người kế tục Mitsuru Toyama trong Huyền Dương xã thành lập năm 1901.

Kể từ đây, từ những tên tội phạm đường phố mạt hạng, Yakuza đã chính thức thò chân vào những biến cố chính trị, trở thành những “nhà ái quốc bẩn thỉu” với tôn chỉ hoạt động rất vô chính phủ gồm 3 chống: chống chủ nghĩa tư bản, chống chủ nghĩa cộng sản và chống nền dân chủ kiểu phương Tây.

Năm 1919, được Toyama giang tay thu nhận, những ông trùm Yakuza đã dẫn 60 ngàn tên vô lại tham gia và làm lực lượng nòng cốt cho tổ chức Dai Nippon Kokusa-kai (Đại Nhật Bản túy hội) do nhà chính trị cực hữu này thành lập, đẩy nước Nhật trượt dài theo khuynh hướng phát xít. Trong vòng 15 năm từ 1930 đến 1945, Yakuza đã “làm chính trị” bằng cách gây ra 29 vụ chính biến, ám sát 2 thủ tướng, 2 bộ trưởng, góp phần đưa nước Nhật nhảy vào vòng xoáy Chiến tranh thế giới lần thứ 2 trong tư cách là thành viên phe phát xít.

Ren Shuyamaru
26-12-2007, 12:38 PM
Amphêtamin và chiến tranh băng đảng

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, chính phủ quân phiệt sụp đổ, 646 tên tội phạm chiến tranh đã bị lực lượng chiếm đóng tống vào tù chờ ngày ra tòa. Đó là cơ hội tốt cho Nhật Bản hồi phục nền dân chủ. Đảng Cộng sản Nhật Bản cũng nhân cơ hội này phát triển mạnh mẽ, số lượng đảng viên từ 8 ngàn người năm 1946 đã phát triển lên 100 ngàn năm 1949. Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của “làn sóng đỏ”, tướng McActhur đã vội vã phóng thích và sử dụng một loạt tù nhân chiến tranh, hà hơi tiếp sức để chúng xây dựng lại lực lượng làm nòng cốt chống Cộng.

Trong số này, nguy hiểm nhất là việc phóng thích cựu đề đốc Hải quân Yoshio Kodama, trùm tình báo đồng thời là kẻ có ảnh hưởng rất lớn đối với cả trăm ngàn tên Yakuza trên toàn nước Nhật. Trước khi vào tù năm 1946, Kodama đã bàn giao toàn bộ mạng lưới Yakuza dưới tay mình cho một chiến hữu thân tín là Karoku Tsuji - một nhân vật bí mật trong nền chính trị nước Nhật.

Tồi tệ hơn nữa, năm 1953, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Tokutaro Kimura còn cấp tiền cho Tsuji tập hợp 200 ngàn tên Yakuza để lập nên cái gọi là “Trung đoàn yêu nước chống Cộng kiếm tuốt trần”. Đến năm 1954, lo sợ sự lộng hành thái quá của bọn vô lại sẽ kéo nước Nhật trở lại thời kỳ hỗn loạn như năm 1937. Thủ tướng Nhật Yoshida đã phải ra lệnh giải tán trung đoàn tội phạm này. Thế nhưng, Yakuza cũng đã kịp củng cố lại, đạt đến con số khoảng 70 ngàn tên trong những năm 55 - 65, nghĩa là đông hơn cả quân số của... quân đội Nhật (lúc này chỉ được tồn tại hạn chế dưới hình thức Liên binh phòng vệ).

Sự trỗi dậy của những người “tam quốc nhân” cũng là một nguyên nhân khiến Yakuza được dung túng. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, có hơn 2 triệu rưỡi người Triều Tiên và gần 500 ngàn người Trung Quốc bị bắt sang Nhật lao động như nô lệ. Sau chiến tranh, còn tới hơn 6 trăm ngàn người Triều Tiên ở lại Nhật Bản, chủ yếu sống bằng các nghề buôn bán chợ đen và bị các tổ chức băng đảng khống chế. Kempeitai, tổ chức hiến binh Nhật đã bị giải tán, cảnh sát bất lực, quân đội chiếm đóng Hoa Kỳ đã làm ngơ cho Yakuza hoạt động để bọn này kìm chế bớt sự lộng hành của những băng “Tam quốc nhân” gốc Triều Tiên.

Gặp thời, những tên Yakuza có nguồn gốc teikya lại phát triển mạnh. Tại Tokyo, dưới sự thống lĩnh của ông trùm Kinosuka Ozu, bọn tekiya đã phát triển số nhân lên 22.557 tên, kiểm soát 88% trên tổng số 45.000 cửa hàng bán lẻ ở thủ đô. Trên toàn quốc, thị trường lao động có 14 triệu người thì 3 triệu trong số đó đã do Yakuza kiểm soát.


Hùng mạnh nhất trong những băng Yakuza Nhật Bản phải kể đến băng Yamaguchi-gumi do ông trùm khét tiếng Kazuo Taoka thống lĩnh. Sinh năm 1913 tại đảo Shikoku, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ngay từ nhỏ Taoka đã phải lăn lóc làm thuê trên bến cảng Kobe. Năm 14 tuổi, Taoka liên kết sau đó kết nghĩa huynh đệ với Nohuru Yamaguchi, ông trùm của băng Yamaguchi đang làm ăn cò con trên cảng Kobe. Vừa bước chân vào thế giới ngầm, Kazuo Taoka đã lập tức nổi danh vì sự tàn bạo. Trong một trận thư hùng hắn đã dùng tay không móc mắt đối phương nên được đồng đảng gán cho biệt danh Kuma (con gấu). Năm 1945, hắn phải vào tù vì tội giết người, 8 năm sau mới được thả và bị đưa vào lính.

Vị trí ông trùm chỉ thật sự lọt vào tay Taoka vào năm 1946. Yamaguchi chết, Taoka lên thay, có trong tay vẻn vẹn 25 đệ tử. Nhưng, là một kẻ có biệt tài tổ chức, Taoka đã nhanh chóng bành trướng thế lực thống lĩnh toàn cảng Kobe và vùng Osaka, sau khi thu phục được băng Triều Tiên khét tiếng do Hisayuki Machii (Tên thật là Chong Gwon Yong) chỉ huy và xóa sổ luôn cả băng Honda-kai vốn đã liên minh với băng Yamaguchi từ mùa thu năm 1940. Đến năm 1964, Taoka đã thâu tóm trong tay một lực lượng hùng hậu tới hơn 10 ngàn tên Yakuza, kiểm soát cả thảy 343 băng lớn nhỏ, nắm toàn bộ việc thầu xây dựng cảng Kobe và Osaka, toàn bộ ngành bốc xếp, vận chuyển hàng trong 2 cảng, thống trị 80% hoạt động dịch vụ tại cảng Kobe với 14 xí nghiệp trực thuộc. Ngoài ra, Taoka còn là ông trùm toàn bộ lĩnh vực cờ bạc và tổ chức hoạt động biểu diễn trong khu vực này. Riêng trong năm 1965, nhờ các hoạt động phi pháp, Taoka đã kiếm được 17 triệu USD…

Lo lắng trước sự bành trướng của Kazuo Taoka, năm 1964, Yoshio Kodama đã đề xuất thành lập một liên minh Yakuza toàn quốc. Vào giờ chót, Taoka đột nhiên rút lui cho nên Kodama chỉ tập hợp được 7 băng vùng đồng bằng Kanto (thủ đô Tokyo nằm trên đồng bằng này) do Inagawa làm thống lĩnh.

Nguyên nhân của việc Taoka ly khai là do bất đồng trong vấn đề ma túy. Trong chiến tranh, quân đội Nhật đã phát hiện ra tác dụng hưng phấn của amphêtamin, tổ chức sản xuất hàng loạt để phát cho các phi công thần phong. Chiến tranh kết thúc, Yakuza đã nhanh tay tiếp quản được số amphêtamin thặng dư này tuồn ra chợ đen, thu lợi kếch sù. Hết ma túy dự trữ, một đường dây cung cấp ma túy từ Hà Lan và Nam Triều Tiên về Nhật đã nhanh chóng được thiết lập, giúp tạo nên sự giàu có và thế lực hùng mạnh cho các ông trùm vùng đồng bằng Kanto.

Không từ chối việc giết người nhưng lại giữ nguyên tắc không đụng vào ma túy, Taoka đã đơn phương rút khỏi liên minh khi nó chưa kịp thành lập. Phải 8 năm sau, ngày 24/10/1972, Taoka mới chịu ngồi chung với Inagawa để hợp nhất thành băng Yamaguchi - Inagawa với tổng cộng 13 ngàn tên đầu trâu mặt ngựa.

Năm 1982, hai năm sau khi Taoka chết, Inagawa thay quyền thống lĩnh, nguyên tắc không dây vào ma túy bị xé bỏ hoàn toàn, đem lại cho băng Yakuza một khoản lợi nhuận khổng lồ khoảng 1,9 tỉ USD/năm, chủ yếu nhờ 2 mặt hàng chính là hêrôin và amphêtamin.

Theo báo cáo của cảnh sát, vào thời hoàng kim, Yakuza Nhật kiểm soát được từ 50 - 150 tỉ USD ngoài sự kiểm soát của nhà nước, thu lãi 16 tỉ USD/năm. Riêng Inagawa, ông trùm của mọi ông trùm đã nắm trong tay gần 800 doanh nghiệp hợp pháp, thu về mỗi năm 200 triệu USD lợi nhuận, đồng thời được 119 ông trùm khác cống nạp liên tục mỗi người 1.300 USD/tháng.

Dù là tội phạm có tổ chức của thời hiện đại, Yakuza vẫn được duy trì bằng những quy tắc hà khắc, nghiêm cẩn của thời phong kiến nên tội ác rất ít bộc lộ ra ngoài. Dù chứa trong lòng cả trăm ngàn tên Yakuza, năm 1981, cả nước Nhật cũng chỉ ghi nhận được có 22 vụ giết người. Khi một nhà báo Mỹ phỏng vấn, ông trùm Inagawa đã trả lời rất ỡm ờ: “Số còn lại chúng tôi gửi sang Mỹ hết rồi!”.

Tên trùm tội phạm này có lẽ không đáng gọi là nói càn, bởi cũng thời điểm đó, riêng tại New York (Mỹ) đã có tới 1.832 vụ giết người

Theo: Báo Công An Nhân Dân

Ren Shuyamaru
26-12-2007, 12:42 PM
Yakuza (やくざ hay ヤクザ), thường được biết đến như là gokudō (極道), là một danh từ thường được dùng để chỉ mafia hay các tổ chức tội phạm truyền thống ở Nhật Bản. Ngày nay Yakuza là một trong những tổ chức tội phạm lớn nhất thế giới.


http://www.illegaleconomy.com/im/yakuza-gang-in-japan.jpg

Nguồn gốc ra đời và lịch sử phát triển


Vào thời kỳ các sứ quân (thời kỳ Ê đô) (1603-1867), Yakuza chỉ gồm những nhóm tội phạm nhỏ, chuyên bảo kê cho các chợ phiên sau đó thì làm lính đánh thuê cho cá sứ quân. Năm 1881, Yakuza được tập hợp lại trong một tổ chức có tên "Thương hội Biển đen" - chuyên hoạt động trên biển và giết người thuê.

Các hoạt động chính

Yakuza sau khi dần đi vào ổn định tổ chức, thì chúng nặng về mưu lợi kinh tế, thoát ly chính trị, ban đầu Yakuza không dính líu gì đến những nhóm yêu nước trên toàn Nhật Bản. Nhưng đến đầu thế kỷ 20, phong trào công nhân Nhật Bản phát triển mạnh, hàng loạt tổ chức công đoàn mang khuynh hướng chính trị thiên tả được lập nên trong các nhà máy, đe dọa loại bỏ ảnh hưởng và quyền lợi của các nghiệp đoàn đen đã khiến các ông trùm Yakuza hoảng sợ, ngả dần về phía chủ nghĩa dân tộc cực hữu. Chúng nhanh chóng bị hấp dẫn và gia nhập hàng ngũ Kokuryu-kai (Hắc Long giang túy hội), do Ryohei Uchida, người kế tục Mitsuru Toyama trong Huyền Dương xã thành lập năm 1901 (một liên minh của những hiệp hội dân tộc chủ nghĩa Nhật Bản). Kể từ đó, từ chỗ chỉ là những tên tội phạm đường phố, Yakuza đã chính thức tham gia vào những biến cố chính trị, trở thành những "nhà ái quốc bẩn thỉu" (lời các nhà sử học Nhật) với tôn chỉ hoạt động gồm 3 chống: chống chủ nghĩa tư bản, chống chủ nghĩa cộng sản và chống nền dân chủ kiểu phương Tây.

Năm 1919, được Toyama thu nạp, những ông trùm Yakuza đã dẫn 60 ngàn "lính" của mình tham gia và làm lực lượng nòng cốt cho tổ chức Dai Nippon Kokusa-kai (Đại Nhật Bản túy hội) do nhà chính trị cực hữu này thành lập, đẩy nước Nhật trượt dài theo khuynh hướng phát xít. Trong vòng 15 năm, từ 1930 đến 1945, Yakuza đã gây ra 29 vụ chính biến, ám sát 2 thủ tướng, 2 bộ trưởng, góp phần đưa nước Nhật nhảy vào vòng xoáy Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 trong tư cách là thành viên phe phát xít.

Dù có nhiều băng nhóm khác nhau, mỗi băng nhóm lại do những ông trùm khác nhau lãnh đạo, nhưng nhìn chung chúng đều tham gia hoạt động trên các lĩnh vực như kiểm soát thị trường lao động, kiểm soát việc kinh doanh... và đều có những âm mưu tham gia chính trường. Mặc dù có thời gian Yakuza chủ trương không dính líu tới ma túy, không buôn bán, sản xuất nhưng gần đây chúng đã tham gia rất tích cực vào buôn bán ma túy. Ngoài ra, chúng còn chi phối phần lớn lĩnh vực cờ bạc tại Nhật.

Theo số liệu của cảnh sát Nhật, vào thời hoàng kim, Yakuza Nhật kiểm soát được từ 50 đến 150 tỉ USD ngoài sự kiểm soát của nhà nước, thu lãi khoảng 16 tỉ USD mỗi năm. Chỉ tính riêng Inagawa, "ông trùm của mọi ông trùm", đã nắm trong tay gần 800 doanh nghiệp hợp pháp, thu về mỗi năm 200 triệu USD lợi nhuận, đồng thời được 119 ông trùm khác cống nạp liên tục mỗi người 1.300 USD mỗi tháng.

Tuy nhiên, có một điều rất lạ là dù thế nào đi nữa, dù có tham gia rất nhiều vào các hoạt động phi pháp nhưng Yakuza lại rất ít dính líu tới các vụ giết người hay thanh toán lẫn nhau. Minh chứng cho điều này: cả nước Nhật cũng chỉ ghi nhận được trên dưới 20 vụ giết người mỗi năm (như năm 1981 có 22 vụ giết người).

Ren Shuyamaru
26-12-2007, 12:43 PM
Thành viên và luật lệ

Yakuza có khoảng 90.000 thành viên, chia thành khoảng 3.000 băng nhóm khác nhau hoạt động khắp nơi trên lãnh thổ Nhật Bản và một số quốc gia khác. Các con số thống kê khác cho thấy sau Đệ nhị Thế chiến, thành viên Yakuza lên đến 184.000, đông hơn cả quân đội Nhật Bản vào thời điểm lúc bấy giờ.

Sau đó quân số của Yakuza giảm dần, từ năm 1963 đến 1988 giảm chỉ còn khoảng 8 vạn thành viên.

Một người nào đó muốn gia nhập Yakuza sau khi đã đủ các "điều kiện" đều phải trích máu ăn thề và phải xăm mình, thường là những hình như rồng, phượng, núi non, hoa ... trên khắp cơ thể.

Một điều đặc biệt của các thành viên Yakuza giúp ta có thể nhận dạng dễ dàng đó là phần lớn đều có ngón tay út ngắn hơn bình thường hoặc mất hẳn. Nguyên do của điều này là theo luật của mafia Nhật, bất kỳ thành viên nào không tuân lệnh cấp trên, lệnh của các ông trùm đều phải tự chặt một đốt ngón tay út. Những lần vi phạm sau sẽ lần lượt lấy đi những đốt tiếp theo của cả 2 ngón tay út và có khi ở những ngón khác. Chính vì thế cho nên phần lớn thành viên Yakuza mang những bàn tay không nguyên vẹn. Tuy vậy, ngày nay, xăm mình và chặt ngón tay chỉ còn mang tính chất nghi thức. Theo thống kê trong những thành viên Yakuza hiện đại, có hơn 90% tên xăm mình, 43% tên có bàn tay cụt ngón, nhiều tên cụt 2 ngón và hơn nữa.

Theo Wiki

Ren Shuyamaru
26-12-2007, 12:49 PM
Thị trưởng Nagasaki – Itcho Ito, 61 tuổi – đã bị bắn chết chiều tối 17-4-2007 bên ngoài một nhà ga điện ngầm. Hung thủ Tetsuya Shiroo thuộc nhóm tội phạm lớn nhất Nhật Yamaguchi-gumi đã bị bắt ngay sau đó…



Từ một bất đồng nhỏ


Việc giết thị trưởng Itcho Ito xuất phát từ một “ân oán giang hồ” rất nhỏ. Năm 2003, Tetsuya Shiroo đụng độ viên chức thị chính Nagasaki sau khi chiếc xe mình bị hỏng do lái… sụp ổ gà tại một công trình công cộng và đương sự đòi bồi thường (bởi công ty bảo hiểm từ chối trả tiền) nhưng bị khước từ. Thế là Tetsuya Shiroo khắc ghi oán thù từ đó! Đương sự còn gửi thư đến Đài truyền hình Asahi “tiết lộ” vài xì căng đan tài chính dính dáng thị trưởng Ito.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/images175892_s14b.jpg
Một tay giang hồ máu mặt thuộc Yamaguchi-gumi


Phần mình, Ito là một trong những thị trưởng nổi tiếng nhất lịch sử Nagasaki, với loạt chiến dịch phản kháng sự có mặt quân đội Mỹ trên đất Nhật cũng như chủ trương phản đối vũ khí hạt nhân. Được đảng Dân chủ Tự do đương nhiệm ủng hộ, ông đang thực hiện chiến dịch tái tranh cử nhiệm kỳ thứ tư với tiến trình bỏ phiếu vào chủ nhật 22-4-2007.

Vụ ám sát Ito, dù từ nguyên nhân không đáng có, cho thấy vấn đề Yakuza tiếp tục là chủ đề thời sự nóng bỏng tại Nhật. Đến nay, theo AP, Yakuza vẫn tồn tại và dính dáng nhiều hoạt động hợp pháp lẫn bất hợp pháp, từ kinh doanh bất động sản, thầu xây dựng, tống tiền, cho vay cắt cổ, cờ bạc, “buôn hương bán phấn” (kinh doanh tình dục), buôn lậu súng ống đến ma túy.


Đa số các công ty đều có cổ phần Yakuza

Hầu hết vụ giết người tại Nhật đều do các nhóm Yakuza thực hiện, đặc biệt nhóm Yamaguchi-gumi. 2/3 trong 53 vụ bắn giết năm 2006 đều liên quan tội phạm và cảnh sát Nhật cho biết hiện có chừng 84.500 thành viên tội phạm khắp nước Nhật... Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) từng nghi rằng Yakuza đã đầu tư 50 tỷ USD vào Mỹ, thông qua các tổ chức bình phong hợp pháp và từ chính các công ty Mỹ (vô tình lọt vào lưới Yakuza). Cuối thập niên 1990, khi kinh tế Nhật bắt đầu suy thoái, hàng loạt nhà đầu tư Mỹ đã kéo vào Nhật và bỏ ra ít nhất 15 tỷ USD để mua mọi thứ, từ sân golf, công viên chủ đề, công ty xe hơi, hóa chất, dược phẩm đến cả siêu thị. Vụ thu tóm đáng chú nhất là thương vụ Ford Motor mua Mazda Motor. Tuy nhiên, người ta nghi ngờ rằng nhiều trong số các công ty Nhật trên đều có cổ phần của Yakuza. Hiện tại, các cơ quan, tổ chức tài chính Mỹ tin rằng có 4-5 vụ mua bán mỗi tuần tại Nhật đều có sự tham dự ngầm của thành phần tội phạm. Trong thực tế, Yakuza có mặt hầu như mọi nơi, từ ngành xây dựng, giải trí, xe tải đến công nghiệp hóa chất và cả bệnh viện. Chúng vay những khoản tiền khổng lồ từ ngân hàng để làm ăn, hợp pháp lẫn phi pháp. Khi nợ chồng nợ chất không được thanh toán, ngân hàng sập tiệm, châm thêm dầu cho mồi lửa suy thoái kinh tế.

Trong bốn thập niên sau Thế chiến thứ hai, ngành ngân hàng Nhật tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người vay vốn làm ăn. Đây là chủ trương đúng đắn nhằm nhanh chóng khôi phục kinh tế để bắt kịp phương Tây. Tuy nhiên, sai lầm từ chính sách đúng đắn này là ngân hàng Nhật không nắm rõ khả năng chi trả của đối tượng vay. Yakuza nhảy vào từ thời điểm này. Thập niên 1980, những người vay vốn mạnh nhất của Nhật bắt đầu chuyển sang vay các ngân hàng nước ngoài, nhất là Mỹ, để hưởng tỷ lệ lãi suất thấp. Các đại công ty Toyota, Sony hay Honda đều gõ cửa ngân hàng Mỹ vay tiền, thay vì ngân hàng Nhật. Thu nhập tụt giảm, ngân hàng Nhật tung ra nhiều chính sách dụ các nhà đầu tư mới. Yakuza nhảy vào đợt hai. Các ngành kinh doanh phi pháp bùng nổ, từ cờ bạc, gái mại dâm, ma túy đến “thị trường bảo kê”… Khi hệ thống ngân hàng Nhật nhận ra bóng dáng Yakuza trong các vụ vay tiền, họ lúng túng truy đòi nhưng đã quá muộn. Vài giám đốc ngân hàng mổ bụng tự tử; vài người khác treo mình trên dây thòng lọng; và vài người nữa kê súng vào đầu. Trong thực tế, ngân hàng không thể túm áo Yakuza. Bọn tội phạm chuyên nghiệp này – mà gốc rễ có từ cách đây nhiều thế kỷ – không dại tự vác mặt đến ký vào hồ sơ xin vay. Chúng nhờ các công ty bình phong gọi là kigyo shatei. Trong một số vụ ngoại lệ, ngân hàng còn đích thân xách vali tiền đến “xin phép cho vay” vài ông trùm cỡ bự. Trong gần một thập niên đến khi chết năm 1991, Susumu Ishii – bố già của tập đoàn tội phạm Inagawakai (lớn thứ ba trong giới giang hồ Nhật), người được xem trùm của mọi ông trùm – đã “được” vay ít nhất 38,4 tỷ yen (300 triệu USD ở tỷ giá hiện tại). Susumu Ishii không cần đi vay, tự người ta vác tiền đến cho mình, trong đó có 12 công ty tài chính-ngân hàng, chẳng hạn Nomura Securities hay Nikko Securities.


Khảo sát của Công ty quản lý vốn đầu tư nhà ở (được Chính phủ Nhật tài trợ) cho thấy trong 116 khoản vay liên quan xây dựng cơ sở hạ tầng cuối thập niên 1990, có 42% vụ dính dáng Yakuza. Nhiều tổ chức tài chính còn khuyến khích Yakuza mua cổ phiếu chứng khoán và bất động sản với giá trên trời bằng cách chi trước tiền hoa hồng và hứa tìm người mua lại (cổ phiếu, bất động sản…) với giá cao hơn – miễn là Yakuza phải vay tiền của họ và thanh toán nghiêm chỉnh lãi suất. Vay thì có nhưng trả lãi suất thì không, như nói ở trên. Đó là một trong những nguyên nhân làm vỡ quả bong bóng bất động sản, kéo theo sự sập tiệm hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính. Trong khi đó, với Yakuza, chúng vẫn áp dụng “châm ngôn”: Okane wa nai, kubi wa nai (Không có tiền, anh như người không có cổ). Và chẳng ai chơi với người “không có cổ”! Khi cái đầu không còn đặt trên cổ, người ta tìm đến cái chết. Vài người khác, nếu dám mặt đối mặt, sẽ bị lãnh “kẹo chì”.

Theo SGTB

Ren Shuyamaru
26-12-2007, 12:54 PM
Truy cập vào trang web Japan Times ngày 18.4.2007, thấy có đến 180 kết quả tìm kiếm liên quan mục từ Yakuza với những thông tin mới nhất về hoạt động tội phạm này tại Nhật. Yakuza một lần nữa lại gây chú ý với vụ ám sát thị trưởng Nagasaki, lccho Ito, vào ngày 17.4.2007…


Cuộc chiến băng đảng

Ngày 5.2.2007, “lính” của nhóm Yamaguchi-gumi (nhóm Yakuza lớn nhất Nhật) thuộc địa phận Kobe (vùng Hyogo tại đảo Honshu) đã đọ súng suốt ba ngày với nhóm Sumiyoshi-kai thuộc địa phận Tokyo để giành quyền kiểm soát Roppongi (Tokyo). Trước đó, người ta phát hiện một xác chết trong thùng chiếc xe hơi bỏ hoang. Nạn nhân là Yoshiro Kitawaki. Cảnh sát cho biết hắn là thành viên Yakuza và bị thủ tiêu trong cuộc chiến giữa các gia đình Yakuza. Một tuần trước, cảnh sát đã bắt Tsutomu Hayasaka 45 tuổi, một tay anh chị trong gia đình Yamaken-gumi, can tội thực hiện vụ bắt cóc một ông trùm giang hồ nghỉ hưu của nhóm Iijima-kai. Trước đó vài ngày, hai thành viên Yakuza khác bị đâm lòi ruột tại trung tâm Tokyo và một tên giang hồ bị bắn vỡ sọ tại quận Saitama (Tokyo). Nguyên nhân vẫn là màn thanh trừng đối phương giữa các nhóm tội phạm. Và trước đó vài ngày nữa, một toán thanh niên lạ mặt đã vãi súng vào văn phòng Nisizaki-gumi – băng tội phạm thuộc bảo trợ của tập đoàn tội phạm nổi tiếng Yamaguchi-gumi. Thật khó có thể tưởng tượng rằng xã hội Nhật hiện tại vẫn chứng kiến màn ôm súng vãi ngay thanh thiên bạch nhật trong các cuộc thanh toán nhau giữa băng nhóm giang hồ.


http://tretoday.net/tintuc/news_images/05_2007/23/bf0aecc562.jpg
Shinji Ishihara, cựu thành viên nhóm Yamaguchi-gumi, từng tiết lộ cuộc đời giang hồ của mình với phóng viên AP vào tháng 4.2006

Trong thực tế, Yakuza vẫn hoạt động “náo nhiệt” hệt như Mafia Hoa Kỳ vào thập niên 1940. Các cuộc thanh toán công khai lẫn bí mật xảy ra như cơm bữa. Trong nhiều trường hợp, cuộc giết chóc thanh trừng giữa các gia đình Yakuza đã làm thiệt mạng thường dân. Cụ thể, trong vụ xảy ra năm 2002, ba người khách trong một quán bar đã bị bắn chết khi Masato Kohinata – thành viên nhóm Sumiyoshi-kai – cùng đàn em xông vào quán bar Katsu ở Maebashi (Tokyo) để giết một ông trùm thuộc băng Omaeda Ikka (nằm dưới sự điều khiển của tập đoàn lnagawa-kai). Khi nã 20 phát súng, Masato Kohinata bắn gục thành viên Omaeda lkka nhưng cũng làm chết ba người khách khác. Thực hiện xong nhiệm vụ, Masato Kohinata phóng sang Philippines ẩn náu và cuối cùng bị thộp vào tháng 12.2003 khi mò về Nhật. Trung tuần tháng 2.2004, xét nghiệm ADN cho biết Masato Kohinata đúng là thủ phạm trong vụ giết chóc tại Maebashi. Tường thuật vụ này, tờ Mainichi Shimbun cho biết thêm nhóm Sumiyoshi-kai và lnagawa-kai là kẻ thù bất cộng đái thiên. Hai bên liên tiếp tổ chức thanh toán lẫn nhau để tranh giành quyền lực và đất làm ăn. Tháng 8.2003, một vụ thanh toán khác cũng làm liên lụy thường dân. Đêm 19.8.2003, thành viên nhóm Nakajima-gumi, Shingo Kido, vào một quán bar ở Tokyo và quẳng quả lựu đạn vào đối thủ, làm chết ba tiếp viên và bị thương 7 nạn nhân…

Ren Shuyamaru
26-12-2007, 12:57 PM
Trong thực tế, Yakuza vẫn hoạt động “náo nhiệt” hệt như Mafia Hoa Kỳ vào thập niên 1940. Các cuộc thanh toán công khai lẫn bí mật xảy ra như cơm bữa. Trong nhiều trường hợp, cuộc giết chóc thanh trừng giữa các gia đình Yakuza đã làm thiệt mạng thường dân. Cụ thể, trong vụ xảy ra năm 2002, ba người khách trong một quán bar đã bị bắn chết khi Masato Kohinata – thành viên nhóm Sumiyoshi-kai – cùng đàn em xông vào quán bar Katsu ở Maebashi (Tokyo) để giết một ông trùm thuộc băng Omaeda Ikka (nằm dưới sự điều khiển của tập đoàn lnagawa-kai). Khi nã 20 phát súng, Masato Kohinata bắn gục thành viên Omaeda lkka nhưng cũng làm chết ba người khách khác. Thực hiện xong nhiệm vụ, Masato Kohinata phóng sang Philippines ẩn náu và cuối cùng bị thộp vào tháng 12.2003 khi mò về Nhật. Trung tuần tháng 2.2004, xét nghiệm ADN cho biết Masato Kohinata đúng là thủ phạm trong vụ giết chóc tại Maebashi. Tường thuật vụ này, tờ Mainichi Shimbun cho biết thêm nhóm Sumiyoshi-kai và lnagawa-kai là kẻ thù bất cộng đái thiên. Hai bên liên tiếp tổ chức thanh toán lẫn nhau để tranh giành quyền lực và đất làm ăn. Tháng 8.2003, một vụ thanh toán khác cũng làm liên lụy thường dân. Đêm 19.8.2003, thành viên nhóm Nakajima-gumi, Shingo Kido, vào một quán bar ở Tokyo và quẳng quả lựu đạn vào đối thủ, làm chết ba tiếp viên và bị thương 7 nạn nhân…

Nhóm càng lớn thì nguy cơ bị thanh toán càng cao. Ngày 20.2.2004, tại Obihiro (Hokkaido), Yoshikatsu Nara – “tổng giám đốc điều hành” nhóm Hokkaido Hanada-kai (“chi nhánh” của Yamaguchi-gumi) – đã bị lụi lòi ruột ngay tại phòng làm việc. Theo Japan Today (14.2.2007), các tập đoàn tội phạm Nhật liên tục tăng “cơ số quân” trong hơn một thập niên qua. Cảnh sát ước tính hiện có khoảng 40.000 thành viên tội phạm nhưng thống kê không chính thức cho rằng con số thật phải cao gấp đôi. Theo Kyodo News (9.2.2007), tính đến tháng 12.2006, “dân số” tội phạm Nhật là 84.700 thành viên. Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản thống kê hiện có 21 nhóm tội phạm chuyên nghiệp trong đó Yamaguchi-gumi vẫn là nhóm đông nhất với 20.000 thành viên chính thức và khoảng 20.000 thành viên không chính thức. Chỉ huy 99 nhóm tội phạm nhỏ, Yamaguchi-gumi nằm dưới sự chỉ huy của ông trùm Kenichi Shimoda (tức Shinobu Tsukasa) kể từ tháng 4.2005 đến nay. Cũng theo nguồn Japan Today (14.2.2007), dựa vào thống kê cảnh sát, nhà kinh tế Takashi Kadokura (từng viết hai quyển sách về thế giới ngầm tại Nhật) cho biết năm 2004, doanh thu phi pháp của Yakuza đạt từ 1,07 ngàn tỷ yen đến 1,6 ngàn tỷ yen và chúng kinh doanh mọi thứ, hợp pháp lẫn phi pháp (tháng 8.2006, Tadashi Matsuda thuộc nhóm lnagawa-kai đã bị bắt vì tội buôn lậu súng từ Philippines vào Nhật).



http://tretoday.net/tintuc/news_images/05_2007/23/b470316bfd.jpg
Phố giải trí Kabukicho (thuộc Shinjuku, Tokyo) luôn nằm trong sự bảo kê của Yakuza


Tại sao Yakuza tồn tại?

“Nếu muốn làm ăn tại khu giải trí Kabukicho (thuộc Shiniuku, Tokyo) bạn cần được tư vấn kỹ để lo lót với “tay Yakuza sở tại” trước…” – đó là đoạn bắt đầu một bài báo của Japan Today (17.2.2007). Nội dung bài báo thuật chi tiết phóng viên Đài truyền hình Nhật Bản NHK phải lót tay 100.000 yen cho Yakuza địa phương để có thể được quay một cảnh tại Kabukicho cho bộ phim truyền hình Tsunagareta Ashita… Với sự bao che của đám viên chức tham nhũng, Yakuza cứ thế phát triển, dù chúng cũng liên tục trở thành mục tiêu của cảnh sát. Tháng 10.2003, cảnh sát Nhật đã bủa vây trụ sở Nada-ku của nhóm Yamaguchi-gumi để tìm bằng chứng cho thấy tập đoàn tội phạm này đã đứng ra làm ô dù cho băng Goryo-kai (lừng danh với hoạt động cho vay cắt cổ). Trước đó, tháng 8.2003, vua cho vay nặng lãi Susumu Kajiyama (thuộc Goryo-kai) đã ra đầu thú. Cảnh sát cho biết “cá mập” Kajiyama (cách dùng của Japan Times) nắm trong tay hơn 1.000 cơ sở cho vay nặng lãi khắp Tokyo và hoạt động Goryo-kai đã được Yamaguchi-gumi bảo kê, che chở. Người ta thậm chí đồn rằng Yoshinori Watanabe – nguyên thủ lĩnh nhóm Yamaguchi-gumi – đã đích thân đặt cái tên “Goryo-kai” cho bọn “cá mập”. Yamaguchi-gumi thật ra không xa lạ gì với hoạt động cho vay nặng lãi – “ngành” đem lại doanh thu 33,3 tỷ yen bòn rút từ khoảng 280.000 nạn nhân khắp Nhật chỉ trong 18 tháng tính đến tháng 6.2003. Sự¬ phát triển Yakuza còn thể hiện ở điểm thế giới giang hồ Nhật có rất nhiều tổ chức, những tổ chức nhỏ nằm trong (hoặc liên quan) tổ chức lớn và tổ chức lớn nằm trong (hoặc liên quan) tổ chức lớn hơn. Chính vì sự chằng chịt phức tạp trong thế giới ngầm tội phạm mà cảnh sát Nhật gặp rất nhiều khó khăn trong việc phá án. Trường hợp dưới đây là một điển hình.




http://tretoday.net/tintuc/news_images/05_2007/23/a744d570a2.jpg
Lãnh địa và số thành viên của 21 nhóm tội phạm lớn nhất Nhật (tính đến ngày 1.1.2007)

Ren Shuyamaru
26-12-2007, 01:00 PM
Tháng 10.1999, hai tên giang hồ Kiyoharu Nakaho và Takeshi Yoshida thuộc nhóm Nakano-kai bị kết án trong vụ giết Masaru Takumi vào tháng 8.1997 (chưa kể nạn nhân Hiroshi Hirai, một nha sĩ bị trúng đạn lạc). Masaru Takumi là nhân vật thứ hai trong Yamaguchi-gumi và Nakano-kai là một trong những đối thủ nguy hiểm nhất của họ. Tháng 7.1997, Takumi đứng ra dàn xếp hoà bình cho nhóm Aizukotetsu-kai và tay anh chị Taro Nakano (trùm nhóm Nakano-kai) mà Aizukotetsu-kai từng ám sát hụt. Tuy nhiên, trong cuộc họp tổ chức tại Yawata (Kyoto), Masaru Takumi đã không mời Taro Nakano, khiến Nakano-kai nổi giận. Ngoài ra, còn có tin rằng Masaru Takumi thậm chí chuẩn bị “giập” Nakano-kai. Thế là Nakano-kai tổ chức “đại hội quần hùng” tại Tokyo, bàn kế hoạch “tiên hạ thủ vi cường”, tức triệt hạ Masaru Takumi trước. Hai sát thủ Kiyoharu Nakaho và Takeshi Yoshida (cùng hai tên nữa) – mật danh “Đông”, “Tây”, “Nam” và “Bắc” – được giao nhiệm vụ khử Masaru Takumi. Sau khi theo dõi lịch làm việc của Masaru Takumi, nhóm sát thủ ra tay vào một buổi sáng khi đối tượng đang ngồi uống cà phê trong một khách sạn. Tiến đến từ phía sau nạn nhân, Kiyoharu Nakaho bắn liên tiếp vào đầu Masaru Takumi. Sau vụ giết người, Kiyoharu Nakaho và Takeshi Yoshida tẩu thoát xuống Kobe. Chiến dịch trả đũa của Yamaguchi-gumi thật khốc liệt. Một nhân vật cấp cao trong Nakano-kai trốn sang Seoul vẫn bị theo dõi, bị bắn vỡ sọ và móc mắt để gửi về làm quà cho Nakano-kai. Quá kinh sợ, Takeshi Yoshida ra đầu thú và từ manh mối đó cảnh sát tóm được Kiyoharu Nakaho. Cả hai đều bị xử 20 năm tù…

Tại sao Yakuza vẫn có thể lộng hành ở một nước hiện đại và giàu có như Nhật? Một phần câu trả lời nằm trong chính trường. Theo Mainichi Shimbun, có hàng chục ông nghị thuộc đảng Dân chủ Tự do (LDP) từng nhận hỗ trợ tài chính từ nhiều công ty có liên quan Yakuza; và Mainichi Shimbun cho biết thêm cảnh sát Nhật cũng vừa bắt ông trùm Shun Tada 59 tuổi cùng hai đệ tử, với tội cung cấp gái cho một ông nghị nghỉ hưu (tên của nghị sĩ này không được tiết lộ). Tệ hơn, có trường hợp cho thấy Yakuza còn gài người vào bộ máy công quyền. Cuối năm 2003, cựu vũ nữ quán bar Mitsuyo Ohira – kẻ được mệnh danh “Gokudo no Tsuma” (ái thiếp của trùm giang hồ) – đã trúng cử ghế phó thị trưởng Osaka! Mitsuyo Ohira 38 tuổi, vốn là vợ một trùm Yakuza, đã lọt vào bộ máy tranh cử địa phương bằng chiến dịch vận động hậu trường của giới tội phạm. Việc chống Yakuza cũng như nạn tham nhũng tại Nhật có dính dáng đến việc cải tổ hệ thống phân cấp hành chính. Khi một bộ trưởng mới được bổ nhiệm, không chỉ bộ trưởng cũ nghỉ việc mà toàn bộ nhân viên dưới quyền cũng xách cặp nghỉ theo. Chính sách này – nhằm tạo thuận lợi và quyền hạn tối đa cho bộ trưởng mới – đã khiến “tuổi thọ hành chính” của nhiều viên chức bị rút ngắn. Như cảnh sát nghỉ hưu, viên chức nghỉ hưu thường xin việc tại các công ty mà một vài trong số đó nằm dưới sự quản lý ngầm của Yakuza. Nhiều nhân viên an ninh tại các “công ty Yakuza” đều là cựu cảnh sát.
Cuối cùng, sở dĩ Yakuza tồn tại là do báo chí ít dám đả động. Cũng có trường hợp phóng viên có tên trong bảng lương của Yakuza hay của vài viên chức chính phủ. Tháng 8.2001, Takeshi Gomi – chủ tịch Kokkai Times (nhật báo chuyên khai thác đề tài hậu trường chính trị) – đã làm chấn động làng báo Nhật khi thú thật mình từng nhận tiền đấm mõm từ các viên chức tham nhũng. Cứ mỗi năm hai lần, trong suốt 20 năm, Takeshi Gomi lại cất vào két từ 500.000 đến 2 triệu yen…



http://tretoday.net/tintuc/news_images/05_2007/23/692ea5668a.jpg
Quyển sách phơi bày thế giới tội phạm của Shoko Tendo, con gái một ông trùm Yakuza.

Sinh trong gia đình với bố là trùm Yakuza, tuổi thơ của nàng ngập trong ma tuý và truy hoan thác loạn. Ở độ tuổi 20, nàng bắt đầu xâm mình. Với nàng, thời niên thiếu chẳng gì hơn là những tủi nhục mà nàng hứng chịu khi bị thầy cô lẫn bạn bè xa lánh bởi cái tội là con gái một kẻ giang hồ máu mặt. Năm 15 tuổi, nàng gia nhập thế giới giang hồ. Năm 18 tuổi, nàng bắt đầu nghiện ma tuý. Sau khi bố mẹ chết, sau cuộc tự tử bất thành, nàng càng hận đời một cách cay đắng hơn… Đó là quyển tự truyện mang tựa Yakuza Moon của Shoko Tendo vừa được xuất bản, với những chi tiết lột tả thế giới ngầm mà chính Shoko Tendo từng trải qua (dẫn lại từ Japan Today, 15.4.2007).


Theo Tre Today

Hei
07-05-2011, 04:21 PM
Yakuza - mafia Nhật - có cơ cấu tổ chức tương tự như mafia phương Tây. Các vòi bạch tuộc của yakuza cũng vươn đến nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là tống tiền doanh nghiệp, đánh bạc, buôn lậu, cho vay nặng lãi, rửa tiền, buôn bán ma tuý, kinh doanh bất động sản, thể thao, giải trí, mại dâm và cả vũ khí... Tuy nhiên, cách thức, thủ đoạn hoạt động của các tổ chức yakuza xem ra còn tinh vi hơn mafia phương Tây.

Kỳ 1: Hậu duệ của samurai tàn ác hay “người bảo vệ”?


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/Yakuza5-copy.jpg
Hình xăm là một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của các thành viên yakuza.

Nguồn gốc của yakuza đến nay vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người cho rằng những tên tội phạm này là hậu duệ của các samurai tàn ác ở thế kỷ 17. Những chiến binh samurai này có lối phục trang và kiểu tóc kỳ quái, sử dụng một thứ tiếng lóng, và đeo những thanh kiếm dài một cách khác thường ở đai lưng. Các samurai này cũng được biết đến dưới cái tên “lính nhà quan”. Dưới thời vua Tokugawa, nước Nhật thái bình nên người ta không còn cần đến những đội quân samurai như thế nữa. Vì vậy, họ không được tổ chức, lãnh đạo tốt. Thiếu một sự chỉ huy tập trung, họ cuối cùng chuyển từ một lực lượng phục vụ cho nhân dân sang nghề trộm cướp và đâm thuê chém mướn.

Tuy nhiên, các thành viên yakuza ngày nay lại phản bác quan điểm này và thay vào đó khẳng định mình là hậu duệ của những người làm nhiệm vụ bảo vệ các ngôi làng. Chính sử về yakuza miêu tả, tổ tiên của những tên tội phạm này là những anh hùng luôn chiến đấu vì chính nghĩa, giúp đỡ những người có thân phận nghèo hèn, giống như nhân vật Robin Hood trong thời kỳ trung cổ ở nước Anh.

Các thành viên yakuza ngày nay được chia làm ba loại: Những tên ăn cắp vặt trên đường phố, những con bạc và những tên lưu manh. Những tên ăn cắp vặt và con bạc xuất hiện từ thế kỷ 18 trong khi những tên lưu manh xuất hiện sau Thế chiến II, khi mà nhu cầu đối với các loại hàng hóa trên thị trường chợ đen đã làm nảy sinh một loại hình tội phạm mới. Thông thường, trong khi những tên ăn cắp vặt hoạt động ở các chợ và hội chợ thì địa bàn hoạt động của những con bạc là ở các thành phố và tuyến đường cao tốc. Ngược lại, những tên lưu manh lại được tổ chức giống như các băng nhóm găngxtơ ở Mỹ dưới thời Al Capone; chúng thường sử dụng biện pháp đe dọa và tống tiền để đạt được các mục đích. Sau Thế chiến II, quyền lực của chính phủ bị lấn lướt bởi uy thế của lực lượng chiếm đóng, những tên lưu manh có cơ hội phát triển và lực lượng này ngày một đông hơn. Chúng cũng đưa loại hình tội phạm có tổ chức ở Nhật Bản lên một nấc thang bạo lực mới, thay thế cho những thanh kiếm truyền thống là các khẩu súng hiện đại, cho dù lúc này việc sở hữu súng bị coi là phạm pháp.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/Yakuza10-copy.jpg
Quận Ginza nổi tiếng về ăn chơi của thủ đô Tôkyô.

Vậy mà các thành viên yakuza lại tự hào khi bị coi là bị xã hội ruồng bỏ, và thuật ngữ yakuza phản ánh hình ảnh của nhóm này như là những kẻ bị loại ra khỏi xã hội. Theo tiếng địa phương, ya nghĩa là số 8, ku là 9, và sa là 3. Tổng của ba số này là 20, là số bị thua trong đánh bài hana-fuda. Yakuza là “những bàn tay xấu của xã hội”, một “thương hiệu” của những tên tội phạm, giống như cái cách mà những tên tội phạm ở Mỹ đã xăm khẩu hiệu “Sinh ra để thua” trên bắp tay của chúng.

Các thành viên của yakuza cũng thích xăm trổ, nhưng các hình xăm của chúng thường là các hoa văn xuất hiện cả ở mặt trước và mặt sau của cơ thể, cũng như là ở cả cánh tay, khuỷu tay và ở chân. Hình các con rồng, các loại hoa, phong cảnh núi non, biển động, phù hiệu của băng nhóm và các hình vẽ trừu tượng là những thứ mà các thành viên yakuza thường chọn để xăm lên mình. Việc xăm trổ này thường gây ra những đau đớn cho khổ chủ và có thể phải mất đến hàng trăm giờ, nhưng nó lại được coi là một bài kiểm tra bản lĩnh của một thành viên yakuza.

Trong mắt người phương Tây, kiểu comlê trong những năm 1950 của yakuza dường như là khá buồn cười. Những bộ comlê láng bóng, đôi giày mũi nhọn và mái tóc hơi dài được vuốt keo là những nét đặc trưng của các thành viên yakuza ngày nay. Chúng cũng ưa thích các dòng xe hơi cỡ lớn hào nhoáng của Mỹ, như Cadillacs và Lincolns. Không giống như các nhóm tội phạm có tổ chức khác trên thế giới, yakuza không muốn giấu mình. Trong thực tế, ở hầu hết các thành phố của Nhật Bản, các câu lạc bộ xã hội của yakuza và trụ sở chính của băng thường được trang hoàng bằng những ký hiệu và biểu trưng nổi bật.

Theo thống kê, Nhật Bản có 110.000 thành viên yakuza thường xuyên hoạt động, được chia thành 2.500 gia đình. Ngược lại, nước Mỹ có dân số đông gấp đôi dân số Nhật Bản nhưng chỉ có 20.000 thành viên của các tổ chức tội phạm có tổ chức. Ảnh hưởng của yakuza rộng hơn và được chấp nhận hơn trong xã hội Nhật Bản khi so sánh với tội phạm có tổ chức ở Mỹ. Ngoài ra, yakuza còn mở rộng ảnh hưởng ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản sang các nước châu Á khác, và thậm chí sang cả nước Mỹ.


Đình Vũ (tổng hợp)

Hei
07-05-2011, 04:22 PM
Cũng giống như tổ chức mafia, cơ cấu quyền lực của yakuza được xây dựng theo hình tháp. Đứng đầu là một thủ lĩnh và tiếp theo là các thuộc hạ trung thành được phân ra thành nhiều cấp khác nhau.

Cấu trúc của một tổ chức mafia thì tương đối đơn giản. Ông chủ điều hành gia đình với sự trợ thủ của các phó tướng và các cố vấn. Ở cấp dưới, các đội trưởng cai quản đám thuộc hạ. Những đám thuộc hạ lại có những tay chân (những tên chưa được chính thức tuyển vào tổ chức mafia) để thực thi các mệnh lệnh. Hệ thống yakuza cũng tương tự như vậy nhưng phức tạp hơn. Nguyên tắc cốt lõi của cấu trúc yakuza là mối quan hệ cha - con. Khi một người được tuyển vào tổ chức yakuza, người đó phải chấp nhận mối quan hệ này, phải hứa trung thành và phục tùng vô điều kiện ông chủ của mình. Các ông chủ, giống như bất kỳ một ông bố tốt nào, đều phải có trách nhiệm bảo vệ và đưa các lời khuyên bảo cho các đứa con của mình.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/Yakuza13-copy.jpg

http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/Yakuza14-copy.jpg
Thanh kiếm katana.

Cơ cấu lãnh đạo trong tổ chức yakuza cũng phức tạp hơn rất nhiều so với cơ cấu lãnh đạo của tổ chức mafia. Đứng ngay dưới thủ lĩnh tối cao là cố vấn cao cấp và thủ lĩnh. Nhân vật số hai là thủ lĩnh vùng chịu trách nhiệm cai quản nhiều băng nhóm; người này được sự trợ thủ của những người chịu trách nhiệm điều hành một vài băng nhóm. Thấp hơn thủ lĩnh vùng là những người quản lý những băng nhóm nhỏ và các nhân vật này thường có một người giúp việc cho mình.

Một người muốn được gia nhập tổ chức mafia nói trên bắt buộc phải tham gia một buổi lễ mà ở đó, người này sẽ phải trích máu từ ngón tay trỏ và nhỏ máu lên bức hình của một vị thánh. Bức hình sau đó sẽ được đốt cháy trên bàn tay của người xin gia nhập trong khi anh ta thề trung thành với gia đình tội phạm. Trong lễ kết nạp của yakuza, máu được tượng trưng bởi sake (rượu vang đỏ). Thủ lĩnh và người xin gia nhập ngồi đối diện với nhau trong khi rượu của họ được chuẩn bị. Sake được trộn với muối và vảy cá, sau đó được rót cẩn thận vào các chén. Chén của thủ lĩnh được rót đầy tới miệng, cho phù hợp với đẳng cấp của người đó; người xin gia nhập được rót ít hơn. Họ uống một chút, rồi đổi chén cho nhau và người này lại uống cạn chén rượu của người kia. Khi đó, người xin gia nhập đã chứng tỏ được sự tận tụy của mình cho gia đình ông chủ. Kể từ thời khắc đó, vợ và các con của ngưòi gia nhập đều phải có bổn phận đối với gia đình ông chủ của mình.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/Yakuza9-copy.jpg
Rượu sakê.

Nếu một thành viên yakuza làm ông chủ không hài lòng, hình phạt mà người đó phải nhận là bị chặt đứt đốt cuối của ngón tay út; nếu tái phạm lần hai thì bị chặt đứt đốt thứ hai của ngón tay đó. Thêm một lần mang trọng tội nữa thì hình phạt sẽ được áp dụng tương tự với ngón tay áp út. Một thành viên tự giác biết mình có tội sẽ phải tự chặt đứt đốt tay khi được đưa cho một con dao và một sợi dây để băng bó vết thương. Lúc này, lời nói là không cần thiết. Nguồn gốc của tập tục này có từ thời kỳ samurai. Việc chặt đứt một phần của ngón tay út sẽ khiến việc cầm kiếm không còn được chắc như khi các ngón có đủ các đốt. Thanh kiếm dài của samurai được cầm đúng thì ngón tay út là ngón khỏe nhất. Ngón tay đeo nhẫn là ngón khỏe thứ hai, rồi đến ngón giữa, rồi ngón trỏ. Với một bàn tay bị tật nguyền, thành viên đó sẽ phải dựa nhiều hơn vào sự che chở của thủ lĩnh. Ngày nay, tập tục này chỉ còn mang tính tượng trưng, nhưng nó là một điểm mốc đối với một thành viên mắc tội.

Giống như các tổ chức mafia, yakuza trong những năm gần đây phải hạ thấp tiêu chuẩn để tuyển mộ thêm thành viên mới. Điều này khiến một số thành viên của tổ chức này cảm nhận rằng họ không còn được tổ chức tốt và có thế lực như trước đây. Thời xưa, việc tuyển chọn được ưu tiên đối với các tay cờ bạc hay những tên hành nghề chôm chỉa trên đường phố. Nhưng ngày nay, một người chỉ cần có tư tưởng nổi loạn và sẵn sàng phạm tội vì một ông chủ thì đã đủ điều kiện để được đứng trong hàng ngũ của yakuza. Hầu hết các thành viên mới hiện nay của yakuza đều xuất thân từ các băng mê tốc độ.

Việc hạ thấp các tiêu chí này của yakuza khiến Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật sử dụng thuật ngữ “những kẻ ưa bạo lực” để chỉ yakuza, đánh đồng tổ chức này với các nhóm tội phạm khác. Những thành viên coi yakuza là hậu duệ của các samurai trước đây phản đối cách gọi này và coi nó là một nỗi sỉ nhục.


Đình Vũ (tổng hợp)

Hei
07-05-2011, 04:23 PM
Những năm sau Thế chiến II, số lượng thành viên yakuza tăng lên 184.000 người và được chia làm 5.200 băng nhóm trên khắp nước Nhật, đông hơn cả quân đội Nhật Bản lúc bấy giờ. Lẽ dĩ nhiên là các băng nhóm này phải xâm phạm lãnh thổ hoạt động của nhau, dẫn đến những cuộc chiến phe nhóm tàn khốc và đẫm máu. Thủ lĩnh có công mang lại hòa bình giữa các phe nhóm và thống nhất tổ chức yakuza là “bố già” đầu tiên trong thế kỷ 20 được gọi bằng cái tên Yoshio Kodama.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/Yakuza16-copy4.jpg
“Bố già” Yoshio Kodama.

Tài năng của Kodama được thể hiện ở khả năng cân bằng giữa các phe phái của hắn ở cả các nhóm chính trị cánh hữu và các băng nhóm tội phạm, lấy bên này để kiềm chế bên kia. Hắn là một con phe chính trị, người đã từng phục vụ chính phủ thông qua các hoạt động đưa hối lộ, làm gián điệp và các hoạt động kinh doanh bẩn thỉu khác.

Vào những năm 1930 và 1940, hắn chỉ huy một mạng lưới gián điệp rộng khắp ở Trung Quốc, thu thập tin tức cho chính phủ Nhật Bản. Hắn tiến hành nhiều chuyến vận chuyển các loại nguyên liệu như niken, coban, đồng, và rađi bằng tàu thủy để phục vụ cho mục đích chiến tranh. Thỉnh thoảng, hắn đổi những loại nguyên liệu này để lấy hêrôin. Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945, Kodama có khối tài sản tương đương với 175 triệu đô la Mỹ.

Sau khi Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh, Kodama bị xếp vào loại tội phạm chiến tranh hạng A - hạng dành cho các bộ trưởng nội các, những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và các quan chức quân đội cao cấp - và được trả tự do sau hai năm ngồi tù.

Là một kẻ chống cộng điên cuồng lại nắm giữ trong tay những thông tin có giá trị liên quan đến các phong trào Cộng sản ở Trung Quốc, Nhật Bản và chỉ huy một nhóm tội phạm lớn, Kodama trở thành một mục tiêu hấp dẫn đối với các lực lượng chiếm đóng. Komada đóng vai trò của một kẻ trung gian giữa các lực lượng chiếm đóng và các tổ chức yakuza. Hắn có khả năng huy động số lượng các tên găngxtơ đông đến hàng tiểu đoàn để thực hiện các mưu đồ chính trị. Năm 1949, CIA trả cho hắn 150 nghìn đô la Mỹ, đổi lại, CIA được sử dụng các mối quan hệ của hắn trong thế giới ngầm để bí mật đưa một tàu chở vonfram ra khỏi Trung Quốc. Mặc dù chuyến hàng này không đến được nơi nó cần đến nhưng Kodama vẫn nắm trong tay không thiếu một đồng cắc nào như CIA đã hứa.

Kodama sử dụng tổ chức yakuza để đàn áp bất kỳ hoạt động nào mà có thể bị coi là một sáng kiến của tổ chức cộng sản. Năm 1949, Kodama ra lệnh cho một băng nhóm tội phạm, Meiraki-gumi, giải tán một phong trào lao động ở mỏ than Hokutan. Hắn cũng đã tiến hành một số cải cách đối với các nhóm yakuza không đoàn kết, thiếu tổ chức và thiết lập các liên minh giữa các nhóm lớn, ủng hộ đảng Dân chủ tự do chống cộng.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/Yakuza15-copy.jpg
Khu vực bến cảng Kobe.

Một thủ lĩnh huyền thoại khác trong thế giới yakuza là Kazuo Taoka, “bố già” của Yamaguchi-gumi, gia đình tội phạm lớn nhất ở Nhật Bản. Hắn nắm giữ vai trò thủ lĩnh trong 35 năm cho đến lúc qua đời vào năm 1981. Dưới sự chỉ huy của Taoka, số thành viên của Yamaguchi-gumi phát triển lên đến 13.000 tên. Chúng hoạt động ở 36 trong tổng số 47 quận ở Nhật Bản và kiểm soát hơn 2.500 doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động đánh bạc và các công ty cho vay nặng lãi, đầu tư lớn vào lĩnh vực thể thao và giải trí.

Đầu tiên, Taoka phát triển thế lực ở thành phố cảng Kobe. Ở đây, các băng nhóm của hắn quản lý những người lao động không có tay nghề và buộc họ phải làm việc với thu nhập rất thấp cho các công ty vận tải biển. Các băng nhóm yakuza khác cũng lao vào tranh giành thị trường béo bở này, nhưng dưới sự chỉ huy của Taoka, Yamaguchi-gumi luôn chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực cung cấp nhân công.

Không giống như Yoshio Kodama, một kẻ không ưa bạo lực, Taoka đã gắn bó với công cụ này trong toàn bộ cuộc đời của hắn. Vốn là một đứa trẻ mồ côi, Taoka buộc phải làm việc trên các xưởng đóng tàu ở Kobe. Ở đây hắn đã được một thủ lĩnh của một băng nhóm ở địa phương có tên là Noburu Yamaguchi để mắt đến. Lúc còn trẻ, Taoka là một tay côn đồ hung hãn. Khi tấn công đối phương, hắn thường sử dụng miếng móc mắt đối phương. Điều này khiến hắn được đặt biệt danh Kuma (gấu). Năm 1936, hắn bị kết án 8 năm tù giam vì đã sát hại một đối thủ.

“Bố già” người Triều Tiên Hisayuki Machii cũng là một nhân vật sừng sỏ trong thế giới yakuza ở Nhật.

Sinh năm 1923 dưới thời Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên, Machii là một tay lưu manh có nhiều tham vọng. Hắn đã nhận thấy cơ hội phát triển ở Nhật Bản và ngay lập tức nắm lấy cơ hội này. Sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, Machii làm việc cho tổ chức phản gián của Mỹ. Trong khi thủ lĩnh của các tổ chức yakuza của Nhật Bản bị bắt giam hoặc bị các lực lượng chiếm đóng giám sát chặt chẽ, thì tổ chức của “bố già” người Triều Tiên này được tự do tiếp quản các thị trường chợ đen béo bở. Nhưng thay vì cạnh tranh với các bố già Nhật Bản, Machii đã liên kết với chúng. Trong suốt thời gian làm thủ lĩnh, hắn vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi với cả Kodama và Taoka.

Năm 1948, Machii thành lập băng Tosei-kai và nhanh chóng tiếp quản quận Ginza ở thủ đô Tôkyô. Tosei-kai trở nên hùng mạnh đến mức chúng được gọi là “cảnh sát Ginza”, và thậm chí cả “bố già” Taoka của băng nhóm quyền lực nhất Yamaguchi-gumi cũng phải ký kết một thỏa thuận với Machii cho phép nhóm đó hoạt động ở Tôkyô. Băng của Machii hoạt động trên nhiều lĩnh vực bao gồm du lịch, giải trí, quán rượu, nhà hàng, mại dâm và nhập khẩu dầu lửa. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, hắn và Kodama đã kiếm được số tài sản kếch xù. Quan trọng hơn, hắn đã ký kết được các thoả thuận với chính phủ Hàn Quốc cho phép những tên tội phạm người Nhật thành lập các khu ăn chơi ở Hàn Quốc. Nhờ có Maichii, Hàn Quốc trở thành ngôi nhà thứ hai của các tổ chức yakuza. Bởi có công là cầu nối giữa thế giới ngầm của hai nước, Maichii giành được quyền cung cấp dịch vụ chuyên chở bằng phà lớn nhất giữa thành phố Shimanoseki, Nhật Bản, và thành phố Pusan, Hàn Quốc - tuyến đường ngắn nhất kết nối giữa hai quốc gia này.

Vào giữa những năm 1960, trước áp lực từ phía cảnh sát, Machii buộc phải chính thức giải tán băng Tosei-kai. Hắn liền thành lập hai tổ chức khác vào khoảng thời gian này, Towa Sogo Kigyo (Công ty Đông Á) và Towa Yuai Jigyo Kumiai (Hiệp hội doanh nghiệp hữu nghị Đông Á). Đây là những tấm bình phong cho các hoạt động tội phạm của hắn. Maichii “rửa tay gác kiếm” khi hắn đã ngoài 80 tuổi.


Đình Vũ (tổng hợp)

Hei
09-05-2011, 03:18 PM
Các “vòi bạch tuộc” của yakuza vươn đến nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là tống tiền doanh nghiệp, đánh bạc, buôn lậu, cho vay nặng lãi, rửa tiền, buôn bán ma túy, kinh doanh bất động sản, thể thao, giải trí, du lịch, mại dâm, nô lệ, ấn phẩm khiêu dâm và cả vũ khí.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tình dục là miếng mồi chính của các tổ chức yakuza. Chúng cung cấp dịch vụ cho các công chức. Yakuza buôn lậu vô số phim ảnh và tạp chí khiêu dâm từ châu Âu và châu Mỹ vào Nhật Bản. Chúng điều hành các đường dây mại dâm ở khắp đất nước, chủ yếu bắt những người phụ nữ trẻ đến từ các quốc gia châu Á khác ký kết hợp đồng làm người giúp việc và rồi buộc họ phải làm gái mại dâm. Các tổ chức yakuza còn mua những bé gái bị bỏ rơi từ Trung Quốc với một cái giá ít ỏi là 5.000 đôla Mỹ, rồi buộc các em phải làm việc trong các quán bar, nhà hàng và hộp đêm của yakuza.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/Yakuza18.jpg
Mại dâm là một lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận cho các băng yakuza.

Trung Quốc không phải là nguồn cung cấp các phụ nữ trẻ duy nhất cho yakuza. Nhiều người trong số gái mại dâm là người Philíppin. Các cô gái từ các làng quê nghèo ở đây bị lừa đưa đi làm những công việc được trả lương cao ở nước ngoài. Ngay khi đặt chân đến Nhật Bản, họ sẽ bị bắt làm vũ nữ múa thoát y và gái điếm.

Du lịch tình dục là một hiện tượng khá phổ biến ở khu vực Đông Á và các băng nhóm yakuza cũng dính líu đến hình thức kinh doanh này. Chúng tổ chức các chuyến du lịch đến các thành phố như Băng Cốc (Thái Lan), Manila (Philíppin), Xơun (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) là những nơi có các khách sạn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ mại dâm cho các quý ông.

Yakuza cũng tiến hành buôn lậu vũ khí vào Nhật Bản. Bản thân các thành viên của các băng nhóm yakuza lại chính là những “khách hàng ruột”. Loại “hàng nóng” mà chúng ưa thích nhất là những khẩu súng ngắn tự động được sản xuất ở châu Âu hoặc Mỹ. Các tổ chức yakuza còn tổ chức sản xuất và bán chất methamphetamine - một loại ma túy tổng hợp - và chúng thường xuyên dùng loại ma túy này để trao đổi với những nhà cung cấp vũ khí của phương Tây.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/Yakuza19.jpg

Các băng nhóm yakuza hàng năm còn kiếm được hàng triệu đôla Mỹ từ việc tống tiền các doanh nghiệp. Những kẻ chuyên tống tiền doanh nghiệp sẽ mua một số lượng nhỏ cổ phiếu của một công ty. Vì thế, chúng có thể tham dự các cuộc họp cổ đông. Trước khi diễn ra cuộc họp, bọn chúng thu thập thông tin không có lợi về công ty và các quan chức; những chuyện tình cảm bí mật, trốn thuế, điều kiện làm việc không đảm bảo. Sau đó, chúng sẽ liên hệ với hội đồng quản trị công ty và đe dọa tiết lộ mọi thông tin mà chúng đang nắm trong tay tại cuộc họp cổ đông, trừ khi chúng được trả giá thích đáng. Nếu hội đồng quản trị không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi, chúng sẽ đến dự hội nghị cổ đông và phá quấy, đe dọa bất kỳ người nào dám phát biểu, rồi công khai các bí mật mà chúng có. Ở Nhật Bản, người ta sợ bị xấu hổ hơn sự đe dọa về thể xác. Vì vậy, hội đồng quản trị thường đáp ứng các yêu cầu của chúng.

Một mánh khóe làm ăn khác của những kẻ tống tiền là thành lập các câu lạc bộ quyên tiền cho những lý do không có thật. Chúng cũng tổ chức các sự kiện để giới doanh nhân khi tham dự đều mang tiền đến cho nhà tổ chức. Những sự kiện kiểu như thế có thể mang lại cho chúng 100.000 đôla Mỹ mỗi đêm. Bọn chúng cũng đứng ra tổ chức những cuộc thi sắc đẹp nhằm rút tiền của các nhà tài trợ. Ngoài ra chúng cũng tổ chức các giải gôn để thu những khoản phí đắt đỏ đối với những người muốn tham gia; bán vé với giá trên trời cho những người muốn đến xem các sự kiện tổ chức trong rạp hát.

Cho đến nay, người ta khó có thể biết được các tổ chức yakuza hiện có còn tồn tại hay không. Giới chức Nhật Bản thì cho rằng, các tổ chức yakuza chỉ còn là quá khứ. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng hội viên yakuza vẫn còn khá đông đảo, nhưng chúng đã rút vào hoạt động tinh vi hơn và người ta khó có thể phát hiện ra. Cũng giống như các nhân vật Ninja huyền thoại của Nhật Bản thời xa xưa, chúng có thể có mặt ở mọi nơi và vẫn luôn nguy hiểm.


Đình Vũ (Tổng hợp)

lynkloo
06-01-2012, 07:32 PM
Yakuza, mafia xứ mặt trời mọc

Một trong những truyền thống lâu năm của yakuza là xăm đầy mình. Các yakuza xăm mình để chứng tỏ lòng can đảm và sự trung thành với tổ chức. Thường mỗi băng nhóm có một hình xăm khác nhau.

Ngoài ra, khi một thành viên vi phạm luật của tổ chức, hình phạt thường là tự chặt một lóng hoặc một ngón tay. Khi chấm dứt tranh chấp, các thành viên yakuza cũng có thể trao một ngón tay của mình cho đối phương để tỏ thiện chí. Vì thế, khá ít yakuza cao tuổi vẫn giữ nguyên 10 ngón tay.



http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/thumbnail203_yakuza.jpg

Ngoài ấn tượng từ hình xăm và những ngón tay mất vài lóng, yakuza Nhật có sức ảnh hưởng không kém mafia Ý.
Hôm 6.7, Đài truyền hình NHK của Nhật thông báo sẽ không phát sóng giải đấu sumo mùa hè tại Nagoya để phản đối các vụ bê bối gần đây khi một số võ sĩ bị tố cáo dính dáng đến những tổ chức tội phạm, theo AFP. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1953, NHK không tường thuật một giải sumo. Trước đó, võ sĩ nổi tiếng Kotomitsuki đã bị Hội Sumo Nhật Bản (AJS) khai trừ vì tham gia cá cược bất hợp pháp do các băng nhóm yakuza tổ chức. Những người đứng đầu một số lò sumo thừa nhận đã tặng vé ngồi hàng đầu cho nhiều tay anh chị của Yamaguchi-gumo, tổ chức yakuza lớn nhất Nhật Bản. Nhờ vậy, chúng có thể chuyển thông điệp ngầm cho đồng bọn đang bị giam giữ tại những nhà tù có cho phép phạm nhân xem sumo. Không chỉ sumo, yakuza dường như có tầm ảnh hưởng lan rộng đến mọi lĩnh vực trong đời sống tại Nhật Bản và bắt đầu “lấn sân” sang các nước khác như Mỹ chẳng hạn.

Tội phạm có bảng hiệu

Một trong những truyền thống lâu năm của yakuza là xăm đầy mình. Các yakuza xăm mình để chứng tỏ lòng can đảm và sự trung thành với tổ chức. Thường mỗi băng nhóm có một hình xăm khác nhau.
Ngoài ra, khi một thành viên vi phạm luật của tổ chức, hình phạt thường là tự chặt một lóng hoặc một ngón tay. Khi chấm dứt tranh chấp, các thành viên yakuza cũng có thể trao một ngón tay của mình cho đối phương để tỏ thiện chí. Vì thế, khá ít yakuza cao tuổi vẫn giữ nguyên 10 ngón tay.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/20720111_images1367223_ya3.jpg
Bàn tay có một đốt ngón út bị chặt để tạ lỗi với bề trên của một thành viên Yakuaza.

Yakuza chia thành 3 dạng hoạt động chính: các nhóm chuyên sử dụng bạo lực, các nhóm chuyên làm tiền giới kinh doanh và các nhóm thân cận với những đảng phái chính trị cực hữu. Không như mafia Ý, nhiều tổ chức yakuza hoạt động khá công khai, với văn phòng làm việc có bảng hiệu rõ ràng. Lý do là trong quá khứ, yakuza từng có nhiều liên hệ với chính quyền và các tổ chức chính trị cực đoan. Theo sử gia Jean-Marie Bouissou thuộc Đại học Sciences Politiques Paris (Pháp), những yakuza xuất hiện lần đầu vào khoảng thế kỷ XVII. Khi đó, chính quyền Shogun Tokugawa (Mạc phủ Đức Xuyên) áp dụng chế độ an ninh hà khắc và các yakuza, ban đầu là những người bán hàng rong và chơi cờ bạc chuyên nghiệp được trưng dụng để quản lý các khu chợ búa.

Sau thời Tokugawa, yakuza tiếp tục phục vụ cho các đảng phái bảo hoàng và ngược lại, nhiều samurai “thất nghiệp” vì chế độ phong kiến chấm dứt đã gia nhập yakuza. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng theo đó “thẩm thấu” vào giới yakuza và nhiều samurai - yakuza đã thành lập các tổ chức bí mật để tham gia xâm chiếm thuộc địa của quân phiệt Nhật vào cuối thế kỷ XIX. Vụ ám sát hoàng hậu Triều Tiên năm 1895, các chiến dịch “giữ gìn trật tự” sau đợt “bạo động gạo” năm 1918… đều có bàn tay của yakuza.

Sau Thế chiến 2, các tổ chức mafia Nhật bắt đầu chuyển sang buôn bán ma túy và kiểm soát hoạt động mại dâm. Những thành phố bị bom đạn tàn phá cũng là món mồi ngon để yakuza kinh doanh đất đai. Ngoài ra, nhiều băng nhóm yakuza được các đảng phái chính trị thuê để gây áp lực, thậm chí ám sát những nhân vật chống đối.

Luật pháp chưa mạnh tay

Chính vì có mối liên hệ với nhiều tổ chức chính trị và sự mập mờ “lúc chính lúc tà” của các tổ chức yakuza nên đến tận năm 1991 mới thật sự có luật chống yakuza ở Nhật. Luật này cho phép các cơ quan an ninh địa phương được quyền xếp những tổ chức, hội nhóm có 12% thành viên từng lãnh án hình sự vào loại “bạo động”. Và như thế, theo ông Bouissou, không phải tổ chức yakuza nào cũng ngoài vòng pháp luật, vì luật chỉ cấm các băng đảng không được tham gia vào một số lĩnh vực như thu thuế, bảo kê, đòi nợ, giải quyết các tranh chấp dân sự bằng vũ lực…
Trong trường hợp vi phạm, cảnh sát đình chỉ hoạt động và chỉ đến khi tái phạm mới bị phạt. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn nỗ lực chống lại yakuza khi tổ chức nhiều trung tâm tư vấn để cung cấp thông tin cho người dân, đồng thời đón nhận các yakuza hoàn lương. Theo đó, nỗi sợ hãi thế lực đen cũng lùi dần, nhiều người đã tham gia biểu tình phản đối việc các tổ chức tội phạm mở văn phòng trong khu nhà của họ, nhiều nạn nhân của các cuộc thanh toán bạo lực bắt đầu kiện yakuza ra tòa để đòi bồi thường…

Đến thập niên 1970, sự phát triển kinh tế giúp làm giảm căng thẳng xã hội. Các băng nhóm bạo lực theo đó cũng bớt “công ăn việc làm” và dần tập trung vào một số tổ chức lớn, tiêu biểu là Yamaguchi - gumi, Sumiyoshi-rengo và Inagawa. Tùy theo “đường lối” mà những tổ chức này sẽ tiếp tục hoạt động theo kiểu đâm thuê chém mướn hay nhúng tay vào lĩnh vực kinh doanh, chính trị. Buôn bán vũ khí mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho yakuza (chiếm 35%), tiếp đó là thu thuế bảo kê (20%), tổ chức bài bạc, cá cược (17%) và mại dâm (13%). Ngoài ra, các băng nhóm còn kiểm soát các khu cảng, tổ chức di cư bất hợp pháp, chuyên cưỡng đoạt và thu hồi đất đai.


theo duhocnhat.net