PDA

View Full Version : Chiếu Tatami



Kasumi
07-12-2005, 06:18 PM
Nếu đặt tatami vào một quốc gia khác, một khung cảnh địa lý và phong thổ khác, chắc là chẳng thích hợp bao nhiêu. Nhưng với khí hậu, nhân tình và văn hóa Nhật Bản, tatami trở thành một thứ mang nét Nhật Bản hóa nhiều nhất.

Trà đạo, cắm hoa, geisha và shamisen .. những nét văn hóa độc đáo riêng biệt của NHật bản - đều đã ra đời trong phòng có tatami.


http://img205.imageshack.us/img205/2676/shctatami0hs.jpg


Tatami thể hiện ít nhiều nét tính cách con người Nhật bản. Nguyên liệu cho tatami là thực vật mềm, tơi và khô. Nên có thể tùy lúc mà thay đổi cac bộ phận bị mài mòn hay rách nát. Khi thời tiết quá lạnh, người Nhật cũng không cuốn tatami để thay vào phương thức sưởi ấm khác. Người Nhật vốn đã lâu hình thành nếp sống hướng nội, yên tĩnh không thất thường, ( cộng vào đó chút tính yêu thiên nhiên vừa đạm bạc vừa phong lưu). Việc ngồi trên tatami cũng tác động đến văn hóa ứng xử, và trang phục của dân tộc Nhật bản. Khi giữ được dáng đứng thẳng, trang phục truyền thống của họ sẽ tôn lên vẻ đẹp thanh thóat của người mặc. Những hành vi biểu thị sự khiêm nhường và cung kính với người trên là nét chủ đạo trong thói quen sinh họat của họ. Lễ tiết gật đầu cúi chào vì đó không thể thoái hóa.


http://img228.imageshack.us/img228/5366/tatami9wf.jpg
(http://thongtinnhatban.net)

ddomddomddor
08-10-2007, 10:06 PM
Chiếu tatami

Trong các ngôi nhà Nhật Bản, không có một phòng ngủ nào là không được phủ tatami.Khá nhiều nhà nghiên cứu xã hội đã nghiên cứu việc thay thế tatami bằng salon trong các căn hộ Nhật bản và cùng rút ra kết luận : không thể thay thế. (Why ? Pourquoir ? )

Vậy, trước hết, tatami là gì ?

Nói một cách đơn giản thì tatami của Nhật tương đương với chiếu Việt Nam.
Những sợi rơm cũ (ít nhất một năm) được xoắn lại thành dây có đường kính khoảng 2cm, và được xếp chồng lên nhau gắn với nhau bằng một sợi gai (gai dầu- chanvre).7 tấm như thế xếp chồng lên nhau và bắt chéo, sau đó được nén lại cho đến khi đạt độ dày 6cm.
http://img147.imageshack.us/img147/121/tatamizp6.th.jpg

Tuỳ theo từng vùng khác nhau tatami có diện tích khác nhau, nhưng chênh lệch không đáng kể và trung bình là khoảng 180*90cm. Một tatami này có trọng lượng khoảng 17kg/m2.


Cuối cùng được chiếu trơn phủ lên trên , đây là loại chiếu mỏng nhẵn, sáng, khá nặng. Tatami cuối cùng được viền xung quanh bằng vải, đường viền rộng 3 cm.

Kể từ thời của Kamakura (1185-1382), tatami được quy uớc là diện tích hình chữ nhật dành cho hai người ngồi và cho một người ngủ. ..Ngày nay, kích thước tatami được tính như một đơn vị đo của Nhật Bản, (người ta thường dựa trên số lượng của tatami)

Ví dụ một căn phòng 6 tatami tương đương với diện tích khoảng 10m2.http://img120.imageshack.us/img120/8665/tatamimf3.gif
(tham khảo tài liệu tại trang www.nihon-zen.ch)

ddomddomddor
18-10-2007, 01:37 PM
uhm, đúng là bây giờ người Nhật sử dụng lối kiến trúc theo phong cách phương Tây nhiều nhưng mình thấy có một căn phòng thường vẫn giữ phong cách "tatami", đó là phòng sinh hoạt chung của cả gia đình, đặc biệt là với gia đình nhiều thế hệ...tatami và bàn sưởi, là hình ảnh quen thuộc trong các buổi sum họp của người Nhật Bản phải không nào?

Aga
22-10-2007, 01:43 PM
Để em giúp chị domdom cho ^^! Đây là ảnh về chiếu tatami này
http://housing.cnfj.navy.mil/photos/tatami.JPG

http://www.haikudesigns.com/images/tatami-bed-main.jpg

( Cái giường này nhà mình mà có chắc ngủ suốt ngày :D )

http://housing.cnfj.navy.mil/photos/tatami.JPG

http://www.biosaffair.de/b%20diverse%20Seiten/tatami-muster.jpg

Cận cảnh chiếu này:
http://www.acbj.com.br/alianca/img_palavras/tatami%201.jpg

Chắc đây là cách sắp xếp chiếu của người Nhật theo phong cách truyền thống:

http://www.frontiernet.net/~cybraria/Neohome/tatami.gif

cost
09-04-2009, 07:03 PM
Chiếu tatami thường có màu sắc rất nhã:

http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/haru/Tatimimat2_1.jpg
http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/haru/tatami-bed-cups.jpg
http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/haru/tatami-muster.jpg
http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/haru/tatami.jpg
http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/haru/tatami_1jpe.jpg

cost
09-04-2009, 07:07 PM
http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/haru/tatami_bed_walnut049.jpg
http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/haru/IMG_2570.jpg
http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/haru/Takagike_Kashihara_JPN_001.jpg
http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/haru/tatami2.jpg
http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/haru/210.jpg
http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/haru/3676759_tatami_rooms_sliding_paper_.jpg
http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/haru/cameracutatami_view.jpg
http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/haru/japaneseTatami.jpg

Sayuri_chan
14-05-2011, 03:14 PM
Từ xưa, người Nhật đã rất chú trọng đến việc thiết kế nhà ở hòa hợp với thiên nhiên bên ngoài. Vật liệu dùng để xây dựng và trang trí trong nhà thường là gỗ và giấy. Họ đã sử dụng loại giấy trắng tinh để làm cửa kéo shoji. Công dụng của loại cửa này là giúp mang ánh sáng dịu dàng vào trong nhà. Chỉ cần kéo cửa shoji, bạn có thể tận hưởng không khí của trời đất và chiêm ngưỡng sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên theo mùa.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/2010/HD/04/04/D2102_06.jpg
Căn phòng được trang trí bằng chiếu tatami

Thông thường, nếu sử dụng cửa kéo thì sàn nhà phải được lót bằng chiếu tatami – một loại chiếu truyền thống của người Nhật. Tại Nhật, người ta có thói quen tháo giày ra khi bước vào nhà. Được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên chiếu tatami có độ đàn hồi thích hợp. Khi bước chân trần trên chiếu, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại và ấm áp nơi lòng bàn chân.

Sinh hoạt hàng ngày của người Nhật gắn liền với chiếu tatami. Họ có thể ngồi trực tiếp hoặc nằm ngủ ngay trên chiếu. Chu đáo hơn, họ chỉ cần trải một tấm nệm lót trên chiếu và một tấm chăn để đắp là đã có một giấc ngủ thoải mái hoặc ngồi dùng bữa ngay trên chiếu mà không cần sử dụng đến ghế. Với đặc tính bền và mềm mại, chiếu tatami là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật suốt nhiều thế kỉ qua.

Thông thường, một tấm chiếu tatami có chiều dài 1,8 mét và rộng 90 cm. Đây được xem là kích thước chuẩn truyền thống. Chiếu tatami được cấu thành từ 3 bộ phận, gồm tatami-omote, tatami-doko và tatami-beri.

Tatami-omote là lớp phủ trên bề mặt của chiếu tatami. Đây là bộ phận quyết định nên cảm giác dễ chịu khi chúng ta bước chân trần trên chiếu. Tatami-omote được làm từ một loại cói có tên gọi igusa. Từ thời Yayoi, khoảng năm 300 trước Công nguyên đến năm 300 sau Công nguyên, cói igusa đã được dùng làm nguyên liệu đan, dệt. Cói igusa sau khi cắt từ ngoài đồng về, người ta sẽ ngâm chúng vào nước bùn. Mục đích của công đoạn này là tạo cho chiếu tatami có một mùi hương đặc biệt.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/2010/HD/04/04/D2102_03.jpg

http://thvl.vn/data/upload_file/Image/2010/HD/04/04/D2102_04.jpg
Tatami-omote là lớp phủ trên bề mặt của chiếu tatami

Theo thời gian, người Nhật đã có nhiều cải tiến trong kỹ thuật làm chiếu tatami nhằm nâng cao chất lượng, đồng thời tiết kiệm công sức. Gần đây, số thợ làm tatami-omote bằng thủ công cũng dần ít đi. Việc đưa từng sợi igusa vào khung dệt khiến nhiều người thợ không đủ kiên nhẫn duy trì cách làm truyền thống này.

Kỹ xảo dệt igusa trên máy dệt thủ công được họ gọi là nakatsugi. Nếu sử dụng kỹ thuật dệt nakatsugi, người thợ phải mất hai ngày để tạo ra một tấm tatami-omote.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/2010/HD/04/04/D2102_09.jpg
Tatami-doko là bộ phận trung tâm của chiếu tatami

Ngay bên dưới tấm tatami-omote là bộ phận trung tâm của chiếc tatami, có tên gọi là tatami-doko. Khi cuốn tatami-omote lại, sẽ để lộ ra tấm tatami-doko có bề dày khoảng 5,5 cm, được làm từ rơm khô. Tatami-doko giữ vai trò quan trọng quyết định nên tính năng và đặc trưng cũng như vẻ đẹp và sự tiện nghi của tấm chiếu tatami.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/2010/HD/04/04/D2102_05.jpg
Chế tạo tatami-doko

Những năm gần đây, rơm khô không còn là nguyên liệu duy nhất để tạo ra những tấm tatami-doko. Người Nhật đã sử dụng một số nguyên liệu thay thế như sợi hóa học và mạt gỗ ép. Chúng có ưu điểm là khả năng đàn hồi và cách nhiệt tốt, nhưng lại tạo điều kiện tốt cho các loài bọ, gián sinh sống.

Bộ phận cuối cùng là tatami-beri hay còn gọi là mép chiếu, dùng để kết nối tatami-doko và tatami-omote lại với nhau. Khi xếp các tấm tatami trên sàn nhà, tatami-beri trở thành đường viền trang trí xinh xắn. Tatami-beri có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chẳng hạn như sợi bông, sợi lanh hoặc tơ lụa.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/2010/HD/04/04/D2102_08.jpg
Tatami-beri dùng để kết nối tatami-doko và tatami-omote lại với nhau

Ngày xưa, tatami-beri chỉ có một vài hoa văn đơn điệu, nhưng ngày nay, nó được thiết kế nhiều màu sắc và hoa văn trang trí đẹp mắt. Sự thay đổi này nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.



Trích dẫn từ http://thvl.vn (http://thvl.vn/?p=15095)

Kumoko
15-05-2011, 12:58 AM
Ồ, thú vị thật đấy, trước đây tớ cứ hình dung ra chiếu tatami giống như chiếu cói của người Việt Nam mình cơ :">
Thật đúng là "bé cái nhầm" ;))
Không ngờ chiếu này dầy thật đấy, nếu mà để giặt phơi thì chắc không dễ dàng gì :-s

Kasumi
26-04-2012, 03:19 AM
Post típ cho phần I ở #7 :D

---

Chiếu Tatami – Phần cuối

Người Nhật không bày trí tatami một cách tùy tiện mà dựa trên những qui tắc cụ thể. Một tatami có kích thước chuẩn thì trọng lượng của nó khoảng 17kg/met vuông.

Gian phòng được lót hoàn toàn bằng chiếu tatami được gọi là washitsu. Hiện nay, tại Nhật, washitsu 8 chiếu tatami rất được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi. Yêu cầu trong cách sắp xếp của gian phòng này là các tấm tatami kết hợp với nhau tạo ra những góc hình chữ T.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/2010/HD/04/04/D2302_03.jpg
Gian phòng được lót hoàn toàn bằng chiếu tatami được gọi là washitsu

Washitsu 8 chiếu tatami không quá lớn và cũng không quá nhỏ. Vì vậy, lúc nào không gian trong phòng cũng tràn ngập ánh sáng tự nhiên của mặt trời phản chiếu từ bên ngoài. Tuy nhiên, đó không phải là ánh nắng gay gắt rọi trực tiếp vào gian phòng mà là thứ ánh sáng dịu dàng đã được lọt qua lớp giấy trắng tinh trên cửa kéo shoji.

Tatami cũng góp phần quan trọng tạo nên độ sáng tối của gian phòng. Những nếp gợn sóng trên mặt chiếu là bộ phận phản quang tuyệt vời. Để tận dụng ưu điểm này, khi trải chiếu tatami, người ta kết hợp một cách khéo léo giữa chiếu dọc và chiếu ngang nhằm mang lại sự thay đổi ánh sáng cho washitsu. Ngoài ra, cách bố trí dựa theo màu sắc của tatami cũng được chú trọng. Tatami màu sáng được trải ở gần cửa ra vào trong khi tatami màu tối đặt ở phía trong.

Tatami mang cả không khí thiên nhiên vào trong gian phòng, từ lâu nó đã là nhân tố quan trọng trong kiến trúc nhà ở của người Nhật. Tại viện bảo tàng Shoso-in của chùa Todai-ji ở thành phố Nara, vẫn còn lưu giữ một chiếc chiếu tatami cổ. Tương truyền, vào thế kỉ thứ VIII thời Nara, Thiên hoàng Shomu đã sử dụng chiếu tatami cổ này trong các buổi bàn luận Phật pháp. Theo nhận định của giới nghiên cứu, vào thời điểm này, ở Nhật đã xuất hiện một tấm phản có chiều rộng khoảng 1 mét và dài 2.4 mét được làm từ nhiều thanh gỗ ghép lại với nhau, phía dưới là 4 chân gỗ cứng cáp. Nó có hình dáng giống như chiếc giường ngày nay. Phía trên phản trải một tấm lót được làm từ rơm hoặc cói đan chặt vào nhau. Tấm lót đó là hình mẫu ban đầu của chiếu tatami. Tính đến nay, chiếc chiếu tatami cổ ở chùa Todai-ji đã có lịch sử tồn tại trên 1200 năm.

Sau đó, vào thời Heian, chiếu Tatami được sử dụng chủ yếu trong cung đình và tư gia của quí tộc. Chiếu tatami trong giai đoạn này chỉ dùng để ngồi hoặc nằm ngủ, chưa có những gian phòng washitsu như ngày nay. Nó được xem là vật dụng rất có giá trị, biểu tượng cho quyền lực của Nhật hoàng và qui tắc, trật tự trong xã hội. Mép chiếu tatami sử dụng hoa văn đen trắng có tên gọi korai-beri. Đó là mẫu hoa văn lớn có hình hoa cúc được viền trên những tấm chiếu tatami chỉ dành cho giới quí tộc có địa vị cao trong xã hội. Những quí tộc khác dùng loại chiếu có mép viền trang trí mẫu hoa văn nhỏ hơn.

Đến thời Edo, chiếu tatami dần được sử dụng rộng rãi trong xã hội Nhật Bản, từ những buổi hội họp của chính quyền đến những hoạt động thường nhật trong thành phố. Những gian phòng được lót toàn chiếu tatami bắt đầu xuất hiện. Tatami có mặt tại các cửa hàng và là vật dụng trong kiến trúc nhà ở.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng tatami trong cộng đồng, số lượng thợ tham gia làm chiếu ngày một đông. Tuy nhiên, để tạo ra những tấm chiếu đẹp và bền chắc, người thợ tatami thủ công của Nhật Bản phải mất khoảng 10 năm để học kỹ thuật buộc, khâu và dệt nguyên liệu từ rơm và cói.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/2010/HD/04/04/D2102_07.jpg
Cách làm chiếu tatami thời xưa ở Nhật Bản

Tatami có liên quan mật thiết đến nghi thức tín ngưỡng cũng như hoạt động văn hóa của người Nhật, đặc biệt là trong Trà đạo. Lễ trà luôn được tiến hành trong gian phòng lót chiếu tatami. Người Nhật có một số tiêu chuẩn khắt khe về tatami trong lễ trà.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/2010/HD/04/04/D2302_04.jpg
Thường thì một trà thất có diện tích khoảng 4 chiếu rưỡi tatami, tức 7.29met vuông

Thường thì một trà thất có diện tích khoảng 4 chiếu rưỡi tatami, tức 7.29met vuông. Chủ lễ trà và khách luôn mang vớ khi bước trên tatami trong trà thất, bước phải thật khẽ tránh gây tiếng động. Các thao tác khi pha trà cũng được thực hiện trực tiếp trên mặt chiếu tatami, chủ lễ trà khéo léo không để vương vãi mạt trà trên chiếu.

Chén trà sau khi pha xong cũng được đặt trên tatami để mời khách và trước khi chuyền cho người bên cạnh, khách uống trà lại đặt chén xuống tatami để thực hiện một số thao tác.


Thanh Tâm
THVL

Kasumi
26-04-2012, 03:23 AM
Thêm một bài tổng hợp khác :D

---

Chiếu Tatami

Trong các ngôi nhà Nhật Bản, không có phòng nào là không được phủ chiếu Tatami. Khá nhiều nhà nghiên cứu xã hội đã nghiên cứu việc thay thế chiếu Tatami bằng salon trong các căn hộ Nhật Bản và cùng rút ra kết luận : không thể thay thế.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/200908/D0401_01.jpg
Không có gì có thể thay thế Tatami trong văn hóa Nhật Bản

Nếu đặt Tatami vào một quốc gia khác, một khung cảnh địa lý và phong thổ khác thì chắc hẳn, Tatami sẽ khó có thể dung hòa vào đó. Nhưng với khí hậu, nhân tình và văn hóa Nhật Bản, Tatami trở thành một thứ mang nét Nhật Bản hóa nhiều nhất. Trà đạo, cắm hoa, geisha và shamisen… và tất cả những nét văn hóa độc đáo riêng biệt của Nhật Bản đều đã ra đời trong phòng có Tatami.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/200908/D0401_04.jpg

Việc ngồi trên Tatami cũng tác động đến văn hóa ứng xử và trang phục của dân tộc Nhật Bản. Khi giữ được dáng đứng thẳng, trang phục truyền thống của họ sẽ tôn lên vẻ đẹp thanh thoát của người mặc. Những hành vi biểu thị sự khiêm nhường và cung kính với người trên là nét chủ đạo trong thói quen sinh hoạt của họ. Lễ tiết gật đầu cúi chào vì đó không thể thoái hóa.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/200908/D0401_08.jpg
Việc ngồi trên Tatami cũng tác động đến văn hóa ứng xử và trang phục của dân tộc Nhật Bản

Nói một cách đơn giản thì Tatami của Nhật tương đương với chiếu Việt Nam. Tatami là loại sàn nhà truyền thống của Nhật Bản. Tatami được tạo ra bằng cách xếp chặt các tấm phản hình chữ nhật có kích cỡ thống nhất lại với nhau. Mỗi tấm phản thường có chiều dài bằng hai lần chiều rộng. Kích cỡ chuẩn truyền thống là 910mm×1820mm và có độ dày 55mm. Tuy nhiên, tùy địa phương hay từng loại phòng trong nhà mà kích cỡ của tấm phản có thể to hơn hay nhỏ hơn một chút.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/200908/D0401_02.jpg

Những tấm phản này có phần lõi được làm từ rơm khô, đan ép chặt với nhau. Ngày nay, có khi người ta dùng sợi hóa học thay cho sợi rơm để tăng độ bền và độ cách nhiệt.

Lớp ngoài phản là chiếu cói bao bọc. Viền phản được bọc bằng vải dệt, nổi vân hoặc vải trơn và thường mang màu xanh lá cây. Các tấm phản sợi ép có khả năng đàn hồi tốt, tạo cảm giác êm ái khi đi trên đó. Chúng còn có khả năng cách nhiệt tốt, thích hợp cho việc đi chân không dép, ngồi hay nằm.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/200908/D0401_05.jpg

Khi chiếu cói còn mới, Tatami có màu xanh lá cây nhạt. Nhưng cùng với thời gian, màu sắc Tatami phai dần. Vì vậy, thường từ 3 đến 5 năm, người ta lại thay lớp chiếu cói bên ngoài. Nguyên liệu cho Tatami là thực vật mềm, tơi và khô nên có thể tùy lúc mà thay đổi các bộ phận bị mài mòn hay rách nát.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/200908/D0401_06.jpg
Công việc chế tạo chiếu Tatami vào thế kỷ XIX

Kể từ thời của Kamakura (1185-1382), Tatami được quy uớc là diện tích hình chữ nhật, dành cho hai người ngồi và cho một người ngủ. Ngày nay, kích thước Tatami được tính như một đơn vị đo của Nhật Bản.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/200908/D0401_07.jpg
Cách xắp xếp Tatami thường thấy trong các chùa, lâu đài và những phòng có không gian lớn

Có hai cách xếp các tấm phản rơm bọc chiếu cói thành Tatami. Cách thứ nhất gọi là Syugijiki, thường áp dụng cho các Tatami trong phòng ở. Cách thứ hai gọi là Fusyugijiki, thường thấy ở các chùa, lâu đài và những phòng có không gian lớn.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/200908/D0401_03.jpg
Sơ đồ diễn tả hai cách thức xắp xếp Tatami


Hải Đăng (tổng hợp)