PDA

View Full Version : Khu vực núi Phú Sĩ



Kumoko
29-05-2011, 10:05 AM
http://www.afjapan.net/afj-tiengviet/images/upload/images/a2.jpg

Núi Phú Sĩ là một ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao 3.776 mét. Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn, đó là: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và Shoji. Cùng với Hồ Ashi ở gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi. Đây là một phần trong Công viên Quốc gia Phú Sĩ-Hakone-Izu.


http://tokyohaneda.com/img/Map-Narita-Tokyo-Hakone.gif

Nằm ở phía tây-nam Tokyo 110 km, giữa hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka, có cả đền Okumiya (Áo Cung) trên đỉnh, nên mỗi năm các vị trụ trì đền đứng ra tổ chức lễ mở núi cho mọi người leo.

Trên đường xe điện hay máy bay nối Tokyo-Osaka tức bắc-nam, du khách có thể trông thấy ngọn núi Phú Sĩ cao 3.776 mét lừng lững vươn lên giữa bầu trời. Muốn leo núi này, thì đi vào mùa hè, giữa tháng 7 và 9, năm 2009 đã có mức kỷ lục khoảng 305.000 người leo (40% là phụ nữ), đúng ra là đi bộ lên đỉnh núi này.

Từ Tokyo có thể lên xe buýt tại trạm Shinjuku hay Tokyo đi tới ga Kawaguchiko ở bên hồ mang cùng tên, mất khoảng hai giờ đồng hồ, hay đi xe điện tới ga Gotenba. Sau đó lấy xe buýt mất thêm khoảng 1 giờ đồng hồ lên trạm Gogome ở cao độ khoảng 2.203 mét (nếu đi bằng đường phía bắc) hay 2.400 mét (nếu đi bằng đường phía nam, nhưng phía này khó đi hơn và rất ít trạm), người leo chỉ còn phải tự đi tiếp 1.573 mét hay 1.376 mét lên đỉnh Komitake. Nhưng ngọn núi cao chót vót nhìn lên không thấy đỉnh, nên đoạn đường đi bộ này không phải dễ, cũng mất khoảng từ 5 đến 8 giờ còng lưng, vừa đi vừa chống gậy khá vất vả. Chân núi là năm hồ lớn ở phía bắc, nơi đây du khách có thể nghỉ mát, tắm hoặc chèo thuyền...

Nếu du khách trú tại khách sạn phía bắc hồ Kawaguchi như Tominoko..., thì ngắm cảnh hồ và núi Phú Sĩ tuyệt đẹp. Nếu du khách đi riêng lẻ và từ ga Tokyo hay Shinjuku, hãy lấy xe buýt chuyên dụng đi về hồ Kawaguchi... ở chân núi Phú Sĩ, giá vé 1 chiều năm 2009 là 1.700 Yen. Có thể ghé trạm Hotel Highland Resort, bỏ 1.000 Yen vào thăm viện bảo tàng núi Fuji , là nơi thu thập các tranh về núi Phú Sĩ. Sau đó có thể đi bộ độ 10 phút qua khu Visitor Center miễn phí để xem và nghe trình bày về nguồn gốc và những cơn hoành hành khủng khiếp gây nên sự biến đổi của núi Phú Sĩ… Quanh núi Phú Sĩ có rất nhiều khu giải trí, mỗi năm thu hút khoảng 30 triệu du khách.



http://www.aoyama-swim.com/ob/report/image/2008006_01_01.jpg

http://www.coastergallery.com/japan/Dodonpa02.jpg

Fujikyu Highland: Nếu muốn vui chơi giải trí, nhất là các thanh thiếu niên thì có khu giải trí nổi tiếng gần hồ Kawaguchi thuộc tỉnh Yamanashi với hồ bơi hay trượt băng (tùy mùa), những xe đu bay, từ loại nhẹ nhàng quay vòng tròn cho trẻ em, tới loại xe "tử thần" vừa chạy trượt trên đường ray vừa quay nhiều vòng, thuộc hàng ghê rợn nhất thế giới, cao 79 mét, dài 2.045 mét và chạy với tốc độ tới khoảng 130 km/giờ, đến người lớn có khi cũng phải khóc thét lên, nên trẻ em và người yếu tim không nên đi, rồi nhà ma...


http://img.tamtay.vn/files/photo2/2009/2/16/23/2125920178/49999055_kawaguchiko%20mount%20fuji.jpg
Ai thích hoa và nhạc phong cầm Tây Phương thì có thể tới Kawaguchi-ko Music Forest, nơi đây vườn Tây Phương với rất nhiều hoa hồng, cúc, tu-líp... và trình diễn nhạc J. S. Bach...




Theo http://www.afjapan.net (http://www.afjapan.net/afj-tiengviet/News/98/KHU_VUC_NUI_PHU_SI)

ponyo89
09-11-2011, 04:54 PM
Phong cảnh ở đây thật tuyệt!

Kasumi
13-12-2011, 05:16 PM
Cần biết khi leo núi Phú Sĩ

Trước khi theo tua leo núi Phú Sĩ, bạn cần thể lực thật tốt. Leo núi Phú Sĩ được coi là tua nặng nhất trong các tua du lịch tại Nhật Bản, chỉ khoảng 30% số người tham gia có thể lên tới đỉnh. Những người leo núi thường bắt đầu hành trình từ buổi chiều để sáng hôm sau được ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc từ trên đỉnh Phú Sĩ.


http://du-lich.chudu24.com/f/d/090520/67.jpg?c=1&w=450
Leo núi cần trang bị đồ gọn nhẹ.

Hành trình leo núi rất vất vả, nên balô đeo hai vai là thích hợp nhất, đồng thời có tác dụng chắn gió từ phía sau lưng. Balô chỉ mang những vật dụng thiết yếu, không được mang quá nhiều quần áo và đồ ăn. Trong hoặc ngoài Balô nên có một lớp ni-lông chống mưa. Những vật dụng cần thiết nên để ngăn phụ dễ lấy. Không nên mang bánh kẹo vì sẽ rất khát nước. Không nên ăn kẹo cao su vì dễ gây mất sức. Nên mang theo gói Arezon để pha vào nước uống, tránh mất nước và hạn chế bạn uống quá nhiều nước.

Giày leo núi cần phải đi quen chân, đế bằng và độ ma sát cao, dễ cử động, chắc chân. Khi leo, bạn nên mang vớ mỏng (không nên đi vớ ni-lông), mềm thấm mồ hôi và một đôi vớ dài bên ngoài trùm lên quần tránh bị côn trùng cắn. Khi mang hai đôi vớ như vậy giảm được độ cọ của giày và chân, tránh làm phồng rộp da chân.

Bạn nên mua găng tay len, độ ma sát cao. Trong trường hợp mưa, nên chuẩn bị thêm găng tay ni-lông hoặc găng tay không thấm nước.

Quần áo mặc khi leo núi là quần dài vừa phải, tuyệt đối không mặc quần jean hay quần vải mỏng, không mặc quần bó. Nên mặc áo thun rộng vừa phải, thấm mồ hôi. Khi dừng lại, bạn nên mặc ngay áo ấm vào tránh trúng gió. Áo mưa không chỉ che mưa, còn khá quan trọng trong việc chống gió và chống rét. Bạn cũng nên chuẩn bị một chiếc khăn mặt đủ dày quấn quanh cổ và thắt nút. Khăn vừa có tác dụng lau mồ hôi vừa có giữ ấm cho cổ, giữ nước và chống cháy nắng vùng gáy.

Nên chuẩn bị gậy, đèn pin, bình oxy (những thứ này có thể mua được ở trạm thứ 5). Nên mua loại đèn đội trên đầu thì sẽ đỡ được việc cầm ở tay, leo trèo sẽ dễ dàng hơn. Lúc mệt, trên núi cao gặp không khí loãng, dùng bình oxy sẽ rất nhanh chóng lấy lại sức. Nếu không ngủ lại ở các nhà trọ ở các trạm thì nên mang theo túi ngủ.

Khi đang leo núi, bạn cảm thấy mệt nên đi chậm lại giữ nhịp và hít vào bằng mũi thật sâu và thở ra bằng miệng. Nếu quá mệt, bạn cúi người xuống, chống hai tay vào đầu gối và thở sâu khoảng 5 phút. Tuyệt đối tránh ngồi xuống nghỉ. Khi uống nước, bạn cảm thấy rất khát nhưng chỉ nên súc miệng qua và uống 1-2 ngụm nhỏ. Đừng uống quá nhiều, nếu không bạn sẽ càng đổ nhiều mồ hôi và mau mệt.

Ngủ đêm trên đỉnh núi: trước khi đi ngủ nên xoa bóp chân bạn và không mang vớ cho đến khi bạn thực sự buồn ngủ thì mới mang vớ vào. Đây là lúc chân bạn được thư giãn lấy lại sức cho hành trình trở xuống.


Nguồn du-lich.chudu24.com