PDA

View Full Version : Nhập môn cổ văn



Như Thị Duyên
03-06-2011, 12:55 AM
Tiếng Nhật khó. Hẳn không ít người vẫn luôn giữ ấn tượng này trong đầu. Tiếng Nhật cổ càng khó, đây là hệ quả của vế trước. Tuy nhiên, tôi hy vọng loạt bài này sẽ giúp bạn nghĩ ngược lại về tiếng Nhật, về cổ văn tiếng Nhật. Nhưng trước hết, cổ văn là gì, tại sao phải học cổ văn, cần những nền tảng gì để học cổ văn? Những vấn đề này sẽ lần lượt được giới thiệu đến độc giả.


Cổ văn là gì?

- Cổ văn, theo nghĩa hạn hẹp, là danh từ chung chỉ "văn" (ngữ pháp, ngôn từ) tiếng Nhật từ thời Edo trở về trước và có nhiều điểm dị biệt với tiếng Nhật hiện đại. Đương nhiên rồi, tiếng Việt ngày nay cũng khác xa nhiều tiếng Việt thời Hai Bà Trưng. Cổ văn (Nhật) là tên gọi chỉ chung quốc văn (Nhật) từ thời Edo trở về trước.
- Cổ văn biến đổi qua từng thời đại. Cổ văn thời Heian khác với thời Edo nhưng tựu trung vẫn có nhiều điểm tương đồng. Loạt bài viết này chủ yếu tập trung vào loại cổ văn kể từ giữa thời Heian trở về sau. Thời kỳ này đã sản sinh ra nhiều kiệt tác văn học, tùy bút trứ danh như "Makura Zōshi" của Sei Shōnagon, "Genji Monogatari" của Murasaki Shikibu, "Tosa Nikki", "Sarashina Nikki",...
Đến thời Kamakura thì có thêm nhiều kiệt tác như "Heike Monogatari", "Tsurezure gusa" và đến thời Edo thì xuất hiện thêm nhiều tác phẩm, nhiều thể loại có giá trị khác nữa.

*Lưu ý: xin hiểu từ "cổ văn" dùng trong loạt bài này là cổ văn tiếng Nhật. Các thứ tiếng khác không bàn đến.


Vì sao phải học cổ văn?

- Vì nếu bạn học giáo dục phổ thông tại Nhật, hay con cái theo học tại đây thì cổ văn nằm trong chương trình giáo dục bắt buộc (cấp 3).
- Tiếng nói là tấm gương phản chiếu chính xác nhất suy nghĩ, tính cách, tâm hồn của một dân tộc, một thời đại. Bằng cách học hỏi tiếng nói của người xưa, bạn có thể hiểu được cuộc sống đương thời như thế nào, họ cảm thấy, suy nghĩ thế nào về sự vật sự việc gì đấy. Đây là một điều không thể trải nghiệm được bằng các tái hiện lịch sử thông thường. Hiểu được cổ văn tức là hiểu được văn hóa, lối sống của người xưa thông qua các ghi chép, sách vở để lại.
- Ngôn ngữ có tính kế thừa. Tiếng Việt ngày nay là thành quả phát triển từ nền tảng tiếng Việt cổ. Tiếng Nhật cũng vậy. Thông qua việc học cổ văn, chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ, hiểu kỹ và hiểu sâu hơn về tiếng Nhật hiện đại.


Cần những nền tảng gì để học cổ văn?

- Một nền tảng kiến thức về tiếng Nhật hiện đại vững chắc. Cái này là đương nhiên, khỏi cần giải thích ha.
- Có một nền tảng tiếng mẹ đẻ (Việt) vững chắc. Khỏi phải nói, nếu bạn không hiểu kỹ tiếng mẹ đẻ của mình thì chỉ có thể tiếp thu được cái vỏ bề ngoài của ngoại ngữ thôi, không bao giờ tiếp thu được cái chân tủy, cái cực ý của nó.
- Tôi không dùng cái đầu để hiểu ngôn ngữ, tôi chỉ dùng tâm hồn để cảm nhận nó.
- Tôi không dùng cái đầu để ghi nhớ ngôn ngữ mà chỉ khắc sâu nó vào trong tâm hồn.
- Biết liên tưởng các sự việc. Biết nhìn ra chỗ "trùng trùng duyên khởi". Chỗ này không hiểu thì tra Google há.
- Đừng câu nệ vào câu chữ. Có khi tôi nói thế nhưng ý không phải thế. Phải biết dùng tâm hồn của bạn mà nhận ra cái ý tôi muốn nói.


Nếu vẫn chưa rõ cổ văn là gì thì có thể xem qua một bài ví dụ tại đây (click vào) (http://daiwakon.blogspot.com/2011/06/co-van.html):

* Lưu ý: những điều khuyên trên đây chỉ là tương đối, tùy từng căn cơ mà bạn có thể tiếp nhận theo những cách khác nhau.

Cổ văn khác tiếng Nhật đương đại thế nào?

Xét về góc độ văn phạm, cách dùng từ, ý nghĩa của từ thì cổ văn và tiếng Nhật hiện đại dĩ nhiên là khác nhau. Nhưng không phải đây là hai thế giới hoàn toàn khác biệt nhau.
Ông của bạn dĩ nhiên là khác cha của bạn, và dĩ nhiên là cha bạn khác chính bạn. Nhưng những người này đều có cùng những đặc tính cùng duyên cùng nghiệp với nhau ở một vài khía cạnh nào đó. Ngôn ngữ cũng vậy. Như đã nói trước, nó có tính kế thừa. Tiếng Nhật hiện đại được phát triển từ tiếng Nhật cổ, lẽ dĩ nhiên là nó mang trong mình những đặc điểm của tiếng cổ và biến hóa, thay đổi theo thời gian. Các thứ tiếng khác cũng vậy.

Như đã nói trên, tiếng Nhật cổ và tiếng Nhật đương đại khác nhau chủ yếu ở văn phạm và từ ngữ. Chỉ cần nắm được hai yếu tố này là bạn có thể hiểu cổ văn như hiểu tiếng hiện đại. Vậy thì có khác nhau nhiều lắm đâu?

Một điểm khác nữa là trong tiếng hiện đại, người ta đòi hỏi bạn phải thạo bốn kỹ năng là nghe, nói, đọc và viết. Nhưng đối với cổ văn, bạn chỉ cần thạo đọc (hiểu ý nghĩa) là được. Vì bạn nói ai nghe? Có ai nói bạn nghe? Có ai đọc những gì bạn viết?

Vậy là cổ văn dễ học hơn tiếng Nhật hiện đại rồi nhé!

Tạm xong kỳ I

Như Thị Duyên
04-06-2011, 02:29 AM
Cách đọc cổ văn

Một lần đọc tạp chí Hán Nôm thấy nói thời Hai Bà Trưng, từ "trăng" được đọc là "blăng". Tiếng Nhật cổ và tiếng Nhật hiện đại cũng vậy, có nhiều điểm dị biệt trong cách phát âm và do đó đưa đến dị biết trong cách dùng chữ Kana. Trong sinh hoạt hàng ngày, để thuận tiện và dễ nói, nhiều khi người ta nói lược bớt từ, đọc nuốt chữ. Đây là hiện tượng thường thấy trong mọi ngôn ngữ. Đối với tiếng Nhật hiện đại, có thể thấy rõ hiện tượng này qua các ví dụ sau:


している nói tắt thành してる
してしまう nói tắt thành しちゃう

Tiếng Nhật cổ cũng vậy, phát âm cũng được lược bỏ trong nhiều trường hợp, rồi dần dần những thứ được lược bỏ đó dần định hình, trở thành lối phát âm chuẩn cho tới ngày nay.

Tương tự, cách dùng chữ Kana cũng có nhiều thay đổi. 歴史的仮名遣い (Rekishi teki kanadukai): cách dùng chữ Kana có tính lịch sử. Cụm từ này dùng để chỉ việc dùng Kana trong cổ văn, có nhiều điểm dị biệt so với việc dùng Kana trong tiếng Nhật hiện đại. Nó có một số quy tắc, tuy không nhiều lắm nhưng buộc bạn phải ghi nhớ.

1. Đầu tiên là bản chữ cái. Trong bảng chữ cái tiếng Nhật hiện đại có hai chữ cái sau bị lược bỏ khỏi bảng chữ ban đầu:ゐ và ゑ. Chữ ゐ đọc là i, tương đương với イ hay い, chữ ゐ đọc là e và tương đương với エ hay え. Thời cổ, bộ ba chữ ゐ・ゑ・を thường được dùng với vai trò của ba chữ イ・エ・オ trong tiếng Nhật hiện đại. Chẳng hạn:


ゐる→イル
ゑみ→エミ
をとこ→おとこ

Lưu ý là về cách đọc thì ゐ đọc như chữ い, ゑ đọc như chữ え.
Trong tiếng Nhật hiện đại, chữ を không bao giờ đứng đầu một từ hay câu, nhưng trong cổ văn thì nó được dùng như chữ お nên việc đứng đầu cụm từ, đứng đầu câu là điều bình thường.

2. Về cách dùng Kana thời cổ, các chữ cái ぢ, づ và む được dùng thay cho じ, ず và ん.
Chẳng hạn:


はじ(haji: sự xấu hổ) thì trong cổ văn được viết là はぢ
めずらし (mezurashi: sự hiếm hoi) trong cổ văn được viết là  めづらし
かんなづき (kannaduki: tháng 10) trong cổ văn được viết là かむなづき

Bạn đã biết じ và ぢ, ず và づ có cách đọc giống nhau và thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp vài trường hợp dùng ぢ và づ trong tiếng Nhật hiện đại. Thế nhưng tại sao ん lại trở thành む trong cổ văn? Thử đọc lên xem? Hai chữ này phát âm cũng gần giống nhau mà!

3. くゎ đọc như là か và ぐゎ đọc như là が, chẳng hạn


くわんねん→カンネン

4. Các ngữ vĩ như わ,い,う,え,お được thay thế bằng は, ひ,ふ,へ,ほ trong ngữ văn. Nói cách khác, trong một cụm từ mà có các chữ wa, i, u, e và o đứng từ vị trí thứ hai trở đi thì chúng sẽ được viết là は,ひ,ふ,へ,ほ. Ví dụ:



つはもの→つわもの (vẫn đọc là Tsuwamono: lính tráng)
ひたひ→ひたい (vẫn đọc là hitai: cái trán)
いふ→いう (vẫn đọc là iu: nói)

*Lưu ý: các chữ は,ひ,ふ,へ,ほ nếu đứng đầu cụm từ thì vẫn đọc là ha, hi, hu, he, ho như bình thường. Chỉ khi làm nhiệm vụ ngữ vĩ thì mới đọc là wa, i, u, e và o.
Tiếng Nhật hiện đại có trường hợp của trợ từ は đọc như わ cũng bắt nguồn từ việc này.

5. Tiếp theo là phần quy tắc dễ nhầm lẫn nhất trong cổ ngữ

+ 「アウ」→「オウ」: nếu u đứng sau hàng a trong cổ văn thì nó được đọc là o-u (trường âm). Ví dụ:


かうべ → こうべ
ようす→ヨウス

+ 「イウ」→「ユウ」: nếu u đứng sau hàng i trong cổ văn thì chèn ゅ vào giữa. Ví dụ:


きふ → きゅふ→ きゅう
うつくしう→ウツクシュウ


+ 「エウ」→「ヨウ」: nếu u đứng sau hàng e trong cổ văn thì nó được đọc như o-u. Ví dụ:


てうし→チョウシ
てふてふ=てうてう→ちょうちょう

Đầu tiên bạn đổi hàng e trong cổ văn thành i, lấy ví dụ trên thì てう→ちう、sau đó chèn ょ vào giữa. Theo quy tắc này thì ちう được kèm ょ vào giữa, thành ちょう. Ví dụ khác:

けふ trong cổ văn đọc là きょう (hôm nay). Đầu tiên đổi hàng e thành hàng i, tức là けふ thành きふ. Theo quy tắc bên trên, ta biến đổi tiếp きふ thành きょふ. Tiếp tục, theo quy tắc は,ひ,ふ,へ,ほ nếu là vĩ ngữ sẽ đọc như わ,い,う,え,お, ta chuyển tiếp きょふ thành きょう.

Như vậy trong phần này bạn chỉ cần nhớ


「ぢ→じ」
「づ→ず」
「む→ん」
「ゐ→い」
「ゑ→え」
「を→お」
「くわ→か」
「ぐわ→が」

Trường hợp không đứng đầu cụm từ thì ハ行→ワ行


「ア段の音+う(ふ)」→「オ段+ 」
「イ段の音+う(ふ)」→「イ段+ う」 
「エ段の音+う(ふ)」→「イ段+ う」 はぢ→はじ
めづらし→めずらし
かむなづき→かんなづき
ゐなか→いなか
こゑ→こえ
をかし→おかし
くゎかく→かかく
ぐゎん→がん
つはもの→つわもの いふ→いう  ほひ→におい、など
かうべ→こうべ
きふ→きゅう
てふてふ→ちょうちょう

Trên đây là những quy tắc khi đọc và viết cổ văn. Bạn sẽ thấy những từ như 「あはれ」、「悲しひ」 đẹp đẽ biết bao. Trong khi đó, đọc là チョウシ mà viết là てうし thì cũng hơi lạ, nhưng rồi bạn sẽ quen thôi. Trong cổ văn, con bươm bướm (ちょうちょう) được viết là てうてう.

Như Thị Duyên
05-06-2011, 07:57 PM
Trước khi đi sâu vào phần cổ văn, có một số thứ trong tiếng Nhật bạn cần nắm được. Thực ra những thứ này không hẳn là có liên quan mật thiết đến văn pháp cổ mà chỉ là những điều cơ bản về tiếng Nhật mà học sinh Nhật được giáo dục trong trường. Tuy nhiên, khi truyền dạy tiếng Nhật cho người ngoại quốc thì những phần này được lược bỏ, và vì vậy gây chút ít khó khăn cho họ khi muốn tiếp cận cổ văn.

Sự hoạt dụng của động từ

Hẳn nhiều người học tiếng Nhật đã từng nghe qua từ "hoạt dụng" trong các sách ngữ pháp.
Hoạt dụng (Katsuyō) là từ dùng chỉ sự biến đổi của phẩm từ (bao gồm động từ, hình dung từ và hình dung động từ) mà nổi bật nhất là động từ.
Như các bạn biết, động từ trong tiếng Nhật được cấu thành từ hai thành phần là ngữ căn và ngữ vĩ. Khi hoạt dụng, ngữ căn là phần giữ nguyên và ngữ vĩ là phần biến đổi. Chẳng hạn:



Trong động từ 話す (hanasu: nói chuyện) thì "hana" là ngữ căn, "su" là ngữ vĩ. Khi đi chung với ます thì 話す biến đổi thành 話します. Đây chính là sự hoạt dụng.

Tương tự, khi cần diễn đạt những ý khác nhau như phủ định, mệnh lệnh, giả định,... thì ngữ vĩ của động từ cũng biến đổi khác nhau, tùy thuộc vào đi liền sau nó diễn tả ý gì. Chẳng hạn:


「話す」+「ない」 → 話さない phủ định
「話す」+「ば」 → 話せば giả định
「話す」+「。(mệnh lệnh)」 → 話せ。(mệnh lệnh)
「話す」+「う」 → 話そう ý chí

Như vậy bạn có thể thấy rõ phần ngữ vĩ của động từ "hanasu" biến đổi qua nhiều hình thái khác nhau như "su", "se", "sa", "sō". Đây chính là các hình thức hoạt dụng của động từ. Trong tiếng Nhật có cả thảy 6 (sáu) hình thức hoạt dụng của phẩm từ, chúng lần lượt được giới thiệu như dưới đây.

1. Mizenkei (未然形, Hán Việt đọc là "vị nhiên hình"): hình thức này còn có tên khác (cũ) là Shōzengen (将然言),là hình thức hoạt dụng đầu tiên của động từ trong tiếng Nhật. Ngữ vĩ của động từ hoạt dụng ở hình thức này khi đi liền sau nó là các trợ động từ 「ない」「せる・させる」「れる・ られる」「う・よう」 (đối với văn nói, hay tiếng Nhật thường dùng hằng ngay) hay 「ず」「む」「す・さす」「しむ」 「る・らる」 (đối với văn viết, hay cổ văn). Chẳng hạn:


「動かない」、「起きない」、「寝 い」,「動こう」、「起きよう」、「 寝よう」 đều là hình thức hoạt dụng Mizenkei của động từ "ugoku", "okiru" và "neru"

*Chú ý: đối với động từ, nếu 「~ない」 đi sau phần ngữ vĩ thì động từ đó ở hình thức Mizenkei, nhưng đối với hình dung từ (tính từ đuôi i) và hình dung động từ (tính từ đuôi na), nếu 「~ない」 đi sau ngữ vĩ thì hình dung từ đó ở hình Ren-yōkei (連用形).

Bản thân từ 未然 mang ý nghĩa là tương lai, chỉ sự chưa đến Mizenkei cũng có thể được xem như hình thức tương lai. Chẳng hạn 歌おう, định hát, động từ này hàm ý hành động hát vẫn chưa diễn ra ngay lúc nói mà có thể sẽ xảy ra trong tương lai gần.

2. Ren-yōkei (連用形, Hán Việt đọc là "liên dụng hình"): là hình thức hoạt dụng thứ hai của động từ trong tiếng Nhật. Đây là hình thức dừng câu văn tạm thời (dấu 「、」) hoặc khi theo sau ngữ vĩ là các trợ động từ 「~ます」「~た」「~て」 đối với văn nói (hiện đại) hoặc 「き・けり・たり」 đối với văn viết (cổ văn).

3. Shūshikei (終止形, âm Hán Việt là "chung chỉ hình"): là hình thức hoạt dụng thứ ba của động từ trong tiếng Nhật. Đúng như tên gọi của nó, đây là hình thức chấm dứt câu văn (theo sau là dấu 「。」) hoặc khi theo sau ngữ căn là 「と」. Chẳng hạn:


彼は来ると思います。Trong này động từ "kuru" ở hình thái Shūshikei

Hình thái Shūshikei của động từ còn được gọi là dạng từ điển của động từ (hay gọi nôm na là "động từ nguyên mẫu") vì được dùng để liệt kê mục tra cứu trong từ điển.

4. Rentaikei (連体形, Hán Việt đọc là "liên thể hình"): là hình thức hoạt dụng thứ tư của động từ trong tiếng Nhật. Đây là hình thái của động từ khi đi liền với thể ngôn (体言, taigen, cụ thể là danh từ và đại danh từ) và được dùng như tu sức ngữ (bổ ngữ??). Bản thân từ "Rentai" mang ý nghĩa là giải thích, tức là nó làm rõ ý nghĩa của thể ngôn (danh từ) đi liền sau nó. Chẳng hạn:


Trong câu 「高速道路で走る車」 thì động từ 走る giải thích cho danh từ 車 phía sau. Nó làm rõ ý nghĩa: xe như thế nào? Xe chạy trên đường cao tốc. Động từ "hashiru" trong trường hợp này ở dạng Rentaikei.


Động từ ở Rentaikei khi đi liền sau nó là các hệ trợ từ 「ぞ・なむ・や・か」 để kết thúc câu văn đối với văn ngữ (cổ văn) hoặc đi sau nó là trợ từ 「か・ぞ」, 「とき・こと(体言)」「のに」 「ので」 đối với khẩu ngữ (văn đương đại).

5. Kateikei (仮定形, Hán Việt đọc là "giả định hình"): là hình thức hoạt dụng thứ năm của động từ trong tiếng Nhật đối với khẩu ngữ. Trong văn ngữ, hình thức này được gọi là Izenkei (已然形). Hình thức này kết hợp với trợ từ ば để đặt ra tình huống giả định, tiếng Việt dịch nôm na là "nếu".


Trong 「行けば」, 「書けば」 thì 「行け」 và 「書け」 là hình thức Kateikei của động từ.

6. Meireikei (命令形, Hán Việt đọc là "mệnh lệnh hình"):là hình thức hoạt dụng thứ năm của động từ trong tiếng Nhật. Hình thức này cũng kết thúc câu bằng dấu 「。」 như đối với Shūshikei. Tuy nhiên có sự khác biệt mà chúng ta đều biết.

「読む」 và 「読め」 thì cái nào là Shūshikei, cái nào là Meireikei thì hẳn bạn đã có câu trả lời.


Trên đây là phần giới thiệu qua 6 cách hoạt dụng của động từ trong tiếng Nhật. Nếu chỉ học tiếng Nhật hiện đại thì bạn không cần phải nhớ tên từng cách hoạt dụng này, nhưng để thuận tiện hơn cho việc học cổ văn thì bạn nên ghi nhớ chúng.

Trong bài tiếp theo sẽ giới thiệu về các chủng loại động từ trong tiếng Nhật.

Như Thị Duyên
10-06-2011, 01:01 AM
Khái yếu về chủng loại hoạt dụng của động từ

Trong phần trước ta đã biết động từ trong tiếng Nhật hiện đại và cổ văn đều có chung 6 (sáu) cách hoạt dụng là Mizenkei, Ren-yōkei, Shūshike, Rentaikei, Izenkei và Meireikei. Tất cả các động từ đều có sáu cách biến đổi này, tuy nhiên quỹ đạo biến đổi của chúng khác nhau phụ thuộc vào chủng loại động từ. Về chủng loại hoạt dụng của động từ thì có thể nói đây là một trong những phần phức tạp nhất của tiếng Nhật hiện đại nói chung và cổ văn nói riêng.



Trong khẩu ngữ (tiếng hiện đại), động từ có năm chủng loại hoạt dụng là:

1. Động từ hoạt dụng 5 đoạn (五段活用, godan katsuyō)
2. Động từ hoạt dụng một đoạn trên (上一段活用, kami ichidan katsuyō)
3. Động từ hoạt dụng một đoạn dưới (下一段活用, shimo ichidan katsuyō)
4. Động từ bất quy tắt cột "ka" (カ行変格活用, kagyō henkaku katsuyō)
5. Động từ bất quy tắt cột "sa" (サ行変格活用, sagyō henkaku katsuyō).

Trong văn ngữ (tiếng Nhật cổ), động từ có chín chủng loại hoạt dụng là:

1. Động từ hoạt dụng 4 đoạn (四段活用, yondan katsuyō)
2. Động từ hoạt dụng một đoạn trên (上一段活用, kami ichidan katsuyō)
3. Động từ hoạt dụng hai đoạn trên (上二段活用, kami nidan katsuyō)
4. Động từ hoạt dụng một đoạn dưới (下一段活用, shimo ichidan katsuyō)
5. Động từ hoạt dụng hai đoạn dưới (下二段活用, shimo nidan katsuyō)
6. Động từ bất quy tắt cột "ka" (カ行変格活用, kagyō henkaku katsuyō)
7. Động từ bất quy tắt cột "sa" (サ行変格活用, sagyō henkaku katsuyō)
8. Động từ bất quy tắt cột "ra" (ラ行変格活用, ragyō henkaku katsuyō)
9. Động từ bất quy tắt cột "na" (ナ行変格活用, nagyō henkaku katsuyō)


Như vậy có thể thấy cách hoạt dụng của động từ trong cổ văn phức tạp hơn động từ trong tiếng Nhật hiện đại. Từng loại động từ này sẽ được lần lượt giới thiệu ở phần sau, nhưng trước hết, để hiểu thế nào là "đoạn" (hàng) và "cột" thì nên xem qua bảng 50 âm trong tiếng Nhật.

http://www7.pioneer.co.jp/edu/contents/39.JPG

Ngày nay, để thuận tiện hơn trong việc giao lưu văn hóa, truyền dạy cho người ngoại quốc, một phần lớn văn bản tiếng Nhật được viết theo chiều ngang, từ trái sang phải nhưng lối viết truyền thống là từ trên xuống, từ phải sang trái như bảng trên đây. Khái niệm "đoạn" và "cột" nói đến trong bài dựa trên nguyên tắc viết từ phải sang trái như bảng trên.

Trong các sách ngữ pháp tiếng Nhật hiện đại (cho người ngoại quốc), người ta thường phân nhóm các loại động từ thành nhóm 1, nhóm 2 với một số quy tắc nhưng ở đây tôi giữ nguyên cách phân chia như trong các sách ngữ pháp cổ.

Năm loại động từ hoạt dụng trong khẩu ngữ

1. Động từ hoạt dụng 5 đoạn (五段活用, godan katsuyō): nói nôm na, đây là loại động từ có ngữ căn biến đổi theo đoạn "a" trong bảng 50 âm (あ・か・さ・た・な・は・ま・ や・ら・わ). Để biết động từ có thuộc loại này không, chỉ cần thêm ない vào sau động từ, nếu ngữ căn biến đổi theo đoạn "a" (わ・か・さ・た・な・は・ま・ら) thì động từ đó thuộc 5 đoạn. Chẳng hạn:


話す+ ない= 話さない
行く+ ない= 行かない

2. Động từ hoạt dụng một đoạn trên (上一段活用, kami ichidan katsuyō): nói nôm na, đây là loại động từ có ngữ căn biến đổi theo đoạn "i" trong bảng 50 âm. Để biết động từ có thuộc loại này không, chỉ cần thêm ない vào sau động từ, nếu ngữ căn biến đổi theo đoạn "i" (い・き・し・ち・に・ひ・み・り) thì động từ đó thuộc 5 đoạn. Chẳng hạn:


起きる+ ない= 起きない
見る+ ない =見ない

3. Động từ hoạt dụng một đoạn dưới (下一段活用, shimo ichidan katsuyō): nói nôm na, đây là loại động từ có ngữ căn biến đổi theo đoạn "e" trong bảng 50 âm. Để biết động từ có thuộc loại này không, chỉ cần thêm ない vào sau động từ, nếu ngữ căn biến đổi theo đoạn "e" (え・け・せ・て・ね・へ・め・れ) thì động từ đó thuộc 5 đoạn. Chẳng hạn:


教える+ ない= 教えない
食べる+ ない= 食べない

*Lưu ý: vì sao gọi là động từ một đoạn trên và một đoạn dưới? Lý do rất đơn giản, hai loại động từ này chỉ biến đổi theo một đoạn (i hoặc e) và trong bảng 50 âm, i đứng trước e nên động từ biến đổi theo đoạn i gọi là động từ một đoạn trên, cái còn lại là động từ một đoạn dưới.

4. Động từ bất quy tắt cột "ka" (カ行変格活用, kagyō henkaku katsuyō): động từ bất quy tắc này chỉ gồm 来る. Các quy tắc biến đổi của nó cần phải thuộc nằm lòng. Ở đây sẽ không nhắc đến cách biến đổi của nó vì giả định bạn đọc đã quá rành rồi.

5. Động từ bất quy tắt cột "sa" (サ行変格活用, sagyō henkaku katsuyō): động từ bất quy tắc này chỉ gồm する(~する). Các quy tắc biến đổi của nó cần phải thuộc nằm lòng. Ở đây sẽ không nhắc đến cách biến đổi của nó vì giả định bạn đọc đã quá rành rồi.

Trong bài tiếp theo sẽ giới thiệu qua 9 loại động từ hoạt dụng trong văn ngữ.

Như Thị Duyên
20-06-2011, 01:03 AM
Chín loại động từ hoạt dụng trong văn ngữ

Trong phần trước đã giới thiệu qua năm loại động từ hoạt dụng trong khẩu ngữ (tiếng Nhật hiện đại), phần này tiếp tục lướt qua chín loại động từ hoạt dụng trong văn ngữ (cổ văn). Cách hoạt dụng của chín loại động từ này là một trong những phần phức tạp nhất của cổ văn, trong số đó có rất nhiều động từ vừa thuộc loại này, vừa thuộc loại kia và chúng thực sự thuộc loại này cũng còn là vấn đề tranh cãi cho đến ngày nay.

1. Động từ hoạt dụng 4 đoạn (四段活用, yondan katsuyō): đây là loại động từ có số lượng nhiều nhất trong cổ ngữ, phần ngữ vĩ của động từ lần lượt biến đổi theo 4 âm a, i, u và e. Vì thế chúng được gọi là động từ 4 đoạn. Chẳng hạn, động từ 書く (kaku, viết) có hình thức Mizenkei là kaka (書か), Ren-yōkei là kaki, hình thức Shūshikei và Rentaikei đều là kaku (書く), hình thức Izenkei cũng như Meireikei đều là kake (書け). Dưới đây là một số động từ 4 đoạn khác:


吹く 開(あ)く(自) 飽く 欺く 生く(自)※1
行く 色づく 置く 驚く 書く 潜(かづ)く(自)
乾く 聞く 砕く(他) 扱(こ)く 咲く 敷く 頻(し)く
如(し)く 堰く 背く(自) たなびく
付く/着く(自) 突く 貫く 解く(他)
届く(自) 泣く/鳴く 嘆く 抜く 引く
ひらく 巻く 招く 向く(他) 焼く(他)
分く(他)※2 避(よ)く※3
漕ぐ 仰ぐ 泳ぐ 嗅ぐ さやぐ
騒ぐ 凌ぐ 削ぐ そよぐ 継ぐ 脱ぐ(他) 揺るぐ
後(おく)らす 生(おほ)す 翳す
挿頭(かざ)す 貸す 交はす 返す/帰す
暮らす/暗す 消す 越す 差す
冷ます/覚ます/褪ます 散らす 尽くす
照らす 通す 靡かす 均す 残す
伏す(自) 増す 惑はす 委す 生(む)す 申す 渡す
打つ 託(かこ)つ 消(け)つ
毀(こぼ)つ 育つ(自) そぼつ※4
滾(たぎ)つ/激つ 立つ(自) 経つ
絶つ/断つ/裁つ 隔つ(自) 満つ(自)※5 持つ
合ふ(自) 祝ふ 歌ふ うつろふ
思ふ 交(か)ふ(自) 通ふ 食ふ 誘ふ
添ふ(自) 慕ふ 候ふ たぐふ(自) 伝ふ(自)
とぶらふ 習ふ 匂ふ 縫ふ 這ふ 払ふ/掃ふ※6
紛ふ 惑ふ 舞ふ 結ふ 横たふ(自)※7 笑ふ
浮ぶ(自) 選ぶ 叫ぶ 偲ぶ※8
すさぶ※9 飛ぶ 並ぶ(自) 結ぶ 喜ぶ
埋(うづ)む※10 惜しむ 押し並む
霞む 沈む(自) しぼむ(自) すさむ(自) 住む
澄む 染む(自) 頼む※11 包む つぼむ(自)
摘む 積む 富む とよむ(自) 慰む(自)
並(な)む(自) 盗む 読む 笑む
当たる 天霧(あまぎ)る 誤る
いろどる 至る 移る/映る/写る 送る/贈る
劣る 掛かる 駆ける 翔る 重なる 語る
変はる 帰る 刈る 狩る 借る 切る(他)
霧る 括る 燻(くす/ふす)ぶる 曇る 削る
籠る 凍る/氷る 離(さか)る 盛(さか)る
探る 囀る 去る 繁る 霑(しほ)る 知る(他)
撓(しを)る/萎る(他) 枝折(しを)る
擦る/磨る/摩る(他) 添はる 滾(たぎ)る
奉(たてまつ)る 辿る 溜る 賜はる 足る
契る 散る 綴る 積もる 照る 成る 濁る
乗る 走る 張る 降(ふ)る 隔たる 増さる
まじる 纏(まつ)はる※12 回る 盛(も)る
漏る/洩る※13 宿る 遣る 寄る
横たはる 分かる/解(わか)る※14 折る(他)

Chú: những động từ có dấu ※ và con số theo sau là những động từ vừa thuộc loại này, vừa thuộc loại kia. Chẳng hạn, động từ 生く (sống), nguyên lai vốn là động từ 4 đoạn nhưng sau lại được dùng như động từ hai đoạn trên. Động từ 分く (phân chia, phân biệt) vừa là động từ 4 đoạn, vừa là động từ hai đoạn trên.

Động từ 4 đoạn tương đương với động từ 5 đoạn trong khẩu ngữ. Để ý thấy động từ 4 đoạn không hoạt dụng theo âm o như trong văn ngữ. Theo cách dùng Kana hiện đại thì động từ 書く có Mizenkei là 書か, thêm う phía sau thành ra 書かう, tiếng Nhật hiện đại ghi là 書こう và chính 書こ là hình thái thứ 5 của động từ 5 đoạn trong khẩu ngữ. Bản thân 書こ cũng được xem như là Mizenkei.



2. Động từ hoạt dụng một đoạn trên (上一段活用, kami ichidan katsuyō): là loại động từ có ngữ căn thuộc âm i, ngữ vĩ biến đổi thành ru, re, yo qua các hình thái. Vì âm i đứng trước âm e trong bảng 50 âm nên loại động từ này được gọi là một đoạn trên (chỉ biến đổi theo âm i). Chẳng hạn, động từ miru (見る, nhìn) có hình thức Mizenkei và Ren-yōkei đều là mi, hình thức Shūshikei và Rentaikei đều là miru (見る), hình thức Izenkei là mire (見れ) và Meireikei là miyo (見よ). Để ý rằng hình thái Meireikei của động từ 見る trong khẩu ngữ là miro.
Dưới đây là một số động từ một đoạn trên


着る 似る 煮る 干る 嚏(ひ)る
見る みる 鑑みる 試みる 廻(み)る
射る 居(ゐ)る 率(ゐ)る 率(ひき)ゐる 用ゐる

Nếu để ý ta sẽ thấy loại động từ này không phân biệt được ngữ căn và ngữ vĩ qua một số hình thái biến đổi.

3. Động từ hoạt dụng hai đoạn trên (上二段活用, kami nidan katsuyō): là loại động từ hoạt dụng theo 2 âm i (hoặc đi kèm với ru, re, yo), và vì âm i đứng trước e trong bảng 50 âm nên nó được gọi là động từ hai đoạn trên. Chẳng hạn, động từ tsuku (尽く) có hình thái Mizenkei và Ren-yōkei đều là tsuki (尽き), hình thái Shūshikei là tsuku (尽く), hình thái Rentaikei là tsukuru (尽くる), hình thái Izenkei là tsukure (尽くれ) và Meireikei là tsukiyo (尽きよ). Để ý là hình thái Shūshikei và Rentaikei của loại này khác nhau chứ không giống nhau như ở động từ một đoạn trên.
Một số động từ hai đoạn trên



尽く 生く(自) 起く 避(よ)く※1
過ぐ 凪(な)ぐ
落つ 朽つ そぼつ※2 満つ(自)※3
閉づ 怖(お)づ 恥づ 漬(ひ)づ(自)※4 紅葉(もみ)づ※5 攀(よ)づ
恋ふ ※6 生(お)ふ 強(し)ふ
帯ぶ 浴ぶ 荒(あら)ぶ 神さぶ 媚ぶ 錆ぶ 忍ぶ 伸ぶ(自) 滅ぶ 侘ぶ
恨む ※7 凍(し)む 夢む とよむ(他)
悔ゆ 老ゆ 臥(こ)ゆ 報ゆ
古る 下(お)る 懲る

Động từ một đoạn trên và hai đoạn trên trong cổ văn đều biến đổi theo thời gian và trở thành động từ một đoạn trên như trong tiếng Nhật hiện đại.

4. Động từ hoạt dụng một đoạn dưới (下一段活用, shimo ichidan katsuyō): loại này chỉ gồm một động từ duy nhất trong cổ văn là keru (蹴る, đá). Nó lần lượt biến đổi qua các hình thái Mizenkei, Ren-yōkei, Shūshikei, Rentaikei, Izenkei và Meireikei như sau: ke, ke, keru, keru, kere và keyo.

5. Động từ hoạt dụng hai đoạn dưới (下二段活用, shimo nidan katsuyō): là loại động từ biến đổi theo 2 âm e và u (hoặc đi kèm với ru, re, yo). Vì âm e đứng sau i trong bảng 50 âm nên được gọi là động từ 2 đoạn dưới. Nó lần lượt biến đổi qua các hình thái Mizenkei, Ren-yōkei, Shūshikei, Rentaikei, Izenkei và Meireikei như sau: ke, ke, ku, kuru, kere và keyo. Chẳng hạn: hình thái cơ bản 告ぐ --> 告げ, 告げ, 告ぐ, 告ぐる, 告ぐれ và 告げよ.
Một số động từ hoạt dụng hai đoạn dưới



得(う) 更く 告ぐ 痩す 交ず 捨つ 出づ 寝(ぬ)
明く 生く(他) 受く 思ひ掛く 掛く
駆く 潜(かづ)く(他) 消(く) 砕く(自)
離(さ)く/放く 授く 背く(他) 助く 長(た)く/闌く
手向(たむ)く 付く/着く(他) 解く(自)
届く(他) 泣く※1 ふりさく 負く 向く(他)
焼く(自) 避(よ)く※2 分く(他)
経(ふ) 上(あ)ぐ 掲(かか)ぐ 下(さ)ぐ
捧ぐ 妨(さまた)ぐ 投ぐ 逃ぐ 脱ぐ(自)
褪(あ)す 失(う)す 負(おほ)す 寝す 馳す 伏す(他)
爆(は)ず 捨つ 当つ 凍(い)つ 企つ
育つ(他) 立つ(他) 伝(つ)つ 泊(は)つ 果つ 隔つ(他) 満つ(他)
出づ 奏づ 撫づ 漬(ひ)づ(他) 愛(め)づ 詣(まう)づ
寝(ぬ) 寝(い)ぬ 重ぬ 兼ぬ 尋ぬ 訪ぬ 跳ぬ 撥ぬ 刎ぬ 委ぬ
経(ふ) 合ふ(他) 敢ふ 与ふ 訴ふ
憂ふ(愁ふ) 狼狽ふ 終(を)ふ 教ふ
衰ふ 抱ふ 数ふ 変ふ/替ふ/換ふ/代ふ
交(か)ふ(他) 加ふ 答ふ 障(さ)ふ
備ふ 添ふ(他) たくはふ(蓄ふ・貯ふ)※3 たぐふ(他)
称ふ 仕ふ 伝ふ(他) ながらふ(永らふ・存ふ)
祓ふ 纏(まと)はる 横たふ(他) 比(よそ)ふ
述ぶ 浮ぶ(他) 押しなぶ 調ぶ 統(す)ぶ 食ぶ 並ぶ(他) 伸ぶ(他)
崇(あが)む 諦む 集む 改(あらた)む 諌む
掠む 決む 浄む 極む 籠む 定む 冷む/覚む/褪む
認(したた/みと)む 沈む(他) しぼむ(他) 占む
染む(他) すさむ(他) 勧む 責む 初(そ)む 頼む※4
つぼむ(他) 止(と/や)む 咎む 慰む(他)
宥む 並(な)む(他) 始む 秘む 求む 弱む
消ゆ 甘ゆ 癒ゆ 脅ゆ 覚ゆ 思ほゆ
聞こゆ 崩(く)ゆ 凍(こご)ゆ 越ゆ 肥ゆ
冴ゆ 栄ゆ 萎(しな/な)ゆ 絶ゆ 煮ゆ
生(は)ゆ 映(は)ゆ 冷ゆ 増ゆ 吠ゆ 見ゆ 萌ゆ 燃ゆ
濡る 憧(あくが/あこが)る 荒る 暴る
溢る 現(あらは)る 生(あ)る 熟る
埋もる うらぶる 遅る/後る 恐る 訪る
溺る 隠る 枯る 離(か)る 切る(自) 崩る
暮る 穢る 焦(こが)る 零(こぼ)る 壊る
寂る 時雨(しぐ)る 知る(自) 撓(しを)る/萎る(自)
擦る/磨る/摩る(自) 戯(たはむ/たは)る
倒(たふ)る 黄昏る 垂る 疲る 潰る 連る
流る 慣る/馴る 外る 離(はな)る 晴る 植う
触(ふ)る 乱る 結ぼる 群る 窶る 分かる/別る 忘る 折る(自)

Động từ một đoạn dưới và hai đoạn dưới trong văn ngữ đều biến đổi theo thời gian và trở thành động từ một đoạn dưới trong khẩu ngữ như ngày nay. Động từ hai đoạn dưới cũng là chủng loại có số lượng nhiều thứ hai sau động từ 4 đoạn trong văn ngữ.

6. Động từ bất quy tắt cột "ka" (カ行変格活用, kagyō henkaku katsuyō): loại này chỉ gồm một động từ duy nhất là ku (来) trong văn ngữ, tương đương với kuru (来る) trong khẩu ngữ. Cách hoạt dụng của nó lần lượt qua các hình thái Mizenkei, Ren-yōkei, Shūshikei, Rentaikei, Izenkei và Meireikei như sau: ko, ki, ku, kuru, kure, ko (koyo). Như vậy có thể thấy động từ này biến đổi theo 3 âm ki, ku và ko trong bảng 50 âm. Hình thái Meireikei của động từ này trong khẩu ngữ là koi thay vì koyo như trong văn ngữ.

7. Động từ bất quy tắt cột "sa" (サ行変格活用, sagyō henkaku katsuyō): về cơ bản, loại này chỉ gồm một động từ duy nhất là su (為) trong văn ngữ và suru (する) trong khẩu ngữ. Tuy nhiên nó có thể đi kèm với các danh từ gốc Hán, từ ngoại lai, phó từ để tạo ra động từ phức hợp, chẳng hạn như びくびくする, 応ずる, ドライブする,...
Các hình thái biến đổi của động từ này trong văn ngữ là: se, shi, su, suru, sure, seyo.
Một vài động từ phức hợp loại này:


愛す 臆す 恋す 死す 接す 達す 発す 欲す 全うす 魅す 嘉す
案ず 甘んず 映ず 応ず 感ず 興ず 献ず 生ず 命ず 論ず

8. Động từ bất quy tắt cột "ra" (ラ行変格活用, ragyō henkaku katsuyō): loại động từ này biến đổi theo 4 âm ra, ri, ru, re trong bảng 50 âm và có điểm dị biệt so với các loại động từ khác ở chỗ Shūshikei không kết thúc bằng đuôi có âm u (u, ku, su, tsu, zu, nu, fu, bu, mu, yu, ru) như thường thấy mà kết thúc bằng đuôi i. Chẳng hạn, động từ ari (有り) có hình thái cơ bản là 有り, Mizenkei là 有ら, Ren-yōkei và Shūshikei là 有り, Rentaikei là 有る, Izenkei và Meireikei là 有れ.
Một số động từ thuộc loại này


いまそがり 居(を)り 来(け)り 侍り 持たり 有り

Đối với động từ 有り, từ thời Edo trở đi, nó đã biến thành động từ 4 đoạn, tương đương với động từ 5 đoạn trong tiếng Nhật hiện đại.

9. Động từ bất quy tắt cột "na" (ナ行変格活用, nagyō henkaku katsuyō): là loại động từ hoạt dụng theo 4 âm của cột na là na, ni, nu và ne. Tuy nhiên, ở hình thái Rentaikei và Izenkei, nó có sự khác biệt so với động từ 4 đoạn nên được gọi là động từ bất quy tắc cột na. Nó biến đổi lần lượt qua các hình thái Mizenkei, Ren-yōkei, Shūshikei, Rentaikei, Izenkei và Meireikei như sau: na, ni, nu, nuru, nure và ne. Chẳng hạn: 死な・死に・ 死ぬ・死ぬる・死ぬれ・死ね
Loại này gồm 2 động từ là 死ぬ và 去(い)ぬ (往ぬ). Trong đó 死ぬ theo góc nhìn hiện đại thì nó thuộc loại động từ 5 đoạn, còn
去(い)ぬ là phương ngữ được sử dụng tại vùng Kansai.

Qua phần này, chúng ta thấy được sự phức tạp của động từ trong cổ văn. Tuy nhiên, sự phức tạp không phải vì số lượng hay các hình thái biến đổi của chúng mà là ở việc phân định chủng loại của chúng. Nhiều động từ vừa thuộc loại này, vừa thuộc loại kia và cách duy nhất để phân biệt được chúng là học thuộc lòng.

Như Thị Duyên
11-07-2011, 10:36 PM
Trong các bài trước, chúng ta đã biết về các loại động từ và cách hoạt dụng của chúng. Phần này tiếp tục nói về tính từ cũng như cách hoạt dụng của nó.
Tính từ là một loại phẩm từ diễn tả tính chất của sự vật, sự việc và trong tiếng Nhật có hai loại tính từ. Đầu tiên là "hình dung từ" (形容詞- keiyōshi) và "hình dung động từ" (形容動詞- keiyōdōshi). Theo cách gọi của nhiều sách ngữ pháp dành cho người ngoại quốc thì hình dung từ là tính từ đuôi i và hình dung từ là tính từ đuôi na. Hai loại tính từ này hẳn là bạn đã nắm rõ khi học khẩu ngữ (tiếng Nhật hiện đại).
Trong văn ngữ (cổ văn) thì tính từ cũng biến đổi, hoạt dụng như động từ nhưng chủng loại hoạt dụng của nó không nhiều như động từ và có quy tắc nên rất dễ nhớ. Muốn biết cụ thể thế nào, cứ xem phần sau sẽ rõ.


Hình dung từ

Là một loại phẩm từ diễn đạt tính chất của sự vật, sự việc. Trong câu văn, một mình nó cũng đủ hình thành nên phần vị ngữ. Hình dung từ cũng được cấu thành từ hai thành phần là ngữ căn và ngữ vĩ như động từ. Xét theo ngữ vĩ thì người ta lại chia tiếp hình dung từ thành hai loại là đuôi i và đuôi shii. Chẳng hạn như 高い và 美しい. Takai là hình dung từ đuôi i và utsukushii là hình dung từ đuôi shii.
Trong khẩu ngữ, hình thái kết thúc của hình dung từ là để nguyên đuôi i và shii của chúng. Nhưng trong văn ngữ, hình thái kết thúc của chúng là đuôi shi. Chẳng hạn

高い bỏ đuôi i, thay bằng shi thành 高し (takashi).
Rất đơn giản phải không? Chỉ việc bỏ đuôi i và thay bằng shi!
Tuy nhiên, trong trường hợp của 美しい, nếu áp dụng theo cách này thì sẽ là 美しし (utsukushishi), nghe rất chói tai. Cách biến đổi đúng của nó là bỏ bớt đuôi i trong shii để chỉ còn lại shi thôi.
美しい bỏ い thành 美し.

Hãy xem câu ví dụ sau:
手負いの者、時として常より危うし (Teoi no mono, toki toshite tsune yori ayaushi)
Câu này nếu viết lại theo khẩu ngữ thì sẽ là
手負いの者、時によって常時より危 い。
(tạm dịch là: kẻ bị thương có khi còn nguy hiểm hơn cả lúc bình thường)

Qua câu ví dụ trên, hẳn là bạn đã rõ về hình thái kết thúc của hình dung từ trong văn ngữ.

Cũng như động từ, hình dung từ trong văn ngữ cũng có sáu hình thái hoạt dụng là Mizenkei, Ren-yōkei, Shūshikei, Rentaikei, Izenkei và Meireikei. Tuy nhiên, đối với một số trong sáu hình thái hoạt dụng vừa kể thì mỗi hình dung từ lại có hai kiểu hoạt dụng khác nhau.
Thứ nhất, vì có hai loại hình dung từ như kể trên nên người ta gọi các hình thức hoạt dụng của chúng lần lượt là kiểu hoạt dụng ku (ク活用- Ku katsuyō) đối với tính từ đuôi i và kiểu hoạt dụng shiku (シク活用- Shiku katsuyō) đối với tính từ đuôi shii.
Tiếp theo, hình dung từ đuôi i và đuôi shii đều có thêm kiểu hoạt dụng thứ hai là kiểu hoạt dụng kari (カリ活用- Kari katsuyō). Đây là hình thức hoạt dụng bổ trợ cho việc thiếu khả năng kết hợp với trợ động từ của hình dung từ. Khi hình dung từ hoạt dụng theo kiểu Kari này thì ý nghĩa của nó được quy định bởi trợ động từ đi liền sau nó.
Như vậy, các cách hoạt dụng của hai loại hình dung từ qua sáu hình thái cụ thể như sau:

+ Hình dung từ đuôi i (lấy ví dụ là 高い), kiểu hoạt dụng ku (Ku katsuyō) có Mizenkei và Ren-yōkei là 高く, Shūshikei là 高し, Rentaikei là 高き, Izenkei là 高けれ và đặc biệt không có hình thái Meireikei.
+ Hình dung từ đuôi i (lấy ví dụ là 高い), kiểu hoạt dụng Kari (Kari katsuyō) có Mizenkei là 高から, Ren-yōkei là 高かり, Shūshikei là 高し, Rentaikei là 高かる, không có hình thái Izenkei, có hình thái Meireikei là 高かれ.
+ Hình dung từ đuôi shii (lấy ví dụ là 美しい), kiểu hoạt dụng Shiku (Shiku katsuyō) có Mizenkei và Ren-yōkei là 美しく, Shūshikei là 美し, Rentaikei là 美しき, Izenkei là 美しけれ và không có hình thái Meireikei.
+ Hình dung từ đuôi shii (lấy ví dụ là 美しい), kiểu hoạt dụng Kari (Kari katsuyō) có Mizenkei là 美しから, Ren-yōkei là 美しかり, không có hình thái Shūshikei, Rentaikei là 美しかる, không có hình thái Izenkei và cuối cùng, hình thái Meireikei là 美しかれ.

Một số động từ hoạt dụng kiểu Ku


青し 赤し 明(あか)し 明るし あぢきなし 暑し あやなし 著(いちじる)し※2 憂し うしろめたし 薄し うたてし うまし※3 多し おぼつかなし 面白し 難し 清し 寒し さやけし 繁し 著(しる)し 少なし 高し 弛(たゆ)し 露けし 辛し つれなし 遠し 疾(と)し 無し 長し 妬(ねた)し のどけし はかなし 遥けし 低し 深し 短し めでたし 易し 良し 弱し

Một số động từ hoạt dụng kiểu Shiku


悪(あ)し 新し 怪し 愛(いと)し 忙し 美(うま)し※3 恨めし 嬉し 恐ろし 悲し かまびすし 苦し 恋し 寂し 親(した)し 涼し 正し 楽し 乏し 長々し なつかし 妬まし 正(まさ)し 未(まだ)し むつかし 睦まし むなし 珍し 侘し ゆかし 惜し

Hãy xem ví dụ sau:

業深き邪悪の者共 (Gyō fukaki jaaku no monodomo): những kẻ tà ác nghiệp nặng.
Hình dung từ ở đây là Rentaikei nên là fukaki. Câu này nếu viết theo khẩu ngữ sẽ là
業深い邪悪の者たち

Trong phần tiếp theo sẽ giới thiệu về hình dung động từ và cách hoạt dụng của nó.

Như Thị Duyên
02-09-2011, 03:44 PM
Update loạt dạy cổ văn của cô giáo Chika trên Youtube.
Cô giáo xinh, dạy hay, dễ hiểu

0f18lJACWB8

http://cC6.upanh.com/27.495.34764405.eds0/1youtubeflv000000802.jpg