PDA

View Full Version : Lịch sử điện ảnh Nhật Bản - Điểm qua các đạo diễn Nhật đương đại



HH
05-06-2010, 06:29 AM
Lịch sử điện ảnh Nhật Bản

Thời kỳ đầu đến thập niên 1950

*Các phim có đường dẫn là phim đã được JPN làm phụ đề.

Điện ảnh Nhật Bản có lịch sử bắt đầu từ hơn 100 năm trước. Nhật Bản là một trong những nền điện ảnh lâu đời và lớn mạnh nhất thế giới - hiện đang là quốc gia với số phim được sản xuất nhiều thứ tư thế giới. Phim điện ảnh bắt đầu được sản xuất ở Nhật vào năm 1897, khi những nhà quay phim nước ngoài đặt chân đến nước này. Ví dụ những phim tiêu biểu của nền điện ảnh Nhật Bản: Tokyo Story (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=24743)(Câu chuyện Tokyo), Seven Samurai (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=24442)(Bảy võ sĩ), Ugetsu monogatari (Chuyện đêm mưa trăng lu), Ikiru (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=30869)(Sống), Godzilla, và nhiều phim khác. Trong bảng xếp hạng những phim điện ảnh xuất sắc nhất của châu Á do tạp chí Sight & Sound của Anh bầu chọn, Nhật chiếm 8 phim trên số 12 phim đứng đầu, với phim Tokyo Monogatari đứng đầu bảng xếp hạng. Ở Mỹ, Nhật đã thắng giải Oscar cho phim nước ngoài xuất sắc tổng cộng bốn lần, nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Á nào khác.


http://i46.tinypic.com/2ch4y2e.jpg

Máy chiếu phim nguyên thủy

Thời đại phim câm

Tuy máy chiếu phim kinetoscope (máy chiếu phim nguyên thủy, không âm thanh) được Thomas Edison phát minh và trình chiếu rộng rãi ở Mỹ vào năm 1894, đến năm 1896 phát minh này mới đến Nhật Bản. Hai loại máy chiếu phim tiếp theo, vitascope, và cinematograph của anh em Lumiere được giới thiệu vào Nhật tháng 3 năm 1897, và những nhà quay phim Lumiere là những người đầu tiên quay phim ở Nhật. Tuy vậy, hình ảnh chuyển động không phải là điều quá mới lạ với người Nhật, vì trước đó họ đã có những dụng cụ tiền điện ảnh như gentou (hay còn lại là ***g đèn huyền ảo (http://en.wikipedia.org/wiki/Magic_lantern)). Phim điện ảnh thành công đầu tiên được trình chiếu ở Nhật cuối năm 1897 và ra mắt ở nhiều địa điểm nổi tiếng tại Tokyo.

Năm 1898, nhiều phim ma được sản xuất ở Nhật, như những phim ngắn của Asano Shiro - Bake Jizo và Shinin no sosei. Phim tài liệu đầu tiên, Geisha no teodori, được thực hiện tháng 6 năm 1899. Tsunekichi Shibata làm khá nhiều phim vào giai đoạn khởi đầu này, bao gồm Momijigari, phim làm năm 1899 với hai diễn viên nổi tiếng đóng lại một cảnh trong vở kịch kabuki phổ biến. Những phim điện ảnh Nhật đầu tiên chịu nhiều ảnh hưởng của kịch nói - kabuki và bunraku.

Đa số các rạp chiếu phim đầu tiên ở Nhật sử dụng benshi - người dẫn chương trình với lời dẫn chuyện suốt chiều dài phim và nhạc phim. Cũng như Tây phương, benshi được thực hiện trực tiếp khi phim đang chiếu. Năm 1908, Makino Shouzou, được xem là đạo diễn tiên phong của điện ảnh Nhật, bắt đầu sự nghiệp của mình với Honnouji gassen, do hãng Yokota Shoukai sản xuất.

Vào thập niên 1910, bắt đầu với những tạp chí phim đầu tiên như Katsudou shashinkai, nhiều nhà phê bình bắt đầu chỉ trích lối làm phim của những hãng phim như Nikkatsu và Tenkatsu quá phụ thuộc vào kịch nói (ví dụ, sử dụng những yếu tố của kịch kabuki và shinpa, tiêu biểu là onnagata - những nam diễn viên đóng vai nữ) và không xây dựng phim dựa trên những yếu tố điện ảnh để kể chuyện thay cho benshi. Trong phim The Captain's Daughter (1917), Inoue Masao bắt đầu tận dụng những kỹ thuật điện ảnh mới mẻ với thời đại phim câm, như cách quay cận cảnh và cảnh hồi tưởng. Trong trào lưu Điện ảnh thuần túy (Jun'eigageki undou) sau đó, các nhà phê bình của những tạp chí như Kinema Record tiếp tục kêu gọi các đạo diễn sử dụng các thủ pháp điện ảnh một cách rộng rãi. Phong trào này đóng vai trò chính yếu trong sự phát triển của gendaigeki (phim về cuộc sống hiện đại, đối lập với jidaigeki - phim lấy bối cảnh thời xưa). Những hãng phim lớn bắt đầu phát triển vào những năm 1920, như Shochiku và Taikatsu, đẩy mạnh trào lưu này hơn. Thomas Kurihara đạo diễn nhiều phim cùng hãng phim Taikatsu, dựa theo kịch bản của nhà văn Tanizaki Junichiro, ông là một trong những người đẩy mạnh trào lưu Điện ảnh thuần túy này. Ngay cả Nikkatsu cũng sản xuất nhiều phim mang tính điện ảnh hơn dưới sự lãnh đạo của Tanaka Eizou. Khoảng giữa những năm 1920, nữ diễn viên đã thay thế onnagata, và phim sử dụng những kỹ thuật do Inoue sáng tạo ra nhiều hơn. Một trong những phim câm được biết đến nhiều nhất là phim của Mizoguchi Kenji, đạo diễn với nhiều phim được đánh giá cao sau này.

Thập niên 1930


http://i47.tinypic.com/nq35a9.jpg

Cảnh trong The story of the last chrysanthemums

Không như Tây phương, Nhật vẫn tiếp tục sản xuất phim câm vào thập niên 1930. Một vài phim ngắn có âm thanh của Nhật được thực hiện vào những năm 1920 và 1930, nhưng phim điện ảnh dài (feature-length, để phân biệt với phim ngắn) có âm thanh đầu tiên là phim Fujiwara Yoshie no furusato (1930). Những phim có âm thanh nổi bật của thời kỳ này là Wife, Be Like A Rose! (Tsuma Yo Bara no Yoni) của Naruse Miko (1935), một trong những phim Nhật đầu tiên được trình chiếu ở rạp tại Mỹ, An Inn in Tokyo của Ozu Yasujiro - được cho là phim tiên phong của thể loại tân hiện thực, Sisters of the Gion (Gion no shimai) của Mizoguchi Kenji (1936), Osaka Elegy (1936), Humanity and Paper Balloons (1937), và The Story of the Last Chrysanthemums (1939).

Trong thập niên 1930, chính quyền cũng can thiệp vào điện ảnh nhiều hơn, họ cho thông qua Luật điện ảnh, cho phép chính quyền có nhiều quyền lực hơn đối với các phim xuất hành. Chính quyền ủng hộ những phim tuyên truyền và cũng ủng hộ việc làm phim tài liệu (hay còn gọi là bunka eiga, "phim văn hóa"), với những phim tài liệu nổi bật do Kamei Fumio sản xuất. Đây là thời gian chủ nghĩa hiện thực lên ngôi.

Thập niên 1940


http://i49.tinypic.com/24zdp8z.jpg

Do ảnh hưởng của thế chiến thứ 2 và nền kinh tế yếu dần, tình trạng thất nghiệp lan rộng ra khắp nước và gây ra hậu quả không nhỏ với công nghiệp điện ảnh. Trong thời gian này, Nhật quyết tâm mở rộng đế chế của mình, và điện ảnh là công cụ hoàn hảo cho mục đích tuyên truyền. Vì thế, nhiều phim trong thời gian này mang tư tưởng yêu nước và ca ngợi quân đội, tiêu biểu như Hawai Mare oki kaisen của Yamamoto Kajiro.

Kurosawa Akira thực hiện phim dài đầu tiên của mình với phim Sugata Sanshiro (1943). Năm 1948 và 1949, Kurosawa thực hiện Drunken Angel và Stray Dog, cả hai phim đều do Mifune Toshiro thủ vai chính. Ozu Yasujiro thực hiện phim Late Spring được đánh giá cao về mặt nghệ thuật và thành công ở mặt thương mại vào năm 1949.

Năm 1946, giải thưởng điện ảnh Mainichi được thiết lập.


Do HH lược dịch từ Wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Cinema_of_Japan).

Lưu ý: có thể post bài viết ở nơi khác nhưng chỉ yêu cầu credit người dịch và dẫn link về Japanest. Không credit và không dẫn link có nghĩa là tự nhận bài viết đó của mình (tiếng Việt dịch ra là "ăn cướp"), mà như vậy thì sẽ gặp quả báo đó o,,o Nói trước rồi nha.

HH
12-08-2010, 08:47 AM
Thập niên 1950 - thời kỳ vàng son


http://i47.tinypic.com/13zzehu.jpg

Cảnh trong Seven Samurai

Thập niên 1950 là thời kỳ vàng son của điện ảnh Nhật Bản. Ba phim Nhật của thập kỷ này - Rashomon (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=26149), Seven Samurai (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=24442)và Tokyo Story (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=24743) - lọt vào danh sách Những phim điện ảnh hay nhất mọi thời đại của tạp chí Sight & Sound 2002 (do các nhà phê bình phim và đạo diễn bình chọn). Bắt đầu vào năm 1950, phim Rashomon của Kurosawa đoạt giải Phim nước ngoài xuất sắc tại giải thưởng Academy Award của Mỹ cùng giải Sư tử vàng ở Liên hoan phim Quốc tế Venice, đánh dấu sự xuất hiện của điện ảnh Nhật Bản trên phim trường thế giới. Năm 1953, phim Entotsu no mieru basho của Gosho Heinosuke tham gia Liên hoan phim Quốc tế Berlin.


http://i46.tinypic.com/xpsb4m.jpg

Cảnh trong Tokyo Story

Phim Nhật đầu tiên được quay bằng phim màu là Carmen Comes Home của Kinoshita Keisuke, phát hành năm 1951. Gate of Hell (Kimugasa Teinosuke) là phim đầu tiên dùng loại phim Eastmancolor, cũng là phim màu đầu tiên của hãng Daiei và phim Nhật có màu đầu tiên được phát hành ở nước ngoài, giành giải Thiết kế trang phục xuất sắc tại giải Oscar năm 1954 cùng giải thưởng Phim nước ngoài xuất sắc danh dự. Đây cũng là phim Nhật đầu tiên thắng giải Cành cọ vàng tại Cannes.


http://i47.tinypic.com/1z4e5nl.jpg

Cảnh trong Gate of hell

Vào năm 1954, thêm hai phim Nhật có ảnh hưởng nhất mọi thời đại nữa được sản xuất, một là Seven Samurai của Kurosawa, về một nhóm các võ sĩ được thuê để giúp một ngôi làng chống lại bọn trộm cướp; phim này được phương Tây làm lại với tên The Magnificent Seven. Cùng năm đó, Gojira của Honda Ishiro, phim kinh dị mang tư tưởng chống lại chiến tranh nguyên tử, được dịch ra thành Godzilla ở phương Tây, được phát hành. Tuy phim bị biên tập quá đáng để trình chiếu ở nước ngoài, Godzilla trở thành biểu tượng thế giới của Nhật và khơi nguồn cho phong trào làm phim kaiju (phim làm về quái thú).


http://i45.tinypic.com/6sa07s.jpg

Phim Godzilla (1954)

Cùng năm 1954 này, Ikiru của Kurosawa và Tokyo Story của Ozu tham gia Liên hoan phim Quốc tế Berlin lần thứ 4.

Năm 1955, Inagaki Hiroshi thắng giải Oscar cho phim nước ngoài xuất sắc với phần I của loạt phim Samurai Triology, và năm 1958 ông tiếp tục thắng giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice với Rickshaw Man. Ichikawa Kon đạo diễn hai phim phản chiến, The Burmese Harp (1956), phim được đề cử cho giải Phim nước ngoài xuất sắc tại giải Oscar, và Fires On The Plain (1959), cùng Enjo (1958), được chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Các Tự của Mishima Yukio. Kobayashi Masaki bắt tay vào làm loạt phim The Human Condition Triology, bao gồm No Greater Love (1958), The Road to Eternity (1959), và A Soldier's Prayer (1961).


http://i48.tinypic.com/2ngykjt.jpg

Mizoguchi Kenji thực hiện The Life of Oharu (1952), Ugetsu monogatari (1953) - phim thắng giải Gấu bạc tại Liên hoan phim Venice - và Sansho the Bailiff (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=29964)(1954). Naruse Mikio đạo diễn các phim Repast (1950), Late Chrysanthemums (1954), The Sound of the Mountain (1954), và Floating Clouds (1955). Ozu Yasujiro thực hiện các phim Good Morning (1959), Floating Weeds (1958) - làm lại từ phim A Story of Floatin Weeds (1934) của ông. Phim này được nhà quay phim Miyagawa Kazuo, đã từng quay các phim như Rashomon và Sansho the Bailiff, thực hiện.

Giải thưởng Blue Ribbon được thiết lập năm 1950.


http://i49.tinypic.com/2803yac.jpg





Do HH lược dịch từ Wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Cinema_of_Japan).

Lưu ý: có thể post bài viết ở nơi khác nhưng chỉ yêu cầu credit người dịch và dẫn link về Japanest. Không credit và không dẫn link có nghĩa là tự nhận bài viết đó của mình (tiếng Việt dịch ra là "ăn cướp"), mà như vậy thì sẽ gặp quả báo đó o,,o Nói trước rồi nha.

HH
09-09-2010, 02:58 PM
Thập niên 1960

Số lượng khán giả đi xem phim ở rạp ngày càng đông đảo. Đa số các phim được chiếu theo kiểu chiếu đôi - nghĩa là một phim chính là một phim phụ (phim hạng B). Số lượng phim hạng B thị trường đòi hỏi ngày càng nhiều, và những phim như The Hoodlum Soldier hay Akumyo đã ra đời.


http://i45.tinypic.com/33w054z.jpg

Màn ảnh rộng của Nhật những năm 1960 cũng đã cho ra đời nhiều phim kinh điển, như Yojimbo (1961) của Kurosawa Akira, An Autumn Afternoon (1962), bộ phim cuối cùng của Ozu. Năm 1960, Naruse Mikio thực hiện When a Woman Ascends the Stairs, và phim cuối cùng của ông là Scattered Clouds (1967).

Ichikawa Kon đã ghi lại ý ức của Olympics 1964 trong him tài liệu dài ba tập của mình, Tokyo Olympiad (1965). Suzuki Seijun bị hãng Nikkatsu đuổi việc vì "làm ra những phim chẳng có ý nghĩa gì và không làm ra tiền" sau phim yakuza siêu hiện thực Branded to Kill (1967).


http://i46.tinypic.com/2vnl6hj.jpg

Phim Woman in the Dunes của Teshigahara, dựa tiểu thuyết của Abe Kobo

Thập niên 60 là những năm đỉnh cao của Làn sóng mới (ヌーベルバーグ, dựa theo tiếng Pháp nouvelle vague - Làn sóng mới của Pháp bao gồm các đạo diễn như Jean-Luc Godard, François Truffaut) bắt đầu từ những năm 50 và kéo dài đến thập niên 70. Oshima Nagisa, Shindo Kaneto, Shinoda Masahiro, Hani Susumi, và Imamura Shohei là những đạo diễn tiêu biểu của thời kỳ này. Cruel Story of Youth, Night and Fog in Japan, và Death By Hanging của Oshima, cùng Onibaba của Shindo, Kanojo to Kare của Hani, và The Insect Woman của Imamura trở thành những biểu tượng của Làn sóng mới. Phim tài liệu cũng bắt đầu có ảnh hưởng lớn nhờ Làn sóng mới, với những đạo diễn như Hani, Kuroki Kazuo, Matsumoto Toshio, và Teshigahara Hiroshi - chuyển từ làm phim fiction sang thể loại tài liệu, và ngay cả những đạo diễn như Oshima hay Imamura cũng làm phim tài liệu. Hai đạo diễn phim tài liệu quan trọng nhất thời kỳ này là Ogawa Shinsuke và Tsuchimoto Noriaki.

Woman in the Dunes (1964) của Teshigahara thắng giải Special Jury ở Liên hoan phim Quốc tế Cannes, cũng như được đề cử cho giải Đạo diễn xuất sắc và Phim nước ngoài xuất sắc ở giải Oscar. Kwaidan của Kobayashi Masaki cũng thắng giải Special Jury ở Cannes năm 1965 và nhận đề cử cho Phim nước ngoài xuất sắc ở giải Oscar ngay sau đó. Bushido, Samurai Saga của Imai Tadashi thắng giải Gấu vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Berlin. Immortal Love của Kinoshita Keisuke, Portrait of Chieko và Twin Sisters of Kyoto của Nakamura Noboru cũng được đề cử cho phim nước ngoài ở Oscar.

HH
10-06-2011, 06:33 AM
Điện ảnh Nhật đương đại - những gương mặt tiêu biểu

http://img156.imageshack.us/img156/1775/182617sk0.jpg


Topic này được lập ra để giới thiệu khái quát với mọi người những gương mặt tiêu biểu của điện ảnh Nhật đương đại cũng như một số phim đáng chú ý của họ. Danh sách này sẽ dựa vào quyển "The Midnight Eye Guide to New Japanese Film", nhưng mình sẽ chỉ liệt kê danh sách những đạo diễn và phim mà họ nhắc đến, chứ sẽ không trích nội dung sách ra, vì mình tin rằng bất cứ ai có hứng thú với điện ảnh Nhật đều nên mua quyển này về để đọc (nó còn rẻ hơn album READY của V6 hôm nọ mình mua =(( ). Bạn có thể mua sách ở đây (http://www.amazon.com/Midnight-Eye-Guide-Japanese-Film/dp/1880656892/ref=sr_1_1?ie=UTF8&s=books&qid=1275687740&sr=8-1). Chỉ có dưới 20 USD thôi nhưng sách cover một cách rất chi tiết tình hình điện ảnh Nhật gần đây. Đối với mình như thế là quá rẻ.

Lưu ý: sách xuất bản năm 2005, và có lẽ đã được soạn thảo từ rất lâu trước đó nên dĩ nhiên những phim làm từ 2004 tới nay và những đạo diễn xuất hiện trong thời gian đó sẽ không có trong danh sách này.

Sách chia làm 20 chương, vì vậy mình sẽ tóm tắt 5 chương trong mỗi post. Mong mọi người ủng hộ (và ủng hộ cả những người viết sách nữa, hi hi :D)

Phần giới thiệu về các đạo diễn dưới đây sẽ dịch từ wikipedia và những tài liệu trên mạng chứ không lấy từ nội dung sách để bảo đảm copyright. Dĩ nhiên, nếu mình đã có cơ hội xem phim của những đạo diễn dưới đây thì mình sẽ cố gắng đưa ra một số nhận xét riêng về đạo diễn đó.


Chương 1 - Suzuki Seijun
(1923 - ?)

http://img594.imageshack.us/img594/7229/dirsuzuki.jpg


1. Thời gian hoạt động: từ cuối thập kỷ 50 tới nay
2. Được biết đến với cách làm phim thường không có một cấu trúc nhất định, có thể không cần quan tâm đến logic, và chủ đề thường gặp là chủ đề yakuza, bạo lực, những cảnh quay dễ làm người xem phải choáng váng.
3. Những phim đáng chú ý: Kanto Wanderer, Gate of Flesh, Elegy to Violence, Branded to Kill, Story of Sorrow and Sadness, Pistol Opera.

Tham khảo: Wikipedia - Phỏng vấn Suzuki Seijun (http://en.wikipedia.org/wiki/Seijun_Suzuki) trên Midnight eye (http://www.midnighteye.com/interviews/seijun_suzuki.shtml)


Chương 2 - Imamura Shohei
(1926 - 2006)

http://img338.imageshack.us/img338/8463/shheiimamura.jpg

1. Thời gian hoạt động: từ cuối thập kỷ 50 tới 2006
2. Là một trong những nhân vật quan trọng nhất của thế hệ sau này (sau Kurosawa Akira, Ozu Yasujiro, Mizoguchi Kenji) trong việc đưa điện ảnh Nhật Bản ra với thế giới - với giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1983 (với phim Ballad of Narayama) và 1997 (phim The Eel - Unagi
3. Từng làm phụ tá cho Ozu Yasujiro, nhưng lại không thích phong cách làm phim đậm chất Nhật Bản truyền thống của Ozu, và theo đuổi một phong cách hoàn toàn khác. Cùng với Oshima Nagisa, là một trong những đạo diễn tiêu biểu cho phong trào New Wave (Làn sóng mới) của điện ảnh Nhật Bản. Tuy vậy, ông cũng từng phát biểu, "Tôi hứng thú làm phim về người Nhật, vì tôi chỉ có đủ kiến thức để làm phim về họ mà thôi." và rất ngạc nhiên khi phim của ông được thế giới đón nhận.
4. Những phim ông làm xoay quanh câu hỏi, "Con người là gì? Điều gì khiến người khác con vật?", và những đề tài như bản năng con người cùng xã hội Nhật chao đảo sau thế chiến thứ hai.
5. Những phim đáng chú ý: Intentions of Murder, A Man Vanishes, The Profound Desire of The Gods, Eijanaika, The Eel). Ngoài Imamura ra, chỉ có hai đạo diễn khác trên thế giới từng đoạt Cành cọ vàng hai lần.
Tham khảo: Wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Sh%C5%8Dhei_Imamura)- Japan-zone (http://www.japan-zone.com/modern/imamura_shohei.shtml)


Chương 3 - Fukasaku Kinji
(1930 - 2003)

http://i50.tinypic.com/xn5i81.jpg


1. Thời gian hoạt động: đầu thập niên 60 tới 2003.
2. Phim của ông làm về đề tài bạo lực, phá hủy những giá trị xưa cũ để tạo nên những giá trị mới. Nhiều phim mang tư tưởng chống đối chính quyền Nhật vì những gì họ đã làm trong thế chiến thứ hai và cách họ xây dựng lại Nhật Bản sau chiến tranh. Từ khi còn nhỏ, Fukasaku đã không thích những gì người lớn chung quanh ông làm, và điều này được thể hiện rõ trong phim Battle Royale.
3. Những phim đáng chú ý: Black Lizard, Under the Flag of the Rising Sun, Battles without Honor and Humanity, Cops vs. Thugs, Virus, The Triple Cross, Battle Royale.

Tham khảo: Wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Kinji_Fukasaku)

Chương 4 - Ishii Sogo
(1954 - ?)
http://i50.tinypic.com/o6ctis.jpg


1. Thời gian hoạt động: cuối thập niên 70 tới nay
2. Tiêu biểu cho thế hệ của những năm 60 - 70 của Nhật, tự tìm tòi sáng tạo cho mình một tiếng nói mới sau ảnh hưởng của những nhà làm phim như Fukasaka Kinji và Hasegawa Kazuhiko. Ishi Sogo lớn lên khi punk rock du nhập vào Nhật Bản và chịu ảnh hưởng của tư tưởng punk nổi loạn rất nhiều.
3. Đề tài làm phim: băng đảng, sự nổi loạn của tuổi trẻ.
4. Những phim đáng chú ý: Crazy Thunder Road, Burst City, August in the Water, Gojoe, Electric Dragon 80.000 volts.

Tham khảo: Wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/S%C3%85%C2%8Dgo_Ishii)


Chương 5 - Harada Masato
(1949 - ?)



http://img109.imageshack.us/img109/2531/haradamasato.jpg


1. Thời gian hoạt động: cuối thập niên 70 tới nay
2. Thường được nhắc đến như đạo diễn "Mỹ" nhất trong những đạo diễn Nhật đương đại. Khán giả thế giới thường biết đến ông với với phim The Last Samurai (có Tom Cruise diễn vai chính).
3. Hoạt động nhiều ở mảng V-Cinema (phim điện ảnh làm trực tiếp để release video chứ không chiếu ở rạp). Đề tài thường thực hiện: yakuza, phim đường trường (road movie), phim hành động.
4. Phim đáng chú ý: Kamikaze Taxi, Bounce KoGals.

o0Kixx0o
20-07-2012, 06:41 PM
Lịch sử điện ảnh Nhật Bản bắt đầu cùng lúc với sự ra đời của máy chiếu phim Kinetoscope do nhà bác học Mỹ Thomas Edison sáng chế năm 1886. Hơn 10 năm sau, hai anh em nhà Lumiere đến Nhật và thực hiện nhiều bộ phim mô tả cảnh đẹp của nước Nhật. Tuy nhiên, các đoạn phim không được bảo quản tốt nên đã mai một dần.

Đề tài geisha

Theo các sử gia điện ảnh thì bộ phim đầu tiên do chính người Nhật thực hiện ra đời vào năm 1897. Nội dung phim xoay quanh các cô gái geisha nhảy múa, ***g trong cảnh đường phố Tokyo đông đúc. Loại phim geisha với các điệu nhảy điêu luyện hầu như luôn hiện diện trên phim ảnh Nhật vào thời kỳ đầu phôi thai. Năm 1898, hai bộ phim truyện đầu tiên của Nhật đến với khán giả cùng lúc: Đó là bộ phim bi nói về việc bắt giữ một tên cướp nổi tiếng và bộ phim hài nói về một kẻ diễn trò khỉ trên bụng người đàn ông đang ngủ tại ghế đá công viên. Cả hai bộ phim đều do một nhà quay phim kiêm đạo diễn thực hiện. Cùng năm đó, bộ phim tài liệu Game Of Autumn Leaves nói về hai diễn viên kịch Kabuchi nổi tiếng ra đời. Bộ phim ngắn này vẫn còn lưu trữ tại Viện phim Nhật, còn các bộ phim trước nó đã biến mất.

Thời Nga-Nhật chiến tranh (1904-1905) nhiều nhà quay phim nước ngoài đến Nhật để ghi lại biến cố này. Công chúng Nhật rất thích xem phim chiến tranh vào thời điểm đó vì Nhật là nước thắng trận. Các rạp chiếu phim thi nhau xây dựng để đáp ứng yêu cầu này, mở đầu cho giai đoạn sản xuất phim hàng loạt. Rủi thay, chỉ có vài bộ phim của “thời kỳ bùng nổ” được giữ lại còn phần lớn đã bị thời gian phá hủy.

Đạo diễn đầu tiên

Makino Shojo là một trong các đạo diễn và nhà sản xuất phim đầu tiên của Nhật Bản. Ông đã đạo diễn và sản xuất hơn 300 phim từ 1909 đến 1928. Xuất thân từ chủ nhân một nhà hát kịch ở Tokyo, Shojo làm phim theo đề nghị của công ty Yocota chuyên nhập phim nước ngoài về chiếu ở Nhật. Khi đoàn kịch Kabuchi Onoe Matsunosuke biểu diễn thường xuyên tại nhà hát của mình, ông mời đoàn kịch đến diễn tại ngôi đền gần đó và ghi lại cảnh buổi diễn. Sau đó là một số đoàn kịch khác, và chỉ một thời gian Shojo nổi lên như nhà sản xuất phim hàng đầu Nhật Bản. Những diễn viên kịch cũng là nhân vật điện ảnh đầu tiên. Họ được khán giả hâm mộ. Mối quan hệ tốt đẹp giữa Shojo và các đoàn kịch kéo dài đến năm 1921.

Năm 1911, Công ty Yokoda xuất bản một danh mục các bộ phim do họ phát hành. Danh mục cho thấy đa số các phim Nhật trước cột mốc 1911 chỉ dài tối đa 200 feet phim. Duy nhất có một phim Shojo quay đoàn kịch Onoe Matsunosuke là dài 7.170m, bằng độ dài một bộ phim truyện. Bộ phim có tên Matsunosuke Chushingura nhưng không ghi tên đạo diễn và ngày sản xuất. Các sử gia điện ảnh ước tính nó được phát hành vào năm 1910 vì bộ phim đầu tiên có đoàn kịch Onoe tham gia là Go Tadanomu (1909). Ngoài ra, Onoe chỉ cộng tác với mỗi mình Shojo nên nó cũng phải do Shojo đạo diễn. Hiện bộ phim được lưu giữ tại công ty phim Matsuda với bổ sung phần nhạc nền dân tộc Nhật Bản mà bản gốc không có và được xem là bộ phim dài xưa nhất còn lưu giữ được. Bộ phim có 42 cảnh nhưng đã mất các cảnh 14, 17, 19 và 20.

Nữ diễn viên đầu tiên :Tokuko.

Quay sang lĩnh vực diễn xuất, nữ diễn viên đầu tiên của điện ảnh Nhật Bản là Tokuko Nagai Tagaki (1891 - 1919). Bà chỉ đóng khoảng 4 bộ phim truyện ngắn chiếu ở Mỹ và Anh từ 1911 - 1912. Chính bà đã du nhập môn múa ballet vào Nhật Bản và được tôn vinh là “Nữ hoàng múa ballet”. Chồng bà là Chunper Takagi, người Nhật, đến California (Mỹ) kiếm sống năm 24 tuổl, trở về Nhật sau vụ đại hoả hoạn ở San Francisco và cưới Tokuko khi bà mới 15 tuổi. Kết hôn chưa đầy một năm, họ đến sống tại Seattle rồi New York, Ohio, Boston nhưng công việc kinh doanh của Takagi gặp hết thất bại này đến thất bại khác. Năm 1909, ông quay qua nghề ảo thuật và 2 vợ chồng đi lưu diễn từ Canada đến New England trước khi Tokuko học múa ballet tại New York dưới sự bảo trợ của một phụ nữ Nhật. Không lâu sau, bà ký hợp đồng với hãng Thanhouser ở New Rochette, New York và có mặt trong các bộ phim như The East anh The West (1911), For The Mikado (1912).

Là con gái của một chuyên viên Bộ Tài chính Nhật, Tokuko làm việc tại Ngân hàng Nhật Bản sau khi tốt nghiệp tiểu học như tạp dịch viên cho đến lúc lấy chồng. Năm 1919 bà qua đời vì xuất huyết não sau một cơn rối loạn tâm thần khi đang lưu diễn với chồng, đúng vào thời điểm sự nghiệp điện ảnh của bà đang bước vào giai đoạn chín muồi. Năm 1995, nhà phê bình điện ảnh Nagisa Oshima xuất bản cuốn sách 100 năm điện ảnh Nhật Bản trong đó có nhắc đến công lao của Shojo và Tokuko. Theo Oshima thì sau khi bộ phim Rashomon đoạt giải thưởng tại LHP Venice. Điện ảnh Nhật Bản đã bước sang ''Kỷ nguyên vàng thứ 2'' mà đại diện cho thời kỳ này là các bộ phim Seven Samurai, Gate Of Hell, Ugetsu, Tokyo Story. Còn ''Kỷ nguyên vàng thứ 3” của điện ảnh Nhật Bản được đánh dấu bằng sự thống trị của các bộ phim hoạt hình mà nổi bật nhất hiện nay là Steamboy và Innocence. Ở lĩnh vực phim truyện điện ảnh, Nhật Bản đang bị Hàn Quốc lấn lướt.

(Theo Thế giới Điện ảnh)

map2111
18-08-2012, 02:57 PM
thank bạn rất nhiều nhé <3

mình tìm thông tin này đã lâu r` :x

HH
25-01-2013, 04:14 AM
Chương 6 - Studio Ghibli
Takahata Isao - Miyazaki Hayao

http://img686.imageshack.us/img686/1338/takahataandmiyazaki550x.jpg


1. Thời gian hoạt động: đầu thập niên 60 tới nay.
2. Hầu hết những ai có quan tâm đến phim hoạt hình của Nhật cũng sẽ biết đến Studio Ghibli nhờ những ý tưởng sáng tạo của họ, với cách vẽ trung thực, cảnh background đặc sắc và những thế giới thần tiên vừa có trong thế giới thần thoại châu Âu vừa có trong thần thoại Nhật.
3. Vì Studio Ghibli đã quá nổi tiếng nên mình không cần phải giới thiệu nhiều nữa. Hầu hết các xem của họ làm đều đáng xem, ví dụ như Mộ đom đóm (Hotaru no haka, Takahata đạo diễn), Porco Rosso (Miyazaki), Omoide Poroporo (Only yesterday), My Neighbor Totoro, Nausicaa of the Valley of the Winds (Kaze no tani no Naushika), Laputa: Castle in the sky, Kiki's Delivery Service, Princess Mononoke, Spirited Away, Howl's moving castle, và phim gần đây Ponyo :x



Chương 7 - Hayashi Kaizo
(1957 - ?)

http://img19.imageshack.us/img19/3639/portraitxw.jpg
1. Thời gian hoạt động: 1986
2. Những tác phẩm nổi bật của Hayashi được quay bằng phim đen trắng, gợi nhớ lại những phim điện ảnh đầu tiên của nền điện ảnh Nhật Bản. Trong đó, Yume miru you ni nemuritai (To sleep so as to dream) là phim câm, còn The most terrible time in my life (Waga jinsei saiaku no toki) nói về thế giới xã hội đen bạo lực.
3. Hayashi là một đạo diễn vẫn còn trẻ, nhưng từ sau hai phim kể trên, chưa có phim nào tiếp theo được công nhận là nổi bật.


Chương 8 - Tsukamoto Shinya
(1960 - ?)

http://img413.imageshack.us/img413/2790/shinyatsukamoto.jpg

1. Thời gian hoạt động: 1974 - hiện nay *khi quay phim đầu mới có 14 tuổi ;))*
2. Ông chịu ảnh hưởng của những phim người biến thành quái vật và phim khoa học viễn tưởng Âu Mỹ.
3. Trong khoảng thời gian mà điện ảnh Nhật Bản gần như đã biến mất trên thị trường thế giới cũng như tại các liên hoan phim đình đám nhất, Tsukamoto cho ra đời Tetsuo the Iron Man, bộ phim thắng giải phim xuất sắc (mặc dù chiếu không có phụ đề vì lúc đó ông không có đủ tiền trả cho người dịch) tại LHP Fantastic ở Roma. Phim của Tsukamoto thường xoay quanh những người không biết trân trọng cuộc sống đủ, như những nhân viên công chức.
4. Những phim đáng chú ý: Tetsuo: The Iron Man, Tokyo Fist, Gemini, A Snake of June


Chương 9 - Kitano Takeshi
(1947 - ?)

http://img833.imageshack.us/img833/5823/tkitano.jpg

1. Thời gian hoạt động: 1989 đến nay
2. Phim của Kitano Takeshi gần như vực dậy tiếng tăm của điện ảnh Nhật Bản hiện đại ở thị trường quốc tế sau một thời gian lặng tiếng. Tuy được biết đến với những phim yakuza (xã hội đen Nhật), trong phim của Kitano, những chi tiết bạo lực dường như xảy ra đột ngột, không có những sự kiện dẫn đến cao trào. Phim có nhiều yếu tố bạo lực nhưng cũng có những khoảng lặng xen kẽ đáng nhớ.
3. Những phim đáng chú ý: Violent Cop, A Scene At The Sea, Sonatine, Getting Any?, Hana-bi, Dolls (japanest.com/forum/showthread.php?t=26507)


Chương 10 - Hashiguchi Ryosuke
(1960 - ?)

http://img197.imageshack.us/img197/3708/ryosukehashiguchi.jpg

1. Thời gian hoạt động: 1989 đến nay
2. Chủ đề lớn trong phim của Hashiguchi là những người đồng tính, và Hashiguchi cũng là một người đồng tính công khai. Trong phim của ông, những người đồng tính sống một cuộc sống bình thường nhưng vẫn phải đối diện với sự "khác người" của họ. Sự thành công của ông mở đường cho những nhà làm phim độc lập khác ở Nhật.
3. Những phim đáng chú ý: Like Grains of Sand, Hush!

HH
25-01-2013, 04:15 AM
Chương 11 - Kurosawa Kiyoshi
(1955 - ?)
http://i46.tinypic.com/6dxrw3.jpg


1. Thời gian hoạt động: 1974-hiện nay
2. Ngoài Kitano Takeshi, Kurosawa Kiyoshi là một trong những đạo diễn Nhật thế hệ sau này được các liên hoan phim nước ngoài và khán giả ngoài Nhật biết đến nhiều nhất. Phim của ông làm về mặt xấu của mỗi người, và trong phim cái thiện và cái ác thật khó mà phân biệt. Phim của ông rất khó phân loại, có thể là kinh dị, cũng có thể là phim về tội phạm, nhưng đều nói về từng cá thể - và môi trường ảnh hưởng lên họ như thế nào.
3. Những phim đáng chú ý: Sweet Home, Suit yourself or shoot yourself, Cure, Charisma, Pulse.


Chương 12 - Miike Takashi
(1960 - ?)

http://a.imageshack.us/img210/7440/directori.jpg

1. Thời gian hoạt động: 1991-hiện nay.
2. Phim của Miike thường nói về những cá thể không được chấp nhận trong xã hội, không thấy bất kỳ sự liên kết nào giữa bản thân với môi trường sống xung quanh, và sự lạc lõng này thường gây ra những hành vi bạo lực. Thời thơ ấu cũng là một chủ đề quan trọng trong phim của Miike - một đạo diễn được biết đến như người không rào cản điện ảnh nào không dám vượt.



Chương 13 - Shinozaki Makoto
(1963 - ?)

http://i46.tinypic.com/28s254n.jpg

1. Thời gian hoạt động: 1990-hiện nay.
2. Tuy là một đạo diễn thực hiện nhiều loại phim đa dạng, nhưng Shinozaki lại ít được biết đến trong làng điện ảnh quốc tế. Phim của ông ít đi theo một chủ đề nhất định, nhưng hầu hết các phim đều có kiểu quay theo lối phim tài liệu, không dự tính trước từng cảnh quay một mà nương theo tình huống.
3. Những phim đáng chú ý: Okaeri, Not forgotten[/I.


Chương 14 - Koreeda Hirokazu
(1962 - ?)

http://a.imageshack.us/img534/3013/koreedahirokazu.jpg


Topic trong box Điện ảnh (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=27415)

1. Thời gian hoạt động: 1991-hiện nay.
2. Koreeda bắt đầu sự nghiệp làm phim với đài truyền hình TV Man Union, vì vậy cách làm phim của ông đi theo hướng phim tài liệu - những thước phim nổi bật nhất của Koreeda chuyển [I]fiction - chuyện không có thật - lên phim, theo cách quan sát và miêu tả lại cách con người sống và sinh hoạt như ở ngoài đời. Tuy những phim đầu, Koreeda làm nhiều về chủ đề ký ức (Wandafuru Raifu, Distance) nhưng sau này các chủ đề của Koreeda rất đa dạng, từ gia đình/xã hội (Dare mo shiranai), phong tục tập quán (Hana yori mo naho), khoảng cách giữa các thế hệ (Still Walking), và sự cô đơn (Air Doll).
3. Ba phim được đánh giá cao nhất cho tới nay của Koreeda là Wandafuru Raifu, Dare mo shiranai (japanest.com/forum/showthread.php?t=24543), và Still Walking (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=27412).


Chương 15 - Aoyama Shinji
(1964 - ?)

http://a.imageshack.us/img641/2553/shinji20aoyama.jpg

1. Thời gian hoạt động: 1995-hiện nay.
2. Tuy được biết đến ngoài Nhật Bản với phim Eureka, một phim rõ ràng hướng đến giới thưởng thức phim nghệ thuật, Aoyama cho biết nền tảng của ông là phim thương mại. Phim của Aoyama thể hiện sự lo lắng, bối rối của người Nhật trước sự hiện đại hóa quá nhanh chóng của quốc gia này trong thập niên 80.
3. Những phim đáng chú ý: An Obsession, Shady Grove, Eureka (http://japanest.com/forum/showthread.php?t=27176).