PDA

View Full Version : Kỹ nữ và lòng tự tôn dân tộc “lẫy lừng”



Hei
15-06-2011, 01:28 AM
(Nguoiduatin.vn) - Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển loại hình nghệ thuật geisha, vượt qua bao thị phi và những điều tiếng không hay, các geisha truyền thống của Nhật vẫn luôn gây ảnh hưởng không nhỏ tới lịch sử hàng nghìn năm của đất nước mặt trời mọc này.

Là một trong những nhân vật đặc biệt thuộc nghệ thuật giải trí truyền thống Nhật Bản, khi nhắc tới Geisha là nhiều người Nhật sẽ nghĩ ngay tới những nghệ sĩ vừa có tài ca múa lại vừa có khả năng trò chuyện khéo léo.

Thăng trầm và biến động

Cuối thế kỷ thứ 17, cùng với thời kỳ hoàng kim sự hưng thịnh của văn hóa truyền thống, hình thức geisha của Nhật cũng bắt đầu ra đời và phát triển từ thời kỳ này. Những geisha đầu tiên ra đời tại Nhật Bản có nguồn gốc từ những nghệ nhân đàn ca là nữ biểu diễn lưu động nay đây mai đó vào thời kỳ Mạc phủ( khoảng cuối thế kỷ 17 tại Nhật). Tuy nhiên sau khi chế độ Mạc phủ thành lập, những người đứng đầu đã ra quyết định tăng tiền thuế và nghiêm cấm các hoạt động văn nghệ mang tính chất tư nhân. Để kiếm sống, một số nữ nghệ nhân này đã tìm ra lỗ hổng trong quy định của chế độ Mạc phủ là vào các quan phủ để biểu diễn văn nghệ với danh tính là “người nhà quan”. Tại nơi quan trường nhiều thị phi này có những người vừa phải biểu diễn vừa phải bán thân để mong muốn tồn tại.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/nguoiduatin-anh-1-1.jpg

Cùng lúc đó ở thời kỳ này, các kỹ viện trong thời đại Mạc phủ đã chuyển sang hình thức kinh doanh mới ngoài việc bán thân là nhắm vào các kỹ nữ có tài ca múa. Lập tức, rất nhiều những nữ nghệ nhân nhà quan đã bỏ phủ quan để đến các kỹ viện này hành nghề. Ở những nơi sặc mùi nhục dục này, sự xuất hiện của những kỹ nữ hát hay đàn giỏi đã thu hút được rất nhiều đàn ông đến với các kỹ viện nhiều hơn nữa. Những kỹ nữ này đều được gọi với cái tên: Geisha

Sang thế kỷ 18, loại hình geisha đã được chế độ Mạc phủ của Nhật hợp thức hóa khi ra quyết định, xác geisha không được tùy tiện bán thân và họ phải tăng cường hơn nữa khả năng đàn hát và giao tiếp hơn là bán trôn nuôi miệng. Về sau, một quy định nghề nghiệp đã được xác lập với các geisha khi họ được phép bán tài năng ca hát của mình chứ không được phép bán thân. Cuối thế kỷ 18, tại một số nơi như Kyoto, Tokyo... các geisha không sống ở những kỹ viện nữa mà nhiều người đã tự thành lập các quán hay viện geisha để tự học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp nhằm phục vụ những tầng lớp quý tộc trong xã hội khi đó.

Với sự xuất hiện của các geisha, xã hội Nhật vào những năm cuối thế kỷ 18 đã dần dần tiếp nhận loại hình nghề nghiệp này. Các hình thức nghệ thuật của Geisha phong phú dần, không chỉ có ca múa mà có nhiều thứ khác như trà đạo, ngâm thơ kể chuyện, cách đi đứng duyên dáng, trò chuyện lịch sự khéo léo, cách tiếp khách ... Theo quy định, nghề nghiệp độc đáo này đòi hỏi họ phải tránh quan hệ tình cảm đối với đàn ông, phần lớn Geisha sống độc thân đến già. Tuy vậy cũng có một số chạy theo tiếng gọi của tình yêu, nhưng Geisha khi đã lấy chồng thì phải giải nghệ. Trong thời kỳ Mạc Phủ Geisha chủ yếu phục vụ cho tầng lớp võ sĩ của giai cấp thống trị, về sau họ phục vụ cho cả tầng lớp thương nhân mới xuất hiện trong xã hội Nhật bắt đầu đi lên chủ nghĩa tư bản.

Lập công “khai quốc” triều đại Minh Trị

Khi nhắc tới geisha của Nhật là không ai không nhắc tới cái tên : Trung Tây Quân Vỹ, còn có mỹ danh Geisha Cần vương, một geisha tiêu biểu ở thế kỷ thứ 19. Trung Tây Quân Vỹ xuất thân gia đình võ sĩ, do cha bị kẻ thù giết chết nên gia cảnh sa sút, buộc phải đi học nghề Geisha. Sau khi trở thành một geisha đúng nghĩa, cô thường biểu diễn tại một quán trà có tên Ngư Phẩm.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/nguoiduatin-anh-2-1.jpg

Vào giữa thế kỷ 19, tại Kyoto luôn diễn ra cuộc tranh giành quyền lực gay gắt giữa thế lực Mạc Phủ với phái Duy Tân. Hai phái này thường lợi dụng quán trà làm nơi hội họp bí mật. Nhiều nhân vật chủ chốt của phái Duy Tân năng lui tới quán Ngư Phẩm, trong đó có Tỉnh Thượng Hin. Lần đầu gặp Quân Vỹ, cô Geisha tài sắc vẹn toàn này đã làm Tỉnh Thượng Hinh rơi vào mối tình sét đánh. Ít lâu sau, một quan chức cấp cao trong Mạc Phủ là Đảo Điền Tả Cận phụ trách việc truy nã các chí sĩ phái Duy Tân tại Kyoto cũng say mê Quân Vỹ. Giới Geisha đều biết Đảo Điền là kẻ quyền cao chức trọng, ai được làm thê thiếp của hắn là một vinh dự lớn, nhưng Quân Vỹ lại từ chối lời cầu hôn của viên quan này.

Khi biết tin Đảo Điền cầu hôn Quân Vỹ, Tỉnh Thượng Hinh cử người đến gặp Quân Vỹ, thuyết phục nàng nhận lời lấy Đảo Điền để có điều kiện tìm hiểu các bí mật trong chính quyền Mạc Phủ. Quân Vỹ đau khổ chấp nhận yêu cầu đó của người tình, đồng ý lấy Đảo Điền. Được chồng sủng ái, Quân Vỹ moi được nhiều thông tin bí mật và giúp nhiều chiến sĩ phái Duy Tân thoát khỏi sự truy sát của Mạc Phủ. Cũng nhờ thông tin từ Quân Vỹ mà phái Duy Tân thành công ám sát Đảo Điền, trừ được một mối hoạ lớn cho họ.

Mộc Hộ Hiếu Doãn, một trong 3 người được gọi là “Duy Tân tam kiệt” cũng yêu một Geisha. Thời gian bị Mạc Phủ truy nã, Mộc Hộ phải đóng giả kẻ hành khất sống chui lủi dưới gầm cầu. Nàng Geisha-người yêu ngày ngày cũng liều mạng tiếp tế cho Mộc Hộ bằng cách đem một túi thức ăn đến chân cầu rồi giả vờ bỏ quên. Sau này Mộc Hộ trở thành một trong các lãnh tụ của phái Duy Tân.

Nhiều Geisha đã có đóng góp không nhỏ vào chiến thắng của phái Duy Tân đánh đổ chính quyền Mạc Phủ, dẫn đến sự thành lập chính quyền của vua Minh Trị, đưa nước Nhật đi lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu không có sự đóng góp ấy rất có thể lịch sử Nhật Bản đã khác đi.

Tự tôn dân tộc theo cách riêng

Vào tháng 4 năm 1970, khi Thái tử Anh Charles thay mặt chính phủ nước này có chuyến thăm đến Nhật Bản, một geisha có tên là Iwasaki đã được mời đến biểu diễn phục vụ trong một buổi tiệc trà đạo. Khi tiết mục của geisha này kết thúc, dường như khi đó Thái tử Charles vẫn còn băn khoăn điều gì đó mà chưa muốn dời khỏi buổi trà đạo. Sau đó, Thái tử Anh rất muốn xem chiếc quạt mà Iwasaki đã dùng để múa, rồi như vô tình, Thái tử Charles đã lấy bút và ký tên mình lên chiếc quạt.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/nguoiduatin-anh-3-1.jpg

Đối với nhiều người, có được vinh hạnh lấy chữ ký của Thái tử Anh là một điều không tưởng. Tuy nhiên đối với geisha Iwasaki thì việc làm đó khó có thế chấp nhận được “ Tôi không phải fan hâm mộ của Thái tử Charles, vì thế ký lên chiếc quạt mà không được phép của tôi cũng không phải là việc làm hay. Người Nhật cần nhận được sự tôn trọng”- Iwasaki cho biết. Được biết sau này, được biết Iwasaki đã vứt chiếc quạt này đi vì “lòng tự tôn dân tộc” của mình.

Vào tháng 5 năm 1975, khi nữ hoàng Anh- Elizabeth có chuyến thăm tới Nhật Bản, geisha Iwasaki tiếp tục được mời đến để biểu diễn phục vụ. Một lần trong một bữa yến tiệc chiêu đãi, do không hiểu thịnh tình của Geisha mà Nữ hoàng đã không ăn tới bất kỳ món gì của Iwasaki đã phục vụ và được mời. Chính hành động này của Nữ hoàng đã khiến geisha Iwasaki cảm thấy bất mãn.

Để có thể khẳng định được nghề nghiệp đáng quý của mình trước mặt Nữ hoàng, Iwasaki đã luôn tỏ ra thân mật và gần gũi với phu quân của Nữ Hoàng Anh khi có dịp tiếp xúc với ông. Hành động này là cố tình và geisha có tên Iwasaki đã thực hiện thành công khi vào tối hôm đó, do ghen tuông với geisha mà vợ chồng Nữ hoàng Anh đã không ngủ cùng nhau. Được biết, sau khi sự việc được lý giải thì hai vợ chồng nữ hoàng Anh mới thoát khỏi việc mâu thuẫn với nhau.



Hải Hiền (Theo Guoji)