PDA

View Full Version : Tìm hiểu về Trăn



BioShock
17-11-2005, 07:47 PM
Chăm sóc trăn đẻ

http://www.vnast.gov.vn/images/tintuc%5Ctranto.jpg

Phân biệt trăn đực-cái: Trăn cái trông mập mạp, cựa 2 bên hậu môn ngắn, thụt vào trong hốc, khi ấn tay cơ quan giao cấu không lộ ra ngoài; ngược lại, trăn đực có thân mình thon dài, cựa 2 bên hậu môn dài, lộ khá rõ ra ngoài, khi ấn tay vào 2 bên thì cơ quan giao cấu lộ ra ngoài, có thể quan sát được dễ dàng.

- Thường trăn giao phối vào tháng 4-9 (miền Bắc) và 10-12 (miền Nam). Sau khi giao phối khoảng 10 tuần thì trăn cái đẻ. Số lượng trứng mỗi lần đẻ 20-60 quả, kích thước trung bình 7-10cm.

- Sau khi đẻ, trăn cái dùng đuôi vun trứng thành đống rồi cuốn lấy ổ trứng và ấp trong 10 tuần thì trứng nở. Khi nở, trăn con thò đầu ra ngoài trứng qua lỗ nhỏ, khi có tiếng động thì thụt đầu vào. Trăn con thập thò như vậy khoảng 2-3 ngày thì chui hẳn ra ngoài.

Cần giúp đỡ cho trăn con khi ăn, cho đến khi trăn con được đầy tháng tuổi, cho ăn 4-5 lần/tháng.

Trong quá trình nuôi, trăn con có thể mắc bệnh táo bón vào thời kỳ 1-3 tháng tuổi. Trăn ăn nhưng không bài tiết được, phần cuối ống ruột phồng lên, phân khô cứng nằm chặn ở hậu môn, để lâu trăn có thể bị chết. Để phòng trị bệnh, chú ý cho trăn uống nước đầy đủ, thỉnh thoảng thay đổi thức ăn cho trăn. Khi bị táo, dùng kẹp sắt gắp phân ở hậu môn bỏ ra ngoài rồi dùng tay khẽ vuốt lên bụng trăn để dồn phân xuống phía dưới.

Trái tim trăn nở to trong bữa ăn

Ăn đến đâu lớn đến đó, câu nói này hoàn toàn đúng với những con trăn Myanmar, đặc biệt khi các bữa của chúng thường cách nhau tới... nửa năm hoặc hơn.

Các nhà khoa học ở California cho biết khi những con trăn nuốt chửng chuột, chim hay loại mồi khác, khối lượng cơ tim của chúng tạm thời tăng lên đến 40% trong vòng 48 giờ. Thay đổi này giúp cho nó đáp ứng được những yêu cầu trong việc tiêu hoá thức ăn. Thêm nữa, quá trình này hoàn toàn có thể đảo ngược được, nghĩa là trái tim trăn co nhỏ lại kích cỡ ban đầu khi bữa ăn kết thúc.

Phát hiện về trăn có thể mở ra những hiểu biết mới về sự to tim ở các loài khác, trong đó có con người.

Là một trong những loài rắn lớn nhất thế giới, trăn Mianmar có thể dài tới 7,6 mét và nặng đến 90 kg. Nó sống ở Đông Nam Á, ăn thịt những con thú, chim và các loài động vật khác theo kiểu nuốt chửng, song các bữa ăn hiếm hoi và rất cách xa nhau.

"Loài vật này có khả năng đáng kinh ngạc trong việc tắt quá trình trao đổi chất giữa các bữa ăn", James Hicks, giáo sư về sinh thái học và sinh vật học tiến hoá tại Đại học Irvine, California, nhận định.

"Chúng tôi hiện giữ những con trăn nặng 1,5 kilogram trong phòng thí nghiệm đã nhịn đói trong 3 tháng qua mà chỉ mất có một phần mười gam trọng lượng", Hicks, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Nhưng khi đến bữa, chúng thường nuốt những con mồi lớn bằng nửa hoặc cả trọng lượng cơ thể, do vậy chúng cần nhiều nỗ lực để tiêu hoá con mồi này. "Một số điều tra cho thấy sự trao đổi chất tăng 44 lần trong quá trình tiêu hoá", Hicks nói.

Các nghiên cứu trước kia đã chỉ ra lý do vì sao trái tim cần to ra khi trăn tiêu hoá thức ăn. Đó là do gan tăng 3 lần kích cỡ, ruột nặng gấp đôi và hoạt động enzyme ở tuyến tuỵ tăng gấp 3. Những thay đổi này trong cơ thể rắn đã làm tăng đáng kể nhu cầu về máu chứa ôxy.

Stephen Secor, nhà sinh học tại Đại học Alabama ở Birmingham thì cho rằng trong khi hầu hết các loài động vật ăn thịt khác phải nhai, xé hoặc vò nát con mồi rồi mới chén, thì rắn lại nuốt chửng nguyên cả con, và dạ dày phải đảm nhiệm toàn bộ công việc xé nhỏ đó.

T. An (theo National Geographic)



hình ảnh vài loài trăn trên thế giới :

http://www.briansharp.com/Braz%20Redtail%20Boa.jpg
http://www.rth.org/sdzoo/Emerald%20tree%20boa.jpg