PDA

View Full Version : Sân bay Haneda



Kasumi
27-11-2011, 09:59 PM
Sân bay Quốc tế Tokyo còn được biết đến với tên gọi Haneda - một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới với khoảng 900 chuyến bay đến và đi mỗi ngày. Trung bình hàng năm, sân bay phục vụ khoảng 67 triệu lượt khách.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/10-from-the-new-control-tower-in-haneda-airport-haneda-airport-japan-58a660.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/Haneda_airport.jpg
Toàn cảnh Sân bay Haneda

Cuối năm 2010, sân bay Haneda khánh thành nhà ga thứ 3 dành cho các chuyến bay quốc tế. Sự mở rộng này giúp Haneda có khả năng phục vụ đến 90 triệu lượt hành khách mỗi năm. Dự kiến, đến tháng 3 năm nay, Haneda sẽ tăng tuyến bay quốc tế hiện nay lên con số 17.

Sân bay Haneda tọa lạc tại quận Ota ở thủ đô Tokyo, bên dòng sông Tama nối liền giữa Tokyo và tỉnh Kana-gawa. Với vị trí thuận tiện nằm sát trung tâm của Tokyo nên Haneda được Bộ Giao thông Nhật Bản lên kế hoạch mở rộng nhằm tăng tính cạnh tranh quốc tế. Năm 2010, đường băng số 4, hay còn gọi là đường băng D của sân bay, đã được xây dựng hoàn tất. Đây là công trình qui mô được thiết kế nằm trên biển.

Trước đây, sân bay Haneda chỉ tập trung khai thác các chuyến bay nội địa và một số chuyến bay trong khu vực châu Á. Trong khi đó, Sân bay Quốc tế Narita, tọa lạc tại tỉnh Chiba lân cận, phải đảm trách hầu như gần hết các chuyến bay quốc tế đến và đi khỏi Nhật Bản. Điều bất lợi là khoảng cách từ sân bay Narita đến nhà ga trung tâm Tokyo phải mất đến 65km, trong khi quãng đường này đối với sân bay Haneda chỉ khoảng 14 km. Đây là một trong những lợi thế của Haneda.

Thế mạnh thứ hai của Haneda là các chuyến bay được lên lịch khởi hành vào lúc nửa đêm và sáng sớm. Đây là lịch trình rất hiệu quả, chúng giúp hành khách tận dụng được thời gian.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/354943655_4af317de33_o.jpg
Thế mạnh của Haneda là các chuyến bay được lên lịch khởi hành vào lúc nửa đêm và sáng sớm

Trung tâm Thông tin Du lịch Tokyo dành phục vụ du khách quốc tế đến Nhật Bản nằm tại tầng 2 của nhà ga số 3 – nhà ga quốc tế 5 tầng mới khánh thành của sân bay. Trung tâm này đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn lượng khách du lịch nước ngoài không đi theo đoàn đang có chiều hướng gia tăng tại Nhật như hiện nay.

Nhằm tạo thuận tiện cho hành khách, Trung tâm tọa lạc ngay khu vực cổng đến quốc tế của sân bay, nếu có nhu cầu tìm hiểu thông tin hành khách sẽ được tiếp cận một cách dễ dàng. Nhân viên tại trung tâm có thể trao đổi với hành khách bằng tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung Quốc. Khách sẽ được hướng dẫn tận tình về lộ trình thuận tiện, các điểm du lịch nổi tiếng và các khách sạn ở Tokyo.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/10-haneda-airport-10-haneda-airport-japan-f1b948.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/10-haneda-airport-14-haneda-airport-japan-c5234f.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/10-haneda-airport-15-haneda-airport-japan-e68e55.jpg
Bên trong khu vực nhà ga quốc tế 5 tầng

Tại khu vực tầng 4 của nhà ga, hành khách có thể tham quan, mua sắm hoặc dùng bữa tại hàng loạt cửa hàng bán quà lưu niệm và cửa hàng ăn thiết kế theo phong cách thời Edo. Các món ăn được phục vụ ở đây mang đậm phong cách ẩm thực truyền thống Nhật Bản với lượng thức ăn vừa đủ, bày trí thẫm mỹ.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/10-haneda-airport-terminal-no-1-haneda-airport-japan-100872.jpg
Khu vực phục vụ ẩm thực

Lên tầng 5 của nhà ga, hành khách được chào đón bởi không gian hiện đại thể hiện cuộc sống của Nhật Bản ngày nay. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, khách có thể vừa thưởng thức nước uống vừa chiêm ngưỡng vũ trụ bao la với vô vàn thiên thể lấp lánh hay những hình ảnh phong phú khác về thế giới con người và tự nhiên.

Sản phẩm lưu niệm chính của các cửa hàng trong khu vực nhà ga là những chiếc khăn vuông Furo-shiki dùng để gói đồ. Nó giống như một dạng tay nải. Đối với người Nhật, furo-shiki đã trở thành một nghệ thuật gói quà độc đáo. Từ một tấm vải vuông hoa văn xinh xắn họ có thể tạo ra những gói quà đáng yêu, thanh lịch bằng cách sử dụng kỹ thuật thắt nút.

Với vai trò là trung tâm vận chuyển quốc tế ngày càng lớn mạnh, sân bay Haneda tích cực quảng bá hình ảnh của Nhật Bản không chỉ bằng dịch vụ thuận tiện của sân bay mà còn bằng hình ảnh thu nhỏ của văn hóa truyền thống xen lẫn cuộc sống hiện đại.

Tính đến nay, sân bay Haneda đã tồn tại 80 năm. Trong khoảng thời gian đó, nó đã thay đổi rất nhiều theo từng giai đoạn chính trị, kinh tế của nước Nhật.

Haneda nằm trong khu vực vịnh Tokyo ngày nay. Vào thời Edo, nơi đây có nguồn hải sản dồi dào và là điểm đánh bắt tôm cá nhộn nhịp của ngư dân để cung cấp cho kinh thành.

Vùng biển của Haneda ngày xưa được gọi là Towasa. Khoảng đầu thế kỉ XX, vùng biển này là nơi tham quan, tắm biển yêu thích của đông đảo dân chúng vào dịp hè. Năm 1931, một sân bay được thành lập tại đây và được lấy tên theo vùng đất này, tức Sân bay Haneda. Nó là sân bay dân dụng có qui mô lớn nhất của Nhật Bản vào thời điểm xuất hiện. Trong suốt những năm 1930, sân bay Haneda là nơi xuất phát của các chuyến bay nội địa và cả những chuyến bay chở giới chức quân sự đến miền Bắc Trung Quốc.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/Haneda_Airfield_1937.jpg
Sân bay Haneda, năm 1937

Trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ II, sân bay Haneda trở thành sân bay quân sự. Đến năm 1945, chiến tranh kết thúc, quân đội Nhật bại trận. Theo hiệp ước Postdam, Nhật Bản không được phép thành lập quân đội, lực lượng Mỹ đồn trú tại Nhật và chiếm đóng sân bay Haneda. Sân bay được đổi tên thành Căn cứ Không quân Haneda sử dụng cho mục đích quân sự trong suốt 6 năm sau đó.

Đến năm 1951, hãng Hàng không Nhật Bản, JAL bắt đầu đưa vào hoạt động các chuyến bay chở khách nội địa đầu tiên của hãng tại Haneda. Vào năm 1952, quân đội Mỹ trao trả một phần căn cứ không quân Haneda cho chính quyền Nhật Bản. Đến năm 1958, toàn bộ căn cứ được hoàn lại cho chủ cũ. Sau nhiều năm hoạt động, Haneda vẫn không có ga hành khách. Đến năm 1955, ga hành khách đầu tiên của sân bay được khánh thành với diện tích 24.000 m2.

Thập niên 1960, ngành Hàng không của Nhật Bản bùng nổ theo sau việc chính phủ dỡ bỏ các qui định đi lại khắc khe đối với dân chúng. Sân bay Haneda bắt đầu trở nên quá tải. Một đường băng và một ga hành khách mới được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1970.

Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng của sân bay, các hãng hàng không nội địa cũng chú trọng đến chất lượng phục vụ hành khách. Từ năm 1963, bên cạnh các chuyến bay trong nước, Haneda bắt đầu mở rộng các chuyến bay quốc tế.

Lượng hành khách nội địa sử dụng các chuyến bay quốc tế từ Haneda cũng tăng mạnh vào những năm 1970. Đây cũng là thời điểm hãng Hàng không Nhật Bản đưa vào hoạt động loại máy bay dân dụng cỡ lớn. Năm 1972, có 1 triệu lượt người Nhật sử dụng dịch vụ hàng không để đi du lịch nước ngoài. Tuy nhu cầu đi lại của người dân ngày càng lớn nhưng chính phủ vẫn không có kế hoạch mở rộng thêm sân bay Haneda vì rất tốn kém và bị cản trở bởi vấn đề kỹ thuật liên quan đến vịnh Tokyo.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/JAL_Aircraft_Mokusei-go.jpg
Đội ngũ tiếp viên hàng không phục vụ trong sân bay Haneda năm 1952

Sau một thời gian dài phục vụ nhu cầu vận chuyển trong nước và một vài chuyến bay đến các thành phố trong khu vực châu Á, năm 2010, sân bay Haneda bắt đầu khôi phục vai trò là cảng hàng không quốc tế khi đưa vào hoạt động ga hành khách thứ 3 và đường băng mới số 4.
Giai đoạn nửa sau thập niên 1970, nhà ga Haneda phải giải quyết một lượng hành khách khổng lồ mỗi ngày, sân bay bắt đầu trở nên quá tải dù một đường băng và một ga hành khách mới đã được đưa vào hoạt động năm 1970.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/Haneda.jpg
Đường băng D nằm trên biển

Trước áp lực tiếp tục mở rộng Haneda, cuối cùng, chính phủ cũng chấp thuận đề án của Bộ Giao thông Nhật Bản về việc xây dựng một đường băng mới nằm trên biển ở phía Nam sân bay. Trước đó, đề án này bị bác bỏ vì chính phủ cho rằng, nó không khả thi và quá tốn kém.

Theo kế hoạch, đường băng số 4 được thiết kế để tăng công suất hoạt động của sân bay Haneda từ 328.000 chuyến bay mỗi năm hiện nay lên trên 400.000 chuyến bay trong thời gian tới. Cùng với sự gia tăng công suất này, nhiều lộ trình bay quốc tế mới cũng sẽ được triển khai ngay trong tháng 3/2011.
Có thể nói, vào thời điểm hiện nay, Haneda – sân bay lớn thứ 2 của Tokyo – đang một lần nữa khẳng định vai trò là sân bay quốc tế tầm cỡ và góp phần nâng vị thế của thủ đô Tokyo trở thành một trong những trung tâm hàng không quan trọng của châu Á.

Thanh Tâm
THVL