PDA

View Full Version : All about Okinawa (Update: Okinawa - Hòn đảo mở cửa với thế giới)



Kasumi
06-12-2011, 12:53 PM
MỤC LỤC

Khái quát chung (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456684&viewfull=1#post456684)
Các nhóm đảo chính (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456688&viewfull=1#post456688)
Ngôn ngữ (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456817&viewfull=1#post456817)
Thành cổ Shuri (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456692&viewfull=1#post456692)
Vương quốc Ryukyu (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456811&viewfull=1#post456811)
Danh sách Vua Ryūkyū (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456813&viewfull=1#post456813)
Thăm vương quốc Lưu Cầu xưa (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456834&viewfull=1#post456834)
Bức Trấn phong của người Lưu Cầu (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa-(Update-C%C3%B4ng-vi%C3%AAn-h%E1%BA%A3i-d%C6%B0%C6%A1ng-h%E1%BB%8Dc-Okinawa)?p=456901&viewfull=1#post456901)
Thủ phủ Naha (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456817&viewfull=1#post456817)
Hình ảnh (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456827&viewfull=1#post456827)

* Một số bài viết khác:

Một vòng quanh Okinawa (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=455935&viewfull=1#post455935)
Biển xanh đảo Okinawa, Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456665&viewfull=1#post456665)
Okinawa - Hòn đảo thơ mộng Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456828&viewfull=1#post456828)
Okinawa - Điểm nghỉ dưỡng lý tưởng của Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456830&viewfull=1#post456830)
Sống lâu nhờ chế độ ăn "Okinawa" (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456831&viewfull=1#post456831)
Bí ẩn về sự trường sinh trên đảo Okinawa (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456832&viewfull=1#post456832)
Nhà hàng trên cây Naha Harbor (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456833&viewfull=1#post456833)
Kì quan mộ treo Unishibaka (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456906&viewfull=1#post456906)
Công viên hải dương học Okinawa - công viên lớn thứ hai thế giới (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa-(Update-K%C3%AC-quan-m%E1%BB%99-treo-Unishibaka)?p=462373&viewfull=1#post462373)
Khám phá đảo Okinawa (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa-(Update-C%C3%B4ng-vi%C3%AAn-h%E1%BA%A3i-d%C6%B0%C6%A1ng-h%E1%BB%8Dc-Okinawa)?p=476355#post476355)

* Tham khảo chuyên sâu:

Trận Okinawa (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456818&viewfull=1#post456818)
Bằng chứng về chất độc da cam ở Okinawa (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456829&viewfull=1#post456829)



----------------------



Một vòng quanh Okinawa

Okinawa là một quần đảo với hàng trăm đảo nhỏ kéo dài hơn 1.000km nằm ở phía Tây Nam đất nước Nhật Bản. Quần đảo tiếp giáp Thái Bình Dương về phía Đông và phía Tây giáp biển Đông Trung Hoa. Okinawa là đảo chính và là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Okinawa.


http://yeudulich.vn/Upload/TinBai/26-6-2010/Okinawwa/4oa00l0000006dtk.jpg
Okinawa là một quần đảo với hàng trăm đảo nhỏ kéo dài hơn 1.000km.

Thủ phủ của Okinawa là thành phố Nara. Trong chiến tranh thế giới thứ II, Naha bị tàn phá nặng nề nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, một quang cảnh mới đã được hồi sinh. Những cao ốc hiện đại, đường sá rộng thênh thang, cửa hàng lớn cùng những khách sạn, những quán bar, những khu giải trí, những rạp chiếu bóng, hý viện xây cất rất mỹ thuật và kỹ thuật đã mọc lên như trong thần thoại.

Khu trung tâm thành phố Naha là khu phố quốc tế Kokusai-dori nổi tiếng khắp thế giới với những cửa hàng lớn bán những sản phẩm thủ công nghệ chế tạo của địa phương.

Đi về hướng Đông dọc theo đường Himeyuri-dori, sẽ đến khu phố chuyên sản xuất và bán đồ gốm Tsubota đã có từ thế kỷ XVII. Nơi đây tập hợp 20 xưởng sản xuất đồ gốm sành sứ chế tạo nhiều mặt hàng như chai, hũ, lọ đựng rượu saké, bình trà, chén tách, tượng, độc bình, chum, vại, chậu (trồng cây kiểng) bằng sành sứ hoặc tráng men. Một viện bảo tàng đồ gốm sành sứ - Tsuboya Pottery Museum - tọa lạc nơi này cũng là nơi để du khách hiểu thêm lịch sử ngành thủ công cổ truyền lâu đời của Naha.


http://yeudulich.vn/Upload/TinBai/26-6-2010/Okinawwa/tsuboya%20making.jpg
Tsubota, khu phố chuyên sản xuất và bán đồ gốm đã có từ thế kỷ XVII, tập hợp 20 xưởng sản xuất đồ gốm sành sứ

Cách Naha 6km về hướng Đông là lâu đài Shuri - một trong những tòa lâu đài được xếp vào danh sách di sản thế giới. Lâu đài tọa lạc trên một diện tích khoảng 6 vạn mét vuông. Người ta vẫn chưa biết chính xác ai là người đã xây lâu đài này, chỉ biết rằng nó đã tồn tại khoảng nửa cuối thế kỷ XII. Sau vài trăm năm nội chiến giữa các lãnh chúa, các hòn đảo ở Okinawa đã được thống nhất lại thành Vương quốc Ryukyu vào đầu thế kỷ XV.

Bao quanh lâu đài là những bức tường bằng đá. Tòa nhà trung tâm của lâu đài lại là công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất Okinawa. Đây là sự pha trộn phong cách của các nền văn hóa Nhật, Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Nhiều công trình xây dựng như Seiden (chính điện), Shureimon (cổng thứ hai) vươn lên hùng vĩ trên bầu trời xanh đã được xếp hạng tài sản quốc gia. Trong chiến tranh, lâu đài, kể cả những bức tường đá, cũng đều bị phá hủy. Các công trình hiện tại đã được phục chế và mở cửa đón du khách vào năm 1992.

Phía Tây của lâu đài Shuri là một công trình bằng đá to lớn tên là Tamaudun. Tamaudun được tạo thành bởi những khối đá tự nhiên là lăng mộ của các thế hệ trong gia đình hoàng tộc. Mặt trong những lăng mộ này được lát bởi những mảnh đá đỏ. Trung tâm của công trình và hai phía Đông, Tây của tháp đặt những tượng nhân sư gọi là Shisa được coi như một thứ bùa phép chống lại ma quỷ và là biểu tượng của Okinawa.

Bên cạnh Shuri còn có lâu đài Gusuku được xây dựng vào thế kỷ XII được xem như một địa chỉ tín ngưỡng thiêng liêng của người dân địa phương.


http://yeudulich.vn/Upload/TinBai/26-6-2010/Okinawwa/6-26-2010%2012-46-23%20PM.jpg
Bức tường đá bao quanh lâu đài Shuri, một trong những tòa lâu đài được xếp vào danh sách di sản thế giới.

Biển ở Okinawa rất đẹp - đến nỗi có một từ địa phương gọi “biển” là chura umi, để nói lên ý “đẹp và trong” ửng màu xanh ngọc lục nước biển Okinawa luôn trong vắt. Ngay cả những khi mặt biển có sóng nhẹ, du khách vẫn có thể nhìn thấu cả một thế giới vô cùng sinh động trong lòng đại dương. Đối với những du khách thích khám phá đại dương thì biển Okinawa là điểm hẹn lý tưởng. Nơi đây có rất nhiều địa điểm lặn tuyệt vời với độ sâu 20m. Ở độ sâu này, du khách sẽ được ngắm nhìn những đàn cá rực rỡ đủ sắc màu bơi len lỏi giữa một rừng san hô đỏ, thấp thoáng những hang động với đủ kiểu dáng tựa như những cung điện nguy nga...

Bãi biển Okinawa cát trắng tinh. Các bờ biển đẹp mê hồn nhờ vách đá được gió và sóng biển khắc thành những hình thù lạ lùng. Đẹp nhất là bờ biển phía Bắc của vùng trung tâm đảo lớn Okinawa với dãy vách đá dài là những dải san hô, tên là Manzamo có nghĩa là “nơi dành cho mọi người chiêm ngưỡng”.


http://yeudulich.vn/Upload/TinBai/26-6-2010/Okinawwa/1215818-cape_kyan-Okinawa.jpg
Biển ở Okinawa đẹp, luôn trong vắt, có thể nhìn thấu cả một thế giới vô cùng sinh động trong lòng đại dương.

Vịnh Kabira là một trong những thắng cảnh đẹp của đảo Ishigaki. Màu của biển thay đổi liên tục theo địa điểm, thời gian tùy thuộc vào mức thủy triều và góc chiếu của mặt trời. Vịnh này cũng nổi tiếng bởi ngành nuôi cấy ngọc trai đen. Khi thủy triều xuống, du khách có thể đi trong một chiếc xe bò giữa hai đảo Iriomote và Yutu. Cầu Ikema (dài 1425 mét) đã kết nối hai đảo Miyako và Ikema từ năm 1992.

Okinawa còn nổi tiếng là hòn đảo trường sinh. Không ở đâu trên thế giới con người lại đạt tuổi thọ cao như ở trên đảo Okinawa. Có người gọi nơi đây là "một thiên đường nhỏ", nhưng nó là mảnh đất đầy bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu tuổi thọ con người.

Hiện nay, Okinawa được xem như là một điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu của Nhật Bản. Du lịch là ngành lớn nhất ở Okinawa mang lại doanh thu gần 6 tỉ USD với 5,5 triệu du khách hàng năm. Du khách đến đây một mặt để tắm biển, lặn ngắm san hô, khám phá hang động... mặt khác còn tìm hiểu về lịch sử và những truyền thống văn hóa của người dân trên đảo. Hiện nay, hòn đảo vẫn còn lưu giữ 6 pháo đài cổ được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.


Thu Huyền
YeuDuLich.vn
Nguồn: Tổng Hợp

Kasumi
09-12-2011, 01:03 PM
Biển xanh đảo Okinawa, Nhật Bản

Là hòn đảo lớn nhất quần đảo Lưu Cầu, đảo Okinawa chính là nơi diễn ra trận chiến thương vong lớn nhất của quân đội Mỹ trong chiến tranh với Nhật Bản thời Chiến tranh thế giới lần thứ II. Hiện nay, hòn đảo vẫn còn lưu giữ 6 pháo đài cổ được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.

Phần cực nam hòn đảo có nhiều dãy san hô nhô lên khỏi mặt nước. Phần đá vôi phía nam đảo bị ăn mòn tạo thành nhiều hang động, nổi tiếng nhất là động Gyosendo. Du khách đến đây một mặt để tắm biển, lặn ngắm san hô, khám phá hang động... mặt khác còn tìm hiểu về lịch sử và những truyền thống văn hóa của người dân trên đảo.

Hình ảnh đẹp của đảo Okinawa trên trang Tom:


http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9c/af/04/okinawa3.jpg
http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9c/af/04/okinawa2.jpg
http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9c/af/04/okinawa5.jpg
http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9c/af/04/okinawa6.jpg
http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9c/af/04/okinawa7.jpg
http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9c/af/04/okinawa8.jpg
http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9c/af/04/okinawa4.jpg
http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9c/af/04/okinawa9.jpg
http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9c/af/04/okinawa1.jpg
http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9c/af/04/okinawa10.jpg


L.T

Kasumi
09-12-2011, 02:46 PM
Okinawa

Nguồn: Wikipedia



Tỉnh Okinawa (沖縄県 Okinawa-ken)

Thủ phủ: Naha
Vùng: Kyūshū
Đảo: Okinawa
Thống đốc: Hirokazu Nakaima
Diện tích: 2.271,30 km² (thứ 44)
Dân số (1.10.2005)
Dân số 1.360.830 (thứ 32)
Mật độ 579 /km²
Gun 5
Hạt 41
ISO 3166-2 JP-47
Web site www.pref.okinawa.jp/
Huy hiệu tỉnh
Hoa Deigo (Erythrina variegata)
Cây Thông đỏ-Ryukyu Red Pine (Pinus luchuensis)
Chim Noguchigera-Okinawa Woodpecker (Sapheopipo noguchii)
Symbol of Okinawa Prefecture
http://4.bp.blogspot.com/_mZh5WovWc3c/S50ylZ5TlLI/AAAAAAAAAUE/qIjWVD42LDE/s320/BlkOkinawa_Prefecture_svg.png


Okinawa (Nhật: 沖縄県 Okinawa-ken?, Xung Thằng) (phát âm trong tiếng Okinawa như: Uchinā) là tỉnh cực Nam của Nhật Bản bao gồm hàng trăm đảo thuộc quần đảo Ryukyu. Trung tâm hành chính là thành phố Naha nằm trên đảo lớn nhất của quần đảo là đảo Okinawa. Quần đảo Senkaku cũng được Nhật Bản đặt vào phạm vi hành chính của tỉnh Okinawa.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/51/Map-okinawa-pref.png/250px-Map-okinawa-pref.png
Ba nhóm đảo của Okinawa.

Địa lý (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456688&viewfull=1#post456688)

Tỉnh Okinawa bao trùm quần đảo Ryukyu (thuộc quần đảo Nansei) chạy dài hơn 1000 km từ phía Tây Nam Kyushu đến tận Đài Loan và phân thành ba nhóm đảo chính. Đó là:

Quần đảo Okinawa
Ie-jima
Kume
Đảo Okinawa
Quần đảo Kerama
Quần đảo Daito
Quần đảo Miyako
Miyako-jima
Quần đảo Yaeyama
Iriomote
Đảo Ishigaki
Yonaguni
Quần đảo Senkaku

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới.

Lịch sử

Okinawa vốn không thuộc Nhật Bản mà là một phần của một nhà nước độc lập, đó là Vương quốc Ryukyu (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456811&viewfull=1#post456811) dù rằng người Okinawa và người Nhật khá gần gũi về mặt chủng tộc. Vương quốc này có quan hệ với Trung Quốc mật thiết hơn là với Nhật Bản.

Năm 1609, daimyo của xứ Satsuma (nay là tỉnh Kagoshima) ở phía Nam đảo Kyushu đã tấn công Okinawa, buộc vương quốc Ryukyu phải cống nạp cho Satsuma giống như vẫn cống nạp cho Trung Quốc. Quan hệ giữa Okinawa và Nhật Bản bắt đầu một cách chính thức như thế. Tuy nhiên, vương quốc Ryukyu (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456811&viewfull=1#post456811) vẫn giữ được chủ quyền của mình với sự hậu thuẫn của Trung Quốc.

Năm 1872, Nhật Bản biến vương quốc Ryukyu (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456811&viewfull=1#post456811) thành một thuộc địa của mình và gọi là phiên Okinawa bắt chấp sự phản đối của Trung Quốc. Năm 1874, lấy cớ dân Đài Loan sát hại ngư dân của phiên Okinwa, Nhật bản xuất binh đánh Đài Loan. Thất bại trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản đã buộc Trung Quốc phải thừa nhận Okinawa là một phần của Nhật Bản đồng thời chịu để Đài Loan thành thuộc địa của Nhật. Năm 1879, Okinawa trở thành một tỉnh của Nhật Bản. Vương quốc Ryukyu (http://japanest.com/forum/showthread.php/38451-All-about-Okinawa?p=456811&viewfull=1#post456811) hoàn toàn diệt vong.

Sau Chiến tranh thế giới II, Okinawa được đặt dưới sự kiểm soát về hành chính của Mỹ. Người Nhật đến Okinawa vào thời gian này cần phải được chính phủ Mỹ cấp visa. Mỹ đã biến Okinawa thành căn cứ quân sự khổng lồ của mình ở Đông Á. Cho đến nay, tới 75% quân số Mỹ ở Nhật Bản đóng tại Okinawa.

Ngày 15 tháng 5 năm 1972, Okinawa trở về với Nhật Bản.

Hành chính

Tỉnh Okinawa gồm 11 thành phố và 30 làng, thị trấn. Dân số toàn tỉnh là 1.366.854 người (năm 2005). Okinawa là tỉnh đông dân thứ 32 ở Nhật Bản.

Kinh tế

Okinawa chủ yếu phát triển dựa vào ngành du lịch và nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất Nhật Bản.

Kasumi
09-12-2011, 03:42 PM
Nguồn: Kasumi@JPN (tổng hợp từ Wiki)
Ảnh: google

Okinawa bao trùm quần đảo Ryukyu (thuộc quần đảo Nansei) chạy dài hơn 1000 km từ phía Tây Nam Kyushu đến tận Đài Loan và phân thành ba nhóm đảo chính. Đó là:

Quần đảo Okinawa

Đảo Ie-jima

Ie jima (伊江島, Y Giang đảo) là một đảo thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản, hòn đảo chỉ cách nán đảo Motobu của đảo chính Okinawa vài kilomet. Đảo có chu vi 20 km và dân số là 5.055 người. Về mặt hành chính, đảo thuộc Thôn Ie và kết nối với đảo chính Okinawa qua một tuyến phà. Đặc điểm địa lý đáng chú nhất của đảo là đỉnh núi Gusukuyama (hay 'Tacchu') với độ cao 172 met giống như một núi lửa nhưng thực tế đã bị xoái mòn. Đảo có Sân bay Ie jima và hiện vẫn có sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ.


http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRxhKgyKbaHAvaaGgpoS47ywLN29_YES Nc5E89thtFFQJBTOFFEcw

Đảo Kume

Kume (Nhật: 久米 Kumejima-chō, Okinawa: Kumi), (Hán Việt:Cửu Mễ) là một đảo thuộc Quận Shimajiri, Okinawa, Nhật Bản. Đảo có diện tích 59,11 km²[1].và dân số là 8.713 người (2010).


http://www.caneis.com.tw/link/in/map/okinawa/country-11.jpg

Quần đảo Kerama

Quần đảo Kerama (Nhật: 慶良間諸島 Kerama Shotō), (Hán Việt: Khánh Lương Gian Chư đảo) là một nhóm gồm 22 đảo nằm cách đảo Okinawa 32 kilômét (20 mi) về phía tây nam. Bốn trong số các hòn đảo có cư dân sinh sống: Tokashiki (Nhật: 渡嘉敷島 Tokashikijima), Zamami (Nhật: 座間味島 Zamamijima?). Aka (Nhật: 阿嘉島 Akajima), và Geruma (Nhật: 慶留間島 Gerumajima). Các hòn đảo về mặt hành chính thuộc về Quận Shimajiri. Trong Thế chiến II và lúc khai cuộc Trận Okinawa, Các binh sĩ của Sư đoàn bộ binh 77 (Hoa Kỳ) đã đổ bộ lên quần đảo Kerama vào ngày 26 tháng 3 năm 1945.

Quần đảo Kerama có Sân bay Kerama nằm trên Đảo Fukaji (Nhật: 外地島 Fukajijima)


http://www.opencoastravel.com/site_photos/tn2_Kerama_Islands.jpg

Quần đảo Daito

Quần đảo Daitō (大東諸島 Daitō Shotō, Hán Việt: Đại Đông Chư đảo, Okinawa: Ufuagari; hay quần đảo Borodino) là ba hòn đảo cách Đảo Okinawa 217mi (350 km) về phía đông. Từ bắc xuống nam, các đảo là:

Kitadaitō (北大東島)
Minami Daitō (南大東島)
Oki Daitō (沖大東島)

Tất cả các hòn đảo vốn không có người cư trú cho đến Thời kỳ Minh Trị, khi dân cư từ những nơi khác của Nhật Bản di cư đến đây.


http://big5.elong.com/gate/big5/img.trip.elong.com/guide/attachments/dc/6d/37/dc6d37f2d2eef4c04a768159c5e1cd85.jpg

Quần đảo Miyako

Quần đảo Miyako (Nhật: 宮古列島 Miyako Rettō), Hán Việt: Cung Cổ Liệt đảo là một nhóm đảo thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản, phía đông Quần đảo Yaeyama.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8c/Miyakojima_sky_view.jpg/300px-Miyakojima_sky_view.jpg

Các đảo có người định cư

Đảo Ikemajima (Ikema-jima)
Đảo Irabu (Irabu-jima)
Đảo Kurima (Kurima-jima)
Đảo Miyako (Miyako-jima)
Đảo Ōgami (Ōgami-jima)
Đảo Shimoji (Shimoji-shima)
Đảo Minna (Minna-jima)
Đảo Tarama (Tarama-jima)

Đảo Miyako

Miyakojima (宮古島) là đảo lớn nhất và đông dân nhất Quần đảo Miyako thuộc Okinawa, Nhật Bản. Đảo nằm cách Đài Bắc, Đài Loan khoảng 400 km về phía đông. Đảo có diện tích 158,70 km² và là đảo lớn thứ tư trong tỉnh Okinawa.
Miyakojima được biết tới bởi vẻ đẹp của đảo, chủ yếu là Higashi-hennazaki (Nhật: 東平安名岬), vốn được coi là một trong những cảnh đẹp nhất Nhật Bản. Các địa điểm khác được đánh giá cao là Bãi biển Maehama, Trung tâm Văn hóa Đức, Bãi biển Painagama, và thắng cảnh Irabu-jima.

Có hai đảo lân cận được nối với Miyako-jima qua cầu là:

Ikemajima (Nhật: 池間島 Ikema-jima)
Kurimajima (Nhật: 来間島 Kurima-jima)

Tiếng Miyako, một trong số Nhóm ngôn ngữ Ryukyu, được sử dụng trên đảo. Sân bay Miyako là sân bay duy nhất trên đảo.


http://www.churashima.net/oki_now/2008newyear/img/2008newyear/071102.jpg

Quần đảo Yaeyama

Quần đảo Yaeyama (八重山諸島 Yaeyama-shotō, (Hán Việt: Bát Trùng Sơn Chư đảo) Yaeyama: Yaima Okinawa: Ēma) là một quần đảo thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Hòn đảo là nơi xa xôi nhất so với các đảo chính Nhật Bản và bao gồm đảo cực tây Yonaguni và đảo cực nam có người cư trú Hateruma của Nhật Bản.

Quần đảo nguyên là phần phía nam của núi lửa quần đảo Ryukyu.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6a/ISS005-E-10686_Yeyama_Islands.jpg/300px-ISS005-E-10686_Yeyama_Islands.jpg

Đảo Iriomote

Iriomote (西表島 Iriomote-jima; Hán Việt: Tây Biểu đảo Yaeyama: Irimutī Okinawa: Iriumuti) là hòn đảo lớn nhất Quần đảo Yaeyama và là đảo lớn thứ hai của tỉnh Okinawa sau đảo Okinawa.

Diện tích đảo là 289 km². Dân số trên đảo ít hơn 2.000 người, và cơ sở hạ tầng chỉ giới hạn là một con đường ven biển đơn giản nối các xóm ở bờ bắc và bờ đông. Hòn đảo không có sân bay, khách đến thăm quan, vốn lên tới 150.000 vào năm 2003 đến từ Ishigaki bằng phà. Về mặt hành chính đảo thuộc Thông Taketomi, Okinawa, Nhật Bản.

Iriomote là một trong số ít những nơi thuộc Nhật Bản có khí hậu nhiệt đới và mưa nhiều (Af). Nhiệt độ trung bình năm là 23.4°C (74.1°F), và nhiệt độ tháng 1 là 18.5°C (65.3°F) và 28.4°C (83.1°F) vào tháng 7. Lượng mưa trung bình của Iriomote vào khoảng 2.500mm. Iriomote có một mùa bão nói chung từ tháng 6 đến tháng 10.

90% diện tích đảo là rừng nhiệt đới và cây đước. 80% diện tích đảo là đất công, và 34.3% diện tích đảo thuộc Vườn quốc gia Iriomote. Điểm cao nhất của đảo là Núi Komi (古見岳 Komidake) cao 470 mét. Khoảng 21 km về phía tây bắc (24.558, 124) của Iriomote là một núi lửa hoạt động dưới đáy biển và từng phun trào lần cuối vào năm 1924; đỉnh cao nhất của núi là 200 m dưới mực nước biển.

Hòn đảo nổi tiếng với giống mèo Iriomote (Prionailurus iriomotensis; tiếng Nhật: 西表山猫 Iriomote-yamaneko), một loài mèo hoang nguy hiểm chuyên hoạt động vào ban đêm chỉ tìm thấy tại Iriomote và được một số người coi là một loài riêng. Hiện nay ước tính chỉ còn 100 mèo Iriomote còn sống hoang dã.


http://www.ninme.com/wp-content/uploads/2008/02/yamamayaa.jpg

Hòn đảo cũng có một loài rắn độc —Trimeresurus elegans, người dân địa phương gọi là habu, nếu bị loài vật này cắn thì tỉ lệ tử vong là 3% là tỉ lệ thương tật vĩnh viễn là 6–8%.


http://psyopper.files.wordpress.com/2007/06/rattle-snake-coiled.jpg
Rắn Habu

Cho đến khi kết thúc Thế chiến II, Iriomote nói chung không có người sinh sống do lo sợ về bệnh sốt rét. Đảo chủ yếu được sử dụng để làm nông nghiệp trồng lúa. Cộng thêm vào đó, trong chiến tranh một số cư dân của Ishigaki đã ẩn náu để tránh bạo lực tại Iriomote và nhiều người trong số hok đã bị sốt rét. Sau chiến tranh, quân đội Hoa Kỳ đã diệt trừ bệnh sốt rét tại đảo.

Ngoài du lịch, kinh tế trên đảo được duy trì nhờ các nông sản, chủ yếu là dứa, mía, xoài và đánh cá.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/10/Kampire_iriomote_2007-04-05.jpg/640px-Kampire_iriomote_2007-04-05.jpg
Thác Kampire thuộc đảo Iriomote

Đảo Ishigaki

Ishigaki (石垣島, Thạch Viên đảo) là một hòn đảo phía tây Okinawa và là đảo lớn thứ hai của Quần đảo Yaeyama. Về hành chính đảo thuộc Thành phố Ishigaki, tỉnh Okinawa. Thành phố có chức năng là trung tâm kinh tế và giao thông cho quần đảo. Sân bay Ishigaki là sân bay lớn nhất tại Yaeyama và là sân bay hạng 3 lớn nhất Nhật Bản.

Đảo Ishigaki, giống như phần còn lại của Okinawa, có văn hóa ảnh hưởng mạnh từ Nhật Bản và Trung Quốc do vị trí giữa Trung Quốc và lục địa Nhật Bản. Một trận sóng thần cao kỷ lục đã tân công đảo Ishigaki vào năm 1771.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a0/Ishigaki_bay_seen_from_southern_gate_bridge.jpg/640px-Ishigaki_bay_seen_from_southern_gate_bridge.jpg

Đảo Yonaguni

Yonaguni (Nhật: 与那国島 Yonaguni-jima) còn được gọi là Dunan (ドゥナン) hay Dunan-chima (ドゥナンチマ) theo tiếng Yonaguni, một hòn đảo nằm về phía cực tây của Nhật Bản.

Tiếng địa phương là tiếng khó hiểu đối với người nói tiếng Nhật và thậm chí những người nói tiếng Ryukyu nhưng nó vẫn được một vài người lớn tuổi sử dụng. Dunan là tên gốc của đảo và có cùng nguồn gốc với Yona- trong tên tiếng Nhật.

Yonaguni nằm cách bờ biển phía đông Đài Loan 125 km và ở tận cùng của chuỗi quần đảo Ryukyu, nó nằm giữa biển Đông Trung Quốc và Thái Bình Dương.

Đảo có diện tích 28,88 km2 với dân số khoảng 1700, nhiệt độ trung bình hàng năm 23,9 °C, và lượng mưa trung bình năm 3000 mm. Tất cả các đảo đều là đô thị thuộc Yonaguni, Yaeyama Gun, Okinawa vào gồm 3 đô thị: Sonai, Kubura và Higawa. Nó được sáp nhập vào hoàng gia Ryūkyū vào năm 1610.

Yonaguni, có điểm đặc biệt là Cape Irizaki 24°26′58″B 122°56′01″Đ ở phía tây của đảo, và là điểm cực Tây của Nhật Bản. Người Đài Loan nói rằng có thể nhìn thấy Irizaki trong ngày trời trong.

Yonaguni là một phần của lục địa cho đến cuối kỷ băng hà. Vào thế kỷ 12, nó được sáp nhập vào vương quốc Ryūkyū cho đến thế kỷ 17 và sau đó sáp nhập vào han, Satsuma Nhật Bản. Năm 1879, đảo chính thức được sáp nhập vào Nhật Bản. Cho đến đầu thế kỷ 20, Yonaguni là một phần của làng Yaeyama, làng này bao gồm cả quần đảo Yaeyama bênh cạnh, nhưng sau đó nó trở thành một làng độc lập vào năm 1948. Từ năm 1945 đến 1972, nó bị Hoa Kỳ chiếm đóng và sau đó nó được trả về cho Nhật Bản, thuộc tỉnh Okinawa.

Ngày 4 tháng 5 năm 1998, một phần của đảo bị phá hủy bởi một trận động đất có tâm chấn dưới biển.

Yonaguni được biết đến ở Nhật Bản bởi sản phẩm hanazake, một loại thức uống pha chế từ rượu gạo có hàm lượng cồn 60% (awamori) chỉ được sản xuất trên đảo này. Hòn đảo cũng là môi trường tự nhiên duy nhất nuôi giống ngựa đặc biệt, ngựa Yonaguni.

Yonaguni là nơi thu hút các thợ lặn do có rất nhiều cá mập đầu búa săn mồi trong khu vực này trong suốt mùa đông.
Vào thập niên 1980, các thợ lặn phát hiện ra một thành hệ đá dưới nước rất ấn tượng nằm ở điểm cực nam của đảo. Đây còn được gọi là Yonaguni Monument, nơi này có cấu tạo bậc giống như các bậc của cầu thang với bề mặt bằng phẳng và các góc rõ ràng. Dựa trên những đặc điểm này, các học giả cho rằng nó là một công trình nhân tạo có tuổi hàng ngàn năm.

Trên đảo có sân bay Yonaguni.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d4/Irizaki_WestmostPoint.jpg
Điểm mốc cực Tây của Nhật Bản, mũi Irizaki

Quần đảo Senkaku

Quần đảo Senkaku (Nhật: 尖閣諸島 (Tiêm Các chư đảo) Senkaku Shotō), Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư Đài (钓鱼台列屿, Diàoyútái lièdǎo hay 釣魚台群島, Diàoyútái qúndǎo) là một quần đảo nằm ở phía bắc Đài Loan và phía nam Nhật Bản. Trong tiếng Anh đôi khi còn được gọi là Pinnacle nhưng rất ít được sử dụng.

Nhật Bản, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) đang tranh chấp chủ quyền quần đảo này, tuy hiện nay Nhật Bản đang cai quản quần đảo. Nhật Bản coi quần đảo này thuộc Quần đảo Nansei (Ryukyu), tỉnh Okinawa của Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Trước thời kỳ Minh Trị duy tân, quần đảo này cùng với Lưu Cầu là một quốc gia (vương quốc Ryukyu) phụ thuộc vào Đế quốc Mãn Thanh; nhưng kể từ sau khi Nhật hoàng Minh Trị tiến hành công cuộc duy tân, đưa Nhật Bản tiến lên trở thành một cường quốc thì quần đảo này đã nhập vào lãnh thổ Nhật Bản (tỉnh Ryukyu) - 1905.

Hiện nay, mặc dù Trung Quốc liên tục công bố sách trắng vể chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Trung Hoa, trong đó coi Quần đảo Senkaku/Quần đảo Điếu Ngư vào lãnh thổ nước này, nhưng Nhật Bản vẫn toàn quyền kiểm soát quần đảo này về mọi mặt và cho rằng quần đảo thuộc chủ quyền Nhật Bản.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d5/Senkaku-uotsuri.jpg/320px-Senkaku-uotsuri.jpg

Kasumi
09-12-2011, 03:55 PM
Thành cổ Shuri

Thành cổ Shurijō (tiếng Okinawa: sui ugusiku, tiếng Nhật: 首里城 Shurijō) là một thành thuộc Ryūkyū ở Shuri, Okinawa. Nó là một cung điện của vương quốc Ryūkyū. Năm 1945, trong trận Okinawa, nó hầu như bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn một vài bức tường cao vài chục cm. Năm 1992, nó được xây dựng lại trên nền cũ theo các tấm hình cũ và các ghi chép lịch sử.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/99/Naha_Shuri_Castle16s5s3200.jpg/640px-Naha_Shuri_Castle16s5s3200.jpg
Seiden (chính điện) của thành Shuri


Shuri Castle
首里城
Naha, Okinawa, Japan

Loại: Gusuku
Xây dựng: thế kỷ 14, xây dựng lại gần nhất 1958-1992
Vật liệu xây dựng: Đá, gỗ
Sử dụng: Thế kỷ 14 - 1945
Bị phá hủy: 1945, trước đó nhiều lần
Hiện trạng: Xây dựng lại, di sản thế giới UNESCO
Kiểm soát bởi: Chūzan (thế kỷ 14 -1429), vương quốc Ryūkyū (1429-1879), Nhật Bản (1879-nay)
Người chiếm giữ: Vua của Chūzan và vương quốc Ryūkyū
Trận đánh: Trận Okinawa (1945)

Lịch sử

Thời gian xây dựng không biết chính xác nhưng chắc chắn rằng nó được dùng làm thành trong thời kỳ Sanzan. Có ý kiến cho rằng nó được xây dựng vào thời kỳ Gusuku cùng với những thành khác ở Okinawa. Khi vua Shō Hashi thống nhất 3 phần lãnh thổ của Okinawa và thành lập vương quốc Ryūkyū, ông sử dụng thành Shuri làm nơi ở. Cũng vào thời gian này, Shuri đã phồn thịnh như là thủ đô và tiếp tục phát triển tiếp theo sau đó vào triều đại Sho thứ 2.

Trong khoảng thời gian 450 từ thế kỷ 15, nó là cung điện hoàng gia và trung tâm hành chính của vương quốc Ryūkyū. Nó cũng là trung tâm thương mại với nước ngoài cũng như trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Ryūkyū.

Theo các ghi chép, thành Shuri bị cháy nhiều lần, và được xây dựng lại sau các lần đó. Trước chiến tranh, nó được thiết kế làm ngân khố quốc gia, nhưng trong chiến tranh, quân đội Nhật Bản đã thiết lập cơ sở chỉ huy bên dưới thành, và từ 25 tháng 5 năm 1945, tàu chiến Hoa Kỳ Mississippi đã bắn pháo vào nó trong 3 ngày.

Sau chiến tranh, Đại học Ryukyu được chuyển đến nơi này cho đến năm 1975. Năm 1958, cổng Shureimon được xây dựng lại. Việc trùng tu được tiến hành từ năm 1990 và vào năm 1992, tòa nhà chính được xây dựng lại và mở cửa cho khác tham quan. Hiện tại, toàn bộ khuôn viên xung quanh thành được quy hoạch thành công viên thành Shuri (Shurijo koen), Năm 2000, cùng với các gusuku khác và các kiến trúc liên quan được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Năm 2008, nó được chuyển thể thành video game tên Call of Duty: World at War.

Các điểm tham quan

Do là trung tâm chínhh trị và tôn giáo của người Ryūkyū, thành Shuri được bao bọc xung quanh bởi các di tích lịch sử hấp dẫn. Điểm nổi bật đó là Shureimon, cổng chính đi vào thành, và Tamaudun các ngôi mộ hoàng gia nằm cạnh thành Shuri.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8a/Naha_Shuri_Castle02s5s3200.jpg/640px-Naha_Shuri_Castle02s5s3200.jpg
Shureimon

Cổng bằng đá nằm bên trái của cổng Shureimon được dựng lên vào năm 1519 bởi vua Shō Shin, vua thứ ba của triều đại Shō. Cổng đá phản ánh trình độ xây dựng cao cấp bằng đá vôi của vương quốc. Nó được thiết kế là một tài sản văn hóa quốc gia quan trọng, và đủ điểm nổi bật để được UNESCO chọn làm di sản thế giới Gusuku và các di sản liên quan của vương quốc Ryukyu, cùng với phần thành Shuri.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/34/Naha_Shuri_Castle04bs3200.jpg/640px-Naha_Shuri_Castle04bs3200.jpg
Cổng đá của Sonohyan-utaki

Kasumi
10-12-2011, 02:44 AM
Vương quốc Lưu Cầu

Vương quốc Lưu Cầu (tiếng Ryukyu: 琉球國 rūchū-kuku, tiếng Nhật: 琉球王国 ryūkyū-ō-koku), phồn thể: 琉球國 liúqiúguó, Hán-Việt: Lưu Cầu Quốc) là một vương quốc độc lập thống trị phần lớn quần đảo Lưu Cầu từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Các vua xứ Lưu Cầu thống nhất đảo Okinawa và mở rộng vương quốc đến quần đảo Amami ngày nay là tỉnh Kagoshima, và quần đảo Yaeyama gần Đài Loan.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/84/Naha_Shuri_Castle51s3s4200.jpg/640px-Naha_Shuri_Castle51s3s4200.jpg
Chính điện của thành Shuri



琉球國
Vương quốc Lưu Cầu

Triều cống cho Trung Quốc
Chư hầu của phiên Satsuma

1429 – 1879

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8f/Flag_of_Ryukyu.svg/125px-Flag_of_Ryukyu.svg.png
Cờ

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c8/Hidari_mitsudomoe.svg/85px-Hidari_mitsudomoe.svg.png
Gia huy

Thủ đô: Shuri
Ngôn ngữ: tiếng Lưu Cầu (tiếng địa phương) , tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc
Tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, tôn giáo địa phương Lưu Cầu, Thần đạo
Chính thể: Quân chủ
Quốc vương (国王)
1429–1439: Shō Hashi
1477–1526: Shō Shin
1587–1620: Shō Nei
1848–1879: Shō Tai
Sessei (摂政)
- 1666–1673 Shō Shōken
Kokushi (国司) (Quốc ty)
- 1751–1752 Sai On
Lập pháp: Shuri Ō-fu (首里王府) (Thủ Lý Vương Phủ), Sanshikan (三司官) (Vương ty quan)
Lịch sử
- Thống nhất: 1429
- Nhật Bản xâm lược: 5 tháng 4 năm 1609
- Phế phiên, lập huyện: 1871
- Sáp nhập vào Nhật Bản: 11 tháng 3, 1879
- Trận Okinawa: 1 tháng 4 – 21 tháng 6, 1945
Diện tích 2.271 km²; (877 mi²)


Lịch sử

Trong ba cuốn sử Lưu Cầu —Chūzan Seikan (Nhật: 中山世鑑 Trung Sơn thế giám), Chūzan Seifu (Nhật: 中山世譜 Trung Sơn thế phả), và Kyūyō (Nhật: 球陽 Cầu Dương)—lịch sử của Vương quốc Lưu Cầu bắt đầu với Nhà Tenson (Nhật: 天孫王朝 Thiên Tôn Vương triều), đã tồn tại được 17.000 năm. Nhiều nhà sử học ngày nay tin rằng đây là một huyền thoại lịch sử được tạo ra vào thế kỷ 16 và 17 để tăng thêm tính pháp lý cho triều đại đang thống trị, nhà Sho, với các gia đình quý tộc địa phương.

Triều Tenson chấm dứt với 3 vị vua Vương triều Shunten (Nhật: 舜天王朝 Thuấn Thiên Vương triều), từ năm 1187 đến năm 1259. Theo Chūzan Seikan, do Shō Shōken viết, người sáng lập triều đại này là con trai của Minamoto no Tametomo, quý tộc người Nhật và là có họ hàng với Hoàng gia Nhật Bản. Minamoto no Tametomo bị lưu đày đến quần đảo Izu sau khi thất bại trong việc giành quyền lực tại triều đình Kyoto; sau đó ông bỏ chạy và trôi giạt đến Lưu Cầu, nơi con trai ông là Shunten thành lập triều đại của riêng mình. Vài học giả Nhật Bản và Trung Quốc cho rằng triều Shunten cũng lại do các sử gia của nhà Sho sáng tạo nên, với cùng lý do như khi họ tạo ra huyền thoại Tenson.
Thế kỷ 14, các phiên nhỏ rải rác trên đảo Okinawa được thống nhất thành ba lãnh địa chính: Hokuzan (Nhật: 北山 Bắc Sơn), Chūzan (Nhật: 中山 Trung Sơn) và Nanzan (Nhật: 南山 Nam Sơn). Sử gọi đó là thời kỳ Sanzan (三山, Tam Sơn). Ba lãnh địa này, hay các liên minh các bộ lạc do các tù trưởng lớn đứng đầu, giao chiến, cuối cùng Chuzan dành thắng lợi, nhận được sắc phong của Trung Quốc vào đầu thế kỷ 15. Như vậy để nói rằng, các thủ lĩnh của Chuzan được Trung Quốc chính thức công nhận là vua chính thức so với Nanzan và Hokuzan, do đó trao cho họ tính hợp pháp của việc đăng cơ, nếu không chiến thắng hoàn toàn. Quốc chủ Chuzan truyền ngôi cho Vua Hashi; ông lấy họ "Shō" từ Hoàng đế triều Minh năm 1421, đặt tên là Shō Hashi (Nhật: 尚巴志 Thượng Ba Chí?). Hashi cuối cùng chiếm được Hokuzan năm 1416 và Nanzan năm 1429, lần đầu tiên thống nhất đảo Okinawa, và lập ra nhà Shō thứ nhất.

Shō Hashi tiếp thu hệ thống cha truyền con nối kiểu Trung Quốc, xây thành Shuri và thị trấn đó làm kinh đô của mình, xây dựng cảng Naha. Vài đời sau, năm 1469, Vua Shō Toku qua đời mà không có con trai kế vị; một sứ quân chư hầu tuyên bố rằng mình là con nuôi của Toku và nhận được sắc phong của Trung Hoa. Kẻ giả dạng này, Shō En, mở đầu triều Sho thứ hai. Thời kỳ vàng son của Ryūkyū diễn ra dưới triều Shō Shin, vị vua thứ hai, trị vì trong những năm 1478-1526.

Thương mại Châu Á (thế kỷ 15-16)

Về mặt ngoại giao, Vương quốc thiết lập quan hệ triều cống với Trung Quốc dưới triều nhà Minh và nhà Thanh. Nó cũng phát triều quan hệ thương mại với Nhật Bản, Triều Tiên và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, bao gồm Xiêm La, Vương quốc Pattani, Malacca, Champa, Đại Việt, và Java.

Giữa thế kỷ 15 và 16, Vương quốc Ryukyu nổi lên như địa điểm trung chuyển thương mại chính ở Đông Á. Các sản phẩm Nhật Bản —bạc, kiếm, quạt, hàng sơn mài, màn gấp—và Trung Quốc—dược thảo, tiền đúc, men sứ, hàng thuê, vải dệt—được trao đổi lấy hàng của các Vương quốc Đông Nam Á gỗ vang, sừng tê giác, thiếc, đường, sắt, long diên hương, ngà voi Ấn Độ và trầm hương Ả Rập. Cả thảy, 150 chuyến hải hành giữa Ryukyu và Đông Nam Á được ghi lại, trong số đó có 61 chiếc đến Siam, 10 đến Malacca, 10 đến Vương quốc Pattani và 8 đến Java.

Hoạt động thương mại trong vương quốc giảm dần từ năm 1570 với sự gia tăng của các thương nhân Trung Quốc và sự can thiệp của các con tàu Bồ Đào Nhà và Tây Ban Nha, tương ứng với sự khởi đầu của hệ thống Châu Ấn thuyền ở Nhật Bản.

Nhật Bản xâm lược (1609)

Khoảng năm 1590, Toyotomi Hideyoshi yêu cầu Vương quốc Ryūkyū trợ giúp cho chiến dịch xâm chiến Triều Tiền. Nếu thắng lợi, Hideyoshi dự định tiến quân đánh Trung Quốc. Vì Vương quốc Ryukyu là chư hầu của nhà Minh, yêu cầu này bị từ chối. Mạc phủ Tokugawa nổi lên sau sự suy sụp của nhà Toyotomi trao quyền cho gia đình Shimazu —daimyo của phiên Satsuma (ngày nay là tỉnh Kagoshima)—gửi đinh chinh phạt Ryukyu. Việc chiếm giữ Ryukyu diễn ra khá nhanh, với sự kháng cự vũ trang tối thiểu, và Vua Shō Nei bị bắt làm tù binh ở phiên Satsuma và sau đó là Edo—ngày nay là Tokyo. Khi ông được thả 2 năm sau đó, Vương quốc Ryukyu nhận được chiếu chỉ trao quyền tự trị; tuy nhiên, phiên Satsuma đã giành quyền kiểm soát vài lãnh thổ của Vương quốc Ryukyu, đáng chú ý có nhóm đảo Amami-Ōshima, rồi sáp nhập vào phiên Satsuma.

Vương quốc Ryūkyū tự thấy mình trong thời kỳ này phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” với Nhật Bản và Trung Quốc, theo đó quan hệ triều cống của Ryukyu vẫn còn với cả Mạc phủ Tokugawa và triều đình nhà Minh Trung Quốc. Vì nhà Minh cấm buôn bán với Nhật Bản, phiên Satsuma, với sự cho phép của Mạc phủ Tokugawa, sử dụng quan hệ thương mại của vương quốc này để duy trì quan hệ buôn bán với Trung Quốc. Lưu ý rằng Nhật Bản trước đó đã đóng cửa với phần lớn các nước Châu Âu, trừ Hà Lan, những quan hệ buôn bán như thế là đặc biệt quan trọng với cả Mạc phủ Tokugawa và phiên Satsuma, người sau này sẽ sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình, theo cách đó, giúp lật đổ Mạc phủ trong thập kỷ 1860.

Vua Ryukyu là chư hầu của daimyo Satsuma, nhưng đất đai của ông không được tính là một phần của bất kỳ một han (phiên) nào: cho đến khi chính thức sáp nhập quần đảo này và giải thế vương quốc năm 1879, Ryukyu thật sự không được coi là một phần của Nhật Bản, và người Ryukyu không được coi là người Nhật Bản. Mặc dù về mặt kỹ thuật là dưới quyền kiểm soát của Satsuma, Ryukyu có mức độ tự trị cao, để phục vụ tốt nhất lợi ích cho daimyo Satsuma và Mạc phủ, trong thương mại với Trung Quốc. Ryukyu là một nhà nước triều cống cho Trung Quốc, và vì Nhật Bản không có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, về cơ bản Bắc Kinh không nhận ra rằng Ryukyu bị Nhật Bản kiểm soát—nếu có, họ sẽ chấm dứt buôn bán. Do đó, thật mỉa mai là, Satsuma —và Mạc phủ—batwts buộc phải buông bỏ theo nghĩa rằng không chính thức hay bằng vũ lực chiếm giữ Ryukyu hay kiểm soát các chính sách và luật pháp ở đây. Tình thế này làm lợi cho cả 3 bên liên quan —triều đình hoàng gia Ryūkyū, daimyo Satsuma, và Mạc phủ —biến Ryūkyū thành một rất quốc gia đặc biệt. Người Nhật bị cấm đến thăm Ryukyu mà không được phép của Shogun, và người Ryukyu bị cấm lấy tên, mặc trang phục hay áp dụng các phong tục Nhật Bản. Họ thậm chí còn cấm thể hiện rằng mình biết tiếng Nhật khi đến Edo; gia đình Shimazu, daimyo của Satsuma, gây dựng được thanh thế lớn khi diễn Vua, các quan lại, và người dân Ryukyu qua Edo. Là phiên duy nhất có một vị vua và cả vương quốc làm chư hầu, Satsuma thu lợi lớn từ sự kỳ lạ của Ryukyu, nói thêm rằng đây là một vương quốc hoàn toàn biệt lập.

Khi Phó đề đốc Hải quân Hoa Kỳ Matthew Calbraith Perry đến Nhật Bản để ép nước Nhật mở cửa giao thương với Mỹ vào thập kỷ 1850, ông ban đầu dừng chân ở Ryukyu, như nhiều thủy thủ phương Tây đã làm trước đó, và ép Vương quốc Ryukyu ký hiệp ước bất bình đẳng mở cửa Ryukyu cho thương mại Mỹ. Từ đây, ông tiếp tục đến Edo.

Sau cuộc Minh Trị Duy Tân, Chính quyền Meiji Nhật Bản giải thể Vương quốc Ryukyu, chính thức sáp nhập quần đảo này vào Nhật Bản thành tỉnh Okinawa năm 1879. Các sứ giả của nhà vua Ryūkyū đã phủ phục suốt ba ngày bên ngoài dinh tể tướng ở Bắc Kinh để nài xin cứu giúp, nhưng khi ấy nhà Thanh đã suy yếu bởi các cuộc xâm lăng của liên quân tám nước phương Tây và cả đế quốc Nhật Bản; do đó lời khẩn cầu gửi quân cứu giúp đã bị khước từ. Dù vậy, Trung Hoa phản đối về mặt ngoại giao và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ulysses S. Grant được yêu cầu đứng ra phân xử. Grant cho rằng quyền sáp nhập quần đảo của Nhật Bản là hợp lẽ và đưa ra phán quyết thuận lợi cho Nhật mà không quan tâm đến quyền tự chủ của người dân Ryūkyū. Khi tiến hành sáp nhập, quân đội Nhật ra tay ám sát những chính trị gia Ryūkyū chống đối. Nhóm đảo Amami-Ōshima đã được sáp nhập vào phiên Satsuma trở thành một phần của tỉnh Kagoshima. Vua Shō Tai, vị vua cuối cùng của Ryūkyū, được chuyển đến Tokyo và được phong làm Hầu tước (xem Kazoku), cũng như nhiều quý tộc người Nhật khác, và qua đời ở đó năm 1901. Trẻ em Ryūkyū bị bắt buộc hấp thụ nền giáo dục Nhật với các giáo trình về Nhật ngữ, văn hoá và bản sắc Nhật, cùng lúc người dân bị nghiêm cấm sử dụng ngôn ngữ bản địa. Tuy nhiên, nhiều vấn đề phát sinh từ lịch sử vẫn chưa hề được giải quyết cho đến tận thời hiện tại. Có nhiều người Ryūkyū và người Nhật cảm thấy người Ryūkyū không phải là người Nhật “chính hiệu”. Một số cư dân Ryūkyū cho rằng chính quyền trung ương đã kỳ thị dân bản địa bằng cách cho phép quân đội Mỹ đến lập căn cứ tại Okinawa trong khi hạn chế tối đa sự hiện diện của binh sĩ Mỹ trên 4 hòn đảo chính của Nhật.

Các sự kiện chính

1372 Sứ thần đầu tiên của nhà Minh đến Okinawa, vốn đã bị chia thành 3 vương quốc, dưới thời kỳ Sanzan. Quan hệ triều cống chính thức với Đế quốc Trung Hoa bắt đầu.
1419 Chūzan, do Shō Hashi lãnh đạo, chiếm Nakijin gusuku, kinh đô của Hokuzan.
1429 Chūzan chiếm Shimajiri Osato gusuku, kinh đô của Nanzan, thống nhất đảo Okinawa. Shō Hashi lập ra Vương quốc Ryūkyū, đăng cơ và đóng đô ở Shuri (giờ là một phần của Naha).
1470 Shō En (Kanemaru) lập ra triều Sho thứ hai.
1477 Vị vua thứ ba, Shō Shin, lên ngôi. Thời kỳ vàng son của vương quốc.
1609 (5 tháng 4) daimyō của phiên Satsuma ở phía Nam Kyūshū xâm lược vương quốc. Vua Ryūkyū trở thành chư hầu của Nhật Bản.
1624 Daimyo Satsuma sáp nhập quần đảo Amami.
1846 Bác sỹ Bernard Jean Bettleheim (qua đời năm 1870), một nhà truyền đạo Tin Lành người Anh, đến Vương quốc Ryūkyū. Ông thành lập bệnh viện nước ngoài đầu tiên trên đảo ở đền Nami-no-ue.
1853 Phó đề đốc Matthew Perry của Hải quân Koa Kỳ đến thăm vương quốc. Bettleheim rời đi với Perry.
1866 Sứ đoàn chính thức cuối cùng từ nhà Thanh đến vương quốc.
1874 Đoàn triều cống cuối cùng tới Trung Quốc, khởi hành từ Naha.
1879 Nhật Bản thay thế phiên Ryūkyū bằng tỉnh Okinawa, chính thức sáp nhập quần đảo này. Vua Shō Tai (Nhật: 尚泰 Thượng Thái) và được nhận tước Phiên Vương (Nhật: 藩王 Han'ō) và được chuyển đến Tokyo.

Tác phẩm Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư

Việc Đế quốc Đại Nhật Bản xoá bỏ chính thể Vương quốc Ryūkyū vào năm 1879 đã được nhà cách mạng Phan Bội Châu dùng làm đề tài kêu gọi người dân Việt mau thức tỉnh trước hiểm hoạ đô hộ của thực dân Pháp. Tác phẩm Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư chuyển đạt khát vọng của ông muốn người Việt Nam dấn thân vì trách nhiệm với dân tộc và đất nước.

Di sản thế giới

Năm 2000, UNESCO đã công nhận quần thể thành trì vương quốc Ryūkyū, chủ yếu là vùng phía Nam đảo Okinawa, là di sản văn hóa thế giới. Các hạng mục của di sản này gồm:

Di tích thành Nakijin
Di tích thành Zakimi
Di tích thành Katsuren
Di tích thành Nakagusuku
Di tích thành Shuri
Cổng đá Sonohyan-Utaki
Lăng Tamaudun
Vườn Shikinaen
Di tích Seifa-Utaki

Hình ảnh


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/4c/126-Katsurenjouato.jpg/640px-126-Katsurenjouato.jpg
Dấu tích thành Katsuren trên bán đảo Katsuren, phía Đông Đảo Okinawa

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/70/021-Trien.jpg/640px-021-Trien.jpg
Triện của quốc vương Ryukyu được trưng bày tại Di tích thành Shuri

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c0/%E7%90%89%E7%90%83%E9%87%91%E5%BA%93.jpg
Ryūkyū năm 1879

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f9/Tamaudun02s3s4592.jpg/640px-Tamaudun02s3s4592.jpg
Lăng Tamaudun

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/e3/Sonohyan.jpg
Cổng đá Sonohyan-Utaki

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/ed/Nakijinjyousi2.jpg
Di tích thành Nakijin

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d9/Zakimigusuku.jpg
Di tích thành Zakimi

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/7f/KatsurenGusukuRuins.jpg
Di tích thành Katsuren

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fc/Shurijo03.jpg/640px-Shurijo03.jpg
Di tích thành Shuri

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fc/Nakagusukuview.jpg
Di tích thành Nakagusuku

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/86/Naha_Shuri_Castle20s5s3200.jpg/640px-Naha_Shuri_Castle20s5s3200.jpg
Chính điện của thành Shuri

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c9/Shikinaen.jpg
Vườn Shikinaen

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/9e/Ujyoguchi2.jpg
Di tích Seifa-Utaki

Kasumi
10-12-2011, 02:50 AM
Danh sách Vua Ryūkyū


Lãnh chúa Okinawa
http://img641.imageshack.us/img641/170/lnhchaokinawa.jpg (http://imageshack.us/photo/my-images/641/lnhchaokinawa.jpg/)

Vua Chūzan
http://img854.imageshack.us/img854/5686/vuachzan.jpg (http://imageshack.us/photo/my-images/854/vuachzan.jpg/)

Vua của Ryūkyū
http://img808.imageshack.us/img808/5748/vuark1.jpg (http://imageshack.us/photo/my-images/808/vuark1.jpg/)
http://img39.imageshack.us/img39/5674/vuark2.jpg (http://imageshack.us/photo/my-images/39/vuark2.jpg/)


Lãnh chúa Okinawa

Shunten (Nhật: 舜天) (1166 - 1237), là lãnh chúa đầu tiên và là người sáng lập ra triều Shunten của Okinawa từ năm 1187. Triều đại Shunten chỉ tồn tại 73 năm qua các đời con ông Shunbajunki và cháu nội Gihon nhưng nó đánh dấu một bước quan trọng trong việc xác định chủ quyền của người Ryukyu và thiết lập các mối quan hệ với tỉnh Yamato, Nhật Bản.

Ông mất năm 1937 và truyền ngôi cho con trai là Shunbajunki. Dưới thời Shuten, ảnh hưởng của Nhật Bản đối với quốc đảo này rất mạnh. Đạo Phật được truyền bá từ Nhật Bản vào năm 1260, và những nhà truyền giáo Nhật Bản thường xuyên lui tới đây. Những người trốn chạy và thám hiểm Nhật Bản cũng tới đây như Tametomo. Nhưng Nhật bản không bao giờ muốn độc chiếm ảnh hưởng.

Shunbajunki (Nhật: 舜馬順熙)(1185-1248) là lãnh chúa của Okinawa, đời thứ hai thuộc triều Tenson. Ông nối ngôi cha là Shunten năm 1237.

Ảnh hưởng của Shunbajunki là xây dựng thành Shuri, và đưa vào sử dụng hệ thống chữ viết tiếng Nhật kana. Hệ thống chữ viết và tiếng Trung Quốc không được sử dụng cho đến gần 1 thế kỷ sau; thậm chí sau đó, các văn bản của chính quyền vẫn tiếp tục được viết bằng kana, cũng như trong thơ.

Shunbajunki mất năm 1248, và con trai ông là Gihon đã nối ngôi.

Gihon (Nhật: 義本)(1206 - ?) là lãnh chúa của Okinawa, đời thứ 3 của dòng Tenson hay triều Shunten. Ông nối ngôi cha Shunbajunki ở tuổi 44 vào năm 1248.

Các sự kiện nổi bật dưới thời ông là các thảm họa khủng khiếp như nạn đói, dịch, và các cơn bão tàn phá. Khoảng năm 1254, ông chỉ định một quý tộc trẻ mang tên Eiso để nhiếp chính (Sessei), và để giúp đỡ khắc khục các thảm họa này. Khi Gihon thoái vị vào năm 1259 hoặc 1260 và "ở ẩn trong rừng", Eiso kế vị ông và bắt đầu một triều đại mới. Thời gian, địa điểm chính xác về cái chết của ông cũng không được xác định rõ, mặc dù chỉ biết rằng ông mất sau khi thoái vị một thời gian ngắn. Các câu chuyện truyền thuyết về ông còn được tìm thấy ở Hedo-misaki, vùng vực bắc của đảo Okinawa.

Eiso (Nhật: 英祖)(1229-1299) là lãnh chúa của Okinawa, dòng Eiso đời thứ nhất. Ông nắm quyền từ năm 1260 sau khi tiếp vị Gihon cho đến khi ông qua đời năm 1299. Nhà Eiso trải qua 5 đời trong khoảng thời gian trị vì 90 năm.

Các sự kiện nổi bật dưới thời Eiso là sự phát triển lớn đối với lãnh địa Okinawa còn non trẻ. Eiso đặt ra một số loại thuế và cải cách đất, và đất nước hồi phục sau các nạn đói và những vấn đề khác của thời kỳ trước. Một số quần đảo ở xa như Kumejima, Kurama, và Iheya đã nằm trong tầm quản lý của Okinawa, và bắt đầu gởi cống phẩm vào năm 1264. Sứ giả đã được gởi tới Amami Ōshima năm 1266, không lâu sau đó nó nằm trong tầm kiểm soát của Okinawa.

Eiso cũng liên lạc với đế quốc Mông Cổ, vào khoảng thời gian mà đế quốc này lên kế hoạch đánh chiếm Nhật Bản. Các sứ giả của Hốt Tất Liệt đã đến Okinawa 2 lần vào năm 1272 và 1276 để yêu cầu vương quốc non trẻ này thuần phục Mông Cổ và hỗ trợ họ xâm chiếm Nhật Bản nhưng cả hai lần đều bị từ chối.

Eiso mất ở tuổi 71, và con trai ông Taisei đã kế vị.

Taisei (Nhật: 大成) (1247 - 1308) là lãnh chúa Okinawa đời thứ 2 thuộc dòng Eiso, là con lớn của Eiso. Ông trị vì từ năm 1300 đến khi qua đời và con ông là Eiji lên nối ngôi.

Eiji (Nhật: 英慈) (1268 - 1313) là lãnh chúa Okinawa đời thứ 3 thuộc dòng Eiso, là con thứ 2 của Taisei. Ông trị vì từ năm 1309 đến khi qua đời. Tamagusuku con trai thứ 4 của Eiso lên nối ngôi ở tuổi 19 vào năm 1914, và bắt đầu một thời đại mới.

Vua Chūzan

Tamagusuku (玉城)(1296-1336) là lãnh chúa của Okinawa thuộc vương quốc Chūzan từ 1314-1336. Triều đại của ông chủ yếu được gợi lại sự yếu kém về kỹ năng lãnh đạo và trong việc cai trị. Ông là con trai thứ 3 của Eiji (tại vị 1309-1313), và thuộc đời thứ 4 của dòng Eiso (Ryukyu) (tại vị 1260-1299). Thất bại của ông trong việc cải cách hoặc đổi mới trong cai trị là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của dòng dõi mà người cuối cùng là người kế vị ông Seii.

Kế vị cha Eiji ở tuổi 19, Tamagusuku thiếu uy tín và kỹ năng lãnh đạo để tạo sự thuần phục và lòng trung thành từ các vương gia (anji). Một số vương gia này đã nổi loạn, và đảo Okinawa bị chia thành lãnh địa của 3 vương quốc. Vương gia của Ozato chiếm giữ miền nam kinh đô của Tamagusuku và cùng với những người ủng hộ ông lập nên vương quốc Nanzan (南山, vùng núi phía nam), trong khi đó vương gia Nakijin lập nên vương quốc phía bắcHokuzan (北山, vùng núi phía bắc). Còn Tamagusuku vẫn duy trì quyền lực ở Urasoe trở thành vua của Chūzan.

Seii (西威) (1326 – 1350) là vua thứ 2 của vương quốc Chūzan, Okinawa. Ông nối ngôi cha Tamagusuku năm 1336 lúc 10 tuổi. Triều đại của ông nổi bật bởi sự can thiệp vào triều chính của mẹ ông, và sự tham nhũng của bà. Bà đã lạm quyền và mất đi sự ủng hộ của quần thần đối với con bà.

Sau cái chết của Seii vào khoảng năm 1350, Satto lên nắm quyền.

Satto (察度) (1320 – 1395) là vua của Chūzan, một trong ba vương quốc trước đây trên đảo Okinawa. Triều đại của ông được đánh dấu bởi sự mở rộng và phát triển về quan hệ thương mại của Chūzan với các vùng lãnh thổ khác, và bắt đầu triều cống cho nhà Minh Trung Quốc, mối quan hệ này kéo dài gần 500 năm cho đến khi nhà Thanh sụp đổ.

Governor của khu vực Urasoe, khu vực xung quanh và bao gồm cả kinh đô của Chūzan, Satto chiếm lấy ngai vàng sau cái chết của vua Seii năm 1350. Ông lập ra một triều đại mới, tuy nhiên, vương triều của ông lập ra chỉ kéo dài đến đời con ông Bunei và kết thúc năm 1405.

Sứ giả của Trung Quốc đến Chūzan năm 1372 yêu cầu cho du nhập văn hóa Trung Quốc và Okinawa gởi đại diện đến Nam Kinh. Satto đồng ý các đề nghị này mà không do dự, vì điều này tạo nhiều thuận lợi trong thương mại với một quốc gia mạnh nhất trong khu vực.

Bunei (武寧) (1356-1406) là vua cuối cùng của Chūzan, một trong 3 vương quốc cổ thuộc đảo Okinawa, trước khi nó được Shō Hashi hợp nhất thành vương quốc Ryūkyū.

Bunei kế vị sau khi cha ông vua Satto qua đời. Dưới triều ông vẫn tiếp tục phát triển theo hướng của cha ông; đặc biệt, Bunei tiếp tục phát triển quan hệ thương mại chặt chẽ giữa Ryūkyū và Trung Quốc. Một trụ sở quan trọng được xây dựng ở Naha cho các sứ giả Trung Quốc và các nhiệm vụ tương tự, và một trung thâm thương mại được thành lập ở cạnh đó. Ngoài ra, biên niên sử hoàng gia bắt đầu được biên soạn; Rekidai Hoan (Treasury of Royal Succession) được biên soạn năm 1403.

Sho Shisho (尚思紹王) (1354 - 1421) là vua đầu tiên của nhà Sho thứ nhất sau khi con ông Sho Hashi nổi dậy lật đổ Bunei năm 1406. Sau khi ông mất, con ông là Sho Hashi nối ngôi năm 1422 và thống nhất Okinawa lập nên vương quốc Ryukyu.


http://www.gusuku.sakura.ne.jp/images/sishou.jpg

Shō Hashi (尚巴志) (1371 – 1439, trị vì 1422-1439) là vua đầu tiên của vương quốc Ryukyu (nay là tỉnh Okinawa, Nhật Bản), sau khi thống nhất 3 vương quốc Chūzan, Hokuzan, và Nanzan. Tên của ông trong tiếng Nhật là "Shō Hashi", còn trong tiếng Trung Quốc là Shang Bazhi, phiên âm Hán-Việt là Thượng Ba Chí.


http://art.jcc-okinawa.net/rekishi/akemodoro/img/akemodoro05.jpg

Là một anji (lãnh chúa địa phương) của Soshiki Mairi, Ông được coi là một người có tài cầm quyền trong lãnh địa của mình, và là một người nổi bật vào đầu thế kỷ 15. Ông dẫn đầu một cuộc nổi loạn nhỏ chống lại lãnh chúa vùng Azato năm 1402. Sau đó, Hashi lật đổ Vua Bunei của Chūzan năm 1406[1] và đưa cha ông Shō Shishō lên ngôi. Thậm chí khi cha ông lên ngôi, Hashi là người thực sự nắm quyền điều hành cũng như sắp xếp đưa sứ giả đến Nam Kinh để cam đoan với Trung Quốc rằng vương quốc Ryūkyū vẫn tiếp tục triều cống và hợp tác cũng như thắt chặt mối giao hữu. Ông cũng sắp xếp lại phần lớn bộ máy nhà nước để thích hợp hơn với các mô hình của Trung Quốc. Người dân Chūzan cũng nhanh chóng thích nghi với một số nét văn hóa Trung Quốc, và được người Trung Quốc công nhận là đã được văn minh hóa ít nhất là hơn một chút so với trước đó. Hashi cũng giám sát việc mở rộngg và chỉnh trang thành Shuri, và đặt các cột mốc khoảng cách (giống nhưcây số) trên khắp đất nước lấy mốc chuẩn là Shuri.

Shō Hashi mất năm 1439, ở tuổi 68, là người có công thống nhất Ryūkyū và thiết lập vị trí của nó tuy nhỏ nhưng đầy quyền lực trong khu vực. Sau khi ông qua đời, quần thần chỉ định con thứ hai của ông, Shō Chū lên nối ngôi, và gởi phái viên đến Trung Quốc để xin phê chuẩn việc đăng cơ, và gởi đến Chinh di Đại Tướng quân Nhật Bản ở Kyoto và một số vương quốc khác để thông báo sự thay đổi này với tư cách ngoại giao.

Vua của Ryūkyū

Shō Hashi (尚巴志) (1371 – 1439, trị vì 1422-1439)

Shō Chū (尚忠) (trị vì 1440–1442) là vua của Triều Sho thứ nhất

Shō Shitatsu (尚思達) (trị vì 1443–1449) là vua của Triều Sho thứ nhất

Shō Kinpuku (尚金福) (trị vì 1450–1453) là vua của Triều Sho thứ nhất

Shō Taikyū (尚泰久) (trị vì 1454–1460) là vua của Triều Sho thứ nhất

Shō Toku (尚徳) (trị vì 1461–1469) là vua của Triều Sho thứ nhất


http://topface.s3.amazonaws.com/22785/main.200.jpg?1323499770

Shō En (尚円) (trị vì 1470–1476) là vua của Triều Sho thứ hai


http://img02.ti-da.net/usr/megu108/%E5%B0%9A%E5%86%86.jpg

Shō Sen'i (尚宣威) (trị vì 1477) là vua của Triều Sho thứ hai

Shō Shin (尚真) (trị vì 1477–1526) là vua của Triều Sho thứ hai


http://www.suitenrou.com/ijin/img/kaiga_shoshin.jpg

Shō Sei (尚清) (trị vì 1527–1555) là vua của Triều Sho thứ hai

Shō Ei (尚永) (trị vì 1573–1586) là vua của Triều Sho thứ hai

Shō Nei (尚寧) (trị vì 1587–1620) là vua của Triều Sho thứ hai, trị vị trong cuộc xâm lược của quân Satsuma và là vị vua đầu tiên thành chư hầu của Satsuma


http://art.jcc-okinawa.net/rekishi/syoneiou/img/top1.jpg

Shō Hō (尚豊) (trị vì 1621–1640) là vua của Triều Sho thứ hai


http://img02.ti-da.net/usr/megu108/%E5%B0%9A%E8%B1%8A.jpg

Shō Ken (尚賢) (trị vì 1641–1647) là vua của Triều Sho thứ hai

Shō Shitsu (尚質) (trị vì 1648–1668) là vua của Triều Sho thứ hai

Shō Shōken (尚象賢) (1617-1675, trị vì 1666–1673) là Sessei (nhiếp chính) và còn là nhà sử học người Ryūkyū đầu tiên.

Shō Tei (尚貞) còn gọi là Shang Jing (1645–1709, trị vì 1669–1709) là vua của Triều Sho thứ hai


http://a1.att.hudong.com/18/84/01300000800714127720846070327_s.jpg

Shō Eki (尚益) còn gọi là Shang Ben (1678–1712, trị vì 1710–1712) là vua của Triều Sho thứ hai

Shō Kei (尚敬) còn gọi là Shang Jing (1700–1751, trị vì 1713–1751) là vua của Triều Sho thứ hai


http://neko.panali.jp/admin/usr/39/img/052f6fd19f.jpg

Sai On (蔡温) (1682–1761, trị vì 1711–1752) là nhiếp chính và là học giả và sử gia lớn của Ryūkyū.

Shō Boku (尚穆) còn gọi là Shang Mu (1739–1795, trị vì 1752–1795) là vua của Triều Sho thứ hai


http://a2.att.hudong.com/25/85/01300000800714127720857219976_s.jpg

Shō On (尚温) còn gọi là Shang Wen (1784–1802, trị vì 1796–1802) là vua của Triều Sho thứ hai

Shō Sei (尚成) còn gọi là Shang Cheng (1783–1804, trị vì 1803–1804) là vua của Triều Sho thứ hai

Shō Kō (尚灝) còn gọi là Shang Hao (1787–1839, trị vì 1804–1828) là vua của Triều Sho thứ hai


http://a2.att.hudong.com/37/86/01300000800714127720864320742_s.jpg

Shō Iku (尚育) còn gọi là Shang Yu (1813–1847, trị vì 1829–1847) là vua của Triều Sho thứ hai


http://wkp.fresheye.com/ja/b/bd/240px-King_Sho_Iku.jpg

Shō Tai (尚泰) còn gọi là Shang Tai (1843–1901, trị vì 1848–11 tháng 3 1879) là vua của Triều Sho thứ hai và là vua cuối cùng của Ryūkyū


http://wkp.fresheye.com/ja/6/6b/225px-King_Sho_Tai.jpg



Kasumi@JPN
Tổng hợp từ wiki
Ảnh: google

Kasumi
10-12-2011, 03:23 AM
Tiếng Okinawa

Tiếng Okinawa (Okinawan: ウチナーグチ(沖縄口) Bản mẫu:IPA-ryu) thuộc hệ ngôn ngữ Ryukyu được sử dụng ở các đảo phía nam của Okinawa, Nhật Bản như Kerama, Kume-jima, Tonaki, Aguni, và các đảo nhỏ khác nằm ở phía đông của đảo chính Okinawa.

Tiếng Okinawa có hai nhóm tiếng địa phương chính: Trung tâm (chuẩn, Shuri-Naha) và phía nam. Tiếng địa phương Shuri đã được chuẩn hóa trong suốt thời kỳ của vương quốc Ryukyu, khi Shō Shin (1477–1526) còn tại vị. Nó là ngôn ngữ chính thức được hoàng gia và và tầng lớp quý tộc ở đây sử dụng. Tất cả các bài hát và thơ sử dụng ngôn ngữ này trong thời kỳ đó được viết bằng phương ngữ Shuri.

Tiếng Okinawa được sử dụng ở phía bắc Okinawa thường được xem là một ngôn ngữ riêng biệt, tiếng Kunigami.

Âm vị học

Nguyên âm

Tiếng Okinawa có 3 nguyên âm ngắn, /a i u/, và 5 nguyên âm dài, /aː eː iː oː uː/. Trong đó, /u/ là âm tròn môi, không giống như tiếng Nhật.

Phụ âm


http://img850.imageshack.us/img850/6042/58188895.jpg (http://imageshack.us/photo/my-images/850/58188895.jpg/)


Naha

Naha (phát âm theo tiếng Nhật, 那覇市) hoặc Nāfa (phát âm theo tiếng Okinawa) là một thành phố của Nhật Bản, thủ phủ, trung tâm thương mại, văn hóa, giáo dục và là thành phố lớn nhất của tỉnh Okinawa.

Naha hiện đại được thành lập vào năm 1920 tại địa điểm trước là kinh đô của vương quốc Ryukyu từ đầu thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 19. Naha nằm bên bờ biển phía Nam đảo chính Okinawa. Thành phố rộng 39,23 km² và có 313.970 dân.

Ở Naha có nhiều điểm thu hút khách du lịch, đó là thành Shuri-hoàng thành của vương quốc Ryukyu xưa và là một hạng mục của di sản văn hóa thế giới quần thể thành trì vương quốc Ryūkyū, Đại lộ Kokusai nơi có nhiều cửa hàng ẩm thực Okinawa và cửa hàng bán đồ lưu niệm.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/54/ShuriCastle4.jpg/250px-ShuriCastle4.jpg
Tường thành Shuri ở Naha

Sân bay Naha và cảng Naha kết nối thành phố này với các vùng đất khác của Nhật Bản. Sân bay Naha cũng đồng thời là cảng hàng không chính của Okinawa. Hệ thống monorail, hay được gọi là Yui Rail (ゆいレール)từ Ga Sân bay Naha tới Đại lộ Kokusai, Shintoshin và ga Shuri gần thành Shuri.


http://vi.hotels.com/hotels/3000000/2480000/2473900/2473847/2473847_2_b.jpg
Khách sạn Loisir ở Naha

Naha chính là nơi ra đời phái võ Naha-te. Môn này cùng với Tomari-te (có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc) và Shuri-te (võ của hoàng gia Ryukyu) chính là các nguồn gốc của Okinawa-te, tiền thân của Karate sau này.


Sân bay Naha

Sân bay Naha (Nhật: 那覇空港 Naha Kūkō) là một sân bay cấp hai ở thành phố Naha. Nhà ga hàng đầu phục vụ cho vận chuyển hành khách và hàng hóa từ tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Sân bay này phục vụ các chuyến bay quốc tế đến Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Philippines. Đây là sân bay lớn thứ 5 của Nhật Bản với 30 điểm đến, 150 chuyến bay mỗi ngày. Từ sân bay này đến thành phố Naha bằng xe bus và xe điện trên cao.

Nhà ga chính

All Nippon Airways (Tokyo-Haneda, Tokyo-Narita, Fukuoka, Hiroshima, Ishigaki, Kagoshima, Kumamoto, Miyako, Miyazaki, Nagasaki, Nagoya-Centrair, Oita, Osaka-Itami, Osaka-Kansai, Sendai)
Japan Airlines (Fukuoka, Nagoya-Centrair, Osaka-Itami, Osaka-Kansai, Sapporo-Chitose, Tokyo-Narita, Tokyo-Haneda)
Japan Transocean Air (Fukuoka, Fukushima, Ishigaki, Kochi, Komatsu, Kumejima, Matsuyama, Miyako, Okayama, Osaka-Kansai, Tokyo-Haneda, Toyama)
Ryūkyū Air Commuter (Aguni, Amamioshima, Kerama, Kitadaito, Kumejima, Minamidaito, Yonaguni, Yoron)
Skymark Airlines (Tokyo-Haneda, occasionally)

Ga quốc tế

Asiana Airlines (Seoul-Incheon)
China Airlines ([Đài Bắc]-Taiwan Taoyuan)
China Eastern Airlines (Thượng Hải-Pudong)
Philippine Airlines (Manila)

Website sân bay (tiếng Nhật) http://www.naha-airport.co.jp

Kasumi
10-12-2011, 04:02 AM
Trận Okinawa

Trận Okinawa một phần của Chiến tranh Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/01/US_Flag_raised_over_Shuri_castle_on_Okinawa.jpg/300px-US_Flag_raised_over_Shuri_castle_on_Okinawa.jpg
Lính Mỹ cắm cờ chiến thắng trên thành Shuri, Naha, Okinawa vào ngày 30 tháng 5, 1945

http://img215.imageshack.us/img215/3154/91737917.jpg (http://imageshack.us/photo/my-images/215/91737917.jpg/)

Trận Okinawa (tiếng Anh: Battle of Okinawa, tiếng Nhật: 沖縄戦, Okinawa-sen), hay còn gọi là chiến dịch Iceberg (chiến dịch Băng Sơn) là trận đánh thuộc mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai giữa quân Đồng Minh (chủ lực là Mỹ) và đế quốc Nhật Bản tại đảo Okinawa thuộc quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu). Đây cũng là cuộc đổ bộ quân sự lớn nhất tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai.

Trận đánh kéo dài trong 82 ngày, từ tháng 3 đến tháng 6 1945 với kết quả quân Mỹ chiếm được Okinawa. Đây cũng là một trong những trận đánh có số thương vong cao nhất trong Thế chiến thứ hai: phía Nhật mất hơn 100.000 quân và quân Đồng Minh (chủ yếu là lính Mỹ) thương vong hơn 50.000 người trong đó hơn 12.000 người chết. Ngoài ra còn một số lượng lớn dân thường trên đảo lên đến hàng nghìn người chết do bom đạn, bệnh tật và tự sát.

Vị trí Okinawa và hoàn cảnh trận đánh

Quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu) nằm về phía nam đảo Kyushu (Cửu Châu), một trong bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản. Okinawa là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Ryukyu, dài gần 100 km nhưng chỉ rộng từ 2 đến 4 km, diện tích 2.255 km2. Đảo Okinawa rất lí tưởng cho việc thành lập sân bay. Nước xung quanh cũng rất sâu, thuận lợi để xây dựng các quân cảng. Khí hậu cận nhiệt đới, được điều hòa bởi 2 dòng hải lưu lớn Kuro Shivo và Ogasa Wara. Độ ẩm cao quanh năm, mưa nhiều và thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới vào mùa hè.

Vị trí Okinawa

Okinawa có một vị trí chiến lược quan trọng. Nó nằm trên ngã tư quốc tế ở Đông Á, giữa Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Năm 1875, Minh Trị Thiên hoàng đã gửi đến đây một lực lượng chiếm đóng thường trực và 4 năm sau đảo chính thức trở thành 1 phần lãnh thổ Nhật Bản. Trên nguyên tắc người dân trên đảo bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ như người Nhật ở chính quốc nhưng người Nhật vẫn xem họ như dân thuộc địa. Một điều đặc biệt là đa số dân trên đảo theo đạo thờ cúng ông bà, rất ít người theo Thần giáo như Nhật Bản.

Ngày 19 tháng 2 1945, lính thủy đánh bộ Mỹ bắt đầu cuộc đổ bộ lên đảo Iwo Jima. Trận Iwo Jima kéo dài trong hơn 1 tháng đã kết thúc với thắng lợi thuộc về người Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ đã phải trả một giá đắt với con số thương vong của lính Mỹ tại Iwo Jima là hơn 20.000 người. Với thắng lợi trên, người Mỹ đã tiến sát đến hàng rào phòng thủ cuối cùng của Nhật Bản và mục tiêu tiếp theo của họ là Okinawa. Chiếm được Okinawa, họ sẽ có thêm một căn cứ hải quân và đặc biệt là không quân lợi hại phục vụ cho cuộc đổ bộ lên quần đảo Nhật Bản để kết thúc chiến tranh.

Các lực lượng tham gia trận đánh

Lục quân

Nhật Bản

Suốt 3 năm đầu của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, quân số Nhật trên quần đảo Ryukyu chỉ có 600 người. Phải đến ngày 1 tháng 4 1944 thì quân đoàn 32 lục quân gồm ba sư đoàn 9, 24, 62 và lữ đoàn hỗn hợp 44 mới được đưa đến đây để chuẩn bị chống lại cuộc đổ bộ của người Mỹ.

Sư đoàn 9 và sư đoàn 24 được đưa từ Mãn Châu đến với 14.000 quân còn sư đoàn 62 gồm 12.000 quân đã có nhiều năm chiến đấu trên chiến trường Trung Quốc. Riêng lữ đoàn hỗn hợp 44 có 5.000 quân. Tuy nhiên đến cuối năm 1944, sư đoàn 9 đã bị điều đi Đài Loan làm cho lực lượng phòng thủ trên đảo bị giảm sút. Ngoài ra còn có 9.000 lính hải quân Nhật đóng tại căn cứ hải quân Oroku nhưng chỉ khoảng vài trăm người trong số đó được huấn luyện quân sự tác chiến trên đất liền. Trên đảo còn có một trung đoàn thiết giáp với 14 xe tăng hạng trung và 13 xe tăng hạng nhẹ.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a6/Japanese_Commanders_on_Okinawa.jpg/300px-Japanese_Commanders_on_Okinawa.jpg
Sĩ quan chỉ huy của quân đoàn 32 Nhật Bản tại Okinawa, tháng 2 1945

Đặc biệt, trên đảo còn có 39.000 người bản xứ Ryukyu (bao gồm 24.000 dân vệ mới nhập ngũ gọi là Boeitai và 15.000 nhân công). Ngoài ra còn 1.500 học sinh trung học và 600 sinh viên làm nhiệm vụ chăm sóc quân lính bị thương.

Chỉ huy trưởng lực lượng phòng thủ trên đảo là trung tướng Mitsuru Ushijima, tham mưu trưởng là trung tướng Isamu Chō và trưởng phòng tác chiến là đại tá Hiromichi Yahara. Chỉ huy các lực lượng phía Bắc đảo là đại tá Takehido Udo. Các lực lượng lính hải quân Nhật còn lại do chuẩn đô đốc Minoru Ota chỉ huy.

Tướng Ushijima cho rằng quân Mỹ sẽ đổ bộ lên bờ biển phía Tây ở bãi biển Hagushi. Tuy nhiên, ông chủ trương không đánh quân Mĩ ngay tại bờ biển mà tập trung quân ở phía nam đảo, quanh thành phố Naha, thủ phủ của đảo và các vùng phụ cận. Chế ngự giữa thành phố Naha và thành phố Shuri là dãy núi Shuri. Đây chính là phòng tuyến chính của quân Nhật. Những hang động, hào sâu và địa địa đạo nối liền các ổ kháng cự. Hai sư đoàn 24 và 62 được giao nhiệm vụ giữ phòng tuyến này. Lữ đoàn hỗn hợp số 44 đóng ở cực Nam đảo cùng với một lực lượng tương đương một sư đoàn. Ở phía Bắc đảo chỉ có hai tiểu đoàn trấn giữ. Đến tháng 3 năm 1945, mọi sự bố phòng đã được chuẩn bị xong, trong tay tướng Ushijima có hơn 100.000 lính chuẩn bị sẵn sàng chờ đón cuộc đổ bộ của người Mỹ.

Mỹ

Lực lượng lục quân Mỹ tham gia chiến đấu là Tập đoàn quân số 10 do Trung Tướng Simon Bolivar Buckner chỉ huy. Tập đoàn quân này gồm 2 quân đoàn : Quân đoàn đổ bộ III của Thiếu Tướng Roy Geiger gồm 2 sư đoàn lính thuỷ đánh bộ 1 và 6, quân đoàn XXIV của Thiếu Tướng John R. Hodge gồm 2 sư đoàn bộ binh 7 và 96. Sư đoàn 2 lính thuỷ đánh bộ là lực lượng dự phòng. Ngoài ra còn có sư đoàn bộ binh 27 làm nhiệm vụ đồn trú sau này và sư đoàn bộ binh 77. Tổng cộng Tập đoàn quân có tổng cộng 102.000 lục quân, 88.000 lính thuỷ đánh bộ và 18.000 lính hải quân.

Đúng như dự tính của tướng Ushijima, kế hoạch của người Mỹ là sẽ đổ bộ lên bãi biển Hagushi nằm về phía tây Okinawa và do quân đoàn XXIV và quân đoàn đổ bộ 3 thực hiện. Sư đoàn lính thủy đánh bộ số 2 sẽ thực hiện một cuộc tấn công nghi binh tại bãi biển Minatoga ở bờ biển phía đông nam để làm bối rối lực lượng phòng thủ về ý định tấn công chính của người Mỹ.

Hải quân

Mỹ

Tổng lực lượng hạm đội Đồng Minh tại Okinawa là 1,600 tàu bao gồm 40 hàng không mẫu hạm, 18 thiết giáp hạm, 32 tuần dương hạm và 200 khu trục hạm. Lực lượng hải quân phải nhận nhiệm vụ bắn phá dọn bãi cho cuộc đổ bộ đồng thời phải vận chuyển 183.000 quân đổ bộ và 747.000 tấn quân nhu, quân cụ, khí tài. Để vận chuyển hết số lượng người và vật chất đó, Đồng Minh đã sử dụng 430 tàu vận tải cất hàng ở nhiều nơi khắp Thái Bình Dương từ Seattle (Mĩ) hoặc từ đảo Leyte (Philippines).

Hầu hết các lực lượng không quân Mỹ tham gia trận đánh gồm máy bay tiêm kích, máy bay ném bom bổ nhào và máy bay cường kích đều xuất phát từ các hàng không mẫu hạm ngoài khơi. Để chống lại hạm đội Mỹ, người Nhật đã phải sử dụng chiến thuật Thần Phong (Kamikaze) vốn đã bắt đầu từ trận hải chiến vịnh Leyte nhưng đến trận Okinawa thì đã trở thành 1 phần của kế hoạch phòng thủ. Từ khi quân Mĩ bắt đầu đổ bộ từ ngày Lễ Phục sinh 1 tháng 4 cho đến ngày 25 tháng 5, 7 cuộc tấn công Kamikaze bao gồm 1,500 máy bay đã được thực hiện gây rất nhiều tổn thất cho lực lượng hải quân Mỹ và Đồng Minh.

Khối Thịnh vượng chung Anh

Trong khi lực lượng lục quân Đồng Minh đa số là lính Mĩ thì hạm đội Thái Bình Dương của Anh (BPF, được xem như Lực lượng Đặc nhiệm 57 của hải quân Mỹ) đã cung cấp 1/4 sức mạnh không hải quân (450 máy bay). Hạm đội này có 50 tàu chiến với 17 trong số đó là các hàng không mẫu hạm. Để chống lại chiến thuật Kamikaze, người Anh sử dụng boong tàu bọc thép giúp cho các tàu có khả năng chịu đựng tốt hơn các cuộc tấn công nhưng bù lại phải mang ít máy bay hơn. Mặc dù toàn bộ số hàng không mẫu hạm trên đều của vương quốc Anh cung cấp nhưng nhóm các mẫu hạm này lại có sự góp mặt của tàu và nhân lực của cả Khối Thịnh vượng chung Anh : Anh, Canada, New Zealand và Australia. Nhiệm vụ của hạm đội này là khống chế các sân bay Nhật trên quần đảo Sakishima và yểm trợ về mặt không lực chống chiến thuật Kamikaze.

Kasumi
10-12-2011, 04:24 AM
Diễn biến

Chuẩn bị đổ bộ

Chiến tranh bắt đầu đến với Okinawa lần đầu tiên vào ngày 29 tháng 9 1944 khi các máy bay B29 đến ném bom các sân bay và máy bay trinh sát của Mỹ thực hiện thu thập không ảnh. Cuộc tấn công của các hàng không mẫu hạm Mỹ đến ngay sau đó vào ngày 10 tháng 10 nhằm yểm trợ cho cuộc đổ bộ vào Leyte. Một trận không chiến đã diễn ra tại Formosa và chỉ trong 3 ngày người Nhật mất 500 máy bay và 36 tàu. Hòn đảo lại bị oanh tạc vào ngày 3 và 10 tháng 1 bởi Lực lượng Đặc nhiệm số 38 (TF 38), và vào ngày 1 và 31 tháng 3 bởi Lực lượng Đặc nhiệm 58 (TF 58) sau khi lực lượng này đã tham gia oanh tạc Tokyo. Hải quân Mỹ đã khống chế hoàn toàn Ryukyu từ Formosa đến Nhật Bản. Vào cuối tháng 3, người Nhật không còn bất kì một máy bay nào ở Okinawa và nhiều thành phố (trong đó có cả Naha và Shuri) đã bị tàn phá nặng nề.

Ngày 24 tháng 3, năm thiết giáp hạm trang bị các hải pháo 16 in và 11 khu trục hạm đã tham gia bắn phá Okinawa. Một tuần lễ sau, các toán người nhái đặc biệt bơi vào bãi biển Hagushi, tháo gỡ các chướng ngại và phá hủy các thủy lôi. Ngày 25 tháng 3, 9 thiết giáp hạm, 10 tuần dương hạm và 32 khu trục hạm cùng 177 pháo hạm bắn phá Okinawa một cách dữ dội từ đó cho đến ngày đổ bộ. Khoảng 37.000 đạn pháo 5 in, 33.000 đạn pháo 4.5 in đã được trút xuống hòn đảo. Ngoài ra còn 3.100 cuộc không kích vào bãi biển và các vị trí phòng thủ sâu bên trong. Quân Nhật trước những hành động đó vẫn tỏ ra im lặng để tiết kiệm đạn và cũng để người Mỹ không phát hiện được các vị trí phòng thủ của họ. Ngày 31 tháng 3 là ngày bắn phá dữ đội nhất, 27.226 quả đạn pháo đã được trút xuống hòn đảo. Tuy nhiên, cũng giống như ở Iwo Jima trước đây, cuộc bắn phá này của người Mĩ đã không ảnh hưởng gì mấy đến hệ thống phòng thủ của người Nhật.

Những cuộc hành quân đầu tiên

Những người Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bờ là sư đoàn bộ binh 77. Nơi đổ bộ của họ là quần đảo Kerama (Kerama Retto), 15 dặm (24 km) phía tây Okinawa vào ngày 26 tháng 3, 1945. Kerama được tuyên bố an toàn vào năm ngày sau. Trong cuộc hành quân sơ khởi này, sư đoàn 77 có 31 người chết và 81 người bị thương trong khi số lính Nhật chết là 530 người và 121 người bị bắt. Thành công của cuộc hành quân này giúp cho hạm đội Đồng Minh có thêm một vị trí thả neo chắc chắn và loại trừ mối nguy hiểm từ các thuyền cảm tử của người Nhật. 1.200 dân thường chết trong cuộc tấn công và 150 người khác tự sát. Những người lính Nhật còn sống sót tiếp tục trụ lại tại Tokashiki cho đến ngày chiến tranh kết thúc.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/df/Landings_in_the_Keramas.jpg
Quân Mĩ đổ bộ lên quần đảo Kerama

Ngày 31 tháng 3, lính thủy đánh bộ thuộc tiểu đoàn trinh sát đã đổ bộ lên bờ mà không gặp phải bất cứ sự kháng cự nào tại Keise Shima, 4 hòn đảo nhỏ cách 8 dặm (13 km) phía tây thủ phủ Okinawa là Naha. Pháo 155 mm Long Toms đã được đưa lên các đảo này để yểm trợ cho cuộc tấn công Okinawa.

Cuộc đổ bộ an toàn

Ngày đổ bộ tại Okinawa là ngày 1 tháng 4, trùng với ngày lễ Phục sinh và ngày Cá tháng tư trong năm 1945 và tên chính thức của ngày này là Ngày L. Lực lượng Mỹ tham gia đổ bộ là quân đoàn XXIV và quân đoàn đổ bộ III và địa điểm là bãi biển Hagushi.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/61/Marines_land_on_Okinawa_shores.jpg
Lính thủy đánh bộ Mĩ đổ bộ lên bờ biển Okinawa

Từ 5 giờ sáng, hải pháo đã bắn phá hòn đảo một cách mãnh liệt và tập trung nhất là ở vùng bờ biển. Ngoài khơi, hàng trăm tàu đổ bộ đã dàn hàng ngang sẵn và chuẩn bị vào bờ. Đúng 8 giờ tàu chạy vào bờ. Toàn bộ các lực lượng Mỹ khi đổ bộ lên bờ đã không gặp phải sự chống cự nào, khác xa so với những gì người Mĩ từng gặp phải tại Peleliu, Tarawa hay Iwo Jima. Ngay trong giờ đầu tiên đã có 50.000 lính Mĩ đổ bộ lên bờ và đến tối ngày L, 60.000 lính Mỹ đã có mặt trên bờ biển một vùng rộng 4,5 km và vào sâu 1,5 km. Vũ khí hạng nặng và xe thiết giáp đã được đưa lên bờ lúc 14 giờ. Tổng cộng quân Mỹ chết 28 người (trong đó có 3 người bệnh tim) và 27 người mất tích (rơi xuống biển).
Tập đoàn quân số 10 tiếp tục tiến về phía nam và trung tâm đảo với một sự dễ dàng, chiếm được 2 sân bay Kadena và Yomitan. Chỉ có một sự kháng cự nhỏ của dân vệ tại sân bay Kadena. Điều này là quá bất thường và các chỉ huy quân Mĩ đều lấy đó làm lo lắng cho những diễn biến sắp tới.

Hết ngày thứ 2 sang ngày thứ 3 của trận đánh, lính Mỹ từ bờ Tây tiến đến bờ Đông và cắt hòn đảo ra làm 2 phần. Họ đã chiếm được 2 trong số 5 sân bay trọng yếu trên đảo. Đến làng Shimabuku, lính Mĩ được hai người Nhật cao tuổi ra đón, tự giới thiệu là thôn trưởng và giáo viên. Họ cho biết 1.300 dân làng vẫn đang ở tại nhà mình.

Cuộc hành quân Ten-go

Cuộc hành quân Ten-go (Ten-gō sakusen) là trận đánh cuối cùng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong cuộc chiến. Sau thất bại ở Philippines, hải quân Nhật đã hoàn toàn kiệt quệ và hậu quả là khi quân Mỹ đổ bộ lên Iwo Jima, không một chiến hạm nào của hải quân Nhật được phái đến yểm trợ. Nhưng giờ đây khi đến lượt Okinawa bị tấn công thì giới lãnh đạo hải quân Nhật đã cho hạm đội xuất kích để thực hiện một cuộc hành quân được xem là tự sát khi so sánh tương quan lực lượng giữa hạm đội Nhật và hạm đội Đồng Minh. Thật ra chuyến đi này là một nhiệm vụ nhử địch. Theo kế hoạch, khi các hàng không mẫu hạm Đồng minh đang bận đối phó với hạm đội Nhật thì từ phi trường Kanoya, nằm ở cực nam Kyushu sẽ cho xuất kích hàng trăm máy bay Thần phong tấn công Okinawa.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f7/Yamato_battleship_explosion.jpg
Thiết giáp hạm Yamato phát nổ sau cuộc tấn công của các máy bay Mỹ

Ngày 5 tháng 4, đô đốc Soemu Toyoda, tư lệnh Hạm đội Liên hợp ra lệnh cho phó đô đốc Seiichi Ito, tư lệnh hạm đội số 2 tiến đánh hạm đội Đồng minh đang thả neo tại Okinawa. Lực lượng hạm đội Nhật tham gia cuộc hành quân này bao gồm thiết giáp hạm Yamato, tuần dương hạm nhẹ Yahagi và 8 khu trục hạm. Chiều ngày 6 tháng 4, hạm đội bắt đầu nhổ neo đi chiến đấu. Tuy nhiên đến sáng ngày 7 tháng 4, hạm đội này đã bị người Mỹ phát hiện.

Trưa ngày 7 tháng 4, trong khoảng thời gian hơn 2 giờ đồng hồ, hạm đội Nhật đã bị 386 máy bay xuất phát từ các hàng không mẫu hạm Mỹ tấn công. Kết quả là phía Mỹ có 12 phi công thiệt mạng và 10 chiếc bị hỏa lực phòng không bắn rơi trong khi hạm đội số 2 của Nhật chỉ còn 3 khu trục hạm tồn tại, siêu thiết giáp hạm Yamato và tuần dương hạm Yahagi đã bị chìm. Tổng cộng có 2.498 người của Yamato, 446 người của Yahagi và 721 người của các khu trục hạm khác thiệt mạng. Phó đô đốc Ito cũng chìm cùng tàu Yamato. Với việc thiết giáp hạm Yamato bị đánh chìm, hải quân Hoàng gia Nhật xem như cũng chìm theo.

Chiến trận tại phía nam đảo

Sau 1 tuần hành quân chiếm đóng các vị trí xung yếu mà chưa gặp được đối phương, hai sư đoàn bộ binh 7 và 96 của Mỹ được lệnh tiến xuống phía Nam đến chân dãy núi Shuri. Nơi đây, đảo rộng đến 6 km, có nhiều dãy núi đá vôi đầy hang động, hẻm sâu và hẹp. Các lực lượng quân Nhật phòng thủ tại đây đang đón chờ cuộc tấn công của người Mỹ. Kế hoạch phòng thủ của người Nhật là sử dụng sư đoàn số 62 giữ phòng tuyến chính, trong khi sư đoàn 24 làm lực lượng dự phòng nếu quân Mĩ đổ bộ về phía nam. Sư đoàn 62 đã chọn được những vị trí chiến đấu vô cùng thuận lợi với lữ đoàn 63 ở cánh phải và lữ đoàn 64 ở cánh trái.

Hai sư đoàn quân Mỹ đã bất ngờ gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ quanh đỉnh Cactus, Kiyaniku và Tombstone, khoảng 5 dặm về phía tây bắc Shuri. Một vị trí then chốt của nơi này, gọi là 'The Pinnacle' đã được trung đoàn số 184 chiếm được vào ngày 6 tháng 4 và đây cũng chính là nơi Phó đề đốc Matthew Calbraith Perry đã cắm lá cờ Mỹ năm 1853. Lữ đoàn 63 Nhật đã kiên cường chống trả suốt từ ngày 6 đến 8 tháng 4. Phải đến đêm ngày 8 tháng 4, quân đoàn XXIV Mỹ mới chiếm được đỉnh núi sau khi tiêu diệt một số vị trí phòng thủ mạnh của quân Nhật. Thương vong của lính Mỹ là 1.500 người trong khi có 4.500 lính Nhật bị bắt và bị giết. Cuộc chiến tại phòng tuyến Shuri chỉ mới bắt đầu.

Mục tiêu tiếp theo của người Mỹ là đỉnh Kakazu. Trung đoàn bộ binh 383 (thuộc sư đoàn bộ binh 96) bắt đầu tiến công nơi này vào ngày 9 tháng 4. Nhưng hết đợt này đến đợt khác, họ bị hỏa lực mạnh mẽ của quân Nhật đẩy lùi. Phải đến ngày 12 tháng 4, quân Mỹ mới chiếm được đỉnh núi với cái giá phải trả 451 người chết trong khi lữ đoàn 63 Nhật mất 5.750 người. Trong khi đó, sư đoàn 7 ở phía Đông tiến rất chậm chạp vì địa hình hiểm trở và sức kháng cự mạnh của quân Nhật. Lực lượng dự phòng của tập đoàn quân số 10, sư đoàn lính thủy đánh bộ số 2 rời Saipan ngày 11 tháng 4 dự tính đổ bộ lên đảo vào tháng 7 nhưng cuộc đổ bộ này đã không bao giờ diễn ra.

Đến thời điểm này, một số chỉ huy Nhật hiếu chiến muốn tổ chức phản công. Nhưng đại tá Hiromichi Yahara đã từ chối ý kiến của họ và chỉ ra rằng nếu cuộc phản công có thành công trên các đỉnh núi thì quân Nhật sẽ vẫn bị nghiền nát ở đồng bằng bởi hỏa lực Mỹ. Tuy nhiên khi quân Mỹ ngày càng sa lầy trước phòng tuyến Shuri, tướng Ushijima đã đưa ra kế hoạch phản công : trung đoàn bộ binh 22 (thuộc sư đoàn 24) sẽ di chuyển về phía Bắc từ bán đảo Okoru tấn công quân Mĩ đang ở phía đông phòng tuyến của lữ đoàn 63. Phần còn lại của lữ đoàn 63 sẽ phối hợp cùng tiểu đoàn bộ binh 272 (thuộc sư đoàn 62) tấn công từ phía tây. Cuộc phản công đã bắt đầu vào lúc 19.00 ngày 12 tháng 4 sau 30 phút dọn bãi bằng pháo binh. Tuy nhiên do phối hợp tác chiến không đồng bộ cộng với hỏa lực quá lớn từ quân Mỹ nên cuộc phản công đã không thu được nhiều kết quả. Trung đoàn 22 Nhật do không quen với địa hình nên cuộc tấn công nên đã phải rút lui. Trong khi đó tiểu đoàn 272 Nhật lại gây ra cho sư đoàn 96 Mỹ nhiều khó khăn. Cuộc phản công của người Nhật tiếp tục diễn ra trong hai ngày 13 và 14 tháng 4 đã ngăn cản được bước tiến của quân Mỹ nhưng đồng thời khiến cho hàng nghìn lính Nhật chết trận. Nhiều chỉ huy Nhật đã phải ra lệnh cho quân lính mình rút lui và nhiều lính Nhật đứng tần ngần vì trước giờ chưa bao giờ nghe lệnh trên.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5b/OkinawaMarinesDeadJapanese.jpg/311px-OkinawaMarinesDeadJapanese.jpg
Lính thủy đánh bộ Mỹ hành quân qua một ngôi làng nhỏ đổ nát với xác lính Nhật trên đường

Trong lúc giao tranh ác liệt đang bắt đầu tại phòng tuyến Shuri, Bộ tư lệnh tối cao Nhật quyết định mở cuộc tấn công mới vào hạm đội Đồng minh ngoài khơi Okinawa. 7 giờ 30 phút sáng ngày 13 tháng 4 khi các loa phóng thanh của quân đội Mỹ đồng loạt báo tin tổng thống Franklin D. Roosevelt đã từ trần chiều hôm qua thì cũng là lúc 185 máy bay Thần Phong, được 150 chiến đấu cơ Zero và 45 máy bay phóng ngư lôi yểm trợ tấn công hải quân Mĩ ngoài khơi Okinawa. Đây cũng là lần đầu tiên bom bay cảm tử OKA của Nhật xuất trận. Một bom bay đánh trúng khu trục hạm Mannert L. Abele làm chiếc này bị nổ tung, cắt làm hai và chìm. Các Kamikaze còn đánh chìm 1 tàu LST, làm hư hại nặng 1 thiết giáp hạm, 3 khu trục hạm và 8 hạm tàu khác. Tối hôm ấy, loa phát thanh Nhật đã kêu gọi:

"Quân đội Thiên hoàng chia buồn cùng quân Mỹ về cái chết của Tổng thống Roosevelt. Cái chết của ông ấy mở màn tấn thảm kịch của Mỹ và tấn thảm kịch ấy xảy ra ở đây, ngay đối với bản thân các người. Lực lượng đặc biệt của Nhật Bản sẽ liên tục đánh chìm tàu bè của các người. Các người sẽ làm bạn với cây cỏ của đảo này".

Chiến sự phía bắc Okinawa

Trong khi ở phía nam quân Mỹ dần bị sa lầy thì ở phía bắc họ lại tiến lên dễ dàng. Sư đoàn lính thủy đánh bộ 6 tiến đến eo đất Ishikawa, một khu vực rừng núi với lực lượng phòng thủ của Nhật chỉ có hai tiểu đoàn đóng tại đỉnh núi Yae-Take cao 400m trên bán đảo Motobu. Địa hình rừng núi hiểm trở đã khiến cho việc sử dụng xe thiết giáp là không khả thi. Lính thủy đánh bộ Mỹ bắt đầu tấn công vào ngày 14 tháng 4 và trận đánh tại đây đã kéo dài 4 ngày cho đến khi lính thủy đánh bộ Mỹ chiếm được bán đảo ngày 18 tháng 4. Quân Mỹ đã đếm được xác 700 lính Nhật, trong khi số lính Nhật còn lại chạy về phía nam hoặc tiếp tục lẩn trốn trong rừng núi thực hiện chiến tranh du kích. Nhiều cư dân Okinawa do ảnh hưởng của bộ máy tuyên truyền Nhật Bản cũng đã tham gia chiến đấu cùng lính Nhật và phá hoại các cơ sở của quân Mỹ. Cuối cùng, sư đoàn bộ binh 27 Mĩ đã đến thay sư đoàn lính thủy đánh bộ 6 tiếp tục chiến đấu ở bắc đảo ngày 4 tháng 5. Tổng cộng, sư đoàn 6 lính thủy đánh bộ thương vong 1.837 người. Sư đoàn 27 tiếp tục tiêu diệt các ổ kháng cự của quân Nhật trong tháng 5 và đầu tháng 6 trước khi tuyên bố khu vực này an toàn vào ngày 4 tháng 8.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/ea/Invasion_of_Ie_Shima.jpg
Lính Mĩ đổ bộ lên Ie Shima

Bên ngoài bán đảo Motobu về phía tây là hòn đảo Ie Shima dài 7km, rộng 1km và trên đó có 1 sân bay. Ngày 16 tháng 4, sư đoàn 77 bộ binh Mỹ đã đổ bộ lên đây. Tại đây họ phải đối đầu với một sự kháng cự mãnh liệt từ những cuộc tấn công của máy bay Thần phong và cả những người phụ nữ người Nhật được trang bị vũ khí. Phải đến 3 ngày sau, ngày 21 tháng 4, chiến sự tại Ie Shima mới chấm dứt và hòn đảo trở thành một căn cứ không quân mới chống lại người Nhật. 4.700 lính Nhật tử trận trong đó có 1.500 dân quân, khoảng 1/3 dân cư trên đảo chết. Thương vong của lính Mỹ là 1.118 người (218 người chết). Ernie Pyle, một phóng viên chiến tranh nổi tiếng đã bị giết bởi đạn súng máy vào ngày 18 tháng 4. Sư đoàn bộ binh 77 đã dựng bia kỉ niệm cho anh tại nghĩa trang của sư đoàn. Từ ngày 25 đến 28 tháng 4, sư đoàn 77 được đưa đến Okinawa. Cư dân trên đảo Ie Shima được đưa ra khỏi đảo để không cản trở công việc xây sân bay. Sau chiến tranh họ được đưa trở về.

Quân Mỹ đánh chiếm phòng tuyến Shuri

Sau hai tuần giao tranh, quân đoàn 32 Nhật thiệt hại 7.000 người nhưng phòng tuyến dãy đồi Shuri vẫn được giữ vững. Từ ngày 14 tháng 4 người Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc tấn công vào phòng tuyến Shuri, nơi có 65.000 quân Nhật đang trú phòng. Sư đoàn 62 Nhật giữ việc phòng thủ trên toàn phòng tuyến, lữ đoàn 64 đào hào quanh khu vực trung tâm và phía tây còn lữ đoàn 63 đồn trú ở phía đông, chủ yếu quanh Urasoe-Mura và Tanabaru. Trung tướng John Hodge, tư lệnh quân đoàn XXIV dự đoán cuộc chiến sẽ ác liệt và quân Mỹ phải tiến từng bước một.

Sư đoàn 27 thực hiện cuộc tấn công sơ bộ vào đêm ngày 18 tháng 4, bí mật xây một chiếc cầu băng ngang vịnh Machinato nối liên Uchitomari và Machinato tại bờ biển phía tây. Cuộc tấn công chính thức bắt đầu lúc 06.40 ngày 19 tháng 4 (tài liệu khác ghi là 5:40 ngày 20 tháng 4) bằng hỏa lực từ hải pháo từ các chiến hạm Mỹ và 27 tiểu đoàn pháo binh. Ngoài ra người Mỹ còn sử dụng cả không quân yểm trợ. Trong cuộc bắn pháo chuẩn bị này, quân Mỹ đã bắn tổng cộng 19.000 đạn trái phá. Sau đó, sư đoàn 7 tấn công ở mặt đông, sư đoàn 96 ở phần giữa và sư đoàn 27 tấn công vùng núi yên ngựa ở phía tây phòng tuyến Nhật.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/72/Corsair_fighter_firing_on_Okinawa.jpg/196px-Corsair_fighter_firing_on_Okinawa.jpg
Một máy bay F4U Corsair đang phóng tên lửa yểm trợ quân Mĩ tại Okinawa

Mặc dù bị pháo kích mãnh liệt nhưng quân Nhật vẫn không thiệt hại bao nhiêu và ra sức chống cự quyết liệt. Sư đoàn 7 nhắm thẳng mục tiêu là đỉnh Skyline án ngữ phía đông phòng tuyến nhưng tiến lên không được bao nhiêu. Sư đoàn 96 cũng không khá hơn trong cuộc tấn công vào giữa 2 đỉnh núi Tombstone và Nishibaru. Sư đoàn 27 đạt được một số thành công tại Urasoe-Mura nhưng thất bại trong cuộc tấn công lên đỉnh Kakazu khiến cho tiểu đoàn tăng 93 mất 22 xe tăng. Suốt bốn ngày chiến đấu ác liệt, quân Mỹ không tiến được bao nhiêu, nơi sâu nhất chỉ 900 m. Tổng cộng quân đoàn XXIV tổn thất 720 người.

Tuần lễ tiếp theo tiếp tục chứng kiến các nỗ lực tấn công của 3 sư đoàn Mĩ nhưng không một đơn vị nào tiến sâu được hơn 1,188 km. Tuy nhiên các đỉnh núi Kakazu, Nishibaru và Tanabaru cuối cùng cũng đã bị người Mĩ chiếm nhưng trung đoàn bộ binh 22 Nhật vẫn tiếp tục cầm chân sư đoàn 7 Mỹ ở phía đông. Quân Mỹ đã cho tập hợp toàn bộ các lực lượng dự phòng để thành lập Lực lượng Đặc nhiệm Bradford, phối hợp cùng xe thiết giáp tấn công vào ổ kháng cự còn sót lại lại Kakazu vào ngày 24 tháng 4 nhưng khi đến nơi họ mới phát hiện quân Nhật đã bỏ đi. Ngày 27 tháng 4, người Mĩ chiếm được dãy núi yên ngựa Maeda nhưng triền phía đông vẫn còn do quân Nhật chiếm giữ. Quân Nhật thuộc sư đoàn 24 liền cho phản công. Nhiệm vụ chiếm lại đỉnh đồi được giao cho tiểu đoàn 7 bao gồm các học sinh trung học địa phương tình nguyện, do một đại úy mới 22 tuổi tên là Tsune Shimura chỉ huy. Hết đợt này đến đợt nọ, họ leo lên đồi dưới làn mưa đạn và cuối cùng chiếm lại được dãy đồi Maeda. 600 người đi, kiểm tra lại chỉ còn 450 người.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3d/Okinawa_flamethrower.jpg
Lính Mĩ sử dụng súng phun lửa tại Okinawa để tiêu diệt quân Nhật trong các hang động

Trong những ngày cuối cùng của tháng tư, các sư đoàn Mỹ chỉ đạt được một ít thành công. Sư đoàn 7 tiến đến đỉnh Kochi nhưng lần nữa bị trung đoàn 22 Nhật đẩy lùi. Sư đoàn 96 tiến lên chậm chạp trước sức kháng cự của trung đoàn 32 Nhật tại Urasoe-Mura. Đến thời điểm này cả 3 sư đoàn này đều đã kiệt sức và mất dần khả năng chiến đấu. Có ý kiến cho rằng nên để sư đoàn 77 đổ bộ lên bờ biển tây nam Minatogawa để kéo các lực lượng Nhật ra khỏi phòng tuyến Shuri nhưng tướng Simon Bolivar Buckner đã từ chối ý kiến trên vì ông cho rằng quá mạo hiểm nếu để một sư đoàn nằm sâu sau phòng tuyến địch, điều này dẫn đến khó khăn về hậu cần cũng như cần có tàu chiến yểm trợ. Sau cùng, sư đoàn 1 lính thủy đánh bộ đã được đưa đến thay thế sư đoàn 27 ở phía tây chiến tuyến. Sư đoàn này đã chết 2.700 người cùng với số bị thương và mất tích quá lớn khiến nó không còn khả năng chiến đấu. Sư đoàn 77 cũng đến thay thế sư đoàn 7. Những nỗ lực tiến công của người Mĩ kéo dài đến ngày 3 tháng 5 thì tạm dừng khi quân Nhật bắt đầu cuộc phản công lớn của họ tại Okinawa.

Cuộc phản công của người Nhật

Sau một tháng chiến đấu, ngày 1 tháng 5, một cuộc họp quan trọng của quân Nhật tại Okinawa được triệu tập trong hang động dưới chân lâu đài Shuri. Trong cuộc họp có mặt tư lệnh Mitsuru Ushijima, Tham mưu trưởng là thiếu tá Isamu Cho, trưởng phòng tác chiến đại tá Hiromichi Yahara và các đơn vị trưởng từ cấp lữ đoàn trở lên. Trong cuộc họp này đã diễn ra cuộc tranh cãi gay gắt. Tướng tư lệnh Ujima quyết giữ vững lập trường không tổ chức phản công quyết tử và kéo dài cuộc kháng cự. Ý kiến này của ông đã được đại tá Yahara ủng hộ. Tuy nhiên tướng Cho và một số chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn hiếu chiến khác lại nhất quyết đòi mở một cuộc phản công. Cuối cùng hai bên đi đến một thỏa hiệp là sẽ tổng tiến công nhưng phải đợi 2 ngày nữa mới có thời gian lập kế hoạch.

Theo kế hoạch phản công vạch ra, quân Nhật sẽ cho tiến công cùng lúc với các máy bay xuất phát từ Nhật tấn công hạm đội Mỹ và yểm trợ cho bộ binh. Cuộc tấn công sẽ diễn ra theo 2 cánh : cánh phía đông là hai trung đoàn bộ binh còn cánh phía tây là lữ đoàn hỗn hợp số 44. Toàn bộ xe tăng và pháo binh của quân đoàn sẽ yểm trợ cho hai cánh quân đó. Mỗi cách lại có một phân đội đổ bộ ở phía sau lưng quân Mỹ để quấy rối. Còn một trung đoàn nữa sẽ băng qua dãy Maeda tiến tới những cao điểm giữa phòng tuyến Mỹ.

Chiều ngày 3 tháng 5, pháo binh Nhật bắt đầu nã đạn vào quân Mĩ trong khi ở ngoài khơi các máy bay Thần Phong bắt đầu tấn công các tàu chiến Mỹ. Khu trục hạm Little, tàu đổ bộ USS LSM-195 phát nổ và chìm ngay, 5 tàu khác bốc cháy. Vào giữa khuya đến lượt 60 máy bay Nhật đến bỏ bom quân Mỹ trong lúc hai đoàn thuyền nhỏ chở quân Nhật luồn lách đổ quân sau lưng phòng tuyến Mỹ. Phân đội đổ bộ ở phòng tuyến phía đông gồm khoảng 100 người đang di chuyển trên thuyền thì bị tàu Mỹ đánh đắm và chết chìm gần hết. Phần đội đổ bộ ở phía tây lên bờ ngay nơi trú phòng của đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ. Vì có người hô “Banzai” (Vạn tuế) quá sớm nên chưa kịp xung phong đã bị người Mỹ phát hiện và tiêu diệt. Tổng số 88 người không còn ai sống sót.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/cc/Mitsuru_Ushijima.jpg/443px-Mitsuru_Ushijima.jpg
Tướng tư lệnh Mitsuru Ushijima

4 giờ sáng ngày 4 tháng 5, cuộc tấn công chính bắt đầu. Cánh quân phía tây tiến đánh phía bên phải phòng tuyến quân Mỹ. 2.000 quân thuộc lữ đoàn hỗn hợp số 44 xung phong băng ngang qua một vùng đất trống, bị pháo binh và đạn súng cối Mỹ đập tan nát nên không chiếm được mục tiêu đã định. Ở cánh phía đông, hai trung đoàn bộ binh Nhật có xe tăng yểm trợ thọc sâu vào phòng tuyến Mỹ. Pháo binh Mỹ bắn đạn bọc thép phá hủy phần lớn số xe tăng ấy. Mặc dù chỉ còn 9 xe tăng, đại úy Ito và 600 quân phối hợp cùng xe tăng vẫn đến được làng Tanabaru. Trung đoàn tiến qua dãy Maeda cũng bị chặn đánh quyết liệt, không tới được mục tiêu.

Đến trưa ngày 5 tháng 5, tin tức các nơi bay về cho chỉ huy sở báo cáo quân Nhật thảm bại ở nhiều nơi nên tướng Ushijima ra lệnh rút quân. Trong cuộc phản công này, người Nhật đã tận dụng mọi khả năng vẫn không thắng nổi quân đoàn XXIV của tướng Hodge. Cuộc phản công thất bại làm quân Nhật tổn thất nặng. Khoảng 60.000 lính Nhật đã bị loại khỏi vòng chiến kể từ khi trận đánh bắt đầu khiến quân Nhật không còn đủ sức giữ phòng tuyến nữa. Tuy nhiên quân Mỹ cũng bị thiệt hại nặng nề, như tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn bộ binh số 307 mất hơn một nửa quân số trong tám ngày và chỉ trong hai ngày mất 8 đại đội trưởng. Dãy Maeda giờ đây đã trở về tay người Mĩ.

Quân Nhật sau khi phản công thất bại đã cho củng cố lại phòng tuyến và đưa thêm lính nghĩa vụ từ các vùng lân cận để bổ sung quân số, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu đến cùng với người Mỹ. Sư đoàn 62, giờ chỉ còn 1/3 quân số, phòng thủ phía tây phòng tuyến còn sư đoàn 24 (còn khoảng 2/3 quân số) phòng thủ các vị trí còn lại. Lữ đoàn hỗn hợp 44 (còn 4/5 quân số) sẽ yểm trợ cho sư đoàn 62.

Kasumi
10-12-2011, 04:35 AM
Phòng tuyến Shuri sụp đổ

Quân đoàn Đổ bộ III nắm lại quyền chỉ huy sư đoàn lính thủy đánh bộ 1 vào ngày 7 tháng 5. Ngày 8 tháng 5, ngày Đức Quốc xã chính thức đầu hàng Đồng Minh ở Châu Âu, sư đoàn 96 được đưa đến thay thế sư đoàn 7. Tin Đức thua trận ở Châu Âu đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quân Mỹ ở đây. Ngày 11 tháng 5, Tập đoàn quân số 10 bắt đầu lại cuộc đột phá phòng tuyến Nhật bằng quân đoàn Đổ bộ III (gồm 2 sư đoàn lính thủy đánh bộ 1 và 6) ở phía tây và quân đoàn XXIV (gồm 2 sư đoàn bộ binh 77 và 96) ở phía đông. Mỗi sư đoàn đều có mục tiêu riêng. Sư đoàn 96 sẽ tấn công đồi Conical (đồi Hình nón), sư đoàn 77 là lâu đài Shuri, sư đoàn 1 lính thủy đánh bộ là Dakeshi-Wana-Wana, hệ thống phòng thủ liên hợp của phòng tuyến Shuri và cuối cùng sư đoàn 6 lính thủy đánh bộ là đồi Sugar Loaf. Nhiệm vụ chiếm đồi Sugar Loaf được xem là khó khăn nhất. Ngọn đồi cao khoảng 15m (50 feet) với lực lượng quân Nhật phòng thủ tại đây gồm 5 tiểu đoàn, trung đoàn hỗn hợp 15 và lữ đoàn hỗn hợp 44, 1 khẩu đội pháo phòng không 75mm.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/14/Americans_on_Okinawa_hear_of_victory_in_Europe.jpg/220px-Americans_on_Okinawa_hear_of_victory_in_Europe.jpg
Lính Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh 77 đang lắng nghe tin Đức Quốc xã đầu hàng Đồng Minh ở Châu Âu vào ngày 8 tháng 5, 1945

Quân Mỹ tiến lên chậm nhưng vững chắc, mặc dù vậy hai sư đoàn ở trung tâm đã không thành công như hai sư đoàn ở hai cánh. Sư đoàn lính thủy đánh bộ 6 sau đó đã gặp phải thử thách lớn là hệ thống phòng thủ của quân Nhật trên đồi Sugar Loaf trong khi các sư đoàn còn lại cũng lao vào các trận đánh trên các đồi và đỉnh núi, nơi quân Nhật đồn trú kiên cường chống trả. Hai trung đoàn 22 và 29 của sư đoàn lính thủy đánh bộ 6 đã tiến đến vị trí phòng thủ chính của đồi vào ngày 14 tháng 5 sau khi vượt sông Ada. Cuộc tấn công đầu đã bị đẩy lùi dù có xe tăng yểm trợ. Cuộc tấn công thứ hai do thiếu tá Courtney chỉ huy và có sự yểm trợ của pháo binh cũng thất bại khi lính thủy đánh bộ quyết định rút lui. Đồi Sugar Loaf tiếp tục đứng vững trước các đợt tấn công cho đến tận ngày 18 tháng 5. Trong ngày này, lính thủy đánh bộ đã quyết định chiếm ngọn đồi bằng cách đưa ba xe tăng vào vị trí mà từ đó có thể khai hỏa vào quân Nhật khi họ xuất hiện từ các hang động để chiếm các vị trí phòng thủ trên đỉnh đồi. Xe tăng đã tiêu diệt hết những lính Nhật xuất hiện tạo điều kiện cho lính thủy đánh bộ chiếm được đỉnh đồi và sau đó tràn xuống đánh chiếm các vị trí khác. Tuy nhiên phải đợi đến 4 ngày sau lính thủy đánh bộ mới quét sạch được lính Nhật trong khu vực. Sư đoàn 6 lính thủy đánh bộ sau trận đánh tại đồi Sugar Loaf đã phải chịu thương vong 2.662 người cùng với 1.289 người khác ở trong tình trạng kiệt quệ. Mục tiêu tiếp theo của họ là Naha, thành phố thủ phủ của Okinawa.

Sư đoàn lính thủy đánh bộ 1 cũng hoàn thành được mục tiêu đã định là Dakeshi-Wana vào ngày 14 tháng 5 và tiến sát đến phòng tuyến Shuri. Còn sư đoàn bộ binh 77 cũng chiếm được hệ thống phòng thủ Chocolate Drop – đồi Wart Hill – đồi Flattop nằm ở trung tâm đảo sau nhiều ngày giao tranh ác liệt với quân Nhật được trang bị súng máy, súng cối và pháo chống tăng 47mm. Nhiều đại đội của sư đoàn này đã mất đến 85 % quân số. Mục tiêu tiếp theo của sư đoàn này là đỉnh Ishimmi, vị trí phòng thủ nằm trên con đường trực tiếp vào Shuri.

Trong khi đó, ngày 13 tháng 5, sư đoàn bộ binh 96 và tiểu đoàn tăng 763 đã chiếm được đồi Conical (đồi Hình nón). Ngọn đồi cao 145 m (476 feet) với 1000 quân Nhật trú phòng này là vị trí quan trọng ở phía đông phòng tuyến Shuri. Ngày 19 tháng 5, sư đoàn bộ binh 7, từng được binh đoàn 96 thay thế bây giờ trở lại nhiệm vụ và mục tiêu của họ là Yonabaru. Thị trấn này nhanh chóng bị chiếm trước sự ngạc nhiên của quân Nhật. Kế hoạch tiếp theo của người Mĩ là bao vây và ngăn không cho quân Nhật ở phòng tuyến Shuri rút quân. Đến ngày 21 tháng 5, thành phố Shuri đã bị vây từ ba phía tuy nhiên những trận mưa như trút nước đã cản bước tiến quân Mỹ.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/12/SUGAR_LOAF_HILL_1945.jpg/220px-SUGAR_LOAF_HILL_1945.jpg
Đồi Sugar Loaf vào năm 1945

Lợi dụng thời cơ này, tướng tư lệnh Ushijima ra lệnh cho rút dần quân ra khỏi phòng tuyến Shuri. Ông đã nhận được tin từ trung tướng Miyazaki Suichi thuộc Bộ tổng tư lệnh Lục quân tại Tokyo rằng cơ hội nhận thêm được quân và đồ tiếp viện từ Nhật Bản đến Okinawa là rất khó. Ushijima bây giờ có 3 lựa chọn: 1 là tập trung toàn bộ quân lực giữ phòng tuyến Shuri cho đến người cuối cùng, 2 là rút lui về bán đảo Chinen và 3 là rút lui về bán đảo Kiyan. Nhận thấy rằng phòng tuyến Shuri đã sắp sụp đổ, tướng Ushijima bỏ qua lựa chọn thứ nhất để bảo toàn lực lượng kéo dài thời gian trận đánh. Lựa chọn thứ 2 cũng không được vì bán đảo Chinen đã không được chuẩn bị cho công cuộc phòng thủ. Cuối cùng, ông chọn rút lui về bán đảo Kiyan, nơi mà sư đoàn 24 đã có sự chuẩn bị cần thiết, đồng thời một lượng lớn hàng dự trữ và kho đạn ở đây đủ sức cho quân Nhật chiến đấu đến cùng. Dưới những cơn mưa tầm tã, quân Nhật cho tổ chức rút lui. Sư đoàn 62 rút vào ngày 25 tháng 5 và tổ chức tấn công một số đơn vị của quân đoàn XXIV để khiến cho người Mỹ tưởng rằng quân Nhật đang có ý định tổ chức phản công để giữ phòng tuyến Shuri bằng mọi giá. Sau đó, sư đoàn này thành lập một phòng tuyến mới phía sau phòng tuyến Shuri và tại đây họ đã bị quân Mỹ tấn công từ ngày 30 tháng 5 đến 4 tháng 6. Sư đoàn 24 rút vào ngày 29 tháng 5 và thành lập 1 phòng tuyến mới phía nam Itoman tại bờ biển phía tây còn lữ đoàn hỗn hợp 44 lại thành lập phòng tuyến ở bờ biển phía đông. Đêm ngày 26 tháng 5, bộ tư lệnh của tướng Ushijima cũng rời khỏi hang động dưới chân lâu đài Shuri. Như vậy, mặc dù quân Nhật tại thành phố Shuri còn chiến đấu thêm 1 tuần và ở sân bay Naha thêm 2 tuần nữa, phòng tuyến Shuri xem như đã sụp đổ.

Chiến công của các Thần phong

Ngày 25 tháng 5, phối hợp với cuộc rút quân ở phòng tuyến Shuri, người Nhật đã cho xuất kích đợt tấn công thứ 7 của các máy bay Thần phong (Kamikaze). Chiến thuật Kamikaze ra đời từ trận hải chiến vịnh Leyte nhưng khi đến trận Okinawa nó đã trở thành quốc sách và là một phần của chiến lược, chiến thuật trong trận đánh. Trong ngày này, suốt 12 giờ liền, 176 máy bay Thần phong chia làm nhiều đợt từ Nhật Bản bay đến Okinawa lao mình xuống hạm đội Mỹ. USS LSM-135 chìm, 4 chiến hạm khác bị cháy và hư hại nặng. Chuẩn đô đốc C.R.Brown có mặt trong hạm đội Mỹ tại Okinawa đã viết như sau :


Thật là một cảnh tượng kì lạ đối với triết lí phương Tây chúng ta khi chứng kiến một chiếc máy bay Kamikaze lao thẳng vào ta. Có những pháo thủ đầy kinh nghiệm, nhưng khi thấy một Kamikaze lao vào tàu họ tự nhiên miệng há hốc ra, tay quên xiết cò. Tựa như là anh ta bị lôi cuốn bởi trò chơi quái ác đó. Thực tình mà nói, người trên tàu, mục tiêu của Kamikaze, lúc ấy không còn nghĩ đến mình nữa mà lại nghĩ lo cho người đang ngồi trên máy bay kia.


—Chuẩn đô đốc C.R. Brown

Cùng ngày hôm đó, 5 chiếc máy bay hai động cơ từ Nhật bay đến đã xuyên qua hệ thống phòng không, len lỏi vào không phận sân bay Youtan ở giữa đảo. Bốn chiếc bị bắn rơi, một chiếc từ từ hạ cánh xuống đường băng. Máy bay vừa dừng lại thì lực lượng cảm tử quân Nhật ùa ra chạy đến bãi đậu máy bay và bồn chứa nguyên liệu của Mỹ. Họ dùng bộc phá, lựu đạn và tiểu liên phá hủy 7 máy bay Mỹ, làm hư hại 26 chiếc khác và làm cháy 2 bồn chứa 70.000 gallon xăng máy bay.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b6/USS_Bunker_Hill_hit_by_two_Kamikazes.jpg/220px-USS_Bunker_Hill_hit_by_two_Kamikazes.jpg
USS Bunker Hill đang bốc cháy sau khi bị hai Kamikaze tấn công trong vòng 30 giây

Trong khi các máy bay Thần phong đang tấn công hạm đội Đồng minh ngoài khơi, hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoàng gia Anh đã thực hiện thành công nhiệm vụ vô hiệu hóa các sân bay của người Nhật tại quần đảo Sakishima từ ngày 26 tháng 3 đến 10 tháng 4. Từ ngày 10 tháng 4, hạm đội này chuyển sang nhiệm vụ mới là các sân bay phía bắc đảo Đài Loan và trở về vịnh San Pedro ngày 23 tháng 4. Đến ngày 1 tháng 5, hạm đội này trở lại nhiệm vụ đánh phá các sân bay như trước kia, lần này là bằng hải pháo và máy bay. Nhiều cuộc tấn công Kamikaze đã gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho hạm đội nhưng kể từ khi người Anh sử dụng sàn bay bọc thép trên các hàng không mẫu hạm thì những cuộc tấn công này chỉ còn gây ra một ít khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch đã định.

Trong 3 tháng trận Okinawa, các máy bay Thần phong Nhật Bản đã xuất kích 1900 phi vụ. Các chiến đấu cơ Mỹ phối hợp với mạng lưới phòng không dày đặc đã bắn rơi gần 90% số máy bay Thần phong trước khi số máy bay này lao đầu xuống mục tiêu. Tuy vậy, mặc dù tỉ lệ thành công thấp, lực lượng Thần phong phối hợp với các chiến đấu cơ và oanh tạc cơ khác cũng đã gây thiệt hại nặng hạm đội Đồng Minh tại Okinawa. Kể từ ngày 6 tháng 4 cho đến ngày trận đánh kết thúc, 30 hạm tàu các lại của hải quân Mĩ đã bị đánh chìm (trong đó có 12 khu trục hạm), 223 hạm tàu khác bị trọng thương (trong đó có 19 thiết giáp hạm, 8 hàng không mẫu hạm bao gồm 3 chiếc của hải quân Anh, 2 hàng không mẫu hạm nhẹ, 2 hàng không mẫu hạm hộ tống). Trong số các hàng không mẫu hạm bị thương nặng nhất có các chiếc Franklin và Bunker Hill của hải quân Mĩ, Victorious và Indefatigable của hải quân Hoàng gia Anh. Số binh lính và sĩ quan Đồng minh tử trận lên đến 4.907 người và 4.824 người khác bị thương. Số tổn thất nhân mạng của hải quân Mỹ (không kể lính thủy đánh bộ) ở Okinawa chiếm tổng số 1/7 tổng số thiệt hại từ đầu chiến tranh lúc đó. Do phải chịu thiệt hại nặng nề nên hạm đội 5 Hải quân Mỹ của đô đốc Raymond Spruance đã phải rời khỏi chiến trường và thay thế bằng hạm đội 3 của đô đốc William Halsey.

Để đạt được những kết quả trên, Nhật Bản đã mất 4.000 máy bay các loại (đa số là các máy bay Thần phong) cùng với số phi công tương đương. Tuy nhiên, chiến công của các Thần phong tuy lớn nhưng cũng không thể giúp người Nhật xoay chuyển tình thế ở Okinawa cũng như toàn bộ cuộc chiến.

Trận đánh kết thúc

Sau khi phòng tuyến Shuri sụp đổ, tướng Mitsuru Ushijima ra lệnh lui về phía nam 15 km, đến một dãy núi cao thẳng đứng xuống biển. Đây là tuyến phòng thủ cuối cùng của quân Nhật, đằng sau họ là biển Đông Hải.

Ngày 29 tháng 5, trung đoàn 22 lính thủy đánh bộ chiếm Naha. Trong khi đó tại lâu đài Shuri, người Nhật chỉ để lại khoảng 200 quân, phần lớn là những thương binh và một lượng lớn cư dân trên đảo Okinawa. Lâu đài Shuri đã bị thiết giáp hạm USS Mississippi bắn phá trong suốt 3 ngày và thuỷ quân lục chến Hoa Kỳ đã dễ dàng chiếm được lâu đài. Thiếu tướng Pedro del Valle, chỉ huy sư đoàn lính thủy đánh bộ số 1 đã đưa tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 5 đến chiếm lâu đài mặc dù lâu đài nằm ngoài khu vực hoạt động của lính thủy đánh bộ (thuộc khu vực sư đoàn bộ binh 77). Del Valle sau đó được trao tặng Huân chương Chiến công Xuất sắc Hải quân.

Ngày 1 tháng 6, quân Mỹ tiến gần đến thành lũy cuối cùng của quân Nhật. Họ bắt đầu tấn công vị trí yếu nhất của hệ thống phòng thủ Nhật là là một trái núi đầy hang động thuộc căn cứ hải quân Okinawa trên bán đảo Oroku nơi có 2.000 lính hải quân đang đóng giữ. Ngày 11 tháng 6, sư đoàn 6 lính thủy đánh bộ đã bao vây toàn bộ quân Nhật tại đây. Thiếu tướng Minoru Ota, sĩ quan cao cấp nhất ở đây đã gửi điện tín vĩnh biệt đến Sở chỉ huy Quân đoàn 32 Nhật vào lúc 16 giờ ngày 12 tháng 6. Ngày 13 tháng 6, Ota đã cùng 6 sĩ quan tham mưu tại đây tự sát kiểu “Harakiri”.

Ngày 14 tháng 6, quân Mỹ đã chiếm được nơi này sau khi chịu thương vong 1.700 người còn phía Nhật chết hết. Thi hài của Ota cùng 6 sĩ quan khác cũng được tìm thấy. Ota sau đó được truy phong quân hàm chuẩn đô đốc.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f4/Last_picture_of_LtGen._Buckner_at_Okinawa.jpg/320px-Last_picture_of_LtGen._Buckner_at_Okinawa.jpg
Bức ảnh cuối cùng của thiếu tướng Simon Bolivar Buckner, Jr.

Ngày 4 tháng 6, quân đoàn 32 Nhật Bản chỉ còn khoảng 30.000 người trong tình trạng thiếu hụt vũ khí (phần lớn vũ khí hạng nặng và cả vũ khí cá nhân đã bị mất trong cuộc rút quân), trong đó có 20% là những cựu binh. Chiều ngày 15 tháng 6, trong một hang động lớn, đại tá Kanayama, trung đoàn trưởng trung đoàn 27 bộ binh tập hợp 102 người còn lại của trung đoàn. Ông ta làm lễ đốt quân kì trung đoàn và nói:

"Trong ba tháng vừa qua, anh em đã cùng tôi chiến đấu. Lòng dũng cảm, chí hi sinh, sức chịu đựng của anh em, lịch sử sẽ khắc sâu. Nay tôi nói lời cám ơn anh em đã phục vụ quên mình. Giờ đây, tôi tuyên bố giải thể trung đoàn. Từ nay trở đi, anh em không còn bị ràng buộc, tôi lãnh trách nhiệm về việc này. Riêng tôi, tôi sẽ vĩnh viễn ở lại đây. Nhưng tôi cấm anh em theo tôi. Ra lệnh cho anh em phải sống để kể lại cho hậu thế biết quân đội Nhật Bản đã anh dũng chiến đấu như thế nào ở Okinawa."

Đoạn ông ta rút gươm mổ bụng tự sát. Đại úy Sato chặt đứt đầu đại tá Kanayama theo đúng nghi thức rồi hô to Tennōheika banzai! (Thiên Hoàng vạn tuế) rồi chĩa súng lục vào đầu bóp cò tự sát. Ngày 18 tháng 6, bốn ngày trước khi trận đánh kết thúc, tướng Simon Bolivar Buckner, tư lệnh quân Mỹ tại Okinawa đang trên đường hành quân thì bị quân Nhật phục kích bằng súng cối. Đạn nổ văng mảnh vào người làm ông chết trước giờ thắng lợi cuối cùng. Buckner là sĩ quan quân đội Mỹ có quân hàm cao nhất chết trong khi chiến đấu trong Thế chiến thứ hai. Ngày hôm sau, đến lượt tướng Claudius M. Easley cũng bị giết chết bởi đạn súng máy. 17 giờ ngày 21 tháng 6, Okinawa được người Mỹ tuyên bố an toàn mặc dù một số nơi quân Nhật vẫn còn đang chiến đấu, trong đó có thị trưởng tương lai của Okinawa, Masahide Ota.

Cũng trong ngày 21 tháng 6, trong chỉ huy sở của mình tại Mabumi, tướng Ushijima và mọi người đều hớt tóc, cạo râu. Sau đó ông viết thư trình lên Thiên hoàng Hiro Hito báo cáo về tình hình chiến sự tại Okinawa và tạ tội không giữ được đảo. Thư được điện về Bộ tổng tham mưu quân đội Hoàng gia tại Tokyo. Cuối cùng, ông nói với đại tá Yahara:

"Này Yahara, tôi và ông chắc sẽ “Harakiri”. Nhưng tôi ra lệnh cho ông ở lại. Nếu ông chết, sau này còn ai có thẩm quyền để kể lại về trận chiến Okinawa này. Mặc dù sống sau khi thua trận là nhục nhã, nhưng tư lệnh của ông ra lệnh cho ông phải chịu cái nhục này."

Yahara do đó là sĩ quan cao cấp bên phía Nhật sống sót sau trận đánh và về sau ông đã cho xuất bản cuốn sách mang tựa đề Trận đánh vì Okinawa. Chiều ngày 22 tháng 6, tướng Ushijima và tướng Cho quỳ gối hướng về phía Bắc (hướng Hoàng cung) vái ba vái và tiến hành lễ tự sát. Tướng Cho đưa cổ cho đại úy Sakaguchi chém đầu. Tướng Ushijima lấy gươm tự mổ bụng, tiếp theo đó bảy sĩ quan tham mưu cùng tự sát. Ngày 2 tháng 7, trận Okinawa chính thức chấm dứt.

Kết quả

Sau trận đánh kéo dài gần 3 tháng, thắng lợi cuối cùng đã thuộc về người Mĩ. Cả hai phía Nhật và Mĩ đều phải chịu những tổn thất nặng nề. Phía Mĩ chịu thương vong hơn 51.000 người trong đó riêng lính thủy đánh bộ chết và mất tích 2.938 người, 16.017 người bị thương. Lục quân chết và mất tích 4.675 người, bị thương 18.099 người trong khi hải quân sau những cuộc tấn công của các máy bay Thần phong cũng chết 4.907 người và 4.824 người bị thương. Okinawa vì thế là chiến trường tại Thái Bình Dương mà quân Mĩ chịu thương vong nặng nhất, và là trận đánh có số thương vong cao thứ hai trong Thế chiến thứ hai của quân Mĩ, chỉ sau trận Bulge ở Châu Âu. Ngoài ra quân Mĩ còn mất 225 xe tăng, 763 máy bay và 36 tàu bị chìm. Hạm đội Anh (TF 57) có 4 tàu bị thương, mất 98 máy bay với 62 người chết và 82 người bị thương.

Trong khi đó phía Nhật mất hơn 100.000 quân bao gồm lính Nhật và dân quân Okinawa (Boeitai). Con số chính xác rất khó được đưa ra do những khó khăn trong công tác thống kê. Phía Mĩ ước tính đã tiêu diệt được 142.000 lính Nhật nhưng con số này còn cao hơn cả số lính Nhật có tại Okinawa. 7.400 người Nhật đã bị bắt làm tù binh trong đó có 3.400 người là nhân công không có vũ khí. Gần 20.000 lính Nhật ẩn núp trong các hang động và chỉ chịu đầu hàng sau khi chiến tranh kết thúc. Khoảng 10.000 quân Nhật và 8.000 dân quân còn sống sót sau trận đánh. Đây cũng là trận đánh đầu tiên trong Chiến tranh Thái Bình Dương mà số người Nhật bị bắt làm tù binh lên đến con số hàng ngàn.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1a/A_group_of_japanese_prisoners.jpg
Một nhóm tù binh Nhật Bản đang chờ bị thẩm vấn bởi các sĩ quan Mĩ. Okinawa là nơi duy nhất số tù binh Nhật lên đến con số hàng ngàn

Nguyên nhân do phần lớn tù binh Nhật là dân bản địa Okinawa và chỉ bị cưỡng bức vào quân đội thời gian ngắn trước trận đánh nên đã không phải chịu ảnh hưởng của tư tưởng không đầu hàng của quân phiệt Nhật. Quân Nhật còn mất 27 xe tăng, 7.830 máy bay trong đó có khoảng hơn 4.000 máy bay Thần phong, 16 chiến hạm trong đó có siêu thiết giáp hạm Yamato. Hơn 122.000 dân đảo Okinawa chết do đau ốm, do ảnh hưởng chiến tranh và do tự sát (tự nguyện và cả bị cưỡng bức). 90% số công trình xây dựng trên đảo bị tàn phá hoàn toàn. Có thể nói qua những số liệu thống kê trên, trận Okinawa là một chương đẫm máu của cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.

Ý nghĩa

Với việc người Mỹ chiếm được Okinawa, hàng rào phòng thủ cuối cùng vào Nhật Bản đã bị chọc thủng. Giờ đây quân Mỹ đã có một căn cứ hải và không quân quan trọng chỉ cách đảo Kyushu hơn 500 km. Một dự án xây dựng khổng lồ đã được triển khai trên đảo huy động 87.000 công binh để xây dựng 22 sân bay cho Tập đoàn không quân số 8 từ Châu Âu chuyển qua và cho cả lực lượng không quân của lính thủy đánh bộ và hải quân Mỹ. Kể từ đây những cuộc không kích vào lãnh thổ Nhật Bản đã gia tăng cường độ rất nhiều. Một căn cứ hải quân đã được thiết lập tại Baten Ko tại cực nam vịnh Buckner (đổi tên từ Nakagusuku Wan) để kiểm soát các cảng tại Naha, Chimu Wan, Nago Wan và Katchin Hanto. Hai trận bão khủng khiếp vào tháng 9 và tháng 10 đã gây nhiều tàn phá trên đảo khiến cho căn cứ hải quân phải dời về cực đông nam bán đảo Katchin, nơi bây giờ vẫn còn được gọi là Bãi biển Trắng (White Beach). Okinawa đã trở thành nơi lính thủy đánh bộ và lục quân Mỹ chuẩn bị cho chiến dịch Downfall, chiến dịch đổ bộ vào nước Nhật kết thúc chiến tranh.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/33/Cornerstone_of_Peace.jpg
Đài tưởng niệm Cornerstone of Peace với tên của tất cả quân lính và dân thường chết trong trận đánh, cả người Nhật và người nước ngoài

Sự kiện Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki đã khiến cho chiến tranh kết thúc và kế hoạch Downfall đã không bao giờ được thực hiện. Trong Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 53) và Chiến tranh Việt Nam (1965 - 73) sau này, Okinawa đã trở thành một căn cứ quan trọng về hậu cần cho lục quân Mỹ và căn cứ hành quân cho hải quân Mỹ. Trong khi đó, không quân Mỹ lại biến sân bay Kadena thành căn cứ chủ yếu. Đây là nơi xuất phát của các máy bay B29 đi oanh tạc Bắc Triều Tiên hay B52 đi ném bom miền Bắc Việt Nam. Ngày nay, Kadena vẫn là căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ tại Châu Á. Ngoài ra, các máy bay trinh sát của Mỹ xuất phát từ Okinawa còn thực hiện các phi vụ do thám khắp Châu Á.

Okinawa nằm dưới quyền quản lí của chính quyền quân sự Mỹ từ năm 1945 đến năm 1972. Bằng những điều khoản trong hòa ước sau chiến tranh, các chủ đất trên đảo phải cho quân đội Mỹ thuê đất. Từ đầu thập niên 70, học sinh, sinh viên và những người dân tộc cực đoan đã tổ chức biểu tình, phản đối không chỉ cuộc Chiến tranh Việt Nam mà còn cả việc kiểm soát Okinawa của quân đội Mỹ. Họ yêu cầu quân Mỹ rút toàn bộ khỏi đảo mặc dù người Mỹ đem lại 70 % lợi tức cho đảo. Cuối cùng, vào ngày 15 tháng 3 1972, chủ quyền hòn đảo đã chính thức trở về tay Nhật Bản và vịnh Buckner phải đổi trở lại tên cũ là Nakagusuku Wan. Tuy nhiên các căn cứ quân sự của quân Mỹ trên hòn đảo vẫn được giữ nguyên, một số căn cứ được chia sẻ chung với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Tháng 9 năm 1995, sự kiện lính Mỹ cưỡng hiếp một bé gái 12 tuổi đã làm dấy lại phong trào phản đối sự có mặt của quân Mỹ và nhiều chủ đất đã từ chối cho quân Mỹ thuê đất tiếp. Tháng 4 năm 1996, Mỹ đã phải đồng ý trả lại cho Nhật Bản 20 % diện dích đảo mà họ chiếm đóng, vào khoảng 4,900 hectares trong vòng 7 năm.

Ngoài ra, một số sử gia còn cho rằng chính trận Okinawa với tính chất ác liệt của nó đã dẫn đến việc người Mỹ phải sử dụng bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki để kết thúc chiến tranh mà không cần đổ bộ lên nước Nhật. Một trong những sử gia nổi tiếng ủng hộ cho ý kiến này là Victor Davis Hanson. Trong cuốn sách Ripples of Battle của mình, ông đã viết rằng do quân đội và cả thường dân Nhật tại Okinawa chiến đấu quá kiên cường nên buộc lòng người Mỹ phải tìm một giải pháp khác để kết thúc chiến tranh thay cho việc đổ bộ lên đất Nhật. Và với việc sử dụng hai quả bom nguyên tử, người Mỹ đã chứng minh được sức mạnh của mình, buộc nước Nhật phải đầu hàng.

Năm 1995, chính quyền Okinawa đã cho xây dựng một đài tưởng niệm mang tên “Nền móng cho Hòa bình” (Cornerstone of Peace) tại Mabumi, nơi từng là chỉ huy sở cuối cùng của quân Nhật trong trận đánh. Tại đài tưởng niệm này có danh sách tất cả những người đã được biết đến là chết trong các trận đánh, bao gồm dân thường và quân lính, cả người Nhật và người nước ngoài. Đến tháng 6/ 2008, bản danh sách này đã có 240.734 cái tên.

Phim

Trận Okinawa đã được dựng thành phim và xuất hiện ở phần 9 trong Series phim The Pacific do Tom Hanks và Steven Spielberg làm nhà sản xuất.



Kasumi@JPN
Tổng hợp từ wikipedia

Kasumi
10-12-2011, 05:21 AM
Ảnh đẹp Okinawa

Nguồn: wiki

Okinawa về đêm


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/91/Busena_Terrace01ssb3200.jpg/640px-Busena_Terrace01ssb3200.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/95/Busena_Terrace02ssb3200.jpg/640px-Busena_Terrace02ssb3200.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/bb/BusenaTerracePanorama.jpg/640px-BusenaTerracePanorama.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ac/Night_in_Tonaki_Village_Road_1.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7f/Shigira_Bayside_Suite_ALLAMANDA03s3s4500.jpg/640px-Shigira_Bayside_Suite_ALLAMANDA03s3s4500.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/18/Shigira_Bayside_Suite_ALLAMANDA04s3s4592.jpg/640px-Shigira_Bayside_Suite_ALLAMANDA04s3s4592.jpg

Naha về đêm


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/df/Asahi-machi_Naha_Okinawa02s3s4230.jpg/640px-Asahi-machi_Naha_Okinawa02s3s4230.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/40/Kokusai-dori03ss4272.jpg/640px-Kokusai-dori03ss4272.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/43/Kokusai-dori05ss4272.jpg/640px-Kokusai-dori05ss4272.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/78/Kokusai-dori06ss3200.jpg/640px-Kokusai-dori06ss3200.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9a/Kokusai-dori08ss3648.jpg/640px-Kokusai-dori08ss3648.jpg

Một vài bãi biển đẹp ở Okinawa


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1f/Aka_Beach_And_Aka_Village_2010_%287788%29.JPG/640px-Aka_Beach_And_Aka_Village_2010_%287788%29.JPG
Bãi biển Aka

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c5/Araha_Beach.JPG/640px-Araha_Beach.JPG
Bãi biển Araha

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6f/Furuzamami_beach_Okinawa_Zamami.jpg/640px-Furuzamami_beach_Okinawa_Zamami.jpg
Bãi biển Furuzamami

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8f/Busena_Resort11n4272.jpg/640px-Busena_Resort11n4272.jpg
Bãi biển Busena

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b5/Hidden_Beach_on_Ishigaki_%28256415711%29.jpg/640px-Hidden_Beach_on_Ishigaki_%28256415711%29.jpg
Bãi biển Ishigaki

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/9c/Itoman_Oowatari_Beach.jpg
Bãi biển Oowatari

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/cb/Moon_Beach_in_Okinawa.jpg
Bãi biển Moon

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a3/Kondoi_Beach_01.jpg/640px-Kondoi_Beach_01.jpg
Bãi biển Kondoi

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e7/Minnajima_beach%2C_Okinawa.jpg/640px-Minnajima_beach%2C_Okinawa.jpg
Bãi biển Minnajima

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/77/Nishibama_beach_Okinawa_Aka_Island.jpg/640px-Nishibama_beach_Okinawa_Aka_Island.jpg
Bãi biển Nishibama

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/83/Okuma_Beach.jpg
Bãi biển Okuma

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/e9/Toguchi_Beach.jpg
Bãi biển Toguchi

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/ce/Torii_Beach_%28United_States_Military_base%29.jpg
Bãi biển Torii

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/ec/Tokashikijima_2004.jpg/640px-Tokashikijima_2004.jpg
Bãi biển Tokashiki

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0e/Sea_kayaking_Zamami_Okinawa.jpg/640px-Sea_kayaking_Zamami_Okinawa.jpg
Bãi biển Zamami

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8c/Sunayama-beach.jpg/640px-Sunayama-beach.jpg
Bãi biển Sunayama

Vườn thực vật cận nhiệt đới ở đảo Yubu


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e7/Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan02s3s4410.jpg/640px-Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan02s3s4410.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9d/Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan03s3s4592.jpg/640px-Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan03s3s4592.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b6/Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan04n4200.jpg/640px-Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan04n4200.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a3/Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan05s3s4592.jpg/640px-Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan05s3s4592.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d9/Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan06s3s4592.jpg/640px-Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan06s3s4592.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/42/Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan07s3s4592.jpg/640px-Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan07s3s4592.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/ef/Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan08n4592.jpg/640px-Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan08n4592.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8c/Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan09s3s4592.jpg/640px-Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan09s3s4592.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a7/Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan10n4592.jpg/640px-Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan10n4592.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8e/Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan13s3s4592.jpg/640px-Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan13s3s4592.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/24/Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan14s3s4592.jpg/640px-Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan14s3s4592.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/81/Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan16bs5s3750.jpg/640px-Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan16bs5s3750.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d4/Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan17s3s4592.jpg/640px-Yubu_Island_Okinawa_Pref_Japan17s3s4592.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/88/Yuhujima_200708.jpg/640px-Yuhujima_200708.jpg

Kasumi
10-12-2011, 05:49 AM
Okinawa - Hòn đảo thơ mộng Nhật Bản

Tỉnh Okinawa bao gồm khoảng 60 hòn đảo, thường được gọi là quần đảo Ryukyu, nằm ở phía nam vùng Kyushu và bao quanh là biển Đông Trung Hoa và Thái Bình Dương. Quần đảo này được chia nhỏ thành các nhóm đảo Okinawa, Miyako, Yaeyama và Senkaku.


http://cuocsongso.com/forum/picture.php?albumid=178&pictureid=2446
Tòan cảnh tỉnh Okinawa

Okinawa - đảo chính trong nhóm đảo Okinawa - là đảo lớn nhất, xét cả về kích cỡ và cư dân, và là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa của tỉnh. Trừ phần phía bắc của đảo này, hầu hết đất đai tương đối bằng phẳng. Khí hậu nơi đây là khí hậu cận nhiệt đới, có nhiều mưa và bão.


http://cuocsongso.com/forum/picture.php?albumid=178&pictureid=2447
Đảo Okinawa nhìn từ trên cao

Tuy người dân Okinawa cũng thuộc sắc tộc như những người Nhật trên đảo chính Honshu, họ đã sinh sống và phát triển ngoài khuôn khổ của nhà nước Nhật Bản trong hầu hết những năm tháng lịch sử của mình.

Vào thế kỷ 15, Ryukyu phát triển thành một vương quốc thống nhất và tầng lớp thống trị phải cống nộp cho vua chúa Trung Quốc. Năm 1609, vương quốc này bị chiếm bởi dòng họ Shimazu thuộc lãnh địa Satsuma (nay là tỉnh Kagoshima). Tuy nhiên, các phái đoàn cống nộp vẫn tiếp tục được cử sang Trung Quốc.

Sau Minh Trị Duy tân vào năm 1868, chính phủ Nhật chính thức tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Ryukyu và sáp nhập thành tỉnh Okinawa. Điều này không được phía Trung Quốc công nhận cho tới khi kết thúc chiến tranh Nhật-Trung vào năm 1895.

Sự kiện quân đội Mỹ xâm chiếm Okinawa vào năm 1945 đã gây ra trận chiến đẫm máu nhất trong Thế chiến 2, khiến rất nhiều dân thường thiệt mạng. Quân đội Mỹ quản lý quần đảo này từ năm 1945, tới năm 1972 mới trả lại cho Nhật Bản.

Việc phát triển kinh tế rất khó khăn vì hầu hết đất đai ở Okinawa, kể cả đất nông nghiệp, được dùng làm căn cứ cho quân đội Mỹ. Vị trí địa lý ở xa đảo chính của Nhật Bản và thiếu nước ngọt cũng là những yếu tố trở ngại cho sự phát triển. Trong khi đó, du lịch là nguồn thu chính của Okinawa. Điều kiện khí hậu ấm áp, rau quả cận nhiệt đới, những bãi biển đẹp cũng như hình thức nghệ thuật độc đáo đã thu hút rất nhiều khách du lịch.


http://cuocsongso.com/forum/picture.php?albumid=178&pictureid=2449
Rặng san hô dưới biển Okinawa

http://cuocsongso.com/forum/picture.php?albumid=178&pictureid=2448
Đảo Miyako

http://cuocsongso.com/forum/picture.php?albumid=178&pictureid=2444
Múa nghệ thuật ở Okinawa

Okinawa có diện tích 2.265km2, dân số 1.266.898 người. Người Okinawa có tuổi thọ cao nhất Nhật Bản. Theo thống kê tháng 9/1997, cứ 1 triệu người Okinawa thì có 246 cụ già 100 tuổi trở lên. Thủ phủ của Okinawa là Naha. Các thành phố lớn khác là Okinawa, Ginowan và Urasoe.

...Chúng ta cùng chiêm ngưỡng 1 số địa diểm nổi tiếng ở Okinawa nhé:


http://cuocsongso.com/forum/picture.php?albumid=178&pictureid=2451
Shuri - Lâu đài lớn nhất ở Okinawa

http://cuocsongso.com/forum/picture.php?albumid=178&pictureid=2445
Nhà hàng trên cây ở Naha

http://cuocsongso.com/forum/picture.php?albumid=178&pictureid=2453
Hồ cá Churaumi Okinawa

http://cuocsongso.com/forum/picture.php?albumid=178&pictureid=2450
Món Okinawa no Soba (Mì Okinawa)


cuocsongso.com

Kasumi
10-12-2011, 05:54 AM
Bằng chứng về chất độc da cam ở Okinawa

Vào cuối thập niên 60 thế kỷ trước, James Spencer là lính bốc xếp của hải quân Mỹ trên cảng quân sự của Okinawa. Spencer: "Trong quãng thời gian này, chúng tôi chịu trách nhiệm bốc dỡ đủ loại hàng hóa trong đó có những thùng phuy đánh dấu sọc vàng. Khi bốc dỡ, chúng thường bị rò rỉ và chất độc da cam chảy xuống cả người chúng tôi như mưa".


http://www.office33.gov.vn/images-upload/article6801.jpg
Joe Sipala và ảnh chụp cho thấy ông đang cưỡi xe máy ngang qua một thùng phuy chất độc da cam trong thời gian phục vụ ở đảo Okinawa.

Giữa những năm 1965 và 1967, Lamar Threet là y sĩ ở căn cứ Kue trên đảo Okinawa. Threet nói: "Chất độc da cam được trữ trong căn cứ không quân Kadena và được sử dụng ở Okinawa để kiểm soát thực vật. Cá nhân tôi nhìn thấy những cuộc phun hóa chất diệt cỏ quanh khu đất của bệnh viện và có mặt khi người ta đưa một người lính vào phòng cấp cứu trong tình trạng quần áo ướt đẫm thuốc diệt cỏ".

Năm 1970, Joe Sipala đóng quân ở Trung tâm Truyền tin Awase, trung tâm Okinawa. Sipala kể chi tiết hơn: "Các hệ thống ăngten được phân loại là "sứ mạng then chốt", vì vậy không loại thực vật nào được phép mọc lên xung quanh chúng. Cứ vài tuần là có một chiếc xe tải chạy đến đổ đầy những thùng chất độc da cam. Trách nhiệm của tôi là pha trộn và xịt thuốc diệt cỏ quanh hàng rào vòng ngoài căn cứ".

Ngoài 3 cựu binh Mỹ này, trong các báo cáo của Trung tâm Chăm sác sức khỏe cựu binh Mỹ (VA) còn có hàng trăm trường hợp nhiễm chất độc da cam trên đảo Okinawa trong khoảng thời gian cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 - khi mà quân đội Mỹ đóng trên đảo này để làm bàn đạp can thiệp quân sự vào Việt Nam.

Những chứng cứ cho thấy thuốc diệt cỏ chứa dioxin không chỉ được trữ với khối lượng rất lớn ở đảo Okinawa của Nhật Bản trước khi được chuyển đến vùng chiến sự, mà còn được sử dụng hàng ngày để diệt cỏ quanh những khu căn cứ Mỹ trên đảo và thử nghiệm trong khu rừng miền Bắc Yanbaru.

Việc sử dụng kéo dài và lan rộng chất độc da cam trên đảo Okinawa đã khiến cho nhiều quân nhân thường tiếp xúc với hóa chất mang bệnh. Cả 3 cựu binh Spencer, Threet và Sipala hiện đang bị những bệnh liên quan đến chất độc dioxin như là ung thư, tiểu đường type 2 và bệnh tim thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, đứa con đầu của Sipala đã chết trong bụng mẹ, hai đứa con còn sống cũng bị dị tật do nhiễm chất độc da cam.

Nếu 3 cựu binh này bị nhiễm độc tại Việt Nam, họ sẽ nhận được sự chăm sóc y tế miễn phí của VA. Nhưng do bị nhiễm tại Okinawa nên yêu cầu đòi bồi thường của họ bị bác bỏ nhiều lần do Bộ Quốc phòng Mỹ phủ nhận sự tồn tại của chất độc da cam trên đảo Okinawa. Tháng 7/2004, tướng Richard Myers, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Hoa Kỳ (JCS), tuyên bố không có chất độc da cam hay thuốc diệt cỏ nào khác được sử dụng hay dự trữ ở Okinawa!
Đương nhiên, lời phủ nhận trên của vị tướng lĩnh cao cấp khiến VA không thể bồi thường cho các cựu binh bị nhiễm độc, hồ sơ quân nhân của Sipala chứng minh ông từng có mặt ở Okinawa, bệnh án của ông cũng chứng minh sự phơi nhiễm chất độc dioxin. Thậm chí có một bức ảnh chụp Sipala đang lái xe máy chạy ngang qua một thùng phuy chứa chất độc da cam.

Sau 11 tháng cân nhắc, cuối cùng VA đã bác bỏ yêu cầu bồi thường đối với trường hợp của Sipala với 2 lý do. Thứ nhất, không có bằng chứng cho thấy Sipala mắc bệnh do nhiễm độc dioxin. Sipala đã phản bác lại: "Hồ sơ bệnh án của tôi đã cho thấy rõ tôi mắc bệnh tiểu đường ngay sau khi trở về Mỹ từ Okinawa. Tại sao các bác sĩ không nêu rõ bệnh tình do nhiễm chất độc da cam vào lúc đó? Bởi đó là năm 1970 và không ai thật sự biết về những mối nguy hiểm của sự nhiễm dioxin".

Thứ hai, VA tuyên bố: "Chúng tôi không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về những người trong đơn vị của Sipala liên quan đến việc phun thuốc, thử nghiệm, dự trữ (hay) sử dụng chất độc da cam ở Okinawa, Nhật Bản".

Thông thường, bằng chứng mà VA yêu cầu bao gồm những văn bản cụ thể gắn liền với quá trình sử dụng chất độc da cam của cựu binh. Sipala nói: "Không có những lệnh văn bản cho công việc như thế. Chúng tôi nhận lệnh làm gì là phải làm. Điều đó rất dễ cho Bộ Quốc phòng lãng quên những gì đã xảy ra".

Khó khăn lớn nhất trong việc thu thập thông tin về Okinawa của các cựu binh là tính bí mật trong hoạt động quân sự của Mỹ vào thời đó. Ví dụ, trong thập niên 60, người dân ở Okinawa nghi ngờ Mỹ dự trữ vũ khí sinh hóa trên đảo. Trong khi sự thật là vào năm 1962, không quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí sinh học trên cây lúa ở đảo Okinawa và năm 1963, những chuyến tàu của Mỹ đã chở xấp xỉ 12.000 tấn vũ khí sinh hóa đến đảo này.

Nhưng chính quyền Mỹ đã phủ nhận những chuyện này cho đến năm 1969 khi xảy ra sự cố rò rỉ khí độc thần kinh gây bệnh cho 23 lính Mỹ. Trước phản ứng dữ dội của thế giới đối với tai nạn, năm 1971 quân đội Mỹ buộc phải tiến hành chiến dịch Red Hat kéo dài 8 tháng để di chuyển 12.000 tấn hóa chất độc từ Okinawa đến đảo Johnston ở giữa Thái Bình Dương.

Trước năm 2000, chính quyền Mỹ thừa nhận hóa chất độc da cam của quân đội Mỹ chỉ được sử dụng ở Việt Nam. Nhưng khi xuất hiện bằng chứng cho thấy sự sử dụng chất độc da cam ở khu phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên vào giữa những năm 1968 và 1971, những cựu binh từng đóng quân ở đó mới được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khỏe liên quan đến dioxin.

Tương tự, sau quyết định của VA cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho những cựu binh bị nhiễm chất độc da cam ở đảo Guam, Tổng thống Barack Obama chịu sức ép dữ dội buộc phải đưa lãnh thổ Micronesia ở phía tây Thái Bình Dương vào danh sách những nơi mà hóa chất diệt cỏ của quân đội được triển khai.

Còn về khả năng đưa Okinawa vào danh sách này, luật sư Jeff Davis của Hội Cựu lính thủy trong chiến tranh Việt Nam cho biết, các cựu binh cần phải thu thập những bằng chứng khó thể có được, như là bằng chứng khoa học cho thấy nước uống và mẫu đất ở Okinawa có sự hiện diện của dioxin!

Sipala thẳng thừng nói: "Phương châm của VA là chối bỏ cho đến khi những cựu binh chết đi. Cách duy nhất để chúng ta có thể buộc được chính quyền Mỹ thừa nhận những gì mà họ đã gây ra cho phần đông trong chúng ta là can đảm kể những câu chuyện của chúng ta với thế giới"


Thục Miên (ANTG)

Kasumi
10-12-2011, 06:22 AM
Okinawa - Điểm nghỉ dưỡng lý tưởng của Nhật Bản

Trên bản đồ thế giới, Okinawa chỉ là một chấm nhỏ ở Thái Bình Dương, nhưng đó là một chuỗi hàng trăm đảo nhỏ kéo dài hơn 1.000km, nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản. Du lịch là ngành lớn nhất ở Okinawa mang lại doanh thu gần 6 tỉ USD với 5,5 triệu du khách hàng năm. Hiện nay, Okinawa được xem như là một điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu của Nhật Bản.

Quần đảo Okinawa phía Đông giáp Thái Bình Dương và phía Tây giáp biển Đông Trung Hoa, gồm nhiều đảo nhỏ, đảo san hô trải dài từ Bắc xuống Nam cách bờ biển Kyushu về hướng Tây Nam 685 km nằm trong miền cận nhiệt đới. Quần đảo còn được gọi đảo Ryukyu - vì từ thế kỷ XV thuộc quyền cai trị của một tiểu vương người Trung Hoa, đảo mang tên Liu-chiu phát âm tiếng Nhật là Ryukyu.

Okinawa - đảo chính - là đảo lớn nhất. Naha là thủ phủ của Okinawa và cũng là thành phố lớn nhất ở đây. Trong chiến tranh thế giới thứ II, Naha bị tàn phá nặng nề. Nhưng sau chiến tranh một thời gian một quang cảnh thành phố mới với những cao ốc hiện đại, to lớn, đường sá rộng thênh thang, cửa hàng lớn, những khách sạn, những quán bar, những khu giải trí, những rạp chiếu bóng, hý viện xây cất rất mỹ thuật và kỹ thuật đã mọc lên như trong thần thoại. Khu trung tâm thành phố Naha - Kokusai-dori (phố quốc tế) nổi tiếng khắp thế giới với những cửa hàng lớn bán những sản phẩm thủ công nghệ chế tạo của địa phương.


http://members.shaw.ca/nambuworld2/kokusaidori.jpg
Kokusai-dori

Đi về hướng Đông dọc theo đường Himeyuri-dori, du khách sẽ đến khu phố chuyên sản xuất và bán đồ gốm Tsuboya đã có từ thế kỷ XVII. Nơi đây tập hợp 20 xưởng sản xuất đồ gốm sành sứ chế tạo nhiều mặt hàng như chai, hũ, lọ đựng rượu saké, bình trà, chén tách, tượng, độc bình, chum, vại, chậu (trồng cây kiểng) bằng sành sứ hoặc tráng men. Một viện bảo tàng đồ gốm sành sứ - Tsuboya Pottery Museum - tọa lạc nơi này cũng là nơi để du khách hiểu thêm lịch sử ngành thủ công cổ truyền lâu đời của Naha.


http://www.guidegecko.com/content/poi/608184429/anyeu-tsuboya-pottery-museum-t4.JPG
Bảo tàng Tsuboya

Cách Naha 6km về hướng Đông là lâu đài Shuri - một trong những tòa lâu đài được xếp vào danh sách di sản thế giới. Lâu đài tọa lạc trên một diện tích khoảng 6 vạn mét vuông. Người ta vẫn chưa biết chính xác ai là người đã xây lâu đài này, chỉ biết rằng nó đã tồn tại khoảng nửa cuối thế kỷ XII. Sau vài trăm năm nội chiến giữa các lãnh chúa, các hòn đảo ở Okinawa đã được thống nhất lại thành Vương quốc Ryukyu vào đầu thế kỷ XV. Trong suốt 450 năm sau, lâu đài Shuri là cung điện của nhà vua Ryukyu.

Bao quanh lâu đài là những bức tường bằng đá. Tòa nhà trung tâm của lâu đài lại là công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất Okinawa. Đây là sự pha trộn phong cách của các nền văn hóa Nhật, Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Nhiều công trình xây dựng như Seiden (chính điện), Shureimon (cổng thứ hai) vươn lên hùng vĩ trên bầu trời xanh đã được xếp hạng tài sản quốc gia. Trong chiến tranh, lâu đài, kể cả những bức tường đá, cũng đều bị phá hủy. Các công trình hiện tại đã được phục chế và mở cửa đón du khách vào năm 1992.

Phía Tây của lâu đài Shuri là một công trình bằng đá to lớn tên là Tamaudun. Tamaudun được tạo thành bởi những khối đá tự nhiên là lăng mộ của các thế hệ trong gia đình hoàng tộc. Mặt trong những lăng mộ này được lát bởi những mảnh đá đỏ. Trung tâm của công trình và hai phía Đông, Tây của tháp đặt những tượng nhân sư gọi là Shisa được coi như một thứ bùa phép chống lại ma quỷ và là biểu tượng của Okinawa.


http://www.travel-destination-pictures.com/images/500/shuri-castle_1422.jpg
Lâu đài Shuri

Bên cạnh Shuri còn có lâu đài Gusuku được xây dựng vào thế kỷ XII được xem như một địa chỉ tín ngưỡng thiêng liêng của người dân địa phương.

Okinawa còn là địa điểm du lịch dưới nước nổi tiếng ở Nhật Bản. Biển ở Okinawa rất đẹp - đến nỗi có một từ địa phương gọi “biển” là chura umi, để nói lên ý “đẹp và trong” ửng màu xanh ngọc lục nước biển Okinawa luôn trong vắt. Ngay cả những khi mặt biển có sóng nhẹ, du khách vẫn có thể nhìn thấu cả một thế giới vô cùng sinh động trong lòng đại dương. Đối với những du khách thích khám phá đại dương thì biển Okinawa là điểm hẹn lý tưởng. Nơi đây có rất nhiều địa điểm lặn tuyệt vời với độ sâu 20m. Ở độ sâu này, du khách sẽ được ngắm nhìn những đàn cá rực rỡ đủ sắc màu bơi len lỏi giữa một rừng san hô đỏ, thấp thoáng những hang động với đủ kiểu dáng tựa như những cung điện nguy nga...

Bãi biển Okinawa cát trắng tinh. Các bờ biển đẹp mê hồn nhờ vách đá được gió và sóng biển khắc thành những hình thù lạ lùng. Đẹp nhất là bờ biển phía Bắc của vùng trung tâm đảo lớn Okinawa với dãy vách đá dài là những dải san hô, tên là Manzamo - do một vị vua của vương quốc Ryukyu trước đây đặt cho, có nghĩa là “nơi dành cho mọi người chiêm ngưỡng”.

Vịnh Kabira là một trong những thắng cảnh đẹp của đảo Ishigaki. Màu của biển thay đổi liên tục theo địa điểm, thời gian tùy thuộc vào mức thủy triều và góc chiếu của mặt trời. Vịnh này cũng nổi tiếng bởi ngành nuôi cấy ngọc trai đen. Khi thủy triều xuống, du khách có thể đi trong một chiếc xe bò giữa hai đảo Iriomote và Yutu. Cầu Ikema (dài 1425 mét) đã kết nối hai đảo Miyako và Ikema từ năm 1992.


Nguồn dulichnhatban
Ảnh: google

Kasumi
10-12-2011, 06:28 AM
Sống lâu nhờ chế độ ăn "Okinawa"

Một cuốn sách vừa đúc kết cách ăn uống kiểu Okinawa (tên hòn đảo nổi tiếng ở Nhật với tỷ lệ 33 người trên 100 tuổi/100 cư dân). Theo đó, những bữa ăn chưa no với rau, ngũ cốc, cá, sò, thịt không da và trà sẽ giúp bạn "trường sinh bất lão".


http://image.tin247.com/vietnamnet/080814053537-463-401.jpg
Ngũ cốc dùng trong chế độ ăn Okinawa. (Ảnh: Sante-az.aufeminin)

Hòn đảo nổi tiếng toàn thế giới về kỉ lục tuổi thọ Okinawa thuộc quần đảo Ryukyu giữa Nhật Bản và Đài Loan. Với khoảng 1,27 triệu dân nơi đây, những căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay như béo phì, ung thư, loãng xương, tai biến, tim mạch gần như bị đẩy lùi.

Hiện tượng này tất nhiên đã gây sự chú ý cho các nhà khoa học. Bộ Y tế Nhật Bản đã tài trợ cho một chương trình nghiên cứu vào năm 1976 về người trăm tuổi ở Okinawa. Khi nghiên cứu hàng trăm người Okinawa với độ tuổi 70, 80, 90, 100 tuổi, các nhà khoa học đã rút ra kết luận rằng có một sức khỏe tốt và đạt tuổi thọ cao hoàn toàn không phải do một yếu tố gen đặc biệt nào, mà do chế độ sống và nguồn thức ăn hợp lí.

Chế độ ăn hợp lý có tên Okinawa đã được đưa ra trong cuốn "Le régime Okinawa" (tác giả Anne Dufour và Laurence Wittner). Theo cuốn sách này, việc ăn uống ngày nay không đáp ứng được nhu cầu cơ thể (chưa tính đến thói quen ít vận động và những thói quen xấu). Những người dân Okinawa, từ nhiều đời nay đã biết giữ gìn nguồn thức ăn phù hợp với cách sống và các hoạt động của họ, với các loại thức ăn từ thiên nhiên phong phú.

Nguyên tắc ăn kiểu Okinawa:

1.Không bao giờ được ăn quá no, thậm chí nên để cảm thấy hơi thiếu một chút. Việc chỉ ăn đến 80% nhu cầu đã trở thành một nét văn hóa của Okinawa.

2. Ăn những thức ăn mang lại ít calo, nhưng phải giàu vitamin và chất khoáng. Người Okinawa thường ăn thức ăn có lượng calo thấp (lượng calo tính trên 100gram thực phẩm) khoảng 75-150 cal/100g, hoặc thấp hơn khoảng dưới 75cal/100g. Cụ thể là:

- Các loại ngũ cốc và các loại hạt có chứa tinh bột: thóc, bột mì, lúa mì cứng, ngô ngọt, khoai lang, khoai tây...
- Rau: hầu như tất cả các loại, đặc biệt là dưa chuột.
- Hoa quả: hầu như các loại trừ quả khô phơi khô như nho, mơ, sung, chà là... hay là quả có chất dầu như hồ đào, trái phỉ, hạt đào lạc, hạt thông và hạt lạc...
- Cá và sò: các loại cá gầy (có ít axit béo omega 3), sò và tôm cua...
- Sản phẩm từ động vật: gia cầm (không ăn da), trứng, thịt ngựa, thịt bò băm nhỏ khoảng 5% mg.
- Phomat và ăn tráng miệng: sa lát hoa quả, mứt, sữa chua tự nhiên, phomat tươi...

3. Mỗi ngày ăn 7 phần hoa quả và rau. Chúng rất tốt cho sức khỏe vì mang lại nhiều vitamin, khoáng chất, chống oxy hóa, nhiều chất xơ, cấp nước...

4. Ăn 7 phần ngũ cốc còn chất cám hoặc rau khô mỗi ngày và thêm 2 món giá giàu đường, vitamin, xơ, và protein... Ngũ cốc còn chất cám giàu dinh dưỡng hơn loại đã tinh chế như lúa mì trắng, gạo trắng, bánh mì.

5. Ăn nhiều gia vị, rau thơm và tảo.

Ngoài hương vị ra, rau thơm còn mang lại nhiều vitamin và chất khoáng. Gia vị mang lại khả năng chống nhiễm khuẩn và ngăn ngừa oxy hóa cholesterol. Còn tảo giúp thêm chất khoáng, nhiều chất xơ, giàu vitamin, chống oxy hóa và là chất chống tăng cholesterol tự nhiên.

6. Ăn cá 3 lần một tuần. Cá là thực phẩm quan trọng có nguồn gốc từ động vật ở Okinawa. Nhưng người Okinawa chủ yếu chọn cá gầy, và chế biến cá thành lát mỏng rồi ăn tươi, trần qua nước sôi hoặc nướng.

7. Ăn ít sản phẩm từ động vật khác như thịt và sản phẩm làm từ sữa. Họ ăn thịt trung bình ít hơn 18 lần và sản phẩm sữa ít hơn 3 lần so với người dân châu Âu. Họ đánh giá cao protein từ rau hơn vì những protein này không kèm mỡ, rau chứa nhiều chất đặc biệt, phong phú và có ích cho sức khỏe như tanin, polyphenol, phytosterol...

8. Uống ít rượu

9. Ít đường và muối. Những sản phẩm công nghiệp như kẹo, bánh ga tô rất hiếm gặp ở Okinawa. Dân cư trên đảo ăn rất đường hơn dân châu Âu gấp 3 lần. Dùng rau thơm, gia vị và tảo giúp thêm gia vị cho món ăn và cũng giúp lọc bớt muối.

10. Uống nhiều nước và chè. Nước là yếu tố vô cùng cần thiết cho cơ thể, ngoài ra nước còn giúp đào thải các chất cặn bã trong cơ thể, cung cấp nước cho tế bào.


Ngọc Hà (Theo Sante-az)

Kasumi
10-12-2011, 06:33 AM
Bí ẩn về sự trường sinh trên đảo Okinawa

Trong cuộc hội thảo mới đây tại Australia, các nhà khoa học chống lão hóa hàng đầu thế giới cho biết hòn đảo Okinawa của Nhật Bản có thể đang nắm giữ bí ẩn về một cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ.


http://www2.vietbao.vn/images/vn1/khoa-hoc/10902383-okinawa3.jpg

Anh em sinh đôi Craig và Bradley Willcox, cùng các nhà khoa học khác phát hiện thấy Okinawa có số người thọ trên 100 tuổi nhiều gấp 4 lần so với bất cứ đâu trên trái đất. "Ở đây bạn có thể bắt gặp những điều ngạc nhiên - những cụ già 80 tuổi chăm sóc những người bách niên, và tất cả mọi người đều có một dì hay thím 95 tuổi", tiến sĩ Bradley Wilcox nói. Tuổi thọ trung bình trên đảo là 86 đối với nữ và 80 đối với nam.

Mặc dù dân số già như vậy, song các loại bệnh tật như bệnh tim, loãng xương và mất trí lại rất hiếm. Các nhà khoa học cho biết vấn đề không đơn giản là có một bộ gene tốt. Sống lâu là thành quả kết hợp của chế độ ăn, luyện tập thể dục và sự tương tác mạnh mẽ trong cộng đồng giúp họ trẻ mãi.

"Người Okinawa hấp thu ở khoảng 1.800 calo mỗi ngày, trong khi ở những quần thể tương tự tại Australia và Mỹ, con số trên là khoảng 2.500 calo, tức là nhiều hơn gần 1/3", Bradley Wilcox cho biết thêm. "Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những người dân làng có các mối quan hệ xã hội rộng rãi, đặc biệt ở phụ nữ".

Nếu người Australia muốn noi gương những người Okinawa, các nhà khoa học khuyến cáo họ nên giữ một cuộc sống năng động. Không có từ nghỉ hưu trong ngôn ngữ của cộng đồng này.


T. An (theo ABCOnline)

Kasumi
10-12-2011, 06:41 AM
Nhà hàng trên cây Naha Harbor

Ngồi trên cây, du khách vừa có thể ngắm nhìn cảng biển Naha vừa thưởng thức món ăn truyền thống của Okinawa.


http://img.news.zing.vn/img/128/t128344.jpg
Ấn tượng đầu tiên của du khách khi đến với nhà hàng có lẽ là cảm giác hiếu kỳ pha lẫn một chút ớn lạnh.

http://img.news.zing.vn/img/128/t128345.jpg
Trong màn đêm, nhà hàng hiện lên giông như một con quái vật thực sự với đôi mắt loé sáng.

http://img.news.zing.vn/img/128/t128348.jpg
Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến câu truyện về mụ phù thuỷ với căn nhà ma quái khi còn trẻ bạn đã từng nghe.

http://img.news.zing.vn/img/128/t128351.jpg
http://img.news.zing.vn/img/128/t128352.jpg
Chiếc cầu thang xoắn ốc sẽ đưa bạn lên bên trên. Bên trong nhà hàng thực sự là một nơi tao nhã, yên tĩnh và thậm chí còn rất lãng mạn.

http://img.news.zing.vn/img/128/t128354.jpg
Ngoài thiết kế độc đáo, nhà hàng còn được biết đến là nơi có những món ăn rất ngon và giá cả hợp lý.

Tại đây, bạn có thể thưởng thức những đặc sản của Okinawa, đồ hải sản tươi ngon, những món ăn Á khác như món Nhật, Hàn Quốc hay Ấn Độ.

Hãy đến với nhà hàng Naha Harbor trên xa lộ 58 phía Bắc sân bay Okinawa để có những trải nghiệm cho riêng mình.


Theo Citilink

Kasumi
10-12-2011, 06:45 AM
Thăm vương quốc Lưu Cầu xưa

Okinawa là đảo lớn nhất của quần đảo gồm hàng trăm hòn đảo trải dài hơn 1.000km trong vùng biển phía nam Nhật Bản. Quần đảo này xưa kia là một lãnh thổ độc lập, gọi theo tiếng Nhật là Ryukyu o koku, tiếng Hán - Việt là Lưu Cầu quốc.


http://sotaydulich.com/userfiles/image/2011/07/05/Sotaydulich_Du_hanh_the_gioi_Tham_vuong_quoc_Luu_C au_xua_01.jpg
Phế tích nền tòa chính điện bên trong thành Katsuren.

Địa danh Lưu Cầu khá quen thuộc với những ai yêu thích sử học, qua những văn kiện bang giao giữa Lưu Cầu quốc với Quảng Nam quốc (tức xứ Đàng Trong) dưới thời các chúa Nguyễn, hay qua tác phẩm Lưu Cầu huyết lệ tân thư do cụ Phan Bội Châu viết vào năm 1903.

Vương quốc Lưu Cầu tồn tại trong các thế kỷ 15-19, được Trung Hoa hậu thuẫn nhờ có mối giao hảo với các triều Minh - Thanh. Năm 1609, lãnh chúa xứ Satsuma ở phía nam đảo Kyushu của Nhật Bản đã tấn công Lưu Cầu và buộc vương quốc này phải triều cống. Năm 1872, Nhật Bản tuyên bố Lưu Cầu là thuộc địa của mình, đặt tên là Okinawa - han. Đến năm 1879, Lưu Cầu bị sáp nhập hoàn toàn vào lãnh thổ Nhật, trở thành một tỉnh của đế chế mặt trời mọc. Ngày nay Okinawa là thánh địa của ngành du lịch Nhật Bản với một quần thể di tích thành quách, lâu đài, mộ cổ phong phú và một nền văn hóa mang đậm dấu ấn của biển.


http://sotaydulich.com/userfiles/image/2011/07/05/Sotaydulich_Du_hanh_the_gioi_Tham_vuong_quoc_Luu_C au_xua_02.jpg
Cổng phía nam của tòa thành Nakijin Gusuku
.
Du khách đến Lưu Cầu chủ yếu qua cửa ngõ Đài Loan. Sau một giờ bay từ Đài Bắc, thành phố Naha xinh đẹp - thủ phủ của Okinawa, hiện ra dưới cánh máy bay. Là một đảo quốc nhỏ ở giữa hai đế chế hùng mạnh là Trung Hoa và Nhật Bản, lại bị các tiểu quốc lân bang đe dọa thường xuyên nên các triều đại cai trị Lưu Cầu (triều Tenson, triều Eiso và triều Sho) đã cho xây dựng nhiều pháo đài và thành lũy trên các ngọn núi quanh đảo, bố trí lực lượng đồn trú hùng hậu để bảo vệ vương quốc.

Các tòa thành Nakijin, Zakimi, Katsuren, Nakagusuku, Shuri... cùng với cổng đá Sonohyan-Utaki, lăng Tamaudun, vườn Shikinaen, di tích Seifa-Utaki... ở phía nam đảo Okinawa là những chứng tích sống động của thời kỳ hoàng kim và thịnh trị của vương quốc Lưu Cầu. Quần thể di tích kiến trúc này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000 và trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Một trong những di sản nổi tiếng của vương quốc Lưu Cầu là thành cổ Nakijin Gusuku với hai vòng thành xếp bằng đá nhìn ra biển Đông, từng là cung điện hoàng gia của vương triều Sho. Trong khuôn viên vòng tường thành dài hơn 1.500m vẫn còn dấu vết của ba ngôi đền cổ, trong đó đền thờ Hỏa thần còn khá nguyên vẹn, là nơi cư dân địa phương vẫn thường xuyên đến hành lễ.

Các nhà khảo cổ học Nhật Bản khai quật di tích này trong nhiều năm trời, phát hiện tiền cổ của Trung Hoa, Nhật Bản, phương Tây; đồ gốm của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan và cả gốm Chu Đậu của Việt Nam (có niên đại từ thế kỷ 16). Dưới chân thành Nakijin Gusuku là một dãy hàng quán, bán nhiều thứ đặc sản của Okinawa, đặc biệt là món gusuku soba, nghĩa là món “mì ở di chỉ thành lũy”, nấu với thịt heo ba chỉ, cực kỳ thơm ngon.


http://sotaydulich.com/userfiles/image/2011/07/05/Sotaydulich_Du_hanh_the_gioi_Tham_vuong_quoc_Luu_C au_xua_03.jpg
Sàn gỗ này là nơi du khách đến ngắm và chụp ảnh toàn bộ cảnh quan thành Nakijin.

Một điểm đến hấp dẫn khác là lâu đài Katsuren của Amawari Aji, vị lãnh chúa thứ mười đầy quyền uy của dòng họ Aji. Lâu đài nằm trên đỉnh một ngọn núi nhìn ra vịnh Okinawa nên có thể kiểm soát toàn bộ vùng cảng Okinawa và thung lũng Naha. Cũng như Nakijin Gusuku, kiến trúc thành lũy bao quanh Katsuren chủ yếu làm bằng đá xếp, không vôi vữa nhưng rất bền vững, đủ sức chống chọi với phong ba bão táp và những đợt tấn công của kẻ thù từ bên ngoài.

Amawari Aji chủ trương phát triển thương mại hàng hải với các nước lân bang. Ông đã cử thương thuyền đến các nước Đông Nam Á hay đến vùng biển Hoàng Hải để giao thương. Vì thế nơi phế tích này các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều đồ gốm sứ cao cấp của các nước Đông Á và nhiều đồ vàng bạc, ngọc trai, mã não đến từ các nước Nam Á được Amawari Aji cho mua về dùng và trang trí trong lâu đài.

Du khách đến Okinawa còn tham quan những ngôi mộ cổ nằm cheo leo nơi vách núi cạnh các cảng biển. Người Lưu Cầu xưa chôn người chết trong những chiếc quách bằng đá ở sườn núi, ba năm sau cải táng chuyển hài cốt sang các hũ sành và đặt trong những chiếc quách mới làm bằng gỗ, cũng nằm cheo leo nơi vách núi. Ngày nay, nhiều người dân Okinawa còn giữ phong tục mai táng này nhưng người qua đời được chôn vĩnh viễn trong ngôi mộ bằng đá gắn vào vách núi.


http://sotaydulich.com/userfiles/image/2011/07/05/Sotaydulich_Du_hanh_the_gioi_Tham_vuong_quoc_Luu_C au_xua_04.jpg
Cầu thang gỗ đưa du khách vào trong tòa thành Katsuren.

Sau một ngày thăm thú các sử tích của vương quốc Lưu Cầu, du khách thường kết thúc hành trình tham quan trong một nhà hàng để thưởng thức các món ăn vùng biển đảo, đặc biệt là các món sashimi chế biến từ mực, ốc, cá; món đậu phụ lạnh ăn kèm với cá muối và món canh rong biển. Ở Okinawa có thứ rượu gạo awamori nặng đến 60 độ, được dân bản địa coi là một đặc sản đáng tự hào. Đến đây, nếu không cụng ly và dốc cạn những giọt awamori cuối cùng, du khách sẽ không phải là những người bạn đáng tin đối với người Okinawa. Thật đấy!


http://sotaydulich.com/userfiles/image/2011/07/05/Sotaydulich_Du_hanh_the_gioi_Tham_vuong_quoc_Luu_C au_xua_05.jpg
Món gusuku soba bán ở dưới chân thành Nakijin Gusuku.


Nguồn sotaydulich

Kasumi
10-12-2011, 04:05 PM
Tháng 10/2010, tôi sang Okinawa (Nhật Bản) tham dự hội thảo Nghiên cứu so sánh về tàu thuyền trong thời cận đại ở Lưu Cầu, Việt Nam và Triều Tiên do Viện Nghiên cứu về Tương tác Văn hóa (Đại học Kansai) phối hợp với Đại học Ryukyu (Lưu Cầu) tổ chức.

Quần đảo Okinawa với khoảng 40 hòn đảo lớn nhỏ, là lãnh thổ của vương quốc Lưu Cầu xưa, vốn tồn tại độc lập với đế chế Nhật Bản. Là một vương quốc biển – đảo nên dấu ấn của văn hóa biển ảnh hưởng đậm nét trong lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của người Lưu Cầu. Nhưng điều thú vị nhất, theo tôi, chính là sự ảnh hưởng của văn hóa biển trong kiến trúc nhà ở của họ.

Trong chương trình hội thảo, ban tổ chức có bố trí cho các đại biểu đi thăm một số bảo tàng và di tích trên đảo Okinawa. Khi đến thăm Bảo tàng Okinawa, tôi tranh thủ ghé vào khu trưng bày ngoài trời, là nơi tái hiện nhiều kiểu thức kiến trúc nhà ở dân gian của người Lưu Cầu với tỉ lệ thực 100%. Và tôi rất bất ngờ khi nhìn thấy một bức bình phong án ngữ ở ngay lối vào. Đã từng du học ở Nhật Bản trong gần một năm và đã lang thang nhiều nơi ở Nhật Bản nhưng tôi chưa khi nào bắt gặp một bức bình phong trong kiến trúc nhà ở của người Nhật.


http://baothuathienhue.vn/UploadFiles/baothuathienhue.vn/TinTuc/2011/1/31/image/luu1.jpg
Hai con sisha trấn giữ trước giảng đường khoa Văn học trong khuôn viên Trường Đại học Ryukyu.

Chỉ vào bức bình phong, tôi hỏi TS. Itai Hedenobu, đến từ Đại học Okinawa và là người Lưu Cầu chính hiệu: “Vì sao người ta xây bức tường đá ở đây?”. TS. Itai Hedenobu trả lời: “Đây là bức trấn phong, người Lưu Cầu dựng trước nhà với hai mục đích: về tâm linh, nó ngăn cản những điềm gở hay uế khí xâm nhập vào nhà, có thể gây phương hại cho chủ nhân; về thực tiễn, nó có tác dụng ngăn chặn những cơn gió chướng từ biển khơi thốc thẳng vào nhà. Lưu Cầu là xứ đảo, hứng chịu nhiều phong ba bão tố. Có bức trấn phong án ngữ phía trước, thì ngôi nhà sẽ kín đáo và ấm cúng hơn rất nhiều”.

Tôi nói với TS. Itai Hedenobu: “Ở xứ Huế quê tôi, trước ngôi nhà người ta cũng dựng bức bình phong tương tự như trấn phong của người Lưu Cầu. Có điều, bình phong xứ Huế chú trọng về chức năng tâm linh hơn là công dụng thực tế; chủ yếu là để ngăn cản các uế khí và độc khí phát sinh từ các vật lạ thâm nhập vào nhà, khiến cho ngôi nhà trở nên an toàn hơn. Vì thế, bình phong trước ngôi nhà của người Huế có thể làm từ đá, gạch, hay trồng những loại cây đặc trưng để tạo thành bình phong. Do không chú trọng đến chức năng ngăn gió như trấn phong của người Lưu Cầu nên ở Huế có những bình phong “rỗng”, gió có thể luồn qua dễ dàng”.


http://baothuathienhue.vn/UploadFiles/baothuathienhue.vn/TinTuc/2011/1/31/image/luu2.jpg http://baothuathienhue.vn/UploadFiles/baothuathienhue.vn/TinTuc/2011/1/31/image/luu3.jpg
Bình phong trước phủ thờ Phong Quốc Công ở Huế và Hệ thống trấn phong, tường đá và bia Thạch cảm đương trong kiến trúc nhà ở của người Lưu Cầu.

TS. Itai Hedenobu cũng rất ngạc nhiên khi nghe tôi nói người Huế cũng dựng trấn phong trước nhà ở. Hóa ra, hai xứ sở ở cách nhau vạn dặm, không có mối liên quan về lịch sử nhưng lại có những nét văn hóa tương đồng. Nhân tiện, ông cũng cho tôi hay rằng trên đảo Yaeyama, một hòn đảo nhỏ ở phía nam đảo chính Okinawa, có một cộng đồng người Lưu Cầu gốc Việt đang sinh sống. Theo gia phả của những người này thì họ là những lưu dân lưu lạc đến Lưu Cầu từ thế kỷ 16. Lúc đầu, họ cư trú tại những vùng đất thấp ven biển, đến năm 1771, một trận sóng thần đã cuốn trôi nhiều nhà cửa và sinh mạng của họ, nên cộng đồng này đã di chuyển đến những hòn đảo cao hơn ở xung quanh để sinh sống. Nhà ở của họ cũng có những bức trấn phong án ngữ phía trước. Tôi nói đùa: “Hay là những người này đem kiểu kiến trúc bình phong trong ngôi nhà Huế du nhập vào đảo quốc Lưu Cầu?”. TS.Itai Hedenobu cũng dí dỏm đáp trả: “Biết đâu đấy!”.

Hôm sau, trong hành trình thăm thú các cổ tích ở Okinawa, tôi có dịp viếng thăm một số nhà ở truyền thống của người Lưu Cầu và tiếp tục bắt gặp những bức trấn phong “kiểu Lưu Cầu”. Phần lớn những bức trấn phong này đều làm bằng đá hoặc gạch. Nhà của người Lưu Cầu thường nằm trên những ngọn đồi cao ở sát biển, nên thường hứng chịu gió biển và bão lốc. Vì vậy, không chỉ trấn phong mà hệ thống tường rào quanh nhà cũng làm bằng đá tảng rất kiên cố. Đặc biệt, trước cổng hay trên mái nhà, người Lưu Cầu thường gắn một hoặc hai linh thú, gọi là sisha. Đó là con sư tử biểu trưng cho văn hóa Lưu Cầu. Nếu bức trấn phong có tác dụng ngăn cản chướng khí và cuồng phong tràn vào nhà thì sisha là linh thú bảo vệ ngôi nhà khỏi sự xâm nhập của các loại ma quỷ. Vì thế, sisha không chỉ trấn giữ trước nhà ở dân gian mà còn án ngữ trước các công sở, trường học, ngân hàng… ngăn không cho ma quỷ hoành hành, quấy nhiễu ở những nơi này.


http://baothuathienhue.vn/UploadFiles/baothuathienhue.vn/TinTuc/2011/1/31/image/luu4.jpg http://baothuathienhue.vn/UploadFiles/baothuathienhue.vn/TinTuc/2011/1/31/image/luu5.jpg
Bức trấn phong bằng đá trắng trước ngôi nhà truyền thống của người Lưu Cầu và Linh thú sisha trấn giữ trên mái nhà.

Hỗ trợ cho sisha còn có những tảng đá, trên đó có khắc ba chữ Hán Thạch cảm đương. Đây là phong tục ảnh hưởng từ Trung Hoa. Người Trung Hoa cho rằng những ngôi nhà nằm ở thế “hổ vĩ” theo quan niệm của phong thủy, thường bị ma trêu. Nếu có cúng bái, lễ lạt, phù chú thì cũng chỉ xoa dịu tạm thời. Vì thế muốn yên ổn lâu dài, phải mời một vị thần hộ vệ về trấn giữ trước nhà. Thần ấy ở núi Thái Sơn, một trong ngũ nhạc (năm ngọn núi thiêng của Trung Quốc: Thái Sơn, Cao Sơn, Hoa Sơn, Hoàng Sơn và Hằng Sơn). Do vậy, người ta rước một hòn đá có khắc năm chữ Hán Thái Sơn thạch cảm đương (Đá Thái Sơn trấn giữ ở đây) đem chôn phía trước cổng nhà, coi như có thần Thái Sơn đang bảo hộ cho gia thất. Phong tục này cũng du nhập vào Việt Nam, khá phổ biến ở Bắc bộ và hiện đang là một trào lưu thời thượng ở Hà Nội và các vùng lân cận. Tuy nhiên, những hòn đá trấn trước cổng nhà của người Lưu Cầu thường chỉ ghi ba chữ Thạch cảm đương mà thôi.

Vậy là, kiến trúc nhà ở của người Lưu Cầu vừa mang đậm những tính cách đặc trưng của kiến trúc nhà ở của cư dân vùng biển với hệ thống tường rào và kết cấu khung nhà kiên cố, vừa ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa trong việc trấn yểm, lại vừa mang đậm phong cách Nhật Bản trong bài trí nội thất. Song, điều thú vị nhất đối với tôi chính là sự tương quan giữa trấn phong trong kiến trúc nhà ở của người Lưu Cầu với bình phong trong kiến trúc nhà ở của người Huế.

Đặc biệt, Huế là nơi duy nhất ở Việt Nam có các bức bình phong tọa lạc ở đằng trước kiến trúc nhà ở dân gian, thì Lưu Cầu quốc (nay là tỉnh Okinawa) cũng là nơi duy nhất ở Nhật Bản có điều tương tự. Còn bình phong hay trấn phong, chẳng qua cũng chỉ là những tên gọi mà thôi.


Trần Đức Anh Sơn
Lưu Cầu - Thuận Hóa cuối năm Canh Dần

Kasumi
10-12-2011, 04:28 PM
Cổ tục mai táng người chết trên vách núi của người Ryukyu xưa đã để lại cho vùng bắc đảo Okinawa một kỳ quan hiếm thấy. Di sản văn hóa này thu hút đông đảo khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới hàng năm đến tham quan, du khảo.

Đó là những ngôi mộ giấu mình trong một vách núi nhìn ra cảng Unten trên bán đảo Motobu ở phía bắc đảo Okinawa (Nhật Bản). Bảng thuyết minh ở lối vào cho biết khu mộ cổ này có tên là Unishibaka (Đại Bắc mộ) hay còn gọi Ajihaka (Án ti mộ). Đây là nơi yên nghỉ của những vị Án ti, chức quan cai trị lãnh địa Hokuzan (Bắc Sơn) vào thời vương triều Sho (1407 1879) trị vì đảo quốc này.


http://duhoc.viet-sse.vn/wp-content/uploads/2011/05/motreo.jpg

Câu chuyện về những ngôi mộ trí độc nhất vô nhị

Vào thế kỷ 14, các bộ tộc riêng lẻ trên đảo Okinawa đã hợp nhất với nhau thành ba lãnh địa cát cứ: Hokuzan (Bắc Sơn) ở vùng phía bắc, Chuzan (Trung Sơn) ở trung bộ và Nanzan (Nam Sơn) là vùng lãnh thổ phía nam. Sử sách Nhật Bản gọi đây là thời kỳ Sanzan (Tam Sơn). Các vị lãnh chúa cai trị ba lãnh địa này đã tiến hành chiến tranh để giành quyền thống trị toàn bộ hòn đảo. Trong cuộc chiến này, lãnh chúa Chuzan chiếm ưu thế và nhận được sự ủng hộ của nhà Minh ở Trung Hoa. Đến đầu thế kỷ 15, vua nhà Minh là Minh Thành tổ (1402 – 1424) công nhận Chuzan là phiên thuộc của Minh triều. Quốc chủ Chuzan lúc đó là Shisho (Tư Thiệu) được Minh Thành tổ ban cho họ Sho (Thượng), gọi là Sho Shisho (Thượng Tư Thiệu), tiếp tục chiến tranh với Hokuzan và Nanzan. Đến năm 1416, Chuzan thôn tính Hokuzan.

Năm 1421, Sho Shisho truyền ngôi cho Sho Hashi (Thượng Ba Chí). Sho Hashi tiếp tục lãnh đạo Chuzan tấn công Nanzan và đến năm 1429 thì xâm chiếm hoàn toàn lãnh địa phương Nam này, thống nhất đảo quốc và lập ra vương triều Ryukyu (Lưu Cầu), mở ra một kỷ nguyên thịnh trị cho đảo quốc này. Vương triều Ryukyu tồn tại trong 450 năm, trải qua 25 triều vua và 2 đời nhiếp chính, đến tháng 3 năm 1879 thì bị sáp nhập vào Nhật Bản. Sau khi thống nhất quốc đảo, quốc vương Ryukyu đóng đô ở Shuri (Thủ Lý), phía nam đảo Okinawa. Vùng lãnh thổ Hokuzan ở phía bắc, thủ phủ là tòa thành Nakijin Gusuku (Kim Quy Nhân thành) được giao cho các quan Án ti là người địa phương cai quản.

Cách không xa Nakijin là cảng Unten (Vận Thiên cảng), đầu mối giao thương kinh tế của lãnh địa Hokuzan. Năm 1761, quan Án ti giám thủ Nakijin là Hokuzankanshu qua đời. Thay vì được mai táng ở Nakijin, Hokuzankanshu được đưa về chôn cất trên một vách núi tiếp giáp với cảng Unten. Khu mộ được đặt tên là Unishibaka, song dân gian vẫn quen gọi là Ajihaka, nghĩa là “mộ quan Án ti”. Từ đó về sau, các vị Án ti cai trị ở Nakijin Gusuku như Dainisoshioto, Kaisho, Katsujun, Katsushi, Juso, Juken… sau khi qua đời đều đưa về mai trên vách núi này. Vậy là, ngay bên bến cảng Unten sầm uất đã hình thành một khu mộ treo trên vách núi đá vôi dựng đứng, tồn tại ngót 250 năm nay.

Du khảo khu mộ treo trên núi

Vật đổi sao dời, một cây cầu nối Unten với hòn đảo Yagachishima ở phía đông bến cảng được xây dựng khiến cho tàu lớn không thể vào ra bến cảng như xưa. Unten mất dần vai trò là cảng đầu mối, còn mộ địa Unishibaka thì trở nên hoang phế. Tuy nhiên, với những ai ưa thích du khảo thì Unishibaka là một địa chỉ nên viếng thăm trong hành trình khám phá vương quốc Ryukyu cổ xưa. Chúng tôi là những người như thế.

Đoàn du khảo của chúng tôi gồm 6 người, đều là những người nghiên cứu lịch sử đến từ Đại học Osaka và Đại học Tokyo (Nhật Bản), Viện Nghiên cứu Quốc gia về Văn hóa Hải dương Mokpo (Hàn Quốc) và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng (Việt Nam). Sau khi viếng thăm Nakijin Gusuku, tòa thành thủ phủ của Hokuzan nay đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và thưởng thức món Gusuku-soba, nghĩa là “mì ở cổ thành”, nấu với thịt heo ba chỉ, cực kỳ thơm ngon, chúng tôi lên xe trực chỉ cảng Unten. Khoảng 30 phút thì đến nơi. Một vách núi dựng đứng chặn ngay trước cảng. Thấp thoáng trên sườn núi là những ô vuông bằng gỗ, bằng đá vôi xếp vỉa và bằng đá chẻ xây kín. TS. Nishimura Masanari, một thành viên trong đoàn, chỉ về những ô vuông trên vách núi ấy và bảo: “Đó chính là mộ của những Án ti cai quản vùng đất phía bắc của vương quốc Lưu Cầu”. Chúng tôi đi qua những ngôi nhà dường như vắng chủ bởi vẻ quạnh hiu của nó, len lỏi qua những vườn cây ăn quả và những giàn mướp đắng trái treo lúc lĩu để tìm đường lên triền núi.

Ngôi mộ mang tên Unishibaka của quan Án ti Hokuzankanshu tọa lạc ở vị trí thấp nhất và trang trọng nhất. Trước mộ có mộ chí viết bằng chữ Hán, không phải chữ Nhật như các bia mộ mà tôi từng gặp ở Tokyo, Kyoto hay Shimane, những nơi tôi từng đến thăm trước đây. Nguyên nhân là vì trước đây vương quốc Ryukyu thần phục Trung Hoa và chống lại Nhật Bản, nên họ dùng chữ Hán thay cho chữ Nhật, dù rằng, về mặt chủng tộc và ngôn ngữ, người Ryukyu gần gũi với người Nhật hơn người Hoa. Ngôi mộ chôn chìm vào vách núi, phía trước có các bậc cấp bằng đá ong “xếp khan”, không trát vữa. Bia mộ khắc lõm vào vách đá, phủ kín bởi rêu và những đám dây rừng. Trước mộ có một gốc dương liễu (phi lao) cổ thụ, mà người Okinawa gọi là Ryukyu matsu (Lưu Cầu tùng), một trong những đặc sản của Okinawa, cùng với bưởi, chanh tứ quý, mướp đắng… Sau khi viếng thăm ngôi mộ Unishibaka, chúng tôi dắt díu nhau trèo lên các bậc cấp bằng sắt để đến khu mộ Mamajanabaka (Bách Án ti mộ). Một bên là vực sâu, một bên là vách núi cheo leo bị đục thủng thành những ô hình chữ nhật, bên trong là những chiếc quách bằng gỗ và những hũ sành kỳ bí.


http://www.covathue.com/anh%20hien%20vat/TTDS8%20Anh%2010.jpg
Mộ của Nakijinoji, vương tử thành Nakijin, mai táng năm 1761

Tôi dừng lại bên một chiếc quách đã bị vỡ một góc, ghé mắt nhìn vào những chiếc hũ sành thấy toàn xương là xương. Một thành viên trong đoàn cho tôi hay đó là xương người đã được cải táng. Theo lời TS. Nishimura, người Lưu Cầu xưa có tục cải táng người chết sau khi mai táng vài năm. Người ta khai quật những ngôi mộ chôn trong lòng núi lên, nhặt xương bỏ vào hũ sành rồi đặt vào bên trong những chiếc quách gỗ và xây bít lại bằng đá hộc hay đá chẻ trát vữa. Làm xong việc này thì người chết mới được coi là có “mồ yên mả đẹp”. Tôi hỏi: “Thế vì sao lại có những chiếc hũ xương trắng hếu lộ thiên ở kia?”. TS. Nishimura cho hay: “Đó là xương từ những ngôi mộ bị mưa lũ xói mòn, không rõ của ai, nên dân địa phương nhặt nhạnh, đưa vào một nơi. Còn những ngôi mộ có chủ, hoặc mộ của các Án ti, sau khi cải táng đã được chôn cất vĩnh viễn trong những ngôi mộ được xây kiên cố ở đằng kia”. Đúng là bên cạnh những chiếc quách gỗ vỡ nát là những ngôi mộ được phong kính bằng đá vôi xếp thành tường bao hoặc được xây chìm trong lòng núi rất kiên cố. Tôi hỏi: “Người Okinawa hiện nay có còn mai táng người thân trên vách núi như thế này không? Và có giữ tục cải táng như xưa không?”. Nishimura cho hay là ở những vùng nông thôn hẻo lánh trên đảo Okinawa người ta vẫn giữ cổ tục mai táng và cải táng này, nhưng cư dân thành thị thì đã chuyển sang hỏa táng theo yêu cầu của chính quyền. Tục mai táng trên vách núi được coi là một nét văn hóa đặc trưng của người Ryukyu.

Thảo nào, trên tấm bản thuyết minh ở lối vào khu mộ cổ này, tôi đọc được dòng chữ bằng tiếng Nhật, đại ý: “Những ngôi mộ cổ này là tài sản văn hóa của vùng Nakijin”. Và trên chặng đường đi từ chân núi lên các ngôi mộ cheo leo này, chúng tôi bắt gặp hai người vận đồng phục đang vác một đống máy móc đi từ trên núi xuống. Họ đến đây để đo độ ẩm và tính toán các dữ liệu để bảo tồn khu mộ cổ và lên phương án mở rộng đường lên núi để tạo thuận tiện cho du khách viếng thăm nơi này trong tương lai.


Nhật Quang
covathue.com

lynkloo
01-01-2012, 09:01 PM
Công viên hải dương học Okinawa- công viên lớn thứ hai thế giới

Thành phố Okinawa, Nhật Bản sở hữu Bảo tàng Hải dương học và Bảo tàng Tàu thuyền, là những nơi trưng bày tất cả những gì liên quan đến biển. Và công viên hải dương học Okinawa này là công viên lớn thứ hai trên thế giới đấy, chỉ sau công viên Atlanta của Mỹ mà thôi.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-1.jpg

Vào tới bên trong, mọi người phải xếp hàng ngay ngắn, dù có phấn khích đến đâu đi nữa nhé, mọi nội qui cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt. ở đây người ta cho mình cho tay xuống nước, nhưng tuyệt đối không được nhấc sao biển lên khỏi mặt nước đâu. Các bạn nhìn kĩ những đốm xanh xanh nhé, là cá đấy ngạc nhiên không nào? ( ảnh 2,3)


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-2.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-3.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-4.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-5.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-6.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-7.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-81.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-8.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-91.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-9.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-11.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-12.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-13.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-15.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-14.jpg

Bể cá ở đây cao 8,2 m, rộng 22,5 mét, dày 60 cm để thích ứng với 7.500 mét khối nước.

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-16.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-17.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/cong-vien-Okinawa-18.jpg

Đến đây rồi các bạn cũng đừng quên xem màn biểu diễn lí thú của những chú cá heo ở bên ngoài nữa.

Thích thật đấy mọi người nhỉ. Không thể bỏ lỡ công viên hải dương học này phải không các bạn!



TN- Ione

Kasumi
21-02-2012, 10:31 PM
Khám phá đảo Okinawa

Okinawa là địa điểm du lịch tuyệt vời của Nhật Bản với một đảo chính Okinawa và hàng trăm hòn đảo nhỏ. Hòn đảo chính Okinawa được bao quanh bởi san hô và nhiều bãi biển xinh đẹp được cho là đẹp nhất tại Nhật Bản. Khí hậu nhiệt đới của Okinawa làm cho nơi đây là nơi tuyệt vời để thư giãn và tận hưởng chính mình. Okinawa với những rạn san hô nhiệt đới đẹp tuyệt vời khiến nó trở thành một điểm đến phổ biến cho các thợ lặn khám phá.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/12/okinawa.jpg

Chuỗi đảo Okinawa dài hơn 1.000 km và bắt đầu gần Kyushu tới phía nam Đài Loan. Thủ phủ của tỉnh Okinawa là Naha, trên đảo chính của Okinawa. Okinawa còn được gọi là quần đảo Ryukyu, sau khi Vương quốc Ryukyu đến hòn đảo này từ thế kỷ thứ 12.

Những di sản thế giới ở Okinawa

Tamaudun

Tamaudun là một lăng mộ đá bị chôn vùi ở Ryukyuan và ngày nay là một di sản thế giới. Tamaudun nằm trong Shuri, Okinawa, cách một đoạn ngắn từ thành Shuri. Tamaudun được xây dựng vào năm 1501 bởi vua Sho Shin, vị vua thứ ba của triều đại Sho, cha của ông là vua Sho En. Tất cả có 18 đời vua và gia đình của họ được chôn ktrong Tamaudun.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/12/tamaudun.jpg

Sonohyan-utaki

Sonohyan-utaki là một khu vực trong thành Shuri trong đó có cổng đá Sonohyan-utaki được xây dựng vào năm 1519, và một khu rừng xanh tươi dẫn đến lối vào. Các cửa chỉ mở ra cho nhà vua, những người sẽ cầu nguyện tại đó trước khi bắt đầu một cuộc hành trình. Sonohyan-utaki là một di sản thế giới.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/12/55349622.jpg

Thành Nakijin

Thành Nakijin nằm ở Nakijin, Okinawa và là một di sản thế giới. Nakijin được xây dựng từ cuối thế kỷ 13, và được xây dựng bởi các vương quốc Hokuzan. Thành Nakijin nổi tiếng với kích thước của nó với một khu phức hợp bao gồm 14 mẫu Anh và các bức tường chạy dài 1,5 km. Ngày nay, di tích duy nhất còn bao gồm các bức tường và một số khu vực khác.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/12/nakijin.jpg

Thành Zakimi

Thành Zakimi nằm trong Yomitan, Okinawa và là một Di sản thế giới. Nakijin được hoàn thành vào năm 1422 bởi các nhà lãnh đạo quân sự Ryukyuan Gosamaru. Ngày nay, di tích duy nhất còn bao gồm các bức tường và một số khu vực khác.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/12/zakimi.jpg

Thành Katsuren

Thành Katsuren được cho là tòa thành lâu đời nhất ở Okinawa và là một Di sản thế giới. Katsuren được xây dựng theo phong cách Nhật Bản. Đứng trên Katsuren có thể trông thấy Awase và Nakagusuku Bay trên Thái Bình Dương, do vậy tại sao Katsuren cũng được gọi là đại dương Gusuku. Tòa thành Katsuren ở đỉnh cao quyền lực của mình trong giữa thế kỷ 15 bởi sự chỉ đạo của Chúa Amawari. Các cuộc khai quật trong di tích này đã phát hiện ra một số loại gạch quý, đồ sứ Trung Quốc, nó là bằng chứng của sự giàu có và thịnh vượng của Katsuren. Ngày nay, di tích duy nhất còn bao gồm các bức tường và một số khu vực khác.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/12/katsuren.jpg

Thành Nakagusuku

Thành Nakagusuku nằm ở Kitanakagusuku, Okinawa và là một Di sản thế giới. Nakagusuku được xây dựng trong năm 1440 bởi người chỉ huy huyền thoại của Ryukyuan là Gosamaru, để chống lại lãnh chúa Amawari. Ngày nay, di tích duy nhất còn bao gồm các bức tường và một số khu vực khác.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/12/nakagusuku.jpg

Thành Shuri

Thành Shuri nằm ở Shuri, Okinawa và là một Di sản thế giới. Shuri được xây dựng từ thế kỷ 14 bởi các vương quốc Ryukyu, bao gồm cả cung điện của Vương quốc Ryukyu. Năm 1945, lâu đài đã gần như hoàn toàn bị phá hủy bởi vỏ tàu chiến từ Mỹ. Shuri được xây dựng lại từ năm 1958 và 1992.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/12/shuri.jpg

Vườn Shikinaen

Vườn Shikinaen là một phần của khu phức hợp thành Shuri và là một Di sản Thế giới. Vườn Shikinaen được xây dựng năm 1799, là một ví dụ hiếm hoi của cảnh quan vườn Ryukyun. Shikinaen được bố trí thành hình tròn theo phong cách hiện đại của Nhật Bản, cùng với một ao bé có một cây cầu dẫn đến hòn đảo nhỏ theo phong cách Trung Quốc. Những yếu tố này được kết hợp với Ryukuan theo kiểu biệt thự. Shikinaen được sử dụng như một khu vực dành cho các hoàng gia để thư giãn, những người quan trọng như phái viên từ Trung Quốc.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/12/shikinaen.jpg

Đền Seifa-utaki

Đền Seifa-utaki là địa điểm thiêng liêng nhất ở Okinawa và là một Di sản Thế giới. Seifa-utaki bao gồm những phiến đá tự nhiên làm thành một kiến ​​trúc hình thành giữa hai tảng đá lớn, và trồi lên cao hơn so với mực nước biển. Có nhiều tòa nhà trên di tích này, nhưng đã bị phá hủy. Ngày nay chỉ còn lại các con đường đá. Đền Seifa-utaki chỉ được sử dụng bởi các gia đình Hoàng gia Ryukuan. Seifa-utaki nằm ở phía đông nam của đảo Okinawa.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/12/seifa.jpg


Công ty Tư vấn GD&ĐT Nam Á

Kasumi
02-04-2012, 04:28 PM
Đảo 'tăng lực' Okinawa xanh sạch đẹp

Không có gì là khó hiểu khi trên hòn đảo Okinawa này lại có tới 457 cụ đã sống ngoài tuổi 100, khi đây được mệnh danh là nơi tốt nhất cho sức khỏe của con người.

Bất ngờ hơn khi chúng mình tìm hiểu về tuổi thọ trung bình của người dân trên hòn đảo này, nữ giới là 86 và 78 của nam giới. Không chỉ sống thọ, họ còn sống rất khỏe mạnh và hạnh phúc. Minh chứng điển hình là cụ Seikichi Uehara, 96 tuổi vốn từng là một võ sĩ phái Seikichi Ueheara, vẫn có thể đánh bại đối thủ ở tầm tuổi 30 trong một giải đấu đấm bốc. Ngoài ra, cụ bà Nabi Kinjo, năm nay đã 105 tuổi, vẫn có thể bắt được một con rắn độc chỉ với một cái vỉ đập ruồi.


http://ione.net/files/subject/2012/04/25388/dao-okinawa-2.jpg

http://ione.net/files/subject/2012/04/25388/dao-okinawa-3.jpg
Vẻ đẹp hoang sơ, trong lành của hòn đảo xanh biếc Okinawa. Ảnh: Tom.

Các ấy có tò mò “bí quyết” nào đang tồn tại ở Okinawa không nhỉ? Đó chính là chế độ ăn uống và quan niệm sống của người dân nơi đây. Không hề có sự lo âu nào xuất hiện trên khuôn mặt của người dân đảo Okianwa, thậm chí cả những người lớn tuổi, dường như stress chỉ là khái niệm ở đâu đó ngoài Okianawa. Một nông dân 88 tuổi vẫn có thể làm việc 11 giờ mỗi ngày ngoài cánh đồng cho biết, “Tôi hầu như không bao giờ tức giận. Tôi tận hưởng cuộc sống bởi vì tôi cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc và tôi nghĩ đó chính là phương thuốc cho cuộc sống trường thọ”.

Hầu hết người già trên 85 năm tuổi thường chỉ sống để chờ đợi cái chết, luôn tục ốm đâu và chịu hành hạ bởi những cơn đau nhức toàn thân và họ cố bám trụ để tồn tại, nhưng điều đó không hiện hữu ở Okinawa. Họ luôn nhìn nhận cuộc sống một cách thật đơn giản và tâm niệm muốn sống thật lâu. Thậm chí, một cụ bà 100 tuổi cho biết vẫn muốn sống thêm nhiều năm nữa với con cháu.


http://ione.net/files/subject/2012/04/25388/dao_okinawa_2.jpg
Những người dân trên đảo xanh Okinawa sống rất khỏe mạnh và hạnh phúc. Ảnh: OD.

Những người già tại đảo Okinawa thường nói “Ở tuổi 70, bạn vẫn còn là một đứa trẻ, khi 80 tuổi, người bạn chỉ là một thanh niên trưởng thành. Và đến 90 tuổi, nếu thiên đàng có mời gọi bạn, chỉ cần nói với họ: hãy đi chổ khác, và chỉ quay lại khi tôi 100 tuổi”. Quan niệm này này phần nào thể hiện triết lý về cuộc sống của họ.

Thói quen ăn uống của cư dân đảo Okinawa cũng là yu tố không kém phần quan trọng. Chế độ ăn uống không phụ thuộc nhiều vào thịt, thay vào đó là các loại cá, gạo và rau xanh. Một trong những món ăn phổ biến tại đây là Mimiga, món ăn được làm làm từ tai lợn – có hàm lượng chất béo thấp và giàu canxi. Họ cũng ăn nhiều đậu phụ, và các loại rau như mướp đắng (Goiya) và khoai lang. Khoai lang được trồng ở Okinawa đặc biệt rất giàu chất dinh dưỡng.


http://ione.net/files/subject/2012/04/25388/dao-okinawa-1.jpg
Đảo Okinawa còn được mệnh danh là một trong những hòn đảo lãng mạn nhất thế giới. Ảnh: Tom.

Tuy nhiên, đáng tiếc là lối sống truyền thống trên hầu như chỉ được người có tuổi ở Okinawa thực hiện, trong khi đó thế hệ trẻ tại hòn đảo đang dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, đặc biệt là thức ăn nhanh. Một thanh niên đang ăn hamburger cho biết: “Tôi thích thực phẩm giàu năng lượng, Goiya đắng quá, vì vậy tôi không thích lắm”.
Sự suy thoái của các thói quen ăn uống lành mạnh đã làm giảm đáng kể tuổi thọ trung bình trên đảo. Tỷ lệ béo phì và ung thư phổi ở Okinawa tăng cao hơn.


Ken
IOne

Kasumi
21-04-2012, 07:42 PM
Vườn Shikinaen - Hương vị độc đáo của Okinawa

Shikinaen được xây dựng vào cuối thế kỷ 18 như là một nơi cư trú thứ hai của các vị vua Ryukyu. Khu vườn được xây dựng tương đối đơn giản, các tòa nhà và những cung điện bằng gỗ với phong cách Okinawa, mái ngói đỏ và một diện tích rộng theo phong cách Nhật Bản là cảnh quan sân vườn với hồ trung tâm. Trong khi những khu vườn khác ở Nhật Bản được thiết kế duy nhất theo một phong cách thì kiến trúc và hệ thực vật ở Shikinaen mang đến một hương vị độc đáo cho Okinawa.


https://lh3.googleusercontent.com/-MSvkwIgTn7A/T4VF44xajjI/AAAAAAAAF7w/p9OrfVfCzHg/s575/7104_01.jpg

Kể từ khi nó được xây dựng ở phía nam của thành Shuri, Shikinaen cũng được gọi là Vườn Nam. Khu vườn được xây dựng vào năm 1799, là một khu vườn thông suốt với ao trung tâm. Phong cách này rất quen thuộc trên các lục địa Nhật Bản, nhưng tại Shikinaen, du khách sẽ thấy ảnh hưởng của lối kiến trúc Trung Quốc đây đó, mà có thể được nhìn thấy chỉ ở Okinawa.


https://lh5.googleusercontent.com/-hEL7ghSvlsk/T4VF4-M49kI/AAAAAAAAF7s/I8HA0UbQ-6M/s575/7104_02.jpg

Shikinaen đã hoàn toàn bị phá hủy trong trận động đất Okinawa năm 1945, nhưng đã được khôi phục gọn gàng trong những năm sau chiến tranh. Năm 2000, Shikinaen là một trong số các địa điểm được thêm vào danh sách của Di sản thế giới UNESCO.

Để vào được trung tâm khu vườn, du khách phải đi qua một con đường tròn 300 mét, dẫn qua một khu rừng trước khi đến ao. Hai cây cầu đá kết nối đến một cù lao nhỏ giữa dòng nước và cho phép du khách có thể vượt qua mặt ao này sang bên kia bờ. Một gian hàng nhỏ hình lục giác nằm trên một hòn đảo nhỏ thứ hai. Ngọn đồi nhân tạo bao quanh ao và cung cấp cho các du khách một điểm nhìn thuận lợi hơn.


https://lh3.googleusercontent.com/-di6Q79CC-4g/T4VF4VcIK5I/AAAAAAAAF7o/N7v-9S06Xko/s286/7104_03.jpg
Bên trong cung điện

https://lh3.googleusercontent.com/-vFmBV2E6k_w/T4VF5P41WiI/AAAAAAAAF70/JEM8nwejVo8/s286/7104_04.jpg
Một ngôi nhà gần ao

Cung điện được xây dựng đứng gần bờ ao. Cấu trúc bằng gỗ tuyệt đẹp của nó được sử dụng để phục vụ việc giải trí của gia đình hoàng gia và khách mời quan trọng. Một điểm đặc biệt lưu ý trong khu vườn là một đài quan sát gọi là Kankodai. Lý do cho điều này được cho là các vị vua của Okinawa muốn làm cho Okinawa nhìn lớn hơn bình thường, rộng rãi như là lục địa châu Á, khi các sứ giả Trung Quốc sang thăm.


Theo nama.edu

Mùa Thu Màu Xám
17-07-2012, 11:10 PM
Di sản thế giới của Nhật – Lâu đài Shuri

Với người Nhật, ai cũng muốn có dịp được đến Okinawa. Nơi đây nổi tiếng với những sản phẩm á nhiệt đới và những bãi biển tuyệt đẹp làm say đắm lòng người. Người Việt nam khi đến Okinawa sẽ cảm thấy như mình đang ở tại quê hương, và luôn được người dân Okinawa mến khách đón tiếp nồng hậu. Okinawa còn nổi tiếng với những kiến trúc độc đáo duy nhất chỉ có ở đây, trong đó có tòa lâu đài Shuri đã được xếp là Di sản thế giới.


http://www.dulichvietnam247.com/images/uploads/News/1735157637-2-562480150.JPG.jpeg


Tòa lâu đài Shuri, nằm ở thành phố Naha tỉnh Okinawa. Lâu đài Shuri được xây dựng khoảng vào thế kỉ thứ 12. Sau vài trăm năm nội chiến giữa các lãnh chúa, các hòn đảo ở Okinawa đã được thống nhất lại thành Vương quốc Ryukyu vào đầu thế kỉ 15. Trong suốt 450 năm sau, lâu đài Shuri là cung điện của nhà vua Ryukyu. Vương quốc Ryukyu nằm ở giữa Nhật bản và Trung quốc, nên Ryukyus có nhiều nét khác với những vùng ở đất liền Nhật bản, đặc biệt về mặt kiến trúc. Tòa lâu đài Shuri cũng khác hẳn với những tòa lâu đài thường thấy ở trong Nhật. Sở dĩ Ryukyu có nhiều quan hệ với Trung quốc từ thế kỉ 14, nên kiến trúc của tòa lâu đài Shuri mang đậm nét kiến trúc của Trung quốc. Tuy nhiên từ thế kỉ 18, Ryukyu có nhiều quan hệ với Nhật bản, với Hàn Quốc, chính vì vậy những tòa kiến trúc vào thời gian này có nhiều nét khác hơn với Shuri.

Tòa lâu đài được xây dựng trên một diên tích khoảng 6 vạn mét vuông, được xây dựng bằng những bức tường đá cứng và có nhiều công trình xây dựng đã được xếp hạng tài sản quốc gia, gồm Seiden (chính điện), Shureimon (cổng thứ hai) vươn lên hùng vĩ trên bầu trời xanh. Tuy nhiên trong thời kì chiến tranh, tất cả những tòa lâu đài này, gồm cả những bức tường đá cũng đều bị phá hủy. Ngày nay, Kankai mon (cổng chính) và Shureimon (cổng thứ hai) đã được phục chế lại và khu vực này trở thành công viên lịch sử.

Shureimon (cổng thứ hai) được biết đến là kiến trúc độc đáo duy nhất chỉ có ở Okinawa và nhiều lần đã được coi là biểu tượng của Okinawa. Đây là cổng thứ hai nằm trên con đường chạy vào tòa lâu đài. Cổng chính và cổng thứ nhất thì nằm ở vị trí thấp hơn, có hình dáng và cỡ giống như Shureimon. Hai cổng đó còn được gọi là Ueno Torii (cổng trên) và Shitano Torii (cổng dưới).

Theo: www.vysak.com





post xong ko biêt post chỗ này đúng ko nữa, có gì thì ss ka del nhé http://eemoticons.net/Upload/Rabbit/th_15.gif (http://eemoticons.net/D/Rabbit/th_15)

Kasumi
02-10-2012, 09:17 PM
Lối sống "khác thường" ở Okinawa

Đối với rất nhiều người nước ngoài, đặc biệt là người phương Tây, Okinawa là một điểm đến không rõ, chỉ được biết đến qua bộ phim "Karate Kid Part 2" hoặc một số điều khác. Điều này không ngạc nhiên, đặc biệt là thậm chí rất nhiều người dân Nhật Bản không biết đến hòn đảo xinh đẹp này hoặc nghĩ về nó như một nơi mà mùa đông không bao giờ đến.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot4/A-beach-in-Okinawa-2.jpg

Nhưng trên thực tế, Okinawa có nhiều hơn những gì chúng ta tưởng. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách nói rằng dân số ở đây là một trong những nơi tồn tại lâu nhất trên thế giới. Tại sao? Có 3 lý do. Đầu tiên, tất nhiên, thời tiết ở đây bao giờ cũng duy trì với một nhiệt độ không dưới 15 độ vào mùa đông. Thực tế này cho phép mọi người có thể tiết kiệm được nhiều tiền (không cần lò sưởi ấm). Mùa hè, hầu như ở khắp mọi nơi tại Nhật Bản, rất nóng nhưng gió ở đây làm cho mọi người có thể chịu được. Bằng cách đó, tiền tiết kiệm được trong mùa đông có thể được dành cho điều hòa không khí ở nhà để ngăn chặn nấm mốc khó chịu và mùi hôi gây ra bởi độ ẩm.

Một điểm đặc biệt khác là những trận động đất rất hiếm khi xảy ra ở Okinawa. Thay vào đó, bão lại thường phổ biến trong năm, đặc biệt là trong tháng 9. Ở Okinawa, các mùa bắt đầu sớm hơn so với những khu vực khác của đất nước, vì vậy, ở đây có mùa xuân vào giữa tháng 2, khi đó có thể xem hoa anh đào nở trước những người khác ở Nhật Bản. Mùa mưa (tsuyu trong tiếng Nhật) kéo dài từ tháng 5 đến tháng 6, trước 1 tháng so với những nơi khác tại Nhật Bản.

Yếu tố thứ 2 có thể được tìm thấy trong Okinawa là thực phẩm. Rõ ràng, giống như tất cả các chế độ ăn khác, bạn phải tuân theo nó mỗi ngày, 365 ngày một năm. Và cũng giống như bất cứ nơi nào khác trên thế giới, ở Okinawa có rất nhiều nhà hàng thức ăn nhanh (có lẽ vì số lượng lớn người Mỹ sống ở đây), có thể cám dỗ bạn. Có 3 biểu tượng ẩm thực ở Okinawa là: Goya (khổ qua), một loại quả giàu vitamin và khoáng chất, được tiêu thụ nhiều nhất trong mùa hè. Nó trông giống như quả dưa chuột với da bị biến dạng và hương vị của nó khá đắng, vì vậy nó ăn với cơm hoặc các loại thực phẩm khác nhưng luôn luôn được nấu chín.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot4/goya2.jpg
Goya (khổ qua)

Thứ 2 là Okinawa soba, được làm từ bột mì trắng 100%. Nó được phục vụ trong một bát nước dùng với thịt lợn (3 lát), một miếng cá dán gọi là Kamaboko và nhiều loại gia vị khác nhau. Bạn có thể ăn món này trong bất kỳ thời gian nào trong ngày, bởi nó có một hương vị rất dễ chịu ngay cả trong mùa hè.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là rượu Okinawa: Awamori, loại rượu được làm từ gạo Thái và mạch nha lúa. Nó giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch và nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, khi bạn uống nó lần đầu tiên, mùi của nó không hề dễ ngửi. Đó là lý do tại sao người Okinawa khi uống loại rươu này lại uống với nước đá, trà, hoặc nước giải khát khác.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot4/Okinawa-city.jpg

Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng là người Okinawa làm thế nào để sống ngày này sang ngày khác. Đến đây lần đầu tiên, cuộc sống ở Okinawa nhìn có vẻ giống như với bất kỳ thành phố nào khác của Nhật. Nhưng nếu bạn sống ở Tokyo một thời gian, bạn sẽ dễ dàng có thể nhận ra sự khác biệt. Trong thực tế, bầu không khí mà bạn cảm thấy khi đi bộ qua các đường phố Naha thoải mái hơn so với các thành phố lớn của Nhật Bản. Chỉ có ở đây bạn mới có thể tìm thấy các doanh nhân mặc Kariyushi (tương tự như áo sơ mi Hawaii) trong giờ làm việc, và hiếm khi đeo một chiếc cà vạt. Một điểm nổi bật khác ở Okinawa là không có tàu điện ngầm và chỉ có một tuyến đường sắt chạy từ sân bay đến lâu đài Shuri. Vì vậy, hầu như tất cả mọi người phải sử dụng một chiếc xe hơi hoặc xe buýt ở khoảng cách dài. Quả thật, Okinawa là nơi lý tưởng để khám phá những khía cạnh không ngờ của Nhật Bản.


Theo nama.edu

Kasumi
08-11-2012, 12:18 PM
Okinawa - Hòn đảo mở cửa với thế giới

Với người Nhật, quần đảo Okinawa là địa điểm du lịch tuyệt vời với đảo chính Okinawa và hàng trăm đảo nhỏ nằm ngoài khơi tây nam Nhật Bản. Khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình khoảng 220C cùng nhiều bãi biển trong vắt, cát trắng phau, những rặng san hô xinh đẹp đã làm nên một Okinawa rất khác Nhật Bản nội địa.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot4/okinawa-121.jpg

Nơi nghỉ dưỡng lý tưởng

Đại diện một công ty du lịch lớn có mặt trong chuyến đi khảo sát tour du lịch đến Okinawa do Hãng Japan Airlines (JAL) và Công ty Du lịch JTB tổ chức vào cuối tháng 10 qua cho biết, du khách Nhật không thích đến đồng bằng sông Cửu Long, họ thường chọn tour miền Trung đi thăm các di sản thế giới hay ra Bắc để đến các vùng cao, hoặc chọn Vịnh Hạ Long, Tràng An, Bái Đính...

Câu trả lời từ thực tế cho anh thấy là vì Nhật Bản có Okinawa. Số khách du lịch nội địa cũng nói lên được điều này, khoảng 6 triệu du khách hằng năm so với gần 400 ngàn du khách quốc tế đến từ Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và các nước châu Âu.

Khí hậu lý tưởng khiến Okinawa là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời cho những người thích lặn biển, thích nghỉ ngơi bên bờ biển hay tắm mình trong ánh nắng chan hòa, trốn cái rét buốt của mùa Đông nội địa.

Khí hậu ấm áp còn cho Okinawa những sản phẩm cây trái, rau củ tương tự Việt Nam. Một trong những trái cây được nâng lên hàng "mũi nhọn" là dứa. Đến thăm "vương quốc dứa" ở Nago, phía bắc Okinawa mới thấy người Nhật khai thác loại trái cây được mệnh danh là "nữ hoàng" này rất tốt.

Có đến hàng trăm mặt hàng phó sản từ dứa được bày bán, riêng các loại nước ép thường, nước có gas, các loại rượu cũng đến vài mươi thứ; ngoài ra còn có vô số loại bánh, kẹo và mỹ phẩm cũng được làm từ quả, lá, cuống của dứa.

Okinawa còn có đu đủ, mía, khổ qua... cũng được đưa vào khai thác, chế biến. Ăn miếng dứa tươi, uống ly nước mía ép đều thấy không ngon, ngọt bằng ở quê nhà, giá lại đắt kinh khủng. Một quả dứa giá từ 800-1.100 yên, khoảng 400.000-600.000 đồng, ly nước mía trên 100.000 đồng và thanh long thì khoảng 300.000 đồng/quả.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot4/freegreatpicture.jpg

Nhưng cách họ được hỗ trợ bằng các kỹ thuật hiện đại để khai thác, chế biến thành các sản phẩm đa dạng, có thương hiệu thì doanh nhân Việt cần phải học hỏi, nghiên cứu. Đặc biệt, ở Okinawa, ngành dịch vụ du lịch và các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp có sự hợp tác chặt chẽ, từ đó đem lại hiệu quả cao về kinh tế.

Các sản phẩm này được trưng bày ở các nhà hàng và khách sạn để giới thiệu với du khách, thể hiện rõ mối quan hệ chặt chẽ và hiệu quả giữa ngành nông nghiệp, lương thực thực phẩm và du lịch.

Một lý do quan trọng khiến khách du lịch quốc tế đến Okinawa còn hạn chế là chưa có đường bay quốc tế đến sân bay Naha, thủ phủ của hòn đảo này, mà du khách phải thông qua sân bay của các thành phố lớn trong nội địa. Thời gian bay không nhiều, chỉ mất 2 tiếng 30 phút từ sân bay Haneda ở Tokyo là đến đây, nhưng thường du khách phải chờ đợi lâu hơn để nối chuyến.

Tuy nhiên, ông Ueki Azuma, Trưởng đại diện của JAL tại Okinawa, khẳng định, chính quyền tỉnh đã lên kế hoạch mở rộng sân bay Naha trở thành sân bay quốc tế trong hai năm tới, nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các máy bay lớn và đón nhiều khách hơn.

Từ điểm nhìn du lịch, Okinawa đã phát triển được đặc tính tự lập, cùng với đó là khả năng liên kết với các khu vực châu Á về mặt giao thông, địa lý, trở thành trung tâm mạng lưới quan trọng của các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á.

Từ đó đã tạo lợi thế phát triển mạng lưới giao thông đường không trong tương lai. Ông Toshihide Ozaki, Tổng giám đốc Công ty Du lịch JTB, cũng cho biết, nhận thấy tiềm năng du lịch to lớn đem lại cho Okinawa, hiện chiếm từ 20-30% GDP của địa phương với hơn 6 tỷ USD/năm, tỉnh này đã phối hợp cùng JAL và hàng loạt chuỗi khách sạn 4, 5 sao dọc ven biển hằng năm đều tổ chức các hội chợ du lịch quốc tế giới thiệu các chương trình tour, tuyến đến với biển đảo Okinawa khai thác tour lặn biển, các công trình văn hóa độc đáo, các bãi biển xinh đẹp...


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot4/okinawa-108.jpg

Điểm đến thú vị

Trong vài ngày ngắn ngủi, chúng tôi chỉ có thể ghé qua vài điểm tham quan tiêu biểu của đảo quốc này. Trong khi theo lời ông Ueda Shoji, hướng dẫn viên nhiều năm kinh nghiệm, cũng như những brochure có trong tay là có đến vài mươi điểm đến có thể giới thiệu với du khách.

Rất nhiều đền đài, pháo đài, hang động, bảo tàng, công trình văn hóa vật thể và phi vật thể có từ thời xa xưa vẫn còn được gìn giữ hoặc được phục dựng sau khi bị tàn phá trong Thế chiến thứ II.

Như các quốc gia có biển khác, Công viên thủy Churaumi mang tầm cỡ thế giới, nằm trên bán đảo Motobu, phía bắc Okinawa, thu hút du khách bởi những bể lớn tầm cỡ thế giới chứa cá voi, cá mập, cá đuối và nhiều loại cá đẹp khác.

Khu này nằm trong khuôn viên của Công viên Ocean Expo với chương trình biểu diễn của cá heo rất thông minh, thú vị hơn nhiều nơi chúng tôi từng đến, bởi cá biết diễn nhiều động tác nhào lộn phức tạp và thể hiện các sắc thái tình cảm với người.

Lâu đài Shuri - một trong chín di sản thế giới của đảo quốc, cổng đá Sonohyan-Utaki, cổng Shureimon, đền Enkakuji cùng lăng tẩm hoàng gia Tamaudun kế bên, nơi chôn cất 18 đời vua triều đại Sho và gia đình họ.

Lâu đài Shurijio từng là trung tâm của nền quân chủ Shuri, là nơi cai quản toàn bộ đảo Ryukyu, đầu mối ngoại giao và giao thương với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á từ thế kỷ XV - thế kỷ XVII. Vì thế, những công trình này không thuần theo kiến trúc Nhật Bản mà lai phong cách xây dựng của Trung Quốc.

Người dân Okinawa vẫn duy trì các nghề truyền thống thủ công về gốm, dệt, làm thủy tinh mà tiêu biểu là Công ty Ryukyu Glass Village với hơn 200 dòng sản phẩm là những lọ hoa, bình, ly, tách, đồ trang sức... bằng thủy tinh màu. Doanh nghiệp này được giới thiệu là vì có nhà máy sản xuất tại Hà Nội với khoảng 250 lao động làm những sản phẩm tương tự và xuất trở lại nước Nhật.

Chúng tôi cũng được thưởng thức nét độc đáo văn hóa cổ truyền của Okinawa qua những điệu múa Eisa truyền thống với trống, thăm nơi sản xuất rượu sakê từ gạo có từ 600 năm trước...

Dù Okinawa có mức sống thấp hơn trong nội địa, nhưng giá cả vẫn khiến du khách phải đắn đo xem lại túi tiền khi muốn mua vật phẩm lưu niệm làm quà. Điều này khiến cho thị trường du lịch Nhật vốn kén khách vì các thủ tục nhập cảnh rắc rối, giá tour cao và không hề có những kiểu chiêu thị bằng các đợt bán hàng giảm giá hoành tráng nên càng ít hấp dẫn số đông du khách thích mua sắm.

Nhưng đừng lo, ở Okinawa vẫn có cửa hàng đồng giá 100 yên với nhiều mặt hàng có giá trị có thể mua làm quà cho từ trẻ con đến người lớn; siêu thị hàng đầu Nhật Bản Aeon hiện đang có kế hoạch thâm nhập Đông Nam Á với 300 tỷ yên (375 triệu USD) với nhiều mặt hàng có chất lượng cao, giá phải chăng; hay các outlet dành cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới, luôn có hàng cao cấp giá khuyến mãi 30-40%.

Okinawa còn nhiều điều để chúng ta tìm hiểu, như là quê hương của môn võ Karaté, của đàn ba dây Sanshin và những giao thoa về văn hóa với các nước xung quanh qua sự phát triển thương mại rực rỡ thời còn là vương quốc độc lập Ryukyu; Okinawa còn là nơi đặt nhiều căn cứ quân sự của Mỹ...

Và trên hết là đến đây để thử trải nghiệm một cuộc sống nhẹ nhàng, ít áp lực, thưởng thức các món ăn thanh đạm ít béo, ít muối như cá, đậu phụ và tảo biển, bí quyết để người dân sống trên hòn đảo này có tuổi thọ cao nhất thế giới.


HÀ VŨ
doanhnhansaigon.vn