PDA

View Full Version : [Giới thiệu] Rong biển – thực phẩm giàu dưỡng chất của người Nhật



Kasumi
19-12-2011, 08:07 PM
Tại Nhật Bản, người ta phát hiện có khoảng 1.500 loài rong biển khác nhau, chúng phân bố ở các vùng biển trên khắp cả nước. Nhật được xem là nơi có nguồn rong biển dồi dào trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ có 100 loài rong biển trong số đó có thể ăn được.

Là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lượng calories lại thấp, rong biển hiện được xem là thức ăn tốt cho sức khỏe nên từ lâu, người Nhật đã sử dụng sản vật từ biển này để chế biến món ăn. Trong ẩm thực, rong biển được người Nhật chia ra làm 3 loại gồm: rong biển miếng nori, rong biển bẹ konbu và rong biển sợi Tengusa dùng làm rau câu.

Rong biển nori thường được cắt ra thành những miếng nhỏ hình chữ nhật để cuộn sushi. Rong biển nori xuất hiện nhiều tại các bãi đá ven biển, nơi có ngọn sóng lớn. Khi thủy triều xuống, chúng phơi mình trên bãi đá, người ta chỉ việc thu gom những sợi rong đen nhánh và mang về nhà sơ chế.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/nori1.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/nori3.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/nori2.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/nori4.jpg
Rong biển nori được dùng để cuộn sushi

Mùa thu hoạch rong biển nori kéo dài trong suốt 3 tháng mùa đông. Người hái rong biển dùng tay nhổ cả gốc rong bám trên đá. Ngoài rong biển nori tự nhiên, từ lâu, người Nhật cũng đã trồng loại rong biển này để cung cấp cho thị trường.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/nori5.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/nori7.jpg
Rong biển nori bám trên đá và được người dân thu hoạch

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/nori6.jpg
Ngoài rong biển tự nhiên, hiện nay, người ta còn trồng rong biển trong những trang trại

Rong biển thu hoạch về chưa qua sơ chế được gọi là Namanori, tức rong biển nori tươi. Rong biển dạng này có hàm lượng calories cao nhưng đổi lại khó bảo quản.

Rong biển đã qua xử lý bằng cách sấy khô và ép thành từng miếng mỏng được gọi là Itanori, tức rong biển nori miếng. Itanori được sử dụng rất phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản. Một miếng rong biển Itanori nặng 3 gram có thành phần dinh dưỡng tương đương 1/5 chai sữa 250 ml và 1/5 quả trứng. Chính vì vậy, ngay từ xa xưa, người Nhật đã dùng rong biển nori như nguồn thực phẩm cung cấp dưỡng chất quan trọng.

Sushi là món ăn nổi tiếng của Nhật Bản mà tên tuổi của nó gắn liền với rong biển nori. Sushi được cuộn từ rong biển nori gọi là Makisushi, thành phần nguyên liệu gồm rong biển cuộn với cơm trộn giấm và những thực phẩm khác. Người Nhật gọi rong biển nori bọc cơm nắm là Onigiri. Ngoài ra, rong biển Itanori có thể được kết hợp với nhiều món ăn khác, mỗi món mang một hương vị riêng nhưng đều có điểm chung là bổ dưỡng.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/Makisushi.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/Makisushi1.jpg
Sushi được cuộn từ rong biển nori gọi là Makisushi

Lâu đài Himeji – một di sản thế giới nổi tiếng của Nhật Bản – được tô điểm bởi gam màu trắng trên mái nhà và vách tường. Nhưng ít ai biết rằng, màu sắc độc đáo này được tạo ra từ rong biển nori.

Rong biển Funori là một chủng loại của rong biển nori. Khi nấu ở nhiệt độ cao, rong biển funori sẽ có độ kết dính giống như keo nên giới kiến trúc dùng nó làm vật liệu phổ biến trong xây dựng. Người ta trộn bột nhão funori cùng với vôi trắng để tạo ra loại hồ phủ lên bề mặt tường. Lớp hồ này vừa có tác dụng chống thấm tốt vừa bền mà màu sắc lại bắt mắt.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/Funori.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/Funori1.jpg
Rong biển Funori

Bên cạnh rong biển nori, người Nhật còn sử dụng rong biển bẹ konbu để chế biến món ăn. Rong biển konbu phân bố nhiều nhất tại vùng biển thuộc Hokkaido, miền Bắc Nhật Bản. Mùa hè là thời điểm thu hoạch rong biển konbu lý tưởng nhất. Rong biển được nhổ lên khỏi mặt nước bằng một cây sào dài chuyên dụng. Rong biển konbu có kích thước khá lớn, bề ngang của lá rong khoảng 6 cm và dài đến 10 mét. Sau khi thu hoạch, rong biển konbu được người dân phơi ngay trên bãi biển.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/konbu1.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/konbu2.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/konbu3.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/konbu4.jpg
Rong biển Konbu được thu hoạch và phơi ngay trên bờ biển

Rong biển konbu thường được sử dụng trong món ăn ngày tết Osechi hoặc dùng làm vật trang trí trong tín ngưỡng Thần đạo với ý nghĩa cầu may mắn, tài lộc. Người Nhật còn dùng nó để làm quà tặng trong các sự kiện vui. Mỗi cây rong chỉ có một hoặc vài bẹ nhưng chúng phát triển rất mạnh mẽ, do đó, rong biển konbu được xem là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/konbu6.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/konbu5.jpg
Món ăn làm từ rong biển Konbu

Rong biển konbu khô là nguyên liệu quan trọng để nấu món nước dùng dashi. Khi được nấu chín, rong biển tiết ra acid glutamic – một acid amin quan trọng cho sự phát triển của não bộ và sự tăng trưởng của cơ thể. Nước dùng dashi có hương thơm rất đặc trưng, nó vừa tạo vị hấp dẫn cho món ăn vừa cung cấp dưỡng chất.

Cuối cùng là rong biển sợi Tengusa, loại rong biển này có mặt trên khắp các vùng biển của nước Nhật. Công việc thu hoạch rong biển tengusa có phần vất vả, người ta phải lặn xuống đáy biển để hái rong. Rong sau khi thu hoạch cũng được phơi ngay trên bãi đá ven biển. Rong biển tươi có màu tím thẫm, nhưng qua quá trình chế biến, nó sẽ cho ra một màu trắng trong.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/Tengusa2.jpg
Tengusa có màu tím sẫm….

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/Tengusa3.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/Tengusa4.jpg
….nhưng sau khi chế biến thì lại có màu trắng trong

Hầu hết rong biển tengusa được nấu lên và bảo quản trong một thời gian dài trước khi mang ra sử dụng. Rong biển sau khi nấu nhừ sẽ đông lại gọi là Tokoroten. Tuy nhiên, torokoten rất dễ vỡ.

Đến mùa đông, tokoroten trải qua một quá trình xử lý để cho ra thạch rau câu Kanten có độ dai và giòn. Những đêm đông tuyết rơi, người ta mang tokoroten ra phơi ngoài trời để nó trở nên cứng như đá. Sau 2 tháng bảo quản và xử lý trong tiết trời giá lạnh, sản phẩm cuối cùng là những thỏi rau câu kanten có màu trắng trong.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/tokoroten1.jpg
Thạch rau câu kanten

Thạch rau câu kanten không có mùi vị, nhưng lại rất giàu chất sơ và không có calories. Món ăn này được cho là giúp giảm cholesterol và huyết áp. Thạch rau câu kanten là món ăn được người Nhật ưa thích vào những ngày hè. Màu sắc cùng vị mát lạnh của món ăn giúp xua tan cái nóng oi ả.

Là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lượng calories lại thấp, rong biển hiện được xem là thức ăn tốt cho sức khỏe.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/wakame-seaweed5.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/seaweed1.jpg
Rong biển là món ăn tốt cho sức khỏe

Từ thời Nara, thế kỷ thứ VIII, rong biển đã được người Nhật sử dụng để chế biến món ăn. Vào thời điểm này, Phật giáo phổ biến rộng khắp cả nước, tín đồ theo đạo Phật không dùng thịt cá mà thay vào đó, họ chọn rong biển như nguồn thực phẩm bổ sung dưỡng chất cần thiết.

Trong những tài liệu mộc bản ra đời vào thế kỷ thứ VIII, người xưa ghi chép những thông tin giá trị liên quan đến đời sống, văn hóa, tín ngưỡng và lịch sử. Một trong các bản gỗ có đề cập đến rong biển Wakame – đặc sản cao cấp chỉ có Nhật hoàng và giới quý tộc mới được dùng.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/seaweed.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/wakame-seaweed6.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/wakame-seaweed.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/seaweed4.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/seaweed8.jpg
Rong biển được phơi khô trước khi đến tay người sử dụng

Ngày xưa, rong biển wakame rất khó khai thác nên nó là mặt hàng hiếm vì vậy, giá trị được đẩy lên cao. Ngư dân chỉ mang rong biển lên kinh thành để dâng lên Nhật hoàng hoặc bán cho giới quý tộc.

Đến thế kỷ XIII, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, các món chay cũng trở nên thịnh hành. Vào thời này, người ta thấy xuất hiện rong biển nori và rong biển konbu trong các món chay của nhà chùa.

Thế kỷ XVII, cùng với sự phát triển của nghề đi biển, rong biển được khai thác nhiều và bắt đầu được tiêu thụ rộng rãi. Thời điểm này, những chiếc thuyền buồm đánh bắt xa bờ đã đến các vùng biển xa xôi ở Hokkaido và Osaka. Sự cải tiến về phương tiện đã giúp ngư dân thu về lượng tôm cá và rong biển dồi dào. Theo đó, rong biển konbu thu hoạch từ vùng biển phương Bắc ở Hokkaido dần phổ biến rộng rãi trên khắp cả nước.

Đến nửa đầu thế kỷ XVIII, khu vực Asakusa thuộc thủ đô Tokyo ngày nay là điểm tập trung xử lý và chế biến rong biển tươi thành rong biển khô cung cấp cho thị trường.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/wakame-seaweed2.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/wakame-seaweed3.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/wakame-seaweed4.jpg
Rong biển Wakame khô

Bên cạnh việc khai thác rong biển nori trên đá ngoài tự nhiên, người dân cũng phát triển kỹ thuật trồng rong biển nori trên cọc gỗ tại khu vực ven bờ ở vịnh Edo gần kinh thành. Đây được xem là nguồn cung rong biển khá ổn định.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/seaweed6.jpg
Rong biển còn được trồng thành quy mô lớn để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Một khi lượng rong biển nori trở nên dư thừa, người ta nghĩ ra nhiều cách kết hợp rong biển với thực phẩm khác để tạo ra những món ăn mới. Makisushi, tức sushi cuộn, là điển hình cho sự kết hợp đó. Món ăn này xuất hiện vào thế kỷ XVIII và trở thành món đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản ngày nay.

Rong biển giúp làm phong phú thêm thế giới ẩm thực của Nhật Bản. Và hơn hết, chúng là nguồn thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà người Nhật đã biết tận dụng để phục vụ cho cuộc sống của mình.

Rong biển không chỉ là nguồn thực phẩm quan trọng mà nó còn là đối tượng của các đề tài nghiên cứu khoa học ở Nhật Bản. Có một người đàn ông ở nước này đã dành niềm đam mê cả đời cho rong biển, nhờ ông mà nhiều loại rong biển mới được tìm thấy. Tên ông là Tanaka Hiroshi – một nhà nghiên cứu về rong biển.

Ông Tanaka năm nay đã 83 tuổi. Ngay từ thời trung học, ông đã bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực khoa học. Cách đây 50 năm, ông Tanaka bắt tay thực hiện đề tài nghiên cứu về các loài rong biển ở Seto. Ông thường đi bộ dọc bãi biển và nhặt nhạnh những nhánh rong trôi dạt vào bờ. Đối với ông Tanaka, bãi biển Seto là thế giới thu nhỏ của rong biển, nó kích thích sự tò mò của ông.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/seaweed9.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/seaweed10.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/seaweed11.jpg

Bà Tanaka Sadako – vợ của ông Tanaka – cũng là người có mối quan tâm đặc biệt về rong biển. Bà đã hỗ trợ chồng mình rất nhiều trong quá trình nghiên cứu kéo dài hàng chục năm qua. Những nhánh rong ông Tanaka mang về nhà đều được bà cẩn thận rửa sạch, ép khô và lưu giữ lại. Cho đến nay, bộ sưu tập rong biển khô của ông bà Tanaka đã lên đến 30.000 nhánh rong, chúng được chia ra làm 300 loài. Bên cạnh mỗi nhánh rong khô, ông bà Tanaka đều ghi rõ nó thuộc loài rong nào, đặc tính sinh trưởng và ngày họ tìm thấy nó. Bộ sưu tập này được giới khoa học đánh giá là kho tư liệu rất có giá trị đối với công tác nghiên cứu về các loài rong biển.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/seaweed12.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/10/seaweed13.jpg
Bộ sưu tập rong biển của ông Tanaka là một kho tư liệu quý báu trong công tác nghiên cứu

Cách đây 15 năm, ông Tanaka cho phát hành quyển sách về công trình nghiên cứu rong biển kéo dài từ năm 1957 đến năm 1994 do vợ chồng ông thực hiện. Quyển sách cung cấp những thông tin mới về nhiều loài rong biển mà giới chuyên môn chưa từng biết đến. Đặc biệt, trong ấn phẩm này, ông bà Tanaka đã giới thiệu về một loài rong biển hoàn toàn mới. Sau khi được giới chuyên môn thẩm định, loài rong biển mới được đặt tên là Tanakae, lấy theo họ của ông Tanaka.

Sau thành công trên, ông Tanaka quyết định tập trung hơn nữa cho lĩnh vực nghiên cứu bằng cách đăng ký theo học tại trường Đại học Hiroshima. Khi đó, ông đã 78 tuổi và trở thành sinh viên lớn tuổi nhất của trường từ trước đến nay.

Một công trình khoa học khác liên quan đến rong biển cũng được thực hiện tại trung tâm nghiên cứu ở thành phố Kushiro thuộc tỉnh Hokkaido. Nhà khoa học Kuramata Kazunari là người phụ trách nhóm nghiên cứu dùng rong biển để bào chế loại kem dưỡng da có tác dụng chống sự lão hóa.

Rong biển mà họ sử dụng có tên gọi Ainu-wakame, một loại rong biển lá to xuất hiện phổ biến tại các vùng biển ở Nhật. Tinh chất chiết xuất từ rong biển ainu-wakame được cho là có tác dụng làm giảm sự lão hoá của da, chất nhờn của rong biển có khả năng thấm lâu, tạo độ ẩm trên da giúp da dễ đàn hồi, giảm bớt nếp nhăn.

Nhóm nghiên cứu đã cho ra được sản phẩm kem chống lão hóa, các cuộc thử nghiệm ban đầu trên da cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, họ quyết định sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm để hoàn thiện sản phẩm trước khi tung ra thị trường.

Trong khi đó, tại tỉnh Okinawa, phía nam Nhật Bản, một nhóm các nhà khoa học đang thực hiện công trình nghiên cứu sử dụng rong biển để tạo ra năng lượng sinh học. Đứng đầu nhóm nghiên cứu là giáo sư Senaha Izuru của trường Đại học Ryukyu.

Theo các nhà khoa học, rong biển có thể được dùng để kết hợp với một số enzyme và cho chúng lên men tạo năng lượng. Phương pháp này, nếu thành công, sẽ góp phần rất lớn trong cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng sạch không gây hại cho môi trường.
Giờ đây, rong biển không đơn thuần là nguồn thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng nuôi sống con người mà vai trò của nó có thể lớn hơn cùng với cuộc cách mạng công nghệ ngày càng phát triển.


Thanh Tâm
THVL

lynkloo
07-01-2012, 09:09 PM
RONG NHO BIỂN CỦA NGƯỜI NHẬT

Nghe nhiều về các món ăn như sushi, trứng cá hồi, các món nướng của Nhật các bạn cũng thấy hơi chán rồi nhỉ. Hôm nay chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn một món salad bỗ dưỡng rất được ưa chuộng của người Nhật và nay mai trở thành món yêu thích của người Việt cho xem. Vì sao hả, chuyện đó các bạn sẽ biết sau khi đọc đến cuối bài nhé.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien1.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien2.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien6.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien7.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien3.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien4.jpg

Umibudo (海ぶどう) – rong nho biển là một loại thực phẩm bổ dưỡng đắt tiền được trồng nhiều tại Nhật Bản, Philipines và các đảo quốc vùng Thái Bình Dương. Umibudo (được khai thác ngoài tự nhiên và sử dụng như là một loại thực phẩm tươi sống (salad). Có tên khoa học là Caulerpa lentillifera, rong nho chứa nhiều vitamin A, C và các khoáng chất vi lượng thiết yếu cho cơ thể. Rong nho được ăn sống với nước chấm hoặc ăn với món cá sống sashimi, món soup hoặc chế biến thành một món sốt cùng các thực phẩm khác. Có cái bạn cần lưu ý là, khác với các loại rau khác, rong nho phải được bảo quản trong điều kiện bình thường ( 25 – 30 độ C), khôngm để rong trong tủ lạnh, tránh để ngoài nắng. Hôm bữa mình rất là dở hơi khi đem rong nho bỏ vào tủ lạnh (nghĩ là cho tươi) ai dè rong nho chảy hết thành nước, ối tiếc kinh khủng.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien5.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien8.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien14.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien10.jpg

Để đáp ứng nhu cầu của con người trong sự khan hiếm của rong nho tự nhiên, ngày nay người ta đã trồng rong nho biển (không những ở Nhật mà ại Việt nam cũng đã trồng được đấy ) Rong nho có thể trồng như trong môi trường tự nhiên của chúng đó là các vùng biển cạn và yên tĩnh, hoặc trong các ao đầm và cả trong ***g, trên dây treo ngoài
biển… Rong nho được nuôi trong một mô hình khép kín, không có liên quan đến môi trường bên ngoài.

Một trại nuôi cụ thể gồm 4 thành phần:

1. Hệ thống cấp nước:
Nước biển với độ mặn thích hợp được bơm lên bể lắng, sau đó qua bể lọc và bể chứa để cấp cho hệ thống nuôi rong.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien11.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien12.jpg

2. Hệ thống bể nuôi:
Các bể nuôi được làm bằng cement hay composite với hình dạng tuỳ ý, nhưng điều quan trọng nhất là làm sao để có dòng chảy liên tục cấp cho các bể này để rong nho có thể phát triển tốt. Rong giống được cố định trên các giá thể bằng lưới và nhúng chìm trong bể nuôi. Hệ thống bể nuôi được sục khí nhẹ và liên tục để xáo trộn đều vật chất dinh dưỡng.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien15.jpg
Hệ thống bể nuôi rong nho.

3. Hệ thống giữ giống và sản phẩm sau thu hoạch:
Sau khi thu hoạch, rong được giữ trong các bể này vài ngày để làm sạch và phân loại. Các bể này cũng được sục khí liên tục. Hệ thống bể nuôi và bể giữ giống được che bằng lưới để tránh ánh sáng mạnh, có hại đến cấu trúc của rong.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien17.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien20.jpg

4. Hệ thống sản xuất thức ăn:
Với các loại thức ăn là men vi sinh, trại nuôi cần các bể nhỏ để ủ vi sinh nhằm tăng sinh khối trước khi cấp cho các bể nuôi.Nguồn nước từ tất cả các hệ thống này đều được xử lý kỹ và đặc biệt là hệ thống xử lý nước trước khi thải ra môi trường là hệ thống kín, lọc qua cát.

Rong nho phát triển nhanh trong điều kiện nuôi theo quy trình khép kín. Một đợt nuôi kéo dài từ 20 đến 30 ngày là có thể thu hoạch.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien19.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien16.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien21.jpg

Đó là cách nuôi trồng rong nho ở Nhật, còn ở Việt Nam thì sao nào? Rong nho đã được kỹ sư địa chất Lê Bền trồng thử nghiệm lần đầu trong các bể kính nhân giống nhưng thất bại. Nghiên cứu và tìm hiểu những ưu khuyết điểm từ hai cách trồng truyền thống của Nhật: trồng tiếp đáy (trồng thẳng xuống đáy biển hoặc đìa) và trồng treo (rong được bọc trong túi lưới thả treo lơ lửng trong nước biển), ông Bền đã cho ra đời một phương pháp mới : trồng nho biển trong nhưng khay nhựa có chưa bùn đất dinh dưỡng. Những khay này được đặt trên sàn kê bằng gỗ, tre hoặc gạch,
đá nằm chìm dưới đáy đìa; phía trên mặt nước cho giăng lưới che di động để có thể chủ động điều tiết được ánh sáng và nhiệt độ.Với cách trồng này, rong nho biển hấp thụ được chất dinh dưỡng từ bùn đất trong khay mà không bị nhiễm bẩn bởi những tạp chất dưới đáy đìa. Mặc khác, lưới che di động phía trên hạn chế được nắng nóng. Nhờ vậy nên chi phí đầu tư thấp, sản phẩm làm ra giá rẻ hơn rất nhiều so với ở Nhật và Philippines.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien13.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien22.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien23.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/rongnhobien24.jpg

Theo kỹ sư Lê Bền, rong nho biển rất thích hợp khi đem trồng tại các vùng ven biển ở nước ta, từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ 15-20 ngày, năng suất trung bình khoảng 30 tấn/ha/năm. Sản phẩm rong nho biển có thể để tươi khoảng 5-6 ngày, còn rong muối thì thời gian sử dụng từ 2-3 tháng. Hiện tại rong nho của công ty ông Bền đã được nhập sang Nhật với giá 8-10USD/kg trong khi bên Okinawa là 100USD/kg đấy.Chà như vậy người Việt Nam cũng đáng tự hào và giỏi như người Nhật các bạn nhỉ?

Bạn nào muốn thử món này ghé Tokyo Shop trên đường Lê Thánh Tôn, HCMC mà mua nhé, khoảng 27.000/hộp nhỏ đấy.



Theo acc.vn

lynkloo
07-01-2012, 10:51 PM
Rong nho biển - vị thuốc của người Nhật

Được xem là “thần dược” chống lại tuổi già và bệnh tật, rong biển là món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của người Nhật.

Theo các chuyên gia y học Nhật Bản, ngoài tác dụng kháng khuẩn, nhuận trường và bổ máu, rong biển còn giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, béo phì và bướu cổ.

Là một loài rong biển quý, hiếm và giàu dinh dưỡng, rong nho được người Nhật yêu mến gọi là umibudou (nho biển). Ngoài màu sắc và hình dáng đẹp mắt, rong nho còn được ưa chuộng bởi công dụng vượt trội so với nhiều loại rong biển khác bởi đây là một loại rau xanh, sạch, có vị giòn, ngọt, dễ ăn, không tanh, có thể ăn sống với nhiều loại nước chấm và dễ dàng kết hợp với những loại thực phẩm khác tạo nên nhiều món ăn ngon, lạ và đầy đủ dưỡng chất. Phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với trẻ em và người lớn tuổi, cho cả người ăn mặn và ăn chay. Dùng để trang trí cho các món ăn hoặc làm mặt nạ dưỡng da tự nhiên không cần pha chế.

Hiện nay, sản lượng rong nho tại Nhật không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dù giá rất cao. Vì vậy, loại rong này được trồng tại vùng biển miền Trung nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật bởi chất lượng tốt và giá cả hợp lý, chỉ có một số lượng nhỏ được bán tại thị trường nội địa.

Có thể truy cập trang web: www.isora.vn để tham khảo thêm thông tin và cách chế biến các món ăn hấp dẫn và ngon miệng từ rong nho hoặc liên hệ: 08.62645204/0904973197 để được tư vấn thêm.

Một số món ăn được chế biến từ rong nho biển:


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/Cherongnhotaodo.jpg
Chè rong nho táo đỏ

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/Muccuonrongnho.jpg
Mực cuốn rong nho

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/Nuocepvoirongnho.jpg
Nước ép trái cây với rong nho

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/Saladrongnhotomtuoi.jpg
Sa-lát rong nho tôm

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/Dauhusotdauhao.jpg
Đậu hũ sốt dầu hào với rong nho


theo baomoi.com

seaflower_412
07-01-2012, 10:58 PM
Nhà em có rong biển tấm nè, mà chỉ biết nấu canh xương. Có ai chỉ bảo thêm cho em với.

lynkloo
07-01-2012, 11:03 PM
Nhà em có rong biển tấm nè, mà chỉ biết nấu canh xương. Có ai chỉ bảo thêm cho em với.

Để mình up từ từ cho bạn tham khảo sau nha ^^

Còn nếu muốn nhanh hơn bạn có thể tham khảo qua 1 số cách chế biến rong nho ở trang này
http://www.isora.vn/ :D

lynkloo
10-06-2012, 09:54 PM
Nghiên cứu y tế hiện đại đã chứng minh rằng rong biển có chứa nhiều chất dinh dưỡng và các thành phần thuốc có lợi cho sức khỏe con người. Rong biển Nhật bản còn được biết đến như là một “thực phẩm trường thọ”.

Ở VN có nhiều món ăn đặc sản được chế biến từ rong biển: gỏi, nộm, canh rong biển, rong biển xào tôm thịt, rong biển hầm sườn non, rong biển chiên…

Dưới góc độ y học, rong biển là một thực phẩm dưỡng sinh tốt, thường được dùng phối hợp trong thực đơn của người bị béo phì, người đái tháo đường do thành phần alga alkane mannitol trong rong biển cho một lượng calo rất thấp; làm thực phẩm cho người bị tăng huyết áp nhờ khả năng chống vón tiểu cầu; cung cấp i-ốt cho người suy tuyến giáp; cung cấp canxi cho trẻ còi xương. Gần đây nhiều nhà khoa học Nhật Bản cho rằng rong biển có khả năng chống phóng xạ và thải độc.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/post%20JPN/20120528afamilySKrongbien-2_40d8c.jpg

Trong những năm 1980, các học giả Nhật Bản đã có cuộc điều tra thực phẩm ở Okinawa, nơi người dân có tuổi thọ trung bình cao nhất nước Nhật. Và họ đã tìm ra rằng, dân cư ở đây ngoài tiêu thụ khoai tây, đậu và rau quả còn thường xuyên ăn rong biển và các loại thực phẩm từ rong biển khác. Điều này có thể là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tuổi thọ của các cư dân Okinawa.

Nghiên cứu y tế hiện đại đã chứng minh rằng rong biển có chứa nhiều chất dinh dưỡng và các thành phần thuốc có lợi cho sức khỏe con người. Việc tiêu thụ rong biển có thể làm giảm lượng đường trong máu, mỡ máu và cholesterol, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch, táo bón, ung thư, bệnh Alzheimer và có khả năng chống lão hóa. Vì vậy, rong biển Nhật bản được biết đến như là một “thực phẩm trường thọ”.

Ngoài thành phần đạm rất cao, rong biển còn chứa rất nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, trong đó nổi bật là i-ốt (yếu tố vi lượng tối cần thiết cho tuyến giáp), canxi với hàm lượng cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/post%20JPN/20120528afamilySKrongbien-3_fe5ee.jpg

1. Tốt cho người cao huyết áp

Trong rong biển hàm chứa một lượng chất khoáng rất phong phú. Thực tế, khoa học đã chứng minh rằng rong biển hấp thu từ nước biển hơn 90 loại khoáng chất với hàm lượng muối thấp và canxi cao. Chính vì lẽ đó mà rong biển là thực phẩm được ưu tiên hàng đầu đối với những người bị cao huyết áp.

2. Ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư đường ruột

Rong biển là một thực phẩm có tính kiềm, giàu canxi. Trong đó, canxi là một yếu tố quan trọng để ngăn chặn quá trình axit hóa trong máu. Ăn vào có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.

3. Giảm tích tụ mỡ và cholesterol trong máu

Rong biển giàu i-ốt, phốt pho, canxi, selen, beta carotene, vitamin B1 và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Các ảnh hưởng kết hợp của các khoáng chất này có thể làm giảm chất béo trong não, mạch máu, giảm cholesterol trong máu, nhờ đó giảm sự tích tụ mỡ trong cơ thể.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/post%20JPN/20120528afamilySKrongbien-4_56ef8.jpg

4. Thúc đẩy bài tiết, ngăn ngừa táo bón

Thành phần Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi. Cũng chính vì vậy mà rong biển trở thành thực phẩm ngừa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu.

5. Tiết ra hormone sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển

Thành phần quan trọng nhất có trong rong biển là fertile clement. Đây là chất có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã có trong cơ thể. Thêm vào đó, nó còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp, nơi tiết ra hormone sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ có thai và trẻ em được khuyến khích ăn các thực phẩm làm từ rong biển.

6. Tăng khả năng sinh nhiệt, giữ ấm cho cơ thể

Mùa đông lạnh rất thích hợp để ăn rong biển. Nó không chỉ làm cho cơ thể mạnh mẽ hơn mà còn có thể đóng vai trò giữ ấm. Rong biển là một kho canxi, sắt của con người. Bổ sung canxi và các loại thực phẩm giàu chất sắt có thể cải thiện khả năng thích ứng với cái lạnh của cơ thể. Rong biển phong phú về i-ốt, có thể thúc đẩy bài tiết hormone tuyến giáp, tăng khả năng sinh nhiệt của cơ thể, chống cảm lạnh.


Theo Thúy Phạm - TTVN

Hoa mt
11-06-2012, 10:35 AM
Rong biển là món ăn bổ dưỡng lại rất ngon, mình thích nhất là loại cuốn sushi, các bạn có thể dùng nó để cuốn với xà lách cắt nhỏ + tôm + trái bơ + giá mè + trứng cá nhỏ màu vàng rồi chấm với nước tương + wasabi . Đó là món khai vị rất ngon và dinh dưỡng, mình biet được từ những người ở Hạ Uy Di đó nhé .

lunakaulitz
13-06-2012, 11:28 PM
Mọi người chỉ giúp mình chỗ bán rong nho ở HN với, nhìn ngon quá đi mất :x

Jane Nguyen
13-06-2012, 11:36 PM
Chỉ ăn được loại rong biển dùng để cuốn. Còn các loại khác lạ quá.
Rong nho biển nhìn đẹp mắt thật, như trứng cá.
Nếu không đọc qua bài viết này, chắc đến sau này mình vẫn nghĩ rong nho biển là trứng cá =.=".

hoang_anh
14-06-2012, 01:53 PM
wow, được ăn rong biển nguyên chất như người Nhật thật là hạnh phúc. Ở Việt Nam mình chỉ mới có loại rong biển khô, nhưng không chắc là có phải đúng là rong biển không nữa chứ!

feoaz123
21-06-2012, 12:06 AM
có thể ăn rong biển với dưa chuột và dấm (giống như watanabe vậy)
Song các bạn trẻ cần chú ý, rong biển có thể gây ra hiện tượng nổi mụn trên các làn da nhạy cảm (như trứng và i-ốt)

thetitans89
21-06-2012, 11:36 AM
Hic, nhìn Rong nho biển thèm quá, không biết tự trồng có được không nhỉ?

Honda Satoshi
21-06-2012, 11:54 AM
Hic, nhìn Rong nho biển thèm quá, không biết tự trồng có được không nhỉ?
Trồng rong biển hầu như ko thể làm tại nhà đc vì rất tốn kém + cần diện tích rộng + đầu tư nhiều.

VN cũng trồng đc rong biển đại trà rồi nên có thể dễ dàng tìm thấy rong tươi ở các chợ( tuỳ mùa) hoặc rong ép, rong khô tại các siêu thị( tốt nhất là BIG C):D.

Trồng rong biển tại BThuận (http://www.yeumoitruong.com/home/index.php?Itemid=351&catid=90:kinh-t-moi-trng&id=755:nuoi-trng-rong-bin-hng-thu-nhp-cho-ngi-dan-vung-bin-binh-thun-&option=com_content&view=article)

nekoxinh
21-06-2012, 12:43 PM
òa, nhiều món quá, mình thì chỉ biết mua rong biển ở siêu thi về cuộn sushi thôi. Với lại siêu thị cũng có bán loại rong biển giòn có tẩm gia vị ăn ngon lắm. Mình phát hiện thấy khi làm đồ ăn chay người ta cũng sử dụng rong biển, vd như món cá thu thì lấy rong biển cuộn bên ngoài làm lớp da cá đó, ăn có mùi của cá nhưng vẫn là đồ chay :105:

supertaurus03
22-06-2012, 12:23 AM
Mình hay đi ra Chợ Lớn mua rong biển về xé nhỏ ra nấu canh với thịt bầm ăn thường xuyên, lâu lâu vô siêu thị mua rong biển miếng về cuốn sushi cho gia đình ăn chơi.
Còn mùi của rong biển thì mình ăn thấy bình thường, mọi người trong nhà cũng ko thấy ai phàn nàn về mùi của nó.

Kasumi
22-06-2012, 12:28 AM
Rong biển khô đã được chế biến hoặc đóng gói sẳn trong siêu thị thì ko còn mùi tanh mấy. Trừ những bạn có vị giác nhạy bén hoặc ko thích vị này thì cảm thấy khó chịu thôi.

Ăn rong biển tươi mới thật sự là tanh, ở khâu chuẩn bị cũng rất vất vả, chà rửa phát mệt luôn vì rất dơ. Rong biển bám trên đá nên nếu ko chà rửa (thật sự phải dùng từ chà rửa ;))) thì khi nấu canh (or các món khác) ăn vào sẽ gãy răng như chơi. Hơn nữa thật sự nó có mùi tanh đặc trưng - mùi của biển mà nếu bạn ko phải là fan của seafood thì thật sự khó ăn vô cùng :D

Honda Satoshi
22-06-2012, 12:33 AM
U em mua rong biển tươi chủ yếu bắt em ngồi rứt đá :)). Còn mùi thì e hoàn toàn.... bị điếc, ko thấy mùi j cả mà u em chỉ nấu canh xương thôi( chắc đủ tiêu chuẩn ăn sushi sống rồi :aha:)

Kasumi
22-06-2012, 12:37 AM
Ăn quen thì sẽ thấy thơm ngon thôi em, như kiểu ai thích sầu riêng thì khen thơm và ngược lại :D

Rong biển nấu với gì cũng được, xương, thịt bằm, tôm tươi - khô, v.v... Nhà ss hay ăn với tôm tươi giã nát :D

Pearlie
22-06-2012, 12:03 PM
Lần đầu ăn rong biển mình cũng không thích ngay vì mùi hơi lạ, nhưng dần dần càng ăn càng thấy ngon. Dễ ăn nhất là canh rong biển hoặc rong biển khô cuộn với cơm.

Aileen
22-06-2012, 12:21 PM
Vậy ra đó h chỉ dc ăn rong biển Nori, e mún ăn thử rong biển Konbu và Tengusa wa, nhất là Tengusa, nhìn đẹp ghê :cute_rabbit139:
Rong nho biển e chưa dc ăn, sn năm nay quyết tâm vào Sushi Bar ăn, mà k bít có bán món đó ko nữa :alone:
Btw, ngoài lề chút, hôm trc e xem trên tv, có cái chương trình cho xem quy trình làm đồ ăn giả của Nhật, fai nói là toét con mắt trái, lệch con mắt phải lun, đồ giả mà zống dã man, rớt nước miếng lúc nó zoom in vào mí cái thành phẩm :))))))), k bít JPN có bài nào đề cập tới cái này ko :hoarung:, e mún xem lại wa :((

Kasumi
22-06-2012, 02:56 PM
Btw, ngoài lề chút, hôm trc e xem trên tv, có cái chương trình cho xem quy trình làm đồ ăn giả của Nhật, fai nói là toét con mắt trái, lệch con mắt phải lun, đồ giả mà zống dã man, rớt nước miếng lúc nó zoom in vào mí cái thành phẩm :))))))), k bít JPN có bài nào đề cập tới cái này ko :hoarung:, e mún xem lại wa :((

Lần sau bạn tự tìm trước khi hỏi nhé, ngoại lệ 1 lần này thôi, mấy lần sau là del ko giải đáp đâu >> http://japanest.com/forum/showthread.php/27870-Gioi-thieu-Do-angia-o-Nhat-Ban?p=455869&viewfull=1#post455869

huyhoang99
22-06-2012, 10:23 PM
chẹp chẹp. Nhìn mà thèm món sushi với canh rong biển quá trời. Lâu rùi hông được ăn. càng nhìn càng thèm. mún ăn ngon thì phải xuống quận 7 mới được. ráng để dành tháng sau đi thui =P~ =P~ =P~ =P~

Lei
22-06-2012, 10:53 PM
Mình mê rong biển lắm luôn. Làm món gì cũng ngon và có cảm giác rất thanh, không có ngấy mà lại bổ nữa. Gần đây cũng bị ghiền rong nho, nhưng rong nho ở VN bán mắc lắm luôn, mà hiến khi có hàng tươi ngon nữa. Có bạn nào biết chỗ mua rong nho ngon không, chỉ mình với?